Liên Mạng VietNam || GiaiTri.com | GiaiTriLove.com | GiaiTriChat.com | LoiNhac.com Đăng Nhập | Gia Nhập
Tìm kiếm: Tựa truyện Tác giả Cả hai

   Tìm theo mẫu tự: # A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z Danh sách tác giả    Truyện đã lưu lại (0
Home >> Y Học, Sức Khỏe >> Giới tính theo cuộc đời

  Cùng một tác giả
Không có truyện nào


  Tìm truyện theo thể loại

  Tìm kiếm

Xin điền tựa đề hoặc tác giả cần tìm vào ô này

  Liệt kê truyện theo chủ đề

  Liệt kê truyện theo tác giả
Số lần xem: 6757 |  Bình chọn:   |    Lưu lại   ||     Khổ chữ: [ 1, 2, 3

Giới tính theo cuộc đời
Gilbert Tordjman

Phần 9

Nghệ thuật nuôi dạy trẻ
Chúng tôi tin rằng giáo dục là một nghệ thuật thực sự, không được quá độc đoán nhưng cũng không quá tự do. Nếu tồn tại những bậc cha mẹ mẫu mực thì họ phải cố gắng thu hút được mong muốn tiến bộ ở trẻ để ngăn cản trẻ không bị buông mình trong những cám dỗ thụt lùi vẫn tồn tại trong mỗi chúng ta. Tất cả những thử nghiệm mới được minh chứng bởi điều thích thú như thưởng thức một loài thực phẩm có vị rắn mà trẻ chưa hề biết đến, chưa hề được học, trẻ biết lăn vào khám phá căn phòng của mình, cùng chơi với các bạn ở trong vườn hay ở trường. Những hoạt động này phải được tồn tại trong trẻ như một phần thưởng chứ không phải như một sự thiếu thốn các đặc quyền trước đây của chúng. Chỉ có tình yêu và sự khuyến khích của cha mẹ mới làm cho trẻ chấp nhận cậu em trai hay bé em gái của mình. Và cha mẹ cũng thúc đẩy chúng phải chịu trách nhiệm về cậu em hay cô em kia, ngăn không cho trẻ lặp lại cách cư xử như lúc bé xíu (kêu la hay đái dầm) hoặc phân đôi phần tình cảm như: đứa trẻ này được yêu quý còn đứa kia bị gây thương tổn.
Với điều kiện này thì người giáo dục phải tránh hai điều sau:
-  Phải hết sức chú ý để không ngăn chặn các biểu hiện của cuộc sống bản năng ở trẻ sơ sinh và trẻ chưa cai sữa, tránh bằng lý do giáo dục mà không nhìn thấy được sự khác nhau rất tinh tế giữa hai tuổi này.
-  Cũng phải ý thức rằng giáo dục giới tính ở giai đoạn này có liên quan tới mối quan hệ của trẻ với môi trường xung quanh gia đình. Từ những tháng đầu tiên của cuộc đời, sự giáo dục làm nảy sinh những cảm xúc cảm giác và tất cả những thang âm của cảm giác.
Những quyền lực của người giáo dục
Nếu trạng thái không được thoải mái, những người giáo dục không thể tránh khỏi tính chất áp đặt hoặc mang các sắc thái tương tự. Các bậc cha mẹ sẽ phải:
-  Học cách nhận biết những gì mà bọn trẻ có thể chịu đựng được như trạng thái không thoải mái. Với một số trẻ chưa cai sữa, quá nhạy cảm, chúng chịu đựng rất kém sự trì hoãn niềm thích thú của chúng. Ví dụ như giờ ăn bị chậm lại, hay người ta không đưa cho nó cái lúc lắc như đã hứa… Trẻ bị giày vò bởi nỗi cáu giận vô độ. Trong trường hợp này, cha mẹ sẽ theo dõi quan sát để không làm tăng trạng thái không thoải mái một cách vô ích ở trẻ. Cũng cần phải nói thêm rằng vai trò của họ không phải lúc nào cũng dễ dàng.
-  Phải được trang bị các thông tin về “những thời điểm nhạy cảm” mà trong đó đứa trẻ biểu hiện dễ bị tổn thương và kém tiếp nhận với những điều bắt buộc về giáo dục. Ví dụ như khi trẻ bị tách khỏi mẹ thì sẽ không biểu hiện hậu quả gì nếu trẻ chưa đến 6 tháng tuổi nhưng từ tháng thứ 18 tới 2 tuổi, trẻ thường bộc lộ các triệu chúng lâm sàng từ mất ngủ tới kém ăn, thậm chí trong trạng thái tương tự với trạng thái trầm uất. Bắt buộc trẻ phải chịu đựng một sự học tập quá đáng thì cho dù là: vệ sinh cơ thể, đọc sách, những thông tin về giới tính cũng không hề phù hợp với sự hoàn thiện của trẻ, nó sẽ sớm bộc lộ những thất vọng. Bác sĩ nhi khoa và nhà tâm lý học ngày nay đã rất chú trọng để trẻ luyện tập và giúp trẻ kiểm soát được sự bài tiết các chất và nước tiểu, nhưng quá trình này không phải là được thiết lập quá sớm. Một thử nghiệm được tiến hành ở những cặp song sinh thực sự được chia làm 2 nhóm cho thấy: tính không hiệu quả của việc luyện tập này. Những trẻ một tuổi chưa cai sữa bắt buộc phải tuân theo chế độ vệ sinh nghiêm ngặt, nhóm 1 không hoàn toàn kiểm soát được như những đứa trẻ sinh đôi trong nhóm thứ 2 bắt đầu học điều đó từ 2 tuổi.
Ngay cả khi đứa trẻ chấp nhận quy phục sự nghiêm khắc của bà mẹ quá lo xa thì trong tương lai trẻ lại có trách nhiệm chuyển đổi sự thành công bề nổi ở thời điểm này thành thất bại trong tương lai. Nên đợi cho trẻ lớn đến 2 hoặc 2 tuổi rưỡi, lúc này mới là thời điểm trẻ làm chủ được các cơ ở đường tiết niệu bàng quang và các cơ thắt. Tuy nhiên, sự làm chủ này cũng có thể thay đổi từ đứa trẻ này đến đứa trẻ kia. Đến thời điểm đó, việc học tập, giữ gìn vệ sinh cho cơ thể biểu hiện một cách thoải mái hơn để cho các bậc cha mẹ không phải lo lắng thái quá cho những thất bại của trẻ và khuyến khích trẻ bằng một nụ cười, một cử chỉ ủng hộ. Nếu trẻ từ chối quá trình vệ sinh này thì đó không phải là sự thụt lùi mà trẻ chấp nhận lùi một bước và ngay trong lúc này nó vẫn tiếp tục những thử nghiệm về bài tiết các chất và nước tiểu.
Tất cả quá trình hoàn thiện của trẻ kéo dài trong những giai đoạn dạy dỗ của chúng ta và nó phải tuân thủ một số dao động là hoàn toàn bình thường. Trong bất cứ trường hợp nào không nên áp đặt cho trẻ giáo dục bắt buộc mà nên cho trẻ đưa ra ý kiến.
Tình yêu bền vững của mẹ và cha chính là những đồng tiền duy nhất để đánh đổi với tất cả những gì mất mát mà trẻ cảm nhận được. Quả là như vậy, vào thời điểm trước khi biết nói thì trẻ cũng như loài vật phải chịu phục tùng sự huấn luyện về phản xạ có điều kiện. Trẻ kết hợp một trong số kinh nghiệm của mình với trạng thái tình cảm được phân biệt một chút. Nó rút ngắn lại thành sự thích thú hay không thích thú, nỗi cáu giận, sợ hãi. Các bậc cha mẹ phải quan sát sao cho không có bất cứ điều gì bắt buộc về giáo dục nào được kết hợp với cảm giác sợ hãi, giận dữ hay tội lỗi.
Một sự trừng phạt, một thái độ đối nghịch hay dồn nén không được phân biệt rõ bởi sắc thái thì có thể có nguy cơ đi ngược lại với mục tiêu giáo dục chúng ta đang tìm kiếm. Có rất nhiều trẻ em là nạn nhân của hiện tượng này. Vào tuổi đến trường chúng bộc lộ việc không kìm chế được các chất và nước tiểu mà các bác sĩ gọi đó là ỉa đùn, đái dầm.
 

<< Phần 8 | Phần 10 >>


Dành cho quảng cáo

©2007-2008 Bản quyền thuộc về Liên Mạng Việt Nam - http://lmvn.com ®
Ghi rõ nguồn "lmvn.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này - Useronline: 502

Return to top