Một thiền viện tập trung rất nhiều tăng đồ học tập, họ đang đứng dưới bức tường ngắm nhìn bức tranh long hổ giao tranh vẽ trên bờ tường thiền viện.
Trong bức tranh, long đang cuộn mình trên mây, thế hướng nhào xuống, hổ đang thu mình ngồi trên núi, thế đang ngóc lên, tuy nhiên...qua mấy lần vẽ sửa, nhưng mọi người đều cảm thấy khí thế trong đó không đủ, không có sức cảm dẫn người xem.
Trong lúc mọi người đang tranh luận sôi nổi , thì thiền sư từ ngoài bước vào , mọi người xin thiền sư đưa ra ý kiến về bức vẽ của họ, để tìm cách thay đổi phương pháp.
Thiền sư sau khi xem xét tỷ mỹ bèn nói:
“Vẽ rất đẹp, nhưng đặc tính của long và hổ không nắm vững. Cho nên xem ra cảm thấy thiếu khuyết cái gì đó. Long trước khi công kích, đầu của nó tất sẽ hơi co về phía sau,hổ trước khi chồm dậy, đầu hơi cúi xuống thấp, Góc cong sau đầu long lớn, đầu hổ càng gần sát xuống mặt đất thì chồm lên càng nhanh, nhảy được càng cao”
Mọi người nghe lời giải thích của thiền sư, đều chợt hiểu ra và đồng thanh nói với thiền sư : “Thiền sư thực là đã hiểu ý đạo, thảo nào bọn con đều thấy thiếu khuyết một cái gì đó, hình như cảm thấy chúng bay không định, muốn nhảy mà không cao”.
Thiền sư mượn cảnh thuyết giáo, bảo mọi người:
“Đạo lý của người tham thiền học đạo cũng giống như vậy. Lùi một bước sau khi chuẩn bị, mới có thể nhảy được càng xa, sau khi khiêm tốn cảnh tỉnh bản thân, mới có thể trèo lên thật cao. Long là con vật rất linh trong giống thú, hổ là vua trong giống thú, đều giống nhau là lùi một bước để tiến, phủ phục để lấy cao, lấy khiêm tốn để cao thượng, lấy nguyên tắc này lại tham thiền, tu đạo, đối nhân xử thế không phải là thích hợp lắm sao ?”
_____________________________
Bóng trăng vừơn liễu
Yes-No
(trả lời: BĂNG NGUYỆT)
[Gửi Thư Riêng] Post #: 10 | IP: 125.234.129.86
RE: Lời thiền trong cuộc sống - Thích Tụng Khang & Đào ... - 6.5.2008 22:08:34
Không có Bài Mới
BĂNG NGUYỆT
Cuội Phu Nhân
Bài viết đã đăng: 5300
Gia nhập ngày: 15.6.2003
Hiện trạng: offline ĐẠI TỪ ĐẠI BI.
Có một mùa đông giá lạnh, một người ăn mày quần áo mong manh, chịu cảnh gió rét tuyết rơi, đến một thiền đường của một Tỳ Kheo, ông ta vì đói rét mà run rấy nói với vị Tỳ Kheo:
“Sư phụ , xin ngài thương hại lấy tôi! Tôi là người nghèo khổ, gia đình lại có người bị ốm, vợ và con gái đều sắp chết đói. Xin ngài rộng lòng từ bi, cho tôi một chút gì đó, để tôi mang về cho họ độ qua cơn đói”
Vị Tỳ Kheo thấy tình cảm của anh ta, rất cảm động. Nhưng ông ta vốn là người tu thanh tịnh, nhất thời trên mình cũng chẳng có vật đồ gì đáng quý có thể bố thí cho người ăn mày đói rét này. Nghĩ mãi không ra, đột nhiên ông ta chợt nghĩ đến pho tượng Phật của ngừơi ta cúng dường, yểm tâm đằng sau pho tượng là làm bằng vàng, thế là png6 ta sai đệ tử lấy yểm tâm đó ra.
“ Cái này anh hãy cầm lấy đem đổi thành tiền, có thể độ qua cảnh khốn khó bây giờ” vị Tỳ Kheo đem số vàng đó đưa cho anh ta và nói.
Người ăn mày cơ hàn cầm lấy chút vàng yểm tâm trong lòng cảm kích ra đi.
Ngừoi đệ tử nhìn pho tượng Phật không có yểm tâm, than thở nói:
“Thật là đáng tiếc, pho tượng Phật đẹp thế này mà lại thiếu mất yểm tâm.”
“Có gì là đáng tiếc! Chẳng qua là làm theo tâm Phật mà thôi, Phật là đại từ đại bi, nếu như Phật Đà nhìn thấy tình cảnh chúng sinh chịu khổ nạn vừa nãy, ta tin rằng, Phật đà cũng bẻ chân bẻ tay đi cứu người, huống hồ là cái yểm tâm nho nhỏ có gì đáng tiếc.”