Liên Mạng VietNam || GiaiTri.com | GiaiTriLove.com | GiaiTriChat.com | LoiNhac.com Đăng Nhập | Gia Nhập
Tìm kiếm: Tựa truyện Tác giả Cả hai

   Tìm theo mẫu tự: # A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z Danh sách tác giả    Truyện đã lưu lại (0
Home >> Y Học, Sức Khỏe >> Châm cứu học

  Cùng một tác giả
Không có truyện nào


  Tìm truyện theo thể loại

  Tìm kiếm

Xin điền tựa đề hoặc tác giả cần tìm vào ô này

  Liệt kê truyện theo chủ đề

  Liệt kê truyện theo tác giả
Số lần xem: 26166 |  Bình chọn:   |    Lưu lại   ||     Khổ chữ: [ 1, 2, 3

Châm cứu học
T.T.Thích Tâm Ấn

Chương 16

NHÂM MẠCH
(Méridien de la Conception) (13 huyệt)
 
Huyệt TRUNG CỰC
 
Huyệt này có tên riêng là Khí nguyên, Ngọc tuyền, nơi hội Túc Tam âm và Nhâm mạch.
a) Phương pháp tìm huyệt:
Nằm ngửa, dưới rốn 4 tấc là vị trí của huyệt.
 
b) Phương pháp châm cứu:
Châm sâu 8 phân đến 1 tấc, hơ nóng 20 phút, đốt từ 3 đến 300 liều.
 
c) Chủ trị:
Thận viêm, (thủy thủng) màng bụng sưng (xung quanh rốn đau), mất tỉnh (di tinh không có con), lở niếu quản, tinh hoàn viêm, bàng quang gân thắc chặc và tê, Tử cung co rút, màn tử cung sưng, tử cung không ngay.
 
d) Phương pháp phối hợp:
Hợp với huyệt Khí hải, huyệt Trung cực, huyệt Tam lý trị đau niếu đạo.
 
e) Tham khảo các sách:
Sách Minh đường nói: châm huyệt này tức thọ thai sinh con.
Sách Châm cứu Thuyết ước nói: hợp với huyệt Đại lăng, huyệt Đại cự, trị đàn ông không có con, đàn bà không có kinh.
Sách Ngọc Long nói: mất tinh không có con, nên đốt huyệt này.
Sách Châm Cứu Thực Hành (Nhựt) nói: huyệt này trị dương khí hư, mất tinh làm tuyệt tự.
Sách Acupuncture H.Voisin nói: Bạch đái nên châm huyệt này.
 
g) Nhận xét chung;
Sáng sớm thức dậy khắp mình đều mỏi mệt nên đốt huyệt này. Châm hoặc đốt có ảnh hưởng toàn bộ kinh bàng quang, Nguyệt kinh ngưng, bế tắc, trước khi có kinh 1 ngày nên đốt với huyệt Tam âm giao, khi có kinh ngưng đốt. Kinh nguyệt không ngừng, mỗi ngày nên đốt 1 lần, bạch đái, cách một ngày đốt một lần. Làm băng, máu ra có cục nên đốt với huyệt Khúc cốt, huyệt Quang nguyên, huyệt Quy lai. tử cung sưng cũng nên châm huyệt này. Lúc châm huyệt này nơi niếu đạo có cảm giác hơi tê. Huyệt này là một huyệt của kinh bàng quang và cũng là nơi hội lá lách thận, gan và nhâm mạch, do đó nó tương thông liên hệ với nhau. Có tác dụng trị các chứng về phụ khoa và làm giảm nóng, tiêu thấp, mát gan, giải uất, mạnh tỳ, bổ thận.
Châm gia nên có kỹ thuật, bịnh lạnh thì đốt, nóng nên châm, thiệt thì tả, hư thì bổ, sự nhận thức linh động thì kết quả không lường.
 
2. HUYỆT QUAN NGUYÊN.
Huyệt này có tên Thứ môn, Hạ tuyệt Đại trung cực, Đơn điền, mô huyệt tiểu trường nơi hội Túc Tam âm và Nhâm mạch.
 
a) Phương pháp tìm huyệt:
Nằm ngửa dưới rún 3 tấc, nơi có lằn chỉ, giữa lằn này là vị trí của huyệt.
 
b) Phương pháp châm cứu:
Châm sâu 2 tấc. Đốt từ 7 liều có thể tới 300 liều. Hơ nóng 30 phút.
 
c) Chủ trị:
Thận viêm, bộ sinh dục bịnh, bí đái (tiểu ra máu, nước tiểu đỏ và gắt) trúng phong, cao hoàn viêm, niếu quản lở, tử cung bịnh (bạch đái, kinh nguyệt không thông, không thọ thai) tiêu tiểu ra máu, sau khi sanh ra huyết không dứt, bí tiểu, tiểu từng giọt, kinh nguyệt không đều.
 
d) Phương pháp phối hợp:
Hợp với huyệt Đại trử trị sán khi.
Hợp với huyệt Tam Âm giao trị tiểu xón.
Hợp với huyệt Bát giao, huyệt Đại trường du, huyệt Âm lăng tuyền trị tiểu tiện bế, sau khi châm tiểu như xối.
 
e) Tham khảo các sách:
Sách Minh đường nói: không nên châm lúc có thai, thai lớn sanh không được, châm huyệt Côn Lôn thì thai ra liền.
 
Phú Ngọc Long nói: hợp với huyệt Phong long huyệt Dũng tuyền trị binh lao kinh niên. Hợp với huyệt Đới mạch trị bại thận.
 
Biển thước Tâm thư nói:Chân khí hư làm người bệnh chân khí hết tức người chết – phương pháp bảo mạng thứ nhất dùng ngại diệp, thứ hai dùng thuốc. đến 30 tuổi, 3 năm đốt huyệt này 35 liều, 50 tuổi 2 năm đốt 1 lần 300 liều, 60 tuổi 1 năm đốt 1 lần 300 liều  làm cho người được trường sanh bất lão.
 
Phú tịch Hoằng nói: tiểu tiện không ngưng, châm huyệt này. Nếu bụng dưới có cục cứng đau nhức, châm huyệt Chiếu hải, huyệt Âm giao, huyệt Khúc tuyền, nếu không hết thì tả huyệt này và huyệt Khí hải.
 
Sách Khoa học Châm cứu (Nhựt) nói: đốt nhiều huyệt này trị được chứng bại thận.
 
g) Nhận xét chung:
Tinh khí chứa nơi đơn điền, não là thượng đơn điền, huyệt này là hạ đơn điền tuy 2 mà là một. Nó là mô huyệt của Tiểu trường nên trị các chứng bịnh thuộc tiểu trường.
 
Huyệt này cùng huyệt Khí hải là điểm kích thích bộ tuần hoàn huyết dịch được cường tráng. Phụ nữ đau máu, não sung huyết nên làm hạ huyết áp cấp tốc bằng cách châm huyệt thiếu thương, huyệt Bá hội, huyệt Ủy trung cho ra máu, hơ nóng huyệt này nửa giờ đến 1 giờ, lúc thấy mạnh điều chỉnh mới thôi.
 
3. HUYỆT KHÍ HẢI.
Huyệt này có tên Hạ manh, Đơn điền, nơi Nhâm mạch phát ra.
a)      Nằm ngửa, dưới rốn 1 tấc 5 giữa đường chỉ là vị trí của huyệt.
b)      Phương pháp châm cứu châm sâu 8 phân đến hơn 1 tấc. Hơ nóng 20 phút, đốt từ 5 đến 100 liều.
c)      Chủ trị;
Sán khí ở ruột (ruột gò chạy có cục đau nhiều), ruột ra máu, sưng màng bụng kinh niên, Thần kinh suy nhược. Trẻ con phát dục không đều. Tiểu xón, Kinh nguyệt không đều. Tử cung ra máu, bộ sinh dục đau, no hơi, bí tiểu cấp tính.
 
d)      Phương pháp phối hợp:
Hợp với huyệt Âm giao trị bạch đái, di tinh.
 
e)      Tham khảo các sách:
Sách Y học Nhập môn nói: đốt huyệt này nhiều khiến người sanh con.
Sách Đồng Nhân nói: huyệt này trị hơi lạnh ở dưới rốn xung lên, dưới tim khi kết thành cục, nước tiểu đỏ.
 
Sách Théorie de pratique de l’acupuncture nói: tử cung ra máu, niếu quản teo hẹp, khí lạnh dưới rún nên đốt huyệt này.
 
Sách Châm cứu trị liệu pháp (Nhựt) nói: huyệt này có thể trị chứng nhức xương sống.
 
g) Nhận xét chung:
Huyệt này là nơi chứa nguyên khí nên có công năng trị các chứng thuộc về khí đặc biệt là nơi vĩ lư sưng đốt 30 liều đến 40 liều. bụng đi ta dữ dội ruột sưng, gặp trường hợp nầy hơ nóng với huyệt Thủy phân từ 30 đến 50 phút thì ngưng tả tức khắc.
 
Các huyệt Khí hải, Quang nguyên, Trung cực, đều là các huyệt căn bản dùng để sanh con nối dòng. Huyệt Khí hải là nơi chứa nguyên khí. Quan nguyên nơi hội Tam âm và Nhâm mạch là nơi chứ tinh. Phụ nữ dùng huyệt Trung cực để điều kinh vì huyệt này cũng là nơi hội Tam âm và Nhâm mạch, mô huyệt của Kinh bàng quang, cửa của bào thai nơi tử cung. Bên huyệt này 3 tấc là 2 vòi tử cung nơi bụng dưới. Điều hòa làm cho được ấm là cơ hội thọ thai.
 
Ruột lạnh nhưng kết, sán khí, âm hộ reo, thòng ruột và có cục, mất tinh, hông đầy, khò khè, tiểu tiện không thông, đàn bà động thai bằng huyệt, kinh nguyệt không đều nên hợp với huyệt Thiên xu. Dưới huyệt Khí hai là huyệt Thạch môn đối với phụ nữ không nên châm nếu phạm huyệt này thì hết thọ thai.
 
4. HUYỆT THẦN KHUYẾT

Huyệt này có tên Khí xá, Tề trung.
 
a)      Phương pháp tìm huyệt:
Nằm ngửa ngay giữa rốn là vị trí của huyệt.
 
b)      Phương pháp châm cứu:
Không nên châm. Đốt từ 7 đến 200 liều. Hơ nóng nửa giờ.
 
c)      Chủ trị:
Dư máu ở nảo, trúng phong bất tỉnh nhân sự, ruột sưng kinh niên (hạ lợi). Đau cổ trướng, dịch tả, đau bụng.
 
d)      Tham khảo các sách:
Sách Traité d’Acupuncture nói: bịnh trướng muốn ụa mửa nên đốt huyệt này.
 
Sách Châm cứu cổ điển nói: đốt huyệt này trị tay chơn lạnh.
Phương Trửu hộ nói: tự nhiên ngã lăn ra chết đốt huyệt này 100 liều.
 
Biển thước Tâm thơ nói Ruột có cục, tiêu ra máu lâu ngày không hết, vì do ăn đồ lạnh làm thương tổn đại trường, đốt huyệt này 300 liều.
 
Sách Vạn binh hồi xuân nói: những chứng thuộc về âm làm tay chơn phát lạnh, dái teo, miệng ngậm cứng chết trong giây phút, uống thuốc có tính chất nóng nhưng không bình phục, đốt huyệt này 100 liều có kết quả.
 
g)      Nhận xét chung:
Chứng ỉa mửa chung quanh rốn đau nhiều lấy muối để ngay rốn, dùng ngại diệp đốt đến khi hết đau bỏ muối, do hàn chứng làm tiêu chảy, đau bụng dùng tiêu sọ đâm nhỏ nhồi với hồ làm bánh để nơi rún để rút hơi lạnh thì hết bịnh.
 
5. HUYỆT THỦY PHÂN
Huyệt này có tên Phân thủy, Trung thủ, từ Nhâm mạch phát ra.
 
a)      Phương pháp tìm huyệt:
Phía trên rốn 1 tấc là vị trí của huyệt.
 
b)      Phương pháp châm cứu:
Châm sâu từ 5 phân đến 1 tấc (bịnh thủng và trướng cấm châm). Hơ nóng 20 phút. Đốt từ 7 đến 100 liều.
 
c)      Chủ trị:
Thủy thủng, cổ trướng, yếu dạ dày, dạ dày sưng kinh niên (ói mửa), ruột sôi (xung quanh rốn đau. Trẻ con mỏ ác sâu, thời khí ỉa mửa, trúng lạnh.
 
d) Tham khảo các sách :
Sách Thần nông nói: huyệt này trị bụng đầy thủy thủng đốt từ 14 đến 21 liều.
 
Kinh Thái Ất nói bịnh thủy thủng nên tả huyệt này với huyệt Tam Lý, huyệt Âm cốc làm đi tiểu, tiêu thủng.
 
Ca Ngọc Long nói: bịnh Thủy thủng rất khó trị trước nên đốt với huyệt Thủy đạo, sau châm với huyệt Tam lý và huyệt Tam âm giao.
 
Sách Châm cứu Lạo pháp Đại Thành (Nhựt) nói: bụng trướng lên, ruột sôi, đi tiểu nhiều nên đốt huyệt này.
 
Sách Acupuncture chinoise pratique noi: chứng thủy thủng, bụng trướng đốt huyệt này rất công hiệu.
 
g) Nhận xét chung:
Huyệt này vị trí ở cuống ruột non, đồ ăn vào nơi đâyrồi phân hoá đi các nơi, nước vào bàng quang cặn bả vào đại trường nên có tên là thủy phân, nó có công năng làm cho tiểu được nhiều. Chứng thủy thủng, bụng có nước nhiều lấy tay nhận vào huyệt này có tiếng kêu trong bụng và nơi bụng dưới trướng lên, đồng thời nước chạy xuống hạ bộ có cảm giác chạy ra sau lưng.
 
6. HUYỆT HẠ UYỂN.
Huyệt này có tên Hạ quản, nơi hội Túc Thái âm tỳ mạch và Nhâm mạch.
 
a)      Phương pháp tìm huyệt:
Nằm ngửa, trên cuốn rốn 2 tấc là vị trí của huyệt.
 
b)      Phương pháp châm cứu:
Châm sâu từ 8 phân đến 1 tấc, hơ nóng 20 phút, đốt từ 5 đến 300 liều. Có thể dùng phương pháp xâm.
 
c)      Chủ trị:
Dãn bao tử, bao tử co rút (trên rốn cứng, đau, tiêu hóa châm). Dạ dày và ruột sưng kinh niên.
 
d)      Phương pháp phối hợp:
Hợp với huyệt Trung uyển trị bụng cứng. Hợp với huyệt Hảm cốc trị sôi ruột.
 
e)      Tham khảo các sách:
Sách Châm cứu nói huyệt này trị bụng đau, trướng, trẻ con bị thai độc sanh ghẻ.
Kinh Giáp ất nói: ăn uống không tiêu, ăn vô tiêu ra liền nên dùng huyệt này làm chủ.
Phú bá chứng nói: bụng sôi nên hợp với huyệt Hảm cốc.
Phú Linh Quang nói: hợp với huyệt Trung uyển trị bụng cứng như đá.
Sách Acupuncture H.Voisin nói : ăn uống không tiêu, dạ dày lạnh nên châm huyệt này. Sách châm Liệu Bí quyết Đạo (Nhựt) nói: con nít vì thai độc nên sanh ghẻ ăn uống không tiêu nên dùng huyệt này.
 
g) Nhận xét chung:
Huyệt này có công năng trị dịch tả, ỉa mửa, hợp với huyệt Hàm cốc để điều hòa tỳ vị trị các chứng dạ dày và ruột đau.
 
7. HUYỆT KIÊN LÝ
a) Phương pháp tìm huyệt:
Nằm ngửa, trên rốn 3 tấc là vị trí của huyệt .
a)      Phương pháp châm cứu:
Châm sâu 8 phân đến 1 tấc , không nên đốt.
 
c) Chủ trị :
Thủy thủng, (mình sưng, bụng đầy) sưng màn bụng, ói mửa, tiêu hoá chậm, bụng có rút đầy hơi.
 
d) Tham khảo các sách:
Phú bá chứng nói: hợp với huyệt Nội quan trị hết các chứng hông đau.
Thiên tinh Bí quyết nói: dạ dưới sưng phù, trước châm huyệt Thủy phân, sau châm huyệt này.
Sách Théorie et pratique de l’acupuncture nói huyệt này trị chứng thủy thủng ruột quặn đau.
Sách châm cứu Yếu ca Tập (Nhựt) nói: Huyệt này có công dụng trị chứng phù thủng.
 
g) Nhận xét chung:
Ông Trương Văn Trọng trị một người bị bịnh thình lình đau bụng, ông bảo nằm ngửa đầu kê cao lối 4 tấc, co chân lại cho dẫn hơi lên hông lấy tay chà phía trên bụng 3 tấc làm cho khí tan đi, người bịnh được nhẹ. Phương pháp này cũng trị được chứng đau tim.
 
8. HUYỆT TRUNG UYỂN
Huyệt này có tên Thái thương, vị uyển, Thượng ký, Trung quản, Vị mô, Mô huyệt của dạ dày, nơi hội Thủ Thái dương tiểu trường kinh, Thiếu dương tam tiêu, Túc dương minh vị và nhâm mạch).
 
a) Phương pháp tìm huyệt:
Nằm ngửa, từ chót xương ức đến rốn khoảng giữa là vị trí của huyệt.
 
b) Phương pháp châm cứu:
Châm sâu 1 tấc đến 2 tấc, hơ nóng 1 giờ. Đốt từ  7 đến 300 liều.
 
c) Chủ trị;
sưng dạ dày cấp tính (ăn không tiêu, ỉa mửa, đau bụng). Bao tử thòng, dạ dày co rút (bụng lạnh có cục hơi). Ăn không muốn thôi, tiêu hóa chậm, dạ dày ra máu, ỉa mửa, dịch tả, bịnh tử cung, tất cả bịnh thuộc dạ dày.
 
b)      Phương pháp phồi hợp :
Hợp với huyệt Túc tam lý trị trên mửa dưới đi tiêu, và các thứ bịnh dạ dày.
 
c)      Tham khảo các sách:
Kinh Tư sanh nói : Lá lách đau chịu không nổi, ăn uống không được nên đốt huyệt này.
 
Phú Ngọc Long nói:da vàng do lá lách hư sinh ra, nên châm với huyệt Uyển cốc.
 
Tâm thơ của Biển Thước nóiL Kinh phong cấp tính nên đốt huyệt này 100 liều.
 
Sách Châm cứu Y học (Nhựt)  nói ăn uống nhiêề tiêu hóa không kịp sanh kiết lỵ nên đốt huyệt này.
 
Sách Acupuncture chinoise pratique nói: hơi lãnh hai bên sườn bốc lên nên đốt huyệt này.
 
g) Nhận xét chung:
Hợp với huyệt Túc tam lý, làm êm dịu dạ dày, khi bị trúng lạnh, ăn cơm không hạ làm sình bụng. Bổ huyệt này làm mạnh dạ dày tiêu tan hàn tả. Tả huyệt Tam Lý dẫn khí đi xuống, tương trợ huyệt này được vận hành trợ tỳ mạnh vị, tăng cường sự tiêu hoá. Đối với bịnh dịch, ỉa mửa, có công năng làm thăng thanh giáng trược. Nếu hạ tiểu hư hàn nên bổ huyệt Khí hải,  thượng tiêu uất nhiệt thì tả huyệt Hiệp cốc tạng khí suy nhược mau bổ huyệt Kỳ môn, khí trệ thì tả huyệt Thiên xu hoặc huyệt Thượng uyển.
 
Huyệt này là nơi thống hợp hạ phủ. hợp với huyệt Hạ quan huyệt Công tôn, trị 9 loại đau tim. Hợp với huyệt Túc tam lý huyệt Nội quan điều chỉnh tỳ vị, trị các chứng thuộc dạ dày, nếu uất hơi thì châm thêm với huyệt Kiên ngung để điều hòa khí huyết. Gan nóng châm huyệt Kỳ môn để bình can khai uất, ăn không tiêu, châm huyệt lương môn để tiêu hoá thức ăn, hợp với huyệt Thiên xu làm thông Đại trường. Khí lạnh làm dạ dày đau, đốt huyệt Tỳ du, huyệt Công tôn để làm ấm và điều hòa Tỳ vị. Nếu bị ứ huyết nên tả huyệt này và huyệt Cách du để máu huyết lưu thông. Đau sán lãi thì châm với huyệt Địa Thương. Tiêu hóa không tốt châm thêm huyệt Thiên xu, huyệt Âm lăng tuyền làm mạch tỳ tiêu thấp. Ruột có mụt, lấy ngón tay đè nơi huyệt này 5 phút, người bịnh có cảm giác hơi nóng đầy bụng lại có cảm giác hơi nóng theo Nhâm mạch đến Thiên đột lên cuống họng.
 
Đàn bà có thai sanh nhiều bịnh nên đốt huyệt này làm cho sanh sản được dễ dàng. Bịnh Đái đường nên hợp với huyệt Dương trì, huyệt Tỉ du, huyệt Tam tiêu du vì chứng này phát sanh do tạng tì. tỳ là nơi phân hoá chất đường, nếu nơi đây bị chướng ngại, chất đường theo nước tiểu bài tiết ra ngoài. Trị tạng tỳ được mạnh thì chứng tiểu đường và đản bạch cũng hết.
 
9. HUYỆT CỰ KHUYẾT
Huyệt này có tên Tâm mô, Mô huyệt của tâm do nhâm mạch phát ra.
a)      Phương pháp tìm huyệt:
Ngồi ngay hoặc nằm ngửa, phía trên huyệt Trung uyển 2 tấc là vị trí của huyệt.
 
b)      Phương pháp châm cứu:
Châm sâu 5 đến 8 phân, hơ nóng 20 phút, đốt từ 5 đến 50 liều.
 
c)      Chủ trị:
Hoành cách mạc co rút (nấc cụt) bao tử co rút, trực trường co rút, ỉa mửa, dạ dày có mụt (mửa máu) màng tim sưng, hồi họp, bịnh thần kinh, màng hong sưng, chi khí quản sưng.
 
d)      Phương pháp phối hợp:
Hợp với huyệt Chiên trung trị ho đàm nhiều làm cho ngực đau.
 
e)      Tham khảo các sách:
Sách Tân cứu Lạo pháp Đại Thành (Nhựt) nói: ăn vào ụa mửa, trẻ em bị chứng kinh phong nên lấy huyệt này làm chủ.
 
Sách Châm cứu Y học nói: tim đau uống nước vào mửa ra, hông đầy hơi thở ngắn, thở hào hển nên châm huyệt này.
 
Sách Nhập môn nói: Huyệt này trị chín thứ đau tim, đàm nhiều, mửa ra nước, mệt đau bụng.
 
Sách Lương phương tập dịch nói:trẻ con kinh phong đàm chận cứng cuống họng thờ khò khè, môi xanh mắt lim dim, hơi ngắn nên dùng:
-         Tiêu sọ 7 hột
-         Sanh chi tử 7 trái                                  đâm nhỏ
-         Hành trắng 7 lá
-         1 nắm lúa
 
Lấy tròng trắng trứng gà trộn đều để lên bụng dùng vải quấn lại 1 ngày 1 đêm, khi lấy ra trên thuốc có màu xanh và đen thì bịnh hệt. Nếu chưa hết thì làm lại một lần nữa thì bịnh bình phục. Sau dùng phương pháp bổ tỳ 1 tể.
 
e) Nhận xét chung;
Huyệt này chủ về tâm nên những chứng đau tim, hông đầy hơi thở ngắn, đàm nhiều, ruột đầy có công hiệu.
 
10. HUYỆT CƯU VỈ
Huyệt này có tên là vĩ ế từ Nhâm mạch chạy ra .
a)      Phương pháp tìm huyệt
Nằm ngửa kê đầu lên, hai chân đưa lên cao dưới sương ức 5 phân là vị trí của huyệt.
 
b)      Phương pháp châm cứu:
Châm sâu từ 5 đến 6 phân, trong lúc châm bảo người bệnh để tay lên đầu. Đốt từ 5 đến 300 liều.
 
c)      Chủ trị:
Tâm tạng viên, Chi khí quản viêm, khò khè, dạ dày sưng cấp tính. Động kinh, bịnh cuồng, hai bên cổ hạch sưng.
 
d)      Tham khảo các sách:
Kim tự sanh nói: huyệt này khó châm phải thận trọng khéo tay mới châm được, nếu không, làm khí hau nhiều khiến người bệnh chết yểu.
 
Hán dược Thần hiệu Phương nói: tự nhiên mửa ra máu không câm lại được, đốt huyệt này 100 liều có kết quả.
Phú Tịch Hoàng nói: Huyệt này trị chứng kinh phong hoặc mất trí, châm với huyệt Dũng Tuyền cứu sống được.
 
Phú Linh Quang nói : Hợp với huyệt Bá hội trị kiết lỵ.
Sách Phương Bịnh Châm cứu Toàn thơ nói: huyệt này có công năng trị tim đau nhức.
Sách Traité d’acupuncture nói: huyệt này trị đau cuống họng hơi thở ngắn hay giật mình.
 
g) Nhận xét chung:
Dạ dày dư nước chua quá nhiều hành đau nhức nên châm huyệt này. Huyệt này ở trước quả tim nhơn đó mọi người đều công nhận nó có tính cách phi thường nên những chứng chưa đến lúc khẩn cấp không nên dùng đến. Lúc châm nên lấy tay nhận vào vị trí của huyệt và mủi kim xuyên xuống.
 
11. HUYỆT CHIÊN TRUNG:
Huyệt này có tên Nguyên Nhi, Nguyên Kiến, Thượng khí hải, Hung đường ,nơi hội khí do nhâm mạch phát ra và nơi hội Túc Thái âm tỳ, Thiếu âm thận, Thủ thái dương tiểu trường, Thiếu dương tam tiêu và nhâm mạch.
 
a) Phương pháp tìm huyệt:
Chính giữa xương ức ngang hai đầu vú là vị trí của huyệt.
 
b) Phương pháp châm cứu:
Châm sâu 3 đến 5 phân, mủi kim lẻo da đi xuống. Đốt 3 đến 7 liều.
 
c) Chủ trị:
Máu uất nơi hông, màng hông sưng, ho đàm, tạng tâm bịnh (tim nhức) tim hồi hộp, vú sưng, sữa ít, hay nhợn, thần kinh ở hông nhức.
 
d) Phương pháp phối hợp:
Hợp với huyệt Thiên Đột trị ho nhiều. Hợp với huyệt Cự Khuyết trị đàm tích ở hông.
 
e) Tham khảo các sách:
Sách Châm cứu Thực nghiệm nói: Thần kinh ở hông đau, tim hồi họp hoặc đàm tích ở phổi, nên dùng huyệt này.
 
Sách Acupuncture chinoise pratique nói: lo lắng nhiều hoặc ho suyển châm huyệt này.
Sách Nhập môn nói: huyệt này trị ho hen, phổi có mụt, bướu ở cổ.
Phú Ngọc Long nói: Hợp với huyệt Thiên đột trị ho đàm.
Sách Vỏ Điền Văn Chi nói: thần kinh suy nhương, buồn bực lao lực quá độ, cảm xúc quá nhiều nơi huyệt này có dấu hiệu đau nhức, vú nhức, hông đau, vú nghẹt sửa, chảy ra không đủ nên dùng huyệt này.
 
g) Nhận xét chung:
Huyệt này là nơi hội các mạch Tỳ thận, Tam tiêu và Tiểu trường lại là mô huyệt Tâm bào lạc vì thế phạm vi trị liệu rất rộng, châm hoặc đốt có công năng điều hòa khí huyết nơi hông và ngực.
 
12. HUYỆT THIÊN ĐỘT.
Huyệt này có tên Thiên Cù, Ngọc hộ nơi hội Âm duy và Nhâm mạch.
a)      Phương pháp tìm huyệt:
Ngửa đầu lên, nơi đầu xương ức có hình bán nguyệt, phía trên có một lổ hủng là vị trí của huyệt.
 
b)      Phương pháp châm cứu:
Ngửa đầu lên, nơi đầu xương ức có hình bán nguyệt, phía trên có một lổ hủng là vị trí của huyệt.
 
b) Phương pháp châm cứu :
Châm sâu 5 phân đến 1 tấc. Mủi kim hướng vào cuống họng, khi vào 2,3 phân châm xiên xuống, đốt từ 2,3 đến 7 liều.
 
c) Chủ trị:
Sung huyết ở mật (nhức đầu, mặt đỏ) thở khò khè, cơ quan tiếng nói co rút (nói khó khăn) Yết hầu đau, Giáp trạng tuyến nở lớn, chi khí quản sưng, nấc cụt, ho đàm, ho gà.
 
Hợp với huyệt Chiên trung trị suyển thở hào hển. Hợp với huyệt Kiên tỉnh, huyệt Khúc trì huyệt Xích trạch trị Giáp trạng tuyến nở lớn (bướu) . Hợp với huyệt Phong long trị ho hen.
 
d) Tham khảo các sách:
Phú Bá chứng nói: ho đàm triền miên không dứt tiếng, nên châm với huyệt Phế du, huyệt Tu Nghinh.
 
Sách Cốt không và Thiên Kim luận nói: huyệt này trị ợ lớn tiếng.
Kinh Tư Sanh và sách Châm cứu Toàn thơ (Nhựt) nói: huyệt này trị thương hàn, ho nhiều, đốt 3 liều thì hết.
 
e) Nhận xét chung: Chứng nấc cụt trước châm huyệt này sau khi rút kim châm huyệt Nội quan để điêu hòa hơi uất ở tam tiêu, vì huyệt nội quan có một đường mạch chạy đến Thiếu dương nên trị chứng nấc cụt rất hay.
 
Linh Xu Vệ Khí nói: hơi tích tụ ở hông, châm huyệt phía trên (huyệt Thiên Đột) , tích tụ ở bụng châm ở dưới (huyệt Phong long), trên dưới đều đầy hơi châm ở một bên (huyệt Linh thai) Nên quan sát kỷ trên giữa hay dưới mà đề ra phương pháp trị liệu cho thích ứng thì bịnh nào cũng khỏi.
 
Trẻ con cuống họng bị nghẹt thở là vì cuống họng ngứa sanh ho liên tục, châm huyệt này có tác dụng làm thông khí quản, hết ngứa, dứt ho khò khè.
 
13. HUYỆT THỪA TƯỚNG:
Huyệt này có tên Thiên Trì, Huyền tương, quỉ thị nơi hội Túc dương minh vị và nhâm mạch.
 
a) Phương pháp tìm huyệt:
Trên càm dưới môi nơi chính giữa có lỗ hủng xuống là vị trí của huyệt (hả miệng tìm huyệt).
 
b)      Phương pháp châm cứu:
Châm từ 2 đến 3 phân. Đốt 3 liều.
 
c)      chủ trị:
Trung phong (bại nửa thân). Thần kinh ở mặt tê. Méo miệng. Mặt sưng phù. Đái đường. Thần kinh ở răng nhức. Đàn ông đau sán khí. Đàn bà có cục trong bụng. Đầu cổ cứng nhức nước tiểu đỏ hay vàng.
 
d) Tham khảo các sách:
Sách Châm đạo Bí quyết (Nhựt) Nói Thần kinh ở răng nhức hoặc ghẻ lở miệng nên dùng huyệt này.
Sách Acupuncture chinoise pratique nói: huệyt này trị méo miệng, mặt sưng, miệng lở.
Sách Đông Nhơn nói: trúng phong á khẩu, mặt sưng, đái 9dường, răng sưng thúi nên dùng huyệt này.
Ca Ngọc Long nói: Đầu cổ cứng nhức khó day trở, răng nhức, trước châm huyệt này sau châm huyệt Phong phú.
Sách Châm cứu Huyệt đạo nói: trẻ con ghẻ lở ở mệing, châm huệyt này ra máu thì hết.
 
g) Nhận xét chung:
Huyệt này trị máu huyết bị ngưng trệ ở họng hay cổ, hoặc bị chứng phong hàn, phong thấp làm cho gân co rút lại thành chứng cổ cứng không day trở được, châm huyệt này rất công hiệu.
 
Nhâm mạch là nơi chứa huyết lại hội với Vị mạch, đồng thời Nhâm mạch, Đốc mạch, Xung mạch đều phát khởi từ huyệt Hội âm. Nhâm mạch chạy về bụng, Đốc mạch chạy ra sau lưng, Xung mạch gồm có Thiếu âm chi phối nơi ngực, những mạch này có sự liên hệ mật thiết hổ trợ cho nhau nên châm huyệt Thừa tướng trị đàn ông đau sán khí, cổ cứng, nước tiểu đỏ, đái đường, đàn bà có cục cứng trong bụng được hết. 

ChamcuuD.GIF

<< Chương 15 | Chương 17 >>


Dành cho quảng cáo

©2007-2008 Bản quyền thuộc về Liên Mạng Việt Nam - http://lmvn.com ®
Ghi rõ nguồn "lmvn.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này - Useronline: 196

Return to top