Liên Mạng VietNam || GiaiTri.com | GiaiTriLove.com | GiaiTriChat.com | LoiNhac.com Đăng Nhập | Gia Nhập
Tìm kiếm: Tựa truyện Tác giả Cả hai

   Tìm theo mẫu tự: # A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z Danh sách tác giả    Truyện đã lưu lại (0
Home >> Y Học, Sức Khỏe >> Châm cứu học

  Cùng một tác giả
Không có truyện nào


  Tìm truyện theo thể loại

  Tìm kiếm

Xin điền tựa đề hoặc tác giả cần tìm vào ô này

  Liệt kê truyện theo chủ đề

  Liệt kê truyện theo tác giả
Số lần xem: 26167 |  Bình chọn:   |    Lưu lại   ||     Khổ chữ: [ 1, 2, 3

Châm cứu học
T.T.Thích Tâm Ấn

Chương 6

TÚC DƯƠNG MINH VỊ KINH
(Méridient de l’estomac) (có 12 x huyệt 2)
Sự lưu hành của kinh huyệt
Kinh này giao tiếp với thủ dương minh, phát khởi từ lỗ mũi trên sơn căn gần bên vành mắt chạy đến mạch Túc Thái Dương vòng ngoài lỗ mũi qua các huyệt: Thừa khắp, Tứ bạch, Cự giao đi xuống chân răng liên lạc với Nhâm mạch và đốc mạch (dưới nướu răng). Nơi đây thần kinh chạy ra ngoài theo quanh miệng và môi từ phải sang trái, hội lại nơi mạch Thừa tướng (Nhâm mạch) chạy gần mạch Đia thương từ mép tai xuống các huyệt: Đại nghinh, Giáp xa, Đại quang đến huyệt khách chủ nhơn. Từ mí mắt chạy thẳng lên góc đầu huyệt Đầu duy hội với kinh Túc Thiếu dương.
Nơi huyệt Đại Nhinh chia ra chạy xuống huyệt Nhơn nghinh, giáp cuống họng đến huyệt Thủy đột, huyệt Khí xá, chạy vào huyệt Khuyết bồn thông qua Hoành cách mạc thuộc bản kinh vị phủ liên liên lạc với tỳ tạng.
Lại có một đường mạch chạy từ huyệt Khuyết Bồn thẳng xuống các huyệt: Khí hô, Khô phòng, Ốc ế, Ưng song, từ vú trao trong cơ thể đến huyệt Bất dung, huyệt Địa đới chạy ra ngoài da.Từ huyệt Thừa mãn, huyệt Lưỡng môn đến huyệt Thiên xu (gần rốn) , huyệt Ngoại Lăng, huyệt Đại cự, huyệt Thủy đạo, huyệt Huy Lai, huyệt Khí xung.
Có một đường riêng chạy từ cuống bao tử đi vào trong bụng đến huyệt Khí xung, phía trước hai mạch gặp nhau chạy xuống vế có huyệt Phục thổ, huyệt Âm thị, huyệt Lương Kheo vào trong đầu gối. Nơi đây chạy ra huyệt Độc tỉ xuống bên ngoài cổ chân hướng về các huyệt: Tàm lý, Thượng cự hư, Điểu Khẩu, Hạ cự hư tới phía trước các lóng xương là huyệt Giải Khê, chạy xuống những huyệt Xung dương, huyệt Hảm Cốc, huyệt Hội Đình, huyệt Lệ đoài mới hết.
Nơi huyệt Túc Tam lý có một đường mạch chạy thẳng xuống huyệt Phong long theo ngón chân giữa phía ngoài.
Trên sống lưng chân có huyệt Xung dương, nơi đây có một nhánh mạch chạy thẳng xuống ngón chân cái ngang qua kinh Túc khuyết âm ngoài huyệt Hành giang, từ dưới ngón chân trái chạy ra giao tiếp vóơi Túc thái âm tỳ kinh.

HUYỆT THỪA KHẤP

Huyệt này còn có tên Tố Khắp, đây là nơi hợp lại của động mạch dương kiều, Nhâm mạch và Túc dương minh vị kinh.
a)     Phương pháp tìm huyệt:
Dưới mắt 7 phân ,ngó ngay tới trước dưới con ngươi nơi vành mắt gần cục xương là vị trí của huyệt.
b)     Phương pháp châm cứu:
Châm sâu từ ba đến bốn phân (cấm đốt)
c)      Chủ trị:
Mắt nóng, khoé mắt và vành mắt giựt, chảy nước mắt sống, mắt méo, cận thị, quáng gà, nói không được .
d)     Phương pháp hợp trị:
Châm với huyệt Tình minh trị con mắt bịnh.
e)     Tham khảo các sách:
Thánh Tế Tổng lục nói châm ba phân, không nên châm sâu sợ trúng tròng mắt thành bất trị.
Quyển Trung Quốc Châm cứu học: trong vòng 10 năm trở lại đây trị bệnh con mắt các Thầy thuốc châm huyệt này với huyệt Tình minh, dùng kim nhỏ châm ba phân để lâu 15 phút rất công hiệu.
Quyển Tân soạn Châm cứu y học của ông Tiểu giả Nhứt Lang (người Nhật) nói huyệt Thừa Khắp phối hợp với huyệt Tỉnh Minh trị chảy nước mắt sống.
-          Quyển Théorie et pratique de l’acupuncture của Bác sĩ J.Lavier: huyệt Thừa khắp phối hợp với huyệt Ti trúc không và huyệt Thượng tinh trị bệnh cận thị.
f)        Nhận xét chung:
-          Huyệt Thừa khắp cùng châm với huyệt Tỉnh minh làm cho thần kinh ở mặt được sống động vì thế triệu chứng chảy nước mắt sống sẽ dứt.

HUYỆT ĐỊA THƯƠNG:

    Huyệt này có tên riêng Hội duy, Vị duy, Qủi trang. Đó là nơi các huyệt Thủ dương Minh, Nhâm mạch, Dương kiều mạch tụ lại.
    a)     Phương pháp tìm huyệt;
    -          Bên ngoài khoé miệng 4 phân, há miệng lấy huyệt.
    -           
    b)     Phương pháp châm cứu:
    -          Châm sâu từ 3 đến 7 phân, mũi kim hướng về huyệt Giáp xa đâm vào (đốt từ ba đến bảy liều)
    -           
    c)      chủ trị:
    Thần kinh ở mặt đau hay tê, miệng méo, da ở miệng giựt. Miệng không há được, nói không được, răng đau, má sưng, mắt không nhắm được.
    d)     Phương pháp hợp trị;
    Châm với huyệt Giáp xa, huyệt Hiệp cốc trị miệng và mắt méo, châm với huyệt Cố giao trị mắt lòa. Châm với huyệt Đại nghinh trị nóng lạnh, cổ đau và đau tràng hạt.
    e)     Tham khảo các sách:
    Họ Kiết Điền nói: phía ngoài khoé miệng nửa lóng tay là vị trí của huyệt.
    Cuốn Ngọc Long nói: huyệt Địa thương và huyệt Giáp xa trị bịnh méo miệng, lúc châm vào quanh miệng có cảm giác rần rần. Bệnh đau bụng có lãi châm huyệt Địa thương có thể nhẹ được.
    Quyển Châm Cứu Lạo pháp đại Thành, ông Thiệt Siêng Trí Hưng (người Nhật) nói huyệt Địa thương phối hợp với huyệt Giáp xa, huyệt Nghinh hương trị bệnh méo miệng.
    Quyển Théorie et pratique de l’acupuncture của Bác sĩ J.Lavier : huyệt Địa Thương trị nhức răng và thần kinh ở mặt tê rần rất hay.
    Miệng, mắt bị méo trước châm huyệt Hiệp cốc, huyệt Thừa tướng, huyệt Giáp xa, huyệt Địa Thương để mười phút lấy kim ra. Dùng một lát gừng để trên huyệt Giáp xa, huyệt Địa thương đốt lối 20 phút. Lúc đốt hơi nóng vì nóng quá làm miệng sùi bọt. Méo bên trái đốt bên phải, méo bên phải đốt bên trái.

    HUYỆT GIÁP XA

      Huyệt này có tên riêng là Khúc nha, liên quan với huyệt Qũy sàng, Túc dương minh vịk inh nơi mạch khí phát ra.
      a)     Phương pháp tìm huyệt:
      Dưới trái tai thòng xuống có chỗ lỏm vô dùng tay nhận vào miệng tự nhiên hả ra, đè mạnh nơi đây có cảm giác đau là vị trí của huyệt.
      b)     Phương pháp châm cứu:
      - Trong lúc châm bảo người bệnh ngậm một miếng vải và cắn thật cứng, châm sâu 4 phân và đầu kim hướng về huyệt Địa thương, Đốt 7 liều.
      c) Chủ trị;
      - Thần kinh ở mặt đau và tê. tiếng noi khan. Hàm sưng không hả được, thần kinh ở cổ bị co không day qua lại được.
      d) Phương pháp phối hợp:
      - Châm với huyệt Hiệp cốc, huyệt Địa thương trị miệng và mắt méo.
      e) thảm Khảo các sách:
      - Sách Đồng nhơn bảo: - nằm nghiêng mở miệng lấy huyệt.
      - Phú Linh Quang nói: - Huyệt giáp xa trị đau răng.
      - Đồ Ký nói: - Phàm miệng và mắt bị méo, châm tả bên méo, bên kia châm bổ.
      - ông Thạch Điền Kiên nói: - Răng đau hay sưng nướu miệng ngậm không hả được, miệng méo hay mắt méo, châm hay đốt huyệt này rất hiệu nghiệm.
      - Bí phương xưa dạy rằng: - Hàm dưới răng đau bảo người bệnh nằm nghiêng miệng ngậm miếng vải châm nơi thần kinh khoé miệng sâu 1 tấc thấy bớt đau.
      Ông Hạ Nguyên Đường Thái Lang, trong quyển Thương bệnh Châm cứu Toàn thơ nói: Huyệt Giáp xa phối hợp với huyệt Hạ quan, huyệt Địa thương trị bệnh méo miệng.
      -          Quyển l’acupuncture du Praticien của H.Voisin: Huyệt giáp xa, huyệt Nhơn Trung, huyệt Thừa tướng trị con nít kinh phong méo miệng, đàm chặn không nói được.
      g)     Nhận xét chung;
      -          Nhận mạnh huyệt nầy hàm răng dưới có cảm giác đau. Miệng méo, mắt méo có thể châm huyệt Giáp xa và để kim rất lâu (hai hay 3 ngày). Thần kinh trên mặt bị tê dùng kim Mai hoa vổ (đánh) vào da mặt đồng thời với huyệt Nghinh Hương. Dưới tai bị sưng nếu răng có mụt sưng hoặc trúng phong miệng ngậm cứng, nên châm với huyệt Hiệp cốc và châm thêm 12 tỉnh huyệt cho ra máu, rất công hiệu.

      HUYỆT HẠ QUAN

        Đó là nơi hội túc Dương Minh Vị Kinh và túc Thiếu Dương đởm Kinh.
        a)     Phương pháp tìm huyệt:
        Lấy tay đè trước trái tai độ 7 phân, có một lổ sâu xuống, ngậm miệng lại thì có  hả ra thì không, đó là vị trí của huyệt.
        b)     Phương pháp châm cứu:
        Châm sâu từ 3 đến 4 phân. Cấm đốt.
        c)      Chủ trị:
        Tai điếc, tai lùng bùng, thần kinh răng bị đau. Thần kinh mặt tê. Chóng mặt.
        d)     Phương pháp phối hợp:
        Châm với huyệt Dương Khê, huyệt Quang Xung, huyệt Dương Cốc trị tai lùng bùng và tai điếc.
        e)     Tham khảo các sách:
        -          Sách Đồng Nhơn nói: nơi nướu răng đau, dùng kim 3 khía đâm cho ra máu.
        -          Vỏ Điền thị nói: Huyệt Hạ quan trị đau Thần Kinh Tam xoa,
        -          Quyển Châm trị khẩu khuyết chỉ nam , ông Cang Bổn Nhứt Lang (Nhựt), huyệt Hạ quan trị lỗ tai lùng bùng và nhức răng.
        -          Quyển Précis de la vraie acupuncture chinoise của Soulíe de Moran nói: Huyệt Hạ quan kết hợp với huyệt Giáp xa, huyệt Dương cốc trị lổ tai điếc, lổ tai lùng bùng.
        f)        Nhận xét chung:
        Trong lúc châm huyệt này dưới cằm có cảm giác đau. Đối với chứng răng đau, nưới răng lở, thần kinh trên mặt bị tê, thần kinh trên đầu bị nhức, châm huyệt này rất công hiệu.

        HUYỆT THIÊN XU

             Huyệt này có tên riêng là Trường Khê, Cốc Mông, Trường Cốc, Tuần tế, thuộc Túc Dương Minh vị kinh mạch khí phát ra.
          a)     Phương pháp tìm huyệt:
          Nằm ngửa gần bên rún 2 tấc là vị trí của huyệt.
          b)     Phương pháp châm cứu:
          Châm 5 phân đến 1 tấc. Đốt mười liều (đàn bà có thai cấm đốt)
          c)      Chủ trị:
          - Ruột lá lách nóng                      - Đau bụng lải.
          - Tiêu chảy                                   - Thủng
          - Ụa mửa                                     - đi tiểu khó
          - Ăn không tiêu                            - Màng tử cung viêm
          - Sình bụng                                   - Kinh huyệt không đều
          - Ruột sôi                              - Đàn bà không thụ thai.
          - Kiết lỵ.
          d) Phương pháp phối hợp
          Châm với huyệt Thủy Tuyền trị bặt đường kinh.
          d)     Tham khảo các sách.
          -          Sách Thiên Kim nói: thổ huyết, bụng đau, ruột sôi nên đốt huyệt Thiên xu.
          -          Kinh Giáp ất nói: bị hàn, ruột lạnh, ăn không tiêu, đi tiêu chảy đốt huyệt Thiên Xu .
          -          Phú Kiên ưu nói : chứng kiết Lỵ bụng đau, châm huyệt Thiên xu , huyệt Tam Lý , bệnh được nhẹ. Nếu chưa được lành châm huyệt Nội quan, huyệt Tam âm giao. Huyệt này thường dùng để trị những chứng về tinh hoàn, buồng trứng, thận hay ống dẫn nước tiểu bị đau.
          -          Họ Trạch Điền nhận: huyệt Thiên xu trị thương hàn rất hay. Những người bị ruột hay bao tử nóng, đau bụng, kiết lỵ tiêu chảy, châm huyệt Thiên xu và huyệt Tam Lý bịnh hết liền.
          -          Quyển châm Pháp chỉ nam của ông Hòa Điền Chỉ Nam: Huyệt Thiên xu thuộc Túc Dương Minh vị kinh nên trị về các chứng bao tử rất hay.
          -          Quyển Accupuncture Chinoise của Ch. Flandin: Huyệt Thiên xu châm với huyệt Quan Nguyên, huyệt Khí hải trị bịnh đi tiểu không thông .

          HUYỆT LƯƠNG KHEO.

            Huyệt này có tên riêng là Hạt Đính, thuộc Túc Dương Minh vị kinh.

            a)     Phương pháp tìm huyệt:
            Ngồi thẳng co chân lại từ đầu gối lấy lên hai tấc, lấy ra bên ngoài 1 tấc, nhận ngón tay nơi lổ hủng là vị trí huyệt.
            b)     Phương pháp châm cứu:
            Châm sâu 5 phân (đốt 10 liều)
            c)      Chủ trị;
            Thần kinh ở lưng, chân nhức và tê, các lóng chân không ngay ra được. Vú bị sưng nhức.
            d)     Phương pháp phối hợp:
            Châm với huyệt Thần môn trị tiêu ra máu. . châm với huyệt Thần môn, huyệt Mạng môn trị tiểu ra máu. Châm với huyệt Vị thương, huyệt Thiên môn, huyệt Vị du, huyệt Trung uyển, trị những chứng bịnh ruột co lại.
            e) Tham khảo các sách:
            Quyển châm cứu Y học của ông Nguyễn Trí Nguy và Nguyễn Thái Lang nói: huyệt Lương Kheo hợp với huyệt Trung uyển trị ruột quặn đau. Quyển Die moderne Akupunktur của De la Fuýe Schimidt nói huyệt Lương kheo châm với huyệt Nội quan, huyệt Thần môn trị bịnh đi tiểu ra máu.
            f)        Nhận xét chung:
            Huyệt Lương kheo thường trị bụng đau, đặc biệt trị những người bị co rút, châm vào liền ngay ra được, nhưng sau khi hết đau không nên châm thêm
            Huyệt Lương kheo có công năng trị đau bụng đi tiêu chảy. Nhưng đốt huyệt Lương kheo thường đại tiện bị bế vì vậy sau khi đốt huyệt nầy phải đốt huyệt Thần môn để khỏi bị bí đại tiện.
            Những người đau bao tử, dùng tay nhận vào huyệt Lương kheo thì nơi đây đau rất khó chịu, khi châm thì trong xương bàn chân có cảm giác đau.
            Khi đau bụng dữ dội, châm huyệt Lương kheo, huyệt Túc Tam Lý huyệt Côn Lôn.
            Huyệt Lương kheo có công năng trị những chứng ra máu ở ruột, đối với bịnh đau các lóng xương, châm huyệt Lương kheo có kết quả lớn .
            7) HUYỆT ĐỘC TỶ
            Thuộc Túc dương minh Vị kinh, nơi mạch khí phát ra.
            a)     Phương pháp tìm huyệt:
            Ngồi ngay co chân lại phía ngoài đầu gối có chỗ sâu vô đó là vị trí của huyệt.
            b)     Phương pháp châm cứu:
            Châm sâu năm đến bảy phân. Đốt 7 liều.
            c)      Chủ trị:
            - Bị phong thấp                      - Các lóng xương đau.
            - Thần kinh ở đầu gối bị đau nhức     
            - Da không biết đau
            - chân nhức và tê đứng không được.
            d) Tham khảo các sách:
            Từ đầu gối xuống 2 tấc giữa huyệt Tất nhãn và huyệt Tam lý là huyệt Độc tỷ.
            -          Kinh Giáp ất nói: Huyệt Độc tỷ nên châm ở trên, nếu nơi đây sưng cứng lắm thì đừng châm, châm vào khó trị.
            -          Phương Thiên Kim nói: Huyệt Độc tỷ sưng nên đốt không nên châm, phàm những người bệnh da không có cảm giác nên đốt huyệt Phong thị, huyệt Phục thổ, huyệt Độc Tỷ, đốt mỗi huyệt 30 lần.
            -          Quyển châm cứu Yếu dụng ký của ông Cao Tầng Kính Tiết (Nhật) nói: Huyệt độc Tỷ châm với huyệt Túc tam lý và huyệt Côn lôn trị các bệnh tê bại.
            -          Quyển Théorie et Pratique de l acupuncture của bác sĩ J.Lavier nói: Huyệt Độc tỷ trị được bệnh hai chân ốm, châm không biết đau, đi đứng không được.
            e) Nhận xét chung:
            - Huyệt này đi thông qua các lóng xương nên khó châm, khi châm phải để bệnh nhân ngồi ngay, người châm nên lấy kim châm từ từ vào rồi đâm xiên qua huyệt. Những người bệnh đau đầu voi không nên châm mà chỉ dùng kim điểm vào nhiều chỗ, xâm xong nên đốt và giác hơi. Cần xem trạng thái từng bệnh, nếu đâu đầu voi mà sưng ít thì đốt cũng công hiệu.
            8. HUYỆT TAM LÝ
            Huyệt này có tên riêng là Túc Tam Ly, Qủy Tà, Hạ Lăng, Túc dương minh vị kinh mạch khí chạy vào thổ huyệt.
            a)     Phương pháp tìm huyệt
            Ngồi ngay co chân lại, phía ngoài xương ống chân 3 tấc dưới huyệt Độc tỷ có chỗ hũng, nhận mạnh vào có cảm giác tê hay đau là vị trí của huyệt.
            b)     Phương pháp châm cứu:
            Châm sâu 5 phân đến 1 tấc, đốt 7 liều.
            c)      chủ trị :
            - ăn không tiêu                 - thần kinh tê nhức và đau
            - Lạnh bao tử                   - Phong thấp
            - Ốm gầy                          - Phong tê
            - Miệng lở                         - Da không có cảm giác
            - Bụng dưới đau              - Xây xẩm
            - Đi tiêu khó khăn            - Mắt bệnh thấy không xa
            - Bế đại tiện                     - Sưng vú.
            - Uể oải                            - ỉa mửa.
            - Thủy thủng, ruột chướng.
            d) Phương pháp phối hợp :
            Châm với huyệt Tam âm giao trị  tê. Châm huyệt Túc Tam lý với huyệt Thần khuyết trị đau bụng tiêu chảy. Châm với huyệt Hành giang, huyệt Hợp cốc, huyệt Khúc trì trị máu lên (huyết áp cao)
            d)     Tham khảo các sách:
            Phú Tịch Hoằng nói: những người suyển lâu ngày nên châm huyệt Túc Tam lý .
            Ca Tạp bịnh nói: bịnh suyển nặng nên châm với huyệt Liệt Khuyết và huyệt Túc Tam Lý
            Ca Hoa Thắng nói: bịnh da tê đau từ chân tới tay châm huyệt Túc tam lý với huyệt Dương lăng tuyền.
            Ca Thập bệnh nói : Huyệt Túc tam lý và huyệt Âm Lăng tuyền trị tiểu tiện không thông. bịnh bụng trướng, mình sưng, trước đốt huyệt Thủy phong, huyệt thủy đạo, sau châm huyệt Túc Tam lý với huyệt Tam âm giao.
            Thiên tinh bí quyết nói : răng đau, đầu nhức và yết hầu tê, trước châm huyệt Nhị Giang sau châm huyệt Túc tam lý.
            Ca Thắng ngọc nói: Tự nhiên hai đầu gối sưng, nên đốt huyệt Túc tam lý và huyệt Tất Nhãn.
            Ca trữu hậu nói : Bệnh nội thương ăn không tiêu làm sinh bụng nên châm huyệt Túc tam lý và huyệt Trung uyển.
            Kinh giáp ất nói: Bao tử bịnh, sình bụng đầy lên cuống bao tử đau nhiều nên châm huyệt Túc tam lý.
            Ông Hoa Đà dạy: Huyệt Tam lý trị ứ máu ở hông rất hay.
            Phú Ngọc long nói : những người gan nóng mắt mờ châm huyệt Túc tam lý bổ huyệt Can Du rất hay.
            Sách Đông Dương dạy: đường kinh bế tắc châm huyệt Chí cấu , huyệt khúc trì , đốt huyệt Tam Âm giao , Chi cấu rất công hiệu.
            Sách châm cứu Nhật bổn dạy : ông Tàm Hà sống lâu 200 tuổi. Nguyên nhân được gia truyền thường đốt huyệt Túc Tam Lý mới được trường thọ như thế .
            Quyển Châm Cứu Khổng huyệt loại của ông Tứ Bình Lang (Nhật) dạy: Huyệt Túc tam lý trị bịnh bao tử sình hơi, cuống họng đau ăn không tiêu. Quyển Traité d’acupuncture của Bác sĩ Royer de la Fuýe: Huyệt Tam lý châm với huyệt Âm cốc trị bịnh ỉa mửa rất hay.
            e)     Nhận xét chung:
            Phàm khi châm những huyệt trên cơ thể, nên đốt huyệt Túc Tam lý để thông hơi và đổi máu. Huyệt này người ngoài 30 tuổi mới được đốt. Trẻ nhỏ cấm đốt là vì sợ làm mờ mắt. Nếu châm thì rất thích ứng trị trẻ nít tiểu xón và tê xuội.
            Trẻ nhỏ ăn không tiêu nên châm huyệt Túc tam lý vì huyệt này trị lỗ mủi nghẹt hoặc chảy nước mũi. Nếu không dùng huyệt Túc tâm lý thì đốt huyệt Thượng cự hư cũng có công hiệu. Ăn uống không tiêu nên châm huyệt Túc tam lý, huyệt Nội Đình rất hay, vì tỳ vị rất liên quan mật thiết với nhau.
            Cuống bao tử lở, đốt huyệt túc taml ý và huyệt Tỳ du rất công hiệu . 
            9. HUYỆT PHONG LONG
            Túc dương minh vị kinh có đường chạy dài qua Kinh Thái âm.
            a)     Phương pháp tìm huyệt:
            Ngồi ngay thòng chân xuống, trên mắt cá 8 tấc là vị trí huyệt.
            b)      Phương pháp châm cứu:
            Châm sâu 5 phân đến 1 tấc (châm xiên)
            c)      chủ trị:
            Hai chân co rút, bí đại tiên. Bại xuội. Hay cười, hay khóc. Sưng xương đầu gối và xương ống – Chân nhức khó co duỗi. Xốc hong, hơi thấp làm chân lạnh.
            d)     Phương pháp phối hợp :
            Châm với Huyệt thiên Đột trị suyển. châm với huyệt Dương lăng tuyền làm thông đại tiện.
            e)        Tham khảo các sách:
            Sách bịnh Lý Học Tu dưỡng của ông điền Hiến Thái Lan (Nhật) dạy: Huỵệt Phong Long châm với huyệt Thu Tam Lý trị đau nửa thân mình.
            Quyển Was ist Akupunktur: wie Wirkt Akupunkter của Stiftvater E.W (Đức) dạy: huyệt Phong Long châm với huyệt Hàn Môn làm bình thường hoá thần kinh hệ.
            Sách Đơn Khế Tâm Pháp nói: Lâu ngày không thấy có kinh, khi có lại rất nhiều như làm băng rồi dứt ,sau lại có rất nhiều. Châm huyệt Phong Long 6 phân và huyệt Thạnh môn 5 phân không có kinh nũa.
            Quyển Y Hoc Cương Mục nói: Các chứng thuộc đàm làm cho nhức đầu, ho hen thì châm huyệt Phong Long và Trung Uyển.
            Sách Cửu Cổ Nghĩa của Thạch Bản Tôn Tiết (Nhật) nói: Huyệt Phong Long châm với huyệt Cường Giang trị nhức đầu dử dội.  
            Sách Emérit d’acupuncture traditionnelle: Huyệt Phong long châm với huyệt Nội đình trị xây xẩm mặt mày, nhức đầu.
            f)     Nhận xét chung:
            Huyệt Phong Long thuộc Vị kinh do huyệt Túc tam Lý chay qua Tỳ Kinh. Người có đàm nhiều là bị cảm hơi, thấp tích ở Lá lách, tụ ở dạ dày nên sanh đàm chẳng dứt. Châm huyệt Phong Long có thể làm Tỳ vị lưu thông. Lá lách bớt nóng, tiêu đàm độc thì chứng bệnh suyển và ho đều dứt. Trị nhức đầu lấy huyệt Thượng tinh làm chủ châm với huyệt Phong Long, huyệt Nội đình, dù cách xa vị trí huyệt nhưng nhờ sức phản xạ cũng có thể kích thích làm cho máu huyết lưu thông mà bệnh được nhẹ.
            Người xưa khi trị nhức đầu hay châm ở chân cũng đồng lý trên. Người bị áp huyết cao hay nảo sung huyết, thì châm huyệt bá hội tả huyệt Phong Long cho ra máu rất thần hiệu.
            10. HUYỆT GIẢI KHÊ
            Huyệt này có tên riêng là Hài đái, Túc dương minh vị kinh thuộc hỏa huyệt.
            a)     Phương pháp tìm huyệt:
            Từ ngón chân thứ hai lên cho đến chỉ ngang phía trước cổ chân có hai sợi gân nỗi lên, nơi giữa có lổ sâu. Nơi đây rờ có động mạch nhảy là vị trí của huyệt.
            b)     Phương pháp châm cứu:
            Châm sâu 5 phân đốt 8 đến 9 liều, ôn cứu 30 phút có thể dùng phương pháp sâm.
            c)      chủ trị:
            Phong thấp, chóng mặt, nhức đầu, nhức hai chân, trên mặt sưng, đầu gối và xương chân sưng.
            d)     Phương pháp phối hợp :
            Châm với huyệt Thượng kheo, Kheo khư trị sưng chân.
            Châm với huyệt Dương giao trị sợ hải, hồi hộp.
            Châm với huyệt Nội đình trị mặt sưng.
            e)     Tham khảo các sách:
            Kinh Thần Nông dạy: Huyệt này trị sưng nhức, cổ chân nhức, mắt mờ, đầu nhức, nên đốt 7 liều.
            Quyển Revue Internationale d’Acupuncture dạy: Châm với huyệt Nội đình trị trên mặt bị tê nhức.
            Sách Thần Kinh Sinh lý học, của ông Điền Kỳ (Nhật) nói: Châm với huyệt Lệ đoài trị bàn chân tê.
            Sách Châm cứu Y học, của ông Thời Tỉnh Văn Lang nói: hợp với huyệt Thận du trị ống tiểu tiện bệnh.
            Quyển Traité d’Acupuncture của Bác sĩ Royer de la Pugé : Hợp với huyệt Túc Tam lý trị phong thấp làm tê nhức.
            f)        Nhận xét chung:
            Huyệt Giải Khê ở về vị kinh thuộc hỏa, hoả sanh thổ giao thông với tỳ kinh nên có thể trị phong thấp, châm huyệt nầy làm cho các khí quản bên trong được cường tráng.
            11. HUYỆT NỘI ĐÌNH.
            Túc dương minh vị kinh thuộc thủy.
            a)     Phương pháp tìm huyệt:
            Bên ngoài lóng xương thứ hai trên bàn chân tiếp giáp với ngón giữa là vị trí của huyệt.
            b)     Phương pháp châm cứu:
            Châm sâutừ 4 đến 5 phân, đốt từ 3 đến 5 liều.
            c)      Chủ trị:
            Nhức răng, ruột sôi, lổ mũi ra máu, có cục chạy trong bụng, sưng mặt, gân giựt, tay chân lạnh.
            d)     Phương pháp phối hợp:
            Hợp với huyệt Túc tam lý trị đau bụng
            Hợp với Huyệt Dương lăng tuyền trị tay chân lạnh
            Hợp với Huyệt Khúc trì trị tay lạnh
            Hợp với huyệt Lâm khấp trị ruột đau
            Hợp với Hiệp cốc trị rét lạnh, mặt sưng, ruột sôi.
            e)     Tham khảo các sách:
            Sách Ngoại đoài dạy: Tiểu ra máu đốt 7 liều hết bịnh.
            Sách Thiên Tinh nói: Hiệp Nội Đình thuộc Túc Dương Minh, trị tay chân lạnh, đậu mùa, sưng cổ nhức răng, sốt rét, không muốn ăn, tai lùng bùng.
            Sách Theorie et Pratique de l’acupuncture của bác sĩ J.Lavier dạy: Châm với huyệt Lệ đoài, huyệt Hiệp Cốc, trị đau ruột, mặt sưng và sốt rét lạnh nhiều.
            Sách Hải Đặt Thị Đái nói: Trị bệnh Nhiếp hộ tuyến và tử cung bệnh.
            Sách Tây y Dương học sử của ông Tiểu Vượng Chánh Tu (Nhật) nói: châm với huyệt Túc Lâm Khấp trị được bụng dưới đau.
            f)        Nhận xét chung:
            Huyệt Nội Đình thuộc Túc Dương Minh thủy huyệt có công năng làm hết nóng, bớt sưng, giảm chứng uất hơi. Nhưng chứng thấp nhiệt, uất kết bên trong làm cho mình sưng hoặc nổi mụt đỏ khắp mình dùng huyệt này có công hiệu đặc biêt.
            12) HUYỆT LỆ ĐOÀI
            Túc Dương Minh vị kinh chạy ra thuộc kim
            a)     Phương pháp tìm huyệt:
            Phía bên ngoài ngón chân thứ hai cách móng chân 1 phân.
            b)     Phương pháp châm cứu:
            Châm sâu 1 phân, mũi kim day lên, đốt 3 liều.
            c)      Chủ trị:
            Gan nóng, thịt dư ở cuống họng, não thiếu máu, nướu răng sưng lở, điên cuồng, bụng và khắp mình sưng, chiêm bao, chân lạnh.
            d)     Tham khảo các sách:
            Sách Trị Liệu Phương Diện của ông Đổ Kiên Tam Lang nói: Huyệt này trị đau tử cung, tử cung lạnh, tử cung có mụt.
            Quyển Acupuncture Chinoise Pratique nói: huyệt lệ đoài trị chân tê lạnh và teo lần.
            Sách Hải Đặc Thị Đái nói: Trị các tuyến ở tử cung đau.
            Thông cứu Liệu Tạp thoại của Đồng lượng nói: huyệt Lệ đoài hợp với Huyệt Đại đô trị tim yếu hay hồi hộp. Quyển Théorie et Pratique de l’acupuncture, của bác J.Lavier nói: Huyệt Lệ đoài phôí hợp với huyệt Âm Lăng tuyền trị tê thấp.
            e)     Nhận xét chung:
            Huyệt Lệ đoài ở về Vị kinh thuộc kim huyệt, kim sanh thủy. Vị kinh có những chứng bị hỏa bốc lên, châm huyệt Lệ đoài có thể dẫn hoả đi xuống làm cho an thần tăng thêm trí nhớ.

            Chamcuu03.JPG

            << Chương 5 | Chương 7 >>


            Dành cho quảng cáo

            ©2007-2008 Bản quyền thuộc về Liên Mạng Việt Nam - http://lmvn.com ®
            Ghi rõ nguồn "lmvn.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này - Useronline: 179

            Return to top