Thuờng thuờng duới đường ngầm hoặc người qua lại phố đêm có thể phát hiện thấy có người tàn tật đang bò dưới đất đẩy một chiếc xe nhỏ đựng nến thơm luôn miệng nói:
"Cô bác hảo tâm mua cho tôi một gói, làm việc tốt mua một gói đi, xin mọi người mua một gói đi"
Trong lòng thấy thế mà có ý niệm " Tốt thôi anh chàng đáng thuơng, mua một gói, đã tàn tật mất đôi chân mà vẫn tự lực cánh sinh bằng đôi tay bó đi kiếm ăn quả thực hiếm có"
Nhưng bị một ý niệm làm mất đi chũ ý tốt, trên báo có đăng tin" có một nhóm người lợi dụng người tàn tật, bán hàng trên hè phố là phát tài bất lương"
Nhìn tình cảnh tương tự như vậy, tôi nghĩ người có cảnh ngộ khó khăn rất nhiều nhưng việc say đó cần phải nghĩ , tôi làm như vậy có đúng không? Có phải là quá lý tính?
Thời xưa, Hồ Ly , Khỉ và Thỏ là những người bạn tốt, thuờng đem niềm vui đến cho người khác, một hôm, trong khi chơi đùa, thấy một người bộ hành, vừa đói vừa khát, ngã lăn ra hôn mê trong rừng, bọn chúng cảm thấy rất đáng thuơng thế là bèn phân công nhau đi tìm thức ăn. Không lâu sau, Hồ Ly và Khỉ tìm được về rất nhiều thức ăn, chỉ có thỏ là chịu về tay không, bởi vì nó không thể giống như Hồ Ly, có móng vuốt đi bắt các sinh vật nhỏ, càng không thể giống như Khỉ trèo cây hái quả, do đó nó cảm thấy rất áy náy, bèn nhảy vào ngọn lửa hiến cả cơ thể mình.Người bộ hành khi này hiện nguyên hình là một đức Phật, hai tay nâng lấy thỏ cùng với lời thọ ký trong tương lai, nó sẽ thành Phật.
Trong câu chuyện này đặc biệt là suy tôn Thỏ mà lại không suy tôn thiện tâm của Hồ Ly và Khỉ,nếu đem giá trị đặt vào việc tìm kiếm thức ăn,không thể so sánh giá trị của Thỏ so với Hồ Ly và Khỉ, nhưng điều đáng nói ở đây không phải là bạn cống hiến cái gì,mà là ở tâm bạn phát nguyện như thế nào.
Ngoài ra còn có một câu chuyện:
Khi đức Thế Tôn còn tại thế, do công đức cúng dầu đốt đèn mà được quả vị.Có một bà lão muốn dâng đèn cúng Phật,nhưng bà ta thật sự quá nghèo, không có đủ tiền mua dầu, thế là bà đem mớ tóc dài nuôi dữơng bao năm đem cắt đi, để đổi thành tiền đến cửa hiệu mua một ít dầu đốt đèn. Người chủ hỏi bà ta :" Bà nghèo thế này sao không mang số tiền đó đi mua đồ ăn mà lại đi mua dầu đốt đèn cúng Phật?"
Bà ta trả lời:" Từ khi tôi ra đời đến nay lúc nào cũng nghèo khó,cho nên không có khả năng cúng Phật, Nhưng hôm nay tôi đã già cả ròi, tôi hy vọng có thể hy sinh chút sinh mệnh nhỏ bé này, để mua một ít dầu cúng Phật tổ, tuy chỉ là một chút, cũng là thoả mãn nguyện vọng của tôi"
Bà lão sau khi hai tay dâng dầu lên cúng Phật, im lặng ngồi sau Phật, nghe lời giáo huấn. Đột nhiên một trận gió mạnh thổi tới làm tắt hết các ngọn đèn đang cháy , chỉ còn thừa lại mỗi ngọn đèn của bà lão cúng dường, như càng cháy càng sáng rực rỡ,mọi ngừơi cảm thấy không hiểu thế là bèn đến thỉnh giáo đức Phật.
Đức Thế Tôn nói" Tuy cái bà ta cúng là dầu đốt đèn, thực ra không thế cho nó tiếp tục cháy sáng, nhưng trong nội tâm của bà ta ngược lại hàm chứa một chân tâm và niệm lực vô hạn, do đó mà giữ cho ngọn đèn này không thể dập tắt được, mà có thể sáng mãi cùng đất trời"
Trong giáo lý của Phật giáo điều cần chú ý là nguyện lực và tâm sơ phát, mà không phải là kết quả, la trong khoảnh khắc của bạn hành thiện, sơ tâm phát nguyện của bạn thế nào? Từ đó phát sinh dẫn đến đúng hay không đúng, nên hay không nên, tự đã có nhân quả phán xét.