Liên Mạng VietNam || GiaiTri.com | GiaiTriLove.com | GiaiTriChat.com | LoiNhac.com Đăng Nhập | Gia Nhập
Tìm kiếm: Tựa truyện Tác giả Cả hai

   Tìm theo mẫu tự: # A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z Danh sách tác giả    Truyện đã lưu lại (0
Home >> Y Học, Sức Khỏe >> Châm cứu học

  Cùng một tác giả
Không có truyện nào


  Tìm truyện theo thể loại

  Tìm kiếm

Xin điền tựa đề hoặc tác giả cần tìm vào ô này

  Liệt kê truyện theo chủ đề

  Liệt kê truyện theo tác giả
Số lần xem: 26196 |  Bình chọn:   |    Lưu lại   ||     Khổ chữ: [ 1, 2, 3

Châm cứu học
T.T.Thích Tâm Ấn

Chương 5
THỦ DƯƠNG MINH ĐẠI TRƯỜNG KINH
(MÉRIDIEN DU GORS INESIN)

(Kinh này có 5 huyệt x 2)
Sự lưu hành của kinh huyệt



Kinh này liên lạc mật thiết với Kinh thủ thái Âm, khởi đầu từ ngón tay trỏ phía trong chạy đến huyệt Hiệp cốc, huyệt Nhị Gian, huyệt Tam Gian ở phía trên bàn tay giữa huyệt Dương Khê. Từ huyệt Thiên Lịch, huyệt Ôn Lưu, huyệt Thượng Liêm, huyệt Hạ Liêm, huyệt Tý Nhu, huyệt Kiên Ngung chạy lên bã vai huyệt Cự Cốt lên đến xương sống chỗ huyệt Đại Chùy thuộc Đốc Mạch là nơi hội các Dương Mạch.
Ở đây mạch chạy đến huyệt Khuyết Bồn liên lạc với Phế Tạng qua Hoành Cách Mạc đi thẳng xuống ruột già. Tại huyệt Khuyết Bồn lại có dây thần kinh chảy thẳng lên đầu đến huyệt Phò Đột, huyệt Thiên đãnh, chạy xuống hai bên má dưới răng vào trong miệng và chung quanh môi. Kinh mạch bên mặt chạy qua bân trái , bên trái chạy qua bên mặt, chằng chịt với Đốc Mạch hội tại Nhơn Trung, phía trên chạy thẳng tới lỗ mũi nơi huyệt Nghinh Hương tiếp xúc với Túc Dương Minh Vị kinh.
1. HUYỆT THƯƠNG DƯƠNG.
Huyệt này có tên riêng Tuyệt Dương, Kinh, Thủ Dương Minh Đại Trường mạch khí chạy ra, huyệt này thuộc Kim.
a) Phương pháp tìm huyệt:
Huyệt này nằm trong ngón tay trỏ cách móng tay 1 phân 5.
b) Phương pháp châm cứu:
Châm sâu 1 phân 5, mũi kim xỉa lên, thường dùng kim ba khía châm cho ra máu.
·         Cấm đốt .
c) Chủ trị
- Lên máu - Lổ tai lùng bùng.
- Mặt có mụt - Tai điếc,
- Răng nhức - Sốt rét
- Sưng hàm - Quáng gà,
- Thân kinh nhức và tê.
d) Phương pháp phối hợp
Châm với huyệt Thái Khê trị rét có công hiệu.
e) Tham khảo các sách:
Sách đồng Nhơn nói: - Mắt quáng gà đốt 3 liều, mờ bên trái đốt bên phải mờ bên phải đốt bên trái. ??
Sách Nghiên cứu sinh lý học: - Ông Câu Lang nhứt Phùng (Nhật) nói: huyệt Thương Dương phối hợp với huyệt Thái Khê, huyệt Liệt khuyết trị bệnh sốt rét kinh niên.
Theo Théorie et Pratique de l’Acupuncture của bác sĩ J.Lavier: - Huyệt Thương dương, phối hợp với huyệt Hiệp Cốc huyệt Thông Hội, trị lùng bùng lỗ tai và lỗ tai điếc.
f) Nhận xét chung:
Ruột già và phổi có quan hệ mật thiết, phổi chủ về da. Khi ngoại cảm hơi lạnh nhiểm vô chân lông nên châm huyệt Thương dương, huyệt Nhị Gian, huyệt Hiệp Cốc, huyệt Khúc Trì cho máu huyết được lưu thông.
Những người bị nóng, máu lên nhiều, sưng hàm, cổ đau, hay suyển thì châm với Thập Nhị Tinh Huyệt cho ra máu thì người bệnh được nhẹ.
2) HUYỆT HIỆP CỐC:
Huyệt này có tên riêng huyệt Hổ Khẩu, Thủ Dương Minh đại Tràng Mạch đi qua huyệt này.
a) Phương pháp tìm huyệt:
- Huyệt này ở lưng bàn tay chổ có động mạch. Ngón tay cái và ngón trỏ mở rộng ra nơi hổ khẩu có xương cao lên, phía dưới xương có lỗ hủng, rờ vào nơi động mạch nhảy là vị trí của huyệt.
b) Phương pháp châm cứu:
- Châm sâu 5 phân, đốt 5 đến 7 liều.
c) Chủ trị;
- Nhức đầu - Mủi có thịt dư.
- Tai điếc - Răng nhức
- Tai lùng bùng - Mắt có mây mời
- Lổ mủi ra máu - Tay và vai nhức
d) Phương pháp phối hợp:
- Châm với huyệt Bá Hội, huyệt Thần Môn trị bịnh thần kinh, kinh phong.
- Châm với huyệt Phong Trì trị nhức đầu .
- Châm với huyệt Ty Trúc Không, huyệt Tỉnh Minh trị mắt đỏ.
- Châm với huyệt Nghinh Hương trị mủi chảy nước.
- Châm với huyệt Tam Âm giao trị bệnh đau bao tử.
- Châm với huyệt Địa Thương, huyệt Giáp Xa trị miệng méo, mắt méo, không há miệng ra được.
e) Tham khảo các sách:
- Sách Y học Cang Mục dạy : - đau thương hàn mồ hôi ra không được, châm 5 phân. Khi nào mồ hôi ra khắp mình thì rút kim liền. Huyệt này phát hạn rất hay.
- Sách Thần Nông nói: - Răng đau, yết hầu tê, ghẻ ngứa thì đốt từ 3 đến 7 liều.
- Sách châm Cứu Đại Thành bảo: - Đàn bà có thai nên tả không nên bổ. Vì bổ sợ hư thai.
- Bài ca Trữu Hậu cho rằng: - Miệng câm mắt nhắm đổ nước không được châm huyệt Hiệp Cốc hay lạ lùng.
- Ông Quyển Trí Miễn Thái Lang (Nhật) trong quyển Nghiên cứu Bỉ Phu Tổ chức Học nói: - Huyệt Hiệp Cốc phối hợp với huyệt Ty Trúc Không, huyệt Nghinh Hương trị nghẹt lỗ mũi và con mắt đau.
- Quyển Traité d’acupuncture của Bác sĩ Royer de là Fuye nói: - Huyệt Hợp cốc phối hợp huyệt Phong trì và huyệt Bá Hội trị bệnh nhức đầu kinh niên.
f) Nhận xét chung:
Huyệt Hiệp cốc có sự phản ứng khắp mình vì nó kích thích rất mạnh . châm sâu độ 3 đến 8 phân (đó là sự giả định của thước tấc) Điều căn bản là trước khi châm cần chú ý đến thể chất của người bệnh yếu hay mạnh.
Trước khi châm phải bảo người bệnh nằm. Không nên châm sâu vì sợ người bệnh xỉu. Người có thai cấm châm huyệt này.
Huyệt Hiệp Cốc châm với huyệt Thủ Tam Lý thì điều hòa Tỳ vị, khí huyết. Vì Hiệp Cốc thuộc kinh Đại Trường, hay thăng hay giáng, hay mở hay đóng. Huyệt Tam Lý thuộc thổ thì thêm hơi vào bao tử được mạnh, tả thì thăng dương giáng trược, giải nhiểm hơi độc do khí trời nóng nực làm sình bụng, ăn uống vào làm ngăn ngại ở ruột lình bình hay ói mửa, tả huyệt Tam lý thì dẫn thấp trược đi xuống, các chứng bịnh đều được thuyên giảm.
3. HUYỆT THỦ TAM LÝ
- Huyệt này có tên riêng là Tam lý, Qủy Tà.
a) Phương pháp tìm huyệt:
Co cùi chỏ lại từ huyệt Dương khê chạy lên 10 tấc dưới huyệt Khúc Trì hai tấc chỗ có cục thịt lồi lên là vị trí huyệt.
b) Phương pháp châm cứu:
Châm sâu 5 đến 7 phân, đốt 6 liều.
c) chủ trị:
- Trúng phong - Bán Thân bất toại
- Răng đau - Thần kinh mặt tê,
- sưng mép tai - Vú xưng
- Đau tràng hạt - Thần kinh cù chỏ đau.
- Tay tê bại.
d) Hợp trị:
- Châm với huyệt Thiếu Hải trị tay tê không biết đau.
- Châm với huyệt Túc Tam Lý trị có cục hơi trong bụng.
e) tham khảo các sách:
Phép tìm huyệt dạy: Trong lúc vận động dưới huyệt Khúc Trì có nổi lên cục thịt. Nơi có cục thịt nhọn nổi lên là vị trí của huyệt.
- Sách Đồ dực nói: trị ung thư và nổi mục sưng lở. Mỗi ngày đốt từ hai mươi đến 30 liều. Nếu mụt có mủ thì ra mủ lẹ, chưa có mủ thì tiêu liền.
- Bài ca Thắng Ngọc dạy Vai đau nhức, lưng nhức nên châm huyệt Tam Lý.
- Ông Liễu Cốc tố Linh (Nhật) trong quyển Châm Cứu Trị Liệu Y điểu nói: Huyệt Tam Lý châm với huyệt Hạ Quan và Huyệt Nghinh Hương, huyệt Giáp xa trị bệnh thần kinh ở mặt và ở tay tê nhức.
- Quyển Théorie et Pratique de l’acucupuncture của bác sĩ J.Lavier người Pháp nói: Huyệt Tam Lý phối hợp với huyệt Dưỡng lảo làm cho mụt mau lành và khỏi ra mủ.
g) Nhận xét chung:
Châm cứu huyệt Thủ Tam Lý có thể làm cho thần kinh và máu huyết được lưu thông lại tăng thêm huyết thanh, khiến cho chứng Viêm nhiệt tiêu mất. Các chứng bệnh u nần nổi mụt cũng đều thuyên giảm.
Lổ tai đau là vì đại trường và thận bị khí nghịch hành, nên châm huyệt Tam Lý thì có hiệu quả.
4. HUYỆT KHÚC TRÌ:
Huyệt này có tên riêng là huyệt Dương Trạch, huyệt Qủy Thần, kinh Thủ Dương Minh đại trường chạy vào . Huyệt này thuộc Thổ.
a) Phương pháp tìm huyệt:
- Ở phía trong cùi chỏ có chỉ nhăn ngang, mút đầu chỉ này là vị trí của huyệt.
b) Phương pháp châm cứu:
- đâm sâu 8 phân, đốt 7 đến 30 liều. Khi châm hướng đầu kim về ngón tay trỏ.
c) Chủ trị:
- Thần kinh cùi chỏ đau nhức - Trúng phong
- Cổ sưng - Thần kinh vai nhức, co duỗi khó khăn.
- Da ngứa - Trúng phong, bán thân bất toại.
d) Phương pháp phối hợp:
- Châm với huyệt Hiệp Cốc trị các bệnh trên đầu và hai tay không tự chủ được.
- châm với huyệt Thiếu xung cho ra máu có thể làm giảm nóng.
- Châm với huyệt Nhơn Trung trị uể oải.
- Châm với huyệt Xích Trạch trị cùi chỏ co quắp.
- Châm với huyệt Kim Tỉnh, huyệt Túc Tam Lý, huyệt Tam Âm giao, trị thần kinh suy nhược.
- Châm với huyệt Ngoại quan, huyệt Hiệp Cốc, huyệt Dương Trì, huyệt Thần Môn , huyệt Đại Lặng trị tay nhức.
- Châm với huyệt Thủ Tam Lý, huyệt Liệt Khuyết trị trúng phong. Nếu gần nhẹ, đốt huyệt Bá Hội, Thiên Trụ, Vân môn, huyệt Túc Tam Lý.
- Châm với những huyệt Xích Trạch, huyệt Thái Khê trị cuống họng ra máu.
- Châm với huyệt Tuyệt cốt, huyệt Kim tinh, huyệt Dương Lăng Tuyền, trị thần kinh cổ, vai , đầu nhức mỏi.
- Châm với huyệt Dương Lăng, huyệt Thủ Tam Lý, huyệt Túc Tam Lý, huyệt Hoàn Khưu, huyệt Tuyệt Cốt, huyệt Thận Du, huyệt Uỷ Trung, huyệt Kiên tỉnh, huyệt Tất nhản, trị phong thấp làm cho xương thịt nhức mỏi.
- Châm với huyệt tuyệt cốt, huyệt Chi Cấu, trị các xương nơi hông đau.
- Châm với huyệt Ngoại quan, huyệt Hiệp cốc, huyệt Tam âm giao, trị tiểu tiện không ngưng (tiểu xón) .
- châm với huyệt Kiên tỉnh, huyệt Túc Tam Lý, huyệt Tam âm giao trị chứng máu lên.
- Châm với huyệt Kiên Tỉnh, huyệt Thiên Đột, trị bưới sưng ở cổ.
- Châm với huyệt Sát Môn, trị trúng phong, tay chân không co duỗi được.
e) Tham khảo các sách:
- Sách Nạn kinh nói: - Huyệt Khúc Trạch chủ trị bài tiết, nhiệt khí ra làm cho hơi nóng ở đầu, vai, mặt và lưng giáng xuống.
- Trong Phương Thiên Kim nói: - Huyệt này trị các khí độc, nổi bướu, ban đỏ, tùy theo tuổi tác mà đốt nhiều hay ít.
- Bài ca Thắng Ngọc nói: - Hai tay nhức mỏi, không cầm vật gì được thì châm huyệt Khúc Trì, huyệt Hiệp Cốc và huyệt Kiên Ngung. Ông Thiền Tỉnh Văng Long trong quyển Châm Cứu y học nói : - Huyệt Khúc trì phối hợp huyệt Xích trạch, huyệt Hợp cốc trị bệnh tay chân co rút và xưng tê.
Quyển Théorie et Pratique de l’acupuncture của bác sĩ J.Lavier: - Huyệt Tam Lý, huyệt Hiệp Cốc, huyệt Dương Lăng trị được bệnh thần kinh ở vai và ở cổ đau.
f) Nhận xét chung:
- Huyệt Khúc trì thuộc Thủ dương Minh là nơi hiệp các huyệt cho nên đối với nội tạng trong các khí quản huyệt này có tác dụng làm cho sống động. Lại nữa khắp mình bị ngứa hay có mụt sắp làm mủ ở ngoài da thì nên lấy huyệt nầy làm chủ yếu. Hoặc trong bị máu nóng, ngoài cảm phong thấp đều thuộc về dương chứng. Nên lấy đại trường và phế kinh làm biểu lý, mà hế chủ về da có liên hệ với phế kinh, vì thế châm huyệt Khúc trì có thể đuổi phong làm cho huyết mát và có tác dụng nhuận táo bón. Nhân đó ai cũng đều công nhận huyệt này có thể trị khỏi các chứng bệnh ngoài da.
Phàm khi châm cứu dùng sức mình quá mạnh làm cho thần kinh người bệnh bị phản ứng, diễn ra những trạng thái hơi uất xong lên làm nhức đầu, nhức răng thì châm huyệt Khúc trì sẽ làm cho gián khí, mát huyết.
Huyệt Khúc trì trừ đuổi phong thấp, huyệt Ủy trung làm cho tán thấp đi (đi theo đường tiểu), huyệt Hạ Liêm thông dương khí, 3 huyệt đồng dụng có thể trị chứng phong tê.
Khuyệt Khúc trì cùng châm với huyệt Dương Lăng Tuyền trị chứng bán thân bất toại, các lóng xương tê nhức.
Phàm gặp chứng gan uất, hông đau, nhiệt kết vào ruột và bao tử hoặc bụng đầy hơi, nên châm hai huyệt này thì có hiệu quả.
Huyệt Khúc trì châm với huyệt Tam Âm giao có thể trị phong thấp và nhiểm độc, vì huyệt Khúc trì chạy thẳng vào Tam âm Kinh làm cho mát máu ở trong và an thần.
Huyệt Tam Âm giao là mấu chốt của Gan, Bao tử, Thận, các bệnh thuộc về huyết, nó là chủ huyệt. Nhân đó các chứng đau sưng, phong thấp, tê, khước khí (hai chân tê và nhỏ lần), răng đau, đàn bà huyết băng, bạch đái, có cục máu trong bụng, hay kinh kỳ bế tắc, châm huyệt này thì có công hiệu.
Vai có mục sưng đỏ lớn như cái chén, châm huyệt Khúc trì để kim 1 giờ, ba ngày sau bình phục như thường.

5. HUYỆT KIÊN NGUNG:
Huyệt này có tên riêng là Trung Kiên Tỉnh, huyệt Thiên cốt, huyệt Biến cốt, huyệt Kiên Tiêm, huyệt Ngung Cốt. Thủ Thái Dương tiểu Trường, Thủ Dương Minh Đại Trường, Dương kiều mạch, đây là nơi hội huyệt của 3 mạch này.
a) Phương pháp tìm huyệt:
Dùng tay sờ ngoài đầu xương bả vai, đè xuống có một lổ sâu là vị trí của huyệt.
b) Phương pháp châm cứu:
Châm sâu 6 phân đến 1 tấc 5, Để bệnh nhân nằm trước khi châm. Đốt 7 liều.
c) Chủ trị:
- Bán thân bất toại - thần kinh ở vai nhức
- Xương vai co rút - Xương gân ở vai và cánh tay đau
- Vai bị tê và rút lại, không thể ngước đầu lên.
- Răng đau.
d) Phương pháp phối hợp:
- Châm với huyệt Dương Khê trị bệnh da nóng, nổi mụt sần sượng.
e) Tham khảo các sách:
- Kinh Giáp Ất nói: Trong vai nong, tay và bả vai đau, châm huyệt Kiên ngung. Tay vai đau không đưa lên đầu được nên đốt huyệt Kiên Ngung 100 liều.
- Phú Ngọc Long nói: Huyệt này có thể trị chứng phong thấp làm nhức hai vai.
- Y ấn nói: - Đời đường có người bị chứng phong tê tay và vai không ngay ra được, các thầy thuốc trị không lành. Chỉ châm hai huyệt Kiên Ngung thì người bệnh bảo đem cung ra bắn như trước.
- Trong quyển Y học Châm Cứu giảng cứu, ông Ban Bổn Công (Nhật): Huyệt Kiên Ngung phối hợp với huyệt Khúc trì, huyệt Hiệp cốc trị được bệnh xuội tay.
f) Nhận xét chung :
- Huyệt Kiên Ngung là nơi hội Kinh Tiểu Trường, Đại Trường và mạch Dương Kiều, dưới tiếp xúc với huyệt Khúc trì, huyệt HIệp Cốc có công năng đuổi phong, trừ thấp, giảm nhiệt làm cho hết sưng và hết đau.
Huyệt Kiên Ngung còn trị bệnh ban chẩn làm ra mồ hôi, trị phong thấp nổi mụt và trị bệnh ngoài da.
Châm huyệt Kiên Ngung thường các thớ thịt bị rung động, còn đốt thì các thớ thịt có cảm giác hơi tê.
Khi máu huyết trong cơ thể kém làm cho da thịt bị rút lại và chứng phong thấp làm cho các lóng xương bị nhức, châm huyệt Kiên Ngung có thể làm cho thần kinh kích thích khiến các cơ năng được bình phục.
Đối với các bệnh nhức các lóng xương làm cho sự vận động bị trở ngại thì châm cứu là vấn đề trọng yếu. Cách một ngày nên châm một lần những huyệt Kiên Ngung, huyệt Nhu Du, huyệt Thiên giao, huyệt Đại Trử, huyệt Thiên Trụ, huyệt Kiên Ngoại Du.
6. HUYỆT NGHINH HƯƠNG.
Huyệt này có tên riêng là Xung Dương, nơi hội Thủ dương Minh và Túc dương Minh.
a) Phương pháp tìm huyệt.
Ngồi ngay thẳng, từ huyệt Tỉnh minh xuống đến lỗ mũi hai bên cách 5 phân dùng tay nhận nơi đây trên con mắt có cảm giác khác hơn lúc bình thường đây là vị trí của huyệt.
b) Phương pháp châm cứu:
- Châm nhớ hướng mủi kim lên, cấm đốt.
c) Chủ trị:
- Chảy nước mũi, - mũi có ghẻ.
- mũi nghẹt không biết mùi - thần kinh mặt tê
- mũi ra máu - da mặt ngứa
- mũi có thịt dư
d) Phương pháp hợp huyệt:
- Châm với huyệt Thính hội trị tai điếc, uất hơi.
Châm với huyệt Thượng tinh trị các chứng bịnh nơi lổ mũi.
e)Tham khảo các sách:
- Sách Đồng Nhơn nói: - Trúng phong méo miệng, da mặt sưng ngứa, mặt sần sượng, mặt nhột như sâu bò hoặc ngứa, sưng nhức nên châm sâu 3 phân.
Quyển Nghiên Cứu Nhật Bổn Châm cứu Giao khoa thơ của ông Sơn Bổn Công Ngộ nói: - huyệt Nghinh hương phối hợp với huyệt Giáp xa, huyệt địa thương trị bệnh miệng méo, mắt méo.
Quyển Traité d’acupuncture của bác sĩ Royer de là Fuýe : Huyệt Nghinh Hương phối hợp với huyệt Thính hội trị lỗ tai lùng bùng hay tai điếc.
f) nhận xét chung:
Phổi chủ về hô hấp, phế kinh khi bị nhiễm lạnh làm cảm mạo hoặc nhiễm nóng làm khô nước miếng, lỗ mũi nghẹt không ngửi được mùi, thì châm huyệt Nghinh Hương thuộc Đại Trường Kinh rất công hiệu.
Châm với huyệt Thượng Tinh có thể làm cho tế bào hoạt động, khai thông những đường gân ở mũi làm đình chỉ chứng chảy nước mũi
Trên mặt có cảm giác như sâu bò, châm huyệt Nghinh hương rất công hiệu.
Phối hợp huyệt Túc tam Lý trị mũi nghẹt, lỗ mũi chảy nước rất hay.



<< Chương 4 | Chương 6 >>


Dành cho quảng cáo

©2007-2008 Bản quyền thuộc về Liên Mạng Việt Nam - http://lmvn.com ®
Ghi rõ nguồn "lmvn.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này - Useronline: 212

Return to top