Định nghĩa
Theo Robert, sự gần gũi có thể xác định bằng mối liên hệ chặt chẽ và sâu sắc bao hàm những tiếp xúc, những liên kết gắn kết. Erickson cho rằng: năng lực trong sự gần gũi chắc chắn là mục tiêu quan trọng nhất nhưng cũng là khó khăn nhất mà chúng ta phải thực hiện ở tuổi trưởng thành. Tuy nhiên, rõ ràng sự thầm kín gần gũi huy động ở một cá nhân cả bốn chiều: cơ thể, trí tuệ, tình cảm và tình dục.
Sự gần gũi thầm kín
Trong sự gần gũi cơ thể hay tình dục, khoảng cách gần gũi thay đổi theo nền văn hóa, thông thường cặp trai gái luôn gần bên nhau khoảng hơn 50cm. Những sợi dây trao đổi trong cái bọt nước hạn hẹp này chính là cơ quan khứu giác và xúc giác.
Yêu đương là gì nếu không phải là hai con người ở tình huống giao tiếp với nhau trong khoảng cách thân mật? Mọi nghệ thuật quyến rũ sẽ vượt qua không mệt mỏi những chướng ngại, và trong sự thống nhất về khoảng cách của xã hội (khoảng cách giữa hai cá nhân trước khi đạt tới một khoảng cách gần gũi là khoảng từ 50 đến 150 cm). Về mặt xã hội, người đàn ông thường xuyên có xu hướng tiến hành vội vã những chuyển đổi, trong khi phụ nữ lại muốn đẩy ra sự tinh tế của việc “tiếp cận” mà người đàn ông không phải lúc nào cũng nắm bắt được sắc mầu của nó.
Khúc dạo đầu với đầy đủ tính gần gũi, mật thiết: khả năng hòa mình vào người khác nhưng vẫn là chính mình.
Mức độ gần gũi được nuôi dưỡng bởi những kinh nghiệm của sự chia cắt và hợp nhất mà chúng ta phát triển từ khi sinh ra. Kinh nghiệm hợp nhất cho phép học cách làm chủ, trau dồi bản tính cá nhân, bao hàm một sức mạnh nào đó về nhân cách. Để đạt tới năng lực trong sự gần gũi, ta cần phải học cách giữ biên giới cá nhân, đồng thời cả khả năng phụ thuộc của chúng ta. Sự ràng buộc, liên hệ cảm xúc của đôi trai gái phụ thuộc vào khả năng duy trì một sự cân bằng mong manh trong cuộc xung đột này.
Sự phi lý của gần gũi tình dục
Ở phương Tây tồn tại một nghịch lý cho rằng: tình dục được lý tưởng hóa tới độ được coi như một kinh nghiệm cứu cánh sự liên hệ, giao tiếp mật thiết, gần gũi. Tuy nhiên, ta hãy thử ngẫm về nó một chút. Sự thủ dâm lại gắn với nỗi cô đơn và sự thất vọng. Biết bao tình yêu đã bị giam cầm trong sự câm lặng phiền muộn, khó chịu, thậm chí đầy những ức chế và sự hận thù. Trên thực tế, nếu ta quay lại với lịch sử loài người, tình dục hiện diện như một kinh nghiệm gần gũi mật thiết hơn là một hành động sở hữu của đàn ông. Và ngày nay đối với nhiều người, nó vẫn là bài trắc nghiệm ngự trị cho chủ nghĩa tùy giai đoạn xã hội, cho luật lệ xã hội, cho một sự ghi nhận đầy nhục nhã gắn với từ “bất lực” thuộc những rối loạn tình dục nam. Quan hệ tình dục chứng nhận bởi những đám cưới được xếp đặt và sự thờ phụng trinh tiết ở rất nhiều nước. Sẽ không phải ngẫu nhiên từ “fuck” trong tiếng Anh giống như từ “hôn” trong tiếng Pháp lại đồng thời có nghĩa là một hành động của da thịt và cả sự “có nhau”.
Quan niệm về “gần gũi yêu đương” xuất phát từ đâu?
Quan niệm này tương đối mới, khoảng thế kỷ 12, 13 sinh ra từ tình yêu tao nhã. Lần đầu tiên, tình yêu tao nhã quý tộc đưa vào trong quan hệ tình dục khác giới những giá trị tôn trọng, ngưỡng mộ mà trước kia chỉ tồn tại trong tình bạn đàn ông. Từ đó phụ nữ không còn là một đồ vật mà chủ nhân của cô sử dụng tuỳ ý, cô không còn bị giam cầm trong chức năng làm mẹ duy nhất mà còn để thoả mãn nhu cầu cho đàn ông. Với quan niệm này, quan hệ tình dục được xây dựng từ 2 mẫu thức chứ không phải là một bên. Bên cạnh sự sở hữu giới tính luôn được nghi thức hoá cao, ngày nay “gần gũi yêu đương” thường xuyên là một sự gần gũi mật thiết với giới tính, tình dục. Như vậy nó bao hàm sự tham gia chủ động của phụ nữ, một thành tố của sự ngẫu nhiên, chính thức, và một tiêu chuẩn, luật lệ khác. Từ “một đồ vật” trong nhà bếp, trong gia đình, phụ nữ đã trở thành đối tượng được yêu.
Nhưng những quan niệm tình yêu tao nhà luôn bị nhầm lẫn với tình yêu lãng mạn. Trong cái quan niệm tương đối ít thực tế này, những đối tác chìm trong run sợ hôn mê của tình yêu phối hợp, tránh mọi lời chỉ trích, và những từ không thoả mãn. Sự gần gũi phối hợp, gắn với những quan niệm về tình yêu lãng mạn được nghi thức hoá trong giai đoạn tuần trăng mật. Hãy lưu ý rằng những quan niệm thực tế này không chống lại sức nặng thời gian, nó bước vào cuộc chiến với một quan niệm hiện đại khác, quan niệm về tính chính thức hoá quan hệ vợ chồng. Tình dục ngày nay phải mang tính gần gũi hiển nhiên như tính nguyên bản của nó. Từ đó, sự gần gũi mật thiết thực sự là năng lực chuyển đến cho đối tác của mình những tình cảm chân thực, những nỗi xúc động thực sự cũng như những hứng khởi, niềm vui, lòng tin tưởng, và cả những phút giây thoả mãn cuồng nhiệt, phấn khích nhưng cũng có cả sự tức giận, sự ức chế, những lo âu, suy nhược của mình và cả những điều dễ tổn thương nhất, những góc riêng bí mật nhất của mình. Tâm sự với người khác giới những ảo ảnh nhục dục của mình chắc chắn chẳng dễ dàng gì. Giữ mãi sự trong suốt, không màu sắc, sự nguyên bản, lâu dài có thể tạo thành mối đe doạ đối với tình ái. Như vậy, một mặt, sự gần gũi đưa đến một đối thoại, các mối liên hệ được ưu tiên, nhưng mặt khác nó bao hàm cả những mối nguy hiểm của sự phối hợp, hợp nhất và như vậy có khi mất đi cả tính cá nhân.
Một vấn đề cơ bản khác: kinh nghiệm gần gũi mật thiết không phải là bản năng tự có. Nó tạo thành một sự sáng tạo tương trợ. Khi có những sự khích lệ. Nếu ngây thơ nghĩ: “Hãy để cho những cái bản năng tự tiến triển” điều này tạo nên những mệnh lệnh phi lý. Sự gần gũi mật thiết hay sự không chấp nhận đối tác được phát sinh từ chính mình trong mọi trạng thái của ham muốn tình dục. Một bệnh nhân nữ nói rằng việc lột trần mình về mặt tâm thần còn khó hơn khám phá về cơ thể mình rất nhiều. Người ta thấy rằng sự gần gũi, trong cái nghĩa hiện đại của nó, có nhiều ưu điểm. Việc hoạt động tốt về mặt tình dục chưa đủ mà còn phải mang tính ngẫu nhiên, trong suốt và nguyên bản, đồng thời không nên chấp nhận mọi nguyên lý về sự hoàn hảo, thành tích và cạnh tranh.
Dạng gần gũi mật thiết này có thể được coi như một định nghĩa đúng về tình yêu lớn, vì thế cần phải, nhấn mạnh như Paxini: không được đối đầu “tình yêu” và trạng thái yêu đương.
“Thời gian là đồng minh của tình yêu, nhưng là kẻ thù của trạng thái yêu đương. Làm thế nào để kéo dài trạng thái yêu đương không phải là trong thời gian tưởng tượng của những cặp tình nhân mà trong một thời gian có thực. Cái thực này rõ ràng bao hàm cả ý nghĩa tốt đẹp của sự gần gũi mật thiết.”
Sự thầm kín, cá nhân và “bệnh” vợ chồng
Quan niệm về sự gần gũi mật thiết mà ta vừa đề cập có thể là một chìa khoá cho việc “đọc” những khó khăn về tình dục của một cá nhân và mặt khác cũng nhìn thấy “chứng bệnh” vợ chồng.
Khó khăn trong gần gũi mật thiết đối với từng cá nhân
1. Trong những năm đầu.
Làm tình, như chúng tôi đã nói, chính là việc đặt hai cơ thể vào tình huống giao tiếp và liên hệ với nhau. Vì thế phải hiểu biết ngôn ngữ của cơ thể, bởi làm sao có thể nói chuyện bằng một thứ ngôn ngữ xa lạ giữa chúng ta? Thứ ngôn ngữ được học từ tuổi ấu thơ thông qua 3 đường chủ yếu: động chạm vào người khác, động chạm vào chính mình, và huy động mọi cơ quan cảm giác. Tiếp xúc da thịt chính là giai đoạn chủ yếu trong việc học thứ cảm giác, cảm xúc này. Rõ ràng nó nằm trong khung cảnh của màn kịch gia đình, nơi mà mọi cá nhân phát triển hay bỏ rơi cái mà Erickson gọi là “lòng tin sâu thẳm đối với cha mẹ”. Những kinh nghiệm đầu tiên tiêu cực hay tích cực, những mối xúc động của sự gần gũi sâu đậm và cả những nỗi sợ hãi bị bỏ rơi, bị lợi dụng, bị đối xử không tốt, ngược đãi, chắc chắn sẽ để lại những dấu ấn lên cách thức giao tiếp, liên hệ, cũng như sự gần gũi mật thiết.
2. Sự thiếu tính gần gũi mật thiết trong những năm ấu thơ tác động lên bản thể giới tính tình dục của một người lớn tương lai. Bị bao vây trong cấu trúc “tiền cơ quan sinh dục” của mình, người có vấn đề về mặt tâm thần có nguy cơ phát triển nỗi sợ hãi và nghĩ cơ thể có thể bị tán nhỏ thành nhiều mảnh gây cản trở cho sự gần gũi mật thiết này.
Cấu trúc hội thoại dẫn đến sự phụ thuộc vào người khác, tạo ra mối quan hệ của sự thèm muốn, khát khao, cũng như sự bất ổn thích hợp và thực hiện được bởi một sự gần gũi kéo dài. Nó có thể gây căng thẳng thần kinh và từ chối tình dục. Với loại chủ thể này, ái dục phải được thiết lập ngay tức thì: tính trong trắng có vẻ như không biết đến giới hạn, nỗi sợ hãi bị bỏ rơi làm tan biến mọi sự gần gũi thực sự.
Cấu trúc vùng hậu môn với ý nghĩa mở rộng tiết chế của nó và sự thay đổi từng ngày của tình cảm có nguy cơ bó buộc mối quan hệ tình dục bởi một sự kiểm soát và canh phòng cẩn mật thái quá. Nỗi sợ phát ra cản trở nhiều điều, ở những người mắc chứng ám ảnh, sự ham muốn hay sự cực khoái thường xuyên xảy ra đối với các lứa tuổi giống như những người lớn, kể cả đàn ông và đàn bà.
Sự gần gũi mật thiết của những người loạn thần kinh chỉ là một sự giả tạo với những hứng khởi bất thường và ngắn ngủi, sự cuồng nhiệt của những thanh thiếu niên đối với thần tượng của mình nằm trên đỉnh cao thất sủng của họ, vả lại vấn đề không phải là một sự gần gũi mật thiết đơn thuần mà là sự giao tiếp liên hệ xung quanh một tín ngưỡng, một nhân vật được nâng lên hàng một vị thánh trong giai đoạn “ấu thơ” đầu tiên này, mỗi cá nhân có thể phát triển một cấu trúc đồi bại, nó cho phép anh ta nhận biết và “tiết kiệm” sự gần gũi mật thiết về mặt tình cảm trong khi vẫn đạt tới độ khoái cảm yêu đương.
Những chứng sợ hãi nhận thấy trong thời kỳ này có thể dẫn tới nỗi sợ hãi đối với giới tính khác. Đó là dấu hiệu dẫn đến chứng đồng tính luyến ái.
Những khó khăn của sự gần gũi trong quy trình cuộc sống vợ chồng
1. Thông thường trong suốt giai đoạn của cuộc sống vợ chồng, ta phải trải qua những tiếp nối giữa sự tột đỉnh gần gũi và sự xa cách. Trong suốt cuộc đời ta, những biểu lộ nhu cầu phụ thuộc vào người bạn tình, thì một ngày kia ta có nguy cơ rơi vào trạng thái cô đơn và bị bỏ rơi. Đó là lý do vì sao mà thời kỳ gần gũi thích hợp nhất thường xuyên được tiếp nối bởi một thời kỳ khép mình và giãn ra. Trước hết ta phải chứng tỏ được năng lực đối với sự cô đơn và sự chia cắt. Đó là phương tiện để tái thiết lập tính cá nhân của chúng ta.
Vì vậy chủ đề các mức độ gần gũi gây nhiều mâu thuẫn xung đột nhất giữa các cặp vợ chồng.
Những giai đoạn khác nhau của cuộc sống vợ chồng tạo thuận lợi cho việc giảm mức độ gần gũi. Năm đầu của hôn nhân thường mang đến cho cặp vợ chồng sự đổ vỡ về những ảo tưởng, bởi nhiều cặp trai gái có những sự chờ đợi phi thực tế đối với hôn nhân. Lúc này người vợ hoặc người chồng luôn ức chế để làm mất, họ lao vào công việc. Thỉnh thoảng khi sinh lý đòi hỏi thì quan hệ tình dục như một sự chiếm đoạt. Cảm giác cô đơn, những thăng tiến và thành công nghề nghiệp. Thường xuyên mỗi người sẽ phản ứng lại bằng sự xa cách của chính mình.
Năm thứ hai và thứ ba chung sống, cuộc chiến vì quyền lực tạo thành một chủ đề gây xung đột chủ yếu. Nó biểu hiện ngẫu nhiên bằng thái độ gia trưởng và chịu đựng. Vợ hay chồng muốn áp chế sự kiểm soát hay mong muốn về sức mạnh của mình trong những lĩnh vực khác nhau: ngân sách gia đình, hệ thống giá trị giáo dục con cái, hoạt động giải trí, thậm chí cả vấn đề về tình dục. Những cuộc chiến về quyền lực giữa hai vợ chồng là cơ hội tiếp nối những thời kỳ gần gũi rồi xa cách. Ở đây là sự trốn chạy thực sự khỏi người kia hơn là một sự thu mình để có thể quen với những cực nhọc, chịu đựng và cô đơn, từ đây, mỗi người có tính độc lập tốt hơn.
2. Có mang và sinh con làm biến đổi mạnh mẽ sự gần gũi. Trong khi mang thai, người phụ nữ có thể hội thoại với đứa con tương lai của mình rằng những đòi hỏi về tình cảm của người chồng như một sự chọc ngoáy thực sự. Yếu tố thứ 3 xuất hiện giữa hai người cho dù đó là đứa trẻ trong ý muốn nó vẫn có thể gây ra sự không thoả mãn đối với người cha, có lúc ông ta nghĩ nó là một sự chiếm đoạt tình cảm của người vợ mình.
Nhiều người đàn ông xảy ra chuyện học làm cha, điều này làm phát triển năng lực quan hệ mật thiết thực sự. Biết bao người mới làm cha đã đạt được tới ngôn ngữ của cảm giác về sự vuốt ve âu yếm thông qua việc chăm sóc rất chu đáo của họ dành cho đứa con của mình.
3. Cuộc “khủng hoảng 7 năm” nổi tiếng, ngày nay thường giảm xuống còn 5 hay 3 năm, nó bao quanh sự nghi ngờ, trấn áp một cách ghê gớm bởi sự lựa chọn đối tác. Vợ chồng trở nên mâu thuẫn, thu mình vào để có thể xác định giá trị lựa chọn của họ tốt hơn và có thể có được những quyết định đúng đắn trong việc hoà chung tình cảm cho người kia. Những khó khăn tình dục tạo nên bề mặt nổi của tảng băng trôi. Thường xuyên nó bộc lộ những tình cảm cách biệt, xa cách.
4. Ở tuổi 40, thời kỳ trở thành đồng minh cho các cặp vợ chồng. Người này hay người kia có thể muốn kiểm tra năng lực làm thoả mãn đối với những đối tác khác. Đó là nguyên nhân của việc giảm đi tình cảm vợ chồng và dần dần đến sự xa cách. Cũng như việc một trong hai người thường xuyên thiết lập một sự liên minh với con ở tuổi thiếu niên để chống lại người kia.
5. Ở tuổi nghỉ hưu và thời kỳ mãn kinh, sự gần gũi vợ chồng bị đe doạ chủ yếu bởi nỗi chán chường và sự tẻ nhạt. Sự gần gũi về cơ thể bị ép buộc trong cùng một tình trạng, như thế phải chịu dựng một sự nhàm chán của cuộc sống thường nhật. Nó có nguy cơ thiếu hoà hợp cảm xúc, trí tuệ, thẩm mĩ, và tình dục, đó là triệu chứng nổi tiếng của Tolstoi. Tuy nhiên rất nhiều cặp, sau khi con cái trưởng thành, tìm lại được sự gần gũi thực sự và vui thú thực sự khi nhìn nhận lại và khám phá thực ra nhau.