Huyệt này có tên Khi chi, Âm sát Khuyến cốt, Vỉ thúy Cốt, Cùng cốt, Qui vĩ, Long hổ, nơi hội Đốc mạch, Túc Thiếu âm thận, Thiếu dương đởm.
a) Phương pháp tìm huyệt: Nằm ngửa, 2 chân dơ lên nhận nơi xương khu có lổ sâu xuống là vị trí của huyệt.
b) Phương pháp châm cứu: Châm sâu từ 5 đến 8 phân. Đốt từ 3 đến 15 liều.
c) Chủ trị: Lổ niếu đạo kinh niên, trỉ, ruột ra máu, mất tinh, di tinh, thần kinh ở lưng nhức, ruột sưng, thời khí, điên cuồng, lòi trê.
d) Phương pháp phối hợp: Hợp với huyệt Thừa sơn đốt để trị bịnh trỉ trường phong, hạ huyệt. Hợp với huyệt Bá Hội, trị đi tiêu lòi trê. Hợp với huyệt Đại đôn, huyệt Đại trử trị ruột có cục hơi gò.
c) Tham khảo các sách: Phú tịch hoằng nói: trẻ em lòi con trê trước đốt huyệt Bá hội sau đốt huyệt này, khí uất đau ruột nên hợp với huyệt Đại trử.
Phú Bá chứng nói: hợp với huyệt Thừa sơn trị chứng trường phong hạ huyệt.
Sách Châm Cứu học (Nhựt) nói: hợp với huyệt Đại đôn trị sán khí ở bụng. Sách Traité d’acupuncture nói: huyệt này trị sưng nhức tiêu ra máu.
e) Nhận xét chung: Huyệt này là nơi hội thận và đởm mạch có công năng thâu nhỏ hậu môn. Hợp với huyệt Bá Hội (Thủ tức Tam dương) có tác dụng bổ âm thăng dương làm cho ruột bóp lại trị chứng tả, làm thông đại tiện.
Hợp với huỵệt Thừa Sơn trị chứng thấp nhiệt nhập vào đại trường và trị được bịnh trỉ.
HUYỆT YÊU DU.
Huyệt này có tên Bối giải, Tủy không, Yêu hộ, Yêu chú, nơi Đốc mạch phát ra.
a) Phương pháp tìm huyệt: Qùy cúi lưng xuống từ xương cùng đi lên đốt xương thứ 4 dưới cục xương nổi lên là vị trí của huyệt.
b) Phương pháp châm cứu: Châm sâu từ 3 đến 7 phân (mủi kim hướng lên trên) . Hơ nóng 10 phút đốt 5 liều. c) Chủ trị: Lưng đau, chân lạnh, kinh nguyệt bế tắc, nước tiểu vàng, tiểu xón, ống tiểu lở, trỉ.
e) Tham khảo các sách: Phú Tịch hoằng nói: bị trúng gió tê lạnh nên hợp với huyệt Hoàn khiêu. Biển Thước Tâm Thơ nói: trị lưng đau vì hàn thấp đốt từ 30 đến 50 liều.
g) Nhận xét chung: Huyệt này có tác dụng làm cho hạ tiêu được ấm, hơ nóng khiến máu huyết được tươi nhuận, tế bào sinh thực ở tử cung sung thịnh tăng gia sự thọ thai. Muốn có con huyệt này cần thiết và có kết quả hơn hết.
HUYỆT DƯƠNG QUAN
Huyệt này nơi Đốc mạch phát ra. a) Phương pháp tìm huyệt: Ngồi thẳng lưng hoặc nằm sấp dưới xương thư 16 có lổ sâu là vị trí của huyệt. b) Phương pháp châm cứu: Châm sâu từ 5 đến 7 phân, hơ nóng 10 phút, đốt 3 liều. c) Chủ trị: Khớp xương đầu gối sưng, thần kinh ở lưng nhức, tích tủy xương sống sưng, ruột có cục đau và sưng kinh niên, 2 chân tê, trỉ ra máu, bạch đái.
d) Tham khảo các sách: Sách nghiên cứu Châm cứu nói: huyệt này trị di tinh, bạch đái và thần kinh ở lưng đau. Sách Acupuncture H.Voisin nói: thần Kinh tọa cốt hay các khớp xương nhức. Cứu Pháp Y Học Nghiên cứu nói: huyệt này có công năng trị bịnh tràng hạt bất luận ra mủ hay chưa đều có thể đốt cho lành được. Huyệt này từ xương cùng đo lên 4 lóng ngón tay. Đốt 10 liều. Khi đốt, hơi nóng từ lưng chạy vào bụng, rồi từ bụng chạy tủa khắp tay chân làm cho các khớp xương trong cơ thể đều khoan khoái. Nhẹ thì đốt 1 lần, nặng, nữa tháng sau đốt lại một lần.
g) Nhận xét chung: Những chứng nhức l ưng, tọa cốt thần kinh nhức, những chứng bịnh đàn bà, niếu quản lở thì nơi huyệt này có cảm giác đau.
HUYỆT MẠNG MÔN:
Huyệt này có tên Thuộc Lụy, Trúc tượng, nơi Đốc mạch phát ra.
a) Phương pháp tìm huyệt: Ngồi ngay hoặc cúi xuống dưới, xương sống thứ 14 là vị trí của huyệt. Huyệt này ngang sau rốn với người mập thì khó quan sát.
b) Phương pháp châm cứu: Châm sâu từ 5 đến 8 phân, hơ nóng 20 phút. Đốt 3 đến 5 liều.
c) Chủ trị: Đau tích tũy, bí tiểu do bộ sinh dục đau, ruột có cục đau thần kinh ở lưng nhức, trỉ ra máu, nhức đầu như búa bổ, lạnh dữ dội rồi phát nóng, âm hộ teo, nước tiểu chảy từng giọt, màng tử cung sưng, bạch đái, lùng bùng lổ tai, tay chơn lạnh, ruột ra máu, mất tỉnh, niếu quản lở kinh niên. d) Phương pháp phối hợp: Hợp với huyệt Nhu du trị nhức lưng như thần, lại trị người lớn tuổi tiểu chảy từng giọt. Hợp với huyệt Tam âm giao trị di tinh.
e) Tham khảo các sách: Phú Tiêu U nói: hợp với huyệt Mạng môn có thể trị những người mù thấy được mờ mờ. Sách Nhập Môn nói, huyệt này trị thận hư lưng đau của người lớn tuổi. Hán dược Thần Hiệu Phương nói: mửa ra máu, tiêu ra máu đốt huyệt này rất công hiệu. Sách Théorie ét pratique de L’acupuncture nói: tử cung sưng, đau bụng, tai ù, liệt dương nên dùng huyệt này. Sách Y Học (Nhựt) nói: hiệp với huyệt Thận du trị đi tiểu đêm.
g) Nhận xét chung: Huyệt này trị trẻ con đi tả kinh niên lòi trê, huyệt này là căn bản ngũ tạng lục phủ , cội rễ 12 kinh, nguồn gốc của sự hô hấp, nền tảng của Tam tiêu chủ trị thận khí không đủ, tính lực suy yếu, có công dụng bồi bổ bổn nguyên rất hiệu lực. Huyệt này là cửa của sanh mạng nơi phát ra tinh dịch, các chứng sưng buồng trứng, tử cung sưng, đốt huyệt này rất hay. Ụa mửa nhiều, không thể ăn uống được, lộn ruột đốt huyệt này thấy hết liền.
Thận bịnh, ruột đau, trỉ ra máu, đàn bà quá mập nơi huyệt này nhận thấy có cảm giác đau.
HUYỆT PHONG THỊ
Huyệt này do Đốc mạch chạy ra. a) Phương pháp tìm huyệt: Ngồi ngay thẳng, dưới sương sống thứ 3 có lổ sâu là vị trí của huyệt. b) Phương pháp châm cứu: Châm sâu 3 phân (mũi kim hướng lên trên). Hơ nóng 10 phút, đốt 3 liều.
c) Chủ trị: Nảo và tích tủy bịnh, động kinh , ban đêm giật mình, (trẻ nít khóc đêm) máu cam, chi khí quản sưng. Trẻ con tay chơn rút gân, bịnh nóng, cảm mạo, phổi có mụt sốt rét.
d) Phương pháp phối hợp Hợp với huyệt Đào đạo, huyệt Phế du, huyệt Cao hoan trị lao tổn (ngũ lao thất thương)
e) Tham khảo các sách: Kinh Giáp Ất nói: điên cuồng muốn giết người, dùng huyệt này làm chủ. Kinh Thần Nông nói: huyệt này trị ho đàm. Sách Acupuncture của H.Goux nói: huyệt này trị suyển và kiết lỵ. Sách Châm cứu Thực hành nói: hợp với huyệt Chương Môn trị bịnh dạ dày rất hay. Đốt huyệt này khiến cho thân thể hết mỏi mệt.
g) Nhận xét chung: Huyệt này có thể trị bá bệnh, châm hay đốt có công năng làm ngưng đau nhức, dứt ho, hết cảm mạo hen xuyển, phổi có mụt.
Tóc rụng sói đầu đốt huyệt Thân trụ, huyệt Tâm du, Tỳ du, Thân du, Thứ giao, Trung uyển, tả huyệt Dương trì, Khúc trì, Túc tam lý, Thái khê làm ngưng rụng tóc. Vì tóc ở đầu rụng thì lực suy kém do thận và tỳ bịnh, sau khi đốt huyệt này ấm đơn điền, tóc mọc lại, xương sống cong phía trước đốt với huyệt Cưu vỉ, huyệt Cự Khuyết, huyệt Thượng uyển có thể làm cho xương sống ngay lại. Trẻ con đốt huyệt này cũng lành.
HUYỆT ĐÀO ĐẠO,
Huyệt này là nơi hội lại của đốc mạch và Túc thái dương bàng quang. a) Phương pháp tìm huyệt: Ngồi ngay dưới xương sống thứ nhất là vi trí của huyệt.
b) Phương pháp châm cứu: Châm sâu từ 5 đến 8 phân (mủi kim day lên) hơ nóng 20 phút, đốt 5 liều.
c) Chủ trị: Đầu , cổ, vai các bộ phận này cứng đơn, đau nhức không day trở được. Thần kinh suy nhược, mất trí, sốt rét nóng khát nước, cảm mạo, bịnh nóng, có mụt phát nóng.
d) Phương pháp phối hợp: Họp với huyệt Đại Chùy có tác dụng trấn tỉnh chứng làm kinh, vai lưng cứng nhức, uốn ván.
e) Tham khảo các sách: Sách Đồ dực nói: huyệt này trị chứng nóng trong xương. Phú Bá Chứng nói: khí trời nóng bức sinh bịnh thời khí nên hợp với huyệt Phế du để trị. Sách Acupuncture chinoise pratique nói: huyệt này trị thần kinh co rút, cổ đau, sương sống nhức. Sách Traité d’acupuncture : huyệt này trị phổi nóng và bịnh mất trí.
g) Nhận xét chung: Huyệt Đào Đạo là nơi Đốc mạch và kinh Bàng quang hội lại nên nó có tác dụng làm giảm nóng. Những chứng nhiệt độ cao làm nhức đầu, cổ vai, xương sống cứng châm huyệt này rất công hiệu. Nóng trong khớp xương, chứng ngoại cảm phong tà châm huyệt này mau hết. Khi châm nên day mũi kim xuống huyệt Khí dương để khai thông thần kinh đốc mạch. 7. HUYỆT ĐẠI CHÙY. Huyệt này có tên Bá Lao, nơi Tam dương mạch và Đốc mạch hội lại. a) Phương pháp tìm huyệt: Ngồi ngay phía trên đốt xương thứ nhất có chổ sâu vô là vị trí của huyệt (ngang vai)
b) Phương pháp châm cứu: Châm sâu từ 3 đến 5 Phân (mũi kim day lên ,trong lúc châm nơi hầu có cảm giácđau). Hơ nóng 20 phút, đốt 3 liều. có thể dùng phương pháp xâm.
c) Chủ trị: Cảm mạo, phế khí thủng, phổi có mụt, chảy máu cam, ói mửa, vàng da, động kinh, nóng, lao tổn.
d) Tham khảo các sách: Sách Toát yếu nói: sưng chung quanh mạch đốc ngay với cổ phía sau hoặc ở thiên đình hay ấn đường ở huyệt Nhơn trung hay ở đâu , mặt, hay cuống họng cổ cứng không thể day trở được sau khi châm huyệt này thì nhẹ, nên châm thêm huyệt Ủy trung cho ra máu độc. Sách Châm Cứu học (Nhựt) nói: huyệt này trị da vàng, điên cuồng, lao tổn. Sách Théorie et Pratique de L’acupuncture nói: hợp với huyệt Bá Hội trị trúng phong làm mê man.
e) Nhận xét chung: Huyệt này là nơi hội Đốc mạch và Thủ túc tam dương, châm thì làm điều hòa khí, khí vận hành tì tiểu tiện thông lợi, hợp với huyệt Nội quan chủ tâm bào lạc có một đường mạch chạy đến Thiếu dương tam tiêu, dùng huyệt này làm cho khí huyết lưu thông, hơi ngăn ở hoành cách mạc cũng hết. Nó có tác dụng rất lớn kích thích toàn thân để trấn tĩnh thần kinh, trị tất cả bịnh thuộc ký sinh trùng không nên châm quá mạnh phòng khi phản ứng làm cho người bịnh xỉu. Khí độc làm cảm mạo, nhiệt độ cao trên 39 độ châm một lúc nhiệt độ giảm liền. Đầu nhức, toàn thân ê đau, nghẹt mũi, chảy mũi, châm đến 15 phút thì trở lại bình thường. Có một số ít sau 3, 4 phút thì lại nhức đầu, ho đàm, ăn không tiêu nóng hoặc đau nhức nên dùng kim Mai hoa kích thích nhẹ chung quanh huyệt này. Chứng Niếu độc sưng toàn thân, hôn mê bất tỉnh lúc khẩn cấp nên đốt huyệt này và huyệt Bá hội để khôi phục thần trí làm đình chỉ chứng ói mửa.
8. HUYỆT Á MÔN. Huyệt này có tên Hoành Thiệt, Ám môn, Thiệt yểm, nơi hội Đốc mạch và Dương duy. a) Phương pháp tìm huyệt: Ngửa đầu lên phía sau cổ cách mé tóc 5 phân là vị trí của huyệt. b) Phương pháp châm cứu: Châm sâu 3 đến 4 phân (không nên quá sâu) châm xiên có thể thể 8 phân, Không nên đốt.
c) Chủ trị: Thói quen hay nhức đầu. Nảo sung huyệt, sưng màng óc. Nói đơ lưỡi, hai lưỡi (trùng nhiệt) cuống họng sưng, tích tủy bịnh.
d) Phương pháp phối hợp: Hợp với huyệt Quang xung trị lưỡi dày chậm nói.
e) Tham khảo các sách: Sách châm cứu nói: huyệt này trị mất tiếng. Sách Ngoại Đài nói: huyệt này trị nói không được. Tạp Kinh Đồ Dực nói: huyệt này trị trúng phong lưỡi dày, nói không được, thân thể nặng nề, bại nửa thân. Kinh giáp ất vá Phú Ngọc Long đều nói: huyệt này trị lưỡi cứng không nói được hay trúng gió mất tiếng nói khàn khàn. Sách Khoa học Châm cứu (Nhựt) nói : huyệt này trị chứng lưỡi rút tiếng nói đổi khác.
g) Nhận xét chung: Huyệt này là nơi hội Đốc mạch và Dương duy chẳng những trị bịnh câm hoặc ngọng mà còn trị chứng trúng phong, điên, chết giả, bất tỉnh nhân sự, hay bịnh thuộc về lưỡi. Xưa nay đều nói huyệt này không thể đốt, nếu đốt khiên người bệnh câm, nhưng ông Trạch Điền kiên đã phá truyền thuyệt này, ông cho huyệt này trị câm ngọng thì có thể đốt được.
9. HUYỆT PHONG PHỦ Huyệt này có tên huyệt Thiệt bổn, Tư bổn, Tào khê, Qủi chẩm, nơi hội Đốc mạch và Dương duy. Sâu vào là Diên tủy.
a) Phương pháp tìm huyệt: Ngồi ngay, giữa đầu, phía sau cổ nơi mé tóc nhận vào chỗ xương sọ có lổ sâu là vị trí của huyệt.
b) Phương pháp châm cứu: Châm sâu từ 3 đến 4 phân, không nên châm sâu tốt hơn, nên châm xiên bên trái hay bên phải, có thể dùng phương pháp xâm,. Cấm đốt.
c) Chủ trị: Toàn thân cứng đơ, phát cuồng, trúng phong (bại nửa thân), cảm mạo, nóng, cổ cứng, chảy máu cam, yết hầu sưng, câm, nhức đầu, chóng mặt xây xẩm.
d) Phương pháp phối hợp: Hợp với huyệt Phong trì trị bịnh thương hàn.
e) Tham khảo các sách: Sách tổ Vấn nói: trúng phong đầu cổ nhức, điên và nói xàm, chạy bậy, mắt không thấy rõ, thấy bậy nên châm huyệt này. Phú Ngọc Long nói: đầu cổ cứng nhức không day trở được, răng nhức ê, trước dùng huyệt Thừa tướng sau châm huyệt này thì êm đau. Phú Tịch Hoằng nói: hợp với huyệt Phong trị trị thương hàn cùng bá bịnh. Sách Acupuncture của H.Goux nói: trúng phong nhức đầu, chóng mặt, ăn uống không được nên châm huyệt này. Sách Châm cứu Toàn Thư (Nhựt) nói: huyệt này trị nhức răng, cổ nhức đau chân tê rần.
g) Nhận xét chung: Phong phủ là ý nghĩa Phong khí tụ ở tạng phủ, phong chỉ phong tà cảm mạo hay trúng phong. Người ra máu mũi nhiều nên đốt huyệt này hoặc nhổ nơi đây vài sợi tóc cũng làm ngưng chảy máu. Phía trong huyệt này là Diên tủy trung khu cơ cấu trọng yếu của sanh mạng, bên trong là tổng trạm của não thần kinh tiêm duy và ly trung tiêm duy phát ra và tập hợp. Châm huyệt này có tác dụng điều chỉnh thần kinh bị chướng ngại.
10. HUYỆT BÁ HỘI: Huyệt này có tên là Tam dương ngủ hội, Diên thượng, thiên mảng, Nê hoàng cung, nơi hội Thủ túc tam dương và Đốc mạch .
a) Phương pháp tìm huyệt: Ngồi ngay hai bên tai thẳng lên đỉnh đầu có một lổ sủng là vị trí của huyệt.
b) Phương pháp châm cứu: Châm sâu 2 đến 3 phân, mũi kim lạng ngoài da, có thể dùng kia ba khía xâm cho ra máu. Đốt 2 đến 3 liều.
c) Chủ trị: Nhức đầu, chống mặt, trúng phong, không hả miệng được, uốn ván, trẻ nhỏ động kinh, não thần kinh suy nhược não thiếu máu, nghẹt mũi, ho gà, trỉ lòi trê, bướu.
d) Tham khảo các sách: Sách Tráité d’Acupuncture nói: huyệt này trị đầu nhức như búa bổ. Sách Nghiên Cứu Châm cứu (Nhựt) nói: hợp với huyệt Phong phủ, Đại chùy, Đào đạo, Thiên trụ, Thập tuyên đâm cho ra máu trị não bị nhức. Sách Thọ thế Bảo nguyên nói: Bị đánh hay té gần chết hay chết giấc đốt huyệt này 3 liều thì sống lại. Sách Giáp Ất nói: hợp với huyệt Thông hội có công năng giảm nhiệt não, được tỉnh . Sách Kinh nghiệm Lương phương nói: sau khi sanh, tử cung không bóp lại dùng 14 hột bề ma tử đâm bỏ xác rồi lấy dầu thoa giữa huyệt này, tử cung thâu lại, khi thâu lại thì rửa sạch chỗ này. Sách Thuốc nói: Đời Đường Vua Cao Tông bị chứng nhức đầu nặng, mắt không thấy đường, mời Thái Y đến chẩn mạch ông liền châm huyệt này và huyệt Não hộ ra máu bịnh được nhẹ. Sách Đơn Khê tâm pháp nói: trúng phong nhức đầu châm huyệt này hết liền. Phú Tịch Hoàng nói: trẻ con lòi trê, trước đốt huyệt này sau đốt huyệt Cưu vĩ. Phú Ngọc Long nói: trúng phong chết giả thì đốt huyệt này.
e) Nhận xét chung: Bá hội ý nói trăm mạch hội lại nơi đây – não thiếu máu đốt một lần thì nhẹ, vì hàn tà nhập não nên sanh thiếu máu ở nảo, sau khi đốt huyệt này nên đốt huyệt Thủ Tam lý để dẫn khí lạnh xuống. Não sung huyết lúc máu ứ làm trạng thái hôn mê nên tả huyệt này ra máu làp hương pháp cứu cấp mau hơn hết. Trúng phong có 7 huyệt: 1/ Bá hội 5/ Túc Tam Lý 2/ Khúc Tân 6/ Tuyệt cốt 3/ Kiên Tỉnh 7/ Khúc trì 4/ Phong thị
Để dự phòng và trị liệu trúng phong hoặc bán thân bất toại hay khó nói. Bịnh tinh thần thường đau nơi huyệt này. Đốt huyệt này có công năng trấn tỉnh thần kinh vì thần kinh đau hay tạo thành thần kinh suy nhược, dùng huyệt này để kích thích tế bào thần kinh phấn khởi.
11. HUYỆT THƯỢNG TINH: Huyệt này có tên Thần đường, Minh Cường, Qủi đường nơi Đốc mạch phát ra. a) Phương pháp tìm huyệt: Ngồi ngay , nơi mé tóc phía trước sâu vào một tấc có lổ sủng là vị trí của huyệt.
b) Phương pháp châm cứu: Châm sâu 3 đến 4 phân. Đốt 3 đến 5 liều.
c) Chủ trị: Sung huyết ở ruột, da đầu nhức, thần kinh ở trán nhức, mũi có thịt dư (mọc nhánh), mũi sưng, nghẹt mũi, chảy máu cam sưng giác ạmc, nhản cầu sung huyệt)
d) Phương pháp phối hợp: Hợp với huyệt Phong long, huyết Hành gian trị nhức đầu.
e) Tham khảo các sách Ca Ngọc Lng nói: mũi chảy nước trong, nhức đầu, mắt đau nên châm huyệt này. Sách Đồng Nhơn dạy: Nhức đầu, mặt sưng, mũi nghẹt, không biết mùi, chóng mặt nên dùng kim ba khía nhỏ châm huyệt này. Sách Đồ dực nói: chảy máu mũi đốt huyệt này một liều thì hết. Sách Châm Cứu thực Hành (Nhựt) nói: khoé mắt lở, trúng nắng xiểu, nên dùng huyệt này. Sách Acupuncture của H>Voisin nói: huyệt này trị da đầu nhức, lổ mũi có thịt dư nghẹt thở.
g) Nhận xét chung: Huyệt Thượng tinh có tác dụng bài tiết dương khí nên chứng hàn phong hỏa nhiệt trị chứng chảy mũi nước hay nghẹt mũi rất công hiệu. Nhức đầu chóng mặt hoặc sợ gió ra mồ hội hay đầu lức nhức, lúc không, mắt đỏ miệng khát nước, tả huyệt này làm cho tan phong. Đốc mạch bài tiết hơi nóng làm kinh mạch lưu thông hết chứng nhức đầu.
12. HUYỆT THỦY CẤU: Huyệt này có tên Nhơn Trung, Qủi cung, nơi hội Đốc mạch và Thủ dương minh. a) Phương pháp tìm huyệt: Ngay đầu, sống mũi là vị trí của huyệt (Ngay Nhơn trung cách vành môi 3 phân)
b) Phương pháp châm cứu: Châm sâu 2 đến 3 phân, mũi kim hơi lên trên. Đốt 3 liều , có thể dùng kim 3 khía xâm.
c) Chủ trị: Mất thần, đái đường, thủy thủng, (sưng mắ), nảo sung huyệt, động kinh, miệng mắt giựt méo, trẻ con tay chơn có rút, xương sống cứng đơ, môi, mí mắt tê.
d) Phương pháp phối hợp: Hợp với huyệt Khúc trì trị thịt nhão mềm đi không được. Hợp với huyệt Ủy trung trị lưng đầu gối nhức, giựt. Hợp với huyệt Đại lăng trị miệng hôi. Hợp với huyệt Trung xung trị chóng mặt xây xẩm.
e) Tham khảo các sách: Sách Khoa học Châm cứu nói: nước tiểu có đường, xương sống cứng, miệng méo, nên dùng huyệt này . Sách Traité d’Acupuncture nói: trúng phong á khẩu mắt ngó lên, bất tỉnh nhân sự nên châm với huyệt Giáp xa. Phương Thiên Kim nói: nhức đầu nóng lạnh, mắt thấy không rõ nên hiệp với huyệt Thần Đình. Phú Bá Chứng nói: mặt sưng nên hiệp với huyệt Tiền đảnh. Cảnh nhạc Toàn thơ nói: huyệt này chủ trị thủy thủng. Ca Ngọc Long và Sách Đơn Khê Tâm pháp nói: huyệt này trị xương sống cứng nhức. Ca Tạp Huyệt Pháp nói: trẻ nít kinh phong nên hợp với huyệt Dũng tuyền và Thiếu Thương. Phú Tịch Hoằng nói: huyệt này trị điên cuồng. Châm Pháp Huyệt Đạo Ký nói: lổ mũi ngứa châm huyệt này cho ra máu.
g) Nhận xét chung: Tôn Tự Mạo nói 13 Qủi huyệt gồm có: 1/ Nhơn Trung (Qủi cung) 8/ Thừa tướng (Qủi thị) 2/ Thiếu Thương ( Qủi tín) 9/ Lao cung (Quỉ quật) 3/ Ẩn Bạch (qủi lũy) 10/ Thượng Tinh (Qủi đường) 4/ Đại Lăng (Qủi tâm) 11/ Hội Âm (Qủi tạng) 5/ Thân mạch (Qủi lộ) 12/ Khúc trì (Qủi Thôi) 6/ Phong Phủ (Qủi chẩm 7/ Giáp xa (Qủi sân) 13/ Thiệt Hạ trung (Qủi Phong)
Huyệt này là điểm phản ứng kích thích toàn cơ thể nên xương sống cứng đơ, lưng cong đều do Đốc mạch bịnh phát ra, châm có hiệu quả. Hiệp với huyệt Khúc trì làm xúc tiến sự dinh dưỡng điều hòa khí huyết, gân cốt được tươi nhuận, các khớp xương co duỗi được mau lẹ.
Trúng phong ở trạng thái hôn mê nên châm huyệt này cho ra máu và đốt thêm huyệt Bá hội, châm huyệt Thiên trụ, huyệt Phong phủ, huyệt Túc Tam Lý, châm thêm huyệt Kiên tỉnh dùng ống đồng hút cho ra hết máu ứ thì sẽ tỉnh lại.
12. HUYỆT ĐÀI ĐOAN : a) Phương pháp tìm huyệt: Dưới Nhơn trung, nơi giữa vành môi, giữa da và niêm mạc giáp lại là vị trí của huyệt (hả miệng điểm huyệt).
b) Phương pháp châm cứu: Châm sâu từ 2 đến 3 phân, có thể dùng kim ba khía xâm cho ra máu. Cấm đốt.
c) Chủ trị: Động kinh (mửa ra nước bọt), vàng da, miệng ngậm cứng, miệng lở, khát nước nước tiểu đỏ.
d) Tham khảo các sách: Sách Châm cứu nói: huyệt này trị chứng động kinh, miệng sôi bọt, miệng lở hôi thúi không ai dám lại gần. Sách Traité d’Acupuncture nói: uống nước nhiều đi tiểu ít, đỏ, miệng sôi bọt, đi tiểu gắt nên dùng huyệt này. Sách Châm Cứu Học Thực tiển nói: huyệt này trị miệng lở, da vàng.
e) Nhận xét chung: Huyệt này thuộc Đốc mạch, dùng Đốc mạch trị nước tiểu đỏ nghe qua thật khó hiểu, nhưng trên thực tế Đốc mạch có 3 nhánh thần kinh. Một nhánh từ dưới chạy lên trên, nên bịnh ở dưới lại châm ở phía trên xa thần kinh. Châm huyệt này có tác dụng làm lợi tiểu, đồng thời chứng khát nước, vàng da, nước tiểu đỏ rất thích ứng. Nơi Nhơn trung có mụt cứng nên dùng kim 3 khía châm nơi huyệt này cho ra máu tức mụt được tan khỏi cần dùng thuốc, chỉ cử ăn thịt heo, trâu , bò, dê, ga vịt và tôm cua, nếu ăn khó cứu nên cẩn thận.