Liên Mạng VietNam || GiaiTri.com | GiaiTriLove.com | GiaiTriChat.com | LoiNhac.com Đăng Nhập | Gia Nhập
Tìm kiếm: Tựa truyện Tác giả Cả hai

   Tìm theo mẫu tự: # A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z Danh sách tác giả    Truyện đã lưu lại (0
Home >> Truyện Dài >> Tình Biển

  Cùng một tác giả
Không có truyện nào


  Tìm truyện theo thể loại

  Tìm kiếm

Xin điền tựa đề hoặc tác giả cần tìm vào ô này

  Liệt kê truyện theo chủ đề

  Liệt kê truyện theo tác giả
Số lần xem: 17149 |  Bình chọn:   |    Lưu lại   ||     Khổ chữ: [ 1, 2, 3

Tình Biển
Nguyễn Nguyên Bảy

Chương 22

Thanh mở hé cánh cửa phòng thiết kế. My My đang dùng lưỡi lam cắt từng miếng mốp dán lên mô hình sa bàn khách sạn. Cô mặc trong chiếc áo pun kẻ sọc ngang xanh trắng thủy thủ, chiếc quần gin ôm chặc đùi, bên ngoài khoác chiếc áo blu xanh, trong cô như một bức tranh biển thu nhỏ, một cái gì đấy vừa thoáng mát, vừa bao la, vừa ẩn chứa một tiềm lực dồi dào. Thanh nhìn không chán mắt. Anh không muốn đánh động, sợ hình ảnh đẹp của cô như chiếc bình pha lê tự nhiên rơi vỡ. Nhưng anh đã lầm, khi cô chợt ngước mắt lên, bắt gặp anh, cô mỉm cười, ngún nguẩy đôi bím tóc, cô càng trở nên rực rỡ và lộng lẫy. Thanh mở tung cửa chạy vào, sao anh muốn hôn cô quá chừng, nhưng anh không dám.
- Bây giờ anh phải ra công trường, chắc trưa nay ăn cơm ngoài đó luôn.
- Sao? Đôi mắt bồ câu ngước tròn xoe, vừa ngạc nhiên vừa như hờn giỗi.
- Em có muốn ra công trường ăn cơm luôn không?
- Ăn cơm ngoài công trường? Được thôi. Nói chung là ăn ở chổ nào cũng được miễn có anh.
Thanh móc trong túi một trái quýt vàng ươm, đặt xuống bàn trước mặt cô. Mắt cô reo lên. Cô nhẹ đưa năm ngón tay búp măng xuống cầm trái quýt đưa lên mũi, cô cảm nhận một mùi hăng hăng thơm thơm.
- Thôi anh phải đi nghe.
Thanh định quay ra, My My khẽ gọi giật lại, một cái huýt gió nơi những ngón tay, anh cũng đáp lại bằng những ngón tay gửi hôn trong gió, rồi ra nhanh.
Cô ấy đã nhận thấy gương mặt cuộc đời. Thanh nghĩ. Là họa sĩ gương mặt cuộc đời đối với cô ấy tượng hình bằng màu sắc. Cũng có thể là màu đỏ cờ, màu đỏ cam, cũng có thể màu xanh lá cây, màu xanh biển, cũng có thể màu tím viôlét, màu tím hoa mua, cũng có thể màu trắng sáng của nắng, màu trắng nhờ nhờ của giấy, cũng có thể là màu đen của đêm, mùa đen của mộ huyệt. Cảm nhận cuộc đời qua những sắc màu là cả một quá trình biến động của tâm hồn và sự trả giá qua thời gian. Rất may mắn là cô ấy còn tươi trẻ như một ban mai, thêm vào đó tình yêu đã tạo bồi cho cổ một nghị lực, một sức mạnh. Chỉ biết rằng cuộc đời trong mắt nhìn cô ấy đã đẹp lên rồi, hai bàn tay cô ấy đang họa lại gương mặt đó. Còn với mình, mọi sự đối với mìn không khó hiểu và cầu kỳ lắm, bởi mình cứ thấy những hình khối kiến trúc hiện ra, đầu óc mình được tư duy theo hình khối đó và bàn tay mình được thể hiện hình khối trên giấy thành hiện thực cho cuộc đời là mình thấy sống có ý nghĩa.
- Kiến trúc sư Thanh.
Thanh đứng sựng lại theo thói quen tự nhiên. Người gọi Thanh là Luận.
- Nom anh có vẽ nhà thơ hơn là một người lao động.
Thanh cười:
- Thì đúng là mình đang làm thơ.- Anh vỗ vai Luận thân tình,- Mình nghe cậu nói đây.
- Hôm qua tụi này tính lại kiếm anh.
- Tụi này là những ai?
- Tổ hồ 6.
- Chuyện gì vậy?
- Tổ chức có kêu tụi này lên nói làm hồ sơ lý lịch để xét vô biên chế.
- Mình cũng vậy.
- Có nghĩa là anh Thanh cũng xin vô biên chế Nhà nước?
- Chẳng lẽ chúng ta đi làm cho Nhà nước lại không mong muốn chuyện đó sao?
- Vậy mà tụi này cứ nghĩ là anh không thích. Dù sao là một kiến trúc sư cho nhà thầu, anh Thanh vẫn kiếm được nhiều tiền hơn.
Về nỗi băn khoăn đó không phải Thanh không ray rứt. Thanh biết phải nói với những anh em của mình như thế nào. Đúng là làm cho nhà thầu, từ kỷ sư tới công nhân, lương hướng đều hơn Nhà nước, mà đồng tiền bao giờ cũng là một cần thiết. Người không thể sống mà không có tiền, bởi ai cũng phải ăn mặc và vun vén những cái thuộc về cuộc sống. Nhưng đồng tiền như thế nào, đó lại là vấn đề. Chấp nhận chế độ này tức là chập nhận cuộc sống bằng lao động, chứ không phải sự chụp giựt làm giàu. Thanh cứ muốn nói với Luận như thế, nhưng anh không dám, bởi mọi người sẽ cho là anh lên gân, anh học nói chứ theo cách mạng. Thanh đã chứng kiến, những người thợ như Luận lo lắng hỏi Thanh mỗi khi công trường thiếu xi măng, cát sỏi. Nỗi lo lắng rất thực của họ. Bởi không có vật tư, họ sẽ phải nghỉ làm việc, mà nghỉ sẽ không có lương, nối cơm của họ sẽ bị đụng tới ngay. Cũng những anh em đó, nhưng trong biên chế Nhà nước. Họ dửng dưng, có vật tư thì làm, không có thì nghỉ. Đấy là chứ nói tới một số người chỉ vừa nghe nói không có vật tư, đã reo lên sung sương. Vấn đề là làm thế nào để vô biên chế Nhà nước, những công nhân này cũng giữ được nỗi lo khi làm cho nhà thầu, làm theo hợp đồng, bởi từ nỗi lo đó họ sẽ đóng góp những ý kiến những cách làm sao cho có vật tư để hoạt động.
- Cậu bằng lòng với ý kiến đó của mình chư?
Luận ngơ ngác:
- Anh nói ý kiến gì?
Thanh cười, anh sực nhớ là mình đâu có trao đổi điều gì với Luận, anh đang nghĩ trong đầu. Anh bỗng cảm thấy thương mến những người bạn thợ của mình vô cùng và bỗng hiểu ra rằng họ rất tin anh và đang chờ làm theo.
- Vào biên chế Nhà nước để chúng ta mãi mãi gắng bó với công việc của mình.
- Nhưng…- Luận vẫn băn khoăn điều gì đó.
- Tôi vẫn là một kiến trúc sư, còn cậu là tổ trưởng tổ 6, chẳng có gì thay đổi cả, chúng ta cẩn phải gắng sức hơn nữa.
- Tôi hiểu, tôi sẽ nói lại với anh em trong tổ để mọi người yên tâm.
Họ chia tay nhau. Luận trở về với tổ 6 của mình. Còn Thanh len vào những hàng cây chông cốp pha, anh men lên giàn giáo, ở đó mọi người đng hối hả trong chiến dịch đổ bê tông dầm.
Cứ tiến độ này, thì công trình sẽ hoàn thanh trước thời hạn. Anh đi thận trọng trên những đà bê tông đổ tuần trước, vừa đi vừa nghĩ. Mình đã lớn lên ở mãnh đất này, đã bước vào nghề kiến trúc ở mãnh đất này, nhưng chưa bao giờ mình được chứng kiến cảnh tượng xây dựng quy mô và rầm rộ. Cả Thành phố bừng bừng như một công trường xây dựng, và mình là một trong những người đặt viên gạch xây dựng đó, cách mạng đang thực hiện việc xây dựng theo bản quy hoạch tổng thể của mình.
Khách sạn Hoa Phượng trông ra Bãi Sau. Đây là bãi tắm đẹp nhất Vũng Tàu, vẫn phải đầu tư rất nhiều cho nó. Nếu đứng từ đầu Núi Nhỏ đổ mắt nhìn xuống bãi Thùy Vân, trước mắt chỉ có một đoạn bờ biển hơn một cây số là được dùng làm bãi tắm thường xuyên, còn cả một khoảng dài tới Bãi Lấp, vẫn hoang vắng, cả một tiềm năng du lịch đang còn ngủ say. Phải đánh thức tiềm năng. Bãi Sau cần phải được đầu tư nhiều mặt: Chống sói mòn, di chuyển cát có tính khu vực, chống ao xoáy và triệt tiêu các ao xoáy cục bộ, làm sạch môi trường, trồng cây, xây dựng đồi cát. Khách sạn Hoa Phượng chỉ mới là một cụm các công trình mà mình đã tính trong cụm khu C.
Còn khu A dưới chân Núi Lớn. Khu vực Lam Sơn với những biệt thự và khách sạn tuyệt diệu. Có thể nói đây là một làng nghỉ mát đạt trình độ quốc tế. Đường phố thoáng trong bóng cây các ô cửa chen trong màu lá. Vấn đề chỉ còn là: làm sao trang bị các tiện nghi nội thất xứng đáng với quy mô và sự sang trọng của nó. Kè biển đổ từ chân Núi Lớn xuống đầu Bãi Trước thật hoàn mỹ, tầm mắt có thể phóng nhìn thênh thang ra biển, ngoài đó những tàu thuyền san sát và xa nữa là giàn khoan.
Còn cụm khu B. Vấn đề đáng bàn không phải là quy hoạch liên hợp của các khách sạn, bởi các khách sạn như hiện thời, sau khi được tu bổ và nâng cấp sẽ đạt tới số buồng giường phù hợp với yêu cầu của khách du lịch. Vấn đề là làm sao để tình trạng chặt đốn cây phải chấm dứt ngay. Sách xưa còn chép, Vũng Tàu ngày ấy đầy nhưng cây vổ thụ, những cánh rừng già trên núi từng là quê hương của biết bao các loài chim thu quý.Vậy mà bây giờ, thành phố thiếu bóng cây. Cây xanh ngoài việc cho bóng mát, còn làm tắng sức biểu hiện của các công trình kiến trúc đạt tới trình độ nghệ thuật cao. Nhưng sự đốn chặt cây vô tổ chức, lòng người kiến trúc sư đau xót lắm. Họ đang tàn phá đi chính cái đẹp, họ đang giết chết cái đẹp. Riêng về Bãi Trước, vấn đề đang đặt cho kiến trúc sư nan giải, làm thế nào khắc phục được tình trạng bãi tắm bị nhiễm bẩn bởi hệ thống cống rãnh từ thành phố thải ra.
Một khối lượng công việc quá lớn cần phải làm, ít nhất cũng trong hàng chục năm, mình được bơi trong lao động sáng tạo, bơi trong tư duy chấp cánh, bơi trong hạnh phúc.
Hồi kẻng báo giờ nghỉ trưa đã vang lên.
Thanh đi ngược lại chổ anh em công nhân đang đổ bê tông. Nhịp độ vẫn khẩn trương. Than hiểu rằng kẻng đối với họ chẳng có ý nghĩa gì hêt, bởi những mẻ bê tông đang trộn dở và những thanh dầm đang đổ thì không thể ngưng lại mà nghỉ ngơi, bởi khối bê tông sẽ hỏng và cách thanh dầm sẽ không đảm bảo chất lượng. Những ngừoi thợ, nhìn anh, trong một cái liếc, rồi cặm cụi, mồ hôi nhễ nhại trên thân thể họ. Làm việc với những người thợ có lương tâm thế này không còn gì phải lo lắng.
- Thanh ơi, Thanh…
Tiếng gọi vang to từ phía đầu công trường. Thanh nhận ra người gọi mình, đó là giám đốc Châu. Thì ra anh cũng có mặt ở đây. Phải kêu anh ta là thợ xây dựng hơn là giám đốc. Phận sự của anh ở trên bàn giấy, với những hoạch định, những giấy tờ chỉ huy, vậy mà ngày nào anh cũng có mặt ở hiện trường, không sáng thì chiều, trực tiếp đôn đốc và giải quyết những vướng mắc ngay trên công trường.
- Mình vừa làm việc với tổ chức công ty.
Vừa gặp Thanh, Châu đã vui vẽ thông báo.
- Về chuyện đưa anh em hợp đồng như tôi vào biên chế phải không anh?
- Riêng trường hợp của cậu, anh Tư Lịch sẽ nói chuyện với cậu sau. Còn anh em công nhân, ai đủ điều kiện đều xét đưa họ vào biên chế. Cậu có nghe anh em bàn tán thế nào không?
- Nói chung là rất vui, tuy nhiên cũng có băn khoăn là vào biên chế sẽ gay go lương bổng.
- Cái đó là phần trách nhiệm của tụi mình. Người lãnh đạo không lo được đời sống cho công nhân viên của mình cũng coi như nhiệm vụ mới hoàn thành được một nửa, - Châu kéo Thanh ngồi xuống chiếc ghế thợ mộc đặt ở đầu hồi nhà, - Thế này Thanh ạ, việc anh em vào biên chế, thực ra là một thủ tục để đưa anh em mình chính thức vào đội ngũ giai cấp công nhân có tổ chức, có lãnh đạo, có luật lệ. Còn như việc thu nhập của anh em bằng mọi giá phải giữ được mức cũ. Mình coi thu nhập của mọi người trong tháng này là mức để tính trả lương khoán cho anh em.
- Tại sao không phải là mức tháng trước?
- Tháng này anh em làm ăn khá hơn. Mình tính định mức cho anh em thế này, lấy số thu nhập chia cho từng hạng mục công việc mà họ đã làm. Từ sau này, cứ tạm theo định mức đó mà khoán cho anh em.
- Liệu ngân hàng và tài chính có chấp nhận không? Nếu duy trì được mức thu nhập như tháng này thì rất lý tưởng, anh em công nhân sẽ yên tâm.
- Vấn đề không phải là ngân hàng, tài chính mà vấn đề là chúng ta thấy định mức như vậy là hợp lý chưa, định mức khoán phải trên cơ sở Nhà nước và cá nhân đều có lợi, để Nhà nước thiệt, cá nhân lợi là không có lương tâm, ngược lại thì mọi sự sẽ lại bế tắc.
- Nếu vậy thì anh cho phép tôi tính toán lại.
- Tính cả định mức khoán của mình và cậu nữa nghe.
- Anh nói sao?
- Mình và cậu không thể uống nước lã mà lăn lộn ngoài công trường thế này được đâu, Nhà nước cũng không muốn chúng ta như vậy.
Cả hai cùng cười.
- Ổn định tổ chức rồi mình sẽ tính đến việc nhận thầu xây cất cho các đơn vị bạn.
Thanh thích thú với dự kiến của Châu, sự hớn hở làm cho anh trẻ lại.
- Được như vậy thì rất tuyệt anh Châu ạ, mọi người sẽ có thêm đất để tung hoành, chúng ta không còn lo đời sống của anh em gặp khó khăn đâu.
- Tối nay nếu cậu không bận thì chúng ta cùng bàn thêm. Đi ăn cơm đi. My My tới rồi kìa.
Thanh ngước mắt theo tay của Châu, My My xách cạp lồng cơm đi lại, nụ cười ngượng ngiụ.
- Anh ăn cơm với tụi em.
- Cảm ơn, lính tráng có xuất. Hơn nữa…
Châu bỏ lững câu nói, bước vội vào lán công trường, nói đó tưng bàn năm người một, công nhân và các loại cán bộ công nhân viên gián tiếp đã tự xếp chổ ăn với nhau. Bữa cơm trưa công trường đài thọ. Từ dạo Na đi làm tiếp viên khách sạn, Luận cũng ăn cơm tập thể tại công trường. Chỉ riêng My My là chưa quen với hình thức ăn đông người, cô mắc cỡ, nên hàng ngày, tuy đem cơm theo, nhưng cô và Thanh vẫn ăn ngày trong phòng thiết kế. Hôm mày, lần đầu tiên, chẳng hiểu do cố ý của Thanh hay do sự mong muốn của cô, cô xách cạp lồng cơm xuống công trường và cùng Thanh vào ăn trong nhà ăn tập thể. Họ ngồi vào chiếc bàn trống gần cuối nhà ăn.

 

<< Chương 21 | Chương 23 >>


Dành cho quảng cáo

©2007-2008 Bản quyền thuộc về Liên Mạng Việt Nam - http://lmvn.com ®
Ghi rõ nguồn "lmvn.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này - Useronline: 260

Return to top