Liên Mạng VietNam || GiaiTri.com | GiaiTriLove.com | GiaiTriChat.com | LoiNhac.com Đăng Nhập | Gia Nhập
Tìm kiếm: Tựa truyện Tác giả Cả hai

   Tìm theo mẫu tự: # A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z Danh sách tác giả    Truyện đã lưu lại (0
Home >> Truyện Dài >> Đàn Hương Hình

  Cùng một tác giả


  Tìm truyện theo thể loại

  Tìm kiếm

Xin điền tựa đề hoặc tác giả cần tìm vào ô này

  Liệt kê truyện theo chủ đề

  Liệt kê truyện theo tác giả
Số lần xem: 19744 |  Bình chọn:   |    Lưu lại   ||     Khổ chữ: [ 1, 2, 3

Đàn Hương Hình
Mạc Ngôn

Về tác phẩm

Trong quá trình sáng tác tiểu thuyết này, mỗi khi bạn bè hỏi tôi viết những gì trong đó, tôi ấp úng, cảm thấy khó trả lời. Cho đến khi sửa xong bản thảo nộp Ban Biên tập, như cất được gánh nặng, nghỉ ngơi hai ngày liền, tôi chợt hiểu ra rằng, cái mà tôi viết trong truyện thực ra là âm thanh. Mỗi chương của phần ĐẦU PHỤNG và ĐUÔI BEO đều dùng phương thức nhân vật tự thuật, như TRIỆU GIÁP NÓI NGÔNG, TIỀN ĐINH GIẬN ĐỜI, TÔN BÍNH GIẢNG KỊCH; Phần BỤNG HEO, bề ngoài tưởng như từ một góc độ nào đó nhìn vào mà viết, thực ra là ghi lại phương thức ca vịnh để thuật lại một thời kỳ lịch sử có tính truyền kỳ, suy cho cùng, cũng vẫn là âm thanh. Mà nguyên nhân ban đầu, sớm nhất cho việc cấu tứ, sáng tác bộ tiểu thuyết, cũng là do âm thanh.
Cách đây hai mươi năm, khi tôi mới bước vào con đường sáng tác, có hai loại âm thanh luôn xuất hiện bất chợt trường ý thức tôi. Chúng như hai con hồ ly tinh đẹp mê hồn bám riết tôi, khiến tôi rạo rực không yên.
Loại âm thanh thứ nhất tiết tấu phân minh, đầy sức mạnh, màu sắc nhiêm chỉnh pha trộn giữa đen và xanh lam, có sức nặng của sắt thép, có băng giá của khí hậu. Đó là tiếng tàu hỏa, tiếng tàu hỏa chạy hàng trăm năm trên con đường sắt Giao – Tế cổ lỗ. Kể từ khi tôi biết nhớ, mỗi khi trời u ám là có thể nghe thấy tiếng còi xe lửa như tiếng bò rống, trầm đục, dài lê thê, trườn vào trong thôn, chui vào các căn buồng, lôi chúng tôi ra khỏi giấc ngủ. Tiếp liền sau đó là tiếng lanh canh như băng vỡ khi xe lửa chạy trên cầu sắt sông Giao. Tiếng còi, tiếng xe lửa chạy trên cầu sắt và bầu trời u ám gắn liền với nhau, gắn liền với tuổi thơ cô đơn và đói rách của tôi. Mỗi khi tôi bị cái âm thanh xình xịch ấy đánh thức trong đêm, truyền thuyết về xe lửa và đường sắt được kể lại từ những cái miệng răng cón tăm tắp hay đã móm, lại sống dậy trong đầu tôi. Chúng xuất hiện dưới hình thức âm thanh rồi mới đến hình ảnh, hình ảnh là bổ sung và chú thích cho âm thanh, hoặc giả là liên tưởng của âm thanh.
Tôi đã nghe thấy, sau đó nhìn thấy trước sau năm 1990, khi ấy ông bà còn đang tuổi bú tí, trên cánh đồng cách thôn xóm chừng hai mươi dặm, kỹ sư đường sắt người Đức vác dụng cụ đo đạc mà nghe nói trên đó gắn rất nhiều gương nhỏ, cùng đám công nhân người Trung Quốc đầu để tóc bím, vai vác cọc bằng gỗ hòe, cắm mốc xây dựng con đường sắt Giao – Tế. Sau đó lại có nhiều lính Đức cắt hết bím tóc của những thanh niên trai tráng Trung Quốc, lót dưới tà vẹt đường sắt. Người đàn ông mà mất bím tóc liền trở thành tàn phế, chẳng khác pho tượng gỗ! Sau đó, lính Đức lại dùng la chở rất nhiều con trai Trung Quốc đến một bí mật ở Thanh Đảo, dùng kéo sửa lưỡi để học tiếng Đức, nhằm đào tạo nhân tài cho việc quản lý đường sắt sau này. Phải khẳng rằng, đó là đồn nhảm, vì rằng sau này tôi có hỏi ông Viện trưởng Viện Goethe của Đức: Trẻ con Trung Quốc học tiếng Đức có cần gọt lưỡi không? Ông ta trả lời nghiêm chỉnh: Cần. Rồi ông cười như nắc nẻ, có ý bảo điều tôi hỏi là hoang đường. Nhưng trong những năm tháng dài đặc, tôi đã rất tin vào những truyền thuyết đó. Chúng tôi gọi những kẻ biết ngoại ngữ là “Những kẻ gọt lưỡi”. Trong đầu tôi, đoàn la chở những trẻ em bị bắt đi học tiếng Đức dài dằng dặc trên con đường sống trâu lầy lội, uốn lượn trên sông Giao. Trên lưng con là thồ hai giỏ, mỗi giỏ một bé trai. Đại đội lính Đức hộ tống đoàn la. Phía sau đoàn la là đội ngũ các bà mẹ nước mắt giàn giụa, tiếng khóc bi thảm vang động cả một vùng. Nghe nói người anh em họ xa của tôi là một trong những đứa trẻ bị bắt đi Thanh Đảo học tiếng Đức, sau này trở thành Kế toán trưởng Đường sắt Giao – Tế, lương năm là ba vạn đồng tiền ngoại. Ngay anh chàng Trương Tiểu Lục chỉ là chân sai vặt, cũng xây được ở quê một ngôi nhà kiểu đại gia! Trong đầu tôi còn nghe thấy âm thanh, còn nhìn thấy hình ảnh sau: Một con rồng to lớn tiềm ẩn trong lòng đất đang rên rỉ vì đường sắt đè trên lưng. Nó cố gồng mình lên, đường sắt chỗ ấy bị uốn cong, rồi đoàn tàu bị lật. Nếu người Đức vùng Đông Bắc Cao Mật quê tôi sẽ trở thành kinh đô, rồng vặn mình tất nhiên là lật tàu, nhưng long mạch cũng đứt, phong thủy của cả vùng bị hủy hoại. Tôi còn nghe Thanh Thủy truyền thuyết như sau: Đường sắt vừa thông xe, mấy vị hảo hán vùng Đông Bắc Cao Mật cho rằng xe lửa thì cũng là một động vật to đùng, chắc cũng ăn rau cỏ như ngựa. Thế là các vị nảy ra sáng kiến, rải rơm và đậu đen thành một con đường rẽ, định dụ xe lửa xuống đầm cho chết đuối! Kết quả là xe lửa không mắc mưu các vị. Về sau, từ miệng một nhân vật làm công việc đốt lò trên xe lửa, các vị mới biết mình mất oan bao nhiêu là rơm rạ và đậu đen! Nhưng vừa chấm dứt chuyện hoang đường này thì lại phát sinh chuyện hoang đường khác: Anh thợ lò nói trên bảo các vị rằng, nồi súp de trên tàu được đúc bằng vàng khối nguyên chất, nếu không thì sao chịu nổi lửa rừng rực quanh năm? Các vị tin sái cổ, vì ai cũng biết câu tục ngữ: “Vàng thật không sợ lửa”. Để bù đắp số rơm rạ, đậu đen lãng phí lần trước, các vị gỡ bỏ một thanh ray, thế là đầu tàu bị lật. Khi vác đồ nghề chui vào nồi súp de, các vị mới ngả ngữa: Một nửa lạng vàng cũng không có!…
Tuy cái thôn nhỏ của tôi chỉ cách đường sắt Giao – Tế hai mươi dặm đường chim bay, nhưng mãi năm tôi mười sáu tuổi, một đêm cùng các bạn, lần đầu tiên tôi tiếp cận đường sắt, khiếp đảm nhìn đoàn tàu lướt qua, gào thét như một con quái vật! Con mắt ở đầu tàu sáng rợn người, tiếng ầm ầm để lại một ấn tượng khủng khiếp trong tôi, nay vẫn không thể quên. Tuy sau này tôi thường xuyên đi tàu hỏa, nhưng tôi thấy tàu hỏa bây giờ khác hoàn toàn con tàu mà tôi trông thấy ở Đông Bắc Cao Mật hồi tuổi thiếu niên, càng không giống con tàu nghe kể lúc tôi ở tuổi nhi đồng. Con tàu ở tuổi nhi đồng là một động vật, có sinh mạng hẳn hoi. Con tàu này sau này là con tàu cơ khí, không có hồn!
Loại âm thanh thứ hai là hí kịch Miêu Xoang, thịnh hành ở vùng Đông Bắc Cao Mật. Loại này hát giọng ai, rất buồn, nhất là vai nữ, hoàn toàn là tiếng than khóc của những người phụ nữ bị áp bức. Ơû vùng Đông Bắc Cao Mật, bất kể già trẻ nam nữ, ai cũng biết hát Miêu Xoang. Làn điệu trầm bổng, ai oán thê lương của Miêu Xoang gần như di truyền, không cần học mà ai cũng nắm vững. Chuyện kể rằng, có một bà già vốn quê vùng Đông Bắc Cao Mật theo con đi làm ăn xa mãi tận Quan Đông, lúc ốm sắp chết, có người bà con quê nhà đem đến một băng nhạc Miêu Xoang. Người con trai mở băng cho mẹ nghe. Khi điệu làn thảm của Miêu Xoang nổi lên, bà mẹ ngồi phắt dậy, mắt long lanh, mặt tươi hớn hở. Nghe hết băng nhạc, bà nằm dài ra, đi luôn.
Hồi nhỏ, tôi thường theo các anh lớn tuổi đuổi theo ma trơi khi đi xem hát ở thôn bên. Đom đóm bay đầy trời, lửa ma trơi và lửa đom đóm lẫn lộn. Từ nơi rất xa vọng lại tiếng thét của con cáo và tiếng gầm của tàu hỏa. Tôi thường xuyên trông thấy những người đàn bà đẹp mặc áo đỏ hoặc áo trắng ngồi khóc bên đường, tiếng khóc nỉ non, y như giọng Miêu Xoang. Chúng tôi biết họ biến từ cáo, đừng có trêu vào họ, đành đi vòng đường khác. Nghe hát nhiều nên họ thuộc lời, chỗ nào quên thì tự đặt lời mà hát. Lớn tuổi hơn một chút thì làm chân sai vặt, hoặc sám những vai phụ trong đoàn kịch của thôn, khi đó là diễn kịch cách mạng, vai của tôi không là gián điệp A thì là thổ phỉ B. Sau “Cách mạng văn hóa” có sự nới lỏng đôi chút, ngoài các vở kịch mẫu, cho phép tự biên tự diễn. Vở Miêu Xoang “ĐÀN HƯƠNG HÌNH” ra đời trong hoàn cảnh ấy. Thực ra, thời kỳ cuối Thanh đầu Trung Hoa Dân Quốc, chuyện Tôn Bính chống Đức đã được các nghệ nhân Miêu Xoang đưa lên sâu khấu. một số nghệ nhân già vẫn còn nhớ đôi đoạn. Tôi phát huy sở trường diễn kịch cương của mình, cùng một ông chú bên hàng xóm – Ông này một chữ bẻ làm đôi không biết, nhưng đàn giỏi hát hay, xuất khẩu thành chương – biên soạn vở ĐÀN HƯƠNG HÌNH gồm chín cảnh. Một thầy giáo tiểu học thuộc phái hữu đã giúp đỡ tôi rất nhiều. Tôi cùng các bạn lần đầu đi xem xe lửa, là đi “thể nghiệm cuộc sống”. Lời thoại của Đàn Hương Hình trong tiểu thuyết là tôi lấy từ kịch bản Đàn Hương Hình sau nhiều lần chủnh lý, sữa chữa có tính chuyên nghiệp.
Sau đó, tôi đi công tác thoát ly, tình cảm với Miêu Xoang lắng xuống vì công việc bộn bề và vì cuộc sống khó khăn. Còn Miêu Xoang, loại kịch nghệ từng giáo hóa tâm linh người dân vùng Đông Bắc Cao Mật thì ngày càng thưa vắng, đoàn kịch chuyên nghiệp thì chỉ còn một, nhưng hoạt động thì quá ít, những thanh niên mới lớn thì không thích. Mùa xuân năm 1986 tôi về thăm nhà, khi bước ra khỏi cửa soát vé, một điệu Miêu Xoang mê hồn cất lên từ một quán cơm nhỏ gần sân ga. Sân ga không một bóng người, làn điệu thê lương của Miêu Xoang quyện với tiếng còi tàu xé tai khiến tôi rạo rực. Tôi cảm thấy, xe lửa và Miêu Xoang, hai loại âm thanh quyện vào tuổi ấu thơ của như những hạt giống gieo trong tâm khảm tôi, sẽ nảy mầm, lớn lên thành cây đại thụ, thành tác phẩm quan trọng của tôi.
Mùa thu năm 1996, tôi viết ĐÀN HƯƠNG HÌNH. Tôi viết khoảng năm vạn chữ xoay quanh truyền thuyết thần kỳ về xe lửa và đường sắt, sau một thời gian xem lại, thấy đậm mùi hiện thực ảo, vậy là phải cân nhắc lại rấy nhiều tình tiết hấp dẫn vì mang hơi hướng ma quái, đành bỏ. Cuối cùng, phải giảm nhẹ âm thanh xe lửa và đường sắt, nổi bật âm thanh Miêu Xoang. Tuy làm vậy là yếu đi tính phong phú của tác phẩm, nhưng bảo tồn khá đậm chất dân gian, tôi sẵn sàng hy sinh để giữ lấy nét thuần túy trong phong cách Trung Quốc.
Miêu Xoang không được sánh vai cùng ca kịch Ý Đại Lợi, múc lê Nga La Tư trong miếu đường nghệ thuật. Cũng vậy, tiểu thuyết này của tôi chưa chắc được những đọc giả yêu thích văn nghệ phương Tây, nhất là những đọc giả khó tính, thưởng thức. Miêu Xoang chỉ diễn ngoài trời cho quần chúng lao khổ xem, cũng vậy, tác phẩm này chỉ được những đọc giả có thái độ thân thiện và gần gũi với văn hóa dân gian, thưởng thức. Có lẽ, tiểu thuyết này nên tìm người có chất giọng khàn đọc to lên cho xung quanh nghe, đây là cách đọc bằng nghe, là cách toàn bộ con người tham dự vào việc đọc. Để thích hợp với cách đọc có tính quảng trường đó, cái lối đọc bằng tai đó, tôi cố ý sử dụng nhiều văn vần, hí kịch hóa các thủ đoạn tự sự, để đạt hiệu quả thông thoáng, khoa trương và giàu hình ảnh. Nghệ thuật vừa kể vừa hát trong dân gian từng là cơ sở của tiểu thuyết.
Ngày nay, khi mà tiểu thuyết từ một loại hình nghệ thuật tầm thường, dần trở thành trang nhã chốn miếu đường, khi mà văn hóa phương Tây áp đảo tính truyền kỳ của văn hóa dân gian, thì ĐÀN HƯƠNG HÌNH xem ra không phải sách thời thượng. ĐÀN HƯƠNG HÌNH là một bước lùi có ý thức của tôi, chỉ tiếc là tôi lùi chưa đúng vào chỗ của nó.
Cuối cùng, tôi rất cảm ơn anh Giả Bình Ao đề tên sách cho tôi, cảm ơn tấm lòng của anh cách đây mười lăm năm, giơ cao tấm biển viết chữ “Mạc Ngôn”, đón tôi ở ga xe lửa Tây An, khiến mọi người chung quanh sợ đến nỗi im như thóc mục.

I-Chương 1(a) >>


Dành cho quảng cáo

©2007-2008 Bản quyền thuộc về Liên Mạng Việt Nam - http://lmvn.com ®
Ghi rõ nguồn "lmvn.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này - Useronline: 610

Return to top