Kết thúc những năm tháng học
Trên thực tế ở lĩnh vực tình dục hay bất cứ một lĩnh vực nào khác, việc học không bao giờ kết thúc. Tuy nhiên gần đến tuổi 30, những nền tảng một cấu trúc đầu tiên của cuộc sống thông thường đã được thiết lập. Người lớn trẻ tuổi này đã bắt đầu thực hiện 2 trong số những giấc mơ của mình: phát triển mối quan hệ ưu tiên về mặt tình cảm tình dục và hình dung ra các dạng thức đầu tiên về mặt nghề nghiệp cho những giấc mơ tương lai của mình. Tuy nhiên không ai muốn tiến gần tới cuộc khủng hoảng tuổi 30 bằng cách thực hiện tính trọn vẹn những mục tiêu của mình phù hợp với những giấc mơ, năng lực, hệ thống giá trị và tài năng của mình. Thường xuyên những cấu trúc của cuộc sống được xây dựng trong những năm học tập không đầy đủ và chỉ là những mảng chắp vá, còn biết bao sự lựa chọn mang tính quyết định phải làm và ý nghĩa cuộc sống vẫn chưa được định hình một cách chắc chắn.
Sự không thỏa mãn ở tuổi 30
Levinson đã cảnh báo trong cuộc điều tra của mình rằng có tới 57% những người gần 30 tuổi trong trạng thái không thỏa mãn trong quan hệ tình dục, sự bấp bênh của ngày mai đè nén họ. Họ có cảm tưởng đang đi vào ngõ cụt hay đi nhầm hướng.
Sự không thỏa mãn này là có thực. Các bác sĩ có thể làm chứng cho điều đó. Nhưng lý do thì có vẻ như không phải lúc nào cũng là những điều mà Levinson đưa ra trước đó.
Ta có thể so sánh cuộc khủng hoảng tuổi 30 giống như thời kỳ tiềm tàng của tuổi dậy thì ở giới trẻ. Trong khi đó cuộc khủng hoảng ở tuổi 40 lại tiến gần tới một thời kỳ tương đương với tuổi thiếu niên. Và cũng như những đứa trẻ ở thời kỳ tiềm tàng, những cặp vợ chồng gần đến tuổi 30 lao đầu vào công việc và xây dựng vị trí của mình trong xã hội. Bằng mọi giá, họ cần phải làm hoàn hảo cơ sở hạ tầng cho nghề nghiệp của họ.
Nhất là ở đàn ông, họ thường để tâm nhiều tới bên ngoài. Điều này gây thiệt hại cho các cặp vợ chồng. Anh ta ngày càng dành ít thời gian cho vợ và cho con cái, thái độ này được điều khiển bởi một ý muốn xây dựng “vị trí của mình” trong thế giới cũng như là bởi nỗi sợ hãi, được che giấu một cách khó nhọc, làm lộ tẩy ra cái yếu tố “nữ tính” của mình. Ngay cả khi những điều kiện văn hóa, xã hội có xu hướng thay đổi. Ở thời điểm này, trong sự tiến triển của mình anh ta tách bạch hoàn toàn những chức năng nam giới và nữ giới, buổi tối sau khi đi làm về, sự can thiệp của anh vào cuộc sống gia đình chỉ hạn chế ở những cuộc thảo luận về vấn đề thường nhật nhất liên quan đến việc nhà, con cái, sức khỏe của vợ anh. Điều đó cho thấy vai trò làm cha bị mất giá trị nhưng trong mắt anh ta hoàn toàn trái lại.
Người phụ nữ đi làm trong các cơ quan thường xuyên bị kiệt sức bởi hàng đống công việc, nhưng phụ nữ ở nhà nội trợ lại cảm thấy bị suy nhược, tách biện và ít nhận được sự kề vai sát cánh của chồng. Thời kỳ này thường xuyên là cơ hội để cho nam giới và nữ giới xuất hiện những biểu hiện suy nhược toàn thân. Người này người kia phàn nàn về sự mệt mỏi, về trạng thái căng thẳng thầm kín về những suy nhược, xung đột vợ chồng, về một cuộc sống tình dục hạn chế và vô nghĩa. Bởi những cặp vợ chồng ở tuổi 30 không thể tránh khỏi nguy cơ trong khi hy sinh những xung năng tình dục của mình cho công việc thiêng liêng, họ không biết rằng những xung năng này dẫn tới những xung đột lớn trong gia đình, làm mất sự mẫn cảm cân bằng và liên minh trong các hoạt động vợ chồng.
“Nỗi buồn man mác phủ lên trái tim người phụ nữ tuổi 30”, Simone de Beauvoir đã viết như vậy vào những năm 50. Điều này vẫn còn đúng cho một số phụ nữ ở nhà nội trợ. Họ như những nhân vật của Katherine Mansfield, của Virginia Woolf và của Simone de Beauvoir, học trở nên chán nản sau những năm đầu của hôn nhân. “Thường xuyên trong những năm đầu, người phụ nữ ru mình bằng những ảo tưởng, cô cứ thử chiêm ngưỡng một cách vô điều kiện người chồng của mình, yêu anh ta không một chút giữ gìn và cảm thấy không gì thay thế được anh và con cái. Và rồi, những tình cảm thật được khám phá, cô nhận thấy chồng cô có thể không chú ý đến cô và con cái cô sinh ra cũng muốn giải thoát khỏi cô khi nó trưởng thành, vậy ít nhiều họ là những kẻ bội bạc. Ngôi nhà không còn giúp cô chống lại sự tự do trống rỗng của cô. Do cảm thấy cô đơn, bị ghét bỏ, cô không còn thấy việc gì làm cho chính mình. Tình cảm, thói quen vẫn còn là sự níu kéo lớn đối với cô nhưng không phải là vị cứu tinh”.
Người ta hiểu rõ hơn rằng cuộc khủng hoảng ở tuổi 30 là “cơ hội” cho người đàn ông cũng như người đàn bà xét lại mình qua cách thức và những cấu trúc cuộc sống của họ.
Trong những năm học tập này, cuộc sống vợ chồng phức tạp và khó khăn hơn bất cứ giai đoạn nào. Cả hai người cùng tấu lên một hòa khúc của 2 hoạt động chia cắt nhau và mang tính quyết định. Họ cùng xây dựng nên mối liên hệ gần gũi mật thiết mà họ cần phải có trong cuộc sống thường nhật và cho tương lai. Họ sử dụng mối quan hệ này vừa để giải phóng mình khỏi chế độ bảo hộ của cha mẹ để cuối cùng đạt tới bản thể của người lớn. Hai mục tiêu này không nhất thiết phải đồng thời và bản thân đối tác cũng có khi không thích ứng với nhiệm vụ kép này.
Sự cần thiết đối với người lớn trẻ tuổi phải khẳng định mình trong bản thể đàn ông hay đàn bà, giải thích nỗi lo âu xiết chặt anh (cô) ta lại, thời kỳ này kéo dài làm xuất hiện mập mờ một thành phần nam tính (hay nữ tính) không thích ứng với anh ta (hoặc cô ta) và sẽ dễ dàng hơn cho anh (cô) ta trong việc lao mình vào cuộc sống đó. Cho tới khi đã xấp xỉ tuổi 40, có thể tình cờ hiện ra các nhu cầu trong việc tái cân bằng lại vai trò trung tâm của mỗi người trong gia đình.
Một cách buồn cười, khi người ta nói quá lên những ưu điểm của một đối tác mà người ta cưới ở tuổi 20 hay 30. Ở tuổi 20 người ta cưới nhau để cắt đứt dễ dàng hơn sợi dây liên hệ với bố mẹ, và đối tác phải làm cho người ta thỏa mãn tốt nhất ở bước ngoặt này, giai đoạn này được chuyển đổi bằng những thay thế, đôi khi chuyển hoàn toàn những săn sóc của người mẹ thành vai trò làm mẹ. Người lớn trẻ tuổi này đi tới hôn nhân vì đã đến lúc phải cất cánh bay khỏi tổ chim bố mẹ, chứ không phải vì đã tìm thấy một bạn tình lý tưởng. Từ đó người ta hiểu tại sao những đám cưới sớm thường dẫn đến thất bại: Người làm thỏa mãn những nhu cầu của ta ở tuổi 20 không nhất thiết phải là người tỏ ra thích hợp nhất trong việc giúp ta giải quyết những vấn đề ở tuổi 30. Thật vậy, trong giai đoạn đầy biến động của tuổi 30 ta cảm thấy luôn phải xem xét lại mình: “hiện giờ tôi là một người lớn, người chồng hay người vợ nói, tôi cần ai đó không còn đối xử với tôi như một đứa trẻ, mà là một người lớn đầy sức mạnh, đầy niềm tin tưởng bởi tôi đã trưởng thành”. Và như vậy họ phải đi tìm một đối tác ít buồn chán hơn, biết kích thích động viên hơn để xây dựng một mối liên quan hòa hợp từ một cấu trúc khác.
Hợp đồng hôn nhân được đưa ra xem xét
Đó là vào độ tuổi 30 mà hợp đồng hôn nhân lần đầu tiên bị xem xét lại một cách nghiêm túc. “Cuộc sống này không còn phù hợp với tôi nữa, người đàn ông bỗng quyết định, tôi cần nhiều hơn nữa không gian và sự tự do”. Người phụ nữ trả lời dứt khoát rằng cô không còn có thể hình dung nổi việc mình sẽ ru rú trong nhà, rằng cô cần sự tiếp xúc với xã hội, với công việc bên ngoài. Và hậu quả là chồng cô phải gánh vác một phần trách nhiệm săn sóc con cái và nội trợ. Cuộc khủng hoảng tuổi 30 có thể thường xuyên là dịp cho mọi ý thức về tiến triển sự chia cắt giữa hai người. Người này nhờ sự thăng tiến nghề nghiệp, mong muốn thay đổi cách sống và môi trường sống, trái lại người kia luôn trung thành với những thói quen truyền thống. Đôi khi sự chia rẽ này mạnh đến mức dẫn đến li dị. Những xung đột tình dục không phải lúc nào cũng có cùng một dạng thức trong thời kỳ hậu thiếu niên và ở thời kỳ tuổi 30. Người thiếu niên lớn tuổi không có những mối quan hệ mật thiết gần gũi vì họ thiếu kinh nghiệm. Anh (chị) ta thường xuyên phát triển một nỗi lo lắng dẫn tới những khó khăn trong cuộc đối thoại, sự liên lạc, và dẫn tới chứng lãnh cảm về “chuyện chăn gối” hay sự xuất tinh sớm. Ở khoảng tuổi 30, chủ thể bị đe doạ bởi lãnh cảm tình dục, tình dục không được kích thích bằng sự tưởng tượng sẽ bị chìm vào trong bóng tối của con đường mòn nhàm chán của cuộc sống thường nhật. “Mọi cái sẽ phải thay đổi”, anh ta nói với chính mình. Những người đàn ông và đàn bà ở độ tuổi 30 là những người thường xuyên đến xin ý kiến của các nhà tình dục học nhất, không phải vì những rối loạn tình dục xuất hiện thường xuyên trong giai đoạn này mà chính từng cá thể phát triển sự không phù hợp lớn nhất. Anh (cô) ta cần tìm lại được những phấn khích, sự nguyên bản của những cuộc cãi cọ năm xưa và nếu có thể cần phải tiến bộ trong lĩnh vực này. Chúng tôi đã dành một vị trí quan trọng trong tác phẩm này cho những chuyện rối loạn tình dục của nữ giới và nam giới bởi nó là nguyên nhân tạo ra một trở ngại thực sự cho quá trình phát triển quan hệ giữa các cặp vợ chồng.