Liên Mạng VietNam || GiaiTri.com | GiaiTriLove.com | GiaiTriChat.com | LoiNhac.com Đăng Nhập | Gia Nhập
Tìm kiếm: Tựa truyện Tác giả Cả hai

   Tìm theo mẫu tự: # A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z Danh sách tác giả    Truyện đã lưu lại (0
Home >> Truyện Dài >> Người thường gặp

  Cùng một tác giả


  Tìm truyện theo thể loại

  Tìm kiếm

Xin điền tựa đề hoặc tác giả cần tìm vào ô này

  Liệt kê truyện theo chủ đề

  Liệt kê truyện theo tác giả
Số lần xem: 37675 |  Bình chọn:   |    Lưu lại   ||     Khổ chữ: [ 1, 2, 3

Người thường gặp
Trần Đăng Khoa

Lại chuyện ê-kíp
- Ôi giời! Vào đây! Vào đây nào? Chà, xin chào ông bạn! Có chuyện gì mà rồng lại đến nhà tôm đột ngột thế này?.
- Chết, sao cậu lại nói thế! Cậu không phải là tôm, mà mình thì cũng chưa bao giờ được là rồng! - Dẫu chẳng phải rồng thì ông cũng là vua một vùng. Ngày xưa, người như ông là có tàn, có lọng đấy Bạn bè thân thiết mà lâu quá rồi chúng ta không gặp nhau. Ông xuống tôi còn được vì người ta sẽ nghĩ ông là người có tác phong quần chúng luôn đi sâu, đi sát nhân dân. Còn tôi lên ông thì lại không ổn, vì có người sẽ nhìn tôi bằng con mắt khác. Biết đâu có anh lại chẳng nghĩ tôi là thằng thấy người sang bắt quàng làm họ. Không khéo cái lão già này lại định nhờ vả hay xin xỏ gì đây.
- Chết chửa, bạn bè với nhau mà sao cậu nghĩ lẩn thẩn thế. Cậu già mất rồi...
- Chẳng già thì còn trẻ được với ai? Tôi về đuổi gà cho vợ mấy năm nay rồi. Làm anh phó thường dân cũng có cái sướng, ông ạ. Tha hồ ăn no ngủ kỹ. Vì không phải lo giữ ghế. Chỉ riêng cái chuyện giữ ghế đã đủ khốn nạn rồi. Khổ, làm lãnh đạo thì cũng chỉ là một công việc như trăm ngàn công việc khác. ở các nước, khi không làm tổng thống nữa thì người ta có thể đi dạy học, đi gác cổng hay làm bồi bàn. Khổ nỗi, dân mình lại không quen như thế. Đang làm mà nghỉ, lập tức người ta dễ nghĩ, chắc cái lão này tham nhũng hay hủ hoá gì nên bị kỷ luật. Thế thì ai mà không sợ. Người ta tiếc cái chức thì ít, nhưng sợ dư luận lại nhiều. Công việc của ông thế nào?
- Bận tít mù. Đang chuẩn bị Đại hội cơ sở. Cũng may mà nhân sự ổn rồi. Mình đã tìm được cộng sự...
- Ai vậy?
- Một thằng lính cũ.
- Nó có đủ khả năng không?
- Khả năng thì ai biết thế nào. Cứ phải qua thử thách đã. Nhưng mình hiểu nó là người tốt. Có tài mà không có đức rất nguy hiểm. Người tốt mới chính là nguyên khí quốc gia. Hồi chiến tranh, nó là thằng liên lạc của mình. Nó biết cắt tóc, giặt quần áo và không ngại cả việc đổ bô cho mình. Nói tóm lại, nó là thằng rất tận tụy.
- Ông lại chọn thằng đổ bô à?
- Mình chọn người tốt cậu ạ! Trước đây, khi còn là một thằng ngoài cuộc, mình cứ nghĩ, các bố lãnh đạo kỳ thật. Bố nào lên cũng lại kéo theo một bộ sậu vây cánh của mình. Ai có năng lực nhưng không có dây thì cũng coi như đi đứt. Bây giờ vào cuộc rồi mới biết vì sao họ phải làm thế. Không hiểu nhau nguy hiểm lắm. Trong cơ quan chỉ một anh lộn xộn là đã đủ rối loạn. Thế rồi thư nặc danh, rồi đơn từ kiện cáo. Cứ chỉ lo rào giậu, che chắn, lo giữ ý với nhau, rồi thanh minh, giải trình trước cấp trên, cũng đủ khốn nạn rồi, còn hơi sức đâu mà làm được việc gì cho tử tế nữa. Vì thế, ai lên cũng phải có ê-kíp. Không có ê-kíp, không làm được việc đâu cậu ạ.
- Đã đành là phái có người cộng sự. Nhưng điều quan trọng là cái thằng cộng sự ấy nó có năng lực thật không? Ngày xưa để ra làm quan người ta phải học. Phải đỗ đạt cao, rồi mới được cất nhắc. Bây giờ cất nhắc, rồi mới đi học. Học mấy tháng đã tốt nghiệp mấy lớp. Rồi vừa làm vừa học thêm một hai năm nữa mới tốt nghiệp đại học, rồi có ông còn là tiến sĩ nữa chứ. Bây giờ nhìn đâu cũng thấy tiến sĩ. Đến nỗi những ông tiến sĩ thật sợ quá, chẳng dám phô học hàm, học vị ra nữa, đành phải ở lẫn trong đám binh dân để thành của hiếm. ở ta nhiều khi rất buồn cười. Có những nhà chuyên môn giỏi, sau vài thành công, thế là lại được cất nhắc lên làm quản lý, lãnh đạo, coi đó như một ân huệ, như sự quan tâm đến sự phát triển nhân tài. Thế rồi bung bét cả. Rốt cuộc là ta đã đổi một nhà khoa học rất giỏi để lấy một anh quản lý quá tồi.
- Điều cậu nói chẳng mới mẻ gì đâu. Chuyện ấy người ta cũng đã biết cả.
- Biết sao vẫn còn làm? Đấy, cứ như ông đấy. Ông chọn một thăng đổ bô về làm phó chủ tịch huyện. Tôi không chê gì nghề đổ bô cả. Đổ bô là một việc cao quý, vì nó đòi hỏi một đức tính cần cù, nhẫn nại và chịu thương chịu khó. Người cộng sự của ông có thể rát giỏi đổ bô nhưng đã chắc gì nó biết làm quản lý, lãnh đạo. Rồi nó sẽ lại chọn những thằng đổ bô kém hơn nó về làm ê-kíp cộng sự. Như thế, đội ngũ các ông cứ giật lùi, cứ không ngừng xuống cấp, và ngoảnh đi, ngoảnh lại, kiểm kỹ nữa đi... sẽ thấy lãnh đạo huyện, ngành nọ, ban kia, toàn quân đổ bô các thế hệ tiếp theo sau, làm sao mà cán bộ cơ sở các ông chả mất uy tín. Chính các ông đã làm lung lay chính quyền, chứ đế quốc sài lang nào làm nổi. Dân họ chỉ tin khả năng đổ bô của các ông thôi, chứ ai tin các ông chỉ đạo những lĩnh vực cao siêu khác ở thời đại công nghệ này. Dân mình rất tốt, họ luôn mong sự ổn định, rất muốn tin ở cấp trên nhưng chớ lạm dụng lòng tốt của họ, chớ nghĩ là họ cuồng tín và u tối. Nhân dân thời nào cũng như nước. Nâng thuyền là dân mà lật thuyền cũng là dân. Điều ấy đối với ông chắc cũng chẳng mới mẻ gì, vẫn là cái chuyện muôn thuở: Biết rồi, khổ lắm, nói mãi!

<< Nhớ một thầy giáo cũ | Người phố ở quê >>


Dành cho quảng cáo

©2007-2008 Bản quyền thuộc về Liên Mạng Việt Nam - http://lmvn.com ®
Ghi rõ nguồn "lmvn.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này - Useronline: 226

Return to top