“Ngừơi ta có buồn vui ly hợp, trăng có khi tròn khi khuyết, việc đời khó có thể vẹn toàn” Mấy câu thơ này cơ hồ ai ai cũng có thể thuận mồm nói ra, mà cũng có thể đều hiểu rõ ý nghĩa của câu thơ này, nhưng thực khi bản thân mình gặp phải việc phát sinh, nội tâm ngược lại thường không thể buông xả, rơi vào trong ngõ cụt, biết rõ tranh chấp đều là vô dụng cũng không có cách nào khống chế được tình cảm của mình .
Trong Phật giáo có một câu chuyện là : Trước kia có một gia đình, người chồng bị bệnh qua đời, vợ của anh ta nuối tiếc tình cảm ân ái của hai vợ chồng, trong lòng vô cùng đau xót. Tuy nhiên, chồng của cô ta đã bị chôn vùi sau nấm mộ nhưng cô ta vẫn ngày ngày nấu một nồi cơm canh, bê ra trước mộ cúng chồng.
Cô ta lần nào ra mộ đều đau đớn khóc than với bản thân và nói : “ Anh yêu quý anh ăn một chút đi”
Ngày nào , cô ta cũng làm như vậy, khóc đến cạn nước mắt, cũng chẳng thiết làm lụng , cũng không còn muốn sống, toàn bộ thời gian đều dành cho việc cúng chồng, không lâu sau gia sản cũng dần dần tiêu hết.
Người trong thôn xem thấy khó coi, thế là ...
Có một đứa trẻ chăn trâu tìm được một đầu con trâu đã chết, xách đến đặt trên mộ, nhìn thấy người phụ nữ lại cúng tế, bèn cầm rất nhiều cỏ non, đặt trước mặt con trâu, lớn tiếng than khóc và nói :
“Trâu yêu quý ơi, mày tỉnh lại ăn một chút đi nhé”
Người phụ nữ nghe thấy bèn nói với người chăn súc vật : “Mày là con cái nhà ai, trâu đã chết rồi , làm sao có thể sống lại được, mày mau về nhà nói với bố mẹ mày đi! ở đây ra sức khóc phỏng có tác dụng gì, thực là đứa trẻ ngốc nghếch”
Đứa trẻ đó bèn trả lời : “ Tôi mới không phải là ngốc, tôi ở đây khóc nhiều một chút không biết chừng nó có thể sống lại, mà chồng của bà chết đã lâu, bà còn ngày ngày nấu bao nhiêu là đồ ăn thức uống cho ông ta, bà mới là đồ ngốc.”
Người phụ nữ nghe thấy giật mình tỉnh ngộ, bất giác cừơi to cảm thấy mình thực là đồ ngu, từ đó, ngày ngày không còn cúng chồng như xưa nữa.