Liên Mạng VietNam || GiaiTri.com | GiaiTriLove.com | GiaiTriChat.com | LoiNhac.com Đăng Nhập | Gia Nhập
Tìm kiếm: Tựa truyện Tác giả Cả hai

   Tìm theo mẫu tự: # A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z Danh sách tác giả    Truyện đã lưu lại (0
Home >> Y Học, Sức Khỏe >> Châm cứu học

  Cùng một tác giả
Không có truyện nào


  Tìm truyện theo thể loại

  Tìm kiếm

Xin điền tựa đề hoặc tác giả cần tìm vào ô này

  Liệt kê truyện theo chủ đề

  Liệt kê truyện theo tác giả
Số lần xem: 26447 |  Bình chọn:   |    Lưu lại   ||     Khổ chữ: [ 1, 2, 3

Châm cứu học
T.T.Thích Tâm Ấn

Chương 10

(Kinh này giao tiếp với Thủ Thái dương kinh. Khởi nguồn từ mắt nơi huyệt Tỉnh minh chạy vòng lên huyệt Toán Trúc ngang chân mày tới huyệt Khúc sai đến bên trái và bên phải huyệt Lạc Khước, giao hợp nơi Đốc mạch là huyệt Bá Hội.
 
Từ Bá hội có một đường mạch chạy ra trên lổ tai đến kinh Túc Thiếu Dương ngang huyệt Khúc tấn. Lại có một đường mạch khác từ Bá Hội đến huyệt Thông thiên, huyệt Lạc khước, huyệt Ngọc chẩm chạy vào liên lạc với bộ phận ở não, xuống cổ, huyệt Thiên trụ hội nhau ở Đốc mạch là huyệt Đại chùy. Nơi đây chạy qua hai bên vai chia 4 đường chạy xuống hai bên lưng cách huyệt Tích trụ 1 tấc 5 phân. Từ huyệt Đại trữ, huyệt Phong Môn đến phổi, huyệt Khuyết âm, tim, Đốc mạch, Hoành cách mạc, Gan, Mật, lá lách, bao tử, tam tiêu, thận. Từ xương sống chạy vào tạng thận liên lạc với kinh bàng quang.
 
Từ hai bên Mủ thận (thận Vu) có một đường mạch chạy ra liền với bên ngoài huyệt Tích trụ đi xuống huyệt Khí hải, huyệt Đại trường du, huyệt Quang nguyên, huyệt Tiểu trường du, huyệt Bàn quang du đến Bạch Hoàng du. Bên trong chạy đến huyệt Thượng giao qua huyệt Thứ giao, huyệt Trung giao, huyệt Hạ giao, do huyệt HỘi dương đi qua xương mông đến huyệt Hạ cấu huyệt Thừa Phò xuống huyệt Ân môn, huyệt Hủy dương vào nơi huyệt Ủy trung.
 
Lại có hai đường mạch khác nhau từ bả vai đến huyệt đại trữ đi ra, một đường xuống ngoài huyệt Tích trụ qua hai bên hai tấc theo huyệt Phụ phân, huyệt Phách hộ, huyệt Cao hoan. Đường khác đi thẳng về bên huyệt Trạch biến xuyên qua da bên mông hiệp với kinh túc Thiếu dương nơi huyệt Hoàn khiêu.
 
Lại từ bên mông bên huyệt Thừa phò 1 tấc 5 từ huyệt Phù át vào nhượng chân, có một đường chạy từ huyệt Hiệp dương, huyệt Thừa sơn, huyệt thừa cân, huyệt Phụ dương chạy vào gót chân. Phía sau mắt cá đến huyệt Côn lôn huyệt Bộc tham xuống dưới mắt cá huyệt Thân mạch, một đường nhỏ đi xuống huyệt Kim môn, huỵệt Kinh cốt đến bên ngoài đầu ngón chân út huyệt chí âm, nơi đây liên lạc qua kinh Túc thiếu âm.
 
I.                     HUYỆT TỈNH MINH
Huyệt này có tên riêng là Lê Khổng, Tỉnh minh, nơi hội các huyệt Thủ thái dương Tiểu trường, Túc thái dương, Bàng quang, Túc dương minh vị, Âm kiều, dương kiều mạch.
 
a)     Phương pháp tìm huyệt:
Ngồi ngay nhắm mắt lại, phía trong gốc mí mắt 1 phân gần bên lổ mủi là vị trí của huyệt.
b)     Phương pháp châm cứu:
Châm sâu 1 phân 2 đến 2 phân. Không nên đốt.
c)      chủ trị:
Khoé mắt nóng, tròng mắt nóng, tròng mắt sung huyết, giác mạc viêm, chảy nước mắt sống, tròng mắt ngừa, tất cả bịnh mắt , trẻ nhỏ có quắt, quáng gà.
d)     Phương pháp phối hợp:
Phối hợp với huyệt Hiệp Cốc, huyệt Quang minh trị các chứng bịnh đau mắt. Phồi hợp với huyệt Hành gian trị ra mồ hôi và quáng gà.
e)     Tham khảo các sách:
Ông Sơn kỳ và Trạch điền nói huyệt này ở trong khoé mắt 1 phân lổ sâu là vị trí của huyệt.
Ông Lý đông viên nói : châm huyệt Thái dương, huyệt Dương minh cho ra máu mắt được sáng nhiều. Vì 2 kinh này máu nhiều khi 1 ít nên mắt có mây và mắt đỏ là do khóe mắt mà ra, châm huyệtnày và huyệt Toán trúc để làm cho thái dương bớt nóng. Nhưng huyệt Tỉnh minh châm sâu 1 phân, huyệt  Toán trúc châm sâu 1 phân đến 3 phân , đó là phương háp châm sâu và cạn.
 
Quyển châm cứu đại pháp đại thành của Trí Điền (Nhật) nói: phối hợp với huyệt Minh hương, huyệt Địa thương trị bệnh lỗ mũi và hàm răng trên đau.
g)     Nhận xét chung: Huyệt Tỉnh minh là nơi hội kinh tiểu trường Bàng quang vị, Âm kiểu và Dương kiều mạch có công năng làm cho mắt hết mờ, hết ngứa. Trong lúc châm không nên châm mạch làm chảy nước mắt nhiều, và mũi kim hướng về tròng mắt.
 
2) HUYỆT TOÁN TRÚC
Huyệt này có tên Quang Minh, Minh Quang, Dạ quang, Thỉ Quang Viên trụ. Nơi phát ra mạch khí túc thái dương Bàng quang kinh.
a)     Phương pháp tìm huyệt:
Phía trong đầu chơn mày có lổ sủng là vị trí của huyệt.
 
b)     Phương pháp châm cứu:
Châm sâu từ 3 đến 5 phân (cấm đốt) có thể dùng kim 3 khía châm cho ra máu.
 
c)      Chủ trị:
Mí mắt có mây (giác mạc), não tối tâm. Quáng gà mắt đỏ. sức thấy kém đầu chơn mày nhức, chảy nước mắt song. Thần kinh trước trán đau.
 
d)     Tham khảo các sách :
 
Sách châm cứu nói: Châm huyệt này không nên để lâu, nên dùng kim 3 khía đâm chảy máu cho ra hơi nóng. Kinh giáp ất nói: Trị con nít kinh phong con mắt trợn ngược.
 
Sách Théorie et pratique de l’Acupuncture của Bác sĩ J.Lavier nói: Phối hợp với huyệt Phong trì, huyệt Giáp xa trị kinh phong méo miệng.
Sách Y học thuật nghiệm châm cứu của ông Câu Tỉnh Nhứt hùng (Nhật) nói: phối hợp huyệt Ấn đường, Huyệt Thái dương trị trán nhức sau đầu.
 
e)     Nhận xét chung:
Kinh Túc thái dương từ khoé mắt chạy lên trên trán liên lạc với não. Nên huyệt này trị các chứng đau mắt hay bị thấp đàm, nhức đầu chóng mặt làm não hôn mê và xương chơn mày đau.
 
Nhức đầu do gió độc nhập vào não, máu dư, trẻ nít làm kinh phong, dùng kim 3 khía châm các huyệt Ti trúc không, huyệt thái dương, huyệt Ấn đường cho ra máu rất công hiệu.
 
3. HUYỆT THIÊN TRỤ
 
Thuộc Túc thái dương bàng quang mạch phát ra.
a)     Phương pháp tìm huyệt:
Phía sau ót vào chân tóc 5 phân là huyệt Á môn, ngửa đầu có 2 gân lớn nói lên phía ngoài chân tóc hơi sâu xuống là vị trí huyệt.
 
b)     Phương pháp châm cứu:
Châm sâu 5 phân, ôn cứu 10 phút (hơ nóng)
 
c)      Chủ trị:
Đau não, chán nản, gân sau ót co rút day qua lại không được, yết hầu viêm, nghẹt mũi, cuốn họng sưng, thần kinh suy nhược, nhức đầu, chảy máu cam.
 
d)     Phương pháp phối hợp:
Hợp với huyệt dưỡng lão trị mắt mờ. Hợp với huyệt Thúc Cốt trị ớn lạnh, cổ nhức đơ.
 
e) Tham khảo các sách:
Kinh Giáp ất nói: đầu nhức, trước cổ đau, từ lưng trở xuống nhức. Trước châm huyệt Thiên trụ sau châm Thái dương.
Sách Kinh huyệt chỉ chương nói: tím lớn châm huyệt Tâm du và huyệt Thiên trụ.
Sách Traité d’cupuncture của Bác sĩ Royer de la Fuyer nói huyệt Thiên trụ và huyệt Thái dương trị xương sống nhức.
 
g) Nhận xét chung:
Ông Đông Viên nói: Khí loạn nơi ngủ tạng do ở đầu châm huyệt Thiên trụ, huyệt Đại trử để dẫn khí vì hai huyệt này đều thuộc Kinh Túc Thái dương. Huyệt Đại trử có một đường chạy đến Đốc mạch nơi hội Thủ thiếu dương, Túc thiếu dương, Đại trường. Vì thế huyệt này trị chóng mặt, nhức đầu, đau sau ót, nhức cổ và đem lại sự thăng bằng các tạng phủ. Bàng quang và thận ngoài và trong liên lạc mật thiết với nhau nên bổ huyệt Thiên trụ làm cho Thủy vương, xúc tân tinh khí ở tạng phủ tăng cường sức thấy. Lại nữa nơi bàng quang có một đường mạch chạy đến mắt, nhơn đó trị chứng mắt mờ không thấy được và thần kinh suy nhược. Thường thường lấy tay nhận nơi huyệt Thiên trụ làm cho các tế bào ở não được sống động tăng thêm trí nhớ. Đầu nhức, huyết áp cao, tinh thần bịnh, huyệt Thiên trụ chận đứng đau nhức thần hiệu. Nhức đầu một bên châm hay đốt hoặc đâm cho ra máu huyệt này rất công hiệu.
 
4. HUYỆT ĐẠI TRỮ.
Huyệt này có tên là Bối du. Nơi Túc thái dương bàng quang, Thủ Thái dương tiểu trường gặp nhau.
 
a)     Phương pháp tìm huyệt:
Từ huyệt Đào đạo ra 1 tấc 5 phân là vị trí của huyệt.
 
b)     Phương pháp châm cứu:
Châm sâu 5 phân đến 8 phân. đốt 7 liều.
 
c)      Chủ trị:
Cuống phổi viêm, bịnh phổi (ho hen, hông đầy hơi), màng hông nóng sưng, chóng mặt nhức đầu, rút gân cổ, đơ cổ, vai, đầu gối, các khớp xương nhức. Không co duỗi được. Đông kinh, điên cuồng.
 
d)     Phương pháp phối hợp:
Hợp với huyệt Trung phủ trị phổi bị nghẹt. phối hợp với huyệt Trường cường trị bịnh có cục hơi chạy trong ruột.
 
e)     Tham khảo các sách:
Sách Nạn kinh nói: Huyệt Đại Trữ trử các chứng bịnh thuộc về xương, nơi xương sống nổi mụt hoặc lở.
 
Sách Châm cứu thực hành của Tiểu Giả điền (Nhựt) nói: trị chứng hay giựt mình vì tim yếu làm hồi hợp.
 
Sách Acupuncture chinoise pratique nói: chân sưng không thể co duỗi được hoặc cổ cứng không day qua lại được thì châm huyệt Đại trữ và huyệt Thiên trụ.
 
g) Nhận xét chung:
Huyệt này không nên châm sâu sợ tổn thương cuống phổi. Trong lục châm nên day mủi kim về phía trên đầu. Vì thế nơi yết hầu có cảm giác tê tê.
 
Huyệt này có công năng làm hông bớt nóng, nên thường dùng trị phồi có mụt hoặc phổi nóng, nhức, hay ho hen, đau yết hầu v v…
 
5. HUYỆT PHONG MÔN.
Huyệt này có tên Nhiệt Phủ. Nơi Đốc mạch và Túc thái dương bàng quang kinh gặp nhau.
 
a)     Phương pháp tìm huyệt:
Phía sau lưng dưới đốt xương sống thứ hai ra hai bên, mỗi bên 1 rấc 5 phân là vị trí huyệt. Ngó ngay vào xương sống làm đích.
 
b)     Phương pháp châm cứu:
Châm sâu từ 5 phân đến 8 phân. Mủi kim hướng về bên ngoài. Hơ nóng từ 30 phút đến 1 giờ. Đốt từ 7 đến 9 liều.
 
c)      Chủ trị;
Màn hông viêm, nhánh khí quản viêm. Ho gà. Cổ và hai vai co rút, cứng. Cổ vàl ưng có mụt. Cảm mạo. Ho hen, nhức đầu , nóng. Suyển khò khè. thắt lưng đau nóng.
 
d)     Phương pháp phối hợp:
Hợp với huyệt Liệt Khuyết trị sườn đau. Hợp với huyệt Thiên trụ đểp hòng ngừa cảm mạo.
 
e)     Tham khảo các sách:
Phương Ngủ Thị luận nói: Huyệt này làm cho bài tiết độc tố Đốt huyệt này ngừa khởi bịnh Ung thư.
 
Kinh Giáp Ất nói: nhức đầu, chóng mặt, mủi nghẹt, mủi chảy nước nên châm huyệt Phong môn.  
 
Phú Thiên Kim nói: trị các chứng phong đốt hai bên huyệt nầy mỗi bên 7 liều.
Kinh Thần Nông nói: Trúng phong, ho đàm, đầu nhức, mủi chảy nước trong, đốt huyệt nầy 14 liều.
 
Sách Đồ Thuyệt Châm cứu thuật kỹ của Liễu Cốc Tố Linh nói: hai huyệt nầy trị ho đềp hòng cảm mạo.
 
Sách Acupuncture Traditionnelle nói: Huyệt Phong môn trị hơi uất làm cho lưng đau.
 
g) Nhận xét chung:
Phong môn là cửa cácthứ phogn ra vào. Phong là phong tà, cũng có ý là trúng phong. Vì thế, chẳng những trị bệnh phong tà mà đối với các chứng trung phong khác châm phòng ngừa cũng có công hiệu.
 
Huyệt Phong môn cũng có tên là Nhiệt phủ. Sách Tố vấn luận nói: Nó làm giảm nóng ở hông, phổi viêm, Chi khí quản viêm, nhức đầu, bệnh mủi, cảm mạo, nóng. Khi bình thường đốt huyệt này ngừa bệnh cảm mạo, bệnh xuyển dữ dội, đốt huyệt Phong môn 30 phút bịnh ngưng ,về sau cách 1 ngày đốt 1 lần, 2 tháng sau hết bệnh.
 
Huyệt Phong môn và huyệt Thân trụ là mấu chốt điểm kích thích tuyến thần kinh. Nó có tác dụng rất lớn, kích thích 2 huyệt này làm cho các cơ năng ở nội tạng được mạnh mẽ, điều hòa sự dinh dưỡng, vì thế đối với nhi đồng dinh dưỡng kém làm suy nhược sanh bệnh dùng huyệt Phong môn rất công hiệu.
 
Chứng trúng phong ứ máu ở não về bịnh lý học của Tây y luận rất kỷ những trị liệu không được như ý muốn. Về trị liệu của khoa Châm cứu gặp trường hợp trúng phong bất tỉnh nhân sự, dùng kim to châm huyệt Phong môn và huyệt Phế du, giác cho ra máu. Đốt huyệt sao hướng ngoại (Kỳ huyệt) cách Đốc mạch 2 tấc, dùng trị phong tà cấp tính. Mỗi ngày đốt 20 liều, 5 ngày bịnh hết
 
6. HUYỆT PHẾ DU
 
Huyệt này vận chuyển đến phổi
 
a) Phương pháp tìm huyệt:
Ngồi ngay hay cúi xuống, dưới lóng xương sống thứ 3, 2 bên huyệt Thân trụ một tấc năm phân là vị trí của huyệt.
 
b) Phương pháp châm cứu:
Châm sâu từ 5 đến 8 phân. Đốt từ 3 đến 7 liều. Hơ nóng từ 36 phút đến 1 giờ.
 
c) Chủ trị:
Phổi có mụt, phổi viêm, phổi ra máu, nhánh khí quảng viêm. Màn trong và màn bên ngoài tim viêm (ngực đầy hơi khó thở). Vàng da, da ngứa, miệng lở, trẻ nhỏ gù lưng. Các chứng bịnh về phổi.
 
d) Phương pháp phối hợp:
Hợp với huyệt Phong Long trị ho đàm. Hợp với huyệt Thiên trụ trị ho đàm không ngớt tiếng.
 
d) Tham khảo các sách:
Sách Tâm thư của ông Biển Thước nói: chứng bịnh cùi (phong đơn) vì nằm nơi ẩm thấp nên ngũ tang nhiểm hơi độc khiến người bịnh mặt mày sần sượng sưng lên như mây đen, mình như gai châm hoặc hai tay tê rần. Trước đốt huyệt Phế du sau đốt huyệt Phong du, huyệt Tỉ du, kế đến huyệt Can du, huyệt Thận du, mỗi huyệt 50 liều, cứ đốt giáp vòng như thế.
 
Kinh Tư sanh nói: Chứng suyển khò khè, dùng tay đè lên huyệt Phế du đau như gai đâm, nên châm huyệt Phế du sau đốt thì hết.
 
Sách Phương bịnh châm cứu toàn thư của Đường Thái Lang (Nhựt) nói: huyệt Phế du hiệp với huyệt Thiên Đột, huyệt Phong long trị ho không dứt tiếng.
 
Sách Traité d’Acupuncture của Bác sĩ Royer de la Fuýe nói: chứng ho lao di truyền hoặc hơi thở khó châm huyệt Phế du.
 
e) Nhận xét chung:
Châm huyệt Phế Du nếu cạn thì không hiệu quả, sâu lắm e làm thương tổn màn phổi hoặc trúng phổi, làm người bệnh khó thở hoặc ra máu. Vì thế trong lúc khám bệnh cần xem người bệnh ốm hay mập, rồi xác định đâm sâu hay cạn. Nên cẩn thận.
 
Huyệt Phế du là nơi tinh khí chạy ra vào trong ngoài đều có tác dụng, nên trị được các chứng bịnh về phổi.  Phong tê cảm mạo, tà khí chạy vào huyệt Phế du tại màng phổi tụ tập nơi huyệt Trung phủ, châm huyệt Phế du để trừ độc khí, bịnh hết liền.
 
Suyển mệt cũng có phản ứng nơi huyệt Phế du, châm huyệt này liền thị thấy công hiêu.
 
7. HUYỆT TÂM DU:
Kinh mạch lưu hành đến quả tim.
 
a) Phương pháp tìm huyệt:
Ngồi ngay thẳng, dùng tay nhận dưới xương sống thứ năm là huyệt Thần Đạo, ra ngoài 1 tấc 5 phân là vị trí của huyệt.
 
b) Phương pháp châm cứu:
Châm sâu 5 phân. Đốt 3 đến 7 liều.
 
c) Chủ trị:
Các chứng bịnh thuộc về tim. Tim đau. Áy náy trong lòng. Buồn bực. Thở ngắn than dai. Bao tử ra máu. Ụa mửa ra máu. thực quản teo hẹp. Huyết loạn, khí khùng. Bất tỉnh nhân sự. Bạch đái.
 
d) Phương pháp hợp trị:
Hợp với huyệt Thân du, trị đau thận, mộng tinh. Hiệp với huyệt Thận đạo trị kinh phong giựt mình.
 
e) Tham khảo các sách:
Sách Y Học cương mục nói: Chứng di tinh, Nạch đái, ban đêm mộng tinh, châm huyệt Tâm du sâu 1 phân (có thể châm lẻo ngoài da một tấc năm) Trước bổ sau tả. Không nên đốt nhiều.
 
Nghiên cứu Kinh Ngoại Kỳ huyệt nói: Huyệt này phía sau lưng giữa xương sống thứ 5 và thứ 6 ra ngòi mỗi bên một tấc 5 trị toàn thân suy nhược, ốm yếu, thần sắc suy kém.
 
Sách Châm cứu Lạo pháp Đại thành (Nhựt) nói: huyệt Tâm du phối hợp với huyệt Thần Đại, trị kinh phong.
 
Sách Acupuncture Chinoise pratique nói: Huyệt Tâm du trị chứng buồn bực, hơi thở ngắn.
 
g) Nhận xét chung:
Luận Chơn Yếu nói: các chứng làm cho nước trong cơ thể không sạch đều do hơi nóng, châm huyệt Tâm du trị được chứng Bạch trượt, làm sạch tim, dẫn nóng, thần kinh suy nhược, não sung huyệt.
 
 
8. HUYỆT ĐỐC DU
Huyệt này có tên Cao ích, Cao cái.
 
a) Phương pháp tìm huyệt:
Ngồi ngay hay cúi xuống dưới xương sống thứ sau nơi huyệt Linh Thai ra ngoài 1 tấc 5 là vị trí của huyệt.
 
b) Phương pháp châm cứu:
Cấm châm, có thể hơ nóng mỗi ngày 10 phút.
 
c) Chủ trị:
Bên trong hoặc bên ngoài màng Tim viêm, bụng đau, sôi ruột, ghẻ nổi mụt.
 
e)     Tham khảo các sách :
14 Kinh lạc phát huy không có huyệt này vì nó thuộc về kỳ huyệt. Nay tham khảo sách Y học Nhập môn, Y Tông Kim Giám, Kinh Tư sanh tìm huyệt này bổ túc vào.
 
 
Sách Tân Soạn Châm Cứu Y học của Nhật Lang (Nhật) nói: Trị ghẻ nổi khắp mình hoặc bụng đau.
 
Sách Acupuncture Pratique nói: - Huyệt Đốc Du trị tim đau, nóng lạnh.
 
9. HUYỆT CÁCH DU
Nơi hội huyết vận chuyển đến hoành cách mạc.
a)     Phương pháp tìm huyệt:
Ngồi ngay hoặc cúi xuống, nơi đốt xương sống thứ 7 là huyệt Chí dương ra bên ngoài 1 tấc 5 là vị trí của huyệt.
 
b)     Phương pháp châm cứu:
Châm sâu 5 phân, hơ nóng 20 phút. Đốt từ 3 đến 7 liều.
 
c)      Chủ trị:
Trong và ngoài màng tim viêm, tim nở lớn, màng ở hông viêm, nhánh khí quản viêm, bao tử viêm, ống thực quản teo hẹp lại, ruột ra máu, tiêu ra máu, mồ hôi trộm, thở khò khè, ruột viêm. Tiểu nhi cam tích, ăn uống không ngon, chủ yếu trị chứng ợ chua. Châm huyệt nầy rất công hiệu.
 
d)     Phương pháp phối hợp:
Hợp với huyệt Kiên trung du, huyệt HIệp cốc, huyệt Ủy trung, châm cho ra máu trị dư máu ở não.
 
e) Tham khảo các sách:
Sách Nội kinh nói: - Máu hội ở huyệt Cách du, ở trên là huyệt Tâm du chủ về huyết, dưới là huyệt Can du nơi chứa huyệt. Cho nên huyệt Cách du là nơi huyết thường qua lại.
 
Sách Đồ dực nói: - Huyệt Cách du là nơi hội mái, các chứng thuộc máu huyết (ói máu) , chảy máu mủi không ngưng, bêệh hư tổn mặt mày choáng váng, huyết nóng đi ngược lên làm cho tim và phổi bệnh nên ụa ra máu, tiêu ra máu không dứt, nên đốt huyệt này.
 
Sách Nhật Bổn Châm cứu Giáo Khoa thư nói: Cuống bao tử đau, ăn uống trở ngại, châm huyệt này rất hay.
 
Sách Acupuncture Chinoise nói: ho hen hay con nít bị giựt mình hoặc ra mồ hôi trộm, nên châm huyệt Hiệp cốc và Huyệt Cách Du.
 
Sách nghiên cứu Kinh ngoại Kỳ huyệt nói: Trị lao lực gầy ốm, toàn thân suy nhược rất công hiệu.
 
Sách Huỳnh Học Long nói: nức cụt châm huyệt Cách du, chỉ châm 1 lần liền dứt, không tái phát Hải Đặc thị Đái nói: Trị thực quản và Bao tử bệnh.
 
g) Nhận xét chung;
Cách là Hoành cách mạc, thực quan, danh từ thời cổ dùng gọi phía trên bao tử. Danh từ màng hông cũng gọi bao quát những gì ở bên trong. Sách xưa của Trung Hoa nói: Huyết hội tại Cách du và Sách Hán ba mươi Hình vẽ nói: Huyệt bịnh nên đốt tại huyệt này vì thần kinh suy nhược làm tim hay sợ sệt. Hông nóng ăn không ngon, ụa ra nước chua, huyệt Cách du trị rất công hiệu. Hai cánh tay nhức phía ngoài trên huyệt cách du nhận có cục nổi lên cứng thì nên châm huyệt Cách du để cho cục nầy tiêu. Dư máu ở não do huyệt Cách du ứ huyết, trước châm huyệt Kiên trung du và Cách du, dát cho ra máu bầm, đồng thời châm huyệt Hiệp cốc và huyệt Quỹ trung cho ra máu. Dư nước chua ở dạ dày thì nơi huyệt Cách du có phản ứng đặc biệt. Huyệt Cách du là nơi hội máu nên đối với người thiếu máu, bịnh máu huyết của đàn bà nên dùng huyệt này.
 
10, HUYỆT CAN DU
Huyệt này lưu hành đến tạng  cang, mạch Túc Thái dương hội nơi đây.
 
a) Phương pháp tìm huyệt:
Ngồi ngay  hay cúi xuống, nơi xương sống thứ 9 cách huyệt Cân súc 1 tấc 5 là vị trí của huyệt.
 
b)     Phương pháp châm cứu:
Châm sâu từ 5 đến 8 phân. Hơ nóng 15 phút. Đốt từ 3 đến 7 liều. Phía bên mặt là vùng gan không nên châm.
 
c)      Chủ trị:
Vàng da, ruột, dạ dày viêm cấp tính. Ra máu dạ dày. Nhánh khí quản viêm. Lạnh bảo tử, đầy hơi. Bao tử thòng. Cụp xương sống, day qua lại khó khăn. Quáng gà. Trẻ nít tay chơn co quắp. Tất cả bệnh thuộc về mắt.
 
d)     Phương pháp phối hợp.
Hợp với huyệt Mạng môn làm mắt được sáng. Hợp với huyệt Thiếu trạch trị mắt trợn ngược.
 
e)     Tham khảo các sách:
Thánh tế Tổng Lục chép: Gan trúng phong khiến người bịnh không cúi đầu xuống , trán có chỉ xanh và vành mắt có khoen, môi xanh, mặt vàng còn có thể trị được, mau đốt huyệt Can du 100 liều.
 
Sách Ngoại Đài và thiên Kim nói: mắt bịnh, trong gan nóng khiến bệnh nhân nhắm mặt, nên đốt huyệt Can du 100 liều.
 
Phú Ngọc Long nói: Máu lên làm mắt tối tăm, nên dùng huyệt Can du.
 
Sử nhà Tống nói: Ô. Dương Sáng châm huyệt Can du và huyệt Mạng môn, bịnh đui của ông được thấy mờ mờ.
 
Sách Châm cứu thực tiển của Hàng Thái Lang (Nhựt) nói: con nít giật mình hoặc đau bao tử ụa ra máu, hay mắt bịnh nên châm huyệt này.
 
Sách Reuve internationale d’Acupuncture nói: Hơi thở ngắn, quán gà, nên châm huyệt Can du và huyệt HIệp cốc.
 
g) Nhận xét chung:
 Đốt huyệt Can du trị chứng bịnh mụt sưng, ghẻ chóc, khiến thân thể tráng kiện. Trị mất ngủ, thần kinh suy nhược, mắt bịnh, nhan sắc trắng xanh. Sách Nội kinh nói: huyệt này với tinh khí liên hệ rất sâu đậm, nên trị bịnh thần kinh suy nhược và mất ngủ. Gan mở khiếu ở mắt, nên đối với nhản khoa sự liên hệ rất trọng yếu.
 
Gan chủ trị gân nên trị nhan diện thần kinh bị tê, bán thân bất toại, trẻ nít tê nếu không dùng huyệt này thì không công hiệu. Trong sườn và hông đau, huyệt này cũng cần thiết.
 
Về phương diện sinh lý thì khi dùng mắt thấy máu tựu ở gan, dùng tai nghe máu tựu ở thận, dùng nơi nào thì máu tựu lại ở những bộ phận liên hệ v.v... Nếu tạng can bị sung huyết thì ngủ không dậy được vì gan và mắt kinh lạc thông đồng. Nên mất ngủ là do gan bịnh và đốt huyệt Can du để trị bịnh mất ngủ là hợp lý vậy.
 
11. HUYỆT TỲ DU
Kinh mạch lưu chuyển đến lá lách. Kinh Túc Thái dương hội nơi đây.
 
a) Phương pháp tìm huyệt:
Dưới xương sống thứ 11 nơi huyệt Tích trung cách ra 1 tấc 5 là vị trí của huyệt.
 
b) Phương pháp châm cứu:
Châm sâu từ 5 phân đến 8 phân. Đốt từ 3 đến 7 liều. Hơ nóng 20 phút.
 
c)      Chủ trị:
Yếu dạ dày. Ăn không tiêu. Bao tử co rút. Ruột viêm. Tiêu chảy. Mửa ra máu. Khò khè. Vàng da. Trẻ con quáng gà. Teo thực quản, bụng sưng , (thủy thủng)
 
d)     Phương pháp phối hợp:
Hợp với huyệt Thính Cung trị dưới tim có tiếng động. Hợp với huyệt Bàng quang du trị ăn không tiêu.
 
e) Tham khảo các sách:
Thánh tế Tống lục chép: Phong nhập vào tì thì người bệnh chỉ ngồi, bụng lớn lên. Nếu mửa nước hơi mặn thì có thể trị được bằng cách đốt huyệt tì du 100 liều.
 
Sách Cảnh Nhạc nói: Huyệt Tì du trị bụng trướng tùy theo tuổi tác mà đốt nhiều hay ít.
 
Hải Đặc Thí Đái nói: dùng trị bịn hbao tử và gan. Quyển Châm cứu thực tiển của Hàng Thái Lang (Nhựt) nói: ụa mửa, nước da vàng, ăn uống không tiêu nên châm huyệt này.
 
Quyển Théorie et Pratique de l’Acupuncture của Bác sĩ J.Lavier nói: Huyệt Tỳ du trị chứng lưng còng (gù) hay hông gà (phình lớn) Sách lâm sàng Nghiên cứu thực nghiệm của Tiên Thái Lang (Nhựt): huyệt nầy trị đau dạ dày.
 
Sách Acupuucture chinoise pratique: Bộ tiêu hoá yếu, ruột sôi, thường ụa mửa, châm huyệt Tỳ du, huyệt Trung uyển ,và huyệt Thiên xu.
 
g) Nhận xét chung:
Sách Nội kinh gọi: tì, vị , đại trường, Tiểu trường, Tam tiêu, Bàng quang là nguồn gốc của cơ thể, có công năng tiêu hóa giúp cho máu huyết ra vào có ý gọi là tì chứ không phải để chỉ riêng cho tạng tỳ.
 
Tóm lại, danh từ Tì dùng đây là chỉ những khí quan tiêu hóa và hấp thụ chất bổ cho cơ thể. Đứng về trạng thái tinh thần mà nói. Tì là nơi có nhiều yếu tố làm cho ý chí quật cường. Vì thế chứng hay quên, kém sức khoẻ, lo nghĩ nhiều cần châm huyệt Tì du. Đốt huyệt này làm cho các bộ phần ở tì được mạnh và nguyên khí ở Tam tiêu được sung mản. Tỳ thuộc thổ, Thân thu thuộc thủy, vì thế hể tì suy nhược thì không chế ngự được thủy nên thành chứng thủy thủng. Bổ tì để giúp thể, khí thể vượng: chế ngự được thủy thì bịnh thủy thủng hết liền. Đó là triết lý từ xưa vậy.

12. HUYỆT VỊ DU
Huyệt này lưu chuyển đến dạ dày.
 
a) Phương pháp tìm huyệt:
Ngồi ngay hay cúi xuống nơi xương sống thứ 12 ngang ra bên ngoài 1 tấc 5 đó là vị trí của huyệt.
 
b) Phương pháp châm cứu:
Châm sâu từ 5 đến 8 phân. Không nên châm sâu đề phòng làm tổn thương thận kinh và huyệt quản. Hơ nóng 20 phút. Đốt từ 7 đến 9 liều.
 
c) Chủ trị:
Dạ dày viêm. Dạ dày co rút. Dạ dày thòng, Ghẻ dạ dày. Ăn không tiêu (bao tử lạnh). Ruột viêm. Ụa mửa. Sình bụng. Ruột sôi. Gan lớn. Trẻ con quán gà. Tiêu phân xanh. Lải ở ruột. Trẻ con suy nhược.
 
d) Phương pháp phối hợp:
Châm với huyệt Hồn môn trị bao tử lạnh, ăn không tiêu.
 
e) Tham khảo các sách:
Ông Lý Đống Viên nói: Trúng thấp nên châm huyệt Vị du,
Kinh Giáp ất nói: Bao tử trúng hàn sình bụng, ăn nhiều mà thân thể gầy ốm, ụa mửa, xương sống đau, gân rút, ăn đồ ăn không hạ nên châm huyệt vị du.
 
g) Nhận xét chung:
Những chứng thuộc về bao tử lấy tay nhận vào huyệt vị du có 3 đường phản ứng:
1)     Đau từ kinh bàng quang chạy xuống huyệt Thận du lên đến huyệt Tâm du.
2)     Làm hơi khó chịu ê ẩm đến huyệt Kỳ môn.
3)     Đau nhức đến huyệt Trung uyển mới tan.
Quan hệ là do kỷ thuật lấy tay nhận mạnh hay yếu để điểm huyệt.
Những chứng thuộc về bào tử đều lấy huyệt này làm căn bản. Châm sâu để có hiệu lực nơi thần kinh. Đại trường Tùng Thần kinh và Tiểu trường nội tạng thần kinh lấy cớ làm đích để kích thích truyền đạt vào cơ thể. Châm cạn là mục đích để kích thích các giây thần kinh ở lưng. Châm huyệt này để chận đứng sự đau nhức của bịnh lở bao tử.
 
13.HUYỆT THẬN DU
Huyệt này có công năng vận chuyển đến thận. Nơi hội Kinh Túc thái dương.
 
a)     Phương pháp tìm huyệt:
Ngồi ngay cúi xuống, nơi xương sống thứ 14. Huyệt mạng môn đo ra 1 tấc 5 là vị trí của huyệt.
 
b)     Phương pháp châm cứu:
Châm sâu 5 phân đến 1 tấc. Hơ nóng 30 phút. Đốt 7 đến 9 liều.
 
c)      Chủ trị:
Thận viêm, Bàng quang tê, (không tiểu được) bàng quang rút lại (bụng dưới cứng), thần kinh ở lưng đau nhức. Lưng đau không thể cúi xuống, ngước lên được. Tiểu từ giọt, tiểu ra máu, đái đường. thiếu tinh dịch, thân thể gầy ốm, kinh nguyệt không đều, thất tinh, tất cả bịnh về đường tiểu tiện.
 
d)     Phương pháp phối hợp:
Hợp với huyệt Mạng môn, trị lớn tuổi đi tiểu nhiều. Hợp với huyệt Tâm du trị Thận hư nhức lưng, di tính, mộng tinh. Phối hợp với huyệt Cự giao trị hông và bùng lình bình, ứ máu.
 
e)     Tham khảo các sách:
Quyển Tâm thơ của ông Biển Thước: Huyệt Thận du có thể  trị những chứng bịnh nguy kịch, gặp trường hợp này có thể đốt 200 đến 300 liều.
 
Thánh Tế tổng lục chép: trúng phong nhập môn vào thận, người bệnh cứ ngồi yên lưng đau nhiều. Xương sườn 2 bên chưa hiện lên chỉ vàng thì có thể trị được bằng cách đốt huyệt Thận du 100 liều.
 
Sách Cương Mục nói: Lưng đau đốt huyệt Thận du từ 3 đến 7 liều thì hết.
 
Sách Đồ dực nói: Sắc dục quá độ, thận hư sưng, lổ tai lùng bùng và nhức châm huyệt Thận du 3 phân.
 
Sách Đắc Hiệu Phương nói: Bạch đái, mất tinh nên châm Thận du.
 
Sách Khoa học châm cứu của Giả Chỉ Mảng (Nhựt) nói: Đi tiểu nước tiểu đục, di tinh, châm huyệt nầy rất công hiệu.
 
Sách Bulletin de la Societé d’Acupunctre nói: đau lưng nên châm huyệt Mạng môn và huyệt Thận du.
 
g) Nhận xét chung:
Ông Trạch Điền Kiên nói: trong phương trị liệu thì huyệt Thận du là quan trọng. Khi thân tạng có bịnh trên da co hiện tượng đổi màu trắng trở thành đen và nổi lên từng đóm. Khi đốt huyệt Thận du những hiện tượng này biến mất.
 
Thận tạng bịnh nên dụng kinh bàng quang như huyệt Thận du, huyệt Thứ Giao. Có lúc chỉ châm huyệt Trung cực đó là phương pháp vận dụng tạng phủ liên hệ bên trong và bên ngoài. Nên có khi bàng quang có bịnh dùng huyệt ở thận kinh như huyệt Đại hích, huyệt Thái Khê v.v…
 
Thận là nguồn gốc của chân âm, lưng và bên ngoài tạng thận, người xưa nhận huyệt Thận du là nơi khí của kinh lạc chạy vào tạng thận. Những chứng lưng đau, lạnh hay nhức mỏi nếu không châm huyệt này khó hết bịnh được. Nếu có kỷ thuật đối với bịnh ngoại cảm nên châm, nội thương thì đốt. Ở trong ngủ hành thận tuy htuộc thủy nhưng liên hệ đến Mạng môn. Mạng môn thuộc tướng hỏa, đồng thời nơi thân thể con người có chân hỏa, bổ thận tức bổ hỏa, hoả sinh thổ, vì thế trị chứng đáy đêm rất có hiệu quả.
 
14. ĐẠI TRƯỜNG DU
Huyệt này lưu hành đến ruột già.
a) Phương pháp tìm huyệt:
Ngồi ngay hay cúi xuống, dưới huyệt Mạng môn 2 lóng xương tức huyệt Dương quang lấy ra 1 tấc 5 phân là vị trí của huyệt.
 
b) Phương pháp châm cứu:
châm từ 5 phân đến 1 tấc. Đốt từ d đến 7 liều. Hơ nóng 20 phút.
 
c) Chủ trị:
Ruột viêm, ruột sôi, ruột ra máu. Bón kinh niên, sưng ruột dư, chân teo, tiểu són, đái láo, Thận viêm, xương sống co rút. Thần kinh lưng đau. Tất cả bệnh về ruột.
 
d) Tham khảo các sách:
Thánh Tế Tổng lục nói: Trúng phong vào ruột già, người bệnh nằm ruột sôi không dứt, đốt tại Trường du trăm liều.
 
Lý Đông Viên nói: Trúng nắng nên châm Đại trường du.
Hải Đặc Thị Đái nói: Có công hiệu đối với bệnh tử cung và ruột.
 
Sách Traité d’acupuncture nói: Huyệt Đại trường du có công năng trị táo bón.
 
e) Nhận xét chung:
Nếu lưng đau, bàn tọa đau, các lóng xương đau, nên lấy huyệt này làm chủ.
 
15. HUYỆT QUANG NGUYÊN DU
a) Phương pháp hợp huyệt:
Ngồi ngay hoặc cúi xuống, dưới huyệt Dương quang 1 lóng xương ngang ra ngoài 1 tấc 5 có cục xương gù lên (dưới khớp xương thứ 17) Gần xương này có 1 lổ hủng là vị trí của huyệt.
 
b) Phương pháp châm cứu:
Châm sâu từ 3 đến 5 phân, hơ nóng 20 phút. Đốt từ 7 đến 9 liều.
 
c) Chủ trị:
Thần kinh ở lưng đau, ruột viêm, thớ thịt ở bàng quang tê (Tiểu tiện khó). buồng trứng viêm (Đau cục máu).
 
d) Tham khảo các sách:
Sách y học nói: Huyệt Quang nguyên du trị đau phổi.
 
Huỳnh Học Lanh nói: Trị bịnh noản sào cứng.
 
Sách Châm cứu thực hành của ông Trạch Điền Lang (Nhựt) nói: châm huyệt Quang nguyên du và huyệt Tiểu hải trị tiểu tiện bí.
 
Sách Acupuncture Chinoise Pratique nói: Huyệt này hợp với huyệt Khúc cốt trị đàn bà bạch đái.
 
e) Nhận xét chung:
Huyệt Quang nguyên du thuộc kỳ huyệt. Sách đại thành, Sách nhập môn, Sách Y tông Kiêm Giám, Sách Kính Huyệt Toát yếu đều cho huyệt nầy ở vào Kinh Bàng Quang.
 
16. HUYỆT TIỂU TRƯỜNG DU
Huyệt này lưu hành đến Tiểu trường
 
a) Phương pháp tìm huyệt:
Ở trên mông ra bên ngoài có cục xương nổi lên (dưới xương thứ 18) Ra hai bên 1 tấc 5 là vị trí của huyệt.
 
b) Phương pháp châm cứu:
Châm sâu 3 phân, đốt 3 đến 7 liều.
 
c) Chủ trị:
Ruột và bộ sinh dục đau, ruột viêm, sa ruột, tiêu đàm, bón, tiểu nhỏ từ giọt, đau lưng, Nội mạc tử cung bị viêm, bàng quang bịnh, thần kinh tọa cốt đau.
 
d) Tham khảo các sách:
Sách Đồng nhân nói: Trị tiểu gắt và khó khăn, bụng dưới đau, chân sưng, hơi thở ngắn, không muốn ăn, tiêu có đàm và máu, đau trỉ nhức nhối, đàn bà bạch đái.
 
Phú Linh Quang nói: Trị bệnh về đường tiểu.
 
e) Nhận xét chung:
Huyệt Tiểu trường du với kinh Thủ thái dương tiểu trường có sự quan hệ mật thiết, nên kinh tiểu trường cố bệnh (Thần kinh hai tay và vai đau), hơ nóng huyệt này nửa giờ thấy hết đau. Chứng phong thấp do tiểu trường nóng. Huyệt này trị phong thấp rấy hay. Vành mắt nổi gân đỏ, do phản ứng của kinh tiểu trường có bệnh, châm huyệt Tiểu Trường du làm cho tay chân được ấm, thông tiểu tiện. Chứng sưng nhiếp hộ tuyến cũng dứt.
 
17. HUYỆT BÀNG QUANG DU
Huyệt này chạy đến bàng quang nơi mạch Túc Thái dương phát ra.
 
a) Phương pháp tìm huyệt:
Dùng tay nhận nơi xương mông thứ hai (xương sống thứ 19), có một cục xương lồi lên bên ngoài 1 tấc 5 phân là vị trí của huyệt.
 
b) Phương pháp châm cứu:
Châm sâu từ 3 đến 5 phân, hơ nóng 30 phút. Đốt từ 7 đến 9 liều.
 
c) Chủ trị:
Tất cả những chứng bệnh thuộc về bọng đái (Bàng quang viêm, nước tiểu đỏ, tiểu xón). Bí đái, tiêu chảy, hai chân yếu, Đái đường, Màng tử cung sưng, thần kinh đau nhức, thần kinh dưới bụng và xương mông nhức, bạch đái, âm đạo viêm.
 
d) Phương pháp phối hợp:
Hợp với huyệt Tỳ du trị tỳ yếu, ăn không tiêu.
 
e) Tham khảo các sách:
Sách Đồng Nhơn nói: Huyệt Bàng quang du trị phong lao, xương sống đau, đau bụng tiêu không dứt, tiểu gắt, đỏ, lở âm đạo, chân co rút không ngay ra được, đàn bà có cục trong bụng, chân yếu.
 
Sách Bịnh thái Sinh lý học, nói: huyệt này trị đau lưng, tử cung bịnh.
Sách Revue Internationale d’acupuncture nói: Trị thần kinh tọa cốt đau nhức, di tinh.
 
g) Nhận xét chung:
Huyệt Bàng quang du có công năng đuổi thấp khí làm bụng dưới đầy hơi được nhẹ.
 
18. HUYỆT BẠCH HOÀNG DU
Huyệt này có tên riêng Ngọc hoàng du , nơi phát ra Túc thái dương mạch khí.
 
a) Phương pháp tìm huyệt:
Từ chót xương khu (xương sống thứ 21 ngang ra ngoài 1 tấc 5 là vị trí của huyệt.
 
b) Phương pháp châm cứu:
Châm sâu 5 đến 7 phân, không nên đốt.
 
c) Chủ trị:
Thần kinh nơi xương sống nhức, hay co rút, thịt ở hậu môn đau nhức, thần kinh tọa cốt đau, bí đái, bí ỉa, sưng màng tử cung.
 
d) Phương pháp phối hợp:
Hơp với huyệt Ủy trung, trị vai và lưng nhức đau rất hiệu nghiệm.
 
e) Tham khảo các sách:
Sách Đồ Dực  nói: chủ trị lưng và xương sống đau nằm không được, tay chân tê, tiểu, đại tiện không thông.
 
Sách Đồng nhân nói: Trị lưng và xương sống co rút nhức đau, Đại tiểu tiện không thông, chân đầu gối xụi, bị rét nóng, lưng và xương sống lạnh nhức nằm không yên, lao tổn làm suy nhược, châm sâu 8 phân. Cử làm việc nặng.
 
Sách Châm cứu nói: Đại tiểu tiện bị bí hoặc hư nhược, bạch đái, trúng phong, tay chân xụi, đau nhức chịu không nỗi nên châm huyệt này.
 
Sách Bệnh thái sinh lý học: Trị tiểu tiện, đại tiện bí, hay nóng, bạch đái, trúng phong tay chân xụi, hậu môn đau không chịu được.
 
g) Nhận xét chung:
Sách Lão thị bệnh Nguyên Luận nói: Con trai bị di tinh, con gái kinh nguyệt không đều, châm huyệt Bạch hoàng du rất có hiệu quả, vì huyệt này chứa đựng tất cả tinh hoa của thận tạng.  
 
19. HUYỆT THỨ GIAO
Huyệt Thứ giao là nơi kết hợp Kinh túc Thái dương.
a) Phương pháp tìm huyệt:
Bên trong huyệt Thương giao, nơi xương mông thứ hai là vị trí của huyệt.
 
b) phương pháp châm cứu:
Châm sâu từ 3 đến 8 phân, hơ nóng 30 phút, đốt từ 3 đến 7 liều.
 
c) Chủ trị;
Đàn ông đau bộ sinh dục, tiểu xón, Cao hoàng viêm, noản sào viêm, màng tử cung viêm, kinh nguyệt không đều, Đại tiểu tiện bí, ói mửa, thần kinh xương mông đau, thần kinh lưng đau, từ chân đến lưng tê, đâầ gối lạnh.
 
d) Tham khảo các sách:
Ông Trạch Điền Kiên nói: Nơi lỗ xương mông thứ hai có phản ứng khi thần kinh bàn tọa bị đau.
 
Kinh Giáp ất nói: Đau lưng từng cơn, không thể cúi xuống ngước lên được, từ chân đến lưng không mất cảm giác, lưng và xương sống đều lạnh, Nên lấy huyệt Thứ giao làm chủ.
 
Sách Nhật Bổn Châm cứu trị liệu nói: Trị noản sào nhức, thần kinh ở lưng tê.
 
Sách  Bulletin de la Socíeté d’Acupuncture nói: Huyệt này trị tiểu tiện bế hay chân lạnh.
 
e) Nhận xét chung:
Bịnh trỉ có trạng thái nhức đau nơi các huyệt Thứ giao, huyệt Trung giao, huyệt Dương quang. Phụ nữ có thai hay lúc có kinh nhận nơi đây có cảm giác đau.
 
20. CAO HOÀNG DU
a) Phương pháp tìm huyệt:
Ngồi ngay, dùng bàn tay trái để lên vai mặt, tay mặt để lên vai trái khiến cho chổ giáp cốt lơi ra, giữa xương sống thứ tư và thứ năm, ngang ra phía ngoài 3 tấc. nhận xuống đốt xương sường thư tư có cảm giác đau là vị trí của huyệt.
 
b) Chủ trị:
Tất cả các bệnh cấp tính, phổi có mụt, màng hông viêm, thần kinh suy nhược, di tinh, mất kinh, hay quên, ói mửa.
 
c) Phương pháp phối hợp:
Hợp với huyệt Đào đạo, huyệt Phế du, huyệt Thân trụ, trị bệnh lao, tổn.
 
d) Tham khảo các sách:
Sách Nghiệm phương Tân Biên nói: Bị đâm trúng trồng mắt nơi huyệt Cao hoang có đốm đỏ, lể cho bể đốm này, bệnh sẽ hết. Hợp với huyệt Hiệp cốc, chầm vài lần cũng lành.
 
Sách Minh Đường nói: Trị ngón tay giữa tê bằng cách đốt Ngải cứu.
 
Sách nghiên cứu thần kinh phản xạ của Nhứt Lang nói: Trị chứng hay quên, phổi có mụt.
 
Sách Théorie et Pratique de l’acupuncture của bác sĩ J. Lavier nói: phối hợp với huyệt Phế du trị lao tổn.
 
c) Nhận xét chung:
Sau khi đốt huyệt Cao hoang nên đốt huyệt Túc tam lý để giảm sung huyết ở thượng bộ. Dư chất chua nhiều ở bao tử, đốt huyệt Cao hoang liền hết.
 
Để người bệnh nằm sấp xuống, bả vai lơi ra, dùng tay nhận gần xương bả vai, nơi huyệt cứng là vị trí của huyệt. Lúc châm các bộ phận trên đầu không có cảm giác đau, chỉ có thần kinh ở sườn hoặc dưới bả vai có cảm giác. Châm 1 lần là hết bịnh.
 
21. HUYỆT ỦY TRUNG.
Huyệt này có tên riêng Huyết Khích, Trung khích, Khích trung, nơi huyệt Túc thái dương bàng quang chạy vào, thuộc Thổ)
 
a) Phương pháp tìm huyệt:
Để người bệnh nằm sấp, dùng tay đè nơi nhượng, có động mạch nhảy là vị trí của huyệt.
 
b) Phương pháp châm cứu:
Châm sâu từ 1 đến 2 tấc, không nên châm trúng động mạch và tỉnh mạch. Cấm đốt. Thường dùng kim ba khía châm nhẹ chung quanh huyệt cho những ai huyết quản có máu tím cho ra máu.
 
c) Chủ trị:
Cảm mạo trước lạnh sau nóng (ra mồ hôi không dứt), phong thấp, sưng các xương, lưng đau. Thần kinh tọa cốt nhức, lưng đau đến cổ, vế lạnh, Đầu gối nhức, Trúng phong bán thân bất toại, Đau cổ trướng, động kinh, chân mày và tóc rụng, dịch tả.
 
d) Phương pháp phối hợp:
Huyệt Nhơn trung hợp với huyệt Côn lôn trị lưng và xương sống nhức. hợp với huyệt cự giao, huyệt Hoàng khiêu, trị phong thấp làm bắp chân nhức.
 
e) Tham khảo các sách:
Sách Châm cứu nói: Trị bệnh phong làm chân mày rụng, chứng nóng làm chuyển gân, phong tê.
 
Thiên Tập Bệnh nói: Cổ cứng không cúi xuống được, châm Túc Thái dương, huyệt Ủy Trung, huyệt Tân thức đều có kết quả.
 
Sách Châm Cứu Trung Quốc nói: những chứng sung huyết, huyết ứ ở lưng, bụng hoặc những chứng nóng sanh ra ỉa mửa, nên châm chung quanh huyệt Ủy Trung cho ra máu.
 
Châm huyệt Ủy trung chẳng những trị ghẻ chốc mà còn trị được bệnh Ung thư ở sau lưng. Bịnh phong thấp làm chân nhức mỏi, răng cắn chặt, bất tỉnh. Châm huyệt này có thể cứu sống được. Sách Nhật Bổn châm cứu thực hành dạy: Trị phong tê, nhức lưng.
 
Sách Traité d’acupuncture của bác sĩ Royer de la Fuýe nói: Huyệt Ủy trung trị cuống họng cứng hay cổ đau.
 
g) Nhận xét chung:
Huyệt Ủy trung thuộc thổ liên hệ với kinh Bàng quang, chủ trị: lưng đau không thể đi hay đứng được, hoặc đau chỗ này đến chỗ khác không nhất định. Nóng lạnh, nhức xương, tiểu gắt, nóng làm khác nước, xâm chung quanh huyệt Ủy trung cho ra máu rất có công hiệu.
 
22. HUYỆT THỪA SƠN
Huyệt này có tên riêng Ngư Phúc, Nhục trụ, Trường sơn.
 
a) Phương pháp tìm huyệt:
Nằm sấp hai chân hơi co lên, nơi bắp chuối có một đường lằn chữ nhân trên đầu chữ nhân là vị trí của huyệt.
 
b) Phương pháp châm cứu:
Châm sâu trên 1 tấc. Hơ nóng 20 phút, Đốt từ 7 đến 9 liều. (có thể châm cho ra máu).
 
c) Chủ trị:
Chân bị vọp bẻ, thổ tả, ói mửa do thời khí, thần kinh ở bụng đau, thần kinh ở mặt, vế, từ đầu gối đau. Tay chân tê, trĩ, ruột ra máu, đau gót chân, hạch sưng, bị tế tổn thương.
 
d) phương pháp phối hợp.
Hợp với huyệt Trường Cường trị trĩ ra máu rất hay. Hợp với huyệt Âm lăng tuyền trị tim, hông đầy hơi. Hợp với huyệt Ngư tế, huyệt Côn lôn trị chuyển gân, mắt đứng tròng.
 
e) Tham khảo các sách:
Dùng ngón tay giữa để từ gót chân đến bắp chuối , nơi đầu ngón tay là vị trí của huyệt.
 
Phú Tịch Hoàng nói Huyệt Âm lăng tuyền trị tim và hông đầy hơi, châm với huyệt Thừa Sơn thì biết đói, thèm cơm.
 
Tâm thơ Biển thước nói: Châm 2 huyệt Thừa sơn trị hai chân yếu, nặng đi không được.
 
Phú Bá chứng nói: huyệt Thừa Sơn hợp với huyệt Trường Cường trị trúng phong, ruột ra máu rất hay.
 
Sách Đại Thành nói: Chân chuyển gân nhiều năm không hết, trị thuốc ít công hiệu. Đốt huyệt Thừa sơn từ 2 đến 7 liều thì nhẹ.
 
Sách Thiên Tinh nói: huyệt Thừa sơn trị lưng lạnh nhức, bịnh trỉ khó đi tiêu, hai chân tê lạnh, yếu để lâu thành truyền nhiễm, sốt rét, thời khí và chuyển gân.
 
Sách Nhựt Bổn Y học sử nói: huyệt này trị bịnh trỉ, ỉa mửa và giựt gân.
 
Sách Acupuncture Chinoise Pratique nói: trị vọp bẻ và phong đòn gánh (uốn ván)
 
g) Nhận xét chung:
Luận bịnh nguyên nói: khí lạnh nhập vào gân thì gân chuyển động, khi chuyển gân thì châm huyệt Thừa sơn để làm cho khí lạnh mất đi. Những người làm lụng mệt nhọc, hơi ẩm thấp nhập vào gân làm vọp bẻ, châm huyệt Thừa sơn sẽ hết.
 
Ở Bàng quang có một đường gân chạy ra Giang môn, nên hợp với huyệt Trường Cường trị bịnh lòi trôn trê rất hay.
 
Huyệt Thái dương chủ về da, vận chuyển vinh vệ toàn thân, những người bị té châm huyệt Thừa Sơn làm cho tan máu ứ và thông mạch lạc.
 
23. HUYỆT PHỤ DƯƠNG.
Giáp với huyệt dương kiều.
 
a) Phương pháp tìm huyệt:
Sau mắt cá từ huyệt Côn Lôn trở lên 3 tất là vị trí của huyệt.
 
b) Phương pháp châm cứu:
Châm sâu từ 5 đến 6 phân. Hơ nóng 10 phút. Đốt từ 7 đến 9 liều.
 
c) Chủ trị:
chuyển gân, ỉa mửa, thần kinh ở đùi nhức, lưng nhức, đứng lâu không được, thần kinh ở lưng đau. Thần kinh ở mặt đau. Đùi di chuyển đau. Tay chân tê xụi.
 
d) Tham khảo các sách:
Nhựt Bổn châm học luận của Lợi Tín (Nhựt) nói: trị nhức đầu và xương mông nhức.
 
Sách Acupuncture du Pratique của Hoa Sin nói:trị bàn chân sưng và tọa cốt đau.
 
e) Nhận xét chung:
Tử cung nóng nên đốt huyệt Phụ dương Thần kinh xương cốt bàn nhức, cũng đốt huyệt này.
 
24. HUYỆT CÔN LÔN
Huyệt này chạy đến mạch Túc thái dương thuộc hoả huyệt.
 
a) Phương pháp tìm huyệt:
Lấy ngón tay đo từ huyệt Phụ dương xuống đến xương mắt cá có chỗ sâu xuống là vị trí huyệt.
 
b) Phương pháp châm cứu:
châm sâu hơn 5 phân. Đốt từ 3 tới 7 liều. Có thể dùng kim xâm cho ra máu (có thai cấm châm).
 
c) Chủ trị:
Nhức đầu, chóng mặt, thần kinh ở vai bị giựt, tọa cốt thần kinh đau, xương khi đau, chân nhức không bước xuống đất, các lóng xương viêm, 2 chân yếu, trẻ con tay chơn co rút, khò khè, sinh khó.
 
d) Phương pháp phối hợp:
Phối hợp với huyệt Thân mạch, huyệt Thái Khê trị mang giày lở chân. Hợp với huyệt Ủy trung trị xương sống và lưng nhức.
 
e) Tham khảo các sách:
Sách Nhựt Bổn Châm trị Tây thơ nói: trị nhức chân, đau vai.
 
Sách Princepe de la vraie acpuncture Chinoise cuea Soulier de Morant nói: trị bịnh tử cung và yếu giây chằng.
 
Phú Ngọc Long nói: với huyệt Thân Mạch, huyệt Thái khê trị sưng chân.
 
Sách Y học nhập môn nói: Ông Tùng dương Châu đời hán giỏi về khoa châm cựu trị người cụp xương sống chống gậy đi mới được, ông nói không phải chứng phong mà tại huyết ngưng không lưu thông được, châm huyệt Côn lôn hai bên chỉ trong giây lát người bịnh bỏ gậy đi được.
 
Sách châm cứu nói: huyệt này trị ốm hai chân, mắt cá lở sưng không bước xuống được, hoặc chứng ỉa mửa chuyển gân, con nít kinh phong.
 
g) Nhận xét chung:
Theo phương pháp ngủ hành phân loại thì huyệt Côn lôn ở bàng quang kinh thuộc hỏa, nên rất thích ứng trị những chứng chân và ống chân sưng nhức, làm máu được lưu thông, giảm nóng và hết sưng. Phối hợp với huyệt Thái khê, hay huyệt Thân mạch như thiệp thận và bàng quang có tác dụng trị nhiều phương diện. Vì huyệt Thái Khê thuộc thận có thể bổ và tả huyệt Côn Lôn thuộc hỏa làm giảm nóng trừ thủy ngưng đau nhức. Huyệt Thân Mạch khởi tại Dương kiều làm tan máu ứ, hơi uất được thông vì thế những chứng sưng chân hay bị vọp bẻ, bắp chân ốm lại châm huyệt này rất công hiệu.
 
25. HUYỆT THÂN MẠCH.
Huyệt này có tên Qủi lộ, nơi Dương Kiều mạch phát sanh.
 
a) Phương pháp tìm huyệt:
Ngoài mắt cá phía dưới 4 phân, nơi lổ thủng, nhận mạnh chung quanh có cảm giác đau là vị trí của huyệt.
 
b) Phương pháp châm cứu:
Châm sâu 3 phân không nên đốt.
 
c) Chủ trị:
Nhức đầu xây xẩm. Cảmgió nhức một bên đầu, thần kinh lưngvà hai chân đau, thần kinh xương sống tê rần. Trúng phong, tay chân tê bại, 2 chân ốm teo.
 
d) Phương pháp phối hợp:
Phối hợp với huyệt Thái Khê, huyệt Côn Lôn trị chân sưng. Hợp với huyệt Kim môn trị nhức đầu.
 
e) Tham khảo các sách:
Sách đồ Dực nói: trúng gió 2 chân tê rần, không biết đau, ban đêm phát ra chứng kinh phong, đốt với huyệt Dương Kiều.
 
Sách Nhựt Bổn Y học Tân luận nói: huyệt này trị gót chân sưng, bàn chân lạnh.
 
Sách Théorie et pratique de l’zcupuncture của J.Lavier nói: trị tay chơn co quắp.
 
g) Nhận xét chung:
Huyệt thân mạch thuộc kinh bàng quang khởi điểm từ Dương kiều mạch. Chứng nhức đầu phát từng hồi, nóng lạnh nhức đầu mệt lên, tìm sợ sệt, tai lùng bùng, lổ mủi ra máu đau nơi hông, châm huyệt này rất hay.
 
26. HUYỆT KIM MÔN
Huyệt này có tên là Lương Quang, Quang lương, thuộc Túc Thái dương Giáp huyệt, huyệt Dương duy phát ra.
 
a) Phương pháp tìm huyệt:
Phía trước huyệt Thân mạch dưới 5 phân nơi có lổ hủng là vị trí của huyệt.
 
b) Phương pháp châm cứu:
Châm sâu 3 phân.
 
c) Chủ trị:
Bụng dưới đau, màng bụng viêm, xương đầu gối nhức tê, chuyển gân, trẻ con động kinh, trẻ con kinh phong, tay chơn co rút, trẻ con há mồn, đầu lúc lắc, cong xương sống.
 
d) Phương pháp phối hợp:
Hợp với huyệt Khâu khư trị chuyển gân. Hợp với huyệt Thân mạch trị nhức đầu.
 
e) Tham khảo các sách:
Sách Nhựt Bổn châm cứuthực hành nói: huyệt này trị vọp bẻ và ỉa mửa.
 
Sách principe de la vraie acupuncture Chinoise của Soulier de Morant nói: trị con nít làm kinh phong mắt nhắm, miệng hả.
 
Sách Tìm huyệt nói: dưới mắt cá 1 tấc, dưới huyệt Thân mạch thẳng đến huyệt Kinh cốt cách một cái xương là vị trí của huyệt.
 
Sách Đại Hành nói: trị ỉa mửa, rút gân. Sách Đồng Nhơn nói trị chân nhức, khắp mình đau, không thể đứng ngồi được.
 
g) Nhận xét chung:
Huyệt Kim môn thuộc kinh Bàng quang nơi khởi điểm mạch dương duy liên lạc các tuyến dương kinh công dụng trị liệu của nó rất rộng lớn. Những chứng chuyển gân, ỉa mửa, bụng đau nôổ cục, động kinh châm huyệt này rất công hiệu.
 
27. HUYỆT KINH CỐT.
Huyệt này thuộc Túc Thái Dương mạch ở Bàng quang đi ra.
a) Phương pháp tìm huyệt.
Lấy tay nhận nơi bìa bàn chân ngay giữa là vị trí của huyệt.
 
b) Phương pháp châm cứu:
Châm sâu từ 3 đến phân. Đốt từ 3 đến 7 liều.
 
c) Chủ trị,
Đau tim, màng óc viêm, tròng trắng mắt lớn, nảo sung huyệt, nhức đầu như búa bổ, hay lắc đầu, mắt bệnh, 2 chân lạnh, thần kinh ở lưng đau nhức, động kinh, con nít co rút hai chân, nghiến răng, chảy máu cam.
 
d) Phương pháp hợp trị:
Hiệp với huyệt Trung Phong huyệt Tuyệt Cốt trị thân thể ngắt không biết đau.
 
e) Tham khảo các sách:
Sách Tìm huyệt nói: sau ngón xương út có cục xương gọi kinh cốt, huyệt ở dưới xương này.
 
Sách Đồng Nhơn nói: huyệt này trị chân đau không thể co dủi được.
 
Sách Bảo Mạng nói: Đầu đau không thể chịu nổi, châm Túc khuyết âm Thái dương kinh.
 
Sách Châm cứu Y học của Văn Lang (Nhật) nói: huyệt này trị vọp bẻ và chân nhức.
 
Sách Acupuncture Chinoise Pratique : trị nhức xương và nảo xung huyết.
 
Sách Đại Thành nói: trị nhức đầu như búa bổ.
 
g) Nhận xét chung:
Huyệt Kinh Cốt thuộc Túc thái dương kinh, bộ phận phía sau đầu thuộc kinh Bàng quang. Vì thế châm huyệt kinh cốt có công năng làm cho phong hàn sau đầu không còn ngưng tụ.
 
Nhức đầu không chịu nổi châm huyệt Túc Khuyết âm, kinh Thái dương (tức huyệt Thái xung, huyệt Kinh cốt) để kim lại chờ khi hết đau mới lấy ra.  
 
28. HUYỆT CHÍ ÂM
Túc Thái dương phát ra thuộc Kim huyệt.
a) Cách tìm huyệt:
Bên ngoài ngón ut cách góc móng chân 1 phân 5 là vị trí của huyệt.
 
b) Phương pháp châm cứu:
Châm sâu 2 phân, đầu kim hướng lên trên. Đốt từ 3 đến 5 liều.
 
c) Chủ trị;
Bán thân bất toại, các khớp xương chân viêm, nhức đầu, nghẹt mủi, mắt nhức, di tinh, phong ngứa, sanh khó.
 
d) Phương pháp hợp trị:
Hợp với huyệt Túc Tam lý trị mắc rặn không sanh được.
 
e) Tham khảo các sách:
Sách thuốc nói: Ông Trương Văn trọng cứu người đàn bà sanh khó tay ra trước, ông chỉ đốt đầu ngón tay út bên phải 3 liều, mỗi liều bằng một hạt lúa lớn. Lửa vừa tàn người sản phụ sanh được.
 
Phú Bá Chứng nói: hiệp với huyệt Ốc ế trị khắp mình ngứa và nhức.
 
Phú Tích Hoằng nói: huyệt này chuyên trị chân và đầu gối sưng.
 
Sách Cổ Kim Y thống nói: hợp với huyệt Chí âm, huyệt Ốc ế trị da ngứa khắp mình.
 
Sách Cứu liệu Tạp Thoại của Đồng Thượng (Nhật) nói: huyệt này trị mắt lờ, mình ngứa.
 
Sách Principe de la vraie acupuncture chinoise nói: huyệt này trị đàn bà sanh khó.
 
g) Nhận xét chung:
Huyệt Chí âm có tác dụng làm con gnười được mạnh mẽ. Nhức đầu châm huyệt Toán trúc, huyệt Phong trì, huyệt Thiên trụ nếu không kết quả thì dùng kim 3 khía châm nơi đây cho ra máu hoặc dùng kim nhỏ châm sâu 1 phân 5 thì bịnh được khỏi.
 
Da ngứa nhức phần nhiều thuộc Dương chứng, vì thận thủy kém làm cho hỏa thạnh, huyết khô làm cho da ngứa nhức, huyệt nầy có công năng làm cho mát huyết, các chứng thuộc thiếu huyết đều có công hiệu.


Chamcuu07.JPG

<< Chương 9 | Chương 11 >>


Dành cho quảng cáo

©2007-2008 Bản quyền thuộc về Liên Mạng Việt Nam - http://lmvn.com ®
Ghi rõ nguồn "lmvn.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này - Useronline: 759

Return to top