Như chúng ta đã nói, trên hết vẫn là sự thử nghiệm khách quan của thời gian. Đôi khi người ta nhận thức rằng quãng thời gian cuối của cuộc đời mới kinh khủng làm sao, dường như đến lúc này không còn thời gian để có thể thực hiện một vài mơ ước của cuộc đời mình. Những kiểm nghiệm đã bắt đầu được thực hiện. Với phụ nữ đã mãn kinh, quãng thời gian mà họ kiểm nghiệm lại chắc chắn là cơ hội cuối cùng để kiểm lại những gì đã làm được và những gì đang đón đợi ở phía trước, cũng có khi là sắp xếp lại tiền bạc. Trong thế giới luôn luôn chuyển động và đầy biến đổi này, người ta cần phải củng cố, sắp đặt lại tài sản của mình. Thái độ và cách cư xử của mỗi người sẽ phụ thuộc vào chính sự kiểm nghiệm này: nhẫn nhục cam chịu tin vào thuyết định mệnh, sống thu mình trong thế giới riêng, hay mở lòng ra đón nhận một trạng thái cân bằng mới từ một nhiệt tình sống mới.
Thử nghiệm khách quan tồn tại rõ nét hơn qua sự ý thức được một số thay đổi dưới góc độ thời gian.
I. Những biến đổi về cơ thể
Những biến đổi có thể tạo ra sự lo lắng chủ yếu của phụ nữ khi đã mãn kinh. Những chu kỳ kinh nguyệt đôi khi làm cho người ta khó chịu, thậm chí phải chịu đựng đi nữa, nhưng ít ra dưới con mắt của người khác giới, nó lại thể hiện đó là người phụ nữ mà người ta mong muốn.
Người phụ nữ ở thời kỳ này cũng biết rất rõ mình có nguy cơ mất hẳn chu kỳ kinh nguyệt và điều này cũng có nghĩa là sẽ mất đi khả năng sinh sản. Các bộ phận trong cơ thể họ bị thay đổi. Ngực đã mất đi độ căng cứng, làn da bớt deo dai chắc khỏe, những được nét mảnh mai ngày xưa đến nay ngày một mập ra, mí mắt bị kéo sụp xuống.
Lòng tự tôn của họ bị dội một gáo nước lạnh. Liệu từ đây trở đi họ còn có khả năng thu hút người khác bằng vẻ quyến rũ và nữ tính của mình nữa không?
Hélene Deutsch đã khẳng định rằng: không người phụ nữ nào lại không trải qua một giai đoạn trầm uất dù ít dù nhiều. Ngay cả khi họ đã được chuẩn bị rất tốt về mọi mặt thì cũng vấn cần một khoảng thời gian để có thể tổ chức, sắp xếp lại kết cấu bên trong. Thật may mắn bởi ngày nay môn khoa học nghiên cứu về giới tính ra đời như một sức mạnh cứu cánh cho lứa tuổi tưởng chừng khó có thể sửa chữa hoặc khắc phục được.
Dưới con mắt mọi người, phụ nữ ở lứa tuổi mãn kinh thường có những biểu hiện khác thường, đặc biệt rất dễ bị thương tổn. Người ta cảm thấy rất sợ cái nhìn của người khác. Có rất nhiều phụ nữ phục tùng lối nghĩ lạc hậu này. Chính điều đó huỷ hoại và áp đặt với họ rằng mình chỉ là những người phụ nữ già nua.
Ở giai đoạn này bóng ma bệnh tật có nguy cơ ám ảnh bản thân mỗi cá nhân, ví dụ:
- Khi có một hậu quả do biến đổi gen trong phạm vi gia đình của vài căn bệnh đặc biệt như ung thư vú, huyết áp cao, bệnh tim.
- Kỷ niệm về cái chết của một thành viên nào đó trong gia đình (cha mẹ, chồng, anh em…) chợt dội về. Trong mọi trường hợp, người phụ nữ đã mãn kinh có thể cho rằng mình cũng sẽ giống như cha mẹ hoặc một người bạn thân nào đó. Trong họ bỗng trỗi dậy mối kinh hoàng rằng cái chết đang tiến sát đến mình.
Một vấn đề nhạy cảm khác đối với phụ nữ đã mãn kinh, đó là sự nguyên vẹn của cơ quan sinh sản và các giác quan. Việc phẫu thuật cắt bỏ những vùng này chỉ mang lại cảm giác chết chóc, đau thương và chứng trầm uất. Rất nhiều bác sĩ chỉ tiến hành một số ca phẫu thuật buồng trứng trong chỉ dẫn phẫu thuật tử cung. Đó là điều chắc chắn bởi vì trái ngược với tinh trùng, trứng không thể nhìn thấy được bằng mắt thường. Chúng cũng liên kết với nhau rất kém để tạo thành biểu tượng của phái nữ.
II – Khoảng cách với giới trẻ ngày càng rộng:
Vào độ tuổi 50, người ta sống như một dấu gạch ngang, một cây cầu bắc qua các thế hệ. Điều này không chỉ thể hiện dưới góc độ gia đình mà cả dưới góc độ xã hội và trong công việc. Khi xã hội khuyến khích giới mày râu mở rộng các mối quan hệ theo chiều ngang, đặc biệt là với bạn bè đồng nghiệp, thì chị em phái yếu lại được khích lệ phát triển các mối quan hệ theo bề sâu, đặc biệt là với cha mẹ già và bọn trẻ.
Người phụ nữ đến tuổi mãn kinh cảm thấy rất khó hoà đồng với những người già cả và với bọn trẻ. Khoảng cách này ngày càng đậm nét trên phương diện tình cảm, văn hóa và xã hội.
Chính sự ý thức về bản thân này tác động lên chính chủ thể mà họ coi đó như một phát hiện mới: “Tôi ý thức được tuổi tác của mình, rồi cho đến một ngày, tôi nhận ra rằng mình chẳng hiểu chút gì hết về âm nhạc của bọn trẻ”. Một bệnh nhân đã nói như vậy.
Còn một số người khác chợt hiểu ra rằng cậu diễn viên trẻ vừa làm cho mình xúc động ấy chỉ bằng tuổi con trai của mình. Một số người nữa vẫn còn có thể biện hộ cho mối quan hệ không được mặn nồng cho lắm với các đồng nghiệp trẻ: “Họ đối xử với tôi kính trọng, họ tôn trọng với tôi và sợ sệt tôi cứ như thể tôi đã từng tôn trọng thầy giáo của mình cách đây 30 năm”.
Do vậy vấn đề ở đây là phải khuyến khích giới trẻ tạo lập sự bình đẳng trong các quan hệ nghề nghiệp với những đồng nghiệp nữ đã có tuổi.
III – Người phụ nữ ở độ tuổi 50 dưới phương diện xã hội học
Khi 40 tuổi, cho dù trạng thái tâm hồn có như thế nào thì người phụ nữ ở độ tuổi này vẫn để lại những dấu ấn nhất định với xã hội. Thị trường lao động còn cần đến họ, nhu cầu lập gia đình và đòi hỏi đời sống tình dục còn khá cao. Trái lại, người phụ nữ ở độ tuổi 50, đặc biệt từ 53 đến 54 gặp phải cuộc khủng hoảng đáng ghi nhận, thể hiện ở nhiều cấp độ khác nhau:
1. Những người này không còn được đánh giá cao trên thị trường lao động. Trong một vài năm về trước họ được ưa chuộng bởi kinh nghiệm nghề nghiệp, phẩm chất kiên trì và nghiêm túc, ý thức nghề nghiệp, chăm chỉ làm việc. Những kể từ khi có sự chuyển đổi của chế độ về hưu sớm, tuổi 55; 60 là tuổi về hưu thì người phụ nữ 50 tuổi bị đẩy khỏi thị trường lao động và không còn có thể tìm kiếm được cơ hội làm việc khác. Ngay cả khi có cơ hội làm việc thì họ cũng không ý thức được rằng trong thời điểm thất nghiệp tràn lan và cái công việc bấp bênh ấy chính là sự may mắn mình có được. Những cơ may như vậy cũng ngày một giảm đi, cơ hội để có thể thực hiện những tham vọng nghề nghiệp, đạt những nấc thang danh vọng cũng ngày một mất dần. Thời gian không còn là đồng minh của họ nữa. Một tương lai thiếu ổn định và đặc biệt khi họ cô đơn thì điều đó còn làm cho những phụ nữ này kinh sợ hơn nữa.
2. Vào tuổi 50 tỉ lệ lập gia đình của người phụ nữ là 0%. Sau 50 tuổi, trừ những trường hợp ngoại lệ, thì người phụ nữ không tiếp tục tìm kiếm để có thể tiến tới lập gia đình như một số rao vặt của tạp chí “Chasseur Francis” nêu ra.
3. Sự thay đổi thất thường ở độ tuổi này: nỗi sợ hãi cô đơn. Người ta đã đặt câu hỏi với những người phụ nữ cao tuổi: Bạn sợ độ tuổi nào nhất? Phần lớn câu trả lời sợ độ tuổi 55, trong số này 74% phụ nữ sợ sự cô đơn.
4. Cuối cùng người ta công nhận rằng việc duy trì đời sống tình dục đều đặn ở người phụ nữ phụ thuộc một phần vào sự biến đổi vị thế của đời sống gia đình (kể từ khi có sự tan vỡ trong đời sống lứa đôi hoặc sau khi chồng chết đi). Vấn đề này chúng ta sẽ xem xét tiếp ở phần sau. Người ta hiểu một cách thấu đáo rằng tất cả các cuộc thăm dò trắc nghiệm hiện nay được tiến hành ở Mỹ cũng như ở Châu Âu cho thấy: Sự lúng túng trong quan hệ vợ chồng và chức năng sinh sản. Thời kỳ mãn kinh báo hiệu sự dừng lại của chức năng sinh sản. Do chúng ta hiểu biết còn hạn chế về trứng (một chương trình được lập sẵn từ khi sinh ra, càng già trứng càng suy giảm khả năng tạo noãn). Số lượng mang thai trước, việc sử dụng các phương tiện tránh thai, hoặc những người đã qua điều trị phẫu thuật hoàn toàn không liên quan tới việc mãn kinh sớm hoặc muộn. Chức năng sinh sản là cái gì đó rất lạ lùng với loài người. Với động vật thông thường như: chuột, chó, ếch vẫn tiếp tục sinh sản tới khi đã quá già nua. Trong khi đó với người phụ nữ đã mãn kinh, họ còn sống tiếp trung bình 27 năm sau đó. Như vậy họ bị mất đi khả năng sinh sản ở 1/3 cuối của cuộc đời. Để giải thích cho hiện tượng này người ta đã viện dẫn nguy cơ gia tăng các rối loạn nhiễm sắc thể ở phụ nữ ngoài 40 tuổi. Sự phụ thuộc quá lâu của đứa con vào người mẹ là điều trái ngược với động vật. (Trẻ chưa thể tự lập trước tuổi 10 hoặc 12).
Trong viễn cảnh kết thúc này, thời kỳ mãn kinh sẽ tạo ra 2 lợi ích: chọn lọc và duy trì nòi giống, sự sụt giảm quan hệ vợ chồng phụ nữ ở độ tuổi 50 đến 70 tuổi so với mày râu.
IV – Chuyện “phòng the” của phụ nữ 50 tuổi
Tất cả các cuộc điều tra đều thừa nhận rằng trong khoảng từ 50 đến 70 tuổi 75% các đấng mày râu vẫn duy trì chuyện chăn gối một cách đều đặn, trong khi đó tỷ lệ này chỉ chiếm 1/3 ở phái yếu. Vì vậy ít nhất trong vấn đề này phụ nữ tỏ ra kém cỏi so với nam giới.
Phụ nữ ở thời kỳ 50 tuổi, sau khi mãn kinh luôn gặp phải 3 khó khăn điển hình sau:
- Rối loạn tình dục, liên quan trực tiếp tới sự thiếu các yếu tố cần thiết cho chuyện chăn gối hoặc liên quan đến sự trầm uất phát sinh do sự biến đổi hình thức bề ngoài cơ thể hoặc xung đột gia đình (chúng ta sẽ tìm hiểu kỹ sau).
- Những khó khăn để đạt tới khoái cảm. Evered và Deker đã cho ra đời một khái niệm mới về sự đáp ứng các nhu cầu tình dục. Nó bao gồm 2 giai đoạn kích thích, trong đó mỗi người phải chú ý để tạo ra sự hấp dẫn thực sự lẫn nhau, phải chú ý tập trung vào bạn tình. Giai đoạn hai là trước khi đạt được khoái cảm. Ở giai đoạn này lại hoàn toàn ngược lại, mỗi người phải tập trung chú ý vào chính bản thân mình.
Người phụ nữ sau khi mãn kinh gặp những khó khăn về mặt sinh lý trong quan hệ vợ chồng, do vậy sẽ khó khăn hơn để có thể tập trung cao độ vào bản thân mình hoặc chăm sóc kỹ càng hơn cho bạn tình. Chính khó khăn này gắn liền với sự mất cân bằng hoóc môn, nó thể hiện qua một vài rối loạn chức năng gây hưng phấn ở giai đoạn này của cuộc đời.
- Khó khăn về sinh lý trong thời kỳ mãn kinh thường xuyên gặp nhất do việc thiếu dịch nhầy ở âm đạo.
Từ những rắc rối trên trong “chuyện phòng the” người ta lần lượt kết tội những nguyên nhân như sinh lý, đời sống vợ chồng hoặc văn hoá xã hội. Trong đó nguyên nhân tâm lý được đưa lên hàng đầu.
- Cảm giác trống trải và hụt hẫng do mất đi chức năng sinh sản đã buộc họ tách rời hành vi sinh sản và hành vi tình dục mang tính giải trí và không mất tiền. Những người phụ nữ này thường nuối tiếc một quãng đời trẻ trung không còn nữa và có thể giấu mình trong sự tĩnh lặng bình yên vắng sự có mặt của tình dục.
- Cảm giác mình đang sống ở quãng cuối của cuộc đời có thể dẫn tới một sự cam chịu mang tính tiêu cực và không còn thiết tha gì với chuyện chăn gối nữa. Đấy là cơ ác mộng của độ tuổi 50, Simone de Beauvoir đã viết như vậy. Đó cũng là thời điểm để nói câu “không bao giờ nữa” và cũng có thể sau những cam chịu về đời sống lứa đôi không còn mặn nồng nữa, là nỗi sợ hãi rằng mình không còn có thể vui vẻ được nữa.
- Theo Kinsey, ngày càng có nhiều phụ nữ viện cớ thời kỳ mãn kinh để từ chối chuyện “phòng the” bởi nó làm họ rất khó chịu.
- Thuyết nam nữ về quyền bình đẳng đã lên tiếng cần phải xem lại thái độ của phụ nữ ở thời kỳ mãn kinh bởi lúc này họ luôn chối bỏ quan hệ tình dục gây ra tình trạng thiếu thốn trong quan hệ vợ chồng. Điều đó không hề khuyến khích họ bộc lộ ham muốn của riêng mình.
- Các nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng cơ chế trong quan hệ vợ chồng tạo ra hứng thú với chuyện chăn gối của người đàn ông. Nó tạo ra nhân tố cốt yếu trong việc duy trì một đời sống tình dục ở phụ nữ đã có tuổi.
Tóm lại, thời kỳ mãn kinh cùng với sự thiếu hoóc môn và các yếu tố cần và đủ cho chuyện “phòng the” là nguyên nhân trọng tâm của sự thiếu tự tin trong khi quan hệ tình dục của phần lớn các chị em phụ nữ. Bằng chứng là sự tắt kinh trong thời kỳ mãn kinh kéo theo tỷ lệ giảm những khoái cảm nhục dục. Đối với đàn ông ở tuổi này người ta không hề quan sát thấy một sự sụt giảm nào với việc chăn gối.
Một số chị em đã cao tuổi không còn khoái cảm với “chuyện ấy” nữa nhưng vẫn chiến thắng nó bằng trách nhiệm. Một kết luận rất hấp dẫn rằng: nếu muốn người phụ nữ đã mãn kinh vẫn còn tha thiết với quan hệ tình dục, điều này phụ thuộc vào hình ảnh của người bạn khác giới (cũng giống như tất cả các loài động vật có vú khác).