Na ngồi trên chiếc đá trước mặt tòa biệt thự Chim Xanh. Cạnh cô là một gà mên cơm. Trong khu vực biệt, những ngọn đèn ngàn oát thắp sáng rực, và những người thợ đang làm việc, chồng cô là thợ hồ, cũng có mặt ở đây.
Biệt thự Chim Xanh, cái tên thật đẹp, nhưng với Na là kỷ niệm không thể vụt nhớ, vụt quên, những kỷ niệm mà văn chương đúc thành nước mắt và nụ cười. Vốn sinh ra là cô gái nông thôn, bên dòng sông Tiền, nhưng rồi chiến tranh đã đưa gia đình trôi giạt về đây, sau khi cha cô chết trận. Má Na bị hen, nên sức khỏe èo uột lắm, Na mới 18 tuổi đã phải ráng lo làm sao nuôi sống hai má con. Vì thế, khi người bà con vừa có ý định giới thiệu cho Na vào làm ở biệt thự Chim Xanh là Na nhận lời ngay.
Ông bà chủ ở Sài Gòn, biệt thự Chim Xanh chỉ là nơi ông bà về nghỉ mát những tháng nóng và những ngày cuối tuần. Công việc chủ yếu của Na là trông nhà, chăm tưới mấy chậu bông và khi ông bà chủ xuống nghỉ mát thì phục vụ. Ông bà chủ đã có tuổi, chừng ngoài 40, nhưng vẫn trẻ, thường xưng hô với nhau bằng mình và cưng. Họ tới biệt thự vào dịp trước Giáng sinh và Tết, ở lại chừng một tháng. Công việc của Na không nhiều, nếu không muốn nói là nhàn hạ, nhưng đồng lương cũng khá, tạm đủ cho hai má con. Na thường nghe mấy người nghỉ mát kêu ông bà chủ của Na là thầy Ba, cô Ba, nên Na cũng xưng hô với họ như vậy, còn họ, không coi cô là kẻ ăn người làm, mà kêu cô bằng cháu. Na vào biệt thự Chim Xanh nhận việc được ít ngày thì Thầy và Cô xuống nghỉ mát. Sinh hoạt của họ không có gì khác thường, mỗi sáng, thầy dậy tập thể dục, còn cô ngồi hít thở không khí biển nơi ban công. Thầy bận quần sooc trắng, phơi bộ ngực trần còn săn chắc. Cô mặc vái ngủ, loại hàng mỏng phô ra gần nửa bộ ngực đầy. Bữa điểm tâm của họ thường là trứng gà ốp la với bánh mì, thỉnh thoảng thầy mới đánh xe đưa cô xuống phố ăn phở. Sau đó thầy đọc sách và cô ngồi hý hoáy viết cái gì đó, hình như cô làm thơ. Cơm trưa thanh đạm xong họ ngủ, để rồi sau đó, chừng 3 giờ chiều, cả hai mặc đồ tắm, lên xe chạy thẳng xuống Bãi Sau. Thầy và Cô đều có giọng nói rất nhỏ nhẹ và lịch sự, sai bảo Na việc gì, dù hài lòng hay không Thầy và Cô đều nói lời cảm ơn. Na cảm thấy họ thật đáng là ông bà chủ của mình và cũng mừng cho hạnh phúc của họ. Trước ngày Thầy và Cô về Sài Gòn, Na được gọi tới.
- Ngày mai thầy cô về, có thể ngày mốt em Loan sẽ xuống nghỉ. Em tới đây một mình, vì vậy thầy cô mong cháu lo lắng cho Loan, làm mọi cách cho nó vui vẻ với biển để khỏe mạnh.
Thầy lấy bóp đưa cho Na một xấp tiền nhiều hơn cả số tiền lương mà Thầy trả Na mỗi tháng. Na cầm tiền, xúc động thực sự trước lòng tốt của Thầy Cô và thầm hứa với Thầy Cô sẽ làm tất cả cho con gái của Thầy Cô vui vẻ những ngày nghỉ mát ở đây.
Loan tới với con chó bẹc giê múp míp hơn cả cổ. Loan lạnh lùng nhìn Na và đóng sập cửa phòng lại, không một lời yêu cầu. Na hơi ngạt nhiên vì thái độ của cô chủ, nhưng người lái xe của cô chủ đã cho Na biết không cần thiết phải bận tâm vì tính tình Loan dị hợm lắm. Khi nào cô ả cần gì sẽ kêu.
Na được biết thêm, qua người tài xế già, là cô chủ cũng đã 19 tuổi, bằng tuổi của Na. Nhưng cái đặt biệt của cô chủ là cô không thích chơi với bất kỳ ai, kể cả ba má cô, mà chỉ thích chơi với con Vanga, con bẹc giê 3 tuổi mà cô đem theo. Nó là người tình của cổ. Người tài xế già nhún vai kết thúc câu chuyện và bỏ đi. Ông ra ban công, máng chiếc võng dù và đặt mình nằm xuống đó đong đưa.
Na hoàn toàn không thể hiểu được câu chuyện mà người tài xế già kể lại, cô cho rằng người tài xế quá ác cảm với cổ. Na sẽ tính làm vài món ăn đặc sản của biển để trưa nay trong bữa ăn, cô chủ sẽ hài lòng, sẽ thông thương tình cảm giữa hai người. Cô đang nghĩ về cô chủ của cô với tất cả ấn tượng trong sáng và tươi đẹp. Cô cho rằng cô chủ của cô có thể quá mệt khi phải đi từ Sài Gòn xuống, do vậy tinh thần chưa phấn chấn. Chỉ cần sau buổi trưa nay thôi, cô sẽ có cách làm cho cô chủ vui, cô đã có một kế hoạch chi tiết rồi mà. Cô vừa nghĩ như thế vừa làm cơm, cô thực sự hài lòng về món mực tươi xào nấm và món canh chua cá chim. Các món đã làm xong, cô thận trọng thay quần áo và rón rén bước lại phòng cô chủ với ý định gọi cổ ra ăn cơm.
Cô bước càng gần cửa phòng cô chủ, cô càng nghe rõ tiếng gừ gừ từ trong phòng vọng ra. Cô áp tai vào cửa. Đúng là tiếng gừ gừ hổn hển. Trời ơi, cô chủ bệnh chăng? Ý nghĩ thoáng đến với cô cùng sự sợ hãi. Tiếng gừ gừ vẫn đứt quãng và nghẹn rít. Na tính quay lại kêu bác tài xế già, nhưng không hiểu sao, cô lại thôi. Dù sao mình cũng là gái, vào phòng cô chủ vẫn tiện hơn. Cô mạnh bạo gõ nhẹ tay vào cửa. Không tiếng đáp lại. Vẫn tiếng gừ gừ hổn hển vọng ra. Thôi đúng rồi, cô chủ ngã bịnh. Mình phải vào ngay để giúp cổ. Cô bật mở cánh cửa. Một tiếng thét vang lên đinh tai: Trời ơi, cút ngay. Na tưởng mắt mình nhìn lầm, cô chủ đang lõa lồ nằm trên giường và con Vanga đang thè cái lưỡi đỏ lòm liếm khoan thai từng lớp bơ mỏng do tay cô chủ quệt hai bên bờ háng cổ. Na đóng sập cửa lại, hốt hoảng bỏ chạy.
Người tài xế già chừng như cũng bị thức giấc bởi tiếng kêu nhức óc của cô chủ, ổng chạy lại phía Na.
- Cô làm cái gì vậy? Tại sao cô lại mở cửa trong lúc người ta đang yêu nhau, cô thật là vô học…
Người tài xế già mắng như tát nước vào Na. Na chẳng còn biết phải giải thích gì cả. Đầu óc cô rối mù. Thì ra họ yêu nhau. Cô không còn tin vào tai mình nữa. Cô ngồi bệt xuống thềm nhà và ôm mặt khóc.
- Tự cô làm hại cô rồi. Tôi đã nói với cô rồi, họ yêu nhau, vì thế mình không nên bận tâm tới họ…
Người tài xế già không giải thích được gì thêm, bởi cửa phòng cô chủ mở tung, cô đã vận lại chiếc váy ngắn. Giọng cô đanh lên với mệnh lệnh:
- Chú Hai, đưa tôi và Vanga về Sài Gòn ngay.
Không đợi cho người tài xế kịp nói một lời, Loan dẫn con Vanga ra thẳng gara, mở cửa xe và bước lên.
Ngay sáng hôm sau, Thầy Cô đã có mặt. Thầy Cô trả đủ lương tháng cho cô, tặng thêm một chút tiền gọi là bảo hiểm và buộc cô nghỉ việc. Thầy có vẻ rất ái ngại cho cô, nhưng Thầy không thể nương cô ở lại, bởi lẽ con gái Thầy đã phán quyết số phận cô: Cho nghỉ việc, nếu không sẽ tự tử.
Na đã bị hất ra khỏi biệt thự Chim Xanh với cái lý giản đơn thư thế. Cô chỉ biết gục đầu vào vai má và khóc. Nhưng rồi cô hiểu ra rằng khóc không thể no được. Cô ra bãi biển nhập bọn với những người cho thuê ghế bố, phao bơi, và dù. Nhưng cô lấy đâu ra ghế bố, phao bơi. Ngay ngày đầu tiên, lũ trẻ tinh nghịch đã hùa nhau đánh cô một trận. Chúng sợ cô sẽ tranh giành khách của chúng. Cuối cùng, một người đàn bà tốt bụng, mà cả bãi biển đều kêu bằng dì Tám đã trao cho cô một rổ đậu phộng nấu và chiếc lon sữa bò, bảo cô đi bán cho những khách tắm biển ăn vui miệng. Có thể vì nét mặt tươi trẻ và có một cái gì đó đôn hậu, chất phác, nên cô bán rổ đậu phộng đó rất mau, một vài khách sộp còn cho cô thêm tiền. Những đồng bạc thu được đầu tiên làm cô rất sung sướng và cuộc sống của hai má con cô cũng vì vậy mà lần hồi qua ngày. Từ rổ đậu phộng nấu của dì Tám, cô phát đạt lên với những món ăn đặc sản của biển, đó là những xị đế, những lon bia với những con cua luộc. Khách tắm biển túm tụm quanh cô, những thân hình đầy nắng biển đen nhánh.
Nhưng những tay anh chị chuyên nghề bãi biển không để cho cô cái quyền kiếm sống nhàn hạ như thế. Chúng đã dành cho cô một hoàng hôn khi cô mệt mỏi với đôi quang gánh từ bãi biển về nhà, để ùa vào đấm đá, cấu xé cô. Chiếc áo cô mặc trên người rách tươm cùng với tiếng khóc. Nhưng tiếng khóc kêu cứu của cô đã bị át đi trong tiếng sóng biền. Cho tới khi cô lả héo và tuyệt vọng nằm phơi trên cát, những cú đấm đá mới dừng lại. Và một tiếng lanh lảnh của con Bườm, chúa đảng của bọn anh chị ngoài bãi tắm, như những cái đinh nhọn hoắt đâm vào tai cô.
- Mày khôn hồn thì xéo nếu không, chúng tao sẽ cho mày xuống biển làm mồi cho cá…
Cô hiểu rằng, chẳng cần chúng dậm dọa. Chắc cô cũng không dám mon men ra bãi biển nữa. Cô thấy mình lẻ loi, yếu đuối như một cánh bèo. Mãi tận khuya, cô mới lết về tới nhà. Má cô vừa xoa dầu nóng lên những vết thâm tím trên người cô, vừa khóc.
Cô bỏ bãi biển, sợ hãi nằm nhà. Và điều phải đến lại đã đến. Con Bườm, chỉ vừa mới hôm nào cho tay chân đánh cô đến nông nỗi này, bỗng lại hiện ra trước mắt cô, đỏm dáng, vui vẻ, nụ cười thân thiện như cô với nó đã chị em từ kiếp trước.
- Dù sao cũng phải sống em ạ.
Nó nói với cô nhiều chuyện lắm. Nhưng quay đi quay lại cũng là câu: Dù sao cũng phải sống. Và để biện minh cho tấm lòng tốt của nó, nó đã rút trong bóp đưa cho má cô một xấp tiền nói với má cô thuốc thang và may sắm quần áo cho cô.
Ngày hôm sau nó lại tới.
- Dù sao cũng phải sống em ạ.
Nó phô trương cuộc sống sung sướng của nó bằng những bộ đồ sang trọng, bằng những búp tay đầy những cà rá mặt ngọc và nơi cổ một sợi giây chuyềng vàng to như cái xích chó, toàn bộ thân thể toát ra một mùi thơm của son phấn và nước hoa. Nó lại cho thêm Na một xấp tiền và kèm theo một cây son, một lọ nước hoa, một hộp phấn. Nó hẹn ngày mai sẽ trở lại và sẽ đưa Na bước vào cuộc sống vàng son. Vàng son là thế này. Na vừa khóc, vừa run run cởi nút áo để làm vừa lòng người đàn ông bỏ tiền ra chiếm đoạt Na. Nhưng cũng may, người Na gặp đầu tiên lại là Luận, lính sư I, vừa được nghỉ phép sau hơn một tháng trời thoát chết khỏi những trận pháo kích của Quân giải phóng. Luận đang muốn trụy lạc ít ngày, để rồi trở ra trận mạc mà anh biết chắc là cái chết đang chờ. Nhưng gặp Na, anh bỗng hiểu là anh không thể chết, anh phải cùng với người con gái sắp ngã vào bùn này làm lại cuộc đời. Luận đã đưa Na tới gửi cho ông bác họ là Métđôten Kỷ, mong bác truyền nghề cho Na. Còn anh đào ngũ…
Nếu như không ngồi trước biệt thự Chim Xanh chờ Luận ra ăn cơm tối, thì chưa chắc Na đã nghĩ lại những kỷ niệm ngày xa cưa. Năm năm rồi, còn gì…
Từ phía đầu đường Métđôten Kỷ cũng đi lại. Từ ngày biệt Thự Chim Xanh khởi công tu bổ, ngày nào Métđôten Kỷ cũng qua đây, vào giờ này và câu chuyện của họ chẳng có gì mới hơn hôm qua.
Métđôten Kỷ: Cháu lại đem cơm cho Luận?
Na: Có con bên cạnh, nhà con ăn cơm ngon hơn.
Métđôten Kỷ: Họ làm việc suốt ngày đêm.
Na: Sửa trụ sở cho đoàn Canada đó bác.
Métđôten Kỷ: Không biết đến khi nào họ mới sửa sang các khách sạn để bác cháu mình có việc làm.
Na: Người nước ngoài tới nhiều, thì nhất định phải sửa sang các khách sạn bác ạ
Métđôten Kỷ: Họ không làm thì bác già mất, cả đời làm Métđôten mà cuối đời lại thất nghiệp. Đối với bác, chỉ mong được làm việc, được phục vụ mọi người.
Na: Bác có làm Métđôten thì con cũng mới mong được là truyền nhân của bác. cũng may, nhà con rất mê cái nghề nấu nướng của con.
Luận đã đứng sau vợ từ lúc nào, bước chân anh rất nhẹ, đêm tối đã giúp anh lẫn vào bóng cây. Anh hài lòng về những điều vợ nói. Nhưng trước mặt người thứ ba thì anh không muốn vợ anh nói những điều đó. Anh lặng lẽ ngồi cạnh vợ. Lặng lẽ đến nỗi Na giật mình, chưng hửng, để rồi phát mạnh tay vào vai anh, với một câu hờn sung sướng.
Luận vừa mở nắp ga men cơm vừa nói với vợ, câu là hình như anh đã nói không dưới ba lần:
- Anh đã nói với em rồi, khỏi cần đem cơm cho anh, anh ăn cơm ngay tại công trường cũng được.
- Anh nói sao? - Na ngước cặp mắt tròn vo, hỏi.
- Cả công trường khẩn trương. Mọi người từ kiến trúc sư, tới chỉ huy trưởng, đều ăn cơm ở công trường.
- Có nghĩa là anh không muốn ăn cơm em nấu?
- Không phải anh không muốn
- Hay là ở trỏng có người nấu ngon hơn em?
- Đâu có, anh chỉ sợ làm em mệt.
- Tại sao em lại mệt mới được chứ? Từ ngày lấy nhau tới giờ, có bữa cơm nào hai đứa mình không ăn với nhau, và bữa cơm nào anh không khen em…
Luận quay qua bác Kỷ, người từ nãy giờ vẫn lắng nghe câu chuyện của đôi trẻ, mà ông hiểu rằng hạnh phúc của họ có cái gì đấy thật đơn giản, nhưng cũng thật đẹp đẽ.
- Nhà con là truyền nhân của bác, làm sao lại không nấu ăn ngon cho được, phải không bác?
Bác Kỷ gật đầu.
Nhưng tình cảm của Na lại có cái gì đấy rất lạ, tự nhiên cô dâng đầy ngực một nỗi tấm tức, và lời nói của cô đã không giữ được cảm xúc:
- Vậy mà bây giờ nhà con…
- Ơ kìa em, - Luận ngạc nhiên vì sự mau nước mắt của Na, anh vỗ nhè nhẹ tay lên vai vợ, - Sao lại khóc, ai người ta nhìn thấy…Trời, anh giải thích thực lòng. Anh chỉ lo em mệt, còn nếu như em cảm thấy không mệt, thì cứ đem cơm tới đây, hai vợ chồng cùng ăn…
- Nhưng anh có thích ăn cơm cùng với em không mới được chứ…..
- Có vậy cũng hỏi…Nào, em dọn cơm ra đi, - Quay qua bác Kỷ, - Bác ăn cơm với tụi con cho vui.
- Bác ăn hồi chiều rồi, chớ đâu có ăn khuya khoắt như tụi bây.
Luận bưng chén cơm:
- Công việc đang dở cối hồ, mình nghỉ tay ăn cơm không tiện… - với vợ, - Nào mời em.
Na gắp khúc cá chim chiên vào chén cho Luận, cùng với nụ cười còn long lanh nước mắt.
Trong biệt thự Chim Xanh, ánh sáng những ngọn đèn ngàn oát vẫn cháy rực, nhưng không khí đã lắng xuống, nhiều tốp công nhân đang ngồi giải lao, ăn nhẹ cái gì đó, hoặc hút thuốc lá. Câu chuyện của họ rỉ rả, thỉnh thoảng lại có tiếng anh chàng chắc niệng rộng nên tiếng cười oan lên.
Kiến trúc sư Thanh đang chậm rãi đi phía sau tòa biệt thự, anh nhẩm tính những công việc còn lại cần phải làm trong đêm nay và ngày mai. Anh dừng lại hồi lâu trước những trụ bê tông mới gia cố và những hoa văn biệt thự mới đắp lại. Bỗng anh nghe thấy nhiều tiếng tranh cãi khá lớn vọng lại. Anh định thần nghe. Họ đang nói về chuyận thi công biệt thự Chim Xanh và đang nói tới anh, ngay đầu hồi tòa biệt thự mà anh chỉ cần dấn thêm vài bước là sẽ chạm trán với họ. Anh đứng nép mình vào cây đại, lẽ ra anh chẳng nên nghe câu chuyện của họ làm gì, nhưng anh đã không thẳng nổi tính tò mò.
Châu: Tôi đã nói với anh rồi, để công trình hoàn thành đã, rồi anh muốn trao đổi tranh luận gì cũng được.
Tấn: Đến khi công trình hoàn thành thì mọi sai lầm đều không thể sửa sai.
Châu: Anh nói sai lầm gì mới được chứ?
Tấn: Chẳng lẽ chúng ta lại không phạm sai lầm sao? Nhà nước nghiêm cấm việc đấu thầu tư nhân.
Châu: Nhưng chúng ta chỉ có thời hạn 10 ngày. Mười ngày chỉ đủ cho chúng ta và họ ký kết các hợp đồng, rồi lại chờ đợi thiết kế, chờ đợi vật tư. Tất cả những thể chế đó anh đều chẳng lạ gì.
Tấn: Nhưng nhà nước nghiêm cấm đấu thầu tư nhân. Cậu thử nghĩ coi, nhà thầu này là dạng kinh tế gì? Nó cũng thuê nhân công, thuê kỹ sư, thử hỏi cái thằng Thanh (Thanh hơi giật mình) có đáng cho chúng ta tin cậy không? Vậy mà nó lại đại diện toàn quyền cho chủ thầu.
Châu: Anh có thắc mắc gì xin anh lên gặp ông Năm Lê, tôi chỉ là người thi hành.
Tấn: Đúng, cậu chỉ là thứ thiên lôi, chỉ đâu đánh đấy, còn bao nhiêu trách nhiệm Năm Lê, Tư Lịch phải chịu cả, nhưng mình sẽ không để cho các loại cấp dưới như các cậu khuynh loát mọi chuyện đâu.
Châu: Anh phá tôi như thế đủ rồi
Tấn: Cậu nói ai phá cậu? Tôi là chuyên viên kinh tế của Tổng cục, còn cậu là cán sự mấy mà dám nói tôi phá?
Thanh có cảm giác là họ đang lướt tới ngay trước mặt anh, bởi qua sự gay gắt của họ, anh hiểu là một trong hai người nhất định sẽ bỏ đi. Nhưng Thanh bỗng nghe thấy một âm thanh khác, hình như tiếng Tư Lịch. Anh hiểu thế là câu chuyện của họ đang có chiều hướng bùng lớn. Lại một lần nữa anh không thắng nổi tính tò mò của mình.
Tư Lịch: Các cậu gay gắt nhau chuyện gì thế này.
Tấn: (có tiếng cười xum xoe) Thưa anh Tư…(một lát) tôi là chuyên viên kinh tế, các anh phân công tôi xuống giúp cậu Châu, vậy mà tôi góp ý chân thành với cậu ấy, cậu ấy lại cho là tôi phá
Châu: Những ý kiến của anh không đúng lúc và lỗi thời.
Tư Lịch: Ý kiến anh Tấn thế nào?
Tấn: Việc chúng ta sử dụng nhà thầu tư nhân là sai, sai trên nhiều phương diện, thứ nhất là nhà nước không cho phép, thứ hai là chúng ta đã trả họ số tiền quá lớn, chỉ nói riêng việc trả lương công nhân gấp hai, ba lần đã là phạm pháp. Thứ ba là việc sử dụng trí thức cũ cần thận trọng…
Tư Lịch: Còn gì nữa không?
Như: Theo tôi, những chuyện này không nên đem ra bàn ở đây.
Tấn: Đúng như vậy, nhưng chúng ta cũng phải tính trước, kẻo khi công trình hoàn thành có muốn sửa sai cũng không được.
Như: Dù vậy cũng không nên bàn ở đây, bởi công việc thi công đang rất khẩn trương.
Tấn: Cậu cũng nghĩ như vậy sao? (cười nhạt) Cậu là người từng trải, đã đi đây, đi đó, cậu hiểu là mọi việc làm bao giờ cũng phải tiên liệu hậu quả.
Như: Chẳng lẽ đây là hậu quả xấu?
Tấn: Cậu đúng là nhà ngoại giao hơn là nhà kinh tế. Anh Tư chắc không nghĩ một cách hời hợt như họ chứ?
Tư Lịch: Tôi cũng thấy là còn nhiều điều phải bàn, nhưng không nhất thiết phải bàn bây giờ và ngay tại đây.
Tấn: Tôi hiểu…(cười chua cay) Tôi là người thừa ở đây.
Thanh thấy bóng Tấn đi rất nhanh về phía trước, ánh sáng ngọn đèn ngàn oát hắt dài bóng Tấn trên mảnh sân biệt thự còn ngổn ngang gạch cát. Thanh cũng từ từ giật lùi đi trở lại con đường cũ. Anh đang cố nhớ lại từng chi tiếc trên gương mặt của Tấn, người mà ngay từ giây phút tiếp xúc đầu tiên anh đã linh cảm đây sẽ là một trở ngại khá lớn cần phải vượt qua. Anh nói tới sự vượt qua, bởi anh luôn có thiện chí muốn được đóng góp, muốn được làm việc, chứ sự vượt qua không bao hàm ý nghĩa của sự kiếm chác tiền bạc. Anh có thể không cần làm công việc này mà vẫn đủ sống. Hơn nữa, đây là lần đầu tiên anh nhập cuộc với Cách mạng bằng chính công việc của một kiến trúc sư. Nhưng vì sao anh ấy lại khó khăn với mình mới được chứ?
Thanh đã bộc lộ những ý nghĩ vương vấn với Châu và bao giờ Thanh cũng nhận được lời an ủi ngắn gọn: Cách mạng không nghĩ như anh ta nghĩ, Cách mạng tin ở anh. Thanh không cho lời nói của Châu là môi mép, vì qua những việc làm thực tế của Châu đối với anh, anh hiểu ý nghĩ của Châu với việc làm của Châu chỉ là một. Anh cố gắng đọc trong tấm lòng Châu những ý nghĩ đích thực về Cách mạng.
Nhớ lại hôm khởi công tu sửa biệt thự Chim Xanh, Thanh có ý mời Châu đi nhậu một bữa để gọi là làm quen, để bộc bạch với nhau trước khi cùng cộng tác. Nhưng Châu đã khước từ sỗ sàng, nếu không muốn nói là rất thiếu văn hoá.
- Anh tưởng chúng ta còn nhiều thời gian lắm để nhậu nhẹt đấy hả?
Thanh bình tĩnh giảng giải cho Châu hiểu là ly rượu nếu có nâng lên cũng là sự chân tình để rồi xả thân vào công việc. Châu chỉ cười, và sau nụ cười lại là sự sỗ sàng.
- Làm ăn cho ngon đã rồi nhậu…
Kể từ sau giây phút đó, không một lúc nào Châu vắng mặt ở công trường. Anh đốc thúc công việc như một vị tướng. Chỗ nào anh cũng có mặt, hai tay của anh hòa với những bàn tay thợ trực tiếp cùng họ khuân vác, truyền gạch, tô sơn. Nói chung anh đã nói bằng hai bàn tay. Thanh thầm phục Châu điều đó. Nhưng trong bụng anh chưa tin là Châu có những kiến thức đáng để nói chuyện với anh về bản vẽ, về ý đồ kiến trúc. Nhưng Thanh đã lầm. Châu đã tỏ ra có khá đầy đủ kiến thức và một thực tế thi công vững vàng. Vì tất cả những điều đó, Thanh đã đem lòng mến phục Châu.
Và hôm nay, trong câu chuyện tranh cãi lúc nãy, rõ ràng là Châu chẳng có định kiến gì với cá nhân anh, cũng như với các trí thức cũ như anh. Nói về trí thức cũ, đã có lần anh bị Châu sạc vui cho một rận. Làm gì có trí thức cũ với mới, làm gì có Ngụy với Cách mạng. Đất nước đã là của chúng ta, thì chỉ có một đồng loạt trí thức, trí thức phụng sự cho đất nước. Thoạt nghe điều đó với anh để lấy lòng. Nhưng những lời khi nãy mà anh được nghe thì rõ ràng là lòng Châu nghĩ thế nào, nói ra như vậy.
Vừa đi vừa suy nghĩ, Thanh tiến lại gần chỗ ghế đá có vợ chồng Na ngồi mà thực tâm anh không chủ định tới đó. Đôi vợ chồn thật lạ, họ mê nhau đến nỗi lúc nào cũng quấn bên nhau. Gương mặt họ viên mãn. Nụ cười của họ đầy ắp hương hoa cuộc sống. Hình như với họ, chẳng một gợn bụi bặm nào vương vấn trong tâm hồn.
Luận kéo Thanh ngồi xuống ghế đá. Anh ăn với họ trái chuối. Với họ, anh chẳng thấy mình có một cách biệt nào, dù anh là kiến trúc sư, còn họ là thợ.
- Lấy một người vợ hạp với mình, chú cũng sẽ có được hạnh phúc giống như đôi sam này, - Bác Kỷ đọc thấy nỗi khát khao hạnh phúc trong mắt Thanh, nên câu nói của bác vừa là sự an ủi, vừa là sự trao gửi kinh nghiệm.
- Người yêu của anh đẹp lắm bác ơi, con đã gặp hai anh chị đi tắm biển với nhau mấy lần.
Luận đưa mắt nhìn vợ, họ đánh tín hiệu cho nhau là không nên nói câu chuyện đó vào lúc này.
Thanh hiểu cái nhìn của Luận với Na. Thì ra họ cũng biết giữa anh và My My có trục trặc. Thực lòng mà nói, anh yêu My My với tất cả những gì mà anh cho là tốt đẹp, trong sáng. Nhưng tình yêu đã bị chặn đứng bằng một hào lũy khá sâu nếu không muốn nói là vực thẳm mà anh biết là mình không thể vượt qua. Từ buổi ở nhà My My về, anh chưa gặp lại My My, lòng anh lúc nào cũng như lửa đốt, một cái gì đó như là căn bệnh, như là cơn say cứ làm cho Thanh chếch choáng suốt ngày. Anh hiểu là My My cũng đau khổ không kém. Nhưng làm sao được, vực thẳm vẫn cứ là vực thẳm, dưới đó là rắn rết và hổ báo, xuống đó, để qua bờ bên kia, cả hai đều phải chết. Mà chết thì anh không muốn.
- Tu sửa xong toà biệt thự này các chú sẽ tu sửa khách sạn chứ?
- Cháu nghĩ là phải vậy, - Thanh lơ đãng trả lời.
- Bác là Métđôten, nên bác chỉ muốn các khách sạn hoạt động trở lại để có việc làm, - Bác Kỷ vừa nói vừa nhìn Thanh với đôi mắt chứa chan hy vọng.
Tiếng kẻng báo giờ giải lao đã hết. Thanh đứng dậy xin phép bác Kỷ trở vào khu công trường. Anh bước chậm rãi. Luận cũng đã đứng dậy, nhưng hình như cô vợ chưa muốn buông chồng. Thanh còn nghe rất rõ câu đối đáp của họ:
Vợ: Tối nay anh có về nhà không?
Chồng: Sáng mai, đem cho anh ly cà phê đặc nghen.
Luận chạy vụt lên, đi ngang với Thanh, họ không nói gì với nhau. Trước mắt họ, dưới ánh sáng những ngọn đèn ngàn oát, và âm thanh vang động của công trường.