Từ ba hôm nay, Uyển nằm lì trong buồng, không rời khỏi nhà. Không phải Uyển đau bệnh, nhưng nàng thấy tâm hồn rã rời, cái rã rời của kẻ không còn biết bấu víu vào cái gì để sống...
...
Uyển đã làm theo “lời cơ dạy”, gửi thư cho năm người, nhưng nàng đợi một tuần lễ, không thấy một “Sơn Tinh, Thủy Tinh” nào hưởng ứng “thông điệp” của nàng. Riêng cái thư gửi cho Hoàng thì được trả lại với dòng chữ: “Đi, không để lại địa chỉ”, do chính Hoàng viết ngoài bao thư. Trong năm người, Uyển không yêu ai, nàng chỉ có cảm tình với Hoàng hơn cả. Thực tình nếu những người đó, chịu nhận những điều kiện của Uyển, tìm đến cầu hôn nàng, thì chưa chắc Uyển đã lấy làm hãnh diện, sung sướng...
Nhưng khi thấy họ không ai thèm hưởng ứng, Uyển mới cảm thấy tủi hổ và chán chường cho mình, cho người...
Không phải chỉ lòng tự ái của nàng bị tổn thương, nàng còn cho rằng đó là thủ đoạn của Trường, của người chết đã “chơi xỏ” nàng trả thù nàng, bằng cách xúi dại nàng viết thư cho mọi người để nàng nhận lấy bài học là không có ai yêu Uyển thành thực như Trường, không có người nào dám hy sinh tài sản vì yêu Uyển. Thế là Uyển đam oán Trường. Nàng nghĩ rằng Trường đã chết mà Trường vẫn còn “bần tiện”, mưu trả thù nàng, làm nhục nàng, thì người sống là nàng lại càng có quyền oán Trường, giận Trường, khinh Trường, cũng như nàng khinh mình, khinh mọi người,
...
Người mà Uyển khinh nhất, là Tuấn...
Mãi ba ngày, sau khi trúng số độc đắc, Tuấn mới tìm đến Uyển. Không phải là Tuấn đã quên Uyển hoặc quên những người bạn cùi! Nhưng chàng còn mắc trăm nghìn thứ bận rộn của kẻ có tiền! Chàng còn bận đi lãnh tiền, chàng còn bận đi gửi tiền ngân hàng! Và tuy nổi tiếng bê bối, “cóc” cần đời, chàng còn bận đi tìm xem có cái biệt thự nhỏ nào thì mua một cái để phòng xa lúc hết tiền thì bán đị..
Chỉ trong hai ngày, đồng tiền đã là Tuấn hoàn toàn thay đổi, nhưng Tuấn cũng không còn đủ thời giờ su gẫm về sự thay đổi của mình...
Chàng lại đâm ra kín đáo, không tiết lộ cho ai biết là mình trúng số, vì chàng sợ lũ bạn chơi bời đổ tới “bấu xấu” thì thật tai vạ! Không phải Tuấn định “lờ” bạn cũ. Tuấn rắp tâm sẽ bố thí cho mỗi đứa bạn ít nhiều, nhưng từ từ, và giỏ giọt thôi! Cho nên khi Tuấn trở lại gặp Uyển thì Tuấn không còn là Tuấn khi dự buổi cầu cơ nữa! Chàng vững chắc, kín đáo, đầy tự tin...
Chàng không khoe đã trúng số độc đắc. Chàng đưa cho Uyển năm chục ngàn để cúng vào hội “Bạn những người cùi”, và chàng không quên nói phét rằng chàng vừa bán mấy bức tranh cho một ngoại nhân được năm chục ngàn, chàng cúng tất cả vào trại cùi, khiến Uyển rơm rớm nước mắt vì cảm kích. Nhưng chỉ một ngày sau, cái tin Tuấn trúng số độc đắc đã vỡ tung...
Khi được biết Tuấn trúng số độc đắc mà không cho nàng biết, lại còn nói dối, nói “khoác” với nàng là “Bán tranh được năm chục ngàn, cúng tất cả vào hội Bạn những người cùi”, Uyển tự nhiên thấy ghê tởm Tuấn, ghê tởm đời đến tột đô....
Ừ, bảo rằng Hoàng vì là một gã trí thức cần thủ, nhút nhát, nên đắn đo, bần tiện về đồng tiền, không dám “bốc đồng” thì còn có lý, chứ Tuấn mà cũng hóa ra bần tiện, hèn hạ, dối trá vì tiền, thì còn trời đất nào! Cái bẩn thỉu của Tuấn cũng làm cho Uyển ghê tởm cho chính bản thân mình...
Uyển thấy tuyệt vọng, tuyệt vọng ghê gớm...
Cái ý tưởng vị tha, những tình cảm đẹp, lòng hăng hái xả thân cho những người đau khổ, những người cùi, đột nhiên tan biến, và tâm hồn Uyển chỉ còn là sự trống rỗng mênh mông, sự giá buốt đìu hiu. Uyển đóng cửa, miên mang đọc sách. Uyển vốn ghét ghi nhật ký, nàng thường chế nhạo những đứa bạn không dám buồn, không dám vui, nhưng lại thích viết nhật ký...
Vậy mà, lúc này, Uyển cũng lẩn thẩn, loay hoay suốt ngày với cuốn nhật ký, trong đó không hiểu Uyển viết những gì...
...
Uyển đang nằm dài đọc sách, thì Tuyết mở cửa phòng, ló đầu vào:
- Có ông Tuấn lại...
Chị có bằng lòng tiếp ông ta không?
Uyển để quyển sách lên đầu giường, cau mày hỏi em:
- Hắn còn vác mặt tới đây làm gì?
- Nào em biết! Em bảo hắn chị mệt, không tiếp ai nhé...
Uyển gật đầu. Nàng vớ quyển sách, định tiếp tục đọc, nhưng một ý nghĩ thoáng qua làm Uyển gọi với theo em!
- Này Tuyết! Chị bảo đã! Em cứ bảo hắn ngồi chơi...
đợi chị một lát, chị sẽ xuống...
- Da....
Tuyết đi rồi, Uyển nằm im, mắt nhìn lên trần, thừ người ra suy nghĩ. Đột nhiên, gương mặt thờ thẩn, xa vắng của nàng vụt trở thành cứng rắn, tàn nhẫn.
Nàng vùng dậy, ra trước cái bàn đánh phấn, nhìn vào gương soi. Từ khi Trường chết, Uyển không còn nghĩ đến trang điểm, hóa trang v.v...
Vì mỗi lần nghĩ tới chuyện làm đẹp, nàng thường bị mặc cảm tội lỗi rày vò...
Lần này, là lần đầu tiên, nàng trở lại với thói quen ưa làm đỏm, và Uyển uể oải, chậm chạp, tô đi, tô lại làn môi, quầng mắt, tưởng chừng nàng cố ý kéo dài thời gian để bắt Tuấn phải đợi lâucho bõ ghét...
Uyển mở tủ, chọn một cái áo dài bó sát thân hình nàng, mặc vào người, nhưng nàng chợt đổi ý kiến, cởi áo dài, lục lọi, chọn một bộ đồ “đầm” của Tuyết, một bộ đồ đàm để hở một phần ngực. Tuyết mặc thì không sao, vì Tuyết mới nhớn lên, than hình chưa hoàn toàn nảy nở, nhưng Uyển mặc, thì quả là một sự khiêu khích...
Uyển vận bộ đồ đầm của em vào người, nhìn bóng dáng mình trong gương, cười mệt mỏi, tự nhủ: “Nó đã khoẻ giấu thì mình phải cướp sống bằng được số tiền một triệu”. Để khỏi tự khinh mình, Uyển nghĩ thêm: “Cướp sống cho hội “Bạn người cùi” hay để vứt xuống sông, còn hơn là để hắn giữ”. Với tâm trạng kẻ mang sắc đẹp của mình đi chinh phục, “thế thiên hành đạo”, Uyển đảo mắt, nhìn bóng dáng lồ lộ của mình trong gương, rồi nửa chán chường, nửa hăng hái, đi xuống dưới nhà...
Cả Tuấn lẫn Tuyết đê sững sờ khi thấy Uyển mặc bộ áo đầm, lừng khừng bước ra phòng khách...
Nhất là Tuyết, Tuyết biết chị đang lúc chán đời, đang lúc khủng hoảng tâm hồn, vậy mà sao nàng lại dở chứng, mang bộ đồ đầm của Tuyết ra vận. Còn Tuấn thì trố mắt ngó Uyển, bất giác nuốt nước bọt. Tuyết và Uyển cũng “khổ” người, nhưng Uyển hơi đẩy đà hơn, nảy nở hơn, nên với bộ đồ hẹp của Tuyết, các đường, nét đều nổi bật, từ cồn ngực đến cánh tay nõn nà, khiến Tuấn nuốt nước bọt một lần nữa, thần thờ hỏi Uyển:
- Uyển đi đâu mà lại vận đầm, diện dữ dội thế?
Uyển lì lợm, ngó Tuấn chẳng khác một con mèo thôi miên con chuột, nửa đùa nửa thật, trả lời:
- Đi với anh chứ còn đi đâu!
Rồi nàng ngửa cổ, cười nói Tuấn:
- Nói đùa chứ, anh mắc bận gì không?
Hy vọng bừng sáng trong óc Tuấn, Tuấn trả lời rất nhanh:
- Không, chẳng bận gì cả...
Uyển muốn...
- Uyển muốn anh dẫn Uyển đi chơi, đi khiêu vũ...
Anh có tiền chứ?
Tuấn tình tứ:
- Dù không có, mà Uyển muốn đi chơi, thì cũng phải có, cũng phải xoay ra tiền...
“Cũng phải xoay ra tiền”! Nghe giọng nói của Tuấn, Uyển thấy ghét cay ghét độc Tuấn...
Uyển nghĩ bụng: “Thằng này trúng số mà còn vờ, còn đóng kịch...
Tởm quá..”
- Chị đi chơi với ông Tuấn, có nhẽ về hơi muộn...
Lúc nào mẹ và Huyền trở về, em liệu kiếm cớ nói dối để mẹ khỏi mắng...
Em chịu không?
Tuyết hiểu Uyển dù có đi khiêu vũ với Tuấn, chỉ là để cho đỡ buồn, đỡ chán đời, chứ Uyển không thích gì Tuấn, cho nên Tuyết ân cần trả lời chị:
- Chị để mặc em. Chị cứ đi đị..
Mẹ về đã có em...
Thế là Uyển đi cùng Tuấn tới vũ trường. Nàng khiêu vũ thật say mê, chẳng khác một kẻ trác táng chỉ biết sống với thú vui cuồng loạn của dục vọng...
Uyển để hết tâm hồn vào những bước, những điệu man dại hớ hênh, toàn thân nàng nóng bỏng, bốc cháy, khiến Tuấn đê mê ôm nàng trong tay như ôm một hỏa diệm sơn. Uyển mệt mỏi, lẳng lơ tựa đầu vào vai Tuấn, và qua hơi thở nóng phủ vào má Tuấn, Uyển đĩ thỏa hỏi nhỏ bên tai Tuấn:
- Anh hiện ở nhà riêng một mình phải không?
Tuấn vừa mua một cái biệt thự nhỏ. Câu hỏi của Uyển quả đến đúng lúc, “ngàn năm một thủa”! Tuy đe mê thấy hạnh phúc gần kề, Tuấn còn đủ sáng suốt để nói dối:
- Tuấn có người bạn, có một biệt thự bỏ không, trao chìa khóa cho Tuấn mượn...
Uyển thừa hiểu là Tuấn nói dối, Uyển muốn buồn nôn, nhưng Uyển vẫn lẳng lơ lấy tay bẹo vào sườn Tuấn, nói không sượng sùng, e lệ:
- Vậy thì lát nữa, Tuấn đưa Uyển về với Tuấn...
Uyển cần có Tuấn, đêm naỵ..
Tuấn không ngờ mình trúng số độc đắc lần thứ hai, một cách quá ư dễ dàng đến thế. Chàng sung sướng run người, ngây ngô hỏi Uyển:
- Thực không?
Khiến Uyển phì cười, cái cười chán chường đầy quyến rũ:
- Thực hay không thực, lát nữa anh sẽ rõ...
Thế là đêm hôm đó, tại biệt thự mới mua bằng tiền trúng số của Tuấn, Uyển đã hiến tấm thân mệt mỏi và cuồng nhiệt, tha thiết và chán chường của mình cho Tuấn. Tuấn chiếm đoạt nàng trong tâm trạng bàng hoàng của một phú ông, vừa mất cái tâm hồn nghệ sĩ của mình vì...
tiền...
Sau cơn mưa gió tơi bời, cảm nghĩ đầu tiên của Uyển là: “Nếu Tuấn không trúng số độc đắc, thì cuộc ái ân vừa qua, biết đâu chẳng là những giây phút thần tiên cho hội “Bạn những người cùi” của nàng. Nàng bèn quàng tay lên lưng Tuấn, ghé sát mặt Tuấn, hôn Tuấn một cái hôn rất say mê, rất “tiền”, trước khi âu yếm nhìn vào mắt Tuấn, nói thủ thỉ:
- Hỏi thực anh, anh đừng giấu Uyển...
Có phải anh trúng số độc đắc không?
Nghe hỏi đến số độc đắc, Tuấn tỉnh liền, y hệt quả bóng Hoàng đã xì hơi khi Tuấn đề nghị hy sinh tài sản để lấy Uyển. Tuấn cao có trả lời Uyển:
- Tiên sư đứa nào bịa chuyện, dựng đứng lên là tôi trúng số! Chúng nói láo, vậy mà Uyển cũng tin à...
Uyển lắc đầu, mệt mỏi bảo Tuấn:
- Anh trúng số thì việc gì mà phải giấu! Anh hèn mạt quá!...
Hai tiếng “hèn mạt” làm Tuấn sực nhớ tới thái độ rất hùng của mình đối với Hoàng, khi chàng bóp cổ Hoàng, mắng vào mặt Hoàng: “mày là một thằng trí thức hèn nhát...
Nếu tao có một triệu, thì không cần phải yêu Uyển, tao cũng sẽ cho Uyển!!...” Để lấp liếm lương tâm, Tuấn thấy cần phải nổi khùng như một người lương thiện chính cống, cần phải moi óc tìm một câu thật cay độc, thật tàn ác, để mạt sát Uyển, dìm Uyển xuống bùn lầy, không phải vì thù ghét Uyển, nhưng cốt là để đánh trống lấp, cho mình khỏi khinh mình: Tuấn bèn cất tiếng cười nham nhỡ, đểu giả:
- À! Thì ra tôi hiểu! Cô cho tôi ngủ với cô vì cô tưởng tôi trúng số!
Tuấn nói xong thì hối hận liền...
Nhưng thế là hết! Đồng tiền đã làm cho họ nhìn thấu tâm khảm nhau, nói với nhau những lời mà cho đến khi trời long đất lở, Uyển cũng không quên nổi...
Tuấn thì còn quên được vì chàng có tiền, và đồng tiền giúp cho người ta quên nhiều chuyện. Chứ Uyển thì không có gì cả! Nàng chỉ có lòng tự ái và niềm cô đơn của một người đàn bà đẹp...
Uyêån thấy không còn ghét nổi, ghê tởm nổi ai nữa...
Tâm hồn tê dại, Uyển lặng lẽ mặc quần áo, lặng lẽ mở cửa ra về, dưới con mắt cố làm ra vẻ khinh bỉ của Tuấn...
Uyển ra tới đường, thì trời đổ mưa. Uyển nhìn ngược, nhìn xuôi, tìm taxi, nhưng không có cái xe nào...
Uyển không chịu tìm chỗ trú dưới mái hiên. Nàng vẫn lùi lũi đị..
Mưa mỗi lúc một lớn...
Những giọt nước mưa sắc, lạnh, tạt vào phần ngực để trần của nàng, chảy thành dòng trên cơ thể nàng. Uyển sực nhớ đến người con gái bán dâm, mà nàng gặp trong “bót” cảnh sát, đi khách “đước” năm “chịch”, chia năm, xẻ bảy còn hai “chịch”, và Uyển ứa nước mắt tự nhủ: “Dù sao thì vẫn còn hơn mình, chỉ được Tuấn sỉ vả thật đích đáng!” Nước mắt làm mắt Uyển mờ đi, nhìn cảnh vật dưới mưa rơi như trong một ác mộng. Uyển bước mà không hiểu mình bước đi đâu. Một chiếc xe taxi lướt qua, nàng cũng quên, không vẫy...
Mãi khi, một chiếc xe xích lô đạp tới sát bên nàng, người phu xe già lên tiếng hỏi nàng: “Đi xe, chứ cô”, nàng mới chợt tỉnh cơn mê đứng, yên lặng gật đầu, yên lặng đợi người công nhân mở áo tơi, yên lặng chui vào xẹ..
Về tới nhà, Uyển cởi được bộ quần áo ướt sũng nước thì nàng lên cơn sốt. Uyển miên man, bệnh mỗi ngày thêm nặng. Nước mưa gió độc, cộng với sự rã rời của thể xác và tâm hồn, tạo thành một thứ bệnh không tên, làm bác sĩ lắc đầu, không tìm thấy phương cứu chữa...
Thế là hơn mười ngày sau, Uyển trút hơi thở cuối cùng, và khi Tuấn biết tin tìm đến, thì mảnh tâm hồn của Uyển—ham sống đến tột độ nên tuyệt vọng đến tột độ—không còn nữa. Tuấn chỉ biết gục đầu bên thi thể cứng lạnh của Uyển, khóc những giọt nước mắt hối hận đầu tiên của đời chàng. Bây giờ thì Tuấn hiểu rằng dù chàng có trúng số độc đắc một nghìn lần nữa, chàng cũng không thể mang một nghìn cái vé trúng độc đắc, đánh đổi lấy một nửa khắc ái ân với Uyển...
...
Tuấn được Huyền trao cho quyển nhật ký của Uyển, quyển nhật ký, mà trong thời kỳ đau bệnh, Uyển đã nguệch ngoạc viết những dòng dưới đây:
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
..
...
Mãi tới lúc này, tôi vẫn không hiểu tại sao tôi lại hiến thân cho Tuấn, tự phá tan cuộc đời trong trắng của mình với một gã không phải là người tôi yêu? Vì tiền? Vì hội “Bạn những người cùi”? Vì chán chường? Vì ngắm ngầm khao khát xác thịt? Vì tự ái? Vì duyên kiếp? Vì cô đơn? Kể ra thì đúng, mà kể ra thì không đúng...
Dù sao, thì cuộc ái ân nhầy nhụa với Tuấn đã giúp tôi nhận định rõ điều này: Trước kia, mỗi khi tôi cảm thấy cô đơn, giá buốt trước cuộc đời, tôi thường tự an ủi, tự đánh lừa rằng: tôi cô đơn là vì tôi chưa yêu, chưa được hưởng những giây phút giao hoan của đôi lứa đắm mình trong hạnh phúc ái ân...
Nhưng bây giờ mà tôi đã nếm mùi “hạnh phúc ái ân”, mặc dầu lá thứ hạnh phúc nhày nhụa với Tuấn, tôi mới thấy rằng yêu nhau chỉ là để cho ta nhận định rõ cái thân phận cô đơn của mỗi người chúng ta. Bởi vì, sau những khoảnh khắc ái ân là gì, nếu không phải là niềm cô đơn, tứ bể giá buốt của tâm hồn?! Sau những khoảnh khắc ái ân, cái người “yêu” mà ta “đầu gối tay ấp” chỉ còn là một xú xác, một đống thịt mà ta muốn tan biến đi cho khuất mắt, để ta yên lặng trở về cái thế giới cô đơn của tâm hồn ta. Những giây phút con người cảm thấy cô đơn nhất, chính là những giây phút “đầu gối tay ấp” bên người “yêu”! Người yêu nằm sát bên ta mà ta vẫn thấy “muôn trùng cách biệt” và tiếng nói của Tình Yêu chắc đều na ná tiếng Tuấn mạt sát tôi: “À thì ra cô cho tôi ngủ với cô, vì cô tưởng tôi trúng số...
”...
Anh Tuấn! Anh đừng nghĩ rằng tôi oán anh...
tôi giận anh...
Tôi thành thực biết ơn anh là đằng khác...
...
Tôi không oán anh, vì tôi biết...
tôi biết sống ở đời là không hiểu nhau, là ngộ nhận nhau. Chúng ta, ai mà chẳng giống “Bà Mẹ” trong kịch phẩm “Ngộ nhận” (le Malentendu) của Camus, bà mẹ đã giết con, vì không nhận ra con? Chúng ta, ai mà chẳng là sát nhân như Martha trong Le Malentendu? Người thiếu nữa kỳ quái muốn bỏ xứ sở ra đi, bèn cùng Mẹ mở một hắc điếm, đón những lữ khách nào coi bộ có tiền, thì cho uống thuốc mê, quẳng xuống giòng sông gần đó, trước khi lột hết tiền, ngõ hầu có phương tiện thực hiện giấc mộng viễn dụ..
Một ngày nọ, người con trai trưởng—Zan—bỏ nhà đi hai mươi năm để lập nghiệp, trở về, tìm mẹ và em. Nhưng, trong lúc Zan chưa muốn nói thật, cố tình trì hoãn giây phút mẫu tử đoàn tụ, thì người Mẹ vì mắt kém; người em gái vì mới lớn, không nhận ra anh; hai mẹ con, ngay đêm hôm đó, đã đầu độc Zan, vứt Zan xuống giòng sông định mệnh!...
Tôi chưa trực tiếp giết người bao giờ...
Tôi chỉ mới gián tiếp làm Trường tự vẫn. Nhưng đọc “Le Malentendu”, tôi thấy tâm hồn tôi là tâm hồn ngao ngán của người Mẹ, khi bà than thở với con gái, trước khi hai mẹ con đầu độc Zan: “Quả có thế, mẹ thấy mệt mỏi...
Mẹ cầu mong người này sẽ là người cuối cùng...
Giết người thật là nhọc mệt ghê gớm...
Con nói rằng cuộc đời tàn ác hơn chúng tạ..
Có nhẽ vì thế mà mẹ phải khó khăn lắm mới cảm thấy mình có tội...
”
...
Đúng thế, anh Tuấn ạ! Cuộc đời tán ác hơn chúng ta, nên chúng ta phải “khó khăn lắm mới cảm thấy mình có tội” mặc dầu chúng ta đều là sát nhân, như bà mẹ của Martah! Tôi làm Trường phải chết, nhưng tôi có tội gì đâu? Tôi định “cướp sống” số tiền trúng số của anh, nhưng tôi có tội gì đâu? Anh chửi vào mặt tôi: “À thì ra cô cho tôi ngủ với cô, vì cô tưởng tôi trúng số”...
Nhưng anh có tội gì đâu? “Tội” là ở cuộc đời tàn bạo, bi đát, có phải không anh?
Dù sao đi nữa, dù tôi có chết như là “bà Mẹ” trong kịch phẩm “Ngộ nhận” tự vẫn theo con, vì đã giết con...
tôi cũng không oán đời, không oán anh. Dù tôi chưa được hưởng hạnh phúc, tôi vẫn không nghĩ như Martha rằng: “tình yêu không có ý nghĩa, và mọi sự đều hão huyền...
”. Tôi chúc anh tìm thấy hạnh phúc ở dương gian...
.
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
..
Một tuần lễ sau, Uyển chết...
Thoại tìm đến gặp Diễm, lúc này, đã trở về sống với mẹ và hai em...
Thoại già hẳn đi! Thoại không còn gì là phong độ nhà truyền giáo tin tưởng ở việc mình làm nữa! Thoại lê những bước mệt mỏi, rã rời tới nhà Diễm...
Thoại đặt mình xuống ghế, nhìn quanh cảnh tiêu điều của gian phòng khách, hỏi Diễm:
- Má cháu đâu rồi?
- Má cháu cùng Huyền, Tuyết, xuống thăm mộ chị Uyển...
Thoại yên lặng, đôi mắt trũng sâu nhìn vào quãng không, rồi đột nhiên Thoại lắc đầu, nói như nói với lường tâm:
- Chính bác đã giết Uyển...
Chính bác là sát nhân...
Diễm sợ sệt nhìn Thoại, cố tìm một câu để an ủi Thoại:
- Bác đừng lẩn thẩn nghĩ như vậy...
Bác có lỗi gì?
Thoại vẫn lắc đầu, giọng xa vắng:
- Không cháu ạ! Cháu an ủi bác vô ích...
Chính bác chịu trách nhiệm về cái chết của Uyển...
- Bác chỉ có thiện chí! Bác đừng nói như vậy...
Thoại cười gằn:
- Thiện chí! Không hiểu bác có thiện chí hay không, nhưng bác cần nói rõ cho cháu hiểu điều này: cái trò cầu cơ mà bác đã bày ra với Hướng, chỉ là một trò dàn cảnh, một trò “bịp”...
Diễm sửng sốt:
- Một trò dàn cảnh?...
Thoại mệt mỏi, gật đầu:
- Phải rồi! Một trò “bịp”! Bác bày ra cái trò cầu cơ, tưởng rằng để cứu Uyển, ai ngờ lại để giết Uyển. Cái lỗi đáng tởm nhất của bác là bác không thành thực...
Bác đóng vai đạo đức, bác đóng vai nhà “truyền giáo” để chữa bệnh Uyển...
Nhưng nếu bác thành thực, thì bác đừng nên đòi chữa ai, đừng nên đòi cảm hóa ai! Chính bác, bác chưa chữa được bệnh cho bác, bác còn đòi chữa ai!
Diễm ngơ ngác:
- Bác thì có bệnh gì?
Đột nhiên, Thoại cất tiếng cười ghê rợn, hỏi Diễm:
- Bác hỏi thực cháu, cháu hãy thành thực...
tự vấn mình xem cháu đã chữa khỏi bệnh của cháu chưa, cháu đã hết nghĩ đến Đạt chưa?...
Diễm lặng người. Chỉ một câu hỏi của Thoại đủ làm đổ nhào tất cả bao cố gắng, bao nhẫn nại của Diễm, và cái cảm giác cô đơn khi ngồi bên Khải, trước khi Khải chết, lại đến xâm chiếm tâm hồn nàng...
Tiếng Thoại vẫn đều đều vọng đến bên tai Diễm:
- Sống ở đời, ai mà không sát nhân, ai mà không mắc bẫy!... Mỗi người chúng ta đều tự giương cho mình một cái bẫy, để tự mình chui vào! Bác mắc vào cái bẫy của mẹ cháu; Ba cháu mắc vào cái bẫy của bà Hằng; cháu mắc vào cái bẫy của Đạt...
Tìm cách gỡ thoát ai ra khỏi bẫy, thì người đó sẽ hết lý do sống, và chết như Uyển...
...
Diễm không đủ can đảm nghe thêm lời Thoại nói. Như kẻ mất trí, nàng chạy vào buồng, nằm gục xuống giường...
Hết