Liên Mạng VietNam || GiaiTri.com | GiaiTriLove.com | GiaiTriChat.com | LoiNhac.com Đăng Nhập | Gia Nhập
Tìm kiếm: Tựa truyện Tác giả Cả hai

   Tìm theo mẫu tự: # A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z Danh sách tác giả    Truyện đã lưu lại (0
Home >> Y Học, Sức Khỏe >> Châm cứu học

  Cùng một tác giả
Không có truyện nào


  Tìm truyện theo thể loại

  Tìm kiếm

Xin điền tựa đề hoặc tác giả cần tìm vào ô này

  Liệt kê truyện theo chủ đề

  Liệt kê truyện theo tác giả
Số lần xem: 26188 |  Bình chọn:   |    Lưu lại   ||     Khổ chữ: [ 1, 2, 3

Châm cứu học
T.T.Thích Tâm Ấn

Chương 18

Kỳ Huyệt Và Bí Huyệt
(22 x 2)
 
Huyệt Tứ Phùng:

a)      Phương pháp tìm huyệt:
Nơi bàn tay giữa lóng thứ 2 và thứ 3 có lằn gnang, giữa lằn ngang này là vị trí của huyệt, kể từ ngón trỏ, ngón giữa, ngón vô danh và ngón út. Mỗi bên 4 huyệt, hai bên có 8 huyệt.
 
b)      Chủ trị :
Trẻ nhỏ bị cam tích
 
c)      Nhận xét chung:
Phàm trẻ con mặt vàng ốm yếu, ăn nhiều bụng to, cuống rún lồi ra, bụng nổi gân xanh, hay khóc, tiêu chảy, nơi ấn đường có gân tía hiện lên là chứng cam tích. Nên dùng kim 3 khía châm nhẹ nơi huyệt này lấy ra nhữnt sợi gân trắng dài lối 2,3 tấc. Theo phương pháp này vài lần chứng cam tích được hết.
 
Huyệt Thượng Tiên:

Trạch điền mạch, thuộc Bí huyệt.
a)      Phương pháp tìm huyệt:
Vị trí huyệt này ở dưới xương sống thứ 5 (giữa Tiên cốt và Chỉ cốt).
 
b)      Chủ trị:
Nhức lưng, bịnh trĩ, các chứng bịnh của phụ nữ.
 
c)      Nhận xét chung:
Hơ nóng huyệt này 1 ngày 1 lần, mỗi lần vài phút, trị chứng phong thấp, nhức lưng hoặc lớn tuổi hay  nhức xương sống. Dùng pháp trí châm (1,2 ngày đổi kim một lần) những chứng đau lưng nặng theo phương pháp này liên tục 2 hay 3 tuần chẳng những hết bịnh mà bịnh không bao giờ tái phát. Cũng có thể dùng ống giác hơi đều có công hiệu như nhau.
 
HUYỆT GIÁP PHÙNG: (Tân huyệt)

a)      Phương pháp tìm huyệt:
Nơi hai xương bả vai giáp lại, để người bịnh ngồi ngay, co hai cùi chỏ lại để ngang lên ghế, nơi xương bả vai có đường gân nổi lên lấy tay nhận xuống hơi đau là vị trí của huyệt.
 
b)      Phương pháp châm cứu:
Bảo người bịnh ngồi yên đừng xê dịch, lấy tay dè xuống, tay mặt châm vào dưới Giáp cốt sâu 1 tấc. Những chứng nhức bả vai lâu ngày không nhẹ châm huyệt này 1 lần thì dứt hẳn. 
 
c)      Chủ trị:
Thần kinh ở bả vai đau nhức, hoặc phong thấp làm nơi đây nhức mỏi.
 
d)      Nhận xét chung:
Huyệt này từ đời nhà Minh trở về trước chưa khai thác, đến đời nhà Thanh trong quyển Châm cứu có ghi thêm 2 huyệt này, châm sâu 3 phân trị các chứng kể trên rất công hiệu.
 
Huyệt Lạt Ma: (Tân Kinh huyệt)

a)      Phương pháp tìm huyệt:
Phía sau lưng, giữa huyệt Kiên trinh và huyệt Khúc viên dưới 2 phân là vị trí của huyệt.
 
b)      Phương pháp châm cứu:
Châm sâu 2 hay 3 phân, mũi kim hướng về huyệt Đại chùy đâm vào 1 tấc 5. Không nên châm thẳng trúng màng hông rất nguy hiểm. Lúc ban đâầ nên dùng mao châm đâm huyệt Thiếu thương, huyệt Kim tân, huyệt Ngọc dịch cho ra máu và cách một ngày mới châm huyệt này.
 
c)      Chủ trị:
Cuống họng sưng kinh niên, đàm xuyển, tiếng nói không rõ, ho đàm phát nóng, uống nước đau, có lúc cuống họng bị khô, có hiện tượng sung huyệt.
 
d)      Nhận xét chung:
Nếu cuống họng khô khan mãi nên dùng kim kích thích huyệt này thì bịnh được nhẹ. Kích thích cũng tùy theo bịnh nặng hay nhẹ như ăn uống vào đau dữ dội thì nên k1ich thích mạnh làm cho hết đau. Nếu họng khô khan khác thường thì nên kích thích nhẹ. Bịnh nhơn không nên nói lớn tiếng và nói nhiều, cử ăn đồ kích thích, cứng và hút thuốc, uống rượu.
 
HUYỆT NHẬP TUYÊN (Kỳ huyệt)

a)      Phương pháp tìm huyệt:
Nơi đầu 10 ngón tay móng hơn 1 phân là vị trí của huyệt.
b)      Chủ trị:
Bịnh ở cổ, huyết áp cao, dạ dày và ruột sưng cấp tính, co rút. Màng óc sưng, nhiệt độ lên cao, trúng phong, bất tỉnh nhân sự, hôn mê, dịch tả, trẻ nít kinh phong.
 
c)      Nhận xét chúng:
Dùng kim 3 khía châm 10 đầu ngón tay ra máu cứu sống những người tự nhiên ngã ra bất tỉnh. Nếu nặng nên hợp với 12 tỉnh huyệt và huyệt Nhơn trung châm cho ra máu. Khi châm nên quan sát bịnh tình để các huyệt khác tìm phương trị liệu.
 
Huyệt Lang (Tân huyệt)

Huyệt này có tên Cao huyết áp, sơ đồ thấy ở Kinh Túc Dương minh. 
a)      Phương pháp tìm huyệt:
Giữa huyệt Túc Tam lý và huyệt Thượng cự hư nhận tay nơi đây có cảm giác đau là vị trí của huyệt. (dưới huyệt Túc Tam lý 1 tấc 5)
 
b)      Chủ trị:
Huyết áp cao, ruột sưng.
c)      Nhận xét chung:
Châm sâu 1 tấc đến 1 tấc 5, để kim lâu 4 giờ mới lấy, 4 giờ sau lại châm và cũng để lâu như thế cứ thể liên tục trong 2 ngày thì bịnh lành. Hơ nóng 20 phút. Phối hợp với huyệt Khí Hải, hơ nóng huyệt Thần khuyết độ 1 giờ để trị bịnh bao tử.
 
Huyệt Giáp tích (kỳ huyệt)

Huyệt này có tên Trửu chùy.
a)      Phương pháp tìm huyệt:
Nằm sắp , hai tay thẳng theo mình, dùng dây để ngang 2 cùi chỏ giữa xương sống ngang lằn giây chấm 1 điểm, cách nơi chấm này ra hai bên mỗi bên 6 phân đến 1 tấc, nhận xuống có cảm giác đau là vị trí của huyệt.
 
b)      Phương pháp châm cứu:
Đầu kim hướng ra ngoài châm sâu 5 phân.
 
c)      Chủ trị:
Hợp với huyệt Ủy trung trị đau lưng.
d)      Nhận xét chung:
Hoa Đà có phương pháp xâm nơi huyệt Giáp tích cách nhau chừng 1 đốt xương. Châm hai bên, mỗi bên một huyệt, đầu kim day ra phía ngoài hoặc day xuống, châm sâu 5 phân để trị đau lưng. Hợp với Ủy trung đó là nguyên tắc phù hợp.
 
HUYỆT THÁI DƯƠNG (KỲ HUYỆT)

a)      Phương pháp tìm huyệt:
Phía ngoài khóe mắt có chổ hủng xuống, tring khi miệng nhai nơi đây có gân nổi lên, đè có động mạch nhảy là vị trí của huyệt. Miệng hơi hả ra để tìm huyệt.
 
b)      Phương pháp châm cứu:
Châm sâu 1 tấc 5.
 
c)      Chủ trị:
Đau một bên hây cả đầu. ảm mạo đầu sưng, đầu choáng váng nảo sung huyết, hôn mê bất tỉnh.
 
d)      Nhận xét chung:
Khi đâm kim vào huyệt này nên vặn kim nhiều lâầ để có sự kích động. Nhờ sự kích động này mà những chứng bịnh ở đầu được nhẹ. Nếu chưa được nhẹ thì châm lại như lần trước làm như thế độ 3 lần thì hết.
 
HUYỆT ẤN ĐƯỜNG:

a)      Phương pháp tìm huyệt.
Giữa hai đầu chân mày giáp lại là vị trí của huyệt.
 
b)      Phương pháp châm cứu:
Châm sâu từ 2 đến 3 phân, đầu kim day xuống, châm lẻo da dùng kim 3 khía châm cho ra máu.
 
c)      Chủ trị:
Trẻ con kinh phong, nhức đầu choáng váng sưng màng óc, đứng một chỗ mất thần, đổ mồ hôi đầu, châm bao.
 
d)      Tham khảo các sách:
Sách Y Học Cương mục nói: đầu nặng như treo đá, trước châm huyệt này thấy đến huyệt Toán trúc phía trái, sau châm thấu qua bên phải.
 
Ca Ngọc Long nói: nhức đầu ói mửa, mắt thấy hoa đốm, châm huyệt này hết liền.
 
e)      Nhận xét chung:
Trẻ con kinh phong hôn mê bất tỉnh hơi thở chậm nên châm huyệt này hướng về sống mũi châm sâu nửa tấc, độ 1 khắc thần thức hội lần lần tỉnh lại, châm thêm huyệt Hiệp cốc, huyệt Thân trụ, huyệt Khúc trì thì được hết ngay.
 
10, HUYỆT TÂN THỨC (Kỳ huyệt)
a) Phương pháp tìm huyệt:
Từ huyệt Phong trì dưới mé tóc 1 tấc 5 xương cổ thứ 3, 4 cách mỗi bên 1 tấc 5, ngoài gân lớn sâu vô là vị trí của huyệt.
 
b) Phương pháp châm cứu:
Châm sâu 3 đến 5 phân. Ôn cứu 5 đến 15 phút.
 
c) Chủ trị:
Cổ cứng đơ, Thần kinh sau ót đau, gân cổ co rút hay bị thương, vai lưng cổ nhức, yết hầu đau.
 
d) Nhận xét chung:
Trật gối, trặc cổ, trước châm huyệt Hiệp cốc, sau châm huyệt này vài phút chăm thêm huyệt Tuyệt cốt từ 30 phút đến 1 giờ đầu cổ có thể day trở được.
 
HUYỆT TRẠCH TIÊN (Kỳ huyệt)

Tức huyệt Trạch hạ.
a)      Phương pháp tìm huyệt:
Từ huyệt Xích Trạch nhìn thẳng xuống ngón tay giữa, dưới huyệt Xích trạch 1 tấc là vị trí của huyệt.
 
b)      Phương pháp châm cứu :
Châm sâu 5 phân
 
c)      Chủ trị:
Giáp trạng tuyến nở lớn (bướu cổ)
 
d)      Tham khảo các sách:
Tạp chí Châm cứu nói: huyệt này dưới huyệt Xích trạch 1 tấc. Những chứng yết hầu nguy hiểm trị rất công hiệu.
 
e)      Nhận xét chung:
Huyệt này trị Giáp trạng tuyến nở lớn rất hay, trước châm huyệt Thiên Đột, huyệt Kiên tỉnh sau châm huyệt này (lối 3 phút) để kim nửa giờ dùng kim mai hoa đánh nhẹ lên chung quanh cục bướu ở cổ để thần kinh bị kích động làm cho cục bướu lần lần nhỏ lại.
 
12.HUYỆT KIM TÂN.


Huyệt này có tên Ngọc dịch, thuộc Kỳ huyệt.
a)      Phương pháp tìm huyệt:
Lè lưỡi ra, dưới lưỡi có hai đường tỉnh mạch hơi tía bên trái là huyệt Kim tân bên phải là huyệt Ngọc dịch.
 
b)      Phương pháp châm cứu :
Dùng kim châm sâu 2 phân cho r máu.
 
c)      Chủ trị:
Miệng lở, lưỡi sưng, hạch hầu sưng một bên, đái đường, hầu nhỏ, thắt ruột.
 
d)      Nhận xét chung:
Trước dùng nước nóng súc miệng, bảo bịnh nhân l lưỡi, thuật gia lấy tay trái cầm gòn để lên đầu lưỡi hoặc dùng kiềm kéo đầu lưỡi ra hơi cong lên càng tốt. Tay mặt dùng kim 3 khía châm vào hai đường gân tía dưới lưỡi cho ra máu bầm, đoạn dùng nước nóng súc miệng cho sạch. Phương pháp này còn trị được chứng hai lưỡi hoặc đầu lưỡi lở như bông sen.
 
13. HUYỆT ĐIÊU SƠN :


(Tân huyệt - thấy ở Kinh Túc Dương minh)
a)      Phương pháp tìm huyệt:
Vị trí của huyệt nằm giữa huyệt Giải khê và Độc tỷ phía ngoài xương Kỉnh cốt (ống quyển) 1 lóng tay.
b)      Phương pháp châm cứu:
Mũi kim châm hướng về huyệt Thừa sơn, sâu 2 đến 3 tấc và để kim lâu 5 đến 10 phút.
 
c)      Chủ trị:
2 tay nhức không đưa lên được. Phong thấp cấp tính làm nhức lưng.
 
d)      Nhận xét chung:
Khi châm mũi kim hướng về huyệt Thừa sơn, không nên xuyên thấu ngoài da, châm có cảm giác phóng xạ đến lưng thì ngưng. Không nên châm quá mạnh, một mũi có thể quan xuyến vị kinh và bàng quang kinh, trị 2 tay thuộc Dương kinh tê nhức, phong thấp cấp tính làm lưng đau.
 
14. HUYỆT TRẠCH ĐIÊN HIỆP CỐC.: (Tân huyệt)


a) Phương pháp tìm huyệt:
Bên trong mắt cá phía dưới có một lỗ hủng tức phía dưới huyệt Dương khê nơi có động mạch là vị trí của huyệt.
 
b) Chủ trị:
Vành mắt sưng, sưng giác mạc, võng mạc sưng, thị lực suy kém, dưới đáy mắt ra máu, huyết áp cao.
Huyệt này mới do ông Trạch Điền Kiên phát minh, soạn giả quan sát chỉ châm một huyệt mà trị được các chứng kể trên rất công hiệu. Mắt sưng vì một vật nhọn đâm, tả huyệt này đa số chỉ 1 lần thì hết.
Trúng phong hay noãn sào bịnh, đốt một lần cũng hết ngay.
 
15. HUYỆT THẬP KỲ. (Huyệt lạ)


a) Phương pháp tìm huyệt.
Tại phía trong góc móng tay (ngang huyệt Thiếu thương,huyệt Thương dương, Thiếu trạch) hai tay cộng thành 10 huyệt và phía góc trong móng chân (ngang với huyệt Ẩn bạch, huyệt Lệ đoài) 2 chân cộng thành 10 huyệt, dùng kim 3 khía châm cho ra máu.
 
16. HUYỆT THẬP TUYỆT. (kỳ huyệt)


a) Tại góc móng tay phía ngoài (ngang với Thiếu xung) hai tay cộng 10 huyệt, tại góc móng chân (ngang với huyệt Khiếu Âm, Chí âm) 2 chân cộng thành 10 huyệt. Dùng kim 3 khía châm cho ra máu.
 
b) Chủ trị:
Điên cuồng, động kinh ngây dại.
 
c) Nhận xét chung:
Chứng điên cuồng phải phân biệt dương kinh và âm kinh. Phàm chứng điên cuồng do dương kinh phát sinh. Lúc động kinh bịnh nhân hoa mắt ngã té, rút gân, nẩy ngược kêu la, trứơc châm huyệt Thập tuyên, huyệt Thập kỳ, huyệt Thập tuyệt để tả tà khí Khai các khiếu khiến cho tinh thần thanh tỉnh. Sau khi tri giác đã khôi phục, nên thẩm xét bịnh tình hư thiệt sẽ châm các huyệt nơi Nhâm mạch và Đốc mạch để làm cho hết tê. Châm đỉnh huyệt ở tứ chi để giáng đàm khí huyết lưu thông, hoặc châm du huyệt cho ngũ tạng bài tiết sức nóng, hay dùng kim châm bổ để phấy khởi thâầ kinh. Nêế chứng động kinh lúc chưa phát khởi không nên châm huyệt Thập tuyên, thập kỳ, thập tuyệt, hoặc đã châm rồi không nên châm đi châm lại.
 
d) HUYỆT NỮ TẤT (Kỳ huyệt)
a) Phương pháp tìm huyệt:
Sau gót chân trên thịt trắng là vị trí của huyệt.
b) Phương pháp châm cứu:
Đốt từ 7 đến 15 liều.
c) chủ trị:
Chân răng sưng, làm mủ.
d) Tham khảo các sách:
Sách Hán Dược Thần Hiệu Phương nói: trị giật mình, hồi hợp, điên cuồng, nấc cụt. Hàm bên trái lủng lỗ máu mủ chảy không dứt trải aua 3 năm, đốt huyệt này 1 tháng thì lành.
 
18. HUYỆT CỨU HAO. (Kỳ huyệt)


a) Phương pháp tìm huyệt:
Lấy giây vòng lên cổ phía trước kéo xuống đầu xương ức. Kéo trở ra phía sau, chính giữa chót sợi giây ngay sau lưng là vị trí của huyệt.
 
b) Phương pháp châm cứu:
Đốt 7 liều
 
c) Chủ trị:
Chỉ khí quản sưng, thở khò khè.
 
d) Nhận xét chung:
Khi gặp bịnh suyển dữ dội trước hết châm huyệt Hiệp cốc, huyệt Liệt khuyết để làm bớt suyển, kế đến đốt huyệt này, có lúc nên hợp với huyệt Trung uyển, đốt huyệt Ngủ trụ, cách 1 ngày trị 1 lần.
 
19. HUYỆT TRUNG KHÔI (KỲ HUYỆT)


a) Phương pháp tìm huyệt:
Khớp xương thứ 2 ngón tay giữa, co tay lại tìm huyệt.
b) Phương pháp châm cứu:
Đốt 3 liều.
c) Chủ trị:
Ống thực quản teo, hẹp, ăn uống giảm lần bao tử thòng, ói, đồ ăn, nghẹn, lang ben (bạch biến)
 
d) Tham khảo các sách:
Sách Thọ thế nói: lỗ mũi chảy máu lấy chỉ cột huyệt này tức ngùng chảy, chảy lỗ bên trái cột bên phải, chảy lỗ bên phải cột bên trái chảy 2 lỗ cột hai bên.
 
e)      Nhận xét chung:
Huyệt này trị lang ben rất hay, không nên đốt nhiều làm thiếu máu nên sinh phản ứng không tốt.
 
20. HUYỆT HUYẾT SẦU: (Kỳ huyệt)
a) Phương pháp tìm huyệt:
Trên đốt xương sống thứ 14 đối ov71i rún phíatrước
b) Phương pháp châm cứu :
Châm sâu 1 tấc.
d) Chủ trị:
Bịnh trỉ lòi trê. Hậu môn sưng ngứa.
e) Tham khảo cácsách:
Sách Bữu Giám nói: 1 huyệt trong hai sợi gân, một huyệt ngoài gân lớn.
Sách Y học Cương Mục nói: Mạch Thủ Khuyết Âm, châm sâu 3 phân tả 2 bên.
Ca NgọcLong nói 4 huyệt Nhị bạch trị trĩ lậu hay ngứa hoặc ra máu.
 
21. HUYỆT TẤT NHÂN


Huyệt này có tên Tất Mục – (Kỳ huyệt)
a) Phương pháp tìm huyệt:
Phía dưới đầu gối 2 bên có 2 lỗ sâu là vị trí của huyệt.
b) Phương pháp châm cứu:
Châm sâu 5 phân, cấm đốt.
c) Chủ trị:
Cước khí
d) Tham khảo các sách:
Sách Ngoài Đài nói: Đốt huyệt này trị cước khi.
Sách Đồ Dực nói: châm 5 phân, cấm đốt.

<< Chương 17 | Chương 19 >>


Dành cho quảng cáo

©2007-2008 Bản quyền thuộc về Liên Mạng Việt Nam - http://lmvn.com ®
Ghi rõ nguồn "lmvn.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này - Useronline: 177

Return to top