Liên Mạng VietNam || GiaiTri.com | GiaiTriLove.com | GiaiTriChat.com | LoiNhac.com Đăng Nhập | Gia Nhập
Tìm kiếm: Tựa truyện Tác giả Cả hai

   Tìm theo mẫu tự: # A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z Danh sách tác giả    Truyện đã lưu lại (0
Home >> Tôn giáo, Chính Trị >> OSS VÀ HỒ CHÍ MINH

  Cùng một tác giả
Không có truyện nào


  Tìm truyện theo thể loại

  Tìm kiếm

Xin điền tựa đề hoặc tác giả cần tìm vào ô này

  Liệt kê truyện theo chủ đề

  Liệt kê truyện theo tác giả
Số lần xem: 16079 |  Bình chọn:   |    Lưu lại   ||     Khổ chữ: [ 1, 2, 3

OSS VÀ HỒ CHÍ MINH
DIXEE R. BARTHOLOMEW-FEIS

Lời giới thiệu

Những vụ nổ làm rung chuyển Trân Châu Cảng ngày 7 tháng 12 năm 1941 đã dẫn đến những thay đổi to lớn trên toàn thế giới. Cuộc tấn công của Nhật Bản đã kéo nước Mỹ vào vòng chiến bên cạnh Anh, Liên Xô và Trung quốc trong nỗ lực đánh bại thế lực quân sự Đức, Italia và Nhật Bản. Khi chiến tranh lan rộng ra khắp các mặt trận châu Âu và Thái Bình Dương, rất ít quốc gia tránh được sự tàn phá về kinh tế, quân sự chính trị và xã hội của thảm hoạ này.

Chiến tranh cũng hoà giải các dân tộc và quốc gia có đường hoàng ít nhiều đối nghịch nhau trong thời bình. Một mối quan hệ "bất ngờ" như vậy đã xuất hiện giữa người Mỹ và người Việt Nam (lúc đó được biết đến với cái tên An Nam hay Đông Dương). Người Việt Nam sống mòn mỏi dưới ách thống trị thực dân nhiều thập kỷ ở Đông Nam Á như một phần Đông Dương thuộc Pháp bao gồm Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ, Lào và Campuchia.

Các mối quan hệ giữa Việt Nam và Mỹ còn có nhiều thăng trầm, và cuối cùng đẫn đến một cuộc chiến tranh khác gần 20 năm sau. Nhưng vào năm 1941, không có người Mỹ và người Việt Nam nào dự cảm dược tương lai này. Trên thực tế, khi người Mỹ còn đang choáng váng vì cuộc tấn công Trân Châu Cảng và mới chỉ bắt đầu sẵn sàng cho cuộc chiến lâu dài phía trước, thì một số người Việt Nam đã phân tích việc nước Mỹ tham chiến có thể có ý nghĩa đối với họ và với cuộc đấu tranh vì tự do, thoát khỏi ách thực dân của họ: "Chúng ta phải ngăn ngừa ảo tưởng rằng Tưởng Giới Thạch và quân Anh - Mỹ sẽ mang lại tự do cho chúng ta", Tổng bí thư Đảng cộng sản Đông Dương Trường Chinh lên tiếng cảnh báo. "Trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của chúng ta", ông nói tiếp, "rõ ràng chúng ta phải tìm kiếm các đồng minh - cho dù họ chỉ là nhất thời, dao động, hay có điều kiện - nhưng cuộc đấu tranh này phải là thành quả của những nỗ lực của chính chúng ta". Là một người cộng sản cứng rắn, hẳn ông sẽ hết sức ngạc nhiên khi biết rằng một trong những nhà tư bản nổi bật nhất ở Mỹ, luật sư triệu phú William J. Donovan, người sau đó đứng đầu một tổ chức sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc "giới thiệu" hai quốc gia, cũng đồng chia sẻ triết lý tranh thủ các đồng minh.

Donovan, giám đốc Cơ quan Tình báo Chiến lược (OSS), một cơ quan thời chiến trong quân đội Mỹ thực thi các chiến dịch tình báo và phản gián, còn nhận ra sự cần thiết sử dụng đồng minh trên diện rộng - dù là "nhất thời, dao động, hay có điều kiện". Mặc dù chính ông chống đối chủ nghĩa cộng sản, nhưng trong suốt cuộc chiến, OSS của Donovan đã sát cánh cùng tổ chức bí mật của những người cộng sản trên khắp châu Âu. "OSS không phải là một tổ chức hoạch định chính sách, Donovan nhiều lần nhấn mạnh, và với nước Nga là một đồng minh cùng tham chiến, nhiệm vụ của ông là hợp tác trong mục tiêu chung - đánh bại phe Trục trong thời gian ngắn nhất có thể!". Những suy xét tương tự được các đặc vụ của Donovan tuân thủ triệt để khi hoạt động vời những người cộng sản ở châu Á, vì đôi khi họ là những người hiểu rõ nhất tình hình chính trị và quân sự trong khu vực. Nói một cách đơn giản, sứ mạng của OSS tại châu Á là nhằm đánh bại phát xít Nhật và chấm dứt sự áp bức tàn bạo của Khối Thịnh vượng chung Đại Đông Á. Và điều đó có nghĩa là, cần phải có sự hiện diện của tình báo quân đội Mỹ tại Việt Nam lúc đó đang bị Nhật Bản chiếm đóng, một khu vực nằm ngoài những quan tâm của Mỹ thời kỳ trước chiến tranh nhưng lại đặc biệt quan trọng bởi nằm kề cả Trung Quốc và đảo quốc Nhật Bản.

Do đó các nhân viên OSS buộc phải tuyển mộ đặc tình, sau đó là các nhóm vũ trang quân sự dưới sự bảo trợ của OSS rồi phái họ trở lại khu vực này. Vì vậy dường lối của hai dân tộc gặp nhau trong một thời khắc ngắn ngủi - một thời khắc vừa nguy hiểm lại vừa đầy hứa hẹn đối với tương lai của cả hai nước.

Trong ba năm tồn tại ngắn ngủi của mình, tổ chức OSS đã tham gia nhiều chiến dịch và hoạt động tình báo bí mật, đã tuyển mộ cả nam lẫn nữ phù hợp với những nhiệm vụ của nó. Edmond Taylor, một cựu thành viên của OSS, đã bày tỏ quan điểm của mình về nhân tố căn bản đằng sau tổ chức này: "Tôi nghĩ Donovan đã hy vọng chứng minh qua OSS rằng, như thường lệ nguồn dự trữ chưa được khai thác của lòng dũng cảm của con người, tài nguyên và tính năng động của ý chí cá nhân sẽ tạo thành tiền dề của chiến thắng. Vì rằng, trong một thế giới ngày càng được cơ giới hoá, nhân cách vẫn không chỉ là phẩm chất đạo đức mà còn là giá trị chiến lược". Có thể sự có mặt của chính những con người như thế trên lãnh thổ Việt Nam khiến cho tình thế mà họ đổi đầu trở nên quá phức tạp và, đôi khi quá nhiễu loạn đối với họ. Vì những người Mỹ ấy không chỉ chứng kiến sự tàn bạo của quân Nhật mà còn dối mặt với thực tế ảm đạm của chủ nghĩa thực dân Pháp từ viễn cảnh Việt Nam.

Có thể thực tế này đã được tổng kết đầy đủ nhất trong một bài ca Việt Nam nổi tiếng hồi những năm 30: "Đại hoạ thay vì quyền hành bị quân xâm lược Pháp - những kẻ vốn có dã tâm tàn bạo, cướp đoạt. Vô sỉ thay khi bày mâm ra người ta chẳng có gì để ăn ngoài rễ cây và lá; khốn khổ thay khi cầm đũa lên rồi buông tiếng thở dài vì thiếu muối".

Sự mô tả điều kiện thảm khốc và tương lai ảm đạm của hầu hết nông dân ở nông thôn Việt Nam này rõ ràng tố cáo người Pháp - "những kẻ xâm lược man rợ". Thật vậy, hầu hết người Việt Nam nhận được quá ít nhưng lại đau khổ quá nhiều dưới ách thống trị thực dân 50 năm tính đến thời điểm đó. Trong khi người Pháp tâng bốc những thành quả của sứ mạng khai hoá thì tình cảnh của nông dân càng trở nên tồi tệ hơn.

Tuy nhiên, người Pháp, tầng lớp chóp bu người Việt và người Hoa - những kẻ hợp tác với Pháp - được hưởng những thành quả lao động của người nông dân. Những báo cáo của người Việt thời kỳ này như đất đỏ, hồi ký của Trần Tử Bình có nhan đề Hồi ức của một người Việt Nam về cuộc sống tahi đồn điền cao su thuộc địa và Trần Văn Mai Ai gây ra tội ác này? đã làm sáng tỏ điều bài ca khẳng định rằng ách thống trị của Pháp rất hà khắc và rằng trung nông chịu nhiều đau khổ dưới ách thực dân. Nếu là người Pháp thì Nam Kỳ nói chung và Sài Gòn nói riêng thoả mãn hình ảnh ám chỉ danh hiệu "Hòn ngọc Viễn Đông". Nhưng có rất ít người Việt Nam được đắm mình trong vẻ đẹp lộng lẫy của hòn ngọc thuộc Pháp này.

Từ gốc rễ của nỗi thất vọng như vậy, các nhà lãnh đạo và phong trào đòi độc lập Việt Nam nổi lên. Có rất nhiều đối thủ với đủ trào lưu tư tưởng tranh đua lãnh đạo quần chúng bất mãn, kể cả những người theo chủ nghĩa quân chủ thân thật, Việt Nam Quốc dân Đảng (VNQDĐ), các nhóm Mác xít cách mạng, nổi bật nhất là Đảng Cộng sản Đông Dương (ICP) - chính đảng nắm quyền điều khiển Việt Nam Độc lập Đồng minh Hội (còn gọi là Việt Minh), và những nhóm Trotskit ít tiếng tăm hơn. Tất cả đều cố gắng củng cố sức mạnh đối với quan điểm chống Pháp đang lan tràn khắp nổi. Cuối cùng, sau khi loại bỏ Quốc dân Đảng và kết nạp nhiều đối thủ của mình vào hàng ngũ Việt Minh, những người cộng sản đã chiếm ưu thế. Đến năm 1945 Việt Minh bắt đầu thu hút được một số lượng thành viên lớn chưa từng có và rõ ràng đã trở thành lực lượng nổi bật nhất trong các nhóm người Việt đấu tranh giành chính quyền và độc lập. Lúc đó, Việt Minh chủ yếu được nhìn nhận như phong trào chống thực dân, ủng hộ độc lập và có lẽ cả dân tộc chủ nghĩa chứ không như tổ chức cộng sản. Thực tế là lúc đó có rất ít người Việt Nam hiểu chủ nghĩa cộng sản đại diện cho cái gì, nhưng hầu hết đều đau đớn nhận thức được chủ nghĩa thực dân Pháp là gì trong cuộc sống của họ.

Đến cuối năm 1945, Việt Minh dường như đã hiểu rõ hơn bất kỳ chính đảng nào khác cách sử dụng khát vọng mãnh liệt của hầu hết người Việt vào mục đích lật đổ ách thực dân của mình. Nhà sử học Huỳnh Kim Khánh biện luận rằng bí quyết để Việt Minh đứng lên nắm quyền là "kỹ năng phân tích tình thế cách mạng, tổ chức, tuyên truyền, và khả năng lãnh đạo không nghi ngờ gì nữa, cực giỏi đối với tất cả, không có ngoại trừ các đảng phái chính trị Việt Nam". Tuy nhiên, ông Khánh cũng chỉ ra rằng, "những kỹ năng này đã không đem lại kết quả nếu không có thời cơ cách mạng thuận lợi". Một trong số những người đầu tiên hiểu được "thời cơ cách mạng thuận lợi" đến cuối chiến tranh sẽ nổi lên thành nhà lãnh đạo Việt Minh và rồi cuối cùng trở thành người Việt Nam được đánh giá cao nhất trên thế giới.

Sinh năm 1890 tại Nghệ An, một tỉnh có truyền thống cách mạng, phần lớn thời trai trẻ Hồ Chí Minh bôn ba năm châu bốn biển, phải làm đủ nghề lặt vặt và thử nghiệm một loạt triết lý chính trị. Ngay sau khi Chiến tranh thế giới 1 kết thúc, ông, lúc đó có tên Nguyễn Ái Quốc, đi đến kết luận rằng chủ nghĩa cộng sản đã đưa ra những luận cứ rõ ràng nhất chống lại chế độ thuộc địa và một viễn cảnh sáng sủa nhất cho công cuộc thống nhất và điều hành một nước Việt Nam độc lập. Là một nhà văn có bút lực đầy thuyết phục và là một nhà ái quốc mạnh mẽ, ông đã sống phần lớn những năm đầu của cuộc đời hoạt động ở nước ngoài và đã trở về việt Nam thời kỳ đầu Chiến tranh thế giới 2 - thời điểm thích hợp nhất trong lịch sử Việt Nam.

Chiến tranh thế giới 2 đã gắn kết nhiều tầng lớp xã hội, tạo ra thời cơ vàng cho Hồ Chí Minh và Việt Minh. Năm năm chiếm đóng Hòn ngọc Viễn Đông thuộc Pháp của Nhật Bản đã làm cho cảnh bần cùng của đại bộ phận người dân Việt Nam trở nên tồi tệ hơn, và cơ bản làm suy yếu vị thế của Pháp trong mắt của cả những kẻ thực dân bị quản chế và Đồng Minh. Ngoài khả năng bảo vệ lập trường chống thực dân, Việt Minh còn có thể yêu cầu hợp tác với Đồng Minh trong cuộc chiến chống Nhật Bản. Mặc dù các hoạt động chống Nhật của Việt Minh chỉ nhỉnh hơn hoạt động quấy rối đối với quân đội Thiên Hoàng, nhưng lại có tác dụng tuyên truyền tuyệt vời đối với phong trào. Hơn nữa, Việt Minh đã hưởng nhiều thuận lợi từ cuộc đảo chính của quân Nhật diễn ra vào tháng 3 năm 1945, cuộc đảo chính đã chấm dứt một cách hiệu quả ách thực dân Pháp trong một thời gian ngắn, sau đó là thất bại của Nhật, tạo ra một khoảng trống quyền lực mà Hồ Chí Minh và Việt Minh tiến vào.

Các binh sĩ Mỹ thuộc lực lượng OSS cũng gặp phải, (đôi khi theo đúng nghĩa đen), tình huống chiến tranh này. Như một phần sứ mạng của họ, những người được chọn vào OSS thường hoạt động bí mật với nhiều nhóm kháng chiến ở châu Âu và Thái Bình Dương. Trong Chiến tranh thế giới 2, quyết định hoạt động với nhiều nhóm như vậy đã bị nghi ngờ. Đặc biệt là sự cộng tác ngắn ngủi giữa OSS và Việt Minh đã trở thành chủ đề tranh luận lớn, nhất là sau sự dính líu không thích hợp của Mỹ vào Việt Nam từ năm 1965 đến 1975. Những bất đồng về việc liệu Hồ Chí Minh có trở thành một "Tito châu Á" hay đứng về phe Liên Xô hay không đã thu hút sự chú ý của nhiều học giả. Những ý kiến tranh luận này thậm chí đã xuất hiện trong các thành viên OSS, những người biết Hồ Chí Minh từ những năm 1940. Một cựu đặc vụ của OSS cho rằng Hồ Chí Minh "hoàn toàn cứng rắn". Ông ta bổ sung thêm, "Tôi không tin rằng có cách thức nào đó để bàn bạc với ông ấy". Một người khác lại mô tả tình hình có phần hơi khác:

"Bạn phải xét đoán ai đó trên cơ sở những gì người đó muốn. Hồ Chí Minh không thể là người Pháp, và ông biết ông có thể chống Pháp trong những giới hạn của mình. Ông e ngại Trung Hoa và ông không thể bàn bạc với họ bởi họ sẽ đòi cho đủ mới thôi. Quá xa xôi, Moskva thích hợp cho việc phá cầu nhưng lại không thật thích hợp để xây chúng lại. Nếu không có chiên tranh, tất nhiên Hồ Chí Miịnh không thể có cơ hội chống lại thực dân Pháp. Nhưng lúc này ông đã lên yên cho dù không rõ con ngựa ông đang cưỡi là gì. Lúc đó chắc chắn ông đang giúp chúng ta. Chùng ta và người Pháp có thể giúp ông trong tương lai. Tôi nghĩ ông đã sẵn sàng giữ thái độ thân thương Tây".

Tuy nhiên nếu quả thực trong những năm cuối chiến tranh các thành viên OSS ở Việt Nam hiểu hết vấn đề thì họ đã thấy những ý kiến như vậy hầu hết đều không ăn nhập. Giống như các cơ quan thời chiến, OSS quan tâm đến việc giành thắng lợi và tìm kiếm đồng minh trợ giúp cho sứ mạng đó - bao gồm những người cộng sản và các nhóm dân tộc chủ nghĩa bản xứ đủ loại thành phần còn ít được biết đến. Và cho dù giám đốc OSS và nhà lãnh đạo Việt Minh không thể gặp nhau thì một số điểm tương đồng giữa hai người và những triết lý của họ đã khai sáng mối quan hệ giữa các thuộc cấp của William Donovan và Hồ Chí Minh.

Giống như Donovan, Hồ Chí Minh tin giá trị nội tại của "những nguồn dự trữ lòng can đảm của con người cùng tài nguyên chưa được khai thác", và tầm quan trọng của phẩm giá con người là yếu tố chiến lược giành thắng lời. Cả hai ông đã nhận ra tài năng, trí tuệ và phẩm chất khó diễn tả nhưng cần thiết mà nhà sử học Robin Winks gọi là "phẩm chất tiên quyết, ở những người khác. Hai ông cũng hiểu cần phải uỷ quyền cho những người có "phẩm chất tiên quyết" để thúc đẩy trao đổi, cho dù là để mở rộng sự tham gia vào Việt Minh và giải phóng Việt Nam khỏi ách cai trị của Pháp hay, trong trường hợp của Mỹ, để thu thập trên diện rộng tin tức tình báo cho việc đánh bại Nhật Bản và giải phóng các dân tộc dang sống dưới ách chiếm đóng tàn bạo của chúng.

Thoạt tiên, cả Hồ Chí Minh và Donovan tuyển mộ một số lượng lớn các học giả vào tổ chức của mình, đặc biệt là Hồ Chí Minh trong việc thành lập Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội giữa những năm 1920 và Donovan trong Ban nghiên cứu và phân tích quan trọng bậc nhất của OSS. Theo dòng thời gian, tổ chức của cả hai ông đều mở rộng, thu hút một lượng lớn thành viên thuộc mọi tầng lớp xã hội.

Bất chấp những thành tựu giáo dục nhân viên đặc vụ, cả Hồ Chí Minh và Donovan đều tin tưởng cao độ vào cộng sự cũng như vào chính bản thân mình, bởi tin rằng những người chiến đấu sát cánh bên họ phải "can đảm, dũng cảm và kiên trì", và phải đặt nhu cầu của họ phụ thuộc vào đòi hỏi của đại nghĩa. Đối mặt với những tiêu chuẩn cao như vậy, hên cho cả Việt Minh và OSS là thủ lĩnh của họ may mắn có những phẩm chất thu hút quần chúng - cái làm cho họ trở nên nổi tiếng. Cả hai được xem là những người lịch thiệp và khó bị chọc giận, có sức thuyết phục và có đầu óc cởi mở, và trên hết không thể phủ nhận họ có tinh thần ái quốc cùng quyết tâm sắt đá phụng sừ những nhu cầu cơ bản của dết nước mình. Và không nghi ngờ gì nữa, Hồ Chí Minh hẳn đã đồng ý với tuyên bố của Donovan vào năm 1941 rằng "Có một sức mạnh tinh thần trong chiến tranh, rằng về lâu về dài nó sẽ mạnh hơn bất kỳ cỗ máy nào". Hồ Chí Minh mong đợi chiến thắng cuối cùng - giành độc lập từ tay Pháp - trong khi Donovan quan tâm đến mục tiêu nhanh chóng đánh bại phe Trục hơn. Nhưng cả hai ông đều tin rằng họ tiến hành một cuộc chiến hợp đạo lý và chính nghĩa và rằng cuối cùng họ sẽ chiến thắng.

Tất nhiên, người của Donovan tin họ đang tham gia vào một cuộc chiến chính nghĩa để giải phóng thế giới khỏi móng vuốt của phát xít Đức và quân phiệt Nhật. Nhưng chiến tranh kết thúc phần lớn họ thường muốn về nhà. Tuy nhiên, với các đặc tình của OSS ở Đông Dương thuộc Pháp, nhiệm vụ của họ vẫn chưa kết thúc ngay cả sau khi Nhật thất trận: họ còn phải chuẩn bị cho sự đầu hàng chính thức và hồi hương của quân Nhật và truy lùng những tội phạm chiến tranh. Để thực hiện những mục tiêu của mình, quân Mỹ trên bộ cần phải hợp tác với người Việt Nam, người Pháp, Anh và Trung Quốc; và họ thấy sứ mạng của mình bị cản trở nghiêm trọng bởi những mục đích và lý tường thường trái ngược của các phe nhóm.

Hơn nữa, có lẽ nghĩ rằng mình không thiên vị, nhiều người Mỹ trẻ tuổi đã dốc lòng cho chủ nghĩa lý tưởng dẫn họ đến kết luận, đặc biệt là sau khi đã chứng kiến điều kiện sống ở Việt Nam, rằng chủ nghĩa thực dân Pháp cũng nên bị cáo chung cùng cuộc chiến. Nhiều thành viên OSS tin họ đang hành động theo ước nguyện của Tổng thống Franklin Roosevelt vốn được biết là có quan điểm chống chủ nghĩa thực dân Pháp và thậm chí còn đi xa đến mức đề cập một cách rõ ràng đến tình hình Đông Dương. Ngoài ra, tài hùng biện của ông trong suốt cuộc chiến và những tuyên bố chính thức của ông, như Tuyên bố Đại Tây Dương, chỉ làm tăng thêm nhận thức này. Mặc dù tất cả đều cảm thấy có lý do chính đáng để đồng cảm với người Việt Nam, nhưng nhiều thành viên OSS tại Việt Nam đã trở thành mục tiêu chỉ trích gay gắt, nhất là từ phía thực dân Pháp. Những lợi ích và lối sống mà người Pháp có được, đặc biệt là ở Sài Gòn và miền Nam, đã khiến họ không sẵn lòng thay đổi đường hướng và lòng căm ghét của mình đối với những đề xuất rằng họ nên từ bỏ quyền kiểm soát Hòn ngọc Viễn Đông. Đại diện Pháp tại Hà Nội Jean Sainteny đã đặc biệt thẳng thắn trong những chỉ trích OSS của mình khi mô tả những người phục vụ tại Việt Nam năm 1945 là "hoàn toàn chẳng biết mô tê gì" về tình hình Đông Dương và thực ra là tình hình của toàn châu Á.

Theo quan điểm của ông ta, những người đó đã tin tưởng một cách ngây thơ rằng họ ủng hộ khái niệm chống thực dân, nhưng thay vào đó, họ lại đang tham dự cả vào trò chơi "chống người da trắng" của người Nhật Bản, và Việt Nam và dọn đường để Việt Nam làm mồi cho "chủ nghĩa cộng sản châu Á". Dẫu vậy quan điểm của những người làm việc cho OSS năm 1945 không đổi mầu bởi lối nói khoa trương của chiến tranh lạnh chưa xảy ra cho đến thời điểm ấy. Thay vào đó họ đánh giá tình hình như đã chứng kiến trên thực địa vào năm 1945. Dựa vào đánh giá kinh nghiệm trong suốt ba mươi năm của mình ở Đông Dương trước chiến tranh cũng như những trải nghiệm trong cuộc chiến, sĩ quan OSS Austin Glass hẳn là không đồng ý với Sainteny. Tháng 7 năm 1945, ông viết báo cáo cuối cùng của mình cho OSS:

"Tôi không tin ngườí Pháp từng hiểu được tâm tính của người Việt Nam bởi đa số họ quá tự cao tự đại và tham lam để có thể hiểu được nguyện vọng của dân tộc khác. Quyền tự do họ đã tuyên bố cho mình lại bị từ chối đối với dân tộc khác. Họ nói quá nhiều về "phẩm giá" Pháp, nhưng lại thường xuyên nhẫn tâm chà đạp nhân quyền và phẩm giá những dân tộc bị họ nô dịch. Minh chứng cho điều đó là tình cảnh bán nô lệ của cu li đồn điền, việc cưỡng bức nông dân đào kênh mương, mở đường… hay tuyển mộ họ vào đội quân bản xứ để lao động khổ sai. Gần đây, mưu toan thống trị Syria của người Pháp đã làm thế giới kính hoàng - nhưng đó là những gì họ đã và đang làm ở Đông Dương gần 100 năm nay".

Giống như Glass, nhiều thành viên khác của OSS đã nói hoặc viết về những lo ngại của họ trước sự phục hồi chế độ cai trị của Pháp tại Đông Dương. Các báo cáo của họ đã được đọc, được đệ trình và bị lãng quên, bởi lúc đó, "người Đông Dương" về mặt chính trị không mấy quan trọng đối với Mỹ.

Khi những tranh cãi về sự dính líu của Mỹ tại Việt Nam nổi lên, đặc biệt là trong thập niên 60 và 70, một số chính khách và nhà báo đã lật lại những báo cáo của OSS và các nhân viên đã phục vụ cơ quan này. Nhưng đến lúc đó, "hoạt động tình báo" vẫn còn mờ nhạt. Đầu năm 1946, William Donovan thuyết phục cử toạ chiếu cố đến công tác của các đặc vụ của ông và những dính líu của nó đối với tương lai: "Có nhiều thanh niên nam nữ - những người mà lòng yêu nước và kỹ năng đặc biệt trong loại hình công tác (tình báo này đã được thử thách và rèn luyện trong chiến tranh - đang thiết tha được tuyển dụng. Giá như chính phủ của chúng ta đủ khôn ngoan để sử dụng họ". Tuyên bố cuối cùng dường như làm cho đôi mắt xanh của ông bốc lửa và cử toạ thời hậu chiến có lẽ đã hiểu hầu hết những gì ông nói: "Những thanh niên nam nữ này có thể là cứu tinh của hoà bình".

Liệu tuyên bố của ông có đúng với tình hình Việt Nam hay không không nằm trong phạm vi của tác phẩm này. Tuy nhiên, những hoạt động và phối hợp của các thành viên OSS trên bộ, của các cá nhân và các nhóm mà họ cùng làm việc chỉ rõ tầm quan trọng của thời gian, địa điểm và con người, nói một cách khác là tầm quan trọng của những sự kiện ngẫu nhiên trong việc thấu hiểu mối quan hệ day dứt đã phát triển giữa Mỹ và Việt Nam. Chúng ta chỉ có thể suy đoán rằng, cuộc chiến tại khu vực này đã có thể được ngăn ngừa bởi sự sáng suốt của các điệp viên nếu họ được chú ý đến, và nếu như các ý kiến của họ không bị xếp xó.

<< Lời nói đầu | Chương 1 >>


Dành cho quảng cáo

©2007-2008 Bản quyền thuộc về Liên Mạng Việt Nam - http://lmvn.com ®
Ghi rõ nguồn "lmvn.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này - Useronline: 748

Return to top