Liên Mạng VietNam || GiaiTri.com | GiaiTriLove.com | GiaiTriChat.com | LoiNhac.com Đăng Nhập | Gia Nhập
Tìm kiếm: Tựa truyện Tác giả Cả hai

   Tìm theo mẫu tự: # A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z Danh sách tác giả    Truyện đã lưu lại (0
Home >> Truyện Dài >> Người thường gặp

  Cùng một tác giả


  Tìm truyện theo thể loại

  Tìm kiếm

Xin điền tựa đề hoặc tác giả cần tìm vào ô này

  Liệt kê truyện theo chủ đề

  Liệt kê truyện theo tác giả
Số lần xem: 39262 |  Bình chọn:   |    Lưu lại   ||     Khổ chữ: [ 1, 2, 3

Người thường gặp
Trần Đăng Khoa

Lại chuyện phiếm bên bàn trà
- Nghe nói ông Mai Ngữ ở cơ quan anh à?
- Vâng! Nhà văn Mai Ngữ ở cơ quan tôi. Bác ấy mới nghỉ hưu chừng hơn một năm nay. Cụ biết bác Mai Ngữ à?
- Tôi thưa có dịp tiếp kiến nhà văn, chỉ biết ông ấy qua sách vở, báo chí. Truyện Mai Ngữ có cái tôi thích. Có cái cũng tầm tầm như nhiều nhà văn khác thôi. Nhưng vừa rồi, ông ấy có một bài bác mà tôi thấy rất có ý nghĩa...
- Bài nào vậy, thưa cụ?
- Bài báo ngắn in ở mục ý kiến nhà văn trên trang nhất báo Văn nghệ.
- Nhà văn nói chuyện gì thế cụ?
- à, ông ấy cũng lại bàn về chuyện học hành. Bây giờ sinh viên học vất vả lắm. Mới có tí tuổi đầu mà dường như cậu nào cũng phải mang kính cận, kính loạn. Bọn học trò phổ thông còn khổ hơn nhiều. Chúng học đêm, học ngày. Bố mẹ còn mời thầy đến tận nhà phụ đạo. Rồi lại học thêm ở các lò luyện thi. Tốn kém bao nhiêu tiền của. Học đến rạc người mà vẫn không vào nổi đại học. Vậy mà có nhiều ông vừa làm vừa học suốt ngày chỉ thấy tiếp khách, rồi ký giấy, rồi chỉ đạo công ty này, công ty kia, rồi tíu tít cụng bia ở các quán nhậu, chẳng thấy các ông ấy dùi mài kinh sử gì mà một năm đỗ đến mấy lớp. Rồi làm được cả tiến sĩ. Không biết các ông ấy học kiểu gì, học lúc nào mà tài đến thế...
- Tôi tiếc là chưa đọc được bài viết ấy...
- Ông Mai Ngữ còn bàn đến cả việc thí tiến sĩ. Cứ như lời ông ấy thì đỗ tiến sĩ có thế bổ những chức vụ quan trọng. Vậy thì khi thi, cũng nên có những cái đề ra sao cho thiết thực, đụng đến những vấn đề lớn nan giải mà lại có tính bức xúc của xã hội ta hiện nay. Ví như, nếu anh là một cán bộ có trọng trách, anh có những biện pháp gì để không được tham nhũng không? Ngày xưa thi tiến sĩ vua cũng hay ra những cái đề ở tầm vĩ mô mà lại thiết thực như thế.
- Vâng! Cụ nói vậy thì con cũng biết vậy. Ngày xưa khác, bây giờ khác chứ, cụ. Sao cụ cứ so thời ta với thời phong kiến lạc hậu?
- Thời nào thì thi cử cuối cùng cũng là để tìm chọn người hiền tài. Công việc chính của ta bây giờ, tôi thấy chỉ đúc lại trong hai việc thôi. Cả hai việc này đều rất lớn. Làm tốt được hai việc này, giải quyết được dứt điểm hai việc này thì đâu khắc vào đấy hết.
- Cụ lại làm cho con đâm tò mò rồi đấy. Thế theo cụ thì hai việc đó là gì?
- Tôi biết anh lại lỡm ông lão về hưu rồi...
- Không, con đang nghe cụ mà...
- Về đối ngoại là mở rộng cánh cửa, làm bạn với tất cả các nước, sao cho cả hai bên cùng có lợi, tôn trọng và không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau. Những mâu thuẫn, bất đồng giữa các quốc gia, bây giờ hoàn toàn có thể giải quyết được bằng ngoại giao, bằng con đường thương lượng. Làm sao tránh được các cuộc xung đột dẫn đến chiến tranh, để bớt xương máu cho dân. Bây giờ, tất cả các quốc gia đều co lại vì lợi ích của chính mình. Tinh thần quốc tế vô sản chỉ còn có ở trong các pho sách xưa. Trường hợp Kosovo là một bài học rất thấm thía...
- Cụ nói vậy thì con cũng chỉ biết vậy. Thế còn việc thứ hai?
- Việc thứ hai là chuyện đối nội. Phải giữ làm sao cho dân được bình yên làm ăn. Muốn thế thì phải triệt để chống tội phạm, nghĩa là phải kiên quyết loại trừ tội phạm, bao gồm từ thằng ăn cắp vặt cho đến bọn tham nhũng. Tệ tham nhũng hiện nay đã trở thành quốc nạn rồi. Hãy nhìn các vụ án đã đưa ra công khai trên báo chí và các hãng truyền thông thì rõ. Cả hai trận đại hồng thuỷ ở miền Trung khủng khiếp là thế, mà sự thiệt hại cộng lại mới có trên ba nghìn tỷ đồng. Trong khi đó chỉ riêng vụ EPCO - Minh Phụng đã thất thoát của nhà nước đến ngót sáu nghìn tỷ rồi. Đấy là một con số khủng khiếp. Làm sao thằng Minh Phụng có thể phá hết số tiền đó trong khoảng thời gian ấy. Cứ cho nó ngồi xé tiền thì nó cũng không thể xé hết nổi. Tôi đảm bảo với chú là nó chỉ xé đến hơn một nghìn tỷ là đã phát điên rồi. Sau vụ EPCO - Minh Phụng, dân mình phải chắt bóp mua công trái cứu nước. Mà cũng phải dồn tiền mua hai đợt mới có được bốn nghìn tỷ, vẫn chưa bằng số tiền Minh Phụng để thất thoát. Mà Minh Phụng chỉ là một vụ. Còn bao nhiêu những vụ án như thế nữa Đằng sau bọn tội phạm ấy là những ai? Rồi việc đầu tư xoá đói, giảm nghèo cho bà con miền núi ở Mường Tè. Nhà nước chi hàng mấy trăm tỷ đồng mà đến khi tiền xuống được người dân nghèo thì chỉ còn có hơn chục triệu bạc. Tham nhũng đến thế thì khủng khiếp quá. Rồi còn bao nhiêu những vụ khác nữa. Đến thế thì làm sao dân tin chúng ta được. Tôi thấy nguy lắm. Không giải quyết được tệ nạn này là không xong được với dân đâu. Bởi thế dân mới khiếu kiện. Sờ đến chỗ nào cũng có chuyện cả. Làm sao giải quyết được triệt để tình trạng này. Tôi nghĩ làm xong được hai việc ấy là sẽ yên hết. Còn những công việc khác, những việc ở cơ sở, như chuyện sản xuất, chuyện làm ăn thì cứ để cơ sở họ tự làm, chẳng cần phải can thiệp một cách cụ thể. Lênin trước đây có nói một câu rất hay: Hãy để người nông dân suy nghĩ trên luống cày của mình. Chính luống cày sẽ dạy cho người dân cách làm ăn như thế nào. Chứ anh ngồi ở Hà Nội, làm sao anh hiểu được cây lúa bằng người dân trồng lúa ở đồng ruộng. Cũng tương tự thế làm sao anh hiểu cây cao-su bằng người trồng cao-su ở Tây Ninh. Không hiểu tường tận cơ sở mà cứ chỉ đạo, thì chỉ đạo đâu hỏng đấy. Tốt nhất hãy tạo ra một cơ chế thoáng để người dân tự tìm ra cách làm ăn. Cán bộ ta chỉ lo việc lớn thôi. Làm tốt được hai việc ấy là tất cả sẽ tốt đẹp

<< Chuyện của người thu mua giấy vụn | Xứ yêu >>


Dành cho quảng cáo

©2007-2008 Bản quyền thuộc về Liên Mạng Việt Nam - http://lmvn.com ®
Ghi rõ nguồn "lmvn.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này - Useronline: 946

Return to top