Liên Mạng VietNam || GiaiTri.com | GiaiTriLove.com | GiaiTriChat.com | LoiNhac.com Đăng Nhập | Gia Nhập
Tìm kiếm: Tựa truyện Tác giả Cả hai

   Tìm theo mẫu tự: # A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z Danh sách tác giả    Truyện đã lưu lại (0
Home >> Tôn giáo, Chính Trị >> OSS VÀ HỒ CHÍ MINH

  Cùng một tác giả
Không có truyện nào


  Tìm truyện theo thể loại

  Tìm kiếm

Xin điền tựa đề hoặc tác giả cần tìm vào ô này

  Liệt kê truyện theo chủ đề

  Liệt kê truyện theo tác giả
Số lần xem: 15099 |  Bình chọn:   |    Lưu lại   ||     Khổ chữ: [ 1, 2, 3

OSS VÀ HỒ CHÍ MINH
DIXEE R. BARTHOLOMEW-FEIS

Chương 10

           Sứ mạng của OSS tại Sài Gòn kết thúc trong một nốt nhạc khác nhiều so với sứ mạng tại Hà Nội, mặc dù chỉ huy của cả hai đội đã được "triệu hồi về" chủ yếu vì đã làm cho các Đồng Minh châu Âu của Mỹ khó chịu. Các thành viên đầu tiên của Biệt đội 404 dần dần được rút khỏi miền Nam. Một số người Mỹ mới đến thấy rõ cương vị lãnh đạo của Việt Nam bị thu hẹp lại trong khi thế lực của Anh và Pháp ngày càng phát triển hơn. Họ duy trì quan hệ với Anh và Pháp tốt hơn các thành viên trong phái đoàn của Dewey. Điều này chủ yếu là do tình hình đang xấu đi tại miền Nam khi người Việt đề phòng Anh, Pháp, Nhật và người Mỹ có vẻ không giúp gì cho cuộc cách mạng của họ. Người Anh, mà người Việt Nam đã lo ngại từ lâu, lại thông cảm quá mức với quyền lợi của thực dân và đã chuyển giao miền Nam từ vĩ tuyến 17 cho Pháp với việc ký kết Thoả thuận Dân sự Anh - Pháp ngày 9 tháng 10, và lại một lần nữa trao cho thực dân Pháp thẩm quyền điều hành các vấn đề của Việt Nam. Lực lượng Pháp tại Sài Gòn, với số lượng lính bố sung ngày càng tăng, trở nên ngạo mạn hơn vì vị trí của họ ngày càng mạnh hơn. Trên thực tế, tính tiêu cực của Nhật để cho cách mạng xảy ra và Việt Minh nắm được quyền kiểm soát một thời gian ngắn và việc nhượng lại vũ khí của Nhật cho Việt Minh đã làm thay đổi thế cân bằng quyền lực tại vùng nông thôn. Nhưng lúc này quân Nhật thường xuyên được sử dụng trong các nỗ lực của Anh và Pháp nhằm đẩy những nhà cách mạng ra khỏi Sài Gòn và dồn họ tới vùng nông thôn với hy vọng tại đây họ sẽ bị phân tán. Những báo cáo gửi tới tổng hành dinh Quân đội Mỹ từ tháng 10 năm 1945 đến tháng 2 năm 1946 thường xuyên đề cập tới việc lính Nhật đại diện cho Đồng Minh tham gia vào những hành động chống lại người Việt Nam, gây ra vô số thương vong mà họ vừa là thủ phạm lại vừa là nạn nhân. Báo cáo còn lưu ý người Anh tán dương những hành động của Nhật. Mặc dù báo cáo về việc lính Nhật đang chiến đấu trong hàng ngũ Việt Minh tiếp tục xuất hiện, nhưng đây rõ ràng chỉ là trường hợp ngoại lệ chứ không phổ biến. Nói chung, Nhật hoàn toàn hợp tác với Anh trong khi chờ đợi hồi hương, ra toà, hoặc cả hai. chống đối với nhiều người Việt Nam, chính "sự ủng hộ" của Mỹ đối với cả ba nhóm - Anh, Pháp, và Nhật - lại là nỗi thất vọng lớn nhất. Trong chuyến trở về từ châu Á vào năm 1947, nhà báo Harold Isaacs viết:

Đối với họ (người dân ở nhiều vùng khác tại châu Á) dường như người Mỹ đã sẵn sàng trao cho người Nhật đáng ghét quyền tự quản, tự do và đọc lập tương đối hơn là họ sẵn sàng ban chúng cho các nạn nhân gần đây của Nhật. Người Triều Tiên, người An Nam và người Gia-va cho rằng họ cũng có khả năng như người Nhật trong việc quản lý những vấn đề của chính họ. Ngoài ra, không phải họ mà là Nhật đã đẩy tất cả châu Á và thế giới vào chiến tranh… Và một điều sỉ nhục bật chấp đạo lý gây căm phẫn hơn nữa là các cường quốc chiến thắng đã không ngần ngại sử dụng quân đội Nhật ở bất cứ nơi nào họ không có đủ lực lượng của chính họ để đàn áp các phong trào đòi độc lập.

Hơn nữa, người Việt Nam đã tin tưởng rằng nước Mỹ có thể ủng hộ những nguyên tắc về quyền tự quyết được tán thành ở cả Tuyên bố Đại Tây Dương và Tuyên bố Liên Hợp Quốc. Nhưng niềm hy vọng đó đang phai dần. Trong một chỉ thị trước đó, Việt Minh đã lấy làm kiêu hãnh về tình hình trật tự tại miền Bắc và "mối quan hệ với sứ mạng giải trừ quân bị của Đồng Minh tràn đầy sự hiểu biết và trung thực". Khi cuối thu đến gần và những người Mỹ quen thuộc ra đi, điều này mỗi lúc càng ít đúng đắn hơn. Tuy nhiên, thậm chí vào tháng 11 năm 1945, tuyên bố chính sách ngoại giao của Chính phủ Việt Nam vẫn nhắc lại hy vọng của họ rằng những lý tưởng của Tuyên bố Đại Tây Dương gắn liền với Việt Nam: "Chiến thắng của đất nước Việt Nam sẽ được bảo đảm bằng các biện pháp hoà bình hoặc vũ lực, (Chính phủ Lâm thời tuyên bố) theo quan điểm được các cường quốc nước ngoài thừa nhận, nhưng luôn phù hợp với Tuyên bố Đại Tây Dương". Nó nhấn mạnh hơn nữa mối quan tâm của họ về những tuyên bố công khai được đưa ra trong thời gian chiến tranh:

Để củng cố chiến thắng của công bằng và tự do, và để tránh cho nhân loại khói thảm hoạ của một cuộc chiến tranh mới, các nước Đồng Minh đã tán thành và tuyên bố những nguyên tắc nhân đão tại các hội nghị Đại Tây Dương, Teheran, San Francisco, Postdam - chấp nhận quyền tự do và bình đẳng như những nguyên tắc cơ bản, và chính thúc thừa nhận quyền tự quyết của các dân tộc. Điểm ba trong Tuyên bố Đại Tây Dương quy định rằng Liên Hợp Quốc tôn trọng quyền lựa chọn hình thái Chính phủ của tất cả các dân tộc và mong muốn chứng kiến những quyền về chủ quyền và tụ trị đã bị tước đoạt bằng vũ lực được trả lại cho các dân tộc.

Bùi Diễm, người gia nhập Việt Minh sau Cách mạng tháng Tám, nhớ lại rằng giữa tất cả sự hồ nghi và tình trạng bấp bênh bao quanh sự xuất hiện của các lực lượng chiếm đóng, đối với người Việt Nam, "một nhóm người nước ngoài luôn được ngưỡng mộ - chính là người Mỹ. Tình cảm đó được xây dựng trên niềm hy vọng mong manh là bằng cách nào đó nước Mỹ có thể cứu vãn tình hình". Một số nhân viên trong Chính phủ Mỹ cũng hy vọng rằng một quan điểm chống thực dân của Mỹ sẽ tiếp nối dưới chính quyền Truman. Nhưng sau khi Franklin Roosevelt mất vào tháng 4 và sau khi cuộc chiến ở châu Âu và Thái Bình Dương kết thúc thắng lợi, thế giới đã thay đổi. Tình trạng khẩn cấp thời chiến dẫn đến việc các phái đoàn OSS cộng tác với các nhóm cộng sản trên khắp thế giới không còn tồn tại nữa; sự khinh bỉ đối với người Pháp bại trận phải đặt sang một bên khi họ được giải phóng và giành lại vai trò quốc tế nổi bật; và chủ nghĩa lý tưởng đối với tương lai thường đến cùng nỗi khiếp sợ chiến tranh được thay thế bởi tính thực tế thời bình.

Vào tháng 3, lần đầu tiên Charles de Gaulle đã "đe doạ" các nhà ngoại giao của Roosevelt rằng Pháp có thể bị "đẩy vào tầm ảnh hưởng đang nổi lên của Liên Xô nếu như chính sách của Mỹ làm Pháp xa lánh hơn với đề tài tước bỏ thuộc địa của Pháp. "Nếu công chúng ở đây nhận ra rằng các bạn chống lại chúng tôi tại Đông Dương", ông ta thẳng thừng tuyên bố, "thì sẽ là nỗi thất vọng khủng khiếp và không ai thực sự biết điều gì sẽ xảy ra". Sau đó ông ta nói thêm về hậu quả kèm theo. "Chúng tôi không muốn trở thành Cộng sản; chúng tôi không muốn rơi vào quỹ đạo của nước Nga, nhưng tôi hy vọng các bạn không đẩy chúng tôi vào đó". Sự đe doạ của người Pháp đã khuyến khích Roosevelt giữ kín giữa ông và các phụ tá gần gũi nhất những tham vọng ngày càng lởn đối với Đông Dương thuộc Pháp.

Đối với Truman, khả năng Pháp trở thành một phần "quỹ đạo của Nga" trong thế giới thời bình mới này thậm chí còn đáng sợ hơn. "Trong suốt những tháng cuối năm 1945 và qua năm 1946", Joseph Siracusa viết:

"Chính sách của Franklin Roosevelt đối với Đông Dương dần dần thay đổi trong tay Truman thành một chính sách cố gắng thực hiện đồng thời hai việc: thứ nhất, góp phần giải phóng và mang lại độc lập cho nhân dân Đông Dương, dù là trong một cơ cấu được quy định của Pháp, và thứ hai, phối hợp sự ủng hộ của Đồng Minh chống lại cái được cho là mối đe doạ của Liên Xô đối với Tây Âu, một sự nhận thức không hẳn vô lý dựa trên những hoạt động của Liên Xô tại Đông Âu và Trung Âu.

Đối với Pháp, để có được sự ủng hộ của họ chống lại người Nga có nghĩa là không xa lánh họ bằng những tuyên bố chống thực dân, và điều đó có nghĩa là "bỏ mặc nhân dân thuộc địa nếu cần thiết". Như lịch sử ghi nhận vài năm sau, "các nhà hoạch định chính sách của Mỹ phó thác những người dân Đông Dương cho người Pháp định đoạt một cách có hệ thống và khi làm như vậy, họ đã hy sinh những khát vọng và giấc mơ của người Việt Nam trong những toan tính rộng hơn của chính sách Chiến tranh Lạnh".

Khi chính sách này xuất hiện, một số nhân viên biết rõ châu Á cố lái nó theo một chiều hướng khác. Vào tháng 9 năm 1945, Patrick Hurley, đại sứ Mỹ tại Trung Quốc, đã cảnh báo rằng "dư luận đang dâng cao một cách vững chắc tại châu Á là nước Mỹ đang ủng hộ chủ nghĩa đế quốc Anh, Pháp và Hà Lan và chống lại chế độ dân chủ". Quan điểm nổi bật này xuất hiện, dĩ nhiên, không có gì ngạc nhiên đối với Hurley, vì rõ ràng ông đã cảnh báo ngay từ mùa xuân:

Nếu chính sách của Mỹ không phản đối chủ nghĩa đế quốc tại châu Á thì nó trái ngươc với chính sách Hull(1). Nó trái ngược với các nguyên tắc trong Tuyên bố Đại Tây Dương. Nó trái ngược với các nguyên tắc của Tuyên ngôn Độc Lập của Iran. Nó trái ngươc với chính sách mà tất cả các nước, kể cả các nước đế quốc, đã ủng hộ khi họ đề nghị Mỹ tham gia vào cuộc chiến vì tự do và dân chủ. Nó trái ngược với chính sách mà Mỹ đã viện dẫn như lý do chúng ta đánh bài và tiêu diệt đế quốc Nhật.

Không chỉ một mình đại sứ Hurley đau lòng. Các chuyên viên châu Á Bộ ngoại giao Abbot Low Moffat và Edwin F. Stanton đã nhấn mạnh tầm quan trọng của Đông Dương như "một nguồn nguyên liệu thô, một thị trường đầy tiềm năng cho các mặt hàng xuất khẩu, một căn cứ chiến lược tại vùng Viễn Đông, và cảnh báo rằng sự trở lại của hiện trạng trước chiến tranh sẽ không phục vụ được lợi ích của Mỹ". Năm 1946, Moffat đến thăm Việt Nam và hội kiến Hồ Chí Minh. Ông đã lầm tưởng rằng chính sách của Mỹ là "kiên quyết - không tán thành khôi phục quyền lực thực dân". Moffat bị ấn tượng bởi cả đất nước lẫn con người và chuyển cho cấp trên của mình thái độ chần chừ nhưng nói chung là tích cực của Hồ Chí Minh về nước Mỹ. "Hồ Chí Minh nói về tình bạn và sự ngưỡng mộ của ông đối với nước Mỹ và những người Mỹ mà ông đã biết và làm việc cùng trong những khu rừng và vân vân, và họ đã cư xử với người An Nam bình đẳng như thế nào", Moffat viết, những lời ca ngợi của ông lại rơi vào những cái tai điếc tại Washington. Một quyết định đã đưa ra thì không sửa đổi được nữa. "Trước khi tôi ra đi, Hồ Chí Minh đưa tôi những lá thư gửi tới Tổng thống Truman và ngoại trưởng Mỹ, theo kiểu thông thường ông trao cho tất cả mọi người", Moffat nhớ lại. "Tôi mang chúng đi và làm những gì người ta mong đợi nhưng Chính phủ của chúng tôi không hề quan tâm đến chúng". Nước Mỹ đã quyết định mối quan hệ với Pháp trong thời hậu chiến quan trọng hơn là mối quan hệ với Việt Nam hay phong trào ít được biết đến của Việt Nam lúc đó đang nắm quyền.

Hồ Chí Minh và các thành viên khác trong Chính phủ của ông rõ ràng rất thất vọng về cái dường như là "công đã tràng". Dẫu vậy ông vẫn tiếp tục gửi điện tới Truman "tha thiết yêu cầu" tổng thống và nhân dân Mỹ "can thiệp khẩn cấp để ủng hộ nền độc lập của Việt Nam" và thúc giục người Pháp "tiến hành thêm các cuộc đàm phán theo các nguyên tắc của Tuyên bố Đại Tây Dương và San Francisco", nhưng ông luôn được trả lời bằng sự im lặng. Hồ Chí Minh không hề ngạc nhiên, vì rõ ràng hy vọng sự ủng hộ của Mỹ chỉ là hy vọng. Nhưng ông vẫn đủ minh triết, thậm chí một thời gian dài sau khi mối quan hệ thân thiết giữa hai nước đã chấm dứt, để nắm bắt được thực chất chủ nghĩa lý tưởng Mỹ khi nói chuyện với những người Mỹ. Phóng viên ưa tranh cãi Harrison Salisbury đã thể hiện được khả năng này trong lời giới thiệu cuốn Nhật ký trong tù của Hồ Chí Minh bằng cách trích dẫn một câu hỏi "thường được đặt ra cho những người Mỹ đã đến Hà Nội về lợi ích kết thúc cuộc chiến tranh Việt Nam. "Hãy nói cho tôi biết", Hồ Chí Minh sẽ hỏi, "tượng nữ thần Tự Do vẫn đang còn đứng phải không? Đôi khi tôi cảm thấy hẳn là nó đang trồng cây chuối". Nhiều lính Mỹ đã từng ở Việt Nam cũng sẽ tin rằng lẽ phải và chủ nghĩa lý tưởng Mỹ về chính sách của Mỹ và chủ nghĩa đế quốc vì lý do nào đó đã bị lộn ngược. Nhưng vào thời điểm đó, phần lớn những người này không biết chính sách chính thức của Mỹ. Vừa theo quy luật tự nhiên vừa công khai, chúng khác xa quyết định của Chính phủ và được thông báo sai lạc trong tình thế tiến thoái lưỡng nan của Mỹ thời hậu chiến; trên thực tế, nhiều người tại Washington hẳn sẽ tranh cãi rằng chính sách đó bất luận thế nào cũng không phải là việc của họ, những đại uý, thiếu tá và thậm chí các binh nhì trên chiến trường. Họ là lính chiến đấu chứ không phải những người được giao nhiệm vụ phát triển những kế hoạch quan trọng, và tư tưởng dân chủ của họ thường bị nhiễm bởi một chủ nghĩa chống đế quốc na ná với tư tưởng của Roosevelt và khác xa với quan điểm chính trị hiện nay của Truman. Thông cảm với niềm khát khao thoát khỏi ách thực dân Pháp của người Việt Nam và thiết lập nền độc lập của chính họ, những người lính trên chiến trường đã đi theo cái mà họ tin chỉ là một đường lối và - bằng cách mớ rộng sự quang minh chính đại của nó - một đường lối của Mỹ. Như Carleton Swift nhận xét, "Theo bản năng, không người Mỹ nào có thể phản đối giải phóng dân tộc".

Vì những câu nói và hành động có vẻ ủng hộ Việt Minh, nhiều người bị chỉ trích gay gắt. Sainteny chửi mắng như tát nước rằng những người Mỹ kiêu căng đã bị "chủ nghĩa chống thực dân ấu trĩ" của họ làm "mù mắt" và tự hỏi làm sao OSS với "quá nhiều binh lính dũng cảm" lại có thể đưa tới Hà Nội "chỉ những tay công chức hạng hai, không có khả năng đánh giá tiền cá cược và vô số kết quả của một loạt biến cố sôi động đang diễn ra". Tác giả người Pháp Françoise Martin chỉ rõ những mâu thuẫn giữa "quan điểm giải phóng của Mỹ" được OSS thể hiện đối với người dân Việt Nam và định kiến tại nước Mỹ, nơi người Mỹ bản xứ bị "tàn sát vì đất đai của họ" và "người da đen bị áp bức". Nhưng không phải tất cả những ai chỉ trích OSS đều là người Pháp. Về phái đoàn của Dewey, nhà sử học Peter Dumn nói: "Toàn bộ thành quả đạt được của phái đoàn này là để mình bị đe doạ và chỉ huy bị giết. Nếu mong ước của phe phái nào đó trong OSS được thoả mãn thì những sự kiện khủng khiếp ở Đông Dương năm 1975 có thể đã xảy ra từ nhiều năm trước". Thậm chí các cựu thành viên của OSS đôi khi cũng làm mất uy tín của toàn phái đoàn. "Lần lượt ủng hộ chính quyền Vichy của Pháp, Nước Pháp tự do, Việt Minh và các nhóm địa phương khác", Charles Fenn nhận xét, "OSS đã làm cả dư luận tự do Pháp phẫn nộ đồng thời cũng làm người bản xứ tan vỡ ảo tưởng về bất cừ quan điểm thật sự nào của Mỹ". Mặc dù nói chung khiển trách thường nhằm vào OSS và người Mỹ, đặc biệt là Patti và Dewey, nhưng những sĩ quan quân sự Mỹ cấp bậc cao nhất có mặt tại Việt Nam thường bị xếp vào diện bị đánh giá nặng nề nhất. Mặc dù ở Sài Gòn còn lại rất ít nhân viên quân sự Mỹ nhưng tại Hà Nội sự hiện diện của Mỹ dễ thấy hơn nhiều, và dường như không ai nổi bật hơn tướng Philip Galllagher. Các báo cáo từ Hà Nội tiếp tục ca ngợi quyền kiểm soát thành phố của Việt Minh, mô tả Hồ Chí Minh là "người theo chủ nghĩa dân tộc thuần tuý" và biểu thị rất ít sự cảm thông đối với người Pháp. Không giống như ở Sài Gòn, nơi Pháp đang tái ổn định một cách mạnh mẽ, ở Hà Nội, một nhà báo viết: "Người Pháp đi lại tự do trong thành phố, tập trung với tâm trạng thất vọng tại các cửa hàng bánh ngọt, quán bar, và các tiền sảnh khách sạn, cố an ủi nhau thoát khỏi cảm giác bị bẽ mặt và tư tưởng chủ bại đang bám chặt họ". Trong khi người Pháp bất hạnh trách cứ nước Mỹ vì số phận của họ, người Việt Nam vẫn có khuynh hướng nghĩ về người Mỹ một cách tích cực, mặc dù họ có nhiều câu hỏi không được giải đáp về sự ủng hộ rõ ràng của Mỹ đối với Pháp. Với sự ra đi của Patti, phần lớn những tìm kiếm câu trả lời của họ tập trung vào Galllagher, người vẫn còn ở lại Hà Nội cho tới giữa tháng 12 năm 1945.

HCM17

Ảnh: Tướng Phillip Gallagher, thứ hai từ bên trái sang, đứng với Hồ Chí Minh bên tay trái. Qua nhiều tháng ở Việt Nam, Gallagher tiếp tục làm việc với Chính phủ Lâm thời Việt Minh bởi vì ông nói: "Không còn ai khác để bàn về thầm quyền hay ý thức trách nhiệm."

 

Tuy nhiên, trong suốt thời gian đó Galllagher nhận thấy "sự lãnh đạm" trong thái độ của Việt Minh đối với người Mỹ vì mỗi lúc một rõ ràng là Chính phủ Mỹ sẽ không thừa nhận nền độc lập của Việt Nam và thậm chí còn ủng hộ Pháp quay lại "Đã có sự thay đổi dễ nhận thấy trong thái độ của người An Nam đối với người Mỹ tại Hà Nội kể từ khi họ biết sự thực là chúng ta sẽ không ngăn cản và có thể sẽ giúp đỡ người Pháp", Galllagher nói. "Một vài sĩ quan của chúng ta, những người trước đây đã được chào đón với những cánh tay rộng mở tại căn cứ của Việt Minh, thì lúc này phải đứng chờ vô hạn định và đôi khi còn không được tiếp kiến những thành viên nào đó của chính quyền Việt Minh". Tuy nhiên, Galllagher tiếp tục gặp gỡ Việt Minh vì, theo các tài liệu cá nhân của ông ta, chỉ đạo về chính sách của Mỹ có hiệu lực đối với ông ta vào thời điểm đó có lẽ dựa trên quan điểm Đông Dương rốt cục sẽ được xếp vào diện "uỷ trị" của Mỹ. Và theo ý kiến của ông ta, "không ai cần đề cập đến thẩm quyền hay ý thức trách nhiệm nữa". Những cuộc gặp của Galllagher với các quan chức Việt Minh thường được chụp ảnh và cái mà ông ta tin là những lời bình luận vô thưởng vô phạt thường được thêu dệt và nhắc lại trong cả các nhóm người Việt và người Pháp. Đối với nhiều người Pháp, Galllagher là hiện thân cho nỗ lực của người Mỹ không cho Pháp trở lại thuộc địa của nó một cách họp pháp vì họ cũng chẳng biết gì về thay đổi trong chính sách ngoại giao từ sau cái chết của Roosevelt. Tin đồn về quan hệ của Galllagher với các thành viên của Việt Minh và những nỗ lực làm giàu cá nhân của ông ta tại Việt Nam được thông báo rộng rãi cho dù chúng chứa đựng rất ít sự thật. Dẫu Galllagher không phải là người Mỹ duy nhất được tin đang khẳng định "chủ nghĩa đế quốc kinh tế" Mỹ tại Việt Nam phương hại cho người Pháp, nhưng ông ta là đề tài chính trong những chuyện ngồi lê đôi mách. Một tin đồn Galllagher đã đề nghị với Hồ Chí Minh rằng ông ta có thể tìm ra vốn, trang thiết bị, và các nhân viên kỹ thuật để khôi phục và mở rộng những tuyến đường sắt và hải cảng của nước này. Và không ai khác ngoài nhóm của Donovan sẽ tài trợ bởi vì "Pháp đã sụp đổ nhưng Mỹ sẵn sàng giúp đỡ Việt Nam". Tin đồn cũng khẳng định là Việt Minh đã phản ứng lại "một cách lạnh lùng" đối với "chủ nghĩa tư bản hiếu chiến" của Galllagher. Mặc dù vị tướng này thẳng thừng phủ nhận những lời buộc tội và không có biểu hiện gì chứng tỏ cuộc đối thoại đã từng xảy ra, nhưng người Pháp tiếp tục cảm thấy thái độ thù địch đối với họ trong từng đường đi nước bước của ông ta.

 

<< Chương 9 | Chương 10 (tt) >>


Dành cho quảng cáo

©2007-2008 Bản quyền thuộc về Liên Mạng Việt Nam - http://lmvn.com ®
Ghi rõ nguồn "lmvn.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này - Useronline: 207

Return to top