Fenn và Bernard chờ đợi bên chiếc diện đài câm lặng, cả hai vẫn chưa nhận ra ảnh hưởng của bức điện họ đã nhận trước đó trong ngày. Bức điện bí ẩn ngày 10 tháng 3 chỉ thông báo một cách đến giản: "Quân Nhật đã chiếm tất cả các vị trí trên toàn Đông Dương". Những con chữ báo hiệu điềm xấu nhưng không ai trong hai ông có thể hiểu được toàn bộ tác động của chúng - sự bất ngờ diệt vong của GBT với tư cách là một mạng lưới có tổ chức hay mạng lưới của tầng lớp thống trị người Pháp ở Việt Nam. Hai ông cùng nhiều người khác trên toàn thế giới ngay sau đó phát hiện ra rằng ngày 9 tháng 3 năm 1945, vào hồi 9 giờ tối giờ địa phương, Nhật đã mở màn cuộc đảo chính có mật danh Chiến dịch MEIGO.
Mặc dù Chiến dịch MEIGO làm cả hai người Mỹ ngạc nhiên, nhưng khả năng nổ ra một cuộc đảo chính đã tồn tại ngay từ khi thật bắt đầu chiếm đóng Việt Nam. Dựa vào công trình nghiên cứu của mình có tên Lịch sử chính thức của Nhật Bản về Chiến tranh Thái Bình Dương, nhà sử học Louis Ai1en đã kết luận rằng Bộ Tổng Tham mưu của Đế quốc Nhật đã bắt đầu dự tính khả năng đảo chính sau khi Anh Mỹ đổ bộ vào Bắc Phi đầu tháng 11 năm 1942. Mặc dù rõ ràng Nhật muốn giữ nguyên hiện trạng tại Đông Dương để quân đội rảnh tay tập trung vào giao chiến ở những nơi khác, nhưng khả năng thực dân Pháp đứng về phe Đồng Minh vẫn còn hiện hữu. Nếu điều đó xảy ra, quân Nhật sẽ buộc phải "ngăn chặn những hành động thù địch trong nước (Đông Dương)".
Từ tháng 11 năm 1942 đến mùa hè năm 1943 có rất ít thời gian được sử dụng để lên kế hoạch cho khả năng hất cẳng Pháp. Tuy thế, cuối mùa hè năm 1943 các sĩ quan Nhật thuộc Đạo quân Phương lam (có căn cứ tại Singapore) đã thảo luận sự cần thiết phải nghiên cứu nhưng phương án khác nhau có thể sử dụng nếu nhu cầu phải có hành động quân sự xuất hiện. Đến tháng 11 việc lập kế hoạch Chiến dịch MA (sau đó đổi thành MEIGO) đang tiến triển. Ban Kế hoạch Tác chiến của Tổng hành dinh lưu ý một số trở ngại tiềm tàng - một trong số đó là khó khăn trong việc thuyết phục người Việt Nam ủng hộ Nhật. Chiến dịch MA đòi hỏi phải mở rộng lực lượng quân sự tại Việt Nam, trong đó có tăng cường số kempeitaí (cảnh sát quân sự), triển khai một trung đoàn xe tăng, và điều động Lữ đoàn Hỗn hợp Độc lập 34 cùng Sư đoàn 53 đến Đông Dương. Với sự sụt giảm nhanh chóng cơ may của quân đội Nhật sau tháng 6 năm 1942 và khó khăn mỗi lúc một tăng trong năm 1943, không ai trong giới quân sự thật mong muốn làm đổi hướng nguồn cung cấp cần thiết nhất đến Việt Nam trừ khi tình hình xấu đi đột ngột. Trong hai năm 1942 - 1943 Nhật không mấy lo ngại về Đông Dương. Lực lượng Đồng Minh còn cánh xa Việt Nam, và mặc dù không hẳn thân mật nhưng quan hệ giữa Nhật - Pháp nhìn chung là hữu hảo.
Tuy nhiên động lực của mối quan hệ Pháp - Nhật bắt đầu thay đổi khi chiến thắng của Đồng Minh tại châu Âu tăng lên. Những trận ném bom liên tục vào các thành phố của nước Đức diến ra trong suốt mùa xuân năm 1944, Rome được giải phóng, cuộc đổ bộ ngày D trong tháng 6 và cuối cùng Paris được giải phóng trong tháng 8 đã làm thay đổi thái độ của cả Nhật và Pháp. Trong khi người Pháp công khai ăn mừng sự diệt vong của chính phủ bù nhìn cho chủ nghĩa Quốc xã và thủ đô của họ sạch bóng thù thì người Nhật càng thêm cảnh giác với cách "niềm vui" này có thể hiện hình tại thuộc địa.
Theo hồi ức của một cựu cảnh sát thì "một loạt sự cố đáng tiếc đã làm tăng nghi ngờ của Nhật như: thể hiện sự coi thường cờ Nhật tại Hà Nội, phá hoại có chủ ý xe quân sự Nhật, phân biệt đối xử với các công ty thương mại Nhật, áp bức và bắt bớ những người Việt Nam thân Nhật". Đến tháng 8 năm 1944 Bộ ngoại giao Nhật Bản, các quan chức quân đội đóng tại Đông Dương đã ủng hộ việc nắm quyền của giới quân sự. Để chuẩn bị cho sự kiện có thể xảy ra này, một thoả thuận giữa quân đội và hải quân đã có hiệu lực từ tháng Giêng. Điều đó nhấn mạnh rằng cần phải duy trì sự ổn định "cùng lúc đánh bại hoàn toàn lực lượng quân đội và cảnh sát Pháp, bắt chúng phải đầu hàng bằng hành động mau lẹ và cương quyết, qua đó đập tan bất kỳ thái độ hiếu chiến nào mà chúng có thể thể hiện. Các trung tâm thông tin liên lạc, sân bay, tầu thuyền, tất cả phải được đánh chiếm và cơ cấu chính quyền hiện hành phải được duy trì. Kế hoạch này phải được giữ bí mật, tăng cường hoạt động gián điệp, huấn luyện và bố trí lại lực lượng vũ trang".
Tuy thế, vẫn còn một trở ngại lớn đối với đảo chính. Các giới chức Tokyo vẫn chưa bị thuyết phục rằng sự nắm quyền của quân đội là cần thiết hay khôn ngoan. Từ viễn cảnh của Nhật Bản, Đông Dương, nhất là Việt Nam, (từ năm 1940) đã trở thành một căn cứ hậu cần và tiếp tế quan trọng. Khi quân Mỹ đã tiến đến gần hơn sau khi tràn vào miền Nam Philippines tháng 10 năm 1944, giải phóng Manila và trung phần Luzon đầu năm 1945, bộ tư lệnh Nhật càng lo ngại về khả năng Đồng Minh đổ bộ lên miền duyên hải Đông Dương, nhất là vì quân Nhật tại đây "không cân xứng về số lượng".
Nhật không thể mạo hiểm có một kẻ thù ở sau lưng. Đề phòng Pháp có hành động như vậy là không thể tránh được. Pháp có lý do thoả đáng để trông chờ một cuộc đổ bộ của Đồng Minh vào Việt Nam. Chiến dịch BETA do Wedemeyer, tư lệnh quân Mỹ tại mặt trận Trung Quốc, triển khai đã tạo thành một cuộc tấn công hai gọng kìm với hướng chính nhằm vào Quảng Châu, Trung Quốc. Đồng Minh hy vọng mở được một cửa khẩu ở miền Nam Trung Quốc, từ đó thiết lập "tuyến tiếp tế ngắn và quy mô đến Trùng Khánh". Giai đoạn hai hay giai đoạn Đông Dương của Chiến dịch BETA đòi hỏi phải có một cuộc hành binh vu hồi vào Bắc Kỳ. Tháng 2 năm 1945
Wedemeyer tuyên bố rằng ông đã "triển khai kế hoạch tiến vào Đông Dương", kế hoạch này được giữ tuyệt mật và chỉ được thảo luận với một số ít người bên ngoài ban tham mưu của ông. Tuy nhiên, ông đã đề cập ý tưởng này với tuỳ viên quân sự Pháp, người đã "yêu cầu có càng nhiều lính Mỹ sát cánh với các đến vị tiên phong Trung Quốc thì càng tốt".
Cuộc tấn công đã không trở thành hiện thực vì chiến lược của Đồng Minh "quyết định từ Philippines tiến thẳng đến Okinawa mà không đổ bộ lên lục địa châu Á", và một lần nữa Đông Dương lại chỉ có vị trí thứ yếu trong hoạch địch kế hoạch thời chiến. Dẫu vậy, nhà sử học Stein Tonnesson đã kết luận rằng cuộc đổ bộ đã được đề xuất có những kết quả dài hạn quan trọng: "bằng cách làm tăng hy vọng của Pháp và Nhật vào một cuộc tấn công của Mỹ, Roosevelt, Wedemeyer và OSS đã thúc đẩy một cuộc xung đột giữa Pháp và Nhật, qua đó mở đường cho cách mạng".
Tuy thế, khả năng nổ ra một cuộc cách mạng vẫn chưa xuất hiện trong đầu thực dân Pháp hồi đầu năm 1945. Được những thắng lợi của Đồng Minh cả ở châu Âu và khu vực Thái Bình Dương khích lệ, người Pháp ở Đông Dương đã dự đoán phe Trục sẽ thất bại trong vòng vài tháng nữa; và đến đầu năm 1945 Kháng chiến Pháp dần trở nên công khai hơn trong thái độ chống phe Trục. Nhà cầm quyền Nhật không mù về điều đó, và dù cho những hoạt động của Kháng chiến Pháp không gây ra đảo chính nhưng rõ ràng đã đổ thêm dầu vào lửa. Nhật đã thể hiện dứt khoát thái độ không hài lòng với người Pháp, không khác với các thành viên trong mạng lưới của Lan và các điệp viên GBT - những người đã "che giấu phi công Mỹ bị bắn rơi tại Đông Dương và từ chối trao họ cho Nhật trừ phi được bảo đảm chính thức rằng những tù binh này sẽ được đối xử theo Công ước Geneva. Nhật không đưa ra bảo đảm và Pháp không giao nộp những người Mỹ". Sự bực tức của Nhật leo thang khi Pháp đổ lỗi cho Nhật gây ra "nhiều thương vong" cho người Pháp sau vụ 30 máy bay B29 của Mỹ ném bom Sài Gòn. Ngày 2 tháng 2 quyết định tiến hành đảo chính và những kế hoạch liên quan được chuyển lên Hoàng đế Hirohito, nhưng thời gian chính xác cho việc nắm quyền vẫn chưa được ấn định. "Quân đội Nhật theo thông lệ bắt đầu những hoạt động vào những ngày lịch sử nào đó", Louis Allen viết, "ngày 8 tháng 3 là Lễ công bố Huấn lệnh của Nhật Hoàng, 10 tháng 3 là ngày kỷ niệm các chiến sĩ trận vong. Mùng 9 tháng 3 tránh được cả hai ngày lễ đó".
Ngày 9 tháng 3 Nhật bắt đầu Chiến dịch MEIGO vì muốn giữ bí mật xung quanh việc lập kế hoạch và thực hiện chiến dịch này. Sáu giờ chiều, toàn quyền Jean Decoux và đại sứ Nhật Matsumoto Shunichi gặp nhau tại văn phòng của Decoux ở Sài Gòn để chính thức ký thoả thuận cung cấp gạo thường niên. Cuộc gặp dường như diễn ra theo đúng thủ tục thông thường đối với Decoux mặc dù ông ta cảm thấy lo lắng trước phản ứng của Nhật về những hành động công khai diễn ra như cơm bữa của Kháng chiến Pháp. Vào tháng 2, khi rời Hà Nội để thực hiện chuyến công cán hàng năm đến Sài Gòn, Decoux không biết điều gì sẽ xảy ra trong ngày mùng 9. Với việc kết thúc Chiến tranh thế giới 2 đã ở trong tầm mắt, ông ta vẫn tự tin rằng tình trạng thuộc địa của Pháp ở Việt Nam sẽ không bị thách thức. Ông ta nhớ đã vui sướng ngắm nhìn quốc kỳ Pháp tung bay trong làn gió nhẹ ở Sài Gòn - một biểu tượng của niềm kiêu hãnh và quyền lực của Pháp trong kỷ nguyên ô nhục ở châu Âu đối với Pháp. Khi chuẩn bị cho cái mà ông ta tin là một cuộc gặp như thông lệ với viên đại sứ, Decoux không hề cảm thấy những thay đổi quan trọng trong tâm trạng người Nhật ở Sài Gòn trong mấy ngày đầu tháng 3 ấy. Ông ta nhớ trong ngày 7 tháng 3 không có gì có vẻ bất bình thường ngay cả khi quân Nhật chuẩn bị thực hiện "những hành động ghê tởm chống lại Đông Dương" của chúng.
Tuy nhiên, Decoux không mong chờ cuộc hội kiến với Matsumoto. Ông ta không thích viên đại sứ và nhận thấy đó là một kẻ thô lỗ và thiếu sự tinh tế của người tiền nhiệm, ngài đại sứ Yoshizawa Kenkichi. Tại cuộc gặp diễn ra vào ngày mùng 9, Decoux nhận thấy viên đại sứ liên tục nhìn đồng hồ, có vẻ lo lắng và căng thẳng khi hai bên thảo luận về thoả thuận cung cấp gạo.
Cùng với kết luận của bản thoả thuận, Matsumoto bắt đầu thăm dò Decoux về ý định của chính phủ Pháp đối với de Gaulle, Đồng Minh và Nhật Bản. Decoux cố lảng tránh câu hỏi mà không gây thêm mối cừu hận với Nhật, ông ta quá hiểu bút sa là gà chết. Không có câu trả lời nào thoả mãn câu hỏi của Nhật ở vấn đề này. Phía Nhật buộc tội chính quyền Decoux giúp quân Đồng Minh đổ bộ trên toàn Đông Dương, không công nhận chế độ bù nhìn do Nhật dựng lên ở Nam Kinh, không cung cấp đầy đủ lao động khổ sai và tài chính cho quân Nhật và khoan dung cho những phi vụ ném bom của Mỹ trên toàn Đông Dương thay vì phải có "phản kháng nghiêm túc". Nhà sử học F.C. Jones tuyên bố rằng "tất cả những lời buộc tội đó đủ chính xác và trao đổi giữa hai bên cho thấy Nhật không bị mắc lừa về thái độ của Decoux đối với họ". Không có gì ngài toàn quyền nói ra vào thời điểm ấy có thể thay đổi tình hình: Tối hậu thư đã có trong tay và Matsumoto có thể đưa ra tuỳ thuộc vào trả lời của Decoux.
Đúng 7 giờ tối Matsumoto trao cho Decoux những yêu cầu mới nhất của chính phủ Nhật.
Văn kiện Matsumoto chuyển cho Decoux viết: Nhật không hài lòng với "tình hình hiện tại", đặc biệt lưu ý đến "những cuộc tấn công liên tục của Mỹ chống Đông Dương và khả năng nổ ra một cuộc tấn công của kẻ thù của chính phủ Nhật Bản". Nó thúc giục Decoux phải chứng minh ý định tham gia phòng thủ chung bảo vệ Đông Dương trong trường hợp Đồng Minh tấn công. Decoux có cả thảy 2 tiếng đồng hồ - đến 9 giờ tối - để đồng ý đặt toàn bộ lực lượng Pháp, đạn được, các tuyến đường sắt và những tài sản khác cần cho các chiến dịch quân sự dưới sự kiểm soát của Nhật. Văn kiện này còn nói rõ toàn bộ bộ máy hành chính của chính quyền Đông Dương được yêu cầu phải tuân thủ ngay lập tức những đòi hỏi của Nhật Bản. Ngài toàn quyền đã mất tinh thần trước cả nội dung của tối hậu thư và thời hạn hai giờ đồng hồ để ông ta phải đưa ra quyết định.
Sự nghiêm trọng của tình hình rõ ràng khiến tất cả lo lắng. Decoux không thể đồng ý với những yêu cầu của Nhật trừ phi mất sự tín nhiệm mà có lẽ ông ta có với chính phủ Pháp của de Gaulle. Nếu đầu hàng, ông ta dường như sẽ trở thành kẻ cộng tác và thậm chí có thể là phản bội trong mắt cả người Pháp ở thuộc địa và chính quốc. Nhưng nếu không đồng ý, ông ta sẽ để mất một mục tiêu từng mẫn cán theo đuổi kể từ khi thay Catroux năm 1940: duy trì Đông Dương thuộc Pháp. Decoux trả lời rằng ông ta cần phải bàn bạc với các chỉ huy quân đội Pháp trước khi đưa ra quyết định. Cả Decoux và Mitsumoto đều biết rằng ông ta đang cố kéo dài thời gian. Đến 8 giờ 15, Matsumoto, tương đối tự tin về cuộc đảo chính sắp xảy ra, cáo từ Decoux.
Ngày 9 tháng 3, khi mặt trời lặn, trong "sự im lặng chết người" theo sau sự ra đi của viên đại sứ, Jean Decoux quan sát nghi lễ hạ cờ Pháp hàng ngày và lo lắng không biết điều gì sẽ đến vào sáng hôm sau.
Căn cứ vào dự đoán của Decoux thì ông ta chẳng thể làm được gì nhiều. Ông ta nhanh chóng triệu tập các thành viên cao cấp trong ban tham mưu của mình, các quan chức dân sự và quân đội cấp cao có mặt tại Sài Gòn để phổ biến cho họ diễn biến của tình hình và tất cả đều cho rằng các yêu cầu của Nhật không thể chấp nhận được.
Tám giờ bốn nhăm, Decoux hoàn thành phúc đáp, theo đó không đồng ý cũng không phản đối bị vong lục của Nhật.
Decoux nhắc lại rằng ông ta không thể đồng ý với bị vong lục của Nhật nếu không tham khảo ý kiến các chỉ huy cấp cao quân đội Pháp tại Hà Nội, nhưng ông ta nói sẵn sàng đàm phán thêm với Nhật. Decoux đã kết luận rằng ông ta "sẽ không ký một thoả thuận đi ngược lại danh dự của cá nhân ông ta cũng như của quân đội Pháp". Tám giờ bốn nhăm, mặc dù thời hạn hai giờ đồng hồ vẫn chưa kết thúc, nhưng Decoux biết công dân Pháp đã "bị bắt và bị khiêu khích và quân Nhật đã cắt đứt những con đường giữa Sài Gòn và Chợ Lớn.
Đến 9 giờ, thông điệp của Pháp đang trên đường nhưng vẫn chưa đến tổng hành dinh quân đội Nhật, dù Nhật đã được thông báo về điều này. Trước đó, khi rời văn phòng toàn quyền, đại sứ Matsumoto đã để lại một sĩ quan Nhật tại Dinh Toàn quyền để đóng vai hướng dẫn viên và "vệ sĩ" cho sĩ quan Pháp, đại uý Robin, người chịu trách nhiệm chuyển phúc đáp của Decoux. Tuy nhiên, khi Robin chuẩn bị đi, anh ta phát hiện ra tay vệ sĩ người Nhật đã biến mất. Dẫu vậy Robin vẫn lên đường cùng trung uý D Aiguilhon. Vẻ ngoài không giống với nơi toạ lạc chính xác của tổng hành dinh Nhật - nơi hầu như không bao giờ trưng một bảng yết thị đối với thẩm quyền Pháp - Robin và người hộ tống của anh ta bị lạc và do đó đã làm chậm việc chuyển phúc đáp. Phía Nhật chờ thêm 15 phút. 8 giờ 18, tướng Tsuchihashi Yuisu chỉ huy Đạo quân Thiên Hoàng 38 ở Sài Gòn, đã ra lệnh miệng cho 67.000 binh sĩ tại Việt Nam bắt đầu tiến hành đảo chính. 9 giờ 21, mật mã "777" đã báo hiệu cho các sĩ quan Nhật trên toàn Đông Dương. Với những người nhận, tín hiệu này có nghĩa là ngài toàn quyền đã cự tuyệt yêu cầu của Nhật và tất cả các đơn vị phải bắt đầu động binh ngay lập tức.
Sau đó không lâu đại uý Robin bước vào tổng hành dinh quân đội Nhật. Chỉ sau đó Robin và D Aiguilhon mới nhận ra một chiếc xe hơi để lộ một lá cờ Nhật ngoại cỡ mà người ta đưa đến. May cho Tsuchihashi, phúc đáp của phía Pháp có thể dễ dàng được hiểu như lời từ chối yêu cầu của Nhật. Nếu bởi một lý do vu vơ nào đó Decoux đồng ý với những yêu cầu mới của Nhật thì Tsuchihashi đã phạm phải sai lầm vì ra lệnh tấn công một đồng minh quý giá và sẵn sàng hợp tác ở Đông Dương.
Tuy nhiên, viên toàn quyền đã không chấp nhận những đòi hỏi của Nhật và thế là Dinh Toàn quyền đã bị quân Nhật chiếm mà không có đổ máu. Cũng vào khoảng thời gian đó quân Nhật chiếm được các cơ quan công quyền, các đài phát thanh, các trung tâm điện tín và điện thoại, ngân hàng và các xí nghiệp công nghiệp chính yếu. Chúng còn tấn công lực lượng cảnh sát, bắt giữ thường dân và quân nhân Pháp.
Sáng hôm sau, thiếu tướng Kawamura, tư lệnh ban tham mưu Đạo quân 38, đề nghị được trao đổi riêng với Decoux.
Kawamura lấy làm tiếc rằng sự thiếu hợp tác của Pháp đòi hỏi phải tiến hành đảo chính và cam đoan với Decoux về việc tiếp tục bảo vệ sinh mệnh và tài sản của người Pháp. Tuy nhiên sau đó chính bản thân toàn quyền Decoux đã trở thành tù binh của Nhật tại Lộc binh, cách Sài Gòn 80 dặm về phía bắc. Dù bị giam cầm nhưng Decoux và "các sĩ quan cao cấp Pháp" vẫn được, như phía Nhật bảo đảm, "tuỳ nghi" đối xử. Người Pháp không chấp nhận việc này. Ước tính có khoảng 500 thường dân Pháp "lúc đầu là bất kỳ ai bị nghi ngờ giúp Đồng Minh và sau đó là các quan chức Phòng nhì trước đó đã từng trấn áp những người bản xứ có cảm tình với Nhật" đã bị bắt giam, và hơn 200 người đã bị giết hoặc mất tích.
Để bào chữa cho cuộc đảo chính, Nhật đã thông báo cho công chúng qua sóng phát thanh đổ lỗi cho những hoạt động của Kháng chiến Pháp hợp tác với Đồng Minh và sự thiếu hợp tác của Pháp là nguyên nhân cần phải làm đảo chính. Tại Nhật Bản, trong diễn văn đọc trước nghị viện, thủ tướng Nhật - tướng Koiso Kuniaki, buộc tội chính quyền Pháp đã có "những hành động phản bội" đòi hỏi phải làm đảo chính. Bộ trưởng ngoại giao Shigemitsu Mamoru làm rõ thêm vấn đề từ bối cảnh của Nhật:
Khi quân Đức rút khói Pháp, tân Chính phủ của de Gaulle đã ban hành lại quyết định gốc chống Nhật. Decoux (đúng nguyên văn) sau đó đã tuyên bố lòng trung thành và nói rõ rằng Đông Dương đang trong tình trạng chiến tranh với chúng ta. Đông Dương là căn cứ của lực lượng viễn chinh Nhật ở Malaysia, Burma, Java và Sumatra và phải được bảo đảm an ninh bằng mọi giá. Nhật không thể dễ dàng phục tùng một tuyên bố thù địch nhu vậy… Nhật không còn lựa chọn nào khác ngoài châm dứt tình trạng này.
Mặc dù những dấu hiệu đầu tiên của đảo chính xuất hiện ở Sài Gòn, nhưng ngày 9 tháng 3 đã chứng kiến Pháp chuyển giao quyền lực trên toàn thuộc địa. Cuộc tấn công đầu tiên và cuộc kháng cự mạnh mẽ nhất xảy ra tại Bắc Kỳ, nơi 32.000 quân Pháp đã chống lại Nhật. Có nhiều trường hợp các sĩ quan Pháp và quan chức cấp cao đã được mời dự bữa tối với các đối tác Nhật. Nhiều người đã nhận lời mời chỉ để bị bắt vào thời gian đã định. Một số người Pháp đã mất mạng trong các cuộc bắt bớ. Tại Lạng Sơn, nơi đã xảy ra một cuộc giao tranh nhỏ giữa Pháp và Nhật năm 1940, tướng Emile Lemonnier và công sứ Pháp Camille Auphelle cùng ba sĩ quan tham mưu cao cấp đã bị chặt đầu sau khi từ chối ký biên bản đầu hàng. 100 lính lê dương tại đồn Brière de L Isle (Lạng Sơn) đã chống lại quân Nhật trong 24 giờ đồng hồ trong một trận chiến thỉnh thoảng lại đánh giáp lá cà. Quân Nhật giết hầu hết lính đồn trú, nhiều người trong số họ theo tường trình đã hát vang bài "Marseillaise" trước khi chết. Các đồn binh ở Hà Giang và Hà Nội cũng bị đánh chiếm và hàng ngàn người bị bắt làm tù binh. Vị trí cuối cùng của Pháp đầu hàng là Đồng Đăng, nơi binh lính thuộc địa và các sĩ quan Pháp (chỉ có một người sống sót) bị bao vây đến ngày 12 tháng 3.
Nhà sử học David Marr đi đến kết luận rằng: "2100 sĩ quan và quân nhân người Âu đã bị giết hoặc mất tích" trong cuộc đảo chính và rằng tổn thất của người Việt Nam thậm chí còn lớn hơn. Ông ước tính "khoảng 15.000 thành viên của lực lượng vũ trang Đông Dương bị Nhật giam giữ, trong đó có 12.000 người Âu".
Mặc dù hầu hết các đồn binh nhanh chóng đầu hàng, nhưng có hai viên chỉ huy là tướng Gabriel Sabattier và Marcel Alessandri đã chạy thoát khỏi Đông Dương cùng đám bộ hạ của mình.
Nhà sử học Pháp André Gaudel viết rằng cuối tháng 2 tướng Sabattier, tư lệnh sư đoàn Bắc Kỳ và lãnh đạo Kháng chiến miền Bắc đã chỉ thị rõ cho các lãnh đạo tỉnh kiên quyết chống lại bất kỳ hành động gây hấn nào sắp sửa xảy ra của Nhật. Dựa vào thông tin của Phòng nhì, Sabattier đã cảnh báo các đồn binh ở Bắc Kỳ và Bắc Lào về khả năng xảy ra đảo chính và đã bí mật rời Hà Nội ngày 8 tháng 3 để đến với lực lượng của ông ta đóng tại phía bắc thành phố. Lực lượng lớn nhất trong vùng đóng ngay tại phía bắc sông Hồng là Trung đoàn Lê dương số 5. Khoảng 2000 lính lê dương được đặt dưới sự chỉ huy của tướng Alessandri. Còn giao chiến tại nơi khác nên quân Nhật không tấn công vào tối 9 tháng 3, điều đó cho phép Alessandri và lính của ông ta có thời gian rút chạy về phía bắc. Tuy nhiên sự trì hoãn này kéo dài không lâu quân Nhật đuổi theo đám tàn binh Pháp đang tháo chạy, cắt đứt đường đến hai cửa khẩu biên giới quan trọng nhất tại Lào Cai và Hà Giang.
Địa hình và hoàn cảnh đã thử thách cả Sabattier và Alessandri. Sabattier nhanh chóng mất liên lạc với hầu hết các đơn vị của ông ta và buộc phải đi bộ dọc theo sông Đà về Lai Châu cùng một nhóm nhỏ tàn quân còn sống sót: 3 sĩ quan, 1 phiên dịch, tài xế của ông ta và 2 lính dân tộc Thái.
Trong khi đó, Alessandri thận trọng cân nhắc khả năng đào thoát thành công vào lãnh thổ Đồng Minh. Tuổi trung bình của binh lính dưới quyền ông ta là 40 và không quen với gian khổ về thể chất, nghĩa là nhiều người trong số họ sẽ bỏ mạng trong chuyến đi nguy hiểm vượt qua nhiều khu rừng rậm rạp và núi non hiểm trở để đến biên giới Trung Quốc.
Alessandri còn có một số bạn bè cùng cấp bậc với ông ta trong quân đội Đông Dương. Trong khi suy tính bước đi tiếp theo sau cuộc đảo chính, ông ta quyết định tách khỏi quân đội Đông Dương. Động thái này được hiểu theo nhiều cách.
Nhà sử học J. Lee Ready nói rõ, lính Đông Dương đã được lệnh "cùng người Âu bỏ lại trang bị và đồng phục và cố thoát khỏi nhà" với hy vọng họ có thể sống sót bằng cánh "băng rừng". Tương tự, Gaudel viết rằng Alessandri "đã cho họ tự do". Điệp viên Pháp và học giả tôn giáo châu Á Paul Mus nhớ lại, một số binh lính Việt đã khóc khi ra đi. Theo Mus, những người lính đó "trở về làng bản của họ vẫn trong bộ quân phục Pháp và vài người đã bị lính Nhật giết vì không chịu chào".
Tuy vậy, David Marr chỉ rõ rằng những người này đã phải "tự xoay sở lấy… một mình, không vũ khí, dễ bị tấn công". Ông nhận xét, bị cho giải ngũ có lẽ "làm một số người trong bọn họ dễ chịu, nhưng rõ ràng làm tổn thương sâu sắc những người khác, và điều đó sau này được những người Việt Nam theo phong trào đòi độc lập sử dụng để nêu bật bản chất xảo trá của chủ nghĩa thực dân Pháp".
Chúng ta có thể cho rằng cách đối xử "xảo trá" này đã có những tác động đáng kể trong một thời gian dài. Cùng năm đó khi người Mỹ đến Đông Dương, họ đã đối xử tốt và hoạt động sát cánh cùng Việt Minh. Một số người Việt đã đề cao thêm hình ảnh những người Mỹ và khơi sâu sự phẫn nộ của người Việt Nam đối với Alessandri và người Pháp. Hai tình tiết trên càng làm tăng thêm sự ghét bỏ người Pháp vì thái độ của họ và làm nghi ngờ tuyên bố tiếp nhận quyền cai trị Việt Nam của họ. Vì mặc dù binh lính của Alessandri đã gặp vô vàn nguy hiểm trong suốt 3 tháng trời sau đó, thì sau khi rũ bỏ quân phục và vũ khí, binh lính Đông Dương có quyền cảm thấy mình bị làm nhục và bỏ rơi. Ngày 10 tháng 3, đội hình hàng dọc gồm người, ngựa và la của Alessandri vượt sông Đà và trên đường tháo chạy bị quân Nhật liên tục tấn công. 75 lính của đơn vị Lê dương số 3 bỏ mạng trong một trận đánh tuyệt vọng và tiếp tục phải chống lại nhiều cuộc tấn công của Nhật vài tuần sau đó.
Trong một số trường hợp, họ còn bị người Đông Dương tấn công. Một báo cáo Ultra(1) từ ngày 27 tháng 4 năm 1945 viết, "một đơn vị Pháp 56 người trong khi cố vào lãnh thổ Trung Quốc" đã bị "quần chúng tấn công suốt dọc đường đi khiến 30 người thiệt mạng". Một biệt đội Pháp khác đã bị "người An Nam phản lại và buộc phải bỏ trang bị để chạy thoát quân Nhật". Kinh nghiệm của Mus, tuy thế, lại không chứng minh được điều này. Ông nhớ rằng "trước cuộc đảo chính người Pháp được trọng vọng như những ông chủ, sau đảo chính họ trở thành những vị khách không mời với những danh tiếng tồi tệ nhất". Nhưng trong chuyến bay rời Hà Nội tháng 3 năm 1945, ông "đã được chính người Việt Nam giúp đỡ bằng mọi khả năng có thể". Theo Mus, cuộc đảo chính đơn giản là "món mì ăn liền, khi mắt người ta đã mở và cảm giác phụ thuộc không còn nữa".
Đấy chính xác là sự mất kiểm soát mà Pháp vẫn cố sức ngăn cản. Ngày 28 tháng 3 tướng Alessandri thiết lập đại bản doanh của ông ta tại một thung lũng sau này sẽ trở thành nổi tiếng trong cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân Việt Nam: Điện Biên Phủ. Ngày 29 tháng 3 tướng Sabattier nhập với ông ta. Cùng ngày một máy bay Anh hạ cánh đưa François de Langlade, sứ giả của de Gaulle, và đại tá Dewavrin (được biết đến nhiều hơn với bí danh Passy), giám đốc cơ quan tình báo của de Gaulle (DGER). De Langlade mang đến hai thông báo cho Sabattier. Thông báo thứ nhất cho Sabattier biết rằng de Gaulle đã bổ nhiệm ông ta làm phái viên toàn quyền, chức vụ này đem lại cho ông ta cả quyền hành dân sự và quân sự. Với tư cách là tư lệnh toàn bộ lực lượng Pháp tại Đông Dương, Sabattier lập "thủ đô" tạm thời của mình tại Điện Biên Phủ. Trong thông báo thứ hai, de Gaulle ra lệnh cho Sebattier duy trì vị trí của mình tại Đông Dương như biểu tượng hiển nhiên của chủ quyền không bị cắt rời của Pháp trên toàn thuộc địa.
Tuy nhiên, sau chưa đầy một tuần ở Điện Biên Phủ, Nhật đã buộc Pháp phải tháo chạy. Sabattier và Alessandri đã sớm tự trấn an với niềm tin rằng Nhật sẽ bằng lòng chiếm giữ vùng đồng bằng màu mỡ và những binh sĩ Pháp đã trốn thoát sẽ được an toàn trên vùng cao. Nhưng sự dừng chân chóng vánh của họ tại Điện Biên Phủ đã bị đánh dấu bằng những cuộc tấn công hàng ngày của quân Nhật mạnh hơn. Không còn thời gian trì hoãn, Pháp mở đường máu rút khỏi Điện Biên phủ về hướng Lai Châu. Đến ngày cuối cùng của tháng, Nhật đã đánh bật Pháp ra khỏi Tuần Giáo. Quân đội Thiên Hoàng tiếp tục truy kích Pháp qua Luang Prabang đến Phong Saly và tiếp đó là Lai Châu - nơi quân Pháp kháng cự đến ngày 9 tháng 4. Đến cuối tháng 5 Nhật đã hoàn toàn đánh bật Pháp ra khỏi Đông Dương. Ngày 20 tháng 5 người Pháp vượt biên giới vào Trung Quốc. Trong 72 ngày họ đã phải tháo chạy qua những địa hình hiểm trở, trong điều kiện thời tiết bất thường và không có đủ đồ tiếp tế. Đến tháng 6, gần 5.700 người tụt hậu, trong đó có 2.469 người Âu, qua được biên giới Trung Quốc tại nhiều điểm khác nhau chỉ để bị tước vũ khí và đối xử với sự khinh miệt ra mặt của chủ nhà.
Sabattier đã thất bại trong việc duy trì vị trí chiến đấu của Pháp tại thuộc địa. Mặc dù ông ta - và nhiều người khác nữa - đã đổ lỗi cho sự "phản bội" của Nhật, họ cũng đổ lỗi cho cả người Mỹ vì đã từ chối họ những hỗ trợ cần thiết để chống lại cuộc tấn công dữ dội của Nhật. David Marr cũng như nhiều nhà sử học khác cho rằng "sự giúp đỡ thực chất của Mỹ và Trung Quốc có thể cho phép Sabattier bảo vệ một vài đồn lẻ ở miền núi". Người Pháp đã đặc biệt hy vọng vào tiếp tế đường không của Không đoàn 14 xuất phát từ những căn cứ tại Trung Quốc.
Liên quan đến cuộc đảo chính của Nhật, tư lệnh Không đoàn 14, tướng Claire Chennault, thấy mình rơi vào một tình thế khó khăn. Sau đảo chính, báo cáo về cuộc vây hãm Lạng Sơn tới tấp được đặt lên bàn làm việc của Chennault. Người Pháp báo đã chịu những tổn thất nặng nề và yêu cầu không quân Đồng Minh tấn công chống kẻ thù. Khi Chennault yêu cầu giấy phép của tổng hành dinh mặt trận Trung Quốc để tiến hành ném bom ngay lập tức nhằm giải nguy cho các đồn binh, câu trả lời khẳng định ngắn gọn và rõ ràng "Mặc quỷ tha ma bắt chúng!". Dù đã quá muộn để bảo vệ đồn Lạng Sơn, ý muốn giúp Pháp của Chennault là rõ ràng. Ngày 10 tháng 3, ông gặp Tưởng Giới Thạch để thảo luận về chính sách của Trung Quốc đối với những người Pháp chạy trốn.
Trí thức Trung Quốc khinh bỉ người Pháp, Chennault xoay câu hỏi của mình quanh khả năng liệu Pháp có kháng cự được những đợt tấn công của kẻ thù chung của họ hay không. Ông hỏi: Liệu người Pháp kháng cự ngoan cường chống Nhật thì cứ mặc họ cho số phận định đoạt hay lực lượng Đồng Minh, đặc biệt là Mỹ và Trung Quốc, sẽ gửi quân đến giúp? Nếu kháng cự không mấy ngoan cường, họ có bị tước vũ khí khi vào Trung Quốc hay không? Trả lời của Tưởng cho câu hỏi sau là không rõ ràng; ông ta cho rằng người Pháp có thể "được phép ở lại Trung Quốc trong những khu vực quy định". Trả lời của ông ta về việc giúp Pháp có vẻ rõ ràng hơn đôi chút. "Nếu kháng cự ngoan cường", Tưởng tuyên bố, "thì có thể được giúp đỡ". Căn cứ vào sự "cho phép" này, từ ngày 12 đến 28 tháng 3 Không đoàn 14 đã thực hiện 98 lần xuất kích trên bầu trời Dông Dương, trong đó có cả các phi vụ ném bom và trinh sát. 28 lần trong số đó là "trực tiếp đáp lại yêu cầu của Pháp". Chennault khẳng định, số lượng các lần xuất kích đã có thể nhiều hơn nếu không vì thời tiết xấu, không có sẵn đồ tiếp tế (và) trang bị thừa, và sự thay đổi bất thường của tình hình".
Trong hồi ký của mình, Chennault nhớ lại:
Ngay sau khi Nhật tấn công tôi đã cử các nhân viên tình báo của Không đoàn 14 tói Đông Dương để bắt liên lạc với quân Pháp. Bay trên những chiếc máy bay hạng nhẹ, họ đáp xuống một dải đất rừng đã được phát quang rồi khi chuẩn bị thả dù đạn được thuốc men và 1ương thực cho lính Pháp đang rút lui thì nhận được chỉ thị từ Tổng hành dinh mặt trận: không cung cấp vũ khí và đạn được cho quân Pháp trong bất cứ hoàn cảnh nào. Không đoàn đã làm hệt khả năng của mình để giảm nhẹ tình cảnh quẫn bách của người Pháp đang tháo chạy bằng cách oanh tạc và ném bom vào độihình.quân Nhật Cuối cùng chúng tôi cũng được phép đi tản phụ nữ và trẻ em Pháp bằng đường hàng không.
Như đã thảo luận trước, cho đến đầu năm 1945 sự mơ hồ trong chính sách của Mỹ về việc tiếp tục duy trì thuộc địa Đông Dương của Pháp vẫn chưa được giải quyết. Tuy nhiên, sự miễn cưỡng giúp người Pháp giữ Đông Dương dường như đã được thoả thuận từ trên xuống dưới thông qua một loạt mệnh lệnh. Tất nhiên đến cuối tháng 4 việc này đã trở nên rõ ràng vì mặc dù Roosevelt từ trần ngày 12, nhưng tư lệnh mặt trận Trung Quốc tiếp tục tuân thủ những chỉ thị của ông liên quan đến Đông Dương thuộc Pháp. Tướng Wedemeyer triệu tập một cuộc họp của ban tham mưu sáng ngày 25 tháng 4 năm 1945. Tới dự có đại tá Willis Bird, phó chỉ huy OSS tại mặt trận Trung Quốc. Trong báo cáo với thượng cấp của mình Bird lưu ý những chỉ thị rõ ràng từ Wedemeyer liên quan đến Đông Dương thuộc Pháp: "Trong bất kỳ hoàn cảnh nào cũng không trao trang thiết bị hay vũ khí cho FIC (Đông Dương thuộc Pháp). Lương thực và thuốc men có thể được cung cấp trên cơ sở nhân đạo nhưng điều đó không thể hiện rằng chúng ta nên tiếp tế cho họ. OSS có thể làm hết khả năng của mình tại FLC chỉ vì những mục đích tình báo và có thể chỉ đưa đến đó những trang thiết bị và vũ khí cần thiết để bảo vệ các đơn vị của nó, không tiến hành hoạt động phá hoại".
Ngày 7 tháng 3 năm 1945, tướng Wedemeyer nhận thông tin bổ sung về chính sách liên quan đến thuộc địa Pháp khi ông và Patrick Hurley, đại sứ Mỹ tại Trung Quốc, tiếp kiến Roosevelt. Cả hai ông ra về với "những chỉ thị rõ ràng về những gì họ không thể làm tại Đông Dương". Tuy nhiên những gì họ có thể làm lại vẫn mơ hồ. Nhà sử học Stein Tonnesson đã đặt ra một câu hỏi khó: "Có nên đổ chuyện này chỉ cho điều kiện sức khoẻ yếu của Roosevelt không, hay Tổng thống đã cố ý giành thế chủ động ở Đông Dương cho Nhật? Vì mục đích của Roosevelt là đặt Đông Dương dưới sự uỷ trị quốc tế nên phải cám dỗ để Nhật làm cái việc thủ tiêu chế độ thuộc địa".
Câu hỏi liệu Roosevelt có cố ý giành "thế chủ động" cho Nhật hay không sẽ vẫn còn để ngỏ cho các phỏng đoán. Nhưng bất chấp ý định của Roosevelt, trên thực tế, những hành động của ông đã bật đèn xanh cho Nhật loại bỏ quyền lực của Pháp. Dĩ nhiên việc Chennault hiểu chính sách về Đông Dương của tổng thống như đã chỉ thị cho ông qua các mệnh lệnh đến từ Wedemeyer đã đem đến cho ông một vài lựa chọn đối với người Pháp, cốt lõi là cứ để họ cuốn theo chiều gió. "Tôi đã thi hành triệt các mệnh lệnh", Chennault nhớ lại, "nhưng tôi không thích ý tưởng để mặc người Pháp bị tàn sát trong rừng khi tôi chính thức bị buộc phải làm ngơ trước hoàn cảnh khó khăn của họ". Ông kết luận, "Chính phủ Mỹ muốn thấy người Pháp bị tống cổ khỏi Đông Dương bằng vũ lực có thế vấn đề tách họ khỏi thuộc địa sau chiến tranh mới dễ dàng hơn". Tuy nhiên, cho dù người Pháp không nhận được viện trợ của Mỹ như hy vọng, nhưng không phải là họ không có lựa chọn. Tầu thuỷ và máy bay vận tải Mỹ tránh người Pháp, nhưng hàng viện trợ của Anh từ Calcutta đã đến tay một số lính Pháp chạy nạn. Các chuyến tiếp tế đường không đã thả xuống nào súng, nào lựu đạn và súng cối. Cho dù rõ ràng dây là hàng tâm lý, nhưng những chuyến thả dù hoá ra lại có rất ít giá trị đối với vài người sống sót, bởi sức lực đã giảm sút nên họ buộc phải bỏ bớt gánh nặng đang cõng trên lưng mình. Những người khác có thể trong điều kiện chiến đấu tốt hơn lại phải từ bỏ lối đánh du kích vì thiếu trang bị.
Lúc đầu OSS đã lên kế hoạch viện trợ cho tàn quân Kháng chiến Pháp. Ngày 12 tháng 3 năm 1945, "Đội du kích" do thiếu tá John W. Summers đứng đầu đã được cảnh báo về nhiệm vụ gần Móng Cái, trên bờ biển phía bắc Việt Nam.
Trung uý Robert Ettinger của OSS được điều đến đội này để thực thi công tác đặc biệt của SI. Năm người (không bao gồm Ettinger) phải tổ chức và trang bị cho "bất kỳ lực lượng nào của Kháng chiến Pháp trong vùng" và thực hiện "hoạt động SO thông thường và công tác phá hoại". Mặc dù việc này bề ngoài có vẻ vi phạm chỉ thị trước đó của Wedemeyer, nhưng có thể giải thích nhiệm vụ của Summers là tuần tra theo chỉ thị ngày 20 tháng 3: cho phép OSS cung cấp viện trợ quân sự "dưới dạng hàng quân nhu và / hay các quân nhân do Mỹ kiểm soát cho bất kỳ hay tất cả các nhóm chống Nhật".
Sứ mạng đầu tiên đó của Summers kết thúc như một số sứ mạng "mới" được Đội du kích thực hiện tại Việt Nam từ 12 tháng 3 đến 23 tháng 4. Cuối cùng, ngày 24 tháng 4, những thành viên trong nhóm Summers đã lọt vào Đông Dương thuộc Pháp. Summers ghi lại một số quan ngại về những gì họ có thể phát hiện ra trên mặt đất: "Toàn bộ thời gian từ 12 tháng 3 quân Nhật đã và đang tiến vững chắc về phía Bắc và Tây Bắc và chúng tôi càng lúc càng thiếu tự tin về chính thực trạng tình hình lúc đó". Trong lúc đổ bộ và định vị đám tàn quân đang rút chạy, Đội du kích đã báo cáo về tình hình của người Pháp như sau:
Lực lượng Pháp mà chúng tôi thấy không muốn chiến đâu thêm và chúng tôi chỉ đang cố tiến về phía Trung Quốc bằng hết khả năng của mình. Họ chỉ mang theo những trang bị thiết yếu. Một số súng cacbin Mỹ mà họ nói được người Anh thả dù xuồng. Họ cho biết đã nhận được khá nhiều vũ khí hạng nhẹ và đạn được từ người Anh nhưng đã phá huỷ chúng. Không ai trong chúng tôi nhớ đã thấy một người Pháp bị thương. Không một người Pháp nào chúng tôi gặp hay nói chuyện cùng có huy hiệu Nhật, trang bị hay quà lưu niệm… Ấn tượng của chúng tôi là trên thực tế người Pháp đã chiến đấu rất ít. Không người Pháp nào có thể nói cho chúng tôi vê địa điểm họ đã quyết chiến. Chúng tôi cho rằng chiến đấu ở đây chủ yếu chỉ là giao tranh của quân cản hậu khi những đội tuần tra dẫn đầu của Nhật đuổi kịp những người Pháp đang chạy trốn… ý kiến của chúng tôi, đó chỉ là cảm giác chúng tôi nhận được khi nói chuyện với các sĩ quan Pháp, là họ chỉ muốn thoát khỏi FIC để đến Trung Quốc và cố lấy lòng chính phủ Pháp hiện hành… Từ những gì chúng tôi chứng kiến, các quan chức Mỹ đã đúng khi không gửi viện trợ cho Pháp vì hầu như họ sẽ chỉ phá huỷ chúng như đã làm với hầu hết những trang bị mà người Anh gửi đến.
Người Pháp tiếp tục kéo về biên giới Trung Quốc và để 5 người của nhóm Summers cản hậu cho họ. Sáng ngày 28 tháng 4, một nhóm lính Nhật ước chừng 65 người, đã tấn công. May thay, toàn bộ thành viên của Đội đu kích đã thoát khỏi vòng vây, nhưng nhiệm vụ thu thập tin tức tình báo của họ tại Đông Dương đã bất ngờ kết thúc.
Kinh nghiệm của trung uý Ettinger rất khác với kinh nghiệm của Đội du kích. Mặc dù OSS lúc đầu đã phái Ettinger đến với nhóm của Summers, nhưng anh ta đã đi riêng đến Đông Dương thuộc Pháp, nhập vào lực lượng của Sabattier tại Điện Biên Phủ ngày 28 tháng 3. Ettinger, một người Mỹ gốc Pháp, tham gia đội quân của Sebattier khi họ bắt đầu chuyến đi gian khổ qua Bắc Kỳ để đến Trung Quốc. Ngày 29 tháng 3, tổng hành dinh OSS tại Côn Minh nhận được những bức điện đầu tiên của Ettinger với nội dung người Pháp "vô cùng nguy khốn" và anh ta đã phải "đổi chỗ ba lần trong vòng 24 giờ để tránh bị bắt". Từ 29 tháng 3 đến 4 tháng 4 Ettinger đã gửi tin tình báo về sở chỉ huy mặt trận và Không đoàn 14 yêu cầu "thực hiện các phi vụ ném bom". Đáp lại yêu cầu của Ettinger, câu trả lời là tướng Chennault đã "được phép oanh tạc đội hình kẻ thù Nhật Bản dọc theo phòng tuyến Pháp".
Đúng như sẽ thấy, kinh nghiệm với đội quân của Sabattier là quan trọng nhất trong phương châm phối hợp thường gây tranh cãi giữa trung uý Ettinger và người Pháp đối với Đông Dương.
Tuy nhiên, cả công tác của Ettinger với Sabattier và sự lưu lại ngắn ngủi ở miền Bắc Việt Nam của Đội du kích đều không thoả mãn được nhu cầu tin tình báo của Mỹ về quân Nhật ở Đông Dương. Với tư cách là cơ quan thu thập tin tức chủ yếu trong khu vực cho Mỹ, bây giờ hơn lúc nào hết OSS cần những nguồn tin đáng tin cậy. Trước khi xảy ra đảo chính, OSS đã cố gắng giành được một vị trí trong mạng lưới thu thập tin tình báo trong vùng hay thậm chí còn tốt hơn, thiết lập mạng lưới của riêng mình. Nhưng OSS đã thất bại trong nỗ lực đưa GBT vào vòng kiểm soát của nó và không thành công trong tạo lập được mối quan hệ công tác vững bền với người Pháp tại khu vực này.
Trong khi OSS cố mở rộng những khả năng lựa chọn của nó thì giác thư ngày 1 tháng 3 của trung tá Paul Helliwell, người đứng đầu SI của OSS tại mặt trận Trung Quốc, gửi Wedemeyer đã mở ra một khả năng khác. Helliwell viết:
Như ngài biết, bên cạnh người Pháp, nhưng người hợp tác trong chừng mực nhiều hay ít khi tình hình đang tiên triển, còn có một số nhóm cách mạng bản xứ có nhưng mối liên hệ và điểm mạnh khác nhau ở khắp nơi. Thực ra tất cả đều chống Pháp cũng như chống Nhật. Nhiều nhóm trong số đó đã cố liên lạc với tổ chức này để bán thông tin hay làm công tác MO để đền đáp lại số tiền ứng trước hay, trong một số trường hợp, vũ khí và đạn được.
Helliwell tin rằng tính thời điểm cho các hoạt động của OSS có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Ông phát biểu: "Tôi có lý do để tin rằng Phái bộ Quân sự Pháp có phần bi quan về những hoạt động của GBT, và nếu họ bất ngờ kiểm soát chặt chẽ chúng thì chúng ta có thể thấy việc đưa tin còn hạn chế của chúng ta lúc này về FIC sẽ bị xoá sổ. Bởi vậy tôi cảm thấy việc chúng ta phải tác động trực tiếp đến những hoạt động của OSS tại nước này là rất quan trọng". Helliwell tin tưởng rõ ràng rằng OSS cần một mạng lưới do Mỹ chỉ đạo thay vì phải dựa vào những mạng lưới khác để chia sẻ thông tin. Để thực hiện điều đó, ông yêu cầu những chỉ thị đặc biệt từ Tổng hành dinh mặt trận về việc sử dụng các điệp viên bản xứ. Đặc biệt ông muốn biết: "Chúng tôi có thể quan hệ với người bản xứ hay các nhóm cách mạng đến mức nào để có được thông tin và nơi ẩn nấp cho các điệp viên của chúng ta?" Và ngoài ra, "Trong trường hợp chúng tôi có quan hệ với những nhóm bản xứ này thì chúng tôi có được phép cung cấp cho họ vũ khí và các đồ quân nhu khác hay không, hay chỉ giới hạn trong việc trả tiền cho họ?". Ông nhấn mạnh rằng OSS đang "lưỡng lự" với "các nhóm bản xứ" và không thể tiến lên nếu thiếu chỉ thị từ tổng hành dinh mặt trận.
Sự cấp bách mà Helliwell ám chỉ trong thư báo cáo của mình đã bị làm cho trầm trọng hơn 8 ngày sau đó bởi cuộc đảo chính của Nhật. Những sự kiện ngày 9 tháng 3 đã làm thay đổi tình hình đối với tất cả những người liên quan, tất nhiên cả với những cường quốc liên quan đến chiến tranh thế giới: Mỹ, Pháp và Nhật. Người Mỹ, chí ít là tạm thời, đã nếm mùi thiếu thông tin về những vấn đề như thời tiết, quân Nhật và sự di chuyển của tầu bè. Pháp mất không chỉ thuộc địa mà còn cả vị thế trong mắt những thần dân thuộc địa của mình. Sau ngày 9 tháng 3 Nhật tăng thêm trách nhiệm trong quản lý - hay ít ra là trong giám sát chính quyền Đông Dương. Tuy nhiên, thay đổi quan trọng nhất đến sau Chiến dịch MEIGO không làm liên luỵ đến mối quan hệ Pháp - Nhật hay ảnh hưởng nghiêm trọng đến nỗ lực chiến tranh. Với đảo chính, Việt Nam và Nhật bước vào một giai đoạn mới trong quan hệ của họ, một giai đoạn sẽ hoàn toàn thay đổi động lực của tình hình.
Trong lúc lên kế hoạch đảo chính, giới quân sự Nhật và chính quyền dân sự thường xuyên bất đồng - về thời gian, về quan hệ của họ với Pháp, và quan trọng hơn cả là về chính sách phải được theo đuổi liên quan đến "vương quốc" Đông Dương. Các thành viên Bộ ngoại giao Nhật, đặc biệt là Bộ trưởng Bộ ngoại giao Shigemitsu, muốn tuyên bố vương quốc độc lập trước bất kỳ hành động quân sự nào chống lại Pháp. Những bức điện được Ultra giải mã trong tháng 2 năm 1945 cho thấy rằng Shigemitsu đã "bảo vệ" vấn đề chủ quyền đối với Đông Dương và rằng "ý kiến của Bộ Ngoại giao về vấn đề độc lập ít ra một phần cũng được quy cho nỗi lo sợ chọc giận nước Nga Xô Viết". Một bức điện khác được Ultra giải mã đã cho thấy chính xác hơn thực chất những quan tâm của Nhật. Trong 4 điểm của nó, bức điện đã trình bày một lý lẽ có cơ sở cho phép Đông Dương độc lập càng sớm càng tốt:
Nước Nga đã gọi Nhật là kẻ xâm lược;
Thời gian khai mạc Hội nghị San Francisco là 25 tháng 4 tại đây các nước Đồng Minh được cho là tiếp tục tác động tới một đặc trưng dành cho Liên Hợp Quốc và trình bày chính sách về Đông Dương.
De Gaulle đã chuẩn bị công nhận chính phủ tự trị Đông Dương.
Đảng Cộng sản địa phương đang gia tăng thanh thế tại Đông Dương phản đối Nhật hất cẳng Pháp và chủ trương độc lập dân tộc thực sự.
Tuy nhiên, quân đội Nhật không đồng ý với đánh giá của Bộ Ngoại giao và cho là "hoàn toàn cần thiết phải xử lý lực lượng Đông Dương thuộc Pháp trước khi tiến hành thêm bất kỳ hành động nào". Ngoài ra, đòi hỏi của Shigemitsu rằng một trong những mục tiêu của đảo chính cần phải là minzoku kaihoo (giải phóng con người) cũng gặp phải phản đối dữ dội trong các giới chức cao cấp của quân đội và chính phủ. Tại Hội nghị Ban chỉ huy Chiến tranh Tối cao, Shigemitsu nhấn mạnh rằng minzoku kaihoo có vẻ hợp với người Liên Xô hơn là "lý do tự vệ của Nhật" để lấy cớ tiến hành Chiến dịch MEIGO và chắc chắn sẽ làm "hài lòng" Liên Xô. Các thành viên khác của hội nghị đã bày tỏ sự dè đặt nghiêm trọng vì lo ngại rằng tư tưởng minzoku kaihoo sẽ có nguy cơ chuyển cuộc đảo chính sang "chiến tranh sắc tộc". Mỉa mai thay, theo Stein Tonnesson, ở đây có "sự tương đồng rõ rệt" giữa thái độ của Bộ trưởng ngoại giao Shigemitsu và Roosevelt. Cả hai ông đều cực lực chỉ trích chế độ thực dân Pháp và lời Roosevelt kết án sự thống trị của Pháp nghe rất giống với của Shigemitsu - mặc dù không ai trong hai ông đánh giá cao việc so sánh. Roosevelt mô tả ách thống trị của Pháp là "bòn rút" người dân Đông Dương, và ông tuyên bố nhân dân Đông Dương "có quyền được hưởng những gì tốt đẹp hơn thế", trong khi đó Shigemitsu gọi chính sách của thực dân Pháp là "cực kỳ phản động". Cả Roosevelt và Shigemitsu đều "cảm thấy rằng thời của chủ nghĩa thực dân châu Âu đã hết và muốn giành được sự mến mộ trong các dân tộc châu Á bằng cách góp phần vào công cuộc giải phóng họ. Cả hai đều đã hết sức nỗ lực thuyết phục các chỉ huy quân đội của đất nước mình rằng nên làm gì đó nhằm chấm dứt ách thống trị phản động của Pháp". Roosevelt qua dời trước khi chiến tranh kết thúc và không có gì từ kế hoạch uỷ trị của ông đến được với Đông Dương thuộc Pháp. Có lẽ Shigemitsu là người may mắn hơn. Mặc dù ngài Bộ trưởng ngoại giao thua trong cuộc tranh luận và độc lập không đến trước Chiến dịch MEIGO, nhưng Nhật Bản có thể ban cho Đông Dương "độc lập" trước khi kết thúc chiến tranh Thái Bình Dương. Shigemitsu nhớ rằng "đó là phần cơ bản trong chính sách G.E.A mới (Đại Đông Á) của Nhật", rằng nếu quân đội Nhật, vì an ninh của chính mình, lật đổ được chính quyền Pháp thì khát vọng chủng tộc phải được công nhận và một chính phủ độc lập phải được thành lập". Thật vậy, nhà sử học Kiyoko Kurusu Nitz đã thấy rằng "những sĩ quan và chỉ huy cao cấp ở Đông Dương dường như đã thuyết phục chính mình rằng họ đang hành động vì lợi ích của nhân dân Đông Dương cũng như Nhật Bản. Họ nóng lòng chờ đợi ngày có thể hoàn toàn hiến thân mình cho đại nghĩa và giúp đỡ người dân Đông Dương". Thật ra, trong tuần cuối cùng trước đảo chính Nhật tiếp tục xác nhận mối quan tâm của họ về hạnh phúc của nhân dân Đông Dương. Ngài Bộ trưởng ngoại giao đã phát hành tuyên cáo của mình cho đại sứ Nhật tại Sài Gòn, nêu rõ:
Hiển nhiên là đế quốc của chúng ta không có mưu đồ lãnh thổ hay bất cứ thứ gì về Đông Dương, và do đó có thể tuyên bố rằng nó sẽ không khước từ bất kỳ khoản trợ giúp nào cho nhân dân Đông Dương, những người đang cố bảo vệ giang sơn của mình trước những thế lực hung bạo ở Đông Á và rằng nó mong muốn người dân Đông Dương, những người từ bao đời nay bị áp bức biến ước mơ độc lập thành hiện thực và để đạt được mục đích đó nó sẽ báo đáp mọi sự giúp đỡ có thể trên cơ sở Khối Thịnh Vượng Chung Đại Đông Á.
Trong khi tán thành đề nghị giúp đỡ nhân dân Đông Dương, Nhật vẫn duy trì quan điểm thực tế - độc lập cho từng khu vực của Đông Dương sẽ được quyết định trên cơ sở "riêng rẽ" và chỉ "tới mức chúng không cản trở các chiến dịch quân sự".
Tại Huế, Yasutai, một cơ quan bí mật nhỏ kiểm soát công tác tình báo cho Nhật, chịu trách nhiệm về Chiến dịch MEIGO và "giải cứu" Hoàng đế Bảo Đại cùng vợ ông ta khỏi tay chính quyền Pháp. Vợ chồng ông hoàng bị nhận diện và cầm giữ trên đường về nhà từ một chuyến đi săn và được đưa "trở lại hoàng cung an toàn". Người Nhật "dường như lo ngại rằng Bảo Đại có thể bị đưa đi bởi các nhóm khác và sau đó sẽ lập ra một tổ chức hùng mạnh chống Nhật với ông ta là nhà lãnh đạo tượng trưng của quốc gia". Tất nhiên Nhật không hề muốn điều đó xảy ra. Với việc hoàng đế "an toàn" ngoài tầm tay người Pháp, họ cổ vũ ông ta tuyên bố "độc lập cho An Nam", bao gồm cả Bắc và Trung Kỳ, nhưng không có thuộc địa sinh lợi cao ở miền Nam, Nam Kỳ. Việc này làm ngạc nhiên nhiều người Việt chống Nhật. Họ hy vọng chú của Bảo Đại hoàng thân Cường Để, sẽ được mời lên ngai vàng. Những người Việt Nam theo phong trào đòi độc lập liên minh với Nhật phản đối việc chọn Bảo Đại và buộc tội ông ta phục vụ cho Pháp. Tuy đòi hỏi này có thể đúng, nhưng những người ủng hộ Bảo Đại cũng có thể chống lại bằng cách kết tội Cường Để phục vụ cho những ông chủ Nhật của mình.
Ông hoàng Cường Để, "người dẫn đầu cuộc đua không chính đáng giành ngôi báu", đã di cư sang Nhật từ đầu những năm 1900. Quan hệ của ông ta với Nhật trên thực tế là độc nhất vô nhị. Khi ở Tokyo, ông ta được cho là đã nhận một cậu bé Việt Nam sinh tại Nhật làm con nuôi. Gã con nuôi này sau đó đã "trở thành đại tá Sibata trong quân đội Nhật" và là một trong số những nhà lãnh đạo cuộc xâm lược Đông Dương của Nhật. Tại xứ Mặt trời mọc, Cường Để đảm dương cương vị lãnh đạo Việt Nam Quang Phục Hội theo lời mời của nhà ái quốc Việt Nam Phan Bội Châu. Quang phục Hội do Phan Bội Châu thành lập năm 1912 với tư cách là một "phong trào dân tộc ủng hộ chế độ quân chủ" và trở thành "tổ chức cơ bản thân Nhật của người Việt Nam" trong Chiến tranh thế giới thứ II. Năm 1943 kempeitai sử dụng Quang phục Hội để mộ lính cho lực lượng quân đội bù nhìn của họ. Nếu thực sự con nuôi của Cường Để là đại tá trong quân đội Nhật, thì nhiệm vụ này có thể rất dễ dàng. Vào giữa năm 1944 tình báo OSS báo cáo rằng Cường Để có 7 thuộc hạ cùng ông ta ở Nhật và hơn 50 thuộc hạ khác ở Đài Loan.
Bên cạnh tiềm lực, Cường Để cũng có những bất lợi dễ nhận thấy: ông ta đã già và sống xa tổ quốc hầu hết thời trai trẻ. Hy vọng giành được sự ủng hộ của nhân dân và sự ổn định cho tân chính quyền "độc lập" của Bảo Đại, Nhật quyết định không không đưa Cường Để từ Tokyo về An Nam trong tháng 3 năm 1945 vì cảm thấy "nguy cơ bùng nổ tình trạng bất ổn ở địa phương".
Trong khi đó tại Việt Nam, những nhân vật cầm quyền khác cũng được "khích lệ" tuyên bố "độc lập" cho vương quốc của họ. Những kẻ được gọi là cố vấn Nhật đã đề nghị "hướng dẫn bí mật" cho quốc vương Lào và Campuchia như họ đã làm với Hoàng đế Bảo Đại. Trong mỗi trường hợp, cố vấn Nhật đến thăm nhà lãnh đạo và tặng ông ta "bản tuyên ngôn độc lập" kèm theo tuyên bố sau: "Chúng tôi không hề ép buộc trong vấn đề này (tuyên bố độc lập) nhưng chấp thuận sẽ giảm tối đa đầu rơi máu chảy". Chẳng có gì ngạc nhiên, không lâu sau những chuyến viếng thăm của các "cố vấn", tất cả các vùng lãnh thổ đều ra tuyên bố. Ngày 13 tháng 3 năm 1945, Quốc vương Norodom Sihanouk tuyên bố Campuchia độc lập. Ba tuần sau, Vua Sisavang Vong tuyên bố Lào thoát khỏi ách thống trị của Pháp. Sau hai tuyên bố này, ngày 11 tháng 3 đến lượt tuyên bố của Bảo Đại, chấm dứt hơn 70 năm thống trị của thực dân Pháp.
Tại Việt Nam, mặc dù chính quyền Bảo Đại bị phỉ nhổ ở khắp nơi không hơn gì một chế độ bù nhìn, nhưng vài tháng tồn tại của nó dưới cái ô của Nhật lại khá quan trọng. Với việc thành lập chính quyền địa phương, cái tên "Việt Nam" đã quay trở lại. Trong tuyên bố độc lập, Bảo Đại đã bãi bỏ hiệp ước bảo hộ Pháp - An Nam và tuyên bố rằng Chính phủ Việt Nam "giành lại quyền độc lập của mình". Từ nay về sau, những thuật ngữ của người Pháp như "An Nam" sẽ được thay bằng "Việt Nam" và "người Việt Nam" sẽ thay cho người An Nam", cái tên trong một thời gian dài được xem như một điều xúc phạm. Hành động đơn giản này, một trong số rất ít thành tích của Bảo Đại, báo hiệu cảm giác đã được thức tỉnh của ông ta về tư thế của dân tộc Việt Nam.
Tuy nhiên, phải thừa nhận là mặc dù Bảo Đại từ chối phụ thuộc vào Pháp, nhưng ông ta lại chấp nhận phụ thuộc vào Nhật. Cách nhận thức này đã làm suy yếu nghiêm trọng uy tín của triều đình. Thông điệp độc lập của Bảo Đại không cái thiện được tình hình. Ông ta tuyên bố:
Đông Dương sẽ cố phát triển mình để xứng đáng với vị thế là một quốc gia độc Lập. Theo tuyên bố của Khối Đại Đông Á, Đông Dương là một bộ phận của khối này, bởi vậy nó phái tập hợp sức mạnh của mình để giúp cho sự thịnh vượng chung. Hoàn toàn tin tưởng vào sự chân thành của đế quốc Nhật Bản, Chính phủ Đỏng Dương đã quyết định hợp tác với Nhật và nguyện hiên dâng tất cả của cải của quốc gia để phân đấu cho mục đích chung.
Trong nghiên cứu chính quyền Bảo Đại, học giả Bùi Minh Dung đã đi đến kết luận rằng đối với Bảo Đại, "ngay cả một nền độc lập trên danh nghĩa cũng có thể tận dụng được nhiều hơn là không có độc lập". Trong cuốn hồi ký xuất bản năm 1980, Bảo Đại quả quyết rằng ông ta "chấp nhận độc lập" mà không hề tin tưởng vào mỹ từ của GEACPS.
Có lẽ không ai nhận ra thực tế của tình hình hơn chính người Nhật. Mặc dù họ dự định sử dụng tân chính phủ cho tình trạng tài chính của Đế quốc Mặt trời mọc, nhưng cố vấn cấp cao Yokoyama Masayuki và những người khác đã kết luận rằng họ phải phục hồi hình ảnh của Bảo Đại để làm cho ông ta có vẻ là một nhà lãnh đạo Việt Nam hơn là một con rối của Nhật Bản.
Người Nhật, ở một giới hạn nào đó, đang chuẩn bị cho khả năng xâm lược của Đồng Minh. Ngày 12 tháng 3, các nhà ngoại giao và quan chức quân sự Nhật nhóm họp tại Băng Cốc đã thông báo "Chính sách khẩn cấp cho Burma, Thái Lan và Đông Dương" cho Tokyo bằng điện tín. "Để đối phó với những tình huống xấu nhất", bức điện viết, "chúng tôi lên kế hoạch cổ vũ càng nhiều càng tốt những cuộc nổi dậy của các sắc tộc địa phương khác nhau và biến khu vực này thành cơ sở chiến đấu vòng ngoài ở mức độ tối đa, qua đó làm giảm đi gánh nặng phòng thủ của chính chúng ta. Đến lúc đó, chúng ta phải tăng cường nỗ lực để kiểm soát thái độ tinh thần của các sắc dân địa phương và khơi dậy tình cảm thân Nhật". Mặc dù Bảo Đại bấy giờ là người đứng đầu không bị tranh chấp của triều đình trong một "quốc gia" mới, nhưng Nhật đã khuyến khích ông ta lập ra một tân nội các với Trần Trọng Kim được họ chọn cho vị trí thủ tướng. Dù Trần Trọng Kim được "khắp nơi tôn trọng vì sự uyên bác của ông ta và cách thức mà ông ta quản lý các trường công ở Hà Nội", nhưng Kim vẫn còn quá ít kinh nghiệm chính trường. Nổi tiếng vì ý thức dân tộc, nếu ở vào thời kỳ khác và một nơi khác có lẽ ông ta trưởng thành được trong vị trí của mình, tuy nhiên, tháng 3 năm 1945 Trần Trọng Kim đã phải đối mặt với tình thế cực kỳ khó khăn. Người ta nói, Hoàng đế Bảo Đại đã bảo Kim, "trước đây chúng ta bị phụ thuộc. Bây giờ chúng ta đang có cơ hội, dẫu rằng chưa được độc lập hoàn toàn. Nhưng chúng ta cần chứng tỏ mình có đủ tư cách được hưởng độc lập. Nếu chúng ta thất bại trong việc thành lập nội các thì người Nhật sẽ nói rằng chúng ta không có năng lực và chắc chắn họ sẽ thiết lập sự cai trị bằng quân sự, điều đó sẽ rất bất lợi cho đất nước chúng ta".
Dù chỉ duy trì độc lập trên danh nghĩa nhưng chính phủ của Trần Trọng Kim đã có bước đi quan trọng đầu tiên hướng về một nước Việt Nam độc lập, trong đó có Việt Nam hoá một phần chính quyền thuộc địa Pháp, đàm phán chính thức hợp nhất lãnh thổ đất nước bao gồm Nam Kỳ là một bộ phận của Việt Nam, khuyến khích sự tham gia của các đảng phái chính trị, tiến hành cải cách giáo dục và nâng tiếng Việt lên thành ngôn ngữ chính thức được sử dụng trong nhà trường và công sở. Trong thời gian tồn tại của chính phủ Trần Trọng Kim, sự tham gia của quần chúng vào tất cả các loại hình hội họp, dù là chính trị, văn hoá hay tôn giáo, đều được khuyến khích - đây là một thay đổi lớn lao xét về việc hạn chế hà khắc những cuộc tụ họp dưới thời Pháp thuộc. Mặc dù Nhật đã cho phép những cải cách tương đối có mức độ nhưng dĩ nhiên Trần Trọng Kim hiểu rõ hàm ý trong sự giúp đỡ của Nhật đối với chế độ của ông ta và chấp nhận rằng chính phủ của ông ta sẽ sụp đổ bởi chiến thắng của Đồng Minh. Năm 1949, nhìn lại nhiệm kỳ ngắn ngủi chỉ vỏn vẹn 5 tháng của Kim, đánh giá của ông ta về Nhật trong Chiến tranh thế giới 2 đã không còn tích cực như trước:
Từng là một nước có cùng văn hoá Đông Á nhưng sau đó đã cho phép Âu hoá, Nhật Bản sử dụng những biện pháp hiểm độc để mở rộng sự thống trị của Thiên Hoàng. Trước đó Nhật đã thôn tính lãnh thổ Triều Tiên và Mãn Châu, và sau này lại muốn xâm lược Trung Quốc và các nước châu Á khác bị người châu Âu chiếm đóng. Mặc dù sử dụng các khẩu hiệu như "liên minh và cùng chủng tộc" và nhân danh "giải phóng các dân tộc bị áp bức", mưu đồ đen tối của Nhật và kéo tất cả lợi ích về cho mình. Vì vậy quan điểm chính trị của họ đầy mâu thuẫn. Lời nói của họ không đi đôi với việc làm. Họ sử dụng những mỹ từ nhân đạo để nhử mọi người vào bẫy làm cho họ dễ bề cai trị hơn. Những gì họ làm, trên thực tế chỉ phục vụ lợi ích của chính họ chứ không mảy may vì công lý.
Đối với hầu hết người dân Việt Nam, cuộc sống dưới triều đại mới Bảo Đại - Trần Trọng Kim chẳng khá lên được bao nhiêu. Đại bộ phận viên chức cấp thấp người Pháp và người Việt đã quay lại làm việc sau Chiến dịch MEIGO. Các cơ sở kinh doanh và công sở nơi thành thị mở cửa trở lại và cuộc sống ở cả thành thị lẫn nông thôn tiếp tục trôi đi. Mặc dù đã được "giải phóng", nhưng nhiều người Việt Nam vẫn không có thiện cảm và e ngại Nhật, những kẻ rốt cuộc lại là thế lực áp bức khác. Trên thực tế, Hoàng Xuân Hãn, Bộ trưởng Giáo dục Quốc dân trong chính phủ Trần Trọng Kim, nhớ đã nói với tướng Mordant vào giữa năm 1944 rằng "nhân dân Việt Nam thà được Pháp ban cho độc lập còn hơn là để Nhật làm việc đó".
Tuy nhiên, khi tình hình xảy ra, Nhật đã cơ bản thay đổi thái độ và nhiều người Việt Nam đã nhìn nhận Pháp trên những phương diện mới. Trong tác phẩm viết về gia đình mình có tựa đề Cây liễu kinh thiêng: Bốn thế hệ trong đời một gia đình Việt Nam, Dương Văn Mai Elliott đã gọi lại những trải nghiệm của cha bà vào ngày sau đảo chính. Cha của Elliott, Dương Thiệu Chi, là một viên quan thành đạt làm việc cho chính quyền thực dân Pháp, "chưa bao giờ nghĩ sẽ có lúc một dân tộc châu Á lại có thể đánh đổ người Pháp và thoát khỏi ách thống trị của họ". Dương Thiệu Chi đang dự họp cùng ngài thủ hiến thì công sứ Pháp "ào vào phòng" cho biết quân Nhật đang đuổi theo ông ta và cầu xin được giúp đỡ. Elliott viết rằng trước khi cha bà "có thể bình tĩnh lại do bị sốc khi phải chứng kiến một người Pháp quá khiếp đảm cầu xin cứu giúp", thì một viên đại uý Nhật xuất hiện. Người Nhật cúi chào họ rất lịch sự đoạn tiến thẳng về phía người Pháp". Hai quan chức người Việt "không dám can thiệp" khi viên đại uý "dùng đốc kiếm của y đánh tới tấp vào đầu ngài công sứ pháp".
Cho dù nhiều người rõ ràng đã vui mừng trước cảnh người Pháp bị Nhật làm nhục, nhưng một số như Dương Thiệu Chi cảm thấy rằng vị thế của họ trở nên khó khăn hơn. "Với việc không còn Pháp làm tấm bình phong nữa", Elliott diễn tả, "cha tôi bị đẩy ra mặt đối mặt với họ (người Nhật) ông nhận thấy các viên chức mà ông tiếp xúc đều có giáo dục và nhã nhặn, nhưng cũng rất tàn nhẫn khi cưỡng bức thi hành những yêu sách của họ về lương thực và lao động, đồng thời cũng nhẫn tâm trước những tác động mà những yêu sách đó gây ra cho người Việt Nam".
Lệnh trưng thu liên tục thóc gạo của Nhật tại Việt Nam, kết hợp với những yếu tố khác, đã gây ra nạn đói tồi tệ nhất trong lịch sử Việt Nam hiện đại. Những đòi hỏi quá lớn về gạo của Nhật, sự phá huỷ các tuyến đường sắt và vận tải ven biến do những đợt ném bom của Đồng Minh gây ra, thêm vào đó là nạn lụt dữ dội và những cơn bão có sức tàn phá mạnh đã đẩy nông dân vào cảnh khốn cùng. Bắt đầu từ năm 1941, nạn đói tiếp tục trở nên tồi tệ hơn sau đảo chính. Mặc dù các quan chức Nhật tại Việt Nam đã báo cho Tokyo rằng "tựu chung giá cả không tăng đáng kể và đời sống kinh tế của người dân hầu như không thay đổi", nhưng họ đã không đả động gì đến thực tế đáng sợ của tình hình. Với sự thiếu gạo nghiêm trọng, giá cả đã tăng chóng mặt. Vào thời gian xảy ra đảo chính, giá cả ở Hà Nội đã tăng gấp 5 lần so với 5 năm trước khi Nhật đến Việt Nam. Vì vậy nói rằng "đời sống kinh tế của người dân hầu như không thay đổi" chính xác một cách đau lòng: người Việt vẫn chết hàng ngày vì đói và thiếu đinh dưỡng. Vậy mà, như Elliott mô tả, "hàng ngày các quan chức Nhật vẫn đến để đốc thúc các yêu cầu của họ. Chúng muốn nhiều gạo hơn ngay khi người dân đang chết đói".
Ảnh: Nạn đói năm 1945 cướp đi hàng triệu sinh mạng người Việt Nam (Ảnh do Võ An Ninh chụp), nguồn: (Nguyễn Học)
Khi người Việt khảo sát cuộc sống của họ đầu mùa xuân năm 1945, cuộc sống dường như không tốt hơn dưới thời Pháp thuộc. Người nghèo vẫn hoàn nghèo, nhiều người đã trở nên cơ cực bởi ảnh hưởng của nạn đói vẫn tiếp tục cướp đi mạng sống của những thành viên yếu nhất trong xã hội. lòng dân vẫn tiếp tục phải è cổ nộp thuế thóc gạo - cái giờ đây đã trở nên quý hơn vàng. Họ tiếp tục phải tuân lệnh một tên chủ ngạo mạn và thường tàn bạo. Chỉ có khuôn mặt chủ nhân là thay đổi. Rất ít người trong giai cấp trung lưu hoặc tinh hoa thấy số phận của mình được cải thiện sau đảo chính. Giống như Dương Thiệu Chi, phần lớn quan lại thi hành những chức năng như dưới thời Pháp thuộc. Có rất ít người Việt Nam thân Nhật như vài thành viên của Quang phục Hội - những kẻ kiếm chác được. Thậm chí còn có thể biện luận rằng chính quyền Bảo Đại - Trần Trọng Kim cũng chẳng được lợi lộc gì. Cùng với thất bại của Nhật, những người này được gọi là những kẻ cộng tác và ít người có được một sự nghiệp tiếng tăm tại Việt Nam.
Tất nhiên có những quan điểm khác nhau về đóng góp của chính phủ Trần Trọng Kim và tầm quan trọng của "nền độc lập dưới ách cai trị của Nhật. Vũ Ngư Chiêu kết luận rằng sau đảo chính đã "bùng phát cơn sốt độc lập", khi hai tiếng "độc lập" có một hiệu quả nhiệm mầu làm thay đổi thái độ của tất cả mọi người. Với tư cách là một nhân chứng, ông viện dẫn một tờ báo xuất bản bằng tiếng Việt tại Hà Nội, chủ bút báo này viết: "Chúng ta đang bước vào một giai đoạn lịch sử mới. Việc quân Nhật nổ súng tại đây đêm 9 tháng 3 năm 1945 đã cáo chung cuộc sống nô dịch hoá kéo dài gần một thế kỷ dưới ách thống trị bạo ngược của Pháp. Từ nay trở đi, chúng ta được phép định đoạt cuộc sống đích thực của chính mình". Nhà sử học David Marr kết luận rằng từ tháng 3 đến tháng 9 năm 1945 "nhiệt huyết ái quốc và lòng tận tuỵ tăng cao chưa từng thấy trong lịch sử Việt Nam như thể từng cá nhân và cả dân tộc đã tái sinh". Các báo cáo tình báo năm 1945 xác nhận một quan điểm bi quan hơn: "Hầu hết mọi người", một báo cáo viết, vẫn "hoàn toàn thờ ơ với sự giải phóng mới mẻ của họ, (và) đeo đuổi cùng một loại cuộc sống đã từng được ban cho họ dưới ách thống trị của Pháp. Nhưng những người khác (phần lớn là người An Nam) đã vỡ mộng về mức độ độc lập mà Nhật đưa ra". Có lẽ nhà sử học Bùi Minh Dung đã tổng kết tình hình tốt nhất. "Tại Việt Nam", ông viết, "một chế độ chấp nhận, nhượng bộ hay có được sự tồn tại của nó nhờ sự hiện diện trong nước của quân đội nước ngoài gần như không được đa số người dân xem là độc lập thực sự".
Trong những ngày sau đảo chính, Nhật đàn xếp một cấp độ kiểm soát mới. Người Pháp ở Đông Dương phẫn uất vì sự đối xử của Nhật và thái độ của người Việt mà lâu nay họ vẫn coi không hơn gì đầy tớ. Kháng chiến Pháp, đặc biệt là những kẻ đã tái tập hợp tại Trung Quốc, tìm cách trở lại Việt Nam dưới cờ Đồng Minh và sức mạnh của vũ khí. Người Việt Nam tìm cách thoát khỏi tình trạng cùng khổ, và ở miền Bắc, một vị cứu tinh hợp lý, Việt Minh, dường như đang giành được động lực thúc đẩy tiến trình phát triển. Cuối cùng, người Mỹ tiếp tục tiến hành chiến tranh trên Thái Bình Dương. Nhằm mục đích đó, OSS tại mặt trận Trung Quốc đã tìm một biện pháp mới, hiệu quả để thu thập tin tình báo và hỗ trợ nỗ lực chiến tranh. Harry Bernard và điệp viên OSS Charles Fenn cố tìm những gì còn tồn tại của mạng lưới tình báo GBT và sử dụng mọi biện pháp cần thiết để xây dựng lại mạng lưới này.
Kết quả của cuộc đảo chính do Nhật tiến hành đã buộc cả ba lực lượng cuối cùng - Việt Minh, OSS và GBT sát cánh bên nhau để đánh bại kẻ thù chung và tống cổ chúng ra khỏi Đông Dương. Tuy nhiên, câu hỏi liệu họ có được phép làm thế hay không vẫn còn để ngỏ.
Chú thích:
(1) Đôi khi viết là ULTRA: Tin tức tình báo cấp độ cao từ các nguồn được giải mã.