Liên Mạng VietNam || GiaiTri.com | GiaiTriLove.com | GiaiTriChat.com | LoiNhac.com Đăng Nhập | Gia Nhập
Tìm kiếm: Tựa truyện Tác giả Cả hai

   Tìm theo mẫu tự: # A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z Danh sách tác giả    Truyện đã lưu lại (0
Home >> Truyện Dài >> dưới cái nhìn của anh hề

  Cùng một tác giả
Không có truyện nào


  Tìm truyện theo thể loại

  Tìm kiếm

Xin điền tựa đề hoặc tác giả cần tìm vào ô này

  Liệt kê truyện theo chủ đề

  Liệt kê truyện theo tác giả
Số lần xem: 13532 |  Bình chọn:   |    Lưu lại   ||     Khổ chữ: [ 1, 2, 3

dưới cái nhìn của anh hề
Heinrich boell

Chương 10

Tôi biết rất rõ là Kinkel tử tế một cách kì lạ đối với tôi. Tôi còn  cho là, nếu tôi hỏi, hắn cũng đưa cả tiền cho tôi nữa. Nhưng lối nói  khoa trương về siêu hình học, mồm ngậm xì gà, và cách hắn nổi  nóng khi tôi nói với hắn về các bức tranh Đức Mẹ đã thực sự làm tôi  ghê tởm. Tôi không còn muốn nghe nói gì về hắn nữa. Cả về bà  Fredebeul. Kết thúc! Còn về bản thân Fredebeul, sẽ có ngày tôi cho  hắn đủ hai cái tát tai. Thật là vô lí nếu muốn hạ hắn bằng "các vũ  khí trí tuệ". Đôi khi tôi thấy tiếc là việc đấu gươm không còn thông  dụng. Như vậy sự tranh chấp giữa chúng tôi, Zupfner và tôi - được  thua bằng Marie - chỉ có thể ngã ngũ bằng một cuộc đấu gươm.  Thật bẩn thỉu khi người ta đánh tôi bằng những nguyên tắc đạo  đức, với những bản khai và với những cuộc thương lượng bí mật  trong một khách sạn ở Hanovre. Sau lần sảy thai thứ hai, Marie đã rất suy sụp, căng thẳng... chẳng có lí do gì em cũng chạy vào nhà  thờ và những buổi chiều khi tôi rỗi rãi, nếu tôi từ chối không đưa  em đi nhà hát kịch, nghe hòa nhạc hoặc dự một cuộc nói chuyện là  em giận dỗi ngay. Lúc đó nếu rủ em chơi cờ như trước đây và uống  chè, nằm sấp trên giường, em càng giận dỗi hơn. Tóm lại đã có lúc  em chỉ còn chơi cờ để chiều ý tôi, nếu không phải là để làm tôi yên  lòng hoặc để không muốn làm tôi buồn. Em cũng không cùng tôi đi  xem những phim tôi ưa thích nữa: những phim không bị cấm đối  với các trẻ em dưới mười sáu tuổi.
Tôi cho rằng không một ai trên đời này có thể hiểu được một diễn  viên hài, ngay cả một diễn viên hài khác cũng vậy, vì trong trường  hợp này sự đố kị vẫn xen vào. Marie có thể hiểu tôi hơn, mặc dù em  không hiểu được hoàn toàn. Em cho là với tư cách người "sáng tác"  tôi cần phải đạt tới một trình độ văn hóa càng rộng càng tốt. Thật  là sai lầm! Dĩ nhiên tôi sẽ nhảy ngay lên xe taxi nếu có được một  buổi tối rỗi rãi, tôi biết rằng ở đâu đó người ta biểu diễn một vở của  Beckett. Tôi thỉnh thoảng cũng đi xem phim, nghĩ kĩ lại có thể còn  đi xem nhiều là khác, nhưng chỉ để xem những phim không bị cấm đối với trẻ em dưới mười sáu tuổi. Marie không bao giờ có thể hiểu  được là tại sao tôi lại thích xem loại phim ấy hơn cả, có thể là mấu  chốt của nền giáo dục Cơ Đốc giáo của em dựa trên cơ sở tâm lí giáo  dục học và chủ nghĩa duy lí, thêm vào đó thuyết thần bí theo kiểu:  "Cho chúng đi đá bóng để chúng khỏi nghĩ đến bọn con gái". Điều  đó, ở trường hợp của tôi, cũng không bao giờ ngăn cản được tôi nghĩ  đến họ cho tới ngày tôi chỉ còn nghĩ tới có Marie. Vì vậy đôi khi tôi  tự biến mình thành quái dị. Nếu tôi thích đi xem những phim  không bị cấm đối với trẻ em dưới mười sáu tuổi hơn những phim  khác là vì chúng tránh cho tôi khỏi phải dùng những thứ thuốc sắc  cho người lớn có nguồn gốc ngoại tình và li hôn. Trong những phim  về li hôn và về ngoại tình, hạnh phúc của ai đó bao giờ cũng có nguy  cơ: "Hãy làm cho em được hạnh phúc, anh yêu", hoặc "Anh không  muốn em được hạnh phúc ư?" Tôi không thể tưởng tượng được một  thứ hạnh phúc chỉ kéo dài trong hơn một giây, cứ cho là hai hoặc ba  giây đi nữa. Tôi cũng rất thích những phim về gái điếm, nhưng loại  này có rất ít. Và nói chung những phim này lại quá cường điệu, đến  mức người ta không còn nhận ra chúng là những phim về gái điếm.  Tất nhiên có những phụ nữ không thuộc loại gái điếm, cũng không  thuộc loại các bà vợ: những người phụ nữ đầy lòng trắc ẩn, nhưng  trong điện ảnh người ta không chú ý đến loại phim này. Ngược lại,  trong những phim không bị cấm đối với trẻ em dưới mười sáu tuổi,  lại có rất nhiều gái điếm. Tôi không bao giờ có thể hiểu được những  chuẩn mực của việc lập danh mục phim, căn cứ vào đó người ta  không cấm trẻ em dưới mười sáu tuổi xem những phim về gái điếm.  Những cô gái này được coi như thế hoặc do bản chất của họ hoặc chỉ  đơn thuần về phương diện xã hội học. Họ gần như không bao giờ là  những người phụ nữ có lòng vị tha. Trong một salon(1) nào đấy ở  Far-west, những cô gái trẻ đẹp, tóc hoe nhảy kiểu căng căng trước  những con mắt dâm đãng của những tay cao bồi thô lỗ đi săn bẫy  hoặc đi tìm vàng đã sống hai năm trong hiu quạnh để săn lùng  những con vật hôi, nhưng khi cũng những tay cao bồi ấy, những tay  đi săn bẫy hoặc đi tìm vàng ấy, muốn theo các cô gái trẻ, đẹp, tóc  hoe vào buồng các cô thì các cô thường đóng sập cửa trước mũi họ, trừ phi một tên súc sinh bẩn thỉu nào đó đã nhận phụ trách việc  đánh các cô đến chết một cách không thương tiếc. Tôi nghĩ không có  gì lạ nếu những gã khốn khổ đáng thương ấy lao vào chuyện ẩu đả  tranh giành nhau; như chuyện chúng tôi đá bóng ở kí túc xá, nhưng  tàn nhẫn hơn vì đây là chuyện của người lớn. Tôi thật không hiểu  nền đạo đức Mĩ. Tôi cho là ở Hoa Kì, một phụ nữ đầy lòng trắc ẩn có  thể sẽ bị ném vào lửa chỉ vì cô xử sự không phải vì tình yêu đối với  người đàn ông, cũng không phải vì tiền, mà chỉ vì lòng thương cảm  thân phận con người.
Trong những cuốn phim này, nỗi đau tinh thần, sự khốn quẫn và  cuộc chiến đấu của anh ta với quỷ sứ bao giờ cũng được trình bày  qua quá khứ. Một người nghệ sĩ sinh thời, không đủ tiền hút thuốc  lá hoặc để mua giày tặng vợ, không gây hứng thú gì cho những nhà  sản xuất phim, vì cần phải đến ba thế hệ những kẻ huyênh hoang  mới có thể làm cho họ tin tưởng được rằng con người là một thiên  tài. Một thế hệ những kẻ huyênh hoang đối với họ chưa đủ... "Sự  tìm kiếm mãnh liệt của tâm hồn người nghệ sĩ". Đến Marie cũng tin  là như vậy. Than ôi, tất nhiên có thể có cái gì trong thị hiếu ấy,  nhưng phải đánh giá nó theo cách khác. Cái mà một diễn viên hài  tìm kiếm là sự thanh thản, anh ta cần có ảo tưởng được thưởng thức  cái mà con người bình thường gọi là những giờ nghỉ ngơi. Nhưng  những người này thật ra không hiểu được rằng đối với một diễn  viên hài, ảo tưởng về sự nghỉ ngơi chính là ở sự quên đi nghề nghiệp  của mình, họ không hiểu điều đó bởi vì mối quan tâm lớn nhất của  họ (hoàn toàn là tự nhiên đối với họ) chủ yếu là để thỏa mãn nhu  cầu giải trí của họ bằng nghệ thuật. Còn đối với những người yêu  nghệ thuật, đúng là họ chỉ nghĩ đến nghệ thuật, nhưng họ không  cần sự nghỉ ngơi bởi vì họ không lao động, đấy là một chuyện hoàn  toàn khác. Liệu thử gọi người nghệ sĩ là một người yêu nghệ thuật,  tất sẽ gây ra những sự hiểu lầm khó chịu. Những người yêu nghệ  thuật bắt đầu nói về nghệ thuật đúng vào lúc người nghệ sĩ cho là  cuối cùng mình đã có thể được hưởng thụ cái gì đó tựa như là sự  nghỉ ngơi. Nói chung họ chạm đúng cân não với một sự chính xác  phi thường; trong khoảng hai, ba hoặc năm phút khi người nghệ sĩ quên đi nghệ thuật, thì người yêu nghệ thuật đưa ra Van Gogh,  Kafka(1), Chaplin hoặc Beckett làm đề tài câu chuyện. Trong những  lúc như thế, tôi thật chỉ muốn tự tử. Chỉ cần tôi chợt nghĩ đến cái  việc mà tôi làm với Marie, hoặc đến một cốc bia, đến những chiếc lá  mùa thu hoặc đến việc chơi cờ, nếu không phải là một chủ đề hơi  tục tĩu nào đó hoặc có tính chất tình cảm, là một Fredebeul hoặc  Sommerwild đã thao thao bất tuyệt về nghệ thuật. Đúng vào lúc tôi  có cảm giác say sưa được là một con người hoàn toàn bình thường,  cũng bình thường theo kiểu tư sản như một Karl Emonds, thì ông  bạn Fredebeul hoặc Sommerwild đã dẫn ra Claudel(1) hay Ionesco.  Marie cũng có khuynh hướng đáng buồn như vậy, nhất là trong thời  gian gần đây. Điều đó đã làm tôi kinh ngạc, hôm tôi nói với em là  tôi có ý định sẽ hát và đệm đàn với cây ghi ta của tôi. Căn cứ vào  thái độ của em thì hình như tôi đã phạm vào khiếu thẩm mĩ của  em.
Chính là vào lúc, người phàm tục rời bỏ công việc của mình thì  người diễn viên hài bắt đầu công việc của anh ta. Tất cả, từ ông bầu  với nguồn lợi đế vương đến người thợ tầm thường nhất đều biết thế  nào là sự nghỉ ngơi, họ đi uống bia hay đi săn bắn ở Alaska(2), sưu  tập tem thơ, thưởng thức phái ấn tượng hoặc phái biểu hiện (có điều  chắc chắn: người "sưu tập" nghệ thuật không phải là một nghệ sĩ).  Vào lúc họ nghỉ làm việc, chỉ cái lối họ châm thuốc lá và tự tạo cho  mình một bộ mặt riêng biệt đủ làm cho tôi bực mình. Thực tế, tôi  biết khá đầy đủ cái cảm giác ấy để tị nạnh với họ về thì giờ họ dùng  để cảm nghiệm nó, vì một diễn viên hài cũng đánh dấu sự kết thúc  công việc của mình: anh ta có thể ngồi duổi chân ra và, trong thời  gian dành cho một nửa điếu thuốc lá, thưởng thức những niềm vui  của sự nghỉ ngơi. Ngược lại cái mà người ta gọi là "nghỉ phép" thì lại  chết người. Bọn họ có thể tạo cho họ đến ba, bốn hoặc sáu tuần lễ!  Marie đã cố gắng nhiều lần thu xếp cho tôi được hưởng cái thú của  việc đi nghỉ phép. Chúng tôi ra bờ biển, về nông thôn, tắm lội, leo núi. Đến ngày thứ hai tôi đã lăn ra ốm: người tôi nổi đầy mụn từ  đầu đến chân, còn đầu óc tôi thì tràn ngập những ý nghĩ chết chóc.  Tôi cho là tôi ốm vì tôi có quá nhiều ham muốn. Và một hôm Marie  nghĩ ra chuyện đưa tôi đến nghỉ ở một nơi chủ yếu dành cho các  nghệ sĩ. ý kiến thật tai hại! Tất nhiên ở đây chỉ toàn những người  sinh sống bằng nghệ thuật, và ngay buổi tối đầu tiên tôi đã gây gổ  với một tên ngu xuẩn, một tay có thần thế trong kĩ nghệ điện ảnh  đã kéo tôi vào một cuộc tranh luận về Gruck(1), Chaplin và vai người  điên trong các vở kịch viết theo lối Shakespear(2). Không những tôi  nhận đủ một trận đòn ra trò (những tay này sống đầy đủ bằng một  nghề người ta gọi là nghệ thuật, không bao giờ biết mệt là gì và  khỏe như những người Thổ), thêm vào đó còn mắc vào một cơn sốt  vàng da dữ dội. Vừa thoát ra khỏi cái sào huyệt đó là tôi khỏi ốm  ngay hoặc gần như thế. Điều ngăn cản tôi không được hưởng sự  nghỉ ngơi là do tôi bất lực trong việc tự hạn chế mình, hay như Zohnerer ông bầu của tôi nói, hoạt động của tôi không có sự tập  trung. Trong những tiết mục của tôi, tôi pha trộn các loại hình: kịch  câm, mĩ học, trò hề. Tôi có thể thực hiện một vai kịch câm, cũng có  thể thực hiện tốt một vai hề, nhưng tôi dàn dựng quá nhiều tiết  mục. Tôi có thể sống nhiều năm chỉ với một số tiết mục trong đó: Cơ  Đốc thuyết giáo và Tin Lành giảng đạo, Phiên họp của Hội đồng  quản trị, Giao thông thành phố và vài tiết mục khác. Những khi đã trình bày một tiết mục đến mười hoặc hai mươi lần, tôi thấy chán  đến mức đương giữa lúc biểu diễn tôi muốn ngáp một cách kinh  khủng, buộc phải bắt các cơ bắp của tôi cơ cán vào khuôn phép với  một sự chăm chú cao độ. Tôi chán chính tôi. Nghĩ đến việc một vài  diễn viên phải thực hiện cũng tiết mục ấy suốt ba mươi năm của  cuộc đời họ, tôi thấy hoảng sợ như thể tôi bị bắt buộc phải ăn bằng  thìa toàn bộ một túi bột mì. Mỗi khi một việc gì không còn gây hứng  thú cho tôi nữa là tôi phát ốm... và lập tức tôi có ý nghĩ muốn làm  trò tung hứng hoặc ca hát, đó cũng là một cớ để thoát khỏi sự luyện  tập hàng ngày! Về nguyên tắc, buổi tập của tôi không bao giờ dưới  bốn tiếng đồng hồ, nếu không phải là sáu tiếng hoặc có thể hơn. Vậy mà từ sáu tuần nay tôi đã hờ hững với việc luyện tập, tạm bằng  lòng mỗi ngày với ít động tác thăng bằng bằng đầu và bằng tay, vài  động tác nhào lộn và vài động tác thể dục trên tấm đệm cao su  không lúc nào rời khỏi tôi. Bây giờ tôi đã có một lí do xác đáng - vết  thương của tôi ở đầu gối - để nằm dài ra ở đivăng hút thuốc và mủi  lòng trước số phận của mình. Tiết mục kịch câm cuối cùng của tôi  đã dựng diễn: văn của ngài Bộ trưởng, tôi cho là rất đạt, nhưng tôi  thấy mệt mỏi trong việc diễn tả dưới hình thức châm biếm mà  không bao giờ có thể vượt qua được một giới hạn nhất định. Mọi cố  gắng đưa chất trữ tình vào đều thất bại. Tôi chưa bao giờ thành  công trong việc mô phỏng "bản chất con người" mà không rơi vào sự  tầm thường hóa. Về mặt nghệ thuật, những tiết mục Cặp khiêu vũ và Đi đến trường học - từ trường học về không phải là tồi. Tuy nhiên  ngay khi mà tôi thử nhại cuộc sống của một con người, là tôi lại rơi  ngay vào kiểu biếm họa. Marie có lí khi cho việc tôi thích hát và tự  đệm bằng cây ghi ta là một mưu toan lẩn trốn. Tôi thành công hơn  cả trong việc miêu tả những chuyện phi lí hàng ngày: tôi quan sát,  tổng hợp những điều quan sát được, nâng chúng lên tới một sức  mạnh nào đó để từ đó rút ra căn nguyên, nhưng sử dụng một yếu tố  khác với yếu tố mà tôi đã sử dụng để nâng chúng lên tới sức mạnh  đó. Trong mỗi nhà ga tương đối quan trọng nào đó thường có hàng  nghìn người vào thành phố để làm việc trong khi hàng nghìn người  khác lại ra khỏi thành phố để đến làm việc ở những nơi khác. Tại  sao họ không đơn giản hoán vị cho nhau nơi làm việc. Không nói  đến cơn ác mộng về những dãy xe hơi dài dằng dặc không ngừng  phải tránh nhau, vào những giờ cao điểm. Hoán vị nơi làm việc hoặc  nơi ở, và trò chơi sẽ kết thúc: bớt đi cái mùi hôi thối không cần thiết  kia, bớt đi cả việc bắt buộc những tay cảnh sát đáng thương kia  phải chèo kéo như những người tù khổ sai. Luồng giao thông sẽ  giảm đi ở các ngã tư và cảnh sát có thể ngồi chơi cờ. Tổng hợp  những quan sát này, tôi dựng một tiết mục kịch câm, mặt trát  phấn, thản nhiên và bất động, chỉ bằng tay và chân, tôi có thể tạo  nên ấn tượng về một sự náo nhiệt phi thường. Mục tiêu của tôi là  chỉ sử dụng một số đạo cụ tối thiểu, tốt nhất là hoàn toàn không sử  dụng chúng. Trong tiết mục Đi đến trường học và từ trường học về,  tôi không dùng cả đến cặp sách: kiểu cách cắp nó đủ để gợi lên hình ảnh đó. Tôi đi qua đường vào phút cuối cùng, đến trước một toa xe  điện đang rung chuông báo hiệu, nhảy lên một chiếc xe khách đang  chạy, xuống xe cũng bằng cách ấy, bị tủ kính các cửa hàng thu hút,  viết phấn - sai chính tả - lên tường các ngôi nhà bên đường, đến  trường chậm, bị giáo viên quở trách, đặt cặp sách lên bàn, lén ngồi  vào ghế. Tôi biết cách biểu lộ cảm hứng trữ tình của tuổi thơ: trong  cuộc sống của trẻ em, trong cái tầm thường có cái lớn lao, điều này  khác thường, rời rạc và bao giờ cũng mang tính bi kịch. Một đứa  trẻ, khi còn là đứa trẻ, không biết đến sự nghỉ ngơi chỉ bắt đầu với  nó khi nó chấp nhận những "nguyên tắc đạo đức". Với lòng hăng hái  cuồng nhiệt, tôi quan sát tất cả những biểu hiện gắn vào thời điểm  tan tầm: cách người thợ nhét tiền lương vào túi và nhảy lên chiếc xe  đạp máy của anh ta, cử chỉ kiên quyết của người buôn chứng khoán  khi anh ta gác ống nghe telephon và cất quyển sổ tay của anh ta  vào ngăn bàn, khóa nó lại, hoặc cả đến kiểu một người phụ nữ bán  thực phẩm, cởi bỏ tấm tạp dề, rửa tay, sửa lại tóc và soi gương, tô  lại đôi môi, nhặt lên chiếc khăn tay... và ra đi. Đối với tôi những cử  chỉ có tính người sâu sắc ấy, nếu chỉ để từ đó rút ra một tiết mục  hài thì thật dã man. Tôi vẫn thường tranh luận với Marie về việc  làm thế nào để biết là một con vật có thể có hay không sự nghỉ ngơi,  con bò đương gặm cỏ hay con lừa đứng ngủ gật sau hàng rào. Theo  ý kiến của Marie, cho là một con vật đang nghỉ ngơi khi nó làm  việc, điều đó giống như một sự báng bổ. Sự buồn ngủ theo em có thể  là cái gì đó giống như là một sự nghỉ ngơi, một loại việc quan trọng  chung cho cả người lẫn vật; nhưng sự nghỉ ngơi thực sự có phải là  điều mà người ta có thể hưởng thụ một cách có ý thức không?  Những người thày thuốc cũng tuân thủ sự ngừng làm việc trong lao  động, và từ ít lâu nay các ông linh mục cũng vậy. Thế mà điều đó  lại làm tôi bực tức: những loại người đó không nên được nghỉ ngơi,  chỉ khi ấy họ mới hiểu được đặc điểm của đời người nghệ sĩ. Một  vấn đề mà Marie và tôi không bao giờ có thể nhất trí được: Chúa  Trời mà em tin, Người có nghỉ ngơi hay không? Marie cho là có và  để chứng minh em lấy ra bài Cựu Ước và đọc tôi nghe đoạn rút ra  từ lịch sử sáng tạo thế giới: "và đến ngày thứ bảy thì Chúa nghỉ  ngơi". Dựa vào Tân Ước, tôi bác bỏ câu trích dẫn của em: nếu tôi  buộc phải công nhận là Chúa của Cựu Ước có sự nghỉ ngơi, tôi cũng không thể hình dung được là Christ lại có thể ngừng làm việc vào  giờ nhất định. Marie tím mặt lại nhưng cũng phải thừa nhận một  quan niệm như vậy về cuộc đời của Christ đối với em là có tính chất  báng bổ. Có thể Chúa hành lễ, phải, tất nhiên, nhưng ngừng làm  việc vào giờ nhất định! Chuyện đó không thể có được!
Tôi có thể ngủ như một con vật, một giấc ngủ nói chung không  mộng mị. Có khi tôi chỉ mới ngủ có vài phút đã có cảm giác mình  vắng mặt cả một thời gian dài, như thể là tôi đã để đầu tôi xuyên  qua bức tường đằng sau đó là sự vô cùng, sự quên lãng, sự yên nghỉ  đời đời và cũng có cái cảm giác đã choán đầy tâm trí Henriette khi  chị để rơi chiếc vợt tennis khỏi tay chị, khi chị để rớt chiếc thìa của  chị vào đĩa súp hoặc với một cử chỉ đột ngột chị quẳng những con  bài của chị vào lửa: sự trống rỗng. Hôm tôi hỏi chị nghĩ đến gì mà  lại có thể đãng trí đến như vậy, chị trả lời tôi: "Em không biết thật  à?" và khi tôi lắc đầu, chị nói tiếp trong tiếng thì thầm: "Chẳng nghĩ  đến gì cả, chị chẳng nghĩ đến gì cả". Không thể, tôi nói, không nghĩ  đến gì được. "Có chứ, rất có thể có thể như thếÕ, chị trả lời tôi. Ỏở  chị bỗng như có sự trống rỗng, chị như say rượu, và nếu có thể thì  lúc đó chị sẽ cởi bỏ hết quần áo, giày dép để cảm thấy mình được  hoàn toàn nhẹ nhõm". Chị nói thêm là chị thấy cảm giác ấy tuyệt  vời như thế nào, chị luôn luôn bồn chồn chờ đợi cái khoảnh khắc ấy;  nhưng khổ thay cái khoảnh khắc ấy bao giờ cũng đến với chị một  cách bất ngờ: cứ như là bước vào cõi vĩnh hằng. Chuyện cũng đã xảy  ra với chị một hay hai lần ở trường học, vả lại tôi cũng nhớ lại  những cuộc trao đổi qua telephon giữa mẹ tôi và cô giáo nhà trường:  "Phải, phải, đấy là chứng ictêri, đúng thế... và nhất là cần phải  trừng phạt nó thật nghiêm khắc vào!"
Đôi khi tôi cũng có cái cảm giác cao cả ấy vào lúc tôi chơi cờ tào  cáo liền ba hoặc bốn tiếng đồng hồ. Những tiếng động đã đủ truyền  vào tôi cảm giác đó: tiếng lăn của con xúc xắc, tiếng kéo lê của  những con tốt trên mặt các ô bàn cờ, tiếng "tắc" khi người ta chồng  chúng lên nhau. Marie mặc dù thích chơi cờ chiếu tướng hơn, cuối  cùng cũng mê loại cờ này. Nó kích thích chúng tôi như một chất ma  tuý. Có khi chúng tôi chơi cờ liền năm hoặc sáu tiếng đồng hồ.  Những nhân viên nam hay các cô hầu phòng đem chè uống hay cà  phê lên cho chúng tôi thường có vẻ mặt pha trộn giữa sự sợ hãi và sự phẫn nộ như vẻ mặt của mẹ tôi trước đây mỗi khi Henriette lên  cơn; họ đôi khi lẩm bẩm điều mà lão đeo mục kỉnh lẩm bẩm trên xe  ca cái buổi sáng khi tôi từ nhà Marie trở về: "Không thể tưởng  tượng được!" Marie còn sáng tạo ra một hệ thống tính điểm rất phức  tạp: tùy theo ta bị chặn hay là ta chặn được đối phương, mất điểm  hay được điểm; cuối cùng thành một bảng điểm rất gây ấn tượng.  Tôi còn mua cho em một chiếc bút chì máy bốn mầu để em có thể  phân biệt rõ hơn các dấu có giá trị dương, giá trị âm. Có khi chúng  tôi còn chơi cờ trên toa xe lửa trong những chặng đường dài, gây  kinh ngạc lớn cho những khách đi du lịch vào loại nghiêm chỉnh...  Cho đến cái ngày tôi phát hiện ra là Marie chỉ còn chơi cờ để làm  vui lòng tôi và cũng để giữ cho tôi được bình tĩnh bằng cách làm bớt  căng thẳng "tâm hồn nghệ sĩ" của tôi: tâm trí của em từ bây giờ trở  đi đã ở nơi khác. Sự bất hòa giữa chúng tôi đã bắt đầu bộc lộ, từ  mấy tháng nay, khi có được năm ngày tự do, tôi đã từ chối không đi  Bonn. Lí do là tôi khiếp sợ cái câu lạc bộ ấy và cũng vì ngại gặp Léo.  Marie không ngớt nhắc đi nhắc lại là em muốn được thở lại "bầu  không khí Cơ Đốc giáo", tôi nhắc lại với em về tình trạng của chúng  tôi khi từ Bonn trở về Cologne sau buổi tối đầu tiên của chúng tôi ở  câu lạc bộ: mệt mỏi, khổ sở và ủ rột. Trên toa xe em không ngừng  nói: "Em yêu anh biết chừng nào, em yêu anh biết chừng nào"; em  đã tựa đầu em lên vai tôi ngủ thiếp đi và chỉ tỉnh dậy mỗi khi trên  sân ga người trưởng toa kêu to tên các ga: Sechtem, Walderberg,  Bruhl, Kalscheuren... mỗi lần như vậy em lại giật mình; lúc đó tôi  đặt lại đầu em trên vai tôi, và cuối cùng khi chúng tôi xuống ga  phía Tây Cologne, em thở dài: "Có lẽ chúng ta nên đi xem phim".  Phải, khi em tuyên bố với tôi là em cần được thở lại bầu không khí  Cơ Đốc giáo, tôi nhắc lại với em tất cả những tình tiết trên và đề  xuất việc đi xem phim hay đi khiêu vũ, hoặc có thể chơi cờ tào cáo,  em lắc đầu và một mình bỏ đi Bonn. Cần phải hiểu "bầu không khí  Cơ Đốc giáo" muốn nói gì? Đối với tôi, đấy là một công thức rỗng  tuếch. Tóm lại lúc đó chúng tôi đương ở Osnabrỹck(1), và tôi không  cho là bầu không khí ở đây nhất định là không
- Cơ Đốc giáo.
 

<< Chương 9 | Chương 11 >>


Dành cho quảng cáo

©2007-2008 Bản quyền thuộc về Liên Mạng Việt Nam - http://lmvn.com ®
Ghi rõ nguồn "lmvn.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này - Useronline: 288

Return to top