Liên Mạng VietNam || GiaiTri.com | GiaiTriLove.com | GiaiTriChat.com | LoiNhac.com Đăng Nhập | Gia Nhập
Tìm kiếm: Tựa truyện Tác giả Cả hai

   Tìm theo mẫu tự: # A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z Danh sách tác giả    Truyện đã lưu lại (0
Home >> Trung Hoa >> Tình hé môi sầu

  Cùng một tác giả
Không có truyện nào


  Tìm truyện theo thể loại

  Tìm kiếm

Xin điền tựa đề hoặc tác giả cần tìm vào ô này

  Liệt kê truyện theo chủ đề

  Liệt kê truyện theo tác giả
Số lần xem: 39353 |  Bình chọn:   |    Lưu lại   ||     Khổ chữ: [ 1, 2, 3

Tình hé môi sầu
Từ Tốc

Chương 24

Trong mỗi người hình như có bản tính của một tay cờ bạc. Nhất là đối với những gì khó hiểu, họ lại càng muốn tìm hiểu thật rõ ràng, chẳng khác gì những lá bài úp trong canh bạc vậy.


Bạch Lộ, Lưu Triết, Việt Sanh, cô Phụng, và cả dĩ vãng của giáo sư Trung làm đầu óc tối cứ vương vấn, băn khoăn mãi.


Nhịp độ làm việc giảm thì tiền bạc kiếm được cũng ít đi. Lưu Triết càng tệ hại hơn tôi nữa. Tôi vẫn nhận được giấy báo của ngân hàng gửi đến cảnh báo hắn về việc ký chi phiếu không tiền bảo chứng. Tôi đành phải góp hết chút tiền dành dụm để giữ danh dự cho hắn.


Tiền ăn và tiền nhà chúng tôi thay phiên nhau, từng tháng một. Thế mà bây giờ Triết cũng lờ đi hết.


Đời sống ở đây, tiền nhà là một món nợ tối khẩn cấp, do đó tôi đành phải cầu cứu ông chủ tiệm sách Tiền Bán Tử, và đồng thời nhờ cô Vân giúp chúng tôi xin lỗi lão Chu Ký Trần. May thay bây giờ đang mùa gặt nên lão ít khi ở nhà.


Tôi nhớ những điều lệ mà tôi đã thỏa thuận với lão khi dọn vào đây, sắc mặt thâm trầm lạnh lùng của lão mà ớn óc. Không phải chờ đợi lâu lão đã bảo cô Vân mời chúng tôi gặp lão tại nông trại chủ nhật tới.


Lão định tống cổ chúng tôi? Hay là định ra thêm một vài điều lệ nữa? Tôi mang theo tâm trạng hoang mang, đi tìm lão.


Cánh cửa chính của nông trại ẩn khuất sau khu rừng tre rậm rạp. Trước mặt là một khu vườn cải xanh um, ngang dọc tuyệt đẹp.


Lão Trần ngồi trên chiếc ghế xích đu trước cửa một gian nhà tranh, trong bộ quần áo làm việc, chỉ huy công nhân mà tay không ngừng rải thóc cho gà ăn.
-        Vào đây! – Lão ngoắc tôi – Xin lỗi nhé, bàn chân tệ hại của tôi làm khổ tôi rồi, đi đứng khó khăn quá.


Tôi đến ngồi trên chiếc ghế gõ cạnh ông ta, và nói với ông về việc Lưu Triết không trả tiền phòng. Nhưng giọng ông thật ôn hòa ngoài sức tôi tưởng tượng lúc ra đi:
-        Không sao! Miễn là hai cậu không quên là được rồi. Tôi bận việc quá nên đã khá lâu không ghé qua nhà, tôi sợ các cậu gặp phải chuyện rắc rối nên muốn hỏi thăm vậy thôi.
-        Mọi việc đều bình thường cả, thưa bác.
-        Tôi biết, thanh niên như các cậu không bao giờ tiêu tiền chừng mực hết. Nhưng tôi quý hai cậu lắm, vì hai cậu không làm ồn vườn Hồng Mai của tôi.
-        Chúng tôi định tháng sau sẽ thanh toán hết cho bác và chúng tôi bằng lòng đền bù thiệt hại cho bác.
-        Cậu tốt lắm! Tôi biết cậu muốn giúp cậu Triết, tiền chi tiêu tháng này là trách nhiệm của cậu ấy, có đúng thế không?
-        Vâng! – Tôi vửa trả lời vừa ngạc nhiên không hiểu sao lão lại biết sự phân chia này.
-        Cả tiền chợ tôi cũng bảo cô Vân lo cho đấy!
Tôi không hiểu sao lão lại rộng lượng với chúng tôi. Trong cái xã hội vàng thau lẫn lộn, cách cư xử này thật hiếm có. Ngày hôm chúng tôi dọn đến, lão đã đưa ra rất nhiều điều kiện khe khắt mà nay lại lờ đi hết.
-          Tôi không trách cậu Triết vì bất cứ người nào khi yêu cũng quên mất túi tiền của mình.
-          Dạ đúng vậy, Triết nó đang yêu!
Tôi ngượng cho Triết, vì yêu mà phải để mất đi chữ tín, không chính đáng chút nào. Lão Trần lợi dụng dịp này để giáo huấn chúng tôi đây.
-        Xem ra đối tượng của cậu ấy chẳng xứng đáng lắm. Lão Trần đưa tay chỉ mảnh vườn rau trong nông trại – Cũng như trồng rau trên một mảnh đất không thích hợp vậy. Nếu tôi nói thẳng ra thì cái được vẫn không bù nổi cái thiệt, cậu nghĩ có phải không?
Có lẽ lão Trần cho rằng Lưu Triết vẫn chưa đủ khả năng tài chính mà còn đèo bòng.
-          Cám ơn bác đã bận tâm vì Triết.
Tôi cũng nghĩ là Triết đã quên rằng hắn vẫn chưa đủ khẳ năng để lập một mái gia đình ấm cúng.
-        Ngoài điều kiện tài chính, những điều kiện khác cũng đâu phải là thứ yếu. Thái độ lão Trần giống hệt gia trưởng của một gia đình cổ xưa, nghiêm nghị nhưng thân thiết – Cong thân thế, tập quán và gia cảnh của người mình yêu nữa.
-        Dạ! Những điều này cũng rất quan trọng.
-        Cậu Triết có cho cậu biết những việc này không?
-        Dạ không!
-        Cậu phải tìm hiểu sự quen biết của cậu ấy mới có thể giúp đỡ cậu ấy được. Bọn thanh niên khi yêu là mê muội.
-        Có lẽ Triết nghĩ rằng tôi không bằng lòng việc làm của nó. Tôi biết hắn có đi lại thân thiết với con gái của một vị giáo sư, về sau, tôi còn nghe nó quen với một cô biên tập viên và gần đây thì tôi không được rõ lắm!
Lão Trần thoáng chau mày:
-        Cậu bảo là Triết có tới hai bạn gái à? Tôi rất thích nghe chuyện yêu đương của bọn trẻ bây giờ, có lẽ tôi sẽ có một vài ý kiến gì giúp cho cậu ấy chăng?
-        Vấn đề là mới đây nó lại thay đổi nữa.
-        Chà, cậu ấy có nhiều bạn gái quá. Cậu có gặp người bạn gái mới của Triết chưa?
-        Dạ chưa! Xưa nay Triết giữ bí mật các giao thiệt của nó. Ngay cả tôi muốn tìm hiểu tâm lý luyến ái của hắn để đổi đề tài sáng tác mà hắn cũng chẳng chịu hé răng.
-        Phải rồi, nhà văn phải tìm hiểu những tâm lý này mới được. Tuy tôi chưa đọc tác phẩm nào của cậu, nhưng tôi biết các cậu xem tình yêu nhẹ như áng mây trên trời vậy. Thật ra, nếu cậu muốn tìm hiểu thì hôm nào tôi sẽ nói cho cậu biết.
Tôi rất vui lòng tiếp nhận sự chỉ bảo đó:
-          Dạ thưa bác, hôm nào bác có thể nói cho cháu nghe được?
-          Chưa chắc, vì tôi không muốn đưa nó xuống quan tài!
-        Được rồi! Tôi sẽ chờ được cái ngày đó, theo sự tưởng tượng của tôi, hồi bác làm hàng hải chắc hẳng cuộc đời bác đã trải qua rất nhiều chuyên hay ho lắm.
-        Thật ra, những kỷ niệm đau buồn cũng không thiếu cái gọi là tình yêu, dưới mắt của những người từng trải nhiều kinh nghiệm như chúng tôi nó là sự kiện hết sức nguy hiểm mà các cậu lại coi thường.
-        Nhưng tôi thấy Triết vui vẻ yêu đời lắm.
-        Cậu chưa hiểu Triết tường tận mà! Theo kinh nghiệm của tôi, thì Triết có thể lập gia đình có hạnh phúc lắm. Nếu như Triết kết hôn với cô biên tập viên kia, tôi tình nguyện sơn phết lại phòng của cậu ấy. Và nếu họ muốn hưởng trăng mật yên tĩnh, thì tôi có thể giời thiệu đến nông trại này.
Tôi nói đùa:
-        Nhưng tôi không thể nào cho Triết biết điều này! Bằng không nó sẽ chẳng bao giờ trả tiền phòng cho bác!
-        Hai cậu thấy nhà của tôi như thế nào?
-        Kiểu xưa nhưng thoải mái  lắm; nếu có thể sơn phết lại và trồng thêm ít hoa cỏ thì thơ mộng biết mấy. Tôi biết bác rất bận rộn, nhưng tôi và Triết có thể đảm nhận việc này cho bác!
Lão Trần ngăn ngay:
-        Không, không, tuyệt đối không thể được! Tôi không bận tâm đến tiền sửa chữa. Nhưng nó đối với tôi còn đẹp hơn những lầu cao cửa rộng nữa.
Tôi ngơ ngác, đăm đăm nhìn lão.
-          Cậu thắc mắc phải không?
-          Vâng! Chỉ bỏ thêm chút tiền, bác có thể cho thuê nhà với giá gấp ba lần hiện nay.
-        Nếu vì tiền, tôi có thể xây ngôi nhà đó lại, tôi có một ông bạn kiến trúc sư, hắn bằng lòng chung vốn để xây cao ốc và tiền thu vào ít nhất cũng gấp hai trăm lần tôi cho các cậu thuê hiện nay.
-        Sao bác không làm vậy?
-        Tại sao tôi lại phải làm thế? Tôi đã tính rất kỹ, cái tôi nhận được vẫn không bù nổi cái thiệt. Tôi có thể thu được rất nhiều tiền, nhưng tôi phải mất những kỷ niệm quý giá. Các cậu không hiểu những người giả chỉ sống nhờ ở kỷ niệm mà thôi.
-        Chắc trước đây bác đã sống tại một ngôi nhà như thế?
-        Đúng, đấy là thời kỳ sung sướng nhất của tôi, vườn Hồng Mai được xây cất đúng theo kiểu ngôi nhà đó. Cậu có hiểu tại sao tôi cho các cậu thuê với cái giá đó không?
-        Dạ không?
-        Vì các cậu là hình ảnh của tôi ngày xưa – Lão Trần ngẩng mặt nhìn trời, và  thở dài – Nhất là cậu Triết, cậu ấy giống hệt người bạn của tôi ngày xưa, trẻ tuổi, đẹp trai và hay tán gái hữu hạng.
-        Đó là lý do khiến bác cho chúng tôi thuê nhà à?
-        Dĩ nhiên là còn những nguyên do khác nữa nhưng tôi không thể nói ra. – Lão noi đùa cho qua câu chuyện – Nếu tôi cho cậu biết e rằng cả đến tiền cơm của các cậu cũng chẳng thèm trả luôn. Cậu biết rằng tôi quý hóa ngôi nhà của tôi biết bao, giếng nước, bồn hoa và cây ngô đồng Pháp, những nơi này đều có thể tìm lại được kỷ niệm của tôi lúc thiếu thời; nhưng duy có một điểm tôi không làm sao tìm được cho ngôi nhà đó là thiếu mất một vật, không, một con người mới đúng!
Tôi đã hiểu tâm trạng của lão. Có lẽ người yêu của lão đã chết, vì tưởng nhớ đến người yêu nên lão đã xây một ngôi nhà giống hệt như thế, để sống với dĩ vãng. Tôi không nỡ gợi vết thương lòng đó bèn xoay câu chuyện về nông trại.
-          Nhưng tôi thấy bác yêu nông trại hơn.
-          Đúng! Cậu không thích nông trại của tôi à?
Tôi đứng lên nhìn khung cảnh của nông trại và tôi có ít điểm không được tương xứng. Mọi cách trang bị đều được cơ giới hóa, ngoại trừ căn nhà thì xây cất theo lối xưa, gạch nát, ngói bể, của sổ nhỏ đến nỗi chỉ vừa một quả đấm tay.
-        Nơi đây không khác gì quê nhà tôi – Lão Trần đưa tay chỉ vào ngôi nhà và nói – Tôi sinh ra tại ngôi nhà này đấy!
Tôi gật gù.
-        Ban ngày tôi làm việc tại đây, cũng như thủa bé tôi làm việc tại nhà vậy. Khi đêm đến, tôi trở về Hồng Mai sống với tuổi thanh xuân của tôi. Tôi hài lòng lắm.
-        Bác vẫn có thể ngắm biển vào lúc hoàng hôn, cô Vân có cho biết có hồi bác đã làm việc ở trên thuyền.
-        Ừm! Có lẽ nó thấy những bức ảnh của tôi chụp khi du lịch tại Pháp sau khi tôi tốt nghiệp trường Hải quân Anh quốc! Nhưng tôi lại ghét biển và những chiếc thuyền lênh đênh trên mặt biển. Khi tôi nhớ tới quãng thời gian đó, tôi thấy lhos chịu ngay. Vì thế, không bao giờ tôi đi phà qua bên kia biển vì khi qua biển thì tất nhiên phải ngồi thuyền.
-        Tại sao thế?
-        Tôi không muốn nhắc đến dĩ vãng của tôi thêm nữa. Cậu thích đi thăm nông trại của tôi không?
Lão đưa tôi đi qua một vườn rau rộng thênh thang, và vườn hoa phía sau nhà. Lão thao thao nói đến giá rau cải và khung cảnh của chợ hoa vào mỗi năm. Sau đó, chúng tôi dừng chân nơi sân nuôi gà, gà mập mạp dễ thương, đàn gà con trông thấy lão kêu chí chóe chạy bay đến.
-        Ngoài gà ra tôi còn nuôi thỏ, ong, bồ câu, mười con dê cái, năm con heo và một con trâu nước.
-        Hèn chi bác thích ở đây!
-        Những con gà mà cô Vân nấu cho các cậu ăn, là do nông trại tôi sản xuất đấy.
-        Khi trông thấy đàn gà ở đây, tôi chẳng thích ăn chúng nữa.
-        Đúng lắm, tôi chưa bao giờ ăn chúng nó. Tôi ăn chay đã được mấy năm nay rồi. Nhưng thật ra vấn đề này rất khó giải quyết, vì tôi không thể nào nuôi chúng đến già được!
-        Bác đã chăm sóc chúng thì bác phải quí chúng.
-        Nếu cậu ở đây thêm vài ngày, cậu sẽ hiểu được bản tính của chúng ngay, chúng cũng có tình mẫu tử và bạn bè chẳng khác gì con người, thậm chí còn dễ mến hơn cả bản tính của con người là khác.
Những tư tưởng độc đáo này đã thu hút tôi.
-        Chúng biết yêu nhau, tình yêu của chúng cũng mãnh liệt chẳng khác gì của nhận loại, nhưng chúng yêu không được thì đánh với nhau một trận rồi thôi không đem lòng thù hận gì cả. Ngoài những rắc rối của tình yêu, chúng vẫn giữ tình bạn. Con người đâu được thế, chỉ cần phạm một lỗi lầm, thì sám hối cả đời cũng không thể xóa mờ được.
Tôi chỉ biết gật đầu.
-        Nói ví dụ, tình bạn giữa cậu và cậu Triết rất thân thiết nhưng nếu có một người con gái chen vào thì vấn đề không biết sẽ rắc rối đến đâu.
-          Chẳng đến nỗi đâu, vì Triết có một nền giáo dục gia đình rất đứng đắn.
-          Cậu hiểu rõ gia cảnh của Triết lắm à?
-        Dạ không rõ lắm! Tôi không muốn nói nhiều về gia đình Triết, vì cha Triết là một chính khách

<< Chương 23 | Chương 25 >>


Dành cho quảng cáo

©2007-2008 Bản quyền thuộc về Liên Mạng Việt Nam - http://lmvn.com ®
Ghi rõ nguồn "lmvn.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này - Useronline: 226

Return to top