Tôi sinh ra ở Bonn, ở đây tôi có rất nhiều mối quan hệ: bà con, bạn bè, bạn học cũ. Bố mẹ tôi sống ở Bonn và cả Léo em trai tôi, nó đã quy đạo Cơ Đốc, cha đỡ đầu của nó là Zpfner, và nghiên cứu thần học. Tôi cần phải gặp bố mẹ tôi, ít ra là một lần, để cùng với ông bà giải quyết vấn đề tiền của, nếu không xong tôi sẽ phải ủy thác một luật sư bảo vệ quyền lợi cho tôi. Tôi còn phân vân về cách thức tiến hành công việc. Từ sau cái chết của chị Henriette của tôi, đối với tôi, bố mẹ tôi không còn là bố mẹ nữa. Như vậy là Henriette đã mất được mười bảy năm. Vào cuối cuộc chiến tranh, chị mới mười sáu tuổi; đấy là một thiếu nữ xinh đẹp, có bộ tóc hoe vàng. Thời đó các thiếu nữ đều được coi là đội viên tình nguyện trong đơn vị D.C.A(1), đấy là trường hợp của Henriette vào tháng Hai năm 1945. Mọi việc diễn ra quá nhanh đến nỗi tôi đã không kịp cảm nhận được gì trong chuyện này. Một ngày đẹp trời, ở trường học ra, tôi đi qua phố Kửlnerstrasse, tôi trông thấy Henriette trên toa tàu điện chạy vào khu trung tâm. Chị vẫy tay cười với tôi và tôi cũng đáp lại chị như thế. Chị mang xắc đeo lưng, đội một chiếc mũ mầu lơ sẫm rất đẹp và mặc áo khoác mùa đông cổ lông. Tôi chưa bao giờ thấy chị đội mũ vì chị không thích đội mũ. Với chiếc mũ trên đầu, trông chị khác hẳn đi, có vẻ một thiếu phụ. Tôi cho là chị tham gia một cuộc đi chơi do nhà trường tổ chức, mặc dầu thật ra lúc này việc giải trí kiểu như vậy theo tôi không thích hợp chút nào. Nhưng với các nhà giáo, mọi việc đều có thể xảy ra. Không phải là họ đã dạy chúng tôi học quy tắc tam suất trong hầm trú ẩn, khi súng đại bác đã nổ hay sao? Thày giáo của chúng tôi, ông Brul, đã bắt chúng tôi hát những bài hát thành kính và yêu nước như ông ta nói, và những bài khác: Hãy chiêm ngưỡng ngôi nhà đầy vinh quang và Hãy nhìn xem mặt trời đương mọc ở phương Đông! Ban đêm, khi tiếng đại bác chịu im trong nửa tiếng đồng hồ, người ta nghe thấy những tiếng chân bước, những tiếng chân bước không ngớt trên đường phố: những đoàn tù binh chiến tranh người Italia (người ta giải thích cho chúng tôi ở trường học là vì những người Italia không còn là đồng minh nữa nên từ nay họ phải lao động như những tù binh, câu chuyện mà chúng tôi vẫn không sao hiểu nổi), những đoàn tù binh chiến tranh người Nga, những phụ nữ người nước ngoài, những binh sĩ người Đức. Bọn họ nối tiếp nhau diễu qua suốt đêm. Không ai biết chính xác chuyện gì đang xảy ra.
Henriette có vẻ đúng là đang tham gia một cuộc đi chơi. Với các nhà giáo, mọi việc đều có thể xảy ra. Thỉnh thoảng, khi chúng tôi đang ngồi ở trong lớp học, nghe thấy rõ ràng tiếng súng nổ dội vào qua các cửa sổ, và nếu có giật mình hoảng sợ quay đầu để nhìn ra, ông Brl giáo sư của chúng tôi lại hỏi chúng tôi về ý nghĩa của các tiếng súng đó. Rồi ông ta vội vã giải thích: người ta lại bắn bỏ những tên đào ngũ, phía trên rừng. "Đấy là số phận dành cho tất cả những ai từ chối việc bảo vệ nước Đức Chí Thánh chống lại bọn Do Thái Yăngki", ông Brl nói. (Tôi mới gặp lại ông gần đây thôi. Đấy là một vị có tuổi, tóc đã bạc, giáo sư ở một trung tâm sư phạm. Chưa bao giờ tham gia Đảng, nhưng được coi là một người "có quá khứ không có gì đáng chê trách về mặt chính trị").
Tôi vẫy tay lần chót với Henriette ngồi trong chiếc toa xe điện dần dần đi xa, rồi băng qua công viên tôi trở về nhà, khi đó bố mẹ tôi và Léo đã ngồi vào bàn ăn. Thực đơn: súp, xốt khoai tây - món chủ lực - và để kết thúc là một quả táo. Tôi đợi đến lúc ăn tráng miệng mới hỏi mẹ tôi xem Henriette tham dự cuộc đi chơi ở đâu. Bà bật ra một tiếng cười gãy gọn trước khi trả lời: "Đi chơi? Con không nghĩ như thế chứ! Nó vào thành phố gia nhập D.C.A. Này, cho mẹ biết con có thể gọt táo một cách tử tế hơn được không? Xem nó kìa!" và cầm lên những vỏ táo trong đĩa của tôi, bà xén lại và đưa tất cả vào miệng coi đó là một kết quả tiết kiệm được của bà: những lát táo mỏng như giấy thuốc lá. Tôi nhìn bố tôi. Mắt ông chăm chăm nhìn xuống đĩa ăn của ông, không nói gì. Léo cũng vậy. Tôi lại ngước mắt nhìn mẹ tôi dò hỏi, lúc ấy bà mới nhẹ nhàng nói: "Con đã đến tuổi để hiểu là mỗi người đều phải làm hết sức mình để đánh đuổi tất cả bọn Do Thái Yăngki ra khỏi nước Đức Chí Thánh của chúng ta". Bà nhìn tôi bằng con mắt làm tôi đâm ra lúng túng, rồi lại thưởng cho Léo một cái nhìn tương tự. Gần như bà sắp sửa đưa cả hai chúng tôi đi đánh nhau với những người Do Thái Yăngki. "Đất nước Đức Chí Thánh của chúng taÕ, bà nhắc lại, Ỏkhi ta nghĩ chúng đã vào Eifel(1)". Tôi đã muốn cười nhưng lại bật khóc nức nở. Ném con dao dùng để cắt gọt hoa quả lên mặt bàn, tôi đâm bổ về phòng của tôi. Tôi thấy sợ hãi, tôi cũng đã biết vì sao nhưng không diễn đạt ra được, và nghĩ đến những vỏ táo đáng nguyền rủa kia tôi giận điên người. Tôi ngắm nhìn mảnh đất của nước Đức phủ đầy tuyết bẩn thỉu trong vườn nhà chúng tôi, tôi ngắm nhìn dòng sông Rhin và phía xa bên kia rặng liễu, vùng Siebengebirge(2): cảnh trí có vẻ ngớ ngẩn đối với tôi. Tôi đã trông thấy một vài người Do Thái Yăngki ấy: từ Venusberg(3) người ta chuyển họ bằng xe camiông đến địa điểm tập trung ở Bonn. Họ bị rét cóng, còn trẻ và có vẻ lo lắng. Đối với tôi, ở mức độ tôi có thể hình dung được, những người Do Thái hẳn giống như người Italia, những người này còn bị rét cóng hơn những người Mĩ và quá kiệt quệ để có thể còn lo lắng gì hơn nữa cho bản thân họ. Tôi đạp vào chiếc ghế đặt ở cạnh giường của tôi, nhưng không làm đổ được nó, tôi đạp thêm một lần nữa, lần này chiếc ghế lăn kềnh ra và làm vỡ mặt kính tủ đầu giường của tôi... Henriette, xắc đeo trên lưng và đầu đội một chiếc mũ màu lơ. Chị sẽ không bao giờ còn trở về nữa, và chúng tôi vẫn không biết họ chôn cất chị ở đâu. Khi chiến tranh kết thúc, một người nào đó đến nhà chúng tôi báo tin chị đã "ngã xuống ở Leverkusen"(1).
Khi tôi nghĩ đã hai thế hệ gia đình chúng tôi nắm một phần lớn cổ phần các mỏ than linhít, tôi thấy quả là hài hước việc gia đình chúng tôi bận tâm đến đất nước Đức Chí Thánh: bảy mươi năm qua, dòng họ Schnier sinh sống bằng việc đào bới đất nước Đức Chí Thánh ấy: các làng mạc, các khu rừng và các tòa lâu đài sập đổ tan hoang vì Mấy ngày sau tôi được nếm một bài học cho biết ai là người được đòi quyền tác giả chuyện bọn "Do Thái Yăngki": Herbert Kalich, lúc ấy mười lăm tuổi, trưởng nhóm ỎDân tộc mớiÕ chúng tôi, được mẹ tôi hậu hĩ giao toàn quyền sử dụng vườn nhà chúng tôi để người ta dạy chúng tôi cách sử dụng lựu đạn chống tăng. Léo, em tôi. Mới tám tuổi cũng được tham dự. Tôi thấy nó đi dọc sân quần vợt, một quả lựu đạn chống tăng trên vai, vẻ trịnh trọng đúng như người ta thường gặp ở trẻ em. Tôi ngăn nó lại và hỏi nó: "Mày làm gì đấy?" và nó trả lời tôi, nghiêm nghị như một giáo hoàng: "Em muốn trở thành một Ma Chó Sói(1), anh không muốn sao?" - "Có chứ", tôi nói và cùng đi với nó đến trường bắn, ở đấy Herbert đang nói chuyện về một chú bé mười tuổi nào đó ở tận cuối Silésie(2) được thưởng huân chương chữ thập sắt hạng nhất vì đã diệt được ba xe tăng Nga bằng lựu đạn chống tăng. Lúc ấy một cậu bạn của tôi hỏi đến tên vị anh hùng trẻ tuổi kia, tôi nói luôn "Rbezahl(3)!" Herbert Kalich giận dữ phản ứng: "Đồ thất bại chủ nghĩa bẩn thỉu!" Tôi cúi nhặt một nắm xỉ than ném vào mặt hắn. Cả bọn đổ xô vào tôi, trừ Léo nó giữ thái độ trung lập một cách nghiêm chỉnh, khóc nhưng không vào giúp tôi và tôi khiếp sợ hét vào mặt Herbert: "Con lợn quốc xã!" Tôi đã bắt gặp câu này ở đâu đó, chỗ chắn đường tàu. Tôi không hiểu chính xác ý nghĩa của thành ngữ này nhưng cảm thấy nó rất phù hợp với hoàn cảnh. Herbert Kalich hạ lệnh ngừng ngay cuộc đánh lộn, biểu thị một thái độ rất trịnh trọng: hắn cho bắt giam tôi vào trong lán để dụng cụ ở cuối trường bắn, giữa đống bia, cọc tiêu của bãi tập và đi mời bố, mẹ tôi, thầy Brỹl và một người của Đảng đến. Điên giận, tôi gào thét và giẫm nát các bia, hét những đứa đứng gác ngoài cửa: "Những con lợn quốc xã!" Một giờ sau, tôi bị chúng kéo lê về đến tận phòng khách nhà tôi, ở đấy diễn ra cuộc hỏi cung tôi. Điên người, ông Brỹl không ngớt nhắc đi nhắc lại: "Phải loại trừ tận gốc cái xấu, loại trừ tận gốc". Tôi không hiểu ông ta muốn nói theo nghĩa đen hay nghĩa bóng. Rồi tôi sẽ viết về trung tâm sư phạm đòi ông phải làm sáng tỏ điểm này, đơn giản là để tôn trọng sự thật lịch sử. Người của Đảng, một tổ trưởng nào đó ở địa phương tên là Lovenich, tỏ ra điềm tĩnh. Anh ta không ngừng nhắc lại: "Thử nghĩ xem đứa trẻ này chưa đầy mười một tuổi". Và vì anh ta có tác dụng làm tôi dịu đi, tôi mới trả lời các câu hỏi. Anh ta muốn biết tôi học được thành ngữ tai hại ấy ở đâu.
- Tôi đọc được, tôi nói, ở chỗ chắn đường tàu Annabergers Trasse.
- Không phải là có ai đã nói ra trước mặt em? Chú muốn nói: em đã nghe thấy ai nói ra như thế, bằng lời?
- Không.
- Thằng bé đã không hiểu nó nói gì, bố tôi can thiệp và ông đặt tay lên vai tôi.
Brỹl hằn học nhìn bố tôi, rồi tỏ vẻ sốt ruột quay sang nhìn Herbert Kalich. Đối với hắn, cử chỉ của bố tôi biểu thị một tình cảm đáng xấu hổ. Mẹ tôi vừa khóc vừa nói, giọng nhẹ nhàng và ngu xuẩn:
- Nó không hiểu ất giáp gì về việc nó làm, nó không nhận thấy điều đó có ý nghĩa gì. Nếu không, tôi buộc sẽ phải từ bỏ nó.
- Vậy thì mẹ từ bỏ con đi.
Sự việc diễn ra trong phòng khách lớn nhà chúng tôi, giữa các đồ đạc đồ sộ bằng gỗ sồi, các chiến lợi phẩm săn bắn của ông tôi sắp thẳng hàng trên một chiếc kệ lớn, cũng bằng gỗ sồi, các cốc uống rượu chuyền tay và các tủ kính để sách nặng nề. Tôi nghe thấy tiếng đại bác ở xa từ phía Eifel, khoảng cách dưới hai mươi kilômét và thỉnh thoảng cả tiếng nổ lẹt đẹt của một khẩu súng máy. Herbert Kalich, tóc hoe, da tái xanh, với bộ mặt của một kẻ cuồng tín, như làm chức vụ biện lí, không ngừng đập tay vào mặt tủ buýp phê, đòi phải xét xử tôi một cách nghiêm khắc, không thương xót. Cuối cùng, người ta xử phạt tôi bằng cách bắt tôi đi đào hào chống tăng trong vườn dưới sự giám sát của Herbert. Xứng đáng là con cháu nhà Schnier, cả buổi chiều tôi đào bới mảnh đất nước Đức, mặc dầu - trái với truyền thống gia đình - bằng chính đôi tay mình. Tôi đào hào qua đúng giữa bồn hoa hồng quý nhất của ông nội, hướng vào bức tượng mô phỏng Apollon của Belvédère(1) tận hưởng cảnh sụp đổ của bức tượng bằng đá cẩm thạch do nhiệt tình quá mức trong nghề đào huyệt của tôi. Tôi đã vui mừng quá sớm: bức tượng bị triệt hạ do một chú nhóc mặt đầy vết hoe, tên là George. Nó cũng bị nổ tung cùng với bức tượng Apollon, quả lựu đạn do nó thao tác sai đã nổ. Herbert Kalich bình luận về tai nạn một cách ngắn gọn, George mồ côi, còn là may!".