Liên Mạng VietNam || GiaiTri.com | GiaiTriLove.com | GiaiTriChat.com | LoiNhac.com Đăng Nhập | Gia Nhập
Tìm kiếm: Tựa truyện Tác giả Cả hai

   Tìm theo mẫu tự: # A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z Danh sách tác giả    Truyện đã lưu lại (0
Home >> Truyện Dài >> Đàn Hương Hình

  Cùng một tác giả


  Tìm truyện theo thể loại

  Tìm kiếm

Xin điền tựa đề hoặc tác giả cần tìm vào ô này

  Liệt kê truyện theo chủ đề

  Liệt kê truyện theo tác giả
Số lần xem: 19738 |  Bình chọn:   |    Lưu lại   ||     Khổ chữ: [ 1, 2, 3

Đàn Hương Hình
Mạc Ngôn

III-Chương 5

Đàn hương chỉ mọc nơi rừng thẳm, hoa nở về thu tựa tuyết hồng. Sừng sững thân cao mười tám trượng. Đàn anh của loài cây, người hùng của rừng!

Sáo bằng gỗ đàn hương, tiếng oanh réo rắt. Dáng đàn hương, dáng vẻ anh hào. Phách đàn hương, rộn ràng sắc xảo. Xe đàn hương, chinh chiến gian lao! Cây tì bà của Vũ hầu Gia Cát, thành không người mà địch phải lui! Gỗ đàn tạc tượng, làm hương án. Tích thiện – âm công để cho đời!
Nếu như, gỗ đàn làm cọc xiên tù phạm, là lúc cáo chung một Vương triều!
Miêu Xoang, “Đàn hương hình. Nhã điệu”
Đầu Uùt Sơn rụng xuống, mặt trời đang trắng biến thành màu đỏ. Triệu Giáp xách cái đầu lên, cố ý làm ra vẻ nghiêm trang, thật kinh tởm, thật đáng ghét! Tên súc sinh không bằng chó lợn ấy giơ cái đầu Uùt Sơn máu rỏ tong tỏng về phía ta, nói:
- Aùn đã thi hành, mời đại nhân xem xét!
Lòng ta rối bời, mắt nhòe màu đỏ, tai như có tiếng đại bác nổ rền, mùi tanh của máu vương khắp đất trời này, mùi thối tắc mũi lan tràn đây đó này, chứng tỏ vương triều Đại Thanh đã đến hồi mạt vận, ta bỏ Người hay ta chết theo Người? Ngổn ngang trăm mối, do dự bàng hoàng; bơ vơ bốn cõi, một màu thê lương. Theo nguồn tin đáng tin cậy, Hoàng Thái Hậu đã ép Hoàng thượng bỏ chạy ra Thái Nguyên. Kinh thành Bắc Kinh lang sói hoành hành, hoàng cung đại nội, thần thánh miếu đường đã trở thành nơi hành lạc và doanh trại của liên quân tám nước. Một triều đại mà đã để thất thủ quốc đô, thì chỉ còn là tồn tại trên danh nghĩa! Vậy mà Viên Thế Khải đại nhân tiêu tốn hàng chục triệu lạng bạc để xây dựng đội quân tinh nhuệ, cái đội quân ấy không bảo vệ thủ đô, không giết giặc bắt tướng, lại quay sang tiếp tay cho giặc trấn áp con dân ta ở Sơn Đông. Dạ sói lòng lang của Tư Mã Chiêu ai mà chẳng biết? Ngay đến đám trẻ con nơi hẻo lánh cũng truyền miệng nhau câu này: “(Triều) Thanh mà không thanh (trong sạch), Viên (Thế Khải) mà không phải là Viên Thế Khải, là Tào A Man!”. Ôi triều Thanh, Người nuôi ong tay áo; Viên Thế Khải, mưu mô thâm hiểm! Ngươi tàn sát con dân của ta, bảo vệ con đường cho Tây. Ngươi lấy máu của trăm họ để vui lòng liệt cường! Ngươi nắm quân đội nhưng không hành động; ngươi nắm quyền chủ động như tiến thoái không lo. Số phận nhà Đại Thanh trong tay ngươi. Thái hậu Hoàng thượng ơi, Người đã tỉnh ngộ chưa? Nếu các vị còn coi ông ta là cứu khốn phò nguy, thì cơ đồ ba trăm năm của nhà Đại Thanh chỉ còn một sớm một chiều! Tự vấn lòng mình, ta cũng không phải trung thần một lòng vì dân vì nước. Ta không có cái trung dũng của kẻ xả thân vì nghĩa lớn, dù rằng ta văn võ song toàn. Về dũng khí, ta không bằng kép hát Tôn Bính. Về nghĩa khí, ta không bằng hành khất Uùt Sơn. Ta là một tên hèn chỉ biết vâng dạ, một tên đần chỉ muốn yên thân. Cũng có lúc bừng bừng tráng khí, lại lắm khi thui chột lòng son. Với dân chúng, ta dương oai diệu võ, với bề trên ta nịnh bợ ôm chân, đồ vô liêm sỉ, sợ trên khinh dưới. Tên tri huyện Tiền Đinh bị thịt kia, nhà ngươi tuy còn sống, nhưng thực ra chỉ còn là cái xác biết đi. Ngay Uùt Sơn sợ chết vãi cứt ra quần, cũng còn hơn ngươi ba ngàn lần! Đã không có tráng khí đội trời đạp đất, thì ngươi đành sống kiếp chó săn. Ngươi tự biến mình thành chó mà đảm nhiệm chức Giám hình quan, ánh mắt phân tán của ta giờ tập trung vào cái đầu lâu trong tay Triệu Giáp, hiểu rõ kiểu báo cáo như báo công của Giáp, mà hiểu rằng ta phải làm gì? Ta rảo bước đến trước đài, phất tay rũ áo, quì xuống tâu lên tên giặc và tên kẻ cướp:
- Aùn đã thi hành, mời đại nhân xem xét!
Viên Thế Khải và Caclôt trao đổi dăm câu, Caclôt cả cười. Hai tên đứng dậy bước xuống đài:
- Tri huyện Cao Mật, đứng lên đi!
Ta đứng lên đi theo hai người lên Thăng Thiên đài. Viên Thế Khải lưng eo beo gấu, Caclôt cao như cây sào – một cặp cò vịt sánh vai nhau, chậm rãi bước lên đài cao. Ta cúi đầu mà bước, nhưng ánh mắt vẫn không rời hai tên đi trước. Trong ống giầy của ta có giắt một con dao găm cực sắc, chỉ cần có được một nửa dũng khí của em trai ta, là ta đâm chết chúng trong nháy mắt. Khi ta đơn thương độc mã vào sào huyệt bắt sống Tôn Bính, thì sao mà ung dung, bình tĩnh. Còn khi đứng ngay sau bọn này mà sao thấp thỏm không yên? Thế đấy, ta là sói trước đám dân đen, là cừu trước quân tây trắng! Cừu thì ta vẫn chưa xứng, vì cừu còn dám đấu sừng, còn ta thì nhát như thỏ đế! Đứng trước hảo hán Tôn Bính, ngước nhìn khuôn mặt xung huyết to khủng khiếp, miệng rỉ máu, mắt chỉ còn là một kẽ hở. Vì khuyết răng nên giọng à uồm, nhưng câu chửi vẫn nghe rất rõ. Oâng chửi Viên Thế Khải, chửi Caclôt, thậm chí còn định nhổ bọt vào mặt chùng, nhưng sức ông đã yếu, miệng ông chỉ sùi bọt máu như miệng cua, nước bọt chỉ nhễu xuống cằm như trẻ nhỏ. Viên Thế Khải rất bằng lòng bảo:
- Ông huyện Cao Mật, xuất kho trả bố con Triệu Giáp số bạc như đã định; đưa hai bố con vào chính ngạch, trả lương cho họ.
Triệu Giáp quì mọp trên sàn ván mấp mô của Thăng Thiên đài, dập đầu rất kêu:
- Cảm tạ đại đức đại ân của quan lớn!
- Triệu Giáp nghe bảo đây, phải hết sức cẩn thận – Viên Thế Khải tỏ ra thân mật nhưng nhiêm khắc – Không được để hắn chết, nhất định phải sống đến ngày 20, tức là ngày làm lễ thông xe. Hôm ấy có nhiều phóng viên ngoại quốc đến chụp ảnh, nếu ông để hắn chết là ta không có tình nghĩa gì hết với ông đâu đấy!
- Xin đại nhân yên tâm – Triệu Giáp rất tự tin – Tiểu nhân sẽ hết sức cố gắng, đảm bảo ngày 20 hắn vẫn còn sống.
- Ông huyện Cao Mật, vì Hoàng Thái Hậu, Hoàng thượng mà vất vả một chút, ông cùng ba ban nha dịch của ông luân phiên canh gác ở đây, trước mắt không trở về huyện nữa – Viên Thế Khải mỉm cười – Sau ngày thông xe, huyện Cao Mật trở thành mảnh đất béo bở đầu tiên của nhà Đại Thanh. Khi đó, nếu ông được thăng tiến, thì bổng lộc cũng đã đủ xài, chẳng đã có câu “Còi tàu vừa nổi, lấy cán chổi quét vàng” đó sao!… Nhân huynh, nói cho cùng, chính ta mới là người chăn dắt dân hộ nhân huynh!
Viên Thế Khải cười lớn, ta vội vã quỳ xuống, lời của ta xen lẫn tiếng rên của Tôn Bính:
- Đa tạ đại nhân vun đắp, ti chức xin hết lòng hết sức!
Viên Thế Khải cùng anh bạn nối khố người Đức Caclôt dắt tay nhau bước xuống đài. Đám lính của Viên và đám lính Tây xúm xít quanh cỗ kiệu khiêng tám và con ngựa tây cao to, tiền hô hậu ủng tiến về huyện nha. Pháp trường gió bụi mịt mù, tiếng vó ngựa nện côm cốp trên mặt đường lát đá. Huyện nha tạm thời trở thành phủ đệ của Viên và Caclôt, thư viện Thông Đức trở thành tàu ngựa và doanh trại của quân Đức. Chúng đi rồi, quần chúng từ phía rìa bãi bắt đầu nhích về phía đài hành hình. Ta đâm hoảng, lời Viên đại nhân hồi nãy khiến ta kinh hoàng. Ông ấy nói rằng: “Nếu như khi ấy ông chưa được thăng tiến…”. Thăng tiến ư, trong ta le lói chút hi vọng. Câu đó có nghĩa, ta vẫn còn là một viên quan có năng lực trong con mắt của Viên đại nhân, ông ấy không ghét bỏ ta. Soát lại, trong vụ Tôn Bính, ta rất được việc. Ta một mình vào tận sào huyệt, bắt sống Tôn Bính đem về, tránh được thương vong cho quan quân và lính Đức. Trong quá trình thi hành án đàn hương, ta luôn đứng mũi chịu sào, sớm hôm vất vả, dùng thời gian ngắn nhất, với chất lượng tốt nhất, chuẩn bị đầy đủ dụng cụ vật liệu cho hình phạt kinh hoàng cả thế giới, không một ai có thể làm tốt hơn ta. Có lẽ Viên đại nhân không đến nỗi thâm độc như người ta nghĩ, có lẽ ông là người trung hậu nhìn xa thấy rộng; trung quá hóa gian, trí quá hóa ngu, chấn hưng Đại Thanh, ông phải là trụ cột. Hừ, ta chỉ là một anh tri huyện, cứ theo lệnh trên mà làm, bổn phận của ta là làm tốt những công việc của một tri huyện, còn việc lớn của đất nước đã có Hoàng Thái Hậu, Hoàng thượng lo, loại tép riu như ta, hà tất lo bò trắng răng!
Chấm dứt được suy nghĩ vẩn vơ, ta bắt đầu xét đoán mọi việc, phân công ba ban chia nhau bảo vệ Tôn Bính trên giá chữ thập. Dân chúng từ bốn phương tám hướng ùa tới, gần như tất cả cư dân trong thành, ráng chiều nhuộm màu máu lên các khuôn mặt. Đàn quạ kiếm ăn trở về đậu trên một ngọn cây ở mạn đông của pháp trường. Bà con thôn dân ơi, về đi thôi, về nhà mà sống những ngày tủi nhục của các người, bản quan có lời khuyên: thà làm con cừu non cho người ta làm thịt, còn hơn là vùng dậy đấu tranh. Tôn Bính, người bị đóng đinh trên Thăng Thiên đài kia, vị tổ sư Miêu Xoang của các người, là tấm gương tầy liếp!
Nhưng dân chúng bỏ ngoài tai những lời cầu khẩn của ta. Như những con sóng dồn nhau trên bãi cát, họ rùng rùng tiến đến bao vây xung quanh Thăng Thiên đài. Các nha dịch của ta tuốt gươm khỏi vỏ như gặp kẻ địch. Đám thảo dân trầm lặng, nét mặt lạ lùng, khiến tim ta giật thót. Phía tây, mặt trời đỏ rực đã lặn. Phía đông, vầng ngọc thỏ đã lên. không khí trên pháp trường, trên Thăng Thiên đài và trên khuôn mặt mỗi người, là sự hòa trộn giữa nóng ấm của mặt trời và mát mẻ của trăng rằm.
Bà con giải tán đi, về nhà đi!…
Dân chúng vẫn trầm lặng.
Đột nhiên Tôn Bính cất tiếng hát. Miệng ông không kín hơi, và do tâm tình xúc động, tiếng hát của ông rè như tiếng đàn gió cũ, ở vị trí của ông, có thể nhìn bao quát tình hình xung quanh. Tính cách của ông là như vậy, trong tình huống như thế này, chỉ cần còn một hơi thở, là ông cất tiếng hát. Thậm chí có thể nói, ông chờ đợi những giây phút như thế này. Ta cũng chợt hiểu, đám dân chúng bao vây Thăng Thiên đài, không phải để cướp Tôn Bính, mà là muốn nghe ông hát. Nhìn kìa, tất cả những cái đầu đều ngẩng lên, những cái miệng đều hé mở, chỉ mê hát mới có thực sự có hình ảnh đó.
Rằm tháng Tám trăng trong ~ ~ ~ Đài cao lồng lộng gió đông.
Tôn Bính mở miệng là hát điệu Bi của Miêu Xoang. Vì chửi rủa nhiều, gào thét nhiều, giọng ông khản đi. Nhưng giọng khàn cùng với hình ảnh mờ ảo máu xương tơi tả khiến lời ca bi tráng thê thảm, chấn động tâm can. Ta phải thừa nhận rằng, vùng Cao Mật xa xôi hẻo lánh đã sản sinh ra một Tôn Bính thiên tài, một Tôn Bính anh hùng, không kém bất cứ nhân vật nào trong liệt truyện của các Thái Sử công. Ông sẽ lưu danh thiên cổ qua truyện kể, qua kịch bản Miêu Xoang. Nghe bọn tay chân của ta tâu lại, sau khi Tôn Bính bị bắt, vùng Đông Bắc Cao Mật xuất hiện một gánh hát Miêu Xoang do một số người tập hợp lại. Trong diễn xuất, họ kết hợp với những hoạt động mai táng, cúng bái những người chết trong loạn lạc, bao giờ cũng mở đầu bằng gào khóc và kết thúc cũng bằng gào khóc. Hơn nữa, trong kịch bản đã có nội dung Tôn Bính chống Đức.
Ta thân chịu cực hình ruột gan tan nát ~ ~ ~ ngóng quê nhà, lệ đẫm mắt!
Đám dân phía dưới có tiếng nức nở, trong đó xen lẫn tiếng “Mi-ao”, đủ thấy trong tình hình đau xót đến như thế, họ vẫn không quên hát đệm cho người lĩnh xướng!
Ngóng quê cha lửa cháy ngất trời ~ ~ ~ Ôi vợ tui, con tui? ~ ~ ~
Đám dân chúng hình như chợt nhớ tới chức trách của mình, không ai bảo ai, họ đồng thanh cất tiếng “Mi-ao”. Trong dàn âm thanh mi-ao ấy, vọt lên tiếng khóc lanh lảnh cao tận chín tầng mây:
Cha ơi ~ ~ ~ Cha của con!
Đó là tiếng kêu toát ra từ một tâm tình xúc động, nhưng rất ăn nhập với điệu “Bi” của Miêu Xoang, cùng với giọng khàn khàn của Tôn Bính trên đài, tiếng “Mi-ao” đệm phía dưới, cấu thành một cao trào nhỏ. Ta đau nhói như bị đánh một chưởng giữa ngực. Oan gia đã đến rồi! Tôn Mi Nương, người đàn bà thân thiết của ta, con gái Tôn Bính, đã đến rồi! Những ngày vừa qua ta lo thắt ruột, tất tả như là đánh ong, nhưng không lúc nào ta không nghĩ đến nàng, không hẳn chỉ vì nàng đang mang trong mình giọt máu của ta. Ta trông thấy Mi Nương rẽ đám đông, trườn lên như một con lệch vượt đàn cá quả đen mốc. Đám người rẽ ra cho nàng một lối đi lên đài cao. Ta thấy nàng tóc tai rũ rượi, quần áo xộc xệch, mặt mũi nhem nhuốc, không còn vẻ thướt tha yểu điệu thuở nào. đúng là Mi Nương, chỉ có Mi Nương mới dám xông lên đài vào lúc này. Ta đâm ra khó xử, không biết nên hay không nên cho nàng lên đài.
Ta ta ta điều thiên binh thiên tướng ~ ~ ~
Một cơn ho dữ dội tắc nghẹn lời ca, khoảng cách giữa hai cơn ho là những tiếng nấc cụt phát ra từ lồng ngực, y như tiếng nấc cụt của gà trống khi gáy. Mặt trời vừa lặn, bầu trời còn vương đôi chút ráng chiều đã ngã sang màu đỏ sẫm, ánh trăng mát lạnh, phủ lên khuôn mặt sưng phù của tbi sưng phù của Tôn Bính. Cái đầu to tướng của ông lắc liên tục, làm rung chuyển cả cái cột trói ông. Đột nhiên, một bụm máu đen sì vọt ra từ miệng ông, mùi tanh nồng lập tức lan theo chiều gió. Đầu ông từ từ gục xuống ngực.
Ta đâm hoảng, linh cảm có chuyện chẳng lành. Chẳng lẽ ông ta cứ vậy mà chết? Nếu ông chết, Viên Thế Khải sẽ nhảy như con choi choi, Caclôt sẽ nổi trận lôi đình. Tiền thưởng của cha con Triệu Giáp sẽ tan thành mây khói, con đường thăng quan tiến chức của ta sẽ như giấc mộng Hoàng lương! Ta thở dài, chợt nghĩ lại, thấy Tôn Bính chết cũng hay, mà chết mới hay, chết thì âm mưu của Caclôt sẽ tan thành mây khói, lễ thông xe của hắn sẽ chẳng có gì hấp dẫn. Tôn Bính, ông chết là phải, ông chết mới sướng, chết để bảo vệ khí tiết anh hùng, nêu một tấm gương soi chung muôn thuở. Nếu phải sống thêm bốn ngày nữa, ông sẽ đau đớn biết chừng nào! Tiền Đinh, trong giờ phút đất nước bại vong, triều đình lưu lạc, dân tình đói khổ, máu chảy thành sông này, nhà ngươi còn toan tính chuyện vinh thân phì gia thì thật là bỉ ổi, thật là ngu xuẩn. Tôn Bính, ông chết đi, ngàn vạn lần mong mỏi ông đừng sống nữa, ông hãy lên thiên quốc của ông mà đăng đàn bái tướng.
Triệu Giáp và Giáp Con chui ra khỏi lều. Đi trước là Triệu Giáp tay cầm đèn lồng phết bằng giấy bồi, đi sau là Giáp Con hai tay bê một bát to màu đen. cả hai bước kiểu dẫn rượu trên đường dẫn lên đài cao, nửa đường gặp Mi Nương. Mi Nương kêu ầm lên: “Cha ơi, cha làm sao rồi!” rồi đi theo cha con Triệu Giáp. Ta nghiêng người, lánh sang một bên cho họ đi qua trước mặt. Bọn nha dịch đều nhìn ta. ta làm như không biết họ đang nhìn mình, chỉ chăm chú vào Triệu Giáp, Giáp Con và Mi Nương. Họ vốn là người trong nhà, cùng nhau gặp Tôn Bính trên đài hành hình cũng là phải lẽ, chẳng có gì sai trái. Viên đại nhân có mặt tại đây cũng không có lý do gì để ngăn cản.
Triệu Giáp giơ cao đèn lồng, ánh sáng màu vàng kim rọi trên mái tóc rối bù của Tôn Bính. Triệu Giáp dùng tay nâng cằm Tôn Bính lên để ta trông rõ mặt. Ta tưởng ông ấy đã chết, nhưng chưa. Ngực ông vẫn phập phồng dữ dội, hơi thở nặng nề thoát ra từ mũi và miệng. Xem ra sức sống của ông cực kỳ mạnh mẽ, khiến ta vừa thất vọng vừa được an ủi. Aûo giác đánh lừa ta, rằng Tôn Bính không phải một trọng phạm đang thụ hình, mà là một con bệnh gần kề cái chết vô phương cứu chữa, thế nhưng người nhà vẫn cố cứu, ra sức mà cứu… Thái độ của ta về cái chết của Tôn Bính không dứt khoát nên như thế nào.
- Đổ sâm cho ông ta!
Lúc này ta mới ngửi thấy mùi đăng đắng của loại sâm hảo hạng bay ra từ cái bát trên tay Giáp Con. Ta thật sự cảm phục sự tinh vi của Triệu Giáp trong công việc. Trong cảnh nhốn nháo sau khi hành hình, lão vẫn nhớ sắc nước sâm. Có lẽ lão đã chuẩn bị từ trước? Lão tính toán đâu ra đấy, lường trước cả những việc sẽ xảy ra.
Giáp Con nhích lên một bước, một tay bê bát, tay kia cầm thìa múc từng thìa nước sâm đổ vào miệng Tôn Bính. Khi thìa chạm môi, Tôn Bính đã vội há miệng, y hệt chó con chưa mở mắt chạm vào bú mẹ. Giáp Con run tay, nước sâm rớt ra cằm – nơi từng có bộ râu đẹp, Triệu Giáp không bằng lòng:
- Cẩn thận nào!
Nhưng Giáp Con là dân đồ tể, vai u thịt bắp, không làm bước những công việc đòi hỏi khéo chân khéo tay. Thìa thứ hai đã rớt quá nửa xuống ngực.
- Con làm sao thế? – Triệu Giáp tiếc chỗ nước sâm, chuyển đèn cho Giáp Con, nói – Để ta!
Không đợi Giáp Con chuyển bát nước sâm cho bố, Mi Nương đã bước tới giằng lấy cái bát. Nàng dịu dàng bảo bố đẻ:
- Cha ơi, cha mắc tội tày đình nên mới nông nỗi này! Cha uống một chút là dễ chịu ngay…
Ta thấy Mi Nương nước mắt chạy quanh.
Triệu Giáp giơ cao đèn lồng, Giáp Con nâng cằm Tôn Bính lên, Mi Nương múc từng thìa nhỏ nước sâm đổ vào miệng ông. Ông uống hết, không rớt ra ngoài chút nào.
Ta quên bẵng nhịêm vụ canh chừng tội phạm, tưởng như đang chứng kiến cảnh chăm sóc người ốm trong một gia đình.
Uống hết bát nước sâm, Tôn Bính khá lên rõ rệt. Tiếng thở không nặng nữa, cổ đã đỡ nổi đầu, miệng không tiếp tục thổ huyết, mặt cũng bớt sưng. Mi Nương đưa trả cái bát cho Giáp Con, tự tay cởi trói cho bố đẻ, vừa cởi vừa dỗ:
- Cha đừng sợ, con sẽ đưa cha về nhà.
Đầu ta trống rỗng, nhất thời không biết xử trí ra sao. Chỉ Triệu Giáp là tỉnh. Lão đưa đèn cho Giáp Con, đứng án ngữ trước mặt Mi Nương, cười khẩy, bảo:
- Dâu thảo của ta, hãy tỉnh mộng! Đây là trọng phạm của triều đình, tha lão là bị giết cả chín họ!
Mi Nương huơ tay trước mặt Triệu Giáp, rồi lại huơ tay trước mặt ta, quì xuống lạy, buột miệng kêu mà như ca điệu Bi của Miêu Xoang.
- Tha cho cha tui… Tui van các người, hãy tha cho cha tui…
Ta trông thấy, dưới ánh trăng lồng lộng, tất cả dân chúng phía dưới nhất loạt quì xuống, tiếng gào thì có thể pha tạp, nhưng câu chữ thì là một:
- Tha cho ông ấy… Tha cho ông ấy…
Trong lòng ta nổi ba đào, thương cảm quá! Hỡi dân chúng, các người không hiểu tình thế trước mắt, các người không hiểu tâm trạng của Tôn Bính, các người chỉ trông thấy Tôn Bính khổ sở vì cực hình trên đài mà không biết Tôn Bính uống lấy uống để nước sâm, chứng tỏ ông ấy không muốn chết. Nhưng ông ấy cũng không muốn sống, nếu muốn, ông ấy đã xổ lồng từ đêm qua, biệt tăm biệt tích rồi! Trước tình hình ấy, ta đành giương mắt mà nhìn. Chịu được hình phạt tàn khốc đến như thế, ông ấy là bậc chí thánh, ta không thể cưỡng lại ý chí của bậc thánh. Ta vẫy mấy tên nha dịch lại gần, khẽ bảo họ phải kèm bằng được Mi Nương xuống đài. Mi Nương vùng vẫy không chịu, thậm chí chửi rất tục, nhưng không cưỡng nổi sức mạnh của bốn tên sai nha, họ vừa đùn vừa đẩy Mi Nương xuống phía dưới. Ta chia bọn sai nha làm hai nhóm, một nhóm canh gác, một nhóm nghỉ, cứ một giờ lại thay phiên một lần. Nơi nghỉ ngơi là cái phòng trống kề sát bên đường của thư viện Thông Đức. Ta dặn nhóm canh gác: quan trọng nhất là canh chừng đường dẫn, không cho bất cứ ai lên, trừ bố con Tiểu Giáp. Phải kiểm soát chặt chẽ cả bốn phía, đề phòng có kẻ trèo lên. Nếu Tôn Bính xảy ra chuyện gì – bị giết hay bị cướp, Viên đại nhân sẽ chặt đầu ta. Ta sẽ chặt đầu tất cả các ngươi trước khi đầu ta bị chặt!
Hai ngày hai đêm dằng dặc đã trôi qua.
Sáng sớm ngày thứ ba, sau khi tuần tra Thăng Thiên đài trở về cái phòng bỏ trống của thư viện Thông Đức, ta để nguyên quần áo nằm dài trên chiếu trải dưới đất. Những tên thay gác trở về ngáy như sấm hoặc nói mê lảm nhảm. Ruồi muỗi tháng Tám rất độc, vết cắn nào cũng chảy máu. Ta lật vạt áo trùm kín đầu để muỗi khỏi đốt. Bên ngoài vẳng lại tiếng lắc hàm thiết, tiếng gõ móng của con ngựa Đức buộc ở một gốc cây trong sân thư viện Thông Đức, tiếng côn trùng rỉ rả trong đám cỏ dưới chân tường. Hình như văng vẳng đâu đây tiếng nước réo ào ào lúc ẩn lúc hiện, phải chăng dòng sông Mã Tang đang buồn bã chảy về xuôi? Với một tâm trạng chán chường, thần hồn bất định ta đi vào cõi mộng.
- Thưa ông lớn, gay go rồi! Tiếng gọi bức xúc khiến ta tỉnh ngủ, mồ hôi ướt đầm. Ta trông thấy khuôn mặt đần độn nhưng tiềm ẩn nét gian ác của Giáp Con, nghe hắn lắp bắp – Thưa ông lớn, gay rồi, Tôn Bính sắp chết rồi!
Ta không kịp suy nghĩ, vùng dậy ra khỏi nhà. Mặt trời chói lọi cao cao trên hướng đông nam, đất trời sáng lóa, mắt đau nhức đến nỗi không trông thấy gì hết. Ta bưng mắt chạy theo Giáp Con đến Thăng Thiên đài. Triệu Giáp, Mi Nương và các nha dịch trực ban đứng xung quanh Tôn Bính. Ta chưa đến nơi đã ngửi thấy một mùi thối khẳn, trông thấy hàng đàn ruồi nhặng đang bay trên đầu Tôn Bính. Triệu Giáp múa cây phất trần làm bằng lông đuôi ngựa, quật chết vô số nhặng xanh, nhưng chỉ làm cho chúng đến càng nhiều hơn. Chúng không sợ chết, con trước ngã, con sau xông tới, không hiểu cái mùi đặc biệt trên cơ thể Tôn Bính hấp dẫn chúng, hay có một ma lực thần bí nào xúi giục chúng?
Ta trông thấy Mi Nương không ngại bẩn, cầm chiếc khăn tay trắng lau những ổ trứng mà những con nhặng đã sà xuống đẻ chớp nhoáng trên mình Tôn Bính. Mắt ta ngán ngẩm nhìn theo tay Mi Nương lau từ mắt xuống miệng, từ mũi tới tai, từ vai tới miệng vết thương cây cọc xuyên qua, và cả những vết thương đã đóng vảy trên bộ ngực trần của Tôn Bính. Những ổ trứng nhặng ấy chỉ chớp mắt đã nở thành giòi, rúc bừa bãi vào những nơi ẩm ướt trên người. Nếu không có Mi Nương, chỉ trong khoảng hai giờ, Tôn Bính sẽ bị giòi đục ruỗng! Từ mùi thối khẳn, ta đánh hơi thấy mùi của tử thần.
Trên người Tôn Bính không những tán phát mùi thối kinh khủng, mà còn tỏa ra một nhiệt lượng rợn người, y như một bếp lò đang cháy, nếu như ông vẫn còn lục phủ ngũ tạng thì chúng cũng đã bị thiêu đốt chẳng còn ra hình thù gì. Môi ông khô quắt lại như vỏ cây hồ tiêu, tóc trên đầu ông khô khốc như rơm góc bếp, chỉ cần một tia lửa là cháy trụi, chỉ cần một cái búng là gãy vụn. Nhưng ông vẫn chưa chết, ông vẫn thở, tiếng thở vẫn rất to, lồng xương ngực vẫn co giãn rộng, trong ngực ông có tiếng khò khè.
Thấy ta đến, Triệu Giáp và Mi Nương tạm dừng tay, mắt nhìn ta không chớp, như chờ đợi ở ta điều gì. Ta nín thở, cúi xuống sờ trán, nóng như than hồng, bỏng cả tay!
- Thưa ông lớn, làm như thế nào bây giờ? – Qua ánh mắt, ta thấy đây là lần đầu tiên hắn mất tự chủ, thằng khốn, thì ra mày cũng có lúc khốn nạn như thế này! Hắn cuống quít, giọng mềm mỏng – Nếu không có biện pháp cứu vãn, chưa chắc sống được đến đêm…
- Ông lớn hãy cứu cha tui… - Mi Nương kêu khóc – Xin ông hãy nể tui mà cứu cha tui…
Ta lặng im, trong lòng đau xót vì Mi Nương, vì người đàn bà ngu đần này! Triệu Giáp sợ Tôn Bính chết là sợ cho bản thân hắn; Mi Nương sợ Tôn Bính chết là vì không còn lí trí mà sợ. Mi Nương, cha nàng chết chẳng phải thoát vòng bể khổ, bay lên thiên giới đấy sao? Hà tất bắt ông kéo dài nỗi đau xé ruột thêm mấy ngày để tô son trát phấn cho ngày thông xe của người Đức? Ông sống thêm một khắc là chịu hành hạ thêm một khắc, không phải hành hạ thông thường, mà là giãy giụa trên mũi dao, là lăn lộn trong vạc dầu. Nhưng nghĩ lại, ông sống thêm một ngày là thêm một ngày huyền thoại và bi tráng, là dấu ấn khắc sâu thêm trong lòng mọi người, là thêm một trang đẫm máu trong lịch sử vùng Cao Mật và trong lịch sử nhà Đại Thanh… Nghĩ tới suy lui, suy đi tính lại, trong lòng phân vân, không quyết được bề nào. cứu Tôn Bính là tát nước theo mưa, không cứu Tôn Bính là giơ tay chịu báng. Tôn Bính, ông cảm thấy thế nào? Tôn Bính khó nhọc ngẩng đầu lên, miệng lắp bắp tiếng được tiếng mất, từ kẽ mắt phóng ra những tia nóng bỏng như xuyên thẳng vào tim ta. Ta xúc động ghê gớm vì sức sống ngoan cường và vĩ đại của ông. Thoắt cái, trong lòng ta nảy ra một ý tưởng mãnh liệt: không thể để ông chết, không thể để một màn kịch vĩ đại và bi tráng cứ như thế mà kết thúc!
Ta sai hai nha dịch đi mời anh thợ dán hồ ở cửa hàng hồ dán, có tên là Trần Khéo Tay, bảo anh ta lập tức đem tất cả dụng cụ đồ nghề tới, nói rằng đây là mệnh lệnh của Tuần phủ Sơn Đông Viên Thế Khải, dám chống lệnh hoặc cố ý trì hoãn, chém đầu không tha! Tên nha dịch chạy đi như bay.
Ta sai tên nha dịch đi mời anh thợ may ở hiệu may Thành Y điếm, bảo đem theo đồ nghề và hai trượng vải xô lập tức đến ngay, nói rằng đây là mệnh lệnh của Tuần phủ Sơn Đông Viên Thế Khải, dám chống lệnh hoặc cố ý trì hoãn, chém đầu không tha! Tên nha dịch chạy đi như bay.
Thành Aùo Vải giỏi ngoại khoa và Tô Trung Hòa giỏi nội khoa lần lượt bước lên Thăng Thiên đài dưới sự hướng dẫn của các nha dịch. Thành Aùo Vải người gầy mà cao, mặt đen, mép nhẵn thín, trên người không chỗ nào có thịt thừa, nhanh nhẹn rắn chắc. Tô Trung Hòa có tướng giàu sang, thân hình ngũ đoản, đầu hói nhẵn, bộ râu rậm bạc phơ dưới cằm. Họ là những người có tên tuổi ở Cao Mật. Năm trước, ta cùng Tôn Bính đọ râu, họ là những quan khách tích cực nhất, ngồi hàng ghế đầu. Tô Trung Hòa đeo một cái bị to tướng. Thành Aùo Vải cắp nách một gói nhỏ bọc vải trắng. Cả hai đều căng thẳng. Thành Aùo Vải mặt xám tro trên nền đen, xem ra ông này rất lạnh; Tô Trung Hòa, mặt vàng nghệ trên nền trắng, xem ra ông này rất nóng. Họ quì trên đài, chưa kịp nói gì, ta đã lôi họ đứng dậy. ta nói, chuyện khẩn nên mới phải mời các ông quá bộ tới đây. Trước mặt là ai, các ông đã biết. Ông ta vì sao lại ở đây, các ông cũng đã biết. Viên đại nhân nghiêm lệnh: Ông ta phải sống đến ngày 20 tháng Tám. Hôm nay là 18 tháng Tám, hai ngày nữa hai đêm nữa mới đến ngay qui định của Viên đại nhân. Nhìn ông ta là biết vì sao mời hai ông tới. Mời hai ông cứ việc thi thố tài nắng
Hai danh y nhường lẫn nhau, không ai chịu chẩn trị trước. Một cao một thấp, một béo một gầy cứ vái lẫn nhau, nhổm lên cúi xuống trông thật tức cười. Trông thì có vẻ nho nhã phong lưu, vậy mà trên thực tế chỉ được cái dẻo mồm, khiến ta vô cùng chán ngán. Ta nói, giọg nghiêm khắc: không nên đùn đẩy nhau nữa, vạn nhất chưa đến ngày 20 mà ông ta đã chết thì, ông – Ta chỉ Thành Aùo Vải, ông – Ta chỉ Tô Trung Hòa; và các ngươi – Ta khoanh một vòng quanh đài, nói – Đương nhiên có cả ta, đều phải chôn theo ông ta – Ta chỉ Tôn Bính. Ta lệnh cho Thành Aùo Vải: Ông là ngoại khoa, ông lên trước.
Thành Aùo Vải rón rén đi lên, chẳng khác con chó gầy định ăn trộm thịt trên mâm. Ông ta đến gần Tôn Bính, giơ tay chọc nhẹ vào đầu nhô ra của cây cọc đàn hương, sau đó vòng ra phía sau, cúi xem chuôi cọc phía dưới. Khi tay ông ta chạm vào, đầu và đuôi cọc đều chảy nước vàng, mùi thối khẳn xộc lên mũi, ruồi nhặng được thể bay lên vù vù, váng cả tai. Thành Aùo Vải loạng choạng đi tới quì trước mặt ta, mặt co giật, miệng méo xệch như sắp khóc đến nơi, lắp bắp:
- Bẩm ông lớn, nội tạng thối rữa hết rồi, tiểu nhân không dám động thủ…
- Nói bậy! – Triệu Giáp trợn mắt nhìn Thành Aùo Vải, nói – Tui đảm bảo nội tạng ông ta không hề bị tổn thương – Lão quay lại nhìn ta, phân trần – Nếu nội tạng bị thương thì đã chảy máu mà chết rồi, không còn sống đến hôm nay, xin đại nhân minh xét.
Ta suy nghĩ một thoáng, nói: Triệu Giáp nói có lý, vết thương của Tôn Bính không phải nội tạng bị xuyên thủng, mà là miệng vết thương làm mủ. Chuyện này thuộc ngoại khoa, ông không chữa, ai chữa?
- Bẩm ông lớn… ông lớn… tiểu nhân… tiểu nhân…
Ông lớn với tiểu nhân mãi mất hết thì giờ, ta nói dứt khoát:
- Ông cứ mạnh dạn lên, ông chữa được!
Rốt cuộc, Thành Aùo Vải cũng bạo dạn lên. Ông ta cởi áo ngoài vắt trên đài, quấn đuôi sam quanh đầu, xắn tay áo lên rất cao, rồi đòi nước rửa tay. Giáp Con chạy như bay xuống đài, xách lên một thùng nước sạch. Thành Aùo Vải rửa tay, mở gói vải trắng: hai con dao một to một nhỏ; hai cái kéo một dài một ngắn; hai cái dùi một thô một mảnh; hai cái lọ một lớn một bé; lớn đựng rượu, bé đựng thuốc. Ngoài ra, còn có một nắm bông, một cuộn vải xô.
Ông ta cầm kéo mở phanh áo ngoài của Tôn Bính. Bỏ kéo xuống, đổ rượu vào bông, vừa lau chùi vừa nặn vết thương ở hai đầu cọc. Máu ra nhiều, nước vàng cũng chảy ra nhiều. Tôn Bính run lên bần bật, tiếng rên khiến người nghe rợn tóc gáy.
Trong khi lau chùi cho Tôn Bính, Thành Aùo Vải đã lấy lại được tự tin và sự can đảm, danh dự của nghề át đi nỗi sợ. Chợt ông ta dừng tay đứng lên, đến trước mặt ta, vẻ tự hào, nói chắc như đinh đóng cột:
- Bẩm ông lớn, nếu có thể rút bỏ cây cọc, tiểu nhân đảm bảo sống đến ngày kia, thậm chí có thể lành lặn…
Ta cắt ngang lời ông ta bằng một giọng châm chọc:
- Nếu ông bằng lòng chuyển nó sang người ông, thì ông rút nó ra!
Thành Aùo Vải lập tức mặt như chàm đổ, vội vã cúi gập xuống, mắt nháy liên tục. Ông ta lau chùi rất kỹ các vết thương trên người Tôn Bính, rồi dùng một cái lẹm bằng tre khều thuốc cao trong một lọ màu tía, bôi lên vết thương.
Xong việc, Thành Aùo Vải rút lui. Ta ra lệnh cho Tô Trung Hòa tiến lên. Tô Trung Hòa run rẩy tiến đến, giơ những ngón tay để móng dài đặt trên cổ tay Tôn Bính ở xà ngang để bắt mạch. Tay giơ cao, vai lệch sang một bên, đầu cúi thấp như trầm trư mặc tưởng, trông bộ dạng ông ta vừa tức cười vừa đáng thương.
Bắt mạch xong, Tô Trung Hòa nói:
- Bẩm, bệnh nhân mắt đỏ miệng hôi, môi khô lưỡi ráp, người nóng như lửa, tựa chứng đại nhiệt, nhưng mạch phù, ấn vào như ấn lá hành, đó chính là tượng mất máu. Do vậy, đai hư mà tưởng thực, rất vơi mà tưởng đầy, thầy mà không giỏi biện chứng luận trị, dùng những vị công phạt mạnh thì cực kỳ nguy hiểm!
Tô Trung Hòa quả không hổ danh tam đại danh y, kiến thức không giống người thường. Ta phục sát đất, vội hỏi: Dùng thuốc gì?
- Chỉ một vị nhân sâm – Tô Trung Hòa cả quyết – Nếu mỗi ngày đổ ba bát nước sâm, tiểu nhân tin rằng ông ta có thể sống đến sáng ngày kia. Để bảo đảm hơn, tiểu nhân bốc một một thang nhỏ tư âm, làm tá sứ dẫn thuốc.
Tô Trung Hòa cởi túi thuốc, không cần cân kẹo gì hết, dùng ba ngón tay nhón một số rễ cỏ, gói thành ba gói, nhìn quanh không biết đưa cho ai. Cuối cùng, ông ta thận trọng đặt ba gói thuốc trước mặt ta, nói nhỏ:
- Sau khi uống nước sâm nửa giờ thì uống thuốc này.
Ta khoát tay cho hai vị danh y xuống đài. Như cất được gánh nặng, hai vị danh y bước thấp bước cao, chuồn thẳng.
Giơ tay chỉ đám ruồi nhặng đang bay như điên, ta bảo thợ hổ giấy Trần Khéo Tay và thợ may Chương Rỗ: Các ông biết rất rõ mình phải làm gì rồi!
Giữa trưa, lúc ánh nắng gay gắt nhất, Trần Khéo Tay và Chương Rỗ đã dựng được cái lồng, phía trên che nắng bằng chiếu cói, ba bên quây bằng chiếu, phía trước là rèm bằng vải xô, chụp lên Tôn Bính. Cái lồng vừa có tác dụng che nắng, vừa chống ruồi nhặng. Để hạ nhiệt, Giáp Con còn trải lên nóc lồng tấm vải ướt thật lớn. Để khỏi dẫn dụ ruồi nhặng, các nha dịch lấy nước kỳ cọ thật sạch mặt sàn trên đài. Được Triệu Giáp hỗ trợ, Mi Nương đổ cho Tôn Bính hết một bát nước sâm, sau đó nửa giờ, lại cho uống thuốc của Tô Trung Hòa. Ta trông thấy Tôn Bính tích cực phối hợp khi uống thuốc, hiểu rằng ông ta không muốn chết. Nếu muốn chết, ông ta chỉ cần ngậm miệng lại.
Sau đợt chữa trị, tình trạng sức khỏe của Tôn Bính khá hơn hẳn. Cách lớp vải xô, ta không nhìn rõ mặt ông, nhưng ta thấy ông đã thở đều, mùi hôi thối cũng không kinh khủng như trước. Ta mệt bã người, bước xuống đài, trong lòng vẫn còn đôi chút lo âu. Chẳng còn gì đáng lo nữa. Viên đại nhân giao nhiệm vụ cho ta canh chừng Tôn Bính, không cho ông ta chết, giờ đây, bản thân ông ta không muốn chết, cha con Triệu Giáp không để ông ta chết, Mi Nương không muốn ông ta chết, nước sâm duy trì sức sống của ông ta, không cho ông suy kiệt mà chết. Vậy thì ta cứ tiếp tục sống, khi vận đen chưa tới thì ta cũng chưa muốn chết.
Ta đánh liều rời khỏi pháp trường, rẽ vào một cái phố không quen, bước vào một quán rượu. Tửu bảo vồn vã chạy tới, vừa chạy vừa gọi vào trong:
- Có quí khách!…
Chủ quán béo tròn như quả tú cầu lăn đến trước mặt ta, khuôn mặt bóng nhẫy vừa mừng vừa kinh ngạc. Ta cúi nhìn bộ quan phục đang mặc trên người, hiểu rằng không thể giấu mình là ai. Hàng năm, cứ vào ngày kinh trập, ta ra ngoại ô đích thân cày ruộng để khuyến khích nông nghiệp. Cứ đến Tết thanh minh, ta ra ngoại ô trồng đào trồng dâu. Ngày mồng Một và ngày Rằm hàng tháng, ta đều giảng kinh ở giáo hóa phường, khuyên nhủ trăm họ giữ gìn trung hiếu tiết nghĩa… Ta là một quan tốt, gần dân. Nếu ta mãn nhiệm, chắc chắn sẽ được tặng một chiếc dù Vạn Dân…
- Quan lớn hạ cố đến tiểu điếm, vẻ vang cho tiểu điếm quá!… - Chủ quán rặn từng chữ – Xin hỏi quan lớn dùng gì ạ?
Ta buột miệng:
- Hai bát hoàng tửu, một chiếc đùi chó.
- Thật không phải với quan lớn – Chủ quán lúng túng – Tệ quán không bán thịt chó, cũng không có hoàng tửu…
Sao vậy? Món ngon thế sao không bán?
- Món này… - Chủ quán ấp úng, rồi như ý đã quyết, nói thẳng – Có lẽ ông lớn cũng biết, hoàng tửu thịt cầy thì huyện này Mi Nương là nhất, chúng tiểu nhân địch không lại…
Hoàng tửu âm ấm, thịt cầy thơm thơm, chuyện cũ rồi lòng ta vấn vương…
Vậy quán của ông bán những gì?
- Bẩm ông lớn, tệ quán có rượu nhị oa đầu, bánh tráng, thịt bò luộc chấm tương gừng.
- Vậy cho hai lượng rượu, một giác thịt bò, hai bánh tráng.
Lòng ta ưu phiền, nhớ nàng Mi Nương đa tình, tình sao lưu luyến, lòng ta xao xuyến…
Chủ quán bê rượu thịt đến trước mặt. Ta khoát tay bảo ông ta lui ra. hôm nay ta tự rót đầy rượu vào chung, một chén rượu nồng lòng thư thái, hai chén rượu nồng đầu mông lung, ba chén rượu nồng, lệ trào tuôn!
Ta uống rượu ăn thịt, ta ăn thịt uống rượu. Ta cơm no rượu say. Chủ quán, ông ghi vào sổ nợ, mấy hôm nữa có người đến trả.
Được ông lớn đến là phúc cho tệ quán.
Ta rời quán rượu, lòng lâng lâng, chân bước nhẹ tênh như đằng vân giá vũ.
Sáng ngày thứ tư, nha dịch đánh thức ta dậy. Cuộc rượu đêm qua chưa hết say, ta thấy đầu vàng mắt hoa. Những chuyện xảy ra hôm qua ta chỉ còn nhớ mang máng như đã xa xưa lắm. Ta chệnh choạng đi vào pháp trường. Hôm nay lại một ngày đẹp trời.
Ta nghe thấy tiếng rên trơn tru của Tôn Bính, biết ông ta vẫn còn được. Lưu Phác, cầm đầu quân truy bắt chạy từ trên đài xuống, thì thào vẻ bí mật:
- Bẩm ông lớn…
Theo hướng Lưu Phác ra hiệu bằng miệng, ta nhìn thấy phía khán đài trước mặt có người đám người quần áo sặc sỡ, hình dung cổ quái. Người mặt trắng môi son, người mặt đỏ tai to; người trán xanh mắt vàng, người mặt đen như trôn chảo. Ta giật mình, nhớ lại đội quân cách đây không lâu của Tôn Bính, chẳng lẽ họ tụ tập trở lại, kéo về huyện thành? Mồ hơi ướt đầm, tỉnh hẳn rượu, ta vội vàng chỉnh đốn quần áo mũ mãng, bước tới chỗ họ.
Đám người này vây quanh một cái hòm to tướng màu đỏ, ngồi trên hòm là một người đàn ông dùng màu trắng và màu vàng kim vẽ mặt tượng trưng cho một Nghĩa miêu đại trung đại dũng. Ông ta khoác chiếc áo lông mèo màu đen rộng thùng thình, đội mũ lông mèo hai tai dựng đứng, chỗ tai nhọn có hai túm lông trắng. Những người khác, người khoác áo lông mèo, người đội tấm da mèo, ai mấy lặng im, vẻ mặt nghiêm túc, như sắp đăng đàn biểu diễn. Mặt hòm để rất nhiều đao thương kiếm kích,
Ngù đỏ rực rỡ, liếc qua cũng biết đó là đồ nghề của gánh hát. Thì ra đây là gánh hát Miêu Xoang của vùng Đông Bắc Cao Mật! Chẳng lẽ họ đến đây biểu diễn? Dân vùng Đông Bắc Cao Mật vốn cứng đầu cứng cổ, ta rất thấm thía điều này. Kịch Miêu Xoang thần bí mà sâu lắng, khi biểu dĩên có thể khiến hàng vạn người phát cuồng, mất hết lí trí… Nghĩ tới đây, ta lạnh xương sống, tưởng như trước mắt gươm giáo sáng lòa, ngỡ như bên tai trống chiên dậy đất. Lưu Phác ghé tai ta nói nhỏ:
- Bẩm ông lớn, tiểu nhân có dự cảm…
- Nói.
- Đàn hương hình là cái mồi nhử, mà các đào kép vùng Đông Bắc Cao Mật là những con cá đến cắn câu.
Ta giữ vẻ điềm tĩnh, mỉm cười, bước đi chững chạc ra vẻ một quan lớn đến trước mặt họ. Lưu Phác đi theo hộ vệ.
Toàn thể gánh hát không ai nói câu gì. Nhưng nhìn mắt họ, ta biết họ có thái độ thù địch.
- Đây là tri huyện đại nhân – Lưu Phác nói – Các người có chuyện gì cứ nói.
Im lặng.
- Các người từ đâu tới? – Ta hỏi.
- Từ Đông Bắc tới – Người ngồi trên nắp hòm trả lời như hát, giọng ồm ồm.
- Đến có việc gì?
- Diễn kịch.
- Ai bảo các người đến đây diễn kịch vào lúc này?
- Miêu chủ.
- Ai là Miêu chủ của các người?
- Miêu chủ của chúng tôi là Miêu chủ.
- Ông ấy ở đâu?
Linh miêu giơ tay chỉ Tôn Bính trên đài Thăng Thiên.
- Tôn Bính là trọng phạm triều đình, bị cực hình đã ba ngày nay, làm sao có thể triệu các người đến đây biểu diễn?
- Trói trên đài cao chỉ là xác thịt, linh hồn ông đã về Đông Bắc Cao Mật từ lâu. – Linh miêu như xuất thần – Người bao giờ cũng ở bên chúng tôi.
Ta thở dài, nói:
- Bản quan rất hiểu tâm trạng các người. Tôn Bính tuy phạm tội đại nghịch vô đạo, nhưng ông ấy là ông tổ Miêu Xoang của các người. Trước lúc lâm chung diễn Miêu Xoang cho ông ấy xem là hợp tình hợp lý. Nhưng đúng vào lúc này, ở chính nơi này mà diễn là không thích hợp. Các người đều là con dân của huyện ta, xưa nay ta yêu dân như con. Vì sự sống còn của các người, ta khuyên các người hãy mau chóng rời xa nơi này trở về Đông bắc, ở đó, các người muốn diễn gì thì diễn, bản chức không can thiệp.
Nghĩa miêu lắc đầu, nói nhỏ nhưng kiên quyết:
- Không, Miêu chủ đã lệnh cho chúng tôi biểu diễn ở đây cho người xem.
- Vừa nãy người đã nói, trói trên đài chỉ là cái xác của Miêu chủ, còn linh hồn ông thì đã về Đông Bắc Cao Mật từ lâu. Các người diễn ở đây, chẳng hóa ra diễn cho cái xác xem hay sao?
- Chúng tôi nghe lệnh của Miêu chủ – Nghĩa miêu không lay chuyển.
- Các người không sợ mất đầu sao? ta chỉ về phía huyện nha, quan quân tinh nhuệ của Viên đại nhân đang đóng ở huyện; ta chỉ về phía thư viện Thông Đức – Đây là đội kỵ mã của nước Đức đang nghỉ ngơi. Ngày mai làm lễ thông xe, quan quân triều đình hoặc quân Đức đều như chuẩn bị ra trận. Các người lúc này đến trước mặt bọn Đức mà biểu diễn điệu chó điệu mèo của các người, thì có khác gì nổi loạn? Ta chỉ Tôn Bính trên Thăng Thiên đài – Chẳng lẽ các người muốn được như ông ta?
- Chúng tôi không làm chuyện gì khác, chỉ diễn trò – Nghĩa miêu bực dọc, nói – Chúng tôi không sợ gì hết, chúng tôi diễn trò thì có gì mà sợ!
- Nhân dân vùng Đông Bắc Cao Mật thích diễn trò, bản quan có biết, bản quan cũng rất thích Miêu Xoang, có thể hát được tất cả các làn điệu của Miêu Xoang. Miêu Xoang đề cao trung hiếu nhân nghĩa, giáo hóa dân chúng sống cho có lý có tình, hoàn toàn phù hợp với những điều răn dạy của bản quan. Bản quan xưa nay vẫn hết sức ủng hộ hoạt động biểu diễn của các người, bản quan hết sức khen ngợi tinh thần vì nghệ thuật của các người. Nhưng hiện nay dứt khoát không được biểu diễn, bản quan lệnh cho các người phải quay về chốn cũ, đợi sự việc qua đi, nếu các người muốn, bàn quan sẽ đích thân kèn trống cờ quạt đến Đông Bắc Cao Mật mời các người về đây biểu diễn.
- Chúng tôi phải vâng lệnh Miêu chủ – Nghĩa miêu khăng khăng không nghe lời khuyên giải.
- Ta là quan to nhất của huyện này, ta bảo không diễn là không diễn.
- Đức Vạn tuế cũng chưa bao giờ cấm dân diễn trò!
- Chẳng lẽ các ngươi chưa chưa nghe câu nói “Không sợ quan chỉ sợ quản” sao? Chẳng lẽ chưa biết câu “Chém đầu là tri phủ, ăn đủ là tri huyện sao?”
- Các ông có róc thịt chẻ xương, còn cái đầu chúng tôi vẫn cứ diễn – Nghĩa miêu giận dữ đứng dậy, bảo các đệ tử:
- Các con, mở hòm ra!
Các diễn viên Miêu đủ loại cầm lấy đao thương kiếm kích, nghiễm nhiên trở thành một đạo quân thời cổ đại. Chiếc hòm đỏ cũng được mở ra, trong hòm chất đầy những mãng bào ngọc đới, mũ mão, đồ trang sức, thanh la não bạt…
Ta sai Lưu Phác chạy về thư viện gọi đám nha dịch đang nghỉ ngơi ở đó.
- Bản quan khuyên giải hết lời là để tốt cho bọn ngươi, vậy mà bọn ngươi khăng khăng một mực, không coi bản quan ra gì – Ta chỉ vào Nghĩa miêu bảo bọn nha dịch – Bắt tên đầu sỏ này lại, còn những tên khác nện cho một trận, đuổi khỏi huyện thành!
Bọn nha dịch hò hét ầm ầm, gậy vung loang loáng nhưng là để ra oai, không đánh thật. Nghĩa miêu lập tức quì sụp, cất tiếng khóc thê thảm, rồi chuyển giọng bắt đầu hát. Khi Nghĩa miêu quì xuống, ta tưởng anh ta van xin ta, nhưng không phải, anh ta quỉ lạy Miêu chủ Tôn Bính trên đài cao. Ta tưởng anh ta cất tiếng khóc vì thương xót Tôn Bính chịu cực hình, nhưng lập tức ta hiểu rằng, đó là khúc mở đầu cho lời ca tràn ra như thác lũ:
Miêu chủ ơi… Người đầu đội kim quan mình mặc áo bào đỏ tay cầm côn thủy hỏa cưỡi sư tử trường mao, Người đánh đến nơi nao, nơi ấy Người vô địch…
Mi-ao ~ mi-ao ~
Tất cả những mèo mặt đen, mèo mặt đỏ, mèo tam thể, mèo to mèo nhỏ, mèo cái mèo đực, rất ăn ý và kịp thời đệm tiếng “Mia-o” vào lờøi ca cao vút của Nghĩa miêu, và vừa hát vừa lấy trong hòm các nhạc cụ, kể cả cây miêu hồ to tướng, mỗi người một thứ, hình thành dàn nhạc đệm, tiết tấu phân minh, đệm cho lời ca Miêu Xoang.
Gậy thứ nhất đánh sập núi Thái Hàng, san bằng Giao Châu Loan. Gậy thứ hai đánh sập Lai Châu phủ, khiếp vía loài bạch hổ. Gậy thứ ba đánh gãy cột chống trời, lộnt ùng phèo lò bát quái của Lão quân Thái thượng! Mi-ao ~ mi-ao ~
Cái lối diễn xướng của Miêu Xoang có sức hấp dẫn kỳ lạ. Bọn nha dịch đều là người bản huyện, một nửa đến từ vùng Đông Bắc Cao Mật, người nơi khác không hiểu họ si mê và gần gũi Miêu Xoang đến mức nào. Ta được Mi Nương dạy nên biết hát rất nhiều làn điệu Miêu Xoang tuy cảm động nhưng chưa bao giờ vừa nghe vừa khóc như họ. Ta cũng nhận thấy buổi biểu diễn hôm nay không bình thường, Nghĩa miêu thuộc hàng đại sư của Miêu Xoang. Giọng anh ta như tiếng chuông rè, giọng kinh điển của Miêu Xoang, mà còn rất điêu luyện trong kỹ xảo “phiên hoa”: Đưa giọng lên cao một cung bậc nữa trên cơ sở giọng đã cao hết cỡ. Trong các bậc tài danh của Miêu Xoang, chỉ có hai người hát được như thế: Thường Mậu và Tôn Bính. Sau khi Tôn Bính chuyển nghề, ngay Mi Nương cũng phải nói rằng, tuyệt kỹ về “phiên hoa” đã thất truyền. Không ngờ một anh từ đâu tới biểu diễn được. Ta cho rằng, lối diễn xướng “phiên hoa” của Nghĩa miêu hay tuyệt, có thể sánh vai với các đại nhã trong cung đình. Ta thấy các nha dịch, kể cả nhanh nhẹn tháo vát như Lưu Phác, đều như mê đi, miệng hé mở, quên hẳn mình đang ở đâu! Ta cũng biết, chỉ lát nữa là tất cả bọn họ sẽ gào tướng lên “Mi-ao ~ mi-ao”, rất có thể còn nhào lộn dưới đất, trèo thoăn thoắt trên cây, biến pháp trường sát khí đằng đằng này thành thiên đường của mèo. Ta cảm thấy bất lực, không biết nên kết thúc như thế nào? Ta còn thấy những tên nha dịch đứng gác trên đài cao đã như người mất hồn, đứng im như bụt. Ơû chỗ cửa lều, Mi Nương đã đế cho lời ca bằng tiếng khóc. Giáp Con thì càng như hóa rồ. Hắn định chạy đến chỗ gánh hát, nhưng bố hắn nắm áo giữ lại, xem ra Triệu Giáp xa quê đã lâu, trúng độc Miêu Xoang không nặng, còn giữ được đầu óc tỉnh táo, còn nhớ gánh nặng trên vai chửa làm tròn. Còn Tôn Bính, ta không nhìn rõ mặt vì vướng lớp vải xô, nhưng nghe giọng không rõ khóc hay cười của ông ta, đủ hiểu trạng thái tinh thần của ông ta như thế nào!
Nghĩa miêu vừa hát vừa múa, tà áo bay bay như hai vầng mây trắng, cái đuôi quết đất như một cây gậy bằng thịt. Anh ta cứ vừa múa vừa hát mê hoặc mọi người, như ma như quỉ hớp hồn người ta, tự nhiên nhi nhiên từng bước trèo lên sân khấu. Anh ta lên trước, các nghệ sĩ mèo lên theo, thế là một cuộc biểu diễn trời long đất lở bắt đầu!
Tất cả mọi chuyện đều dở từ con mèo. Trên sân khấu áo mèo phất phới, dưới sân khấu tiếng mèo lanh lảnh, ta bất giác nhớ lại lần đầu gặp Mi Nương. Hôm ấy, ta xuống xã bắt bạc trở về, kiệu của ta đi trên đường lát đá. Buổi chiều mùa xuân có mưa phùn, nên trời tối sớm. Hàng quán hai bên đường đã lên đèn. Nước mưa đọng trên đá lát đường, ánh lên màu trắng bạc. Phố vắng, tiếng chân phu kiệu làm rộn lên bầu không khí tĩnh mịch. Ngồi trong kiệu ta cảm thấy hơi lạnh, trong lòng vấn vương một nỗi buồn. Nghe tiếng ếch nhái kêu rất to trong đầm gần đó, khiến ta nhớ tới sóng lúa trên cánh đồng ở quê và những con nòng nọc bơi trong nước, không những buồn mà còn thương cảm. Ta những muốn bọn phu kiệu về cho nhanh, để ta pha một ấm trà, đọc mấy bài thơ cổ, chỉ tiếc nỗi không có người đẹp bên mình. Phu nhân con nhà danh giá, phẩm hạnh đaon trang, nhưng chuyện phòng the thì lạnh như băng. Ta đã thề với phu nhân, không nạp thiếp, nhưng cảnh chăn đơn gối chiếc ta không chịu đựng nổi… Giữa lúc đang phiền muộn, ta nghe có tiếng kẹt cửa, nhìn ra thấy đó là quán rượu, gian hàng tối mờ bay ra mùi thịt rượu thơm phức. Ta trông thấy một thiếu phụ mặc áo trắng đứng bên cửa, chửi rất tục, nhưng tiếng thì ròn tan. Tiếp đó, một vật đen sì bay tới đập vào kiệu. Ta nghe tiếng chửi:
- Đập chết cha con mèo ăn vụng này!
Ta trông thấy con mèo đen vọt tới dưới mái hiên đối diện, liếm mép nhìn ra phố. Phu kiệu quát:
- To gan! Mù hay sao mà dám quăng vào kiệu ông lớn?
Người thiếu phụ vội cúi chào, lời xin lỗi ngọt như mật. Qua tấm rèm, ta thấy nàng là con người đầy quyến rũ, vẻ yêu kiều bừng sáng buổi chiều hôm. Ta thấy trong lòng lâng lâng, hỏi tùy tùng:
- Quán này bán gì?
- Bẩm ông lớn, quán này nhất huyện về thịt chó, hoàng tửu. Người đàn bà này là Tôn Mi Nương, biệt danh là Tây Thi Thịt Cầy!
- Dừng kiệu – Ta nói – Ta đang đói và lạnh, vào uống bát rượu cho ấm bụng.
Lưu Phác khẽ khuyên ta:
- Bẩm, người ta bảo quí nhân không nên vào nơi bần tiện, tốt nhất là không nên vào cái quán bên đường này. Theo ý tiểu nhân, ông lớn nên mau về nhà kẻo bà lớn mong.
- Ngay Đức kim thượng cũng còn vi hành để thị sát dân tình, chức quan bé nhỏ như ta đâu đán gọi là quí nhân! Khát thì uống bát rượu, đó thì ăn bát cơm có gì mà ghê gớm?
Kiệu đỗ xuống bên cửa, Mi Nương vội quì xuống. Ta bước ra, nghe nàng nói:
- Mong quan lớn tha tội, dân phụ tội đáng chết! Vừa nãy con mèo ăn vụng con cá, dân
phụ quẳng nó trúng kiệu ông lớn, xin ông lớn tha lỗi.
Ta chìa bàn tay ra, nói chị Hai đứng lên, không biết thì không bắt tội, ta không chấp nhặt chuyện vừa rồi. Ta vào quán chị Hai là muốn uống rượu ăn thịt chó, chị Hai hãy dẫn bọn ta vào trong.
Mi Nương đứng lên vái một vái:
- Đa tạ ông lớn rộng lượng! Sáng nay có con chim khách kêu rất sớm, không ngờ lại ứng vào quan lớn. Xin mời quan lớn vào trong, các vị công sai cũng vào cả đi!
Mi Nương chạy ra giữa đường nhặt con cá rồi không thèm nhìn, quăng một phát rớt ngay trước mặt con mèo ăn vụng, nói:
- Con mèo ăn vụng kia, ta thưởng cho mi, vì mi mà đại quí nhân đến nhà.
Mi Nương thoăn thoắt châm đèn thắp nến, lau chùi bàn ghế sạch bong. Nàng rót một bầu rượu ngon, một đĩa to thịt chó đặt lên bàn. Dưới ánh đèn người đẹp càng thêm đẹp, sóng xuân lai láng trong lòng ta. Bọn nha dịch mắt la mày lét, có ý nhắc ta đừng quên đạo đức. Ta cố kìm lòng nọ dạ kia lên kiệu về huyện nha, nhưng hình ảnh Mi Nương đã khắc trong lòng ta…
Tiếng trống phách, tiếng miêu hồ và tiếng ca như đàn chim trắng bay khỏi pháp trường, lúc đầu chỉ có dăm bà người len lén đi vào, sau đó từng nhóm nhỏ mạnh dạn đến trước sân diễn, hình như họ quên vừa xảy ra ở đây cuộc hành hình tàn khốc nhất trong thiên hạ, quên rằng người bị cọc đàn hương xiên qua thị chúng trên Thăng Thiên đài. Trên kia đang diễn một thiên diễm tình, một khách trọ là chàng lính trêu ghẹo cô gái xinh đẹp con chủ quán. Xem tới đây, ta như bớt được gánh nặng, vì những ca từ về Tôn Bính đã hát xong, Viên đại nhân có đến xem cũng không ngại.
Ông lính, xin hỏi ông uống gì?
Uống Nữ Nhi Hồng mới cất.
Nhà thiếp không có Nữ Nhi Hồng.
Chị Hai trên người thơm như mít.
Ông lính, xin hỏi ông ăn gì?
Aên thịt chim phượng hoàng.
Nhà thiếp không có thịt chim phượng.
Chị Hai chính là chim phượng hoàng.
Cô gái bán quán mĩ miều đưa mắt tống tình trên sân diễn, khiến người xem rạo rực. Những câu hát đối đáp giữa cô và ông lính cứ như thoát y vũ, cởi dần từng chiếc quần áo ra. Đây là màn đệm của kịch Miêu Xoang, rất phong tình, rất tự nhiên thoải mái, thanh niên nam nữ đều ưa thích. Ta sang tuổi trung niên, tóc mai đã điểm bạc, chẳng lẽ không thích phong tình nữa sao? Xem màn đệm phong tình, ta nhớ lại những gì Mi Nương đã cùng ta ở Tây Hoa sảnh huyện nha:
Mi Nương, Mi Nương, nàng cho ta những phút mê hồn… Nàng lõa lồ ngọc thể, đầu đội tấm da mèo nhỏ, lăn đi lăn lại trên giường ta, lăn tới lăn lui trên người ta. Nàng vuốt một cái, khuôn mặt lập tức biến thành mặt mèo xinh xinh, hiếu động. Qua cơ thể nàng, ta nhận ra rằng, trên đời này không động vật nào mềm mại bằng giống mèo… Lưỡi hồng hồng liếm khắp người ta, cho ta lên tiên cho ta chết ngột… Ta chỉ muốn ngậm nàng trong miệng…
Nghĩa miêu mặc áo miêu rộng thùng thình, trong tiếng thanh la tiếng trống, chạy ra sân khấu như một trận cuồng phong, thổi dạt màn đêm phong tình về phía sau. Anh ta nhón chân lượn mấy vòng rất đẹp, rồi ngồi xệp giữa sân diễn, cất giọng tự bạch:
Mỗ đây Miêu chủ Tôn Bính, thuở thiếu thời đã học Miêu Xoang, cùng gánh hát đi khắp bốn phương. Mỗ hát đại hí bốn mươi tám xuất, sắm đủ các vai khanh tướng đế vương. Vào tuổi trung niên, mỗ chót nói ngông, đắc tội quan huyện Cao Mật. Quan huyện cải trang đạo tặc, vặt râu mỗ một sợi không còn, hủy luôn cả duyên nợ với Miêu Xoang! Mỗ bàn giao gánh hát cho người khác, trở lại quê nhà mở quán bán trà. Vợ mỗ Đào Hồng cá lặn chim sa tính tình hiền thục, sinh hạ hai con như vàng như ngọc. Đáng giận thay, bọn Tây xâm nhập Trung Hoa, làm đường sắt phá tan phong thủy. Càng căm bọn Hán gian cáo mượn oai hùm, gây tai họa gieo họa cho dân làng. Vợ mỗ bị giặc bờm xơm trên chợ, tai ương từ đó chụp lên đầu. Mỗ đau đau đau từng khúc ruột, mỗ hận hận hận vỡ tim gan..
Nghĩa miêu giọng ca bi thảm, cung bậc cao vút, mênh mông như sóng tràn bờ. Phía sau, đám diễn viên miêu, tay cầm binh khí, đằng đằng sát khí. Phía dưới, đám đông bắt đầu kích động, tiếng dậm chân vang dội pháp trường. Pháp trường chấn động, cát bụi bay tung! Ta cảm thấy mỗi lúc càng thêm lo lắng, điềm bất thường đã đến sau lưng. Lời cảnh báo bên tai văng vẳng, ta rùng mình lưng áo ướt đầm. Ta bất lực trước đám người tẩu hỏa nhập ma, vì một tay không kìm nổi ngựa phi nước đại, một gáo nước không thể dập tắt đám cháy ngất trời. Sự tình đã đến nước này, đành phó mặc cho trời đất.
Ta lùi về trước lều, bình tĩnh quan sát. Trên đài Thăng Thiên, Triệu Giáp lặng lẽ đứng gác bên lồng, tay cầm cọc đàn hương. Tiếng ồn phía dưới át hẳn tiếng rên của Tôn Bính, nhưng ta khẳng định ông ta vẫn sống, tinh thần ông ta mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Chuyện kể rằng, một người Cao Mật đi làm ăn xa, lúc lâm chung, bên ngoài có người hát Miêu Xoang. Thế là người bệnh nhổm dậy, mắt sáng rực. Tôn Bính, ông chịu cực hình, sống không bằng chết, nhưng hôm nay ông trông thấy mọi người vì ông mà biểu diễn, ông nghe thấy mọi người vì ông mà ca hát, vậy là ông đã sống không uổng một kiếp người! Ta đưa mắt tìm thằng ngố nhà họ Triệu trong đám đông. Thấy rồi, hắn đang chót vót trên cây cột phía bên sân khấu, miệng gào mi-ao ~ mi-ao ma quái, tụt xuống như gấu rồi lại leo lên thoăn thoắt như mèo. Ta đưa mắt tìm Mi Nương. Thấy rồi, nàng tóc xõa, tay cầm gậy quật vào lưng một nha dịch. Trận cuồng hoan này biết đến khi nào chấm dứt? Ta ngẩng đầu để đoán chừng giờ giấc, chợt trông thấy đám mây đen đang che kín mặt trời.
Khoảng trên hai chục lính Đức súng đạn đầy người, từ thư viện Thông Đức chạy tới. Ta nhủ thầm: Chết rồi! Biết đại họa đang tới gần, ta chạy tới chặn hai tên đầu mục cầm súng lục, định phân trần với hắn về đám người trước mắt. Ông lính ơi! Thằng khốn, mày có xứng là một ông lính không đã? Ông lính mắt xanh như mắt mèo, sủa một tràng mà ta không hiểu nói gì, đánh ta một bat tai rồi gạt ta sang bên.
Bọn lính Đức chạy lên đài Thăng Thiên, tiếng chân nặng nề, ván lát kêu ken két. Đài dựng bằng gỗ tròn, vậy mà rung rinh chao đảo, hình như không chịu nổi quá tải đột ngột. Ta gọi người trên đài và người dưới bãi: Dừng lại, dừng lại! Dừng… lại! Nhưng tiếng gào của ta quá yếu, không ai thèm nghe.
Bọn lính xếp thành đội hình dày đặc trên Thăng Thiên đài, ngó xuống đám diễn viên Miêu Xoang phía xa. Lúc này trên sân diễn đang có cuộc hỗn chiến: các diễn viên sắm vai mèo đang giao chiến với đám diễn viên sắm vai lang sói. Nghĩa miêu ngồi chính giữa sân diễn, hát đệm cho cho cuộc chiến bằng một giọng cao vút. Miêu Xoang khác các loại hình kịch nghệ ở chỗ trong khi vũ đấu có hát đệm. Nhiều khi lời hát đệm không ăn nhập với nội dung kịch. Vậy là khi ấy vũ đấu trở thành múa đệm cho hát.
Này (ới a) cha ~, này (ới a) mẹ ~ này (ới a) chồng ~. Ngón tay nhỏ ngãi ngứa cho nàng ~ ~, nhỏ thì nhỏ mà mạnh vẫn mạnh ~ ~, nhưng chết rồi ~ thương (à) thương ~ ~, hai dòng lệ vấn (à) vương ~ ~
Mi-ao ~ ~ mi-ao ~ ~!
Ta nhìn bọn lính bằng ánh mắt cầu khẩn, mũi cay xè. Hỡi binh lính của nước Đức, nghe nói ở nước các người cũng có hí kịch, các người cũng có phong tục của các người. Lòng vả cũng như lòng sung, các người đừng cho rằng đám người dưới kia đang khiêu chiến các người. Các người không nên bỏ chung một bị đội quân Tôn Bính chống Đức với họ, tuy rằng đội quân Tôn Bính cũng vẽ mặt, cũng hóa trang. Trước mặt các người chỉ thuần túy một gánh hát, diễn xuất của họ có vẻ điên khùng, nhưng đó là truyền thống Miêu Xoang. Họ tuân theo một tập quán lâu đời của Miêu Xoang: diễn cho người chết xem, vì người chết mà diễn; diễn để đưa người chết lên trời! Vì tử biệt sinh li mà diễn, để người chết thanh thản chia tay với cuộc đời. Họ diễn cho Tôn Bính xem. Tôn Bính là người thừa kế và phát triển Miêu Xoang rạng rỡ như ngày nay. Họ diễn cho Tôn Bính xem là để nâng chén rượu nồng lên bậc đại sư trong nghề nấu rược lúc lâm chung, vừa hợp nhân tình, vừa xuôi đạo lý. Hỡi các binh sĩ người Đức, các người hạ súng xuống, hạ xuống đi, ta xin các người, ta van các người! Các người nên thấu tình đạt lý, đừng tàn sát con dân của ta nữa! Vùng Đông Bắc Cao Mật đã máu chảy thành sông, trấn Mã Tang đã hoang tàn đổ nát. Các người cũng do cha mẹ sinh ra, cũng có một trái tim trong lồng ngực, chẳng lẽ quả tim của các người đúc bằng sắt? Chẳng lẽ người Trung Quốc ta vô hồn như chó lộn trong con mắt các người? Bàn tay các người nhuốm máu người Trung Quốc, chẳng lẽ các người gặp ác mộng về đêm?
- Bỏ súng xuống! – Ta vừa chạy lên đài vừa quát – Không được nổ súng!
Tiếng quát của ta hình như lại là lệnh nổ súng của lính Đức. Một loạt mười mấy tiếng nổ xé rách bầu trời, khói súng chui ra khỏi nòng như những con rắn bạc, vừa bay lên vừa tan ra, mùi thuốc súng xộc vào mũi khiến ta có cảm giác buồn vui lẫn lộn. Vì sao mà buồn, ta cũng chẳng rõ; vì sao mà vui, ta cũng chẳng rõ. Nước mắt nóng hổi chảy tràn mi, nước mắt khiến ta nhìn cái gì cũng nhoè đi. Qua màn nước mắt, ta thấy sau khi ra khỏi nòng, mười mấy viên đạn đỏ lừ bay thành một đoàn. Chúng bay rất chậm, hình như do dự chưa quyết, hình như không nhẫn tâm, hình như bất đắc dĩ, hình như định rẽ sang lối khác, hình như định vọt lên trời, hình như định chui xuống đất, hình như định dừng lại không tiến lên nữa, hình như cố ý trùng trình kéo dài thời gian, hình như có ý đợi những người trên sân diễn nấp xong xuôi mới xông tới, hình như những viên đạn sau khi ra khỏi nòng được buộc sợi dây điều khiển. Oâi những viên đạn lương thiện, những viên đạn tốt bụng, những viên đạn dịu dàng, những viên đạn trắc ẩn ăn chay niệm Phật, các ngươi bay chầm chậm một tí, để con dân ta ẩn nấp xong xuôi rồi hãy tới, đừng để máu của họ bôi bẩn các ngươi, hỡi những viên đạn tinh khiết! Nhưng đám con dân đần độn của ta trên sân diễn không những không nằm xuống tránh đãn, mà lại ưỡn ngực hứng luồng đạn bay tới. Những viên đạn đỏ lừ, nóng bỏng chui vào thân thể họ, người bật ngửa hai tay khua khua, người giang tay như định vin cành hái lá, người ôm bụng lăn quay, máu trào ra từ những kẽ ngón tay. Nghĩa miêu ở giữa sân khấu ngã ngửa cùng với ghế ngồi, tiếng ca nửa chừng tắc nghẹn. Loạt đạn đầu tiên của lính Đức bắn gục hầu hết diễn viên trên sân khấu. Giáp Con tụt từ trên cột xuống, ngẩn ngơ nhìn một hồi, rồi như chợt hiểu, hắn ôm đầu chạy ra phía sau sân khấu, vừa chạy vừa kêu:
- Nổ súng rồi!… Giết người rồi!…
Ta nghĩ, bọn Đức không đưa Giáp Con ngồi trên đỉnh cột vào tầm ngắm, có lẽ do hắn mặc bộ đồng phục của đao phủ. Bộ đồng phục đã cứu hắn. mấy hôm trước, hắn là nhân vật được mọi người chú ý. Hàng lính đầu sau khi bắn lui về tuyến sau, hàng thứ hai tiến lên, nhất tề giương súng. Động tác của chúng nhanh nhẹn, kỹ thuật thành thạo, gần như vừa nâng súng lên là một loạt đạn nổ chát chúa, chúng lẩy cò trong khi nâng, gần như chưa nghe thấy tiếng nổ, người trên sân khấu đã trúng đạn.
Trên sân diễn không còn ai sống sót, chỉ có máu tươi đang chảy. Cuối cùng thì dân chúng dưới bãi sực tỉnh, các con dân đáng thương của ta!… Họ ngã dúi dụi, họ đâm bổ vào nhau, gào khóc vang trời dậy đất. Ta trông thấy bọn lính Đức trên đài hạ súng xuống, trên những khuôn mặt dài ngoẵng thoáng nét cười thâm hiểm. Chúng dừng bắn khiến ta buồn vui lẫn lộn, buồn vì gánh hát Miêu Xoang cuối cùng của vùng Đông Bắc Cao Mật chết sạch, vui vì người Đức không bắn đám dân chúng chạy trốn. Thế mà là vui sao? Tri huyện Cao Mật, trong lòng nhà ngươi còn có gì vui? Có chứ, rất vui là đằng khác!
Máu của gánh hát chảy dồn về máng ở hai bên rìa sân khấu rồi chảy ra miệng máng hình đầu rồng vốn là để thoát nước mưa, lúc đầu chảy thành dòng, sau chỉ là từng giọt to, nặng… Đó là nước mắt của rồng! Đúng thế.
Dân chúng bỏ chạy sạch, pháp trường còn lại rất nhiều giày dép và những tấm da mèo, vài xác người chết vì bị dẫm đạp. Ta nhìn đăm đăm vào miệng máng hình đầu rồng, nhìn những giọt máu tươi rất to, từng giọt chảy tí tách. Mà không phải máu, đó là nước mắt của rồng. Đúng thế.
Khi vầng trăng đầy quá nửa của ngày 19 tháng Tám tỏa ánh bạc từ trên cao, ta từ huyện nha trở lại pháp trường. Ta vừa ra khỏi cổng nha môn, liền thổ ra một bụm máu, miệng tanh ngòm như ăn quá nhiều mật đắng. Lưu Phác và Xuân Sinh băn khoăn, hỏi:
- Ông lớn không sao chứ ạ?
Ta như chợt tỉnh nhìn họ, hỏi lại với thái độ hoài nghi:
- Sao các ngươi còn đi theo ta? Xéo, không được bám ta như thế!
- Bẩm ông lớn…
- Nghe rõ chưa? Cút, mau xa ta ra, đi đâu càng xa càng tốt, không được để ta lại thấy mặt. Ta mà gặp lại lần nữa, sẽ đập gãy lưng các ngươi.
- Ông lớn… ông… lẩn thẩn rồi! – Xuân Sinh khóc mếu, nói.
Ta rút thanh yêu đao bên mình Lưu Phác chĩa vào hai người, mặt lạnh như tiền, nói:
- Cha chết mẹ lấy người khác, ai lo phận nấy. Các người còn nghĩ đến tình nghĩa thì hãy đi mau, sau ngày 20 về đây nhận thi thể ta.
Ta quẳng thanh đao xuống đất, “choang” một tiếng chấn động trời đêm. Xuân Sinh lùi lại mấy bước quay người bỏ chạy, lúc đầu chạy chậm, sau chạy nhanh, mất hút vào ánh trăng. Lưu Phác cúi đầu, đứng như trời trồng.
- Sau nhà ngươi không đi? – Ta nói – Mau thu xếp hành trang về ngay Tứ Xuyên. Sau khi về đó, hãy mai danh ẩn tích, trông nom phần mộ cha mẹ cho chu đáo, đừng bao giờ dính vào bọn phủ quan…
- Bác ơi!…
Một tiếng “Bác” của Lưu Phác, ruột ta đau chín chiều! Nước mắt lừng tròng, ta phẩy tay:
- Đi đi, ở đây không có việc gì cho cháu nữa!
- Bác ơi, mấy ngày nay cháu suy nghĩ mãi, trong lòng xấu hổ quá! bác rơi vào tình cảnh này là do sai lầm của cháu – Lưu Phác giọng đau xót – Chính là cháu cải trang giống bác vặt sạch râu Tôn Bính, khiến ông ta phải bỏ gánh hát, lấy đào Hồng rồi sinh con. Nếu không có chuyện lấy đào Hồng thì không có chuyện đánh tên kỹ sư Đức; không đánh tên kỹ sư Đức thì không có chuyện rắc rối sau này!…
Ta ngắt lời Lưu Phác:
- Cháu lẩm cẩm rồi, số phận là như vậy, không liên quan gì đến cháu. Ta biết cháu vặt râu Tôn Bính, còn biết cháu làm như vậy theo lệnh phu nhân. Phu nhân định dùng cách ấy khiến Mi Nương hận ta chấm dứt chuyện đi lại giữa nàng và ta. Ta còn biết, cháu và phu nhân sắp đặt chuyện bôi cứt chó lên đầu tường. Ta biết cháu và phu nhân sợ ta nhập nhằng với dân nữ thì mang tiếng, ảnh hưởng việc tiến thân. Nhưng ta với Tôn Mi Nương ba kiếp trước đây là oan gia nay mới gặp nhau. Không trách cháu, không trách phu nhân, chẳng trách ai hết, tất cả do số phận định đoạt!
- Bác ơi – Lưu Phác quì xuống – Xin bác nhận cho cháu một lạy.
Ta bước tới đỡ hắn dậy bảo:
- Chia tay thôi, cháu!
Một mình ta đi về pháp trường.
Lưu Phác gọi với:
- Bác ơi!
Ta quay lại trước mặt Lưu Phác hỏi:
- Còn chuyện gì nữa, cháu nói đi!
- Cháu đi báo thù cho cha cháu, cho sáu vị quân tử, cho bác Hùng Phi, cũng là khử trước ẩn họa cho nhà Đại Thanh.
- Cháu định hành thích hắn hả? – Ta trầm ngâm hồi lâu, nói – Ý cháu đã quyết chưa?
Lưu Phác gật đầu.
- Chúc cháu may mắn hơn bác Hùng Phi!
Ta quay đi, rảo bước về phía pháp trường Thông Đức, không ngoảnh lại. Ánh trăng dõi vào mắt, ta cảm thấy trong lòng đầy những nụ hoa, chờ có dịp là nở, một đóa nở là một câu Miêu Xoang “phiên hoa” cao vút chín tầng mây. Lời Miêu Xoang dài lê thê, nhưng tiết tấu phân minh, trải dài như thủy ba sóng gợn, có lắng có dừng, nhất cử nhất động của ta đều trong nhịp của nó.
Quan Cao Mật ra khỏi huyện đường ~ ~ mối sầu vấn vương ~ ~ Mi-ao mi-ao. Lạnh lẽo trăng thu, trống cầm canh ~ ~
Ánh trăng dõi trên người ta, dõi vào trái tim ta. Trăng ơi, trăng sáng quá! Trong đời ta chưa bao giờ thấy trăng sáng như thế này! Ta không bao giờ thấy trăng sáng như thế này nữa! Ta nhìn theo ánh trăng, lập tức trông thấy phu nhân nằm trên giường, mặt trắng như tờ giấy. Phu nhân ăn mặc chỉnh tề, di thư để bên cạnh viết: “Hoàng đô vây hãm, đất nước bại vong. Dị tộc ngoại xâm, chia năm xẻ bảy. Đời đời ơn vua, như trời như biển, không dám tùy tiện, sống kiếp ngựa trâu. Trung thần chết theo nước, liệt phụ chết theo chồng, thiên thu vạn đại, để lại tiếng thơm. Thiếp xin đi trước, mong chàng đi cùng. Ô hô ai tai!”
Phu nhân hiểu thông đại nghĩa, phục độc quyên sinh vì đất nước, nêu tấm gương trung liệt cho ta. Ý ta đã quyết không tham sống. Nhưng việc chưa xong, chết không nhắm mắt ! Phu nhân rán đợi ta ở Vọng hương đài. Việc xong xuôi, ta cùng đi gặp tiên hoàng.
Pháp trường im ắng. Aùnh trăng bạc lặng lẽ chảy tràn mặt đất. Bầu trời loang loáng bóng chim cú mèo và dơi quạ. Bên rìa pháp trường, lấp lánh ánh mắt đàn chó hoang. Bọn cường đạo ăn sống nuốt tươi kia, chẳng lẽ các người rình ăn xác chết? Không có ai thu nhặt thi thể con dân của ta, họ phơi xác dưới trăng, đợi ngày mai giãi nắng. Viên Thế Khải và Caclôt đang rượu chè hưởng lạc, trong nhà bếp xoong chảo rộn ràng. Chẳng lẽ các người không sợ ta giết quách Tôn Bính hay sao? Các người nên biết rằng, nếu ta muốn sống thì Tôn Bính không chết! Nhưng bọn ngươi không bết rằng, ta đã không muốn sống nữa. Ta cùng phu nhân chết theo nhà Đại Thanh, thì tính mạng của Tôn Bính cũng kết thúc. Ta muốn lễ thông xe của các người với một xác chết, để xe lửa của các người lăn bánh trên xác người Trung Quốc!
Ta loạng choạng bước lên đài Thăng Thiên. Đây là đài lên trời của Tôn Bính, đài lên trời của Triệu Giáp, cũng là đài lên trời của Tiền Đinh! Trên đài, một đèn lồng treo cao, đó là đèn hiệu của huyện Cao Mật. Ta còn trông thấy mấy chục sai nha mặt mũi phờ phạc đứng trên đài, hai tay cầm côn thủy hỏa, im như bụt mọc. Phía dưới đèn lồng, có một bếp nhỏ đun bằng củi, trên lò đặt ấm sắc thuốc, hơi nước ngùn ngụt bay lên, tỏa mùi thơm đắng của nhân sâm. Triệu Giáp ngồi bó gối bên lò, ánh lửa nhảy nhót trên khuôn mặt choắt của lão. Cằm lão tì lên đầu gối. Lão nhìn không chớp ngọn lửa mảnh mai trong lò y như một đứa trẻ đang mơ mộng. Sau lưng lão là Giáp Con ngồi tựa thân cột, hai chân duỗi thẳng kẹp một túi thịt cừu vụn. Hắn kẹp thịt vào giữa bánh tráng, không nhìn ai, ăn nhồm nhoàm. Tôn Mi Nương đứng tựa cột phía đối xứng với Giáp Con. Nàng ngoẹo đầu sang bên, tóc rối bù phủ gần kín mặt như một xác chết, tóc rối bù phủ gần kín mặt như một xác chết, còn đâu vẻ phong tình? Qua lớp vải xô mỏng, ta nhìn thấy lờ mờ nét mặt Tôn Bính. Hơi thở nhỏ nhẹ cho ta biết ông vẫn sống. Mùi xú uế tỏa ra trên người ông dẫn dụ từng đàn chim cú mèo. Chúng bay lượn trên cao không một tiếng động, chốc chốc lại kêu lên một tiếng lảnh lót. Tôn Bính ơi, ông chết được rồi! Mi-ao ~ mi-ao ~. Giọng Miêu Xoang đầy cảm khái và ý nghĩa thì phức tạp của các người, giờ lại từ miệng ta cất lên. Mi-ao ~ mi-ao ~, Tôn Bính ơi, chỉ trách ta u mê quá, đắn đo nhân nghĩa, lòng dạ phân vân, không nhận ra quỉ kế của bọn chúng, biến ông thành con mồi để tiêu diệt mấy chục nhân mạng của vùng Đông Bắc Cao Mật, đoạn tuyệt hạt giống Miêu Xoang! Mi-ao ~ mi-ao ~.
Ta lay tỉnh mấy tên sai nha đang ngủ gật, bảo chúng về nhà nghỉ, công việc ở đây bản quan sẽ sắp xếp. Các sai nha như cất được gánh nặng, chỉ sợ ta đổi ý, hối hả rê côn chạy xuống đài, mất hút dưới ánh trăng.
Ta đến đây mà chúng không hề phản ứng, coi ta như một bóng đen, như một tòng phạm. Ta đang tính xem đâm đứa nào trước, thì Triệu Giáp cầm quai ấm rót sâm ra bát, nghiêm nghị bảo Giáp Con:
- Aên no chưa con? Chưa no thì lát nữa ăn tiếp. Giờ giúp cha đổ sâm cho ông ta.
Giáp Con ngoan ngoãn đứng dậy. Qua những biến cố ban ngày, tính hiếu động của hắn giảm đi nhiều. Hắn nhệch miệng cười với ta, rồi đi đến bên lều vén tấm rèm vải xô, để lộ thân hình Tôn Bính giờ đã ngót đi nhiều. Ta thấy mặt ông ta nhỏ lại, mắt to ra, xương sườn hai bên hiện rõ sau lần da. Những thay đổi này khiến ta nhớ hồi ở quê trẻ con chơi ác, trói con ếch vào thân cây cho chết khô.
Từ lúc Giáp Con vèn rèm trở đi, đầu Tôn Bính quay đảo liên tục, tiếng nói đứt đoạn thoát ra từ lỗ miệng đen ngòm:
- Hừ hừ,… cho tui chết… cho tui chết… !
Ta bàng hoàng, cảm thấy kế hoạch của ta càng có cơ sở thực hiện. Cuối cùng thì Tôn Bính muốn chết! Ông đã ý thức được rằng, không chết trước lễ thông xe là dở. Ta đâm chết ông là thuận theo ý của ông.
Giáp Con đút vào miệng Tôn Bính một đầu cái giác bằng sừng bò vốn dùng để đổ thuốc cho gia súc, để Triệu Giáp múc từng thìa nước sâm qua giác vào miệng Tôn Bính. Tôn Bính ú ớ, cổ họng kêu òng ọc, nước sâm qua cổ chảy vào dạ dày.
- Thế nào, Già Triệu? – Ta đứng sau lưng lão, hỏi mỉa – Hắn có sống được đến ngày mai không?
Triệu Giáp cảnh giác xoay người lại, mắt rực sáng:
- Tiểu nhân đảm bảo.
- Già Triệu sáng tạo một kỳ tích trên đời rồi còn gì!
- Được vậy là nhờ có đại nhân ủng hộ – Triệu Giáp khiêm tốn – Tiểu nhân không dám tham công.
- Triệu Giáp, ngươi đắc ý hơi sớm đấy – Ta lạnh lùng bảo - Theo ta thì hắn không qua được đêm nay!
- Tiểu nhân đem tính mạng ra đảm bảo. Nếu đại nhân cấp cho nửa cân sâm nữa, tiểu nhân đảm bảo sống thêm ba ngày.
Ta cười lớn, cúi xuống rút con dao găm giấu trong ủng, nhằm ngực Tôn Bính mà đâm tới, nhưng mũi dao không trúng Tôn Bính mà trúng Giáp Con. Trong lúc cấp bách, hắn lấy thân che cho Tôn Bính. Ta rút dao, Giáp Con người mềm nhũn, từ từ ngã ngồi dưới chân Tôn Bính. Máu của hắn nóng ran tay ta. Triệu Giáp rú lên:
- Con tôi!…
Triệu Giáp cầm bát thuốc đập vào đầu ta, nước sâm nóng bỏng văng đầy mặt. Ta cũng rú lên một tiếng. Tiếng kêu chưa dứt, Triệu Giáp đã như một con báo đen, cái đầu rắn như thép húc ta trúng bụng dưới, ta ngã chỗng bốn bó trên mặt đất, hai tay vung loạn xạ. Theo đà, lão ngồi lên mình ta, hai bàn tay nhỏ nhắn mềm như bông của lão thoắt cái xiết chặt cổ ta như những vuốt của chim ưng. Mắt ta tối sầm, muốn chống lại mà chân tay bải hoải, bất lực như cành củi mục.
Giữa lúc ta đã nhìn thấy khhuôn mặt đau khổ của phu nhân trên Vọng Hương đài, Triệu Giáp bỗng rời tay. Ta co gối lên, hất lão lộn một vòng rồi khó nhọc bò dậy. Ta thấy Triệu Giáp nằm nghiêng, lưỡi dao cắm ngập lưng, cái miệng hóp vẫn đang co giật. Ta thấy Tôn Mi Nương đứng thẫn thờ bên xác Triệu Giáp, cơ mặt giật giật sau làn da trắng bệch, mặt mũi méo xệch, ba phần giống người, bảy phần giống quỷ! Aùnh trăng như nước, ánh trăng như bạc, ánh trăng như băng, ánh trăng như sương. Ta sẽ chẳng bao giờ được nhìn thấy ánh trăng nữa! Qua ánh trăng mờ ảo, hình như ta trông thấy Lưu Phác của ta đột nhiên xuất hiện trước mặt Viên Thế Khải rút hai khẩu súng vàng ra, làm như em trai ta: trả thù!
Ta lảo đảo đứng lên, chìa tay ra:
- Mi Nương thân yêu của ta!
Nhưng nàng rú lên một tiếng, chạy xuống đài. Thân nàng nhẹ như bông tơ. Ta có nên đuổi theo nàng không? Không nên, công việc sắp kết thúc ngay bây giờ, ta sẽ gặp lại nàng ở thế giới bên kia. Ta rút con dao trên lưng Triệu Giáp, lấy vạt áo lau sạch máu. Ta đến trước mặt Tôn Bính, qua ánh trăng và ánh nến – ánh trăng sáng sủa, ánh nến mù mở, ta nhìn rõ nét mặt điềm tĩnh của Tôn Bính.
Tôn Bính ơi, ta đã làm nhiều chuyện không phải với ông, nhưng râu của ông không phải ta vặt – Ta nói rất chân thành, rồi thuận tay đâm một nhát vào ngực ông ta. mắt ông ta bỗng rực sáng khiến khuôn mặt rạng rỡ lạ thường, sáng hơn cả vầng trăng! Ta thấy máu chảy ra từ miệng ông, cùng với một câu ngắn gọn:
- Kịch… đến hồi kết!

 

Hết

<< III-Chương 4 |


Dành cho quảng cáo

©2007-2008 Bản quyền thuộc về Liên Mạng Việt Nam - http://lmvn.com ®
Ghi rõ nguồn "lmvn.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này - Useronline: 600

Return to top