Liên Mạng VietNam || GiaiTri.com | GiaiTriLove.com | GiaiTriChat.com | LoiNhac.com Đăng Nhập | Gia Nhập
Tìm kiếm: Tựa truyện Tác giả Cả hai

   Tìm theo mẫu tự: # A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z Danh sách tác giả    Truyện đã lưu lại (0
Home >> Bài Viết >> Thái Cực Quyền Hỏi Đáp

  Cùng một tác giả
Không có truyện nào


  Tìm truyện theo thể loại

  Tìm kiếm

Xin điền tựa đề hoặc tác giả cần tìm vào ô này

  Liệt kê truyện theo chủ đề

  Liệt kê truyện theo tác giả
Số lần xem: 28354 |  Bình chọn:   |    Lưu lại   ||     Khổ chữ: [ 1, 2, 3

Thái Cực Quyền Hỏi Đáp
Trương văn Nguyên

Nếu có thầy dạy nên học như thế nào ?
Nếu học TCQ với quyền sư , dĩ nhiên là tốt hơn người tự học nhiều , nhưng đấy chỉ là một điều kiện cần thôi , còn như người học trò có học được hay không ? Lĩnh hội được quyền lý hay không ? Có luyện tốt hay không ? Là tùy mỗi nổ lực riêng của người học trò . tục ngữ có câu : "Sư truyền lĩnh tiến môn , tu hành tại cá nhân" (Thầy cho vốn làm ăn , còn ăn nên làm ra là do ở trò) . Như vậy người học trò phải cố gắng như thế nào ? Xin thưa ít nhất cũng phải đạt được mấy điểm nhỏ cỏn con như sau :
1. Phải nhẩn nại và tin tưởng .
Như đã nói trước , học TCQ không phải là dễ như lấy đồ chơi trong túi , mà nhất là đối với những ai thân thể suy nhược , có bệnh tật hay hiếm khi vận động , thì lại càng khó hơn . Cho nên phải luôn luôn giử vững nghị lực , kiên định lòng tin , xây dựng tinh thần lạc quan tất thắng , để tùy lúc khắc phục khó khăn , tùy lúc mà cãi tiến phương pháp tập . Người mới học nên biết rằng đây là điểm cực kỳ quan trọng .
2. Phải tập trung tinh thần nghe giảng .
Mỗi lời nói , mỗi chân đi tay múa của thầy đều đáng chú ý . Lúc đầu học động tác , tất nhiên là xem thầy đi một hai ba lần . Phải cố gắng ghi nhớ cẩn thận lời giảng giải , hay khi thầy làm động tác mẫu , để sau đó bắt chước . Khi thầy sửa tư thức mình lúc đi quyền , cần nắm lấy trọng điểm và nhớ thật chắc . Mỗi người thường chỉ phạm một hai lổi lầm quan trọng mà thôi ; những lúc tự mình sửa chửa lổi , nên sửa những lổi nặng trước , sau đó mới sửa những lổi thứ yếu . Bất cứ động tác nào do thầy chỉ dạy , phải nắm ngay yếu quyết của động tác để về nhà tập lại ,
3. Phải biết mong mỏi mình tiến bộ , luyện tập được tốt hơn .
Muốn được vậy phải tập đi tập lại . Sau khi thông qua phần phức tạp , công phu càng thâm hậu , nâng cao chất lượng của sự vận động và tình trạng sức khõe . Trong thời kỳ sơ học , học trò có thể có cãm giác đau eo mỏi gối , thì nên cố gắng lướt qua , đây là hiện tượng tất nhiên đối với người mới học ; chỉ có chuyên cần , khổ luyện , mới đi đến thành công . Mỗi động tác tư thức cần hiểu cho thấu đáo , phải biết thắc mắc xem động tác nào hãy còn sượng sùng khó chịu , để mà lưu tâm tìm kiếm giải đáp . Khi ôn tập , hai ba người cùng hội lại mà ôn thì tốt nhất , giúp nhau quan sát và phê bình cùng là sửa chửa tư thức cho được tốt đẹp hơn , đó gọi là "Thủ trường bổ đoản" (lấy dài bù ngắn) , vì đó là lúc dễ phát hiện khuyết điểm nhất .
4. Nên chịu khó suy nghĩ đặt vấn đề.
Bất luận vấn đề thuộc mặt lý thuyết hay kỹ thuật , nên tùy lúc nêu ra với thầy để được giải đáp . Ngay cả đến những cảm giác không thơ thới về thân thể như đau nhức , buồn rầu ủ rũ , thở hổn hển ,v.v...đều nên nêu ra kịp thời để thầy giải quyết.

<< Chúng ta có thể tự học TCQ được không ? | Người tập luyện TCQ >>


Dành cho quảng cáo

©2007-2008 Bản quyền thuộc về Liên Mạng Việt Nam - http://lmvn.com ®
Ghi rõ nguồn "lmvn.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này - Useronline: 945

Return to top