Liên Mạng VietNam || GiaiTri.com | GiaiTriLove.com | GiaiTriChat.com | LoiNhac.com Đăng Nhập | Gia Nhập
Tìm kiếm: Tựa truyện Tác giả Cả hai

   Tìm theo mẫu tự: # A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z Danh sách tác giả    Truyện đã lưu lại (0
Home >> Truyện Dài >> Yêu

  Cùng một tác giả


  Tìm truyện theo thể loại

  Tìm kiếm

Xin điền tựa đề hoặc tác giả cần tìm vào ô này

  Liệt kê truyện theo chủ đề

  Liệt kê truyện theo tác giả
Số lần xem: 7822 |  Bình chọn:   |    Lưu lại   ||     Khổ chữ: [ 1, 2, 3

Yêu
Chu Tử

Phần III- 1

Bốn tháng trôi qua từ khi Thúc chết. Diễm đi lấy chồng, Thúc chết, khoảng trống rỗng do hai người để lại gần như không có gì lấp nổi. Nhất là cái chết của Thúc đã gây một sự xáo trộn ghê gớm trong đời sống gia đình Thúc, vì chỉ ba ngày sau khi Thúc mồ yên mả đẹp, thì Hòa phải đương đầu với vấn đề sinh kế thập phần gay go. Khi Thúc còn sống, Thúc kiếm được bao nhiêu, gia đình ăn xài một đôi khi không đủ, thường phải vai mượn thêm, nhưng mội người vẫn yên trí, không băn khoăn gì về vấn đề tiền vì đã có Thúc lo. Thúc đột nhiên chết, mẹ con Hòa mới nhận thức thêm một ý nghĩa thực tế về sự sống: sống không phải chỉ là mơ mộng, nghĩ đến thương yêu, hờn ghen, mà sống tức là tranh đấu giành giựt, chịu cực, chịu đê hèn tủi nhục, để mỗi ngày có đủ hai bữa ăn, có tiền trả tiền quần áo, tiền nước, tiền điện v.v...
Còn sinh thời Thúc, mỗi khi mẹ con Hòa nghe Thúc than phiền về đời sống khó khăn, mẹ con Hòa chỉ hiểu lờ mờ là đồng tiền khó kiếm, nhưng Thúc chết rồi thì mẹ con Hòa mới khám phá ra tất cả tầm quan hệ bi đát của vấn đề sinh kế. Mẹ con Hòa không ngờ rằng mẹ con Hòa sở dĩ khuây khỏa, bớt nhớ thương Thúc một phần lớn cũng vì mắc chạy...
gạo. Mẹ con Hòa lúc này mới chợt hiểu là những tình cảm to lớn nhất, những mối nhớ thương dằng dặc, sâu xa nhất nhiều khi cũng bị những điều lo nghĩ bần tiện không đau, của đời sống hàng ngày đánh bạt đị..
Tháng đầu, sau khi Thúc chết, các bạn bè, quen thuộc sẵn sàng giúp đỡ, nên đời sống trong gia đình Hòa tương đối chưa đến nỗi lâm nguy. Nhưng bắt đầu từ tháng thứ hai thì vấn đề sinh sống đã trở thành nguy cấp...
Tuy Diễm lấy chồng giàu, Khải còn đi học nên cũng không sẵn tiền, và thỉnh thoảng Diễm để dành được chút ít nào, trong số tiền chồng đưa cho tiêu vặt, thì lại mang về dúi cho mẹ.
Uyển thỉnh thoảng cũng mang về năm bảy trăm, một hai ngàn đưa cho mẹ, khiến Huyền giật mình lo sợ, không hiểu chị lấy tiền ở đâu, Huyền không thể nào quên được cái chuyện Uyển định mượn tiền Tài khiến Hướng bị tù! Nhất là từ khi xảy ra vụ Hướng hành hung Tài, và sau cái chết của Thúc, Uyển lại càng thêm bí mật...
Riêng Đạt, sau khi dự đám tang của Thúc, chàng không bao giờ tới nhà Hòa nữa—Không ai hiểu những cảm nghĩ của Đạt lúc này ra sao, vì Đạt câm nín, cũng như Diễm chưa bao giờ hỏi thăm Đạt mỗi lần về thăm mẹ. Còn Hướng vẫn bị giam ở khám, vì Tài vừa có tiền, vừa có thế lực, lại bị gãy mũi, nên vụ của Hướng vẫn chưa ra Tòa. Huyền đã thúc giục Uyển nhiều lần vào thăm Hướng, nhưng Uyển khất lần, rồi cuối cùng, Uyển lại nhờ Huyền vào khám thăm Hướng. Huyền miễn cưỡng ra đi, nhưng gặp Hướng lần thứ hai, nàng thấy ánh mắt Hướng đắm đuối nhìn nàng, thấy cái bàn tay run run của Hướng đặt lên vai nàng, thì tuy Hướng chưa tỏ tình gì, Huyền chợt hiểu; nàng khổ sở vội cáo lui như một kẻ tuyệt vọng chạy trốn định mệnh mình, chạy trốn và mơ hồ biết trước là không thoát...
Và từ khi gặp Hướng lần thứ hai, Huyền lại càng thấy buồn thắm thái, càng thấy nhớ thương cha, Huyền càng thấy ý định đi tu ám ảnh...
Nỗi buồn của Huyền đã làm Lê Tuấn thêm năng lui tới nhà Huyền từ khi Thúc chết. Điều đặc biệt hơn nữa, là không hiểu Lê Tuấn kiếm đâu ra tiền, tuấn thỉnh thoảng lại mang biếu tiền bà Hòa. Lần đầu tiên, bà Hòa không chịu nhận khiến Tuấn tức phát khóc. Lần thứ hai Tuấn khẩn khoản, lạy van, làm bà Hòa mủi lòng, đành chìu lòng Tuấn...
...
Chiều hôm đó Huyền đi học về, gương mặt suy tự..
Nàng cất sách vở rồi đi lên gác tìm me....
- Hôm này ăn cơm xong, con muốn có một cuộc họp bốn mẹ con mình.
Hòa nhìn con hơi ngạc nhiên, vì cái giọng trịnh trọng của Huyền. Bà cười buồn hỏi con:
- Cái gì mà to chuyện vậy con?
- Dạ. Chả có gì to chuyện, thưa mẹ, nhưng con muốn có một cuộc họp để trình bày một vài ý kiến. Chắc mẹ cũng nhận thấy tình trạng nhà mình không thể kéo dài mãi thế này...
Bà Hòa buồn rầu nhìn con:
- Mẹ cũng biết vậy! Nhưng con tính cách nào bây giờ?
- Để lát nữa đông đủ, con sẽ nói ý kiến con. Cần nhất là có mặt chị Uyển...
chị Uyển đã về chưa mẹ?
- Hình như chưa!
- Độ này chị Uyển vắng nhà luôn! Sao mẹ không khuyên...
can chị ấy?
Hòa thở dài:
- Mẹ biết làm sao bây giờ? Chị mày đã lớn, nó có thân, nó phải lọ..
Nhất là mẹ thấy nó đang buồn...
...
Mãi gần tới tám giờ tối, Uyển mới về. Ăn cơm xong, Hòa nói với Uyển và Tuyết:
- Huyền nó muốn nói một vài điều đông đủ cả nhà. Các con đừng về buồng vội, để nghe Huyền nó nói...
Uyển tay cầm tờ báo, định lên lầu nằm, đưa mắt nhìn Huyền:
- Cái gì đấy? Gì mà quan trọng vậy, hở Huyền?
Gương mặt Huyền hơi nghiêm trọng và buồn. Nàng sắp sửa định nói thì Lê Tuấn tới, khiến Tuyết nửa đùa nửa thật bảo luôn Tuấn:
- Người ta sắp mở cuộc hợp gia đình thì anh lù lù dẫn tới. Có lẽ mời anh rút lui, rồi lát nữa, hãy trở lại, có phải không chị Huyền?...
Tuấn còn ngơ ngác chưa hiểu ra sao thì Huyền đã nói:
- Anh Tuấn là người quen thân trong gia đình...
Có nhẽ, mời anh dự thính để giúp ý kiến, lại càng hay. Nhất là những điều tôi sắp nói, cũng hơi có liên quan tới anh Tuấn...
Uyển vẫn ngại cuộc hợp chỉ có mấy mẹ con thì tất có thể Huyền sẽ mang những chuyện riêng tây của Uyển ra chất vấn. Cho nên khi thấy Huyền không phản đối sự có mặt của Tuấn, Uyển tán thành liền:
- Vậy thì càng hay! Anh Tuấn ngồi đây, góp ý kiến cho vui. Nào nói đị..
Tuấn chưa hiểu nên rút lui hay ở lại, thấy Uyển bảo ngồi, thì mỉm cười đưa mắt ngơ ngác nhìn mọi người, còn Huyền nói luôn:
- Con muốn thưa với mẹ và chị Uyển...
về vấn đề sinh kế trong gia đình. Chắc mẹ và chị đều nhận thấy là gia đình nhà mình không thể kéo dài tình trạng này được. Chúng ta không thể sống mãi mãi bằng sự vay mượn, hoặc sự giúp đỡ của mọi người; vì vậy, em đề nghị hai điều...
Huyền ngừng nói. Mắt Uyển vẫn lơ đãng nhìn tờ báo, nhìn mà không đọc. Còn Tuân ngượng ngập sờ lên cằm chờ đợi...
Bà Hòa dịu dàng hỏi:
- Hai điều gì con?
- Điều thứ nhất là con sẽ xin phép mẹ và chị để đi làm. Con đã xin được một chỗ dạy học ở một trường mẫu giáo. Con phải dạy cả lớp sáng, lẫn lớp chiều—và họ trả cho con ba ngàn. Vì vậy đầu tháng này, con sẽ nghỉ học...
Điều thứ hai là em thấy chị Uyển độ này thường ít khi ở nhà, và có khi đi tới chín giờ tối mới về mà không xin phép mẹ. Nhất là chị để mặc anh Hướng nằm trong lao mà không vào thăm anh...
Uyển ngẩn đầu lên, ngắt luôn lời Huyền:
- Việc của chị, mặc chị, can dự gì đến em?
Huyền vẫn dịu dàng:
- Em nghĩ, em có bổn phận phải nói. Em tin ở chị, tin chị không bao giờ làm điều gì tà khuất. Nhưng Ba mới mất, chị có nhiệm vụ bảo ban, dìu dắt chúng em, chị là chị cả trong gia đình...
Chị phải giúp mẹ cáng đáng mọi công việc...
Thế mà chị buồn, chị lang thang suốt ngày. Lúc này, chị không có quyền buồn...
không ai có quyền buồn riêng lúc này...
Huyền nói “không ai có quyền buồn riêng”, nhưng nàng bắt đầu rơm rớm nước mắt và nàng đột nhiên im bặt, vì sợ sẽ òa lên khóc...
Hòa lấy tay quệt ngang mắt, hỏi Huyền:
- Nhưng nếu con bỏ học thì lỡ dở hết...
Gần đến kỳ thi rồi!
- Bỏ học thì đã sao thưa mẹ! Không có mảnh bằng thì đã chết ai! Bỏ học còn hơn sống bằng sự giúp đỡ, sự bố thí của mọi người, như anh Tuấn đã “bố thí” cho gia đình mình...
Tuấn lúng túng lắc đầu:
- Cô cứ nói! Cô dùng những danh từ nặng như vậy khiến cho mọi người khổ tâm!
Mắt Huyền long sòng sọc, và đột nhiên nàng nói không úp mở:
- Mà tôi biết...
tôi biết anh đã làm gì, đã mưu toan gì để lấy tiền giúp gia đình tôi! Tôi biết, tôi nói ra, anh cũng không giận vì anh cho đó là chủ nghĩa của anh. Tôi biết anh đang cố tạo ra, cố đánh lừa anh, tự thuyết phục anh, để biến cái việc đánh cờ bạc “bịp” của anh thành một chủ nghĩa! Nhưng có thật là một chủ nghĩa hay không hở anh?
Nghe Huyền nói, mọi người sửng sốt, ngơ ngác nhìn Tuấn. Người sửng sốt nhất là Hòa. Bà không thể nào tưởng tượng nổi một người thanh niên tuấn tú, một họa sĩ như Tuấn lại theo “chủ nghĩa cờ bạc bịp”, lấy tiền giúp gia đình mình...
Nhưng nghe giọng Huyền, bà hiểu ngay là Huyền nói thực. Bà sợ ngượng cho Tuấn, vội mắng át Huyền:
- Làm gì có chuyện như vậy...
Tuấn sượng sùng mất hai giây, rồi lấy lại được ngay sự phớt tỉnh của một triết giạ..
Chàng cố tạo một nụ cười, một nụ cười xứng đáng với người cha đẻ của một chủ nghĩa mới, và Tuấn vui vẻ thưa với mẹ Huyền:
- Thưa bác, chị Huyền nói đúng đấy ạ!
Rồi quay về phía Huyền, Tuấn tủm tỉm cười:
- Sao Huyền biết rành rọt thế? Chắc là đồng tiền do cờ bạc bịp mang lại, có mùi vị ra sao, khiến Huyền biết ngay nguồn gốc của nó, phải không?
Uyển và Tuyết cùng cười. Huyền im lặng một lát, rồi lắc đầu:
- Tôi biết...
Tôi biết anh tận tâm, tận lực, đem hết tâm hồn ra, phết vào việc làm bất chính của mình một nước sơn chủ nghĩa, một cái nhãn hiệu triết lý để cho mình khỏi khinh mình, để cho có đủ can đảm sống. Nhưng dù anh có thành công, có xây dựng được cả một chủ nghĩa, cả một hệ thống triết lý “bịp”, tôi vẫn cho chỉ là chuyện tự dối mình...
Bị chạm lòng tự ái, nhất là có nhẽ vì Huyền nói trúng tâm lý mình, Tuấn rãy nảy như con đỉa bị vôi. Chàng mất bình tĩnh, gân cổ ra cãi, càng cãi, càng hăng, càng say xưa, và cùng với cái đà dồn dập của lời nói, tin tưởng thật sự đến với Tuấn, làm giọng Tuấn có sức lôi cuốn của một nhà truyền giáo. Chàng nói một thôi, một hồi rồi kết luận:
- Khi trong thâm tâm, tất cả mọi người đều nghĩ rằng đời là một canh bạc bịp khổng lồ, và kẻ nào bịp giỏi thì có danh vọng, tiền tài, tiếng tăm v.v...
thì tại sao lại không công khai đặt thành một chủ nghĩa bịp, miễn là bịp phải có nghệ thuật, có tâm hồn!...
Tuyết phì cười, còn Uyển thì bắt đầu chú ý thực sự tới lời nói của Tuấn:
- Thế nào là bịp có nghệ thuật, có tâm hồn, hở anh?
- Chứ sao! Tất cả những kẻ bịp, xứng với danh hiệu “bịp” đều phải có cao đạo, có nghệ thuật, có tâm hồn. Chị không thấy giữa những tên ăn cướp cũng vẫn có đạo lý, có thuỷ chung, có hy sinh, có nhường cơm xẻ áo, hơn cả bọn người lương thiện đó là gì? Chị không tin, xin mời chị lại hội quán chúng tôi, chúng tôi sẽ có đủ bằng cớ chứng minh cho chị rõ!
Tuyết hỏi luôn:
- Hội gì thế anh? Có thể cho tôi gia nhập được không?
Tuấn gật đầu lia lại, tưởng chừng Tuyết đã là một hội viên của mình:
- Cái hội của chúng tôi mệnh danh là “Hội những người lưu manh...
cao thượng”!
- “Lưu manh... cao thượng”?
- Dạ, “Hội những người lưu manh cao thượng”.
Hòa và mọi người cùng cười. Huyền đỡ lời:
- Thôi xin tạm gác cái hội của anh Tuấn để trở về vấn đề con vừa nêu ra. Mẹ, chị Uyển cùng cả nhà đều đồng ý cho con nghỉ học để đi làm chứ?
Hòa nhìn về phía Uyển:
- Uyển thấy thế nào?
Uyển chậm rãi trả lời:
- Tùy mẹ!
Bà Hòa cố làm ra vui vẻ:
- Thế là xong rồi. Còn chuyện gì nữa không?
Tuyết vội đứng lên, giơ tay theo thói quen của một học sinh trong lớp học:
- Con có một ý kiến!
Mẹ Tuyết lo lắng nhìn con:
- Còn ý kiến gì nữa?
Tuyết nói hấp tấp:
- Con không đề nghị xin nghỉ học để đi làm. Nhưng con nghỉ con cũng có bổn phận góp phần vào việc ăn tiêu trong gia đình...
Vậy con xin phép mẹ mỗi tuần lễ hai lần cho con ca tại đài phát thanh hoặc phòng trà để lấy tiền...
Bà Hòa mở to đôi mắt kinh ngạc nhìn con:
- Con đi ca?
Tuyết vẫn điềm nhiên:
- Dạ, thưa mẹ, con là một ca sĩ có hạng mà chưa ai biết tiếng đó thôi. Con lại biết vũ nữa! Anh Tuấn có biết điệu twist không?
Đế lượt Tuấn kinh ngạc:
- Cô biết nhảy twist?
Tuyết vẫn tỉnh “khô”:
- Biết chứ! Để tôi biểu diễn một điệu twist, rồi trình bày một bản cho cả nhà nghẹ..
Tuyết nhìn gương mặt hoảng hốt của mẹ, nàng hóm hỉnh giải thích cho mẹ đơ õlo ngại:
- Mẹ cứ yên tâm! Con chưa tới vũ trường bao giờ đâu! Con học twist trên màn ảnh đấy...
Quay về phía Tuấn, Tuyết làm ra vẻ thành thạo “trộ” Tuấn:
- Điệu twist có năm bước căn bản. Để tôi nhảy cái bước “tác chiến”—fighting step—cho anh coi nhé!
Tuyết nói rồi biểu diễn luôn. Nàng có sở trường bắt chước rất tài. Nhìn cái gì một lần là bắt chước được ngay. Nàng thường đi xem xi-nê, thấy các minh tinh biểu diễn điệu twist...
Nàng lại thông minh, láu lỉnh, nên nàng pha trộn tất cả những điệu mình đã coi, thành một điệu riêng biệt. Nhất là vì muốn trộ Tuấn, nàng biểu diễn một cách tự nhiên, ngổ ngáo khiến Tuấn, tuy là lý thuyết gia của chủ nghĩa “bịp”, nhưng vẫn ngây thơ và dễ bị “trộ”, nên chàng say sưa nhìn Tuyết biểu diễn. Tự nhiên Tuấn thấy mê thích. Tuấn tự nhủ: “Bỏ mẹ! Mình cứ tưởng là mình yêu Huyền! Bây giờ mình thấy mình mê Tuyết! Làm thế nào bây giờ? Hay yêu cả hai người?” Cái ý nghĩ yêu cả hai người làm Tuấn tạm thời hết băn khoăn, và chàng vui vẻ ngắm Tuyết, tưởng chừng như cả hai chị em Huyền và Tuyết đều là người yêu của mình rồi! Tuyết thì càng biểu diễn, càng bốc đồng, và trong lúc hứng, nàng bịa “bố láo” những bước mà Tuấn cho là những sáng tác tân kỳ...
Đang biểu diễn, Tuyết sực nhớ đến cái buổi đi xi-nê cùng Thúc, hai bố con ngồi bên nhau, nhìn mình tinh biểu diễn twist, thế mà lúc này, cha nàng đã chết, nằm một mình dưới mồ, còn nàng thì biểu diễn “tuýt”. Ý nghĩ đó làm Tuyết đau nhói ở ngực...
và nước mắt Tuyết chảy xuống gò má lúc nào Tuyết không haỵ..
Thấy Tuyết khóc, mọi người không ai hiểu ra sao, ngơ ngác nhìn Tuyết, nhất là Tuấn thì lại càng thấy “mê”â Tuyết, và chàng tự nhủ: “Nhất định phải lôi con bé này vào đảng của mình”...
Đang biểu diễn, Tuyết đột nhiên ngồi phịch xuống, lấy tay lau nước mắt, thở hắt ra:
- Có được không anh?
Giọng Tuấn đầy ngưỡng mộ:
- Tuyệt! Tôi tin là Tuyết sẽ làm cho mọi người say mê đến chết...
Làm ra vẻ đã nghiên cứu chu đáo về vũ điệu twist, Tuyết bổ thêm một nhát búa nữa xuống đầu Tuấn:
- Người ta bảo điệu twist là kết tinh những ẩn ức của một thế hệ thèm sống, đang đứng trên bờ vực thẳm...
Điều đó anh thấy có đúng không anh?
Nhát búa cuối cùng làm Tuấn nhìn Tuyết với tất cả cái khâm phục của một anh tự cho mình là lõi đời...
Còn bà Hòa thì ngó Tuyết hầu như không nhận ra đứa con gái ngây thơ, hay làm nũng mẹ của mình nữa. Có phải Tuyết vừa biểu diễn cái điệu ma quái đó không? Bà Hòa còn bàng hoàng thì Tuyết đã bình tĩnh nói tiếp:
- Bây giờ thì con trình diễn tiếp một bài ca để mọi người thấy cái “tài” của con. Con xin trình diễn bài ca độc nhất mà khi Ba còn sống, Ba vẫn thuộc lõm bõm và ca mỗi khi có chuyện...
bực mình. Đó là bài “Giọt mưa thu” của Đặng Thế Phong...
Tuyế nói rồi, cất tiếng ca. Hoặc vì Tuyết đã nói mấy câu mở đầu đả động đến cha, làm mọi người chưa nghe Tuyết ca, mà đã xúc động, hoặc vì Tuyết đang lúc nhớ cha, cho nên giọng ca dễ trở thành xa vắng, nên Tuyết chưa chấm dứt bài ca, mà tất cả đều mủi lòng không ai dám nhìn ai. Mẹ Tuyết đã hai ba lần định lên tiếng bão Tuyết đừng ca nữa, nhưng bà thấy mắc nghẹn nơi cổ họng và bà biết mình cất tiếng nói thì sẽ òa lên khóc. Cho nên bà vẫn ngồi yên, nhìn ra đường mặc cho tiếng ca của Tuyết đưa bà tới nơi Thúc yên nghỉ, quấn quít bên mồ của Thúc...
Bà mường tượng như hồn Thúc hiện về, đang lắng nghe tiếng nức nở trong “mưa rơi” của Tuyết và chưa bao giờ Hòa cảm thấy tâm hồn hoang vắng như trong giây phút đó, bà chỉ muốn buông xuôi hai tay, tim hết đập, yên nghỉ giấc ngàn thu, chết như tất cả mọi người phải chết...
...
Tiếng ca vừa dứt, Tuyết còn đủ can đảm nở một nụ cười rất trẻ trên khuôn mặt đầy nước mắt của nàng, hỏi Tuấn:
- Thế nào? Liệu em ca có “réussir” không anh?
Tuấn vốn là đứa dễ bốc cháy. Nghe Tuyết ca, Tuấn thấy rạt rào, bấn loạn trong lòng, chỉ muốn hôn lên khuôn mặt đầm đìa lệ của Tuyết để tỏ lòng ngưỡng mộ:
- Tôi tưởng trái đất đã tan vỡ trong tiếng nức nở của cộ..
Ghê gớm quá! Tôi cũng muốn chết như bác cho rồi...
Tuyết quay về phía mẹ:
- Đấy mẹ coi, anh Tuấn là người sành nghe, biết thưởng thức mà còn phải khen con! Vậy mẹ cho con đi ca, vũ kiếm tiền mẹ nhé?
Bà Hòa từ chối một cách yếu ớt:
- Mẹ sợ lắm! Mà liệu gia đình đâu có túng quẫn! Một mình chị Huyền con đi làm là đủ...
Tuyết hăng hái:
- Nhưng mẹ sợ cái gì, thưa mẹ? Mẹ sợ con hư hỏng hay sao?
Tuyết nói khôn ngoan như một bà cụ, khiến bà Hòa thấy đỡ lo, thương nhớ nhìn con, thì Tuyết tấn côn luôn:
- Không cứ là vì gia đình túng quẫn mà con muốn đi ca. Con muốn đi ca để được biết mình tiêu đồng tiền do mình kiếm ra thì mình cảm nghĩ ra sao? Vả lại, mẹ cứ yên trí, mỗi khi con ra, con nghĩ tới Ba thì không bao giờ con hư hỏng cả...
Tuyết đã đánh trúng tâm lý của mẹ, và câu nói cuối cùng của Tuyết làm Hòa hết từ chối:
- Thì tùy con, con muốn làm gì thì làm. Mẹ tin ở tất cả các con...
Tuyết reo như người trúng số độc đắc:
- Có thế chứ! Mẹ muôn năm!...
Khải khóa cửa xe, rồi dìu cánh tay vợ, hai người bước vào phòng trà Anh Vũ để nghe Tuyết ca, vì tối hôm nay là lần thứ nhất, Tuyết trình diễn tại quán Anh Vũ sau khi đã trình diễn tại đài phát thanh và đại vũ trường Thế Giới. Đúng như lời Tuấn đoán, chỉ sau hai buổi trình diễn, tên tuổi của Tuyết đã nổi lên như cồn, vì ngoài giọng ca đặc biệt của Tuyết, Tuyết được Lê Tuấn và một số nghệ sĩ “lăng xê”.
Tuấn thì đương nhiên trở thành một thứ ông bầu của Tuyết, luôn luôn theo sát Tuyết như bóng với hình, Tuấn không khỏi tự hào coi Tuyết là một “khám phá” do Tuấn tìm rạ..
...
Hai vợ chồng Khải đến không lấy gì làm muộn, mà các dãy ghế gần sân khấu “bỏ túi” Anh Vũ đều đã kín người. Diễm và Khải phải ngồi mãi gần phía cuối. Khải nói với vợ:
- Chúng mình ngồi đây thì Tuyết làm sao nhìn thấy mình, biết mình cổ võ nó?
- Không cần anh ạ! Vả lai., em không muốn Tuyết nó nhận ra bọn chúng mình, sợ nó xúc động, ca mất hay!...
Từ khi lấy nhau, tình vợ chồng giữa hai người mỗi ngày thêm đằm thắm. Đó là công trình của Diễm! Diễm nhất định tạo hạnh phúc bằng được! Nàng không muốn nghĩ và không muốn Đạt nghĩ rằng chuyện nàng lấy Khải là một hành vi hy sinh. Cho nên công việc đầu tiên của Diễm là đào sâu chôn chặt hình ảnh Đạt. “Hạnh phúc của người đàn bà có chồng chỉ có thể là chồng mình...
” Với ý chí cương quyết đó, Diễm đem hết tâm hồn ra chiều chồng, làm vui lòng chồng. Thậm chí, bức họa Đạt vẽ nàng, lúc đầu nàng còn gửi Huyền giữ, nhưng rồi nàng cũng đòi lại và xé đi.
Diễm không muốn vương vấn một kỷ niệm vào về Đạt cả...
Và đó không phải là điều dễ dàng vì, một mặt Diễm vẫn chưa thể quên ngay Đạt được, một mặt Khải là đứa rất hay ghen, và người mà Khải ghen bóng, ghen gió, ghen nhiều nhất, chính là Đạt. Khải càng ghen ngấm ngầm, hoặc công khai với Đạt thì càng làm khổ Diễm, càng làm cho sự tranh đấu trong tâm hồn Diễm thêm gay go, quyết liệt...
Đã có lần Diễm tắm, Khải vốn cũng tì toè thích vẽ nhất định đòi bắt Diễm để hở ngực cho mình vẽ, làm Diễm liên tưởng đến chuyện Đạt vẽ mình, khiến nàng cương quyết từ chối, và sự từ chối hốt hoảng của Diễm làm Khải vẩn vơ nghi ngờ, hỏi Diễm: “Em đã có bao giờ để hở ngực cho ai vẽ chưa?”. Câu hỏi vô tình của Khải đã làm cho Diễm đau khổ mất mấy đêm liền, và Diễm tự nhủ: “Một người đàn bà đã có chút kỷ niệm, dù là kỷ niệm trong trắng đối với một người đàn ông, trước khi về nhà chồng, không thể nào yêu chồng một cách trọn vein được chăng?” Nhưng Diễm vẫn không nản lòng, Diễm càng yêu chồng, yêu chồng bằng tất cả ý chí, tâm hồn và thể xác mình...
Và dần dần, Khải bớt ghen, thêm thương yêu, tin cậy vơ....
...
Năm tháng sau cuộc hôn nhân, Diễm đã bình tĩnh, sung sướng nhìn tương lai...
và Diễm tin rằng giá lúc này, nếu nàng gặp Đạt, nàng cũng không xúc động, không e ngại gì nữa...
...
Ca sĩ Thu Hương dứt tiếng ca, tiếng vỗ tay vừa chấm dứt, thì trong “micro” đã nổi lên những lời giới thiệu Tuyết, những lời giới thiệu hới sáo và cầu kỳ, rẻ tiền:
- “Bây giờ chúng tôi giới thiệu một ngôi sao mới mọc trên vòm trời ca vũ: cô Như Tuyết...
Đây cô Như Tuyết”.
Rồi Tuyết xuất hiện dưới ánh đèn màu...
Nhưng thay vì những tiếng vỗ tay hoan nghênh mà mọi người chờ đón, ngay từ hàng ghế đầu, nổi lên những tiếng còi, những tiếng huýt gió, nhũng tiếng “ê ê” làm Tuyết cau mày nhìn xuống bọn người đang “đả đảo” mình...
Người xúc động, bực bội không kém Tuyết là Diễm, Diễm hoảng hốt không hiểu sao em mình chưa ca mà đã bị đả đảo. Diễm không ngờ là một nữ ca sĩ khác, ác cảm với bọn Tuấn, thấy Tuấn “lăng xê” Tuyết, và Tuyết thành công rực rỡ, thì trả thù bằng cách lôi kéo những “fans” của mình đến ngồi sẵn ở đó, bao vây Tuyết để phá Tuyết...
Thấy bị đả đảo, Tuyết không sờn gan, nàng cầm “micro” ca luôn!
Tuyết cất tiếng ca thật lớn làm ác cả mọi sự Ồn ào, la ó, và dần dần bọn cao bồi phá bĩnh ngồi ở hàng đầu cũng tạm ngồi im để nghe Tuyết ca, nhưng có nhẽ Tuyết mất hứng ngay từ phút đầu, hoặc vẫn còn bực bội chưa lấy lại được sự bình tĩnh nên giọng ca của Tuyết sút kém...
Tuyết chưa chấm dứt bài ca mà tiếng đập bàn, la hét, tiếng còi, tiếng huýt gió lại nổi lên. Một vài tiếng “bis” yếu ớt ở phía dưới, chết chìm trong những tiếng đả đảo: “Vào đi! Thủm lắm”! “Không nghe nổi”!
Tuyết đứng như chôn chân xuống sàn sân khấu. Nàng mở to mắt, trân trân nhìn xuống bọn đang la hét, đạp phá, và trong lúc bất ngờ, nàng ghé vào máy vi âm, hét thất to:
- Đồ khốn nạn! Tiên sư chúng mày!
Thế là sự hỗn loạn khởi sự: Từ dãy ghế trước mặt, năm sáu tên cao bồi nhảy vọt lên sân khấu, và ngay lúc đó, Tuấn từ phía sau bức màn sân khấu, xuất hiện, đứng cản trước mặt Tuyết: Thanh niên cầm đầu nhóm cao bồi, chỉ tay vào trán Tuấn, cười nham nhỡ:
- Chú mày là “kép” của con bé này hả?...
Tuấn chưa kịp trả lời, thì Đạt từ phía tay mặt, cũng vừa bước lên sân khấu, đặt tay lên vai thanh niên cầm đầu bọn cao bồi:
- Chú Mạnh! Tuyết là học trò của tôi mà!
Mạnh nhận ngay ra thầy dạy học cũ của mình, tưng hửng nhìn Đạt, cất tiếng chào “Lạy thầy ạ” thật lớn, rồi cười nham nhỡ:
- Nó là học trò của thầy thật hả?
Đạt gật đầu...
Mạnh tuy là tay “anh chị”, nhưng còn biết sợ thầy...
Quay về phía các “đồng chí” của mình, Mạnh lên tiếng rất hách:
- Thôi hòa cả làng...
Cô Tuyết cũng là học trò thầy tôi, tức là...
em tôi! An hem đánh chữ “đại xá” cho!
Rồi Mạnh lại chỉ về phía Đạt, và với giọng hãnh diện của một thanh niên tuy là “cao bồi đánh thuê”, nhưng đã từng...
là một học trò ngoan, sợ thầy như ai, Mạnh giới thiệu Đạt với đồng bọn:
- Đây là thầy Đạt, giáo sư Việt Văn của tôi ở trường Minh Tân...
Nghe Mạnh tỉ mỉ giới thiệu mình là giáo sư Việt Văn của Mạnh, Đạt cười vui vẻ bắt tay cả bọn, và cả năm anh lễ phép bắt tay Đạt. Nhưng trước khi rút lui, nhảy xuống sân khấu, một trong số sáu thanh niên không quên nói với Tuyết:
- Nhất chị đấy nhé! Chị chửi tiên sư chúng “em” mà chúng em không mượn “chị” chút gân nào thì chị cũng ngon lành lắm! Chị Ơi!
Cả bọn nhảy xuống, còn Đạt và Tuấn đưa Tuyết vào phía trong sân khấu...
Sự xuất hiện của Đạt, kết thúc mốt cách bất ngờ cuộc lộn xộn, làm thính giả vỗ tay vỡ rạp, trong khi Diễm, ngồi phịch xuống ghế, thở ra một hơi dài...
Khi thấy Tuyết sắp sửa bị bọn cao bồi làm dữ, Diễm đã nắm tay chồng, cố len lỏi qua các hàng ghế, để chạy lên với em...
Nhưng Khải và Diễm chưa lên tới được sân khấu thì sự xuất hiện bất thình lình của Đạt làm Diễm đứng sững, mặt tái đi, và bất giác Diễm dừng lại, không tiến thêm nữa. Khải cũng dừng lại: nhìn khuôn mặt nhợt nhạt vì hoảng hốt của Diễm khi Đạt xuất hiện, tự nhiên Khải thấy cơn ghen nổi lên bừng bừng. Tuy nhiên, Khải vẫn cố làm ra vẻ lạnh lùng, nhìn Diễm rồi lại nhìn về phía Đạt, không thốt một lời.
Mãi khi bọn Tuấn, Đạt đã rút vào phía trong sân khấu, Diễm mới hoàn hồn, cầm lấy tay chồng:
- Thôi đi về anh!
Khải làm ra vẻ thản nhiên:
- Sao em không lên gặp Tuyết?
- Để lúc khác! Em đã nói với anh là em không muốn cho Tuyết nó biết chúng mình đi coi nó trình diễn...
- Cũng được!
Rồi Khải lùi lũi theo vợ ra xe. Khải im lặng, lái xe, mắt vờ chăm chú nhìn xuống đường, không nói với vợ một câu nào, mặc dầu Diễm tìm đủ mọi cách gợi chuyện, hỏi han chồng...
...
Tới nhà, Diễm mới thay bộ quần áo ngủ, thì Khải đã bước vô buồng, đi đi, lại lại, tay vẫn còn cầm chùm chìa khóa xe, rồi đột nhiên, xây lại phía Diễm, lạnh lùng hỏi:
- Tôi hỏi thực mình, ông Đạt là thế nào đối với mình?...
- Chả là gì cả, ông ấy dạy học em và đã có lần định hỏi em như anh đã biết...
Khải cố nén để cho giọng mình khỏi gay gắt:
- Không là gì mà tại sao mình sợ, mình không dám lên sân khấu?
- Em sợ bao giờ? Việc gì mà em sợ?
Cái giọng yếu ớt của Diễm, khi tự bào chữa, không đánh lừa được Khải. Khải cười gằn:
- Không sợ! Mình không sợ! Mình tưởng tôi mù à!
Diễm đứng im, không trả lời...
Diễm không trả lời vì sự thực Diễm không biết trả lời thế nào. Không biết Diễm thấy mình có lỗi, nhưng nàng không khỏi tức bực cho mình, tự giận mình tại sao lại hoảng hốt một cách vô lý khi nhìn thấy Đạt...
Từ mấy tháng nay, nàng đã tận tình gắng xua đuổi hình ảnh Đạt, nàng đinh ninh mình đã thành công, và Đạt chỉ là một bóng mờ của dĩ vãng...
Vậy mà khi Đạt thình lình xuất hiện, nàng vẫn còn có cảm giác của kẻ bị điện giựt...
Diễm im lặng, khiến Khải càng thấy lửa giận hờn bốc ngùn ngụt: Vì Khải cho rằng sự im lặng của Diễm chỉ có thể có hai ý nghĩa: im lặng tức là thú nhận hoặc im lặng tức là khinh bỉ. Cả hai đều làm cho Khải phát điên cuồng: Hai bàn tay run run của Khải đặt lên vai Diễm, lắc lắc tuy chỉ khẽ rung chuyển vai Diễm, nhưng nặng trĩu uất hận:
- Nói đị..
cô hãy nói đi. Tại sao cô sợ không dám gặp hắn?... Hắn là nhân tình cô phải không?
Hai tiếng “nhân tình” vang lên trong gian phòng im lặng và hai tiếng đó như một thùng xăng đổ vào lửa giận đang bốc trong người Khải. Khải hét, văng tục, mà không biết mình hét, văng tục...
- Nói đi! Đồ khốn nạn! Mày yêu nó phải không, con khốn nạn!
Giá Diễm thốt ra một câu thì cơn giận của Khải đã tìm được lối thoát, nhưng Diễm chỉ mở to đôi mắt kinh dị nhìn Khải, khiến cơn điên của Khải va phải bức tường im lặng của Diễm, lại càng mãnh liệt, và Khải giơ tay, thẳng cánh tát luôn Diễm mấy cái tát. Diễm như tê dại, không cảm giác, ý nghĩ gì trong đầu, chỉ trân trân nhìn Khải, nước mắt ứa ra, chảy xuống hai bên má in lằn bàn tay của Khải...
Tát xong, cơn giận của Khải đã tạm nguôi, Khải bắt đầu nhận thấy mình vũ phu, mình nóng, nhưng Khải không muốn để lộ cho Diễm biết mình hối, chàng tìm một câu sỉ vả để nuôi dưỡng cơn giận của mình:
- Trời ơi! Đàn bà...
toàn một lũ lòng lang dạ thú! Đàn bà...
hừm! Đàn bà...
Ngay từ lúc đó, có tiếng chân của người đày tớ gái từ dưới nhà đi lên lầu...
Diễm ôn tồn nói với chồng:
- Để lúc khác, em sẽ thưa chuyện với anh. Bây giờ anh đi nghỉ đị..
Em không phải người đàn bà như anh tưởng đâu!
Giọng bình tĩnh của Diễm càng làm cho Khải thấy sự nóng nảy, trẻ con của mình, và chàng lại sừng xộ:
- Cô khinh tôi hả?
Giọng Diễm như van lơn:
- Em lạy anh! Em là vợ anh mà em khinh anh thì em sống với ai?... Để lúc nào, anh nguôi giận, em sẽ nói chuyện...
Đày tớ nó lên, anh đừng mắng em nữa!
Lời nói thành khẩn của Diễm làm cho Khải cũng thấy bất nhẫn trong lòng, nhưng chàng vẫn vùng vằng bỏ xuống dưới nhà và chỉ một lát sau, Diễm nghe thấy tiếng máy xe hơi nổ và Khải đã lái xe bỏ đị..
Với cái tài đóng kịch gần như thiên phú của người đàn bà, khi người đày tớ gái bước vào phòng, Diễm vẫn điềm nhiên sai bảo người đày tớ làm một vài việc lặt vặt, đợi đến khi người đày tớ gái rút lui, Diễm đóng cửa và lúc đó, nàng mới nằm vật lên giường, úp mặt xuống cái gối, mặc cho nước mắt trào rạ..
Suốt đêm, Diễm thao thức không ngủ. Một điều lạ là Diễm tự vấn lương tâm thấy mình không có tội gì, nàng đã làm hơn cả bổn phận làm vợ của mình, nàng đã tận tình, thành thực xây đắp hạnh phúc gia đình, thế mà bị Khải tát, chửi, nàng vẩn không thấy giận chồng, không thấy oán chồng và nàng chỉ thấy đau khổ, thương cho mình...
Diễm nghĩ đến cha, và tự hỏi nếu cha Diễm còn sống, thì Thúc sẽ khuyên nhủ Diễm phải xử trí thế nào trong trường hợp của Diễm. Diễm tự nhủ: “Suốt đời Ba, Ba không đổ oán cho ai, đổ trách nhiệm cho ai mà chỉ biết đau khổ và tự giận mình. Ta nên theo gương Bạ..
Lỗi là ở at hết cả...
”.
...
Gần sáu giờ sáng, Khải mới lò mò trở về nhà, và nghe tiếng còi xe của Khải, Diễm vội xuống mở cửa cho chồng, vì người đày tớ gái bận nhóm lửa dưới bếp...
Khải có vẻ bơ phờ, không phải vì tức giận nhưng chính vì chàng đã sống một đêm trác táng với người nữ điều dưỡng không lấy gì làm yêu nghề, không lấy gì làm đẹp, nhưng có thân hình khêu gợi và tính nết đĩ thõa! Duyên vẫn thường tống tình Khải, nhưng Khải vì chung tình với vợ mới cưới, chỉ thỉnh thoảng bẹo má Duyên cho vui. Lần này, Khải hờn giận vợ và biết Duyên ở một mình với bà cô, Khải mới tìm đến nhà Duyên trả “thù” vợ bằng một thủ đoạn vừa dễ dãi, vừa thú vị, là sống một đêm ân ái với Duyên! Duyên coi sự chiếu cố của Khải là một vinh dự, nên hết lòng chiều Khải. Khải thì từ trước đến nay, chàng vẫn để ý đến cái đẹp tinh thần của Diễm, hơn là tìm thú vui vật chất với nàng, nên có thể nói là lần đầu tiên, Duyên dạy cho Khải hiểu thế nào là sự cuồng loạn đắm say của xác thịt. Cho nên, tuy Khải không “mê” Duyên, Khải chẳng khác nào người quen miệng đã nếm một lần thì không thể không nếm lần thứ hai. Và khi tạm biệt Duyên, Khải không quên hứa là mai, mốt sẽ trở lại...
Thấy Diễm mở cửa và ân cần hỏi han, Khải hơi ngượng; nhưng ngoài mặt, Khải vẫn làm ra vẻ lầm lì giận dỗi. Diễm dịu dàng hỏi chồng:
- Anh ngủ đâu, đêm qua?
Khải đáp chống không:
- Ở nhà quen.
Rồi Khải đi đánh răng, rửa mặt, sửa soạn tới trường Diễm pha cà phê cho chồng uống. Nàng đợi lúc Khải sắp ra đi mới lấy giọng thành khẩn nói với chồng:
- Lúc này, anh còn tức bực, em chứ muốn nói hết; nhưng rồi anh sẽ thấy, không những là anh nghi oan cho em, mà em còn là người vợ thủy chung nhất, tin yêu anh, xứng đáng với anh. Vậy em xin phép anh, em về thăm mẹ và gia đình một hai ngày, rồi mai mốt, anh tới đón em về, anh có chịu không?
- Tùy mình.
Khải làm ra vẻ dửng dưng nhưng thấy vợ xin phép về thăm gia đình, Khải không khỏi mừng thầm, vì tối nay, chàng lại có dịp tới nhà Duyên.
- Vậy hôm nào anh lại đón em?
- Mai mốt.
Thế là Khải ra đi. Và ngay tối hôm đó, sẵn có cơ hội Diễm về thăm mẹ, Khải mò đến với Duyên. Còn Duyên thì cũng đã dò hỏi, tìm hiểu Khải, biết Khải là chồng Diễm, và Diễm là thế nào đối với Đạt, vì Duyên quen biết với Trang, nên Trang đã kể lể, thêm mắm, thêm muối vào thiên tình sử giữa Đạt và Diễm cho có vẻ lâm ly thống thiết...
Duyên trước kia cũng là một vũ nữ mới “hoàn lương” nên Duyên có rất nhiều mánh khóe. Nàng hỏi dò Trang từng ly, từng tý, và Trang trong lúc vui miệng đem ra kể cả chuyện nàng xé bức tranh Đạt vẽ Diễm, khiến Duyên khấp khởi mừng thầm. Duyên sắp đặt cả một chiến thuật để “phá” Diễm chơi...
Cho nên, tối hôm đó, Duyên đón tiếp Khải rất niềm nở, ân cần, rồi trong lúc nằm trong lòng Khải, Duyên thủ thỉ hỏi Khải:
- Anh ngủ đêm ở đây, liệu chị Ở nhà có ghen không?
Khải vô tình trả lời luôn:
- Em cứ yên tâm. Vợ anh không biết ghen!
- Thế à!
Tiếng “thế à” hơi nhiễm vẻ mỉa mai của Duyên làm Khải khó chịu. Chàng chưa kịp hỏi, thì Duyên đã bổ luôn một chùy nữa:
- Chị Diễm trước kia học ông Đạt, phải không anh?
- Ừ, thế sao?
Duyên im lặng một lát, để bắt Khải phải chờ đợi:
- Chả sao cả. Nghe nói ông Đạt cũng đã hỏi chị làm vợ, mà chị không bằng lòng, chị lấy anh...
kể anh tốt số thực!
Cái giọng đầy ẩn ý của Duyên làm Khải ngồi nhổm dậy, bực tức nói với Duyên như gắt:
- Hình như em biết nhiều chuyện về vợ anh mà em không nói rõ cho anh hiểu. Vậy em biết gì thì nói cho anh nghẹ..
Anh không thích những câu nói kín, hở của em.
Duyên làm ra vẻ sợ sệt:
- Ô kìa, em có biết gì đâu!
Khải phải vật nài năm bảy lần, Duyên mới chịu nói:
- Em nói sợ anh buồn, nhưng theo mọi người biết thì chị lấy anh chưa chắc đã vì yêu anh, bởi vì hình như chị vẫn yêu ông Đạt từ lâu...
- Sao em biết?
- Nghe nói trước khi lấy anh, chị đã đến thăm ông Đạt, để hở ngực cho ông Đạt vẽ bức chân dung của chi....
làm kỷ niệm! Anh có biết chuyện đó không?
Khải chết điếng, mồ hôi đổ ra như tắm. Giọng Khải lạc hẳn đi:
- Ai nói với em như vậy?
- Con Trang! Nó làm vũ nữ và là “em út” của Đạt. Nó đến nhà Đạt, thấy bức chân dung; nó nổi cơn điên, xé tan cả bức vẽ...
Không tin anh hỏi nó mà coi!
- Nó ở đâu?
- Anh muốn gặp nó, thì hôm nào em sẽ giới thiệu anh với nó...
- Muốn! Em đưa anh đến ngay bây giờ!
Duyên cười:
- Làm gì sốt ruột thế! Lúc này, nó ở vũ trường, mình lại đó không tiện nói chuyện. Để em đưa anh lại nhà riêng nó...
Nhưng Khải khăng khăng đòi Duyên đưa mình đi ngay. Duyên cũng phải vờ miễn cưỡng đưa Khải đị..
Tới vũ trường Kinh Đo, hai người gặp ngay Trang cũng vừa mới tới.
- Đây là ông Khải...
Ông Khải lấy cô Diễm, học trò của ông Đạt...
- À!
Trang thốt lên một tiếng “à” rồi chăm chú nhìn Khải như một người đồ tể ước lượng xem con heo mà mình sắp chọc tiết, cân nặng bao nhiêu! Khải chưa kịp nói gì thì Trang đã chìa bàn tay rất mềm mại, bắt tay thật chặt:
- Vậy là...
anh Khải, xin phép anh gọi thế này cho thân, vì tuy mới lần đầu gặp anh, nhưng vẫn hằng nghe nói tới anh từ lâu...
Anh có vui lòng không?
- Tôi cũng mong như vậy!
Trang có biết tài của những người vũ nữ, là đối với ai, bất thân sơ, nàng có thể gây không khí thân mật ngay từ phút đầu gặp gỡ...
Cho nên chỉ vài phút sau, Trang đã ngồi bên Khải, như người bạn cố tri, từ lâu mới được gặp cố nhân. Duyên gợi chuyện trước:
- Anh Khải muốn biết chuyện chị xé bức tranh của ông Đạt vẽ chị Diễm...
Nghe Duyên nói, Trang hiểu ngay là Duyên đã “tố” tất cả sự thực cho Khải hiểu. Nhưng nàng mở tròn đôi mắt vờ ngạc nhiên:
- Chuyện gì? Mình có biết chuyện gì đâu!
Trang đóng kịch khéo quá, làm Duyên tưng hửng...
Nàng bực mình nói với Trang:
- Thôi đừng vờ mãi. Anh Khải anh ấy muốn biết thì nói cho anh ấy nghe, kẻo tội nghiệp anh ấy. Tao đã kể cho anh biết cả rồi.
Ngay từ phút đầu gặp Khải, Trang đã có định kiến: thấy Khải đẹp trai và thơ ngây, Trang rắp tâm quyến rũ Khải, làm cho Khải mê mệt nàng để thanh toán cái thù với Diễm, cái thù...
Đạt mê Diễm. Cho nên Trang chỉ trả lời mập mờ:
- Ồ! Đó chỉ là câu chuyện đùa! Nhắc lại làm gì!
Rồi nàng nhìn vào mắt Khải:
- Xem ý anh Khải có vẻ quan tâm đến chuyện này lắm! Để anh khỏi quan trọng hóa vấn đề, Trang mời anh nhảy với Trang một bài rồi sau đó, nếu anh còn muốn nghe, muốn biết, thì Trang sẽ kể anh nghẹ..
Anh đồng ý không?
Khải gật đầu, cố mỉm cười. Ngay lúc đó, tiếng nhạc trầm, bổng nổi lên và ánh đèn đổi màu...
Trang đứng lên trước nhìn Khải như thúc giục, mời mọc. Trang nhìn Duyên, nháy mắt:
- Xin lỗi Duyên nhé!
Hai người dìu nhau ra sàn...
Lúc đầu, Khải không khác người mất hồn, mặc cho Trang dẫn dắt mình, nhưng chỉ một phút sau, Khải chăm chú, để tâm tới điệu chảy của mình, vì Trang thật là lôi cuốn, khêu gợi, và những bước của nàng vừa trai lơ, vừa kín đáo, vừa thanh thoát, vừa nặng trĩu xác thịt, làm Khải quên phứt mọi ưu phiền, hờn giận đang đè nặng tâm tư, đề hòa mình vào cái không khí chơi vơi, sốt rét của vũ trường...
Trang để cằm tựa lên vai Khải, nhỏ nhẹ nói bên tai Khải:
- Con Duyên nó định phá hoại hạnh phúc gia đình anh, nên bịa ra chuyện vẽ tranh để anh nổi giận ghen, ruồng rãy chị, chứ không làm gì có chuyện vẽ tranh đâu!
Khải như người chết đuối được vớt lên, vội hỏi:
- Thực không?
- Em nói dối anh làm gì...
Vả lại, dù có đúng chăng nữa, anh buồn khổ về những chuyện đó, thì kể anh cũng còn ngây thơ thực...
Trang vừa nói, vừa siết chặt vòng tay ôm Khải, lả lơi đi một bước cố tình sai điệu để ngả người vào Khải, đôi mắt sâu thẳm tưởng chừng thầm thì nói với Khải: “Hãy mặc quách sự đời anh ơi! Đứa nào đau khổ là đứa ấy dại”.
Điệu bộ mơn trớn của Trang làm Khải rùng mình, nóng ran người, và bất giác Khải nhắm mắt, đặt một cái hôn nhẹ nhàng lên mái tóc Trang, làm Trang hé đôi môi, thở ra thật mạnh, đắm đuối nhìn Khải rồi như người chợt tỉnh giấc mơ hoa, Trang thôi không ôm sát Khải nữa, và nàng lại tiếp tục đi những bước thật đoan trang, quí phái, vì Trang cho rằng kích thích Khải như thế cũng đủ rồi, theo đúng cái nghệ thuật của mô cô vũ nữ hiểu đời là khêu gợi sự thèm khát để không bao giờ cho thỏa mãn sự thèm khát...
Trang nhìn về phía Duyên, thấy Duyên đang hầm hầm nhìn mình, như đang rủa thầm nàng cướp sống người yêu của mình, thì Trang lại càng thấy lòng vui vui và nàng tàn ác nói với Khải:
- Tý nữa, anh đuổi con Duyên về, vì nếu em a dua theo nó để vu khống chị, thì còn gì là hạnh phúc gia đình nhà anh nữa. Những đứa chuyên đi phá hoại hạnh phúc của kẻ khác, không tống nó đi thì để làm gì?
Thấy Khải gật đầu ra vẻ hoàn toàn tin tưởng ở mình, Trang cười thầm. Kinh nghiệm đã dạy Trang là những đứa phá hoại bao giờ cũng cần lớn tiếng chửi trước những đứa phá hoại, những đứa bất lương bao giờ cũng lên mặt đạo đức chửi trước những kẻ bất lương, cho nên Trang cũng bắt chước, làm theo chiến thuật của họ, và nàng thấy luôn luôn thành công, được mọi người tuyệt đối tin tưởng...
Cho nên khi hai người trở lại bàn, Khải đã ngoan ngoãn vân theo lời Trang, lên giọng hách dịch của một thượng cấp nói với cô phụ tá:
- Có nhẽ Duyên đợi anh thì còn hơi lâu, vậy Duyên về trước đi.
Nghe Khải đuổi mình, Duyên hiểu ngay đó là thủ đoạn của Trang, Duyên muốn ăn sống nuốt tươi Trang cho hả căm tức, nhưng nàng hiểu vũ trường là đất của Trang, có sinh sự với Trang thì chỉ thêm bị nhục, nên nàng cười nhạt, nói với Khải:
- Vậy anh ở lại nhé!
Rồi quay sang phía Trang:
- Lát nữa, nhờ cô đưa anh Khải về nhà tiếp hộ mình!...
Trang cười rất hồn nhiên:
- Cái đó còn tùy! Duyên về à? Sao không ở lại chơi đã?
Duyên về rồi, Trang lại cười ròn rã, nói với Khải:
- Em ghét con bé nó hay phá hoại người ta, thì em trêu chơi nó biết đời, chứ bây giờ thì anh nên về với chị đi. Em còn bận tiếp khách của em...
Nói xong, Trang phác một cử chỉ muốn bỏ bàn của Khải để sang bàn bên cạnh với mấy người quen. Khải hốt hoảng vội giữ Trang lại, vì Khải thật bơ vơ, lạc lỏng. Còn Trang thì đã đánh trúng cái tâm lý bọn đàn ông, là đối với họ, có khi phải tỏ ra khó khăn, cao kỳ, bất khả xâm phạm thì họ mới thêm cay cú! Vì vậy sau khi Duyên về rồi, Trang cũng đổi thái độ, từ mềm rẻo, lả lơi, nàng trở thành khó khăn, nghiêm chỉnh, khiến Khải lại càng bám riết Trang...
Trang muốn phá hoại gia đình Khải mà bề ngoài Trang vẫn nằng nặc giục Khải phải về với vợ, cũng như Trang không nói thực cho Khải biết là mình xé bức vẽ của Đạt vì Trang cho rằng tìm cách quyến rũ Khải bằng cách tố khổ, nói xấu Diễm là hèn, là tầm thường!
Khải phải hết lời van nài Trang ngồi lại với mình khiền Trang nhủ thầm: “Con chết với mẹ rồi, con ơi là con ơi!”.
Trang bèn làm ra bộ vui vẻ, nói với Khải:
- Có nhẽ anh còn bị những lời bịa đặt của con Duyên làm anh buồn...
Vậy em sẽ ngồi với anh cho tới mười hai giờ đêm rồi đưa anh về trao trả chi....
Khải rối rít cám ơn, nhưng hai người chưa ngồi được một phút thì đã có hai thanh niên có vẻ trí thức bước vào vũ trường, tiến thẳng về phía Trang, như đã hẹn trước với Trang. Trong hai người, Khải biết—chứ không quen—một người là Bác sĩ Kiên! Khải biết Kiên, mà Kiên không biết Khải, vì Kiên học trước Khải ở Đại học y khoa. Kiên đã đậu được hai năm, thì Khải mới sắp thi ra. Trong thời kỳ còn ở trường y khoa, Kiên nổi tiếng là một sinh viên xuất sắc nên nhiều anh em biết Kiên!
Hai thanh niên niềm nỡ bắt tay Trang, Trang giới thiệu Khải với hai người:
- Xin lỗi hai anh, tối hôm nay tôi có người bạn cũ lâu ngày mới gặp, nên đành mạn phép hay anh, “bỏ rơi” hai anh một bữa...
Kiên sầm nét mặt hỏi Trang:
- Nhưng Trang đã hẹn bọn này từ trước cơ mà!
Trang vẫn cười hồn nhiên:
- Thì đã hẹn với các anh nên bây giờ mới phai? xin lỗi! Anh Khải là bạn cố tri, bao nhiêu năm mới gặp, Trang không thể nào làm khác được, nên đành xin lỗi hai anh!
Cẩm, người thanh niên đi cùng với Kiên, vốn biết Trang luôn luôn trở quẻ, nên cười, cầm lấy cánh tay Kiên lôi đị..
- Anh còn lạ gì bà Trang nhà mình...
Thôi mặc bà ấy, kìa cô “Mai móm”, cô ấy đang vẫy bọn mình...
Ta lại bàn em Mai đi.
Kiên vẫn còn hậm hực, vì tuy chưa mê Trang, mỗi tuần lễ không được gặp Trang vài lần thì Kiên cũng không chịu nổi. Cho nên chàng bực tức nói với Trang, trước khi bỏ đi:
- Trang ghê lắm đấy nhé!
Trang chỉ ngửa cổ cười khêu khích. Nhưng người sung sướng, hãnh diện nhất là Khải. Trước cái vinh dự mà Chang bang cho chàng, Khải chỉ biết đắm đuối nhìn Trang để tỏ lòng biết ơn người đẹp, trong khi Trang tự nhủ: “Một mũi tên, bắn cả đôi chim, vừa trả cái thù con Diễm, vừa cột anh chàng Kiên phải sống chết với mình, tội gì mà không làm...
Phải tiêu diệt cho hết bọn đàn ông dại gái, cũng như mình đã dại trai”!
Thế là khoảng mười hai giờ, sau khi đã nhảy với Khải ba bài, uống với Khải hail y Whisky mà vẫn không say, Trang âu yếm bảo Khải đánh xe đưa mình về. Tới bin đinh, Khải đinh ninh sẽ được sống một đêm ân ái với người đẹp, thì Trang vừa thay đồ ngủ, vừa nói với Khải:
- Anh ngồi chơi với em năm phút, rồi anh liệu về đi, kẻo chị mong!
Tưởng Trang đuổi mình lấy lệ cho oai, ai ngờ Khải càng khẩn khoản, thì Trang lại càng cương quyết từ chối. Nàng làm mặt nghiêm nói với Khải:
- Anh đừng hiểu lầm em. Em không phải con Duyên đâu! Lúc nãy thấy anh buồn, em đã bỏ rơi cả bạn thân để tiếp anh. Nhưng em chỉ có thể chiều anh đến thế là tột độ rồi. Căn buồng của em, chưa bao giờ có một người đàn ông nào được ngủ lại ở đây...
Nói thế thì anh hiểu, và anh nên để em kính anh, thương anh, chứ anh đừng làm cho em ghét anh. Anh về đị..
Biết là không thể lay chuyển nổi Trang, Khải tần ngần nhìn cái ngực trắng nõn nà của Trang, không biết nói gì, chỉ thở dài và chàng nghĩ đến cái cảnh cô đơn của mình đêm nay, không có vợ bên cạnh, mà cũng không có Duyên, nhất là không có Trang...
thì Trang hầu như đoán biết những ý nghĩ của Khải, dịu dàng cầm lấy tay Khải, xiết thật chặt, và nàng đứng sát bên Khải, cái ngực căng phồng chỉ phủ một làn áo lót cánh mỏng, vô tình hay hữa ý, chạm cả vào ngực Khải, để thủ thỉ bên tai Khải:
- Em biết là lúc này anh cô đơn lắm! Nhưng sống là cô đơn anh ạ! Em là con gái, em nằm một mình trên cái giường này, trong cái phòng “bin đinh” trơ trọi này bao nhiêu đêm, mà em vẫn chịu được, huống hồ anh là con trai có nghị lực, thì đã lấy gì làm khổ sở. Anh về đi, chóng ngoan...
Khải đành ngoan ngoãn rút lui, và đêm đó, Khải nằm mộtmình, không nghĩ đến người vợ mới cưới được năm tháng, lúc này đã trở thành “cũ” đối với chàng, không nghĩ tới Duyên đã cho chàng hưởng một đêm xác thịt tơi bời, mà chỉ bị rày vò bởi hình ảnh quyến rũ của Trang, vừa dễ dãi, vừa khó khăn, vừa thân mật, vừa cao kỳ, vừa lẳng lơ, vừa đoan trang...
Diễm đang ngồi nói chuyện với Uyển thì Huyền đi dạy học trở về. Huyền có vẻ uể oải, bơ phờ. Nàng vứt cái cặp sách vở lên ghế, ngồi xuống bên cạnh Diễm, thở rạ..
Diễm ân cần hỏi em:
- Nhọc mệt lắm hở em?
Huyền lắc đầu:
- Kể ra thì dạy học cũng chả lấy gì làm nhọc mệt, nhưng phải đối phó cực quá.
- Đối phó với ai?
- Đối phó với đủ mọi người, từ ông giám đốc đến các bạn đồng nghiệp!
Rồi Huyền kể cho hai chị nghe chuyện ông giám đốc trường Huyền, lăng xăng, bao vây Huyền và Huyền biết trước thế nào một ngày kia, ông cũng “tống tình” nàng. Huyền lắc đầu nói với hai chị:
- Nhiều lúc em thấy tởm...
Uyển đỏ lời em, giọng chán chường:
- Sống đau có phải dễ dàng...
Nhiềâu khi mình muốn đứng đắn, muốn lương thiện mà cũng không nổi...
À hai em biết chuyện Lê Tuấn bị hành hung đêm qua chưa?
Cả Diễm và Huyền đều sửng sốt:
- Hành hung ra sao?
Uyển bèn kể cho hai em nghe chuyện Tuấn bị “cao bồi” của nữ ca sĩ Mai Lan đón đường đánh, chỉ vì Tuấn quyết liệt “lăng xê” Tuyết, rồi nàng kết luận:
- Chắc việc Tuyết đi ca cũng sẽ như việc Huyền đi dạy học...
Còn chán chuyện lôi thôi...
Cũng may là Tuyết chưa bị chúng đánh, nhưng thế nào cũng có lần, nếu còn tiếp tục...
Các em tính sao?
Diễm chợt nghĩ đến hoàn cảnh riêng của mình cũng chả tươi đẹp gì hơn. Nàng về thăm gia đình đã được bốn, năm hôm mà Khải cũng không tới đón nàng trở về. Nàng chỉ nhận vỏn vein một cái thư ngắn ngủi của chồng, trong đó Khải dặn vợ là cứ ở chơi thăm gia đình cho “đã”, rồi năm, bảy hôm nữa chàng sẽ tới đón về...
Diễm không hiểu chồng nghĩ sao và nàng cho rằng Khải vẫn còn giận, nên nàng chưa muốn về. Diễm có ngờ đâu Khải đã chết mê, chết mệt vì Trang, và chàng chỉ mong vợ đi vắng thật lâu để có dịp đêm nào cũng tới vũ trường với Trang.
Tuy có chuyện buồn riêng trong lòng, Diễm vẫn cố an ủi Huyền:
- Thôi hơi đâu mà lo nghĩ. Để thủng thẳng rồi sẽ tính sau. Ngày mai, chị em mình và mẹ, sẽ xuống thăm mộ Ba, rồi có nhẽ mốt, chị phải trở về...
- Sao bảo anh Khải đón chị mà chưa thấy anh tới!... Anh Khải mắc bận gì, mà chị về nhà đã mấy ngày nay không thấy anh tạt qua thăm chị?
- Bận thị..
Diễm dấu không cho chị và các em biết sự xích mích xảy ra giữa vợ chồng mình, nhưng Huyền là đứa tế nhị, hiểu Diễm hơn ai hết, nên vẻ ưu tư thầm kín của Diễm không qua khỏi mắt Huyền. Huyền vốn thương Diễm, chỉ sợ chị không tìm thấy hạnh phúck, cho nên khi thấy Diễm về chơi lâu, mà Khải không lại đón, thì Huyền không khỏi băn khoăn.
Tâm sự của Huyền lúc này cũng rối bời, vì chuyện Hướng. Sau buổi thăm Hướng ở khám, Huyền chỉ nhận được một cái thư của Hướng do một người bạn của Hướng trao tay cho nàng, trong đó Hướng bình tĩnh tỏ tình yêu với nàng.
Đọc thư của Hướng, Huyền cảm thấy tình yêu của Hương quả là một sức mạnh vững chắc, chứ không phải chỉ là một cơn gió lốc nhất thời; do đó, nàng bắt đầu thấy lo ngại, chưa hiểu lòng mình ra sao. Nàng chỉ biết đi lựa một ít sách, gửi cho Hướng, không kèm theo một bức thư ngắn ngủi nào. Nàng cũng mua một quyển sách luyện về Yoga, ngoài quyển sách gửi cho Hướng, với hy vọng sẽ tìm thấy sự bình tĩnh mà Hướng đã tìm thấy.
Nàng đưa cái thư của Hướng cho Diễm coi, kể tất cả sự thực cho Diễm biết. Từ khi Diễm lấy chồng, mỗi khi Diễm về thăm nhà, Huyền cũng như Tuyết thường tò mò ngắm Diễm, để tìm hiểu xem một người đàn bà lấy chồng khác một thiếu nữ như thế nào. Nhất là Tuyết thì lại càng muốn biết “cái bí mật của một người đàn bà có chồng” ra sao, nhưng Diễm rất kín đáo, không bao giờ đả động đến chuyện Khải. Huyền cho sự kín đáo, tế nhị của Diễm là chứng triệu chưa chắc Diễm đã tìm thấy hạnh phúc, cho nên nàng lại càng hoang mang vì Huyền muốn rút kinh nghiệm bài học chị mình lầy chồng ra sao, để định con đường tương lai của mình. Nhất là Huyền muốn hiểu rõ Diễm đã quên được Đạt chưa, và đối với Đạt lúc này, Diễm nghĩ ra sao...
Nhưng Huyền đành chịu, không hiểu nổi những cảm nghĩ thực của chi....
...
Ba chị em Diễm đang nói chuyện thì có tiếng chuông reo, và nửa phút sau, người đày tớ gái mang vào cho Diễm một cái thự..
Từ khi lấy chồng, Diễm ít khi nhận được thư từ và nàng cũng rất ngại viết thư cho ai, hoặc nhận thư của bất cứ ai, tựa hồ như một người quyết tâm xây dựng tương lai, nên không muốn ai nhắc nhỡ, đả động đến quá khứ! Cho nên cầm cái thư có dấu nhà bưu điện, Diễm chau mày lẩm bẩm:
- Thư nào của tôi mà lại gửi về đây!
Nét chữ lạ, có vể đàn bà ngoài bao thư, càng khiến cho Diẽm hồi hộp, tiên đoán có chuyện chẳng lành sắp xảy ra. Linh tính Diễm quả không nhầm, vì cái thư gửi tới Diễm là của Duyên:

Thưa Bà,
Tôi xin tư giới thiệu, tôi là Duyên, nữ điều dưỡng ở Bệnh viện mà ông nhà thường tới thực tập. Sở dĩ tôi buộc lòng nêu rõ tính danh của tôi là cốt để bà hiểu bức thư này không phải là một bức thư nặc danh hồ đồ, và tôi không có mục đích gì khác là nói sự thực cho bà thấy rõ, giúp bà bảo vệ lấy hạnh phúc gia đình hiện đang bị một người đàn bà đe dọa: người đàn bà đó là cô Trang vũ nữ, “em út” của ông Đạt!
Từ hôm bà về thăm nhà, thì tối nào ông Khải cũng tới vũ trường với cô Trang và hai người “cặp kè” nhau như những kẻ “già nhân ngãi non vợ chồng”. Cô ta lại còn bịa đặt kể xấu bà với ông Khải và theo lời cô ta thì cô đã xé bức tranh mà ông Đạt vẽ bà...
để hở ngực...
trước khi bà lấy ông Khải.
Như vậy tức là cô ta cố tình phá hoại hạnh phúc gia đình của bà, và đối với những con rắn độc như cô ta, tôi thiết nghĩ không có cách nào khác là tạt một chai “át xít” vào mặt để làm gương cho những đàn bà thuộc loại cô ta!
Riêng về phần tôi, ông Khải đã có lần tỏ thái độ sàm sở, tôi đều cự tuyệt, vì tôi biết ông Khải đã có gia đình...
Cho nên lúc này, tôi thấy cô ta cố tình quyến rũ ông nhà, thì tôi không khỏi công phản và tôi sẵn sàng giúp đỡ bà một tay để loại trừ những con rắn độc như cô vũ nữ nọ.
Kính thư,
Duyên
Đọc cái thư của Duyên, Diễm tái mặt...
Huyền lo ngại hỏi chị:
- Thư gì đó chị?
- Chẳng có gì cả!
Diêã thấy cần phải suy nghĩ một mình, nên nàng trao đổi một vài câu qua quýt với Uyển rồi bỏ lên phòng của Huyền. Nàng nằm vật xuống giường, mắt mở to, nhìn lên trần. Nàng không cảm thấy giận chồng, oán chồng về chuyện Khải la cà ở vũ trường, theo đuổi Trang. Nàng cũng không thấy tự giận mình, không thấy lương tâm cắn rức, vì sự thực nàng không hề để hở ngực cho Đạt vẽ chân dung mình. Nàng chỉ thấy giận Đạt, giận Đạt tại sao lại đưa bức tranh cho Trang coi, khiến Trang xé bức tranh và mách Khải...
Nàng không thể tưởng tượng nổ là Đạt lại có thể coi rẻ, coi thường mối tình của chàng đối với Diễm đến mực độ đưa cả bức tranh khoe Trang. Diễm không ngờ Đạt lại có thể tầm thường đến thế.
...
Diễm ứa nước mắt, và khi nước mắt làm hoen cả cái gối vải, Diễm mới chợt tỉnh, hiểu rằng nàng sở dĩ khóc, nàng sở dĩ đau khổ về thái độ của Đạt, chính vì Diễm vẫn còn yêu Đạt, và mối tình mà nàng tưởng là đã “đào sâu chôn chặt” vẫn còn âm ỉ mãnh liệt sống trong tâm hồn nàng. Và khi Diễm nhận thức được sự thực của lòng mình, thì nàng lại bắt đầu tự giận mình, tự Oán trách mình. Diễm tự nhủ: “Bao nhiêu lỗi lầm là ở ta hết cả...
Khải ghen không phải là vô lý, Khải theo đuổi Trang, không phải là không có lý do! Chung qui chỉ là lỗi ở ta: Bề ngoài thì ta vẫn cố gắng chung thủy với chồng, yêu đương chồng, nhưng sự thực thì ta có yêu đương Khải hay không? Tại sao ta yêu Khải mà Khải tằng tịu với Trang, ta lại không thấy ghen, không tức, mà chỉ tức Đạt...
Trời! Đến bao giờ ta mới giải thoát được sự chi phối của Đạt!” Diễm càng mạnh dạn mổ xẻ tâm hồn nàng thì nàng càng hiểu cuộc tranh đấu chống ảnh hưởng của Đạt chỉ là mới bắt đầu, và từ trước tới nay, nàng cũng chỉ tranh đấu qua loa lấy lệ, như thói thường những người đàn bà có chồng, bị đạo đức ràng buộc, vẫn cố quên những cảnh cũ người xua đi, nhưng công việc họ làm chỉ là một công việc tắc trách: Họ chung thủy với chồng mà vẫn ngấm ngầm chờ đợi một cơ hội nào để có thể ngã vào lòng người cũ mà lương tâm không rày vò. Cơ hội đó thường thường là sự chơi bời, “mèo chuột” của người chồng! Diễm tự nhủ: “Hạnh phúc của ta chưa mất. Cuộc đời của ta chưa mất! Khải chưa yêu ta hết lòng hết dạ, vì ta chưa yêu Khải hết lòng hết da....
Ta nhất quyết tạo hạnh phúc cho ta. Đạt không còn nghĩa gì đối với ta nữa! Nếu Đạt không đáng khinh, thì Đạt cũng chỉ là thầy ta. Ta không sợ gì mà không gặp Đạt...

Cái ý nghĩ phải gặp Đạt, xoắn vào óc Diễm và Diễm coi sự gặp gỡ Đạt như một thử thách mà nàng cần chấp nhận. Nàng rắp tâm không những gặp Đạt mà còn gặp cả Trang, để bắt họ—dù muốn dù không—cũng sẽ phải hợp tác với mình trên con đường hạnh phúc của mình. Ý nghĩ đó làm Diễm bình tĩnh trở lại. Nàng vội ngồi nhổm dậy, đi xuống nhà dưới. Chỉ còn một mình Huyền ngồi tư lự Ở một góc phòng khách:
- Chị Uyển đâu rồi?
- Chị Uyển vừa đi. Chị nói là lai. thăm anh Tuấn, độ một giờ nữa sẽ trở về...
- Có phải Tuấn là anh ruột của cô Trang không em?
- Dạ. Đúng!
- Chị có chút việc cần nhờ em...
- Chị cứ nói.
Diễm kể qua hoàn cảnh mình, tâm trạng mình cho Huyền hiểu, rồi bảo em:
- Chị cần gặp cả ông Đạt lẫn Trang. Chị tới nhà ông Đạt e không tiện. Vậy nhờ em tìm cách mời ông Đạt lại đây cho chị gặp...
được không em?
- Em sẵn lòng! Nhưng chị cần suy nghĩ cẩn thận xem có nên không?
Giọng Diễm đầy cương quyết:
- Em khỏi phải lo cho chị! Chị đã có chủ đích. Không ai có thể lung lạc được chi....
Nếu chị không gặp ông Đạt, thì chẳng hóa chị còn “sợ” ông ta như lời anh Khải nói sao! Em giúp chị và đi mời dùm ông Đạt cho chị!
- Dạ. Đi ngay bây giờ?
- Cũng được! Nếu ông ấy có nhà, thì em sẽ tìm cách mời ông ấy lại ngaỵ..
Em nhớ đừng cho ông ấy biết là có chị Ở đây!
- Chị cứ mặc em!
Huyền đi rồi, Diễm cũng lấy áo dài mặc, rồi bình tĩnh ngồi chờ. Nàng mặc áo dài vì nàng chủ tâm tiếp Đạt như một người “thầy” cũ, một người bạn của cha nàng...
Diễm thấy tự bằng lòng khi thấy lòng mình không xao xuyến, không hồi hộp vì chờ đợi Đạt...
Cho nên, gần nửa giờ sau, khi Đạt lừng khừng theo sau Huyền, bước vào phòng khách, Diễm hồn nhiên và tươi cười chào rất lễ phép:
- Lạy thầy ạ. Thầy vẫn mạnh!
Đạt sững sờ nhìn Diễm! Nghe câu chào lễ phép và tiếng cười hồn nhiên của Diễm, Đạt muốn quay trở về ngaỵ..
Chàng thấy khí ức đưa lên cổ: Một là Diễm đóng kịch rất tài, hai là Diễm đã thực tình quên hết quá khứ, chứ cái tiếng “lạy thầy” vừa vẳng vào tai Đạt, không phải là của Diểm, của người thiếu nữ đã gọi Đạt bằng “anh”, đã gục đầu vào ngực Đạt để khóc thấm ướt áo sơ mi chàng! Đạt nhìn Diễm chỉ hơi nhếch mép:
- Kìa cô Diễm! Không ngờ lại được gặp cô!
- Con có chút việc muốn thưa với thầy nên dặn em nó nói dối...
Tiến xưng “con” tuy hết sức từ tốn, dịu dàng của Diễm, đầy vẻ mỉa mai, khiêu khích đối với Đạt...
Đạt im lặng, ngồi xuống, mắt vẫn không rời khuôn mặt, thân hình Diễm: Đạt nhìn Diễm như một người xa lạ hoàn toàn. Mà “Diễm có chồng” cũng không còn giống “Diễm con gái” nữa! Sắc đẹp của Diễm là thứ sắc đẹp của người đàn bà đã biết mùi vị người đàn ông, nên càng quyến rũ, càng hấp dẫn...
Nghe cái giọng nói hồn nhiên của Diẽm, ngắm cái sắc đẹp hoàn toàn nảy nở của Diễm, một ý nghĩ bần tiện, ích kỷ thoáng qua óc Đạt: “Ta ngu ngốc quá, tại sao trước kia, ta lại không hôn lên cái môi người đàn bà kia! À, thì ra mình ngấm ngầm đau khổ để rồi sau năm tháng lấy chồng, người đàn bà mà mình vẫn nhớ không nguôi, cho gọi mình đến, xưng hô ngọt xớt “thầy” và “con”! Đạt nhìn Diễm, cố tìm đến khuôn mặt Diễm, một dấu vết của quá khứ. Nhưng chàng tê tái thấy Diễm hầu như đã hoàn toàn đổi lốt, từ tâm hồn đến thể xác, và người đang tiếp Đạt, là vợ Khải, chứ không phải Diễm mà Đạt đã bế trong lòng, giữa làn suối xanh.
Đạt cố tìm một câu cay độc để nói cho hả tức bực:
- Trông cô Diễm lúc này đẹp hơn trước...
Chắc chỉ vài tháng nữa, cô đã có cháu bồng trên tay, còn...
Đạt định nói tiếp “còn tôi thì vẫn là một đứa độc thân, không vợ, không con”...
Nhưng chàng kìm hãm được ngay vì Đạt thấy đôi lông mày Diễm hơi cau lại, và gương mặt Diễm thoáng buồn. Đạt bắt đầu hối về những lời nhỏ nhen, ích kỷ mà chàng vừa thốt ra, thì Diễm đã lấy cái thư của Duyên đưa cho Đạt, nói rất lễ phép:
- Thầy đọc cái thư này, rồi em xin thưa chuyện...
...
Đọc hết cái thư, Đạt không tỏ vẻ gì ngạc nhiên. Chàng đưa trả cái thư cho Diễm, ngồi im một lát, rồi mới nói:
- Sự thực, không phải tôi đưa bức vẽ cho Trang coi mà là tình cờ nó tới nhà tôi, ngay sau khi Diễm về, nó thấy bức vẽ và xé đi, tôi không kịp ngăn cản...
Tôi đã giải thích cho nó hiểu bức tranh chỉ là do trí tưởng tượng của tôi vẽ rạ..
Nhưng dù sao cũng là lỗi ở tôi...
Diễm vẫn từ tốn:
- Thưa thầy, cô ấy xé đi là phải...
Nếu cô ấy chưa xé đi thì em cũng yêu cầu thầy xé đi dùm...
Đạt phác một nụ cười chua chát khiến Diễm nhìn thẳng vào mắt Đạt, nói rất lễ phép nhưng rất dõng dạt:
- Thưa thầy, chính thế! Đây không phải là chuyện “cao thượng” hay một hành vi hy sinh gì, là một điều mà lương tâm bắt buột phải làm. Không những thế, em nghĩ rằng, em có quyền đòi hỏi ở thầy nhiều hơn nữa, em có quyền đòi hỏi thầy sẽ giúp đỡ em, để em tạo hạnh phúc...
Em gặp thầy hôm nay cũng chỉ là để ngỏ ý với thầy, mong thầy giúp em...
Những lời nói chân thành, hăng hái của Diễm va phải gương mặt lạnh lùng của Đạt, làm Diễm im bặt...
Đạt lặng lẽ nhìn Diễm, điếu thuốc lá đang hút, tắt trên tay lúc nào, chàng không biết...
Chàng nghĩ đến những đêm dài, không ngủ, chàng trằn trọc nằm tưởng tượng Diễm âu yếm ngủ ngon lành, thỏa mãn, trong lòng chồng, không mấy may đoái tưởng tới Đạt, và bây giờ Diễm lại đòi hỏi chàng phải giúp đỡ nàng tạo hạnh phúc, Đạt vụt trở thành tàn nhẫn, bần tiện và chàng cười buồn, trả lời Diễm:
- Tôi đã nói từ lâu với Diễm là tôi không phải là đứa cao thượng...
Tôi ích kỷ, nhỏ nhen như một người. Diễm có muốn biết những ý nghĩ thực, những ý nghĩ thầm kín của tôi từ khi Diễm lấy chồng, thì tiện đây tôi nói che Diễm nghe. Diễm có muốn nghe không?
Diễm sợ sệt hỏi:
- Thầy nghĩ sao?
- Tôi nghĩ rằng: mặc dầu Diễm đã lấy chồng, tôi vẫn sẽ cứ chờ đợi. Tôi chờ đợi vì tôi biết Khải không mang hạnh phúc lại cho Diễm, và chỉ tôi mới mang hạnh phúc tới cho Diễm. Sự hy sinh của Diễm khi lấy Khải chỉ là một hy sinh vô ích và thừa...
vô ích và thừa như tất cả những hy sinh trên đời này...
Tôi cũng đã đua đòi hy sinh rồi, nên tôi không muốn đóng cái vai trò lố bịch này nữa...
Tôi sẽ chờ đợi, và Diễm cũng thấy là lúc này tôi vẫn không yêu ai, vẫn độc thân...
Vì vậy, tôi không tìm cách phá Khải, thế là đủ rồi, Diểm đừng bắt tôi phải cao thượng giúp đỡ Diễm để Diễm tạo hạnh phúc với chồng...
Tôi nói thế là đủ...
Bây giờ thì Diễm cho tôi về...
Thấy Đạt đứng lên định về, Diễm hốt hoảng, nàng quên cả ý tứ, giữ gìn, vội nắm lấy tay Đạt:
- Thầy ngồi xuống đã...
Em chưa nói hết...
Diễm không ngờ cục diện lại thay đổi khiến Đạt xoay tấn công nàng. Nhưng Diễm không chịu thua, nàng quyết liệt đánh một trận cuối cùng. Nàng nhìn thẳng nào mắt Đạt, trong khi Đạt vẫn nhìn đi nơi khác. Điều đó khiến Diễm nghĩ rằng mình vẫn nắm được “chính nghĩa” cho nên Diễm lại khoan thai hỏi Đạt:
- Thầy nói là thầy sẽ chờ đợi...
Vậy thầy chờ đợi đến bao giờ?...
- Đến khị..
chết! Tôi nhất định không lấy ai...
ngoài Diễm!
Diễm vẫn cố làm vẻ bình tĩnh, mặc dầu lời nói thẳng của Đạt làm Diễm xúc động. Giọng Diễm dịu dàng thành khẩn, nhưng vẫn không kém cương quyết:
- Em xin thưa thực với thầy, em xin lấy vong linh Ba em mà thề với thầy là dù em và Khải có rời bỏ nhau chăng nữa, em cũng không còn bao giờ nhận lấy thầy...
Đạt tái mặt:
- Sao thế?
Diễm đã dùng tất cả nghị lực nói lên những lời cương quyết, và như một lò xo bật tung ra vì sức dồn ép quá nặng, nước mắt Diễm trào ra.
Nước mắt của Diễm có tác dụng làm cho bao nhiêu tức bực, bao nhiêu ý nghĩ nhỏ nhen, chua chát của Đạt tiêu tan hết...
Đạt chưa kịp nói gì, thì Diễm tấn công tiếp luôn:
- Thầy tàn ác quá...
Thầy là bạn thân của Ba em, Ba em chết rồi, em chỉ là đứ cháu đáng thương của thầy, đứa học trò của thầy. Thầy nỡ nào không buông tha em, không giúp em tạo hạnh phúc...
Chính vì thầy mà anh Khải giận em; vậy mà, thầy còn nói thầy đợi...
Thầy có thể nhẫn tâm đến thế chăng? Thầy bảo khi người ta yêu thì người ta ích kỷ...
Không phải thế đâu thầy ạ! Em không bao giờ nghĩ là thầy ích kỷ...
Sở dĩ em không thể khinh được thầy, chính vì em vẫn nghĩ rằng thầy không ích kỷ...
Đạt ngồi yên nghe những lời gần như đay nghiến, oán trách của Diễm thấm dần vào tâm hồn...
“Nếu mình lại chịu thua Diễm một lần nữa, nhận lời giúp đỡ nó thì mình sẽ sống với ai, sẽ cô độc suốt đời sao”. Đạt nghĩ vậy, nhưng nhìn khóe mắt rưng rưng của Diễm, Đạt lại buột miệng nói:
- Vậy Diễm muốn tôi giúp Diễm cách nào?
Diễm ngước mắt nhìn Đạt, nở một nụ cười rất tươi qua làn nước mắt, nụ cười não lòng của những người đàn bà biết cười trong tiếng khóc, khóc trong tiếng cười:
- Vậy thầy nhất định giúp đỡ em chứ?
- Nhất định.
- Thầy thành thực chứ?
- Thành thực.
Diễm sung sướng, hồn nhiên nắm lấy tay Đạt, tưởng chừng chưa bao giờ Diễm gục đầu vào ngực Đạt để khóc như ở “Ao Bà Om”, khiến Đạt bấn loạn, bực bội tự hỏi: “Thế là cái gì? Diễm thành thực coi ta như chú, hay đóng kịch? Diễm quên hết cả quá khứ rồi chăng? Đàn bà! Trời ơi! Ai mà hiểu nổi họ”. Chàng nghĩ bụng: “nếu lúc này, mình ôm đại Diễm mà hôn, biết đâu Diễm chẳng bằng lòng”. Nhưng chàng nghĩ một đàng, chàng lại làm một nẻo, chàng thấy Diễm nắm tay mình thì chàng nghiêm nét mặt, đạo mạo như chú ruột nói với “cháu”, một giáo sư hỏi một đứa học trò:
- Vậy Diễm muốn “thầy” giúp những gì?
Đạt bất giác thốt ra tiếng “thầy” mà từ lâu chàng không xài, Diễm càng tin chắc là Đạt thành thực và nàng chỉ biết cười thật tươi, ngước mắt cám ơn Đạt, trong khi Đạt tự nhủ: “chết rồi! Mình sống thực cái vai trò mà mình đang đóng mất rồi”...
Đạt bèn nhắc lại câu mình vừa hỏi, nhưng lần này thì không đưọc tự nhiên như lần đầu:
- Vậy Diễm muốn “thầy” giúp gì?
- Thầy cho em gặp cô Trang!
Đạt hơi sững sốt:
- Gặp Trang? Để làm gì?
- Nếu không có sự giúp đỡ của cô Trang thì việc của em sẽ không thành. Vì hiện nay, anh Khải đang mê Trang. Chỉ có Trang mới làm cho anh Khải tỉnh, trở về với gia đình...
Gặp Trang, em sẽ có kế hoạch với cô ấy, em tin là em nói thì cô ấy sẽ nghe em!
Đạt cười:
- Cô Diễm đừng chủ quan. Chắc gì Trang nó chịu nghe cô.
Giọng Diễm rất vững chắc:
- Chắc chắn là em sẽ thuyết phục được cô ta. Thầy mà em còn lay chuyển được, thì cô Trang có kể gì!
Đạt cười:
- Vậy thì chiều nay, tôi sẽ tìm cách đưa nó lại gặp Diễm!
- Cám ơn thầy vô cùng!
Được toại ý rồi, Diễm biết là không nên kéo dài câu chuyện, không nên ngồi một mình với Đạt nữa, nàng bèn lên tiếng gọi Huyền. Đạt bèn đứng lên, tỏ ý muốn rút lui, và Diễm cũng không giữ chàng ở lại.
...
Ra tới đường Đạt không hiểu mình nên buồn hay nên vui, nên giận Diễm hay nên thương Diễm, nên đóng vai hào hiệp, quân tử hay để mặc Diễm và cứ...
bền gan chờ đợi! Sự thực thì từ khi Diễm lấy chồng, Đạt cũng đã cố gắng tìm đủ mọi cách quên Diễm đi, nhưng quên không nổi. Tình yêu của chàng đối với Diễm đã ghi xương, nhập cốt chàng, khiến Đạt không thể yêu nổi ai hay đúng hơn là chàng không thể yêu ai như yêu Diễm...
Tâm hồn ngang ngược, khó hiểu của Trang cũng đã từng làm cho Đạt nghĩ tới Trang, thành thực muốn lấy Trang làm vợ, vì chàng cho rằng chỉ Trang là có thể giúp chàng, quên Diễm. Nhưng gần gũi Trang, Đạt vẫn chưa cảm thấy cái rung động bao la của tình yêu, sự hòa hợp tâm hồn, mà chỉ những người yêu nhau thực sự mới cảm thấy. Đạt có thể ngồi hàng giờ nhìn Diễm, không cần nói mà cũng thấy tâm hồn hòa hợp với tâm hồn Diễm, hòa hợp trong quá khứ, trong hiện tại và tương lai. Đối với Trang thì hầu như tình yêu của chàng không quá khứ, không tương lai, mà chỉ có hiện tại...
“Có nhẽ vì mình chưa thật tình cố gắng yêu Trang, như Diễm cố gắng yêu Khải! Ta thử bắt chước Diễm xem sao! Biết đâu ta chẳng tìm thấy hạnh phúc với Trang”. Cái ý nghĩ đó làm Đạt bật cười thành tiếng, vì chàng thấy rằng quả tình chàng đã bị ảnh hưởng của Diễm, và chàng thực tình muốn làm theo ý Diễm, muốn giúp đỡ Diễm tạo hạnh phúc...
Thế là với tâm trạng một Don Quichotte, Đạt vẫy taxi tìm đến Trang, để dẫn Trang tới gặp Diễm, ngõ hầu “xây dựng” hạnh phúc gia đình cho người mình yêu!
Đạt tới, thì Trang cũng vừa thức dậy, nhưng vẫn còn nằm trên giường. Thấy Đạt lò dò bước vào, Trang tỏ vẻ vui mừng. Sau giấc cô miên, trong gian phòng trống trải, Trang đang cần có một người đàn ông. Nàng ra hiệu cho Đạt ngồi xuống mép giường của nàng, rồi trong lúc giơ hai cánh tay lên, ngáp dài, nàng tiện tay ôm cổ Đạt, vít xuống:
- Buồn quá anh ơi! Làm gì cho hết buồn hở anh?
Bộ điệu Trang thật lả lơi, quyến rũ, nhưng Đạt biết trước là nếu chàng tìm cách chiếm đoạt Trang, thì Trang sẽ cự tuyệt, vì Đạt rút kinh nghiệm những lần trước, chàng cứ tưởng Trang sẵn sàng hiến thân cho chàng, nhưng rốt cuộc không bao giờ chàng được toại nguyện. Đã có lần Đạt tức bực hỏi Trang:
- Hỏi thực em, em đã ngủ với nhiều người chưa...
?
Trang không giận, cười hóm hỉnh trả lời:
- Không tiết lộ bí mật để anh biết được. Nhưng chắc chắn đối với anh thì không bao giờ...
Cho nên khi thấy Trang lả lơi vít cổ mình, Đạt tuy rạo rực, nhưng vẫn lấy bộ đạo mạo của một giáo sư, nhẹ nhàng gỡ tay Trang, nhưng Trang thấy Đạt ra chiều dửng dưng thì lại càng khiêu khích Đạt, cố bám lấy cổ Đạt, như một đứa bé đánh đu vào cổ Đạt, miệng thủ thỉ:
- Nhớ anh ghê! Sao mấy hôm nay liền, vắng bóng anh?
Đạt vừa gỡ tay Trang, vừa nhìn thẳng vào mắt Trang:
- Em còn bận quyến rũ Khải...
Thời giờ đâu mà nhớ tới anh!
Trang ngồi nhổm dậy, cười ròn rã, hỏi Đạt:
- Sao anh biết?
Đạt “nhại” câu Trang vừa nói:
- “Không thể tiết lộ bí mật” cho em biết được! Nhưng em đưa hắn tới giai đoạn nào rồi. Đã sắp đến giai đoạn tổng phản công chưa?
Trang lại cười ròn rã, hôn đại Đạt lên trán, trước khi buông tay rời cổ Đạt:
- Thằng bé xinh trai và ngây thơ lắm! Em định lập tổ ấm với hắn đấy anh ạ!
Đạt cau mày:
- Thực không?
- Sao lại không thực! Em lấy Khải để Khải bỏ Diễm. Thế là Diễm tự do, tự dọ..
lấy anh. Như vậy là em giúp đỡ anh thực hiện mong ước của đời anh, còn gì nữa!
Giọng Trang tuy đùa cợt nhưng vẫn ngấm ngầm uất ức...
Nghe Trang nói, Đạt giật mình vì chàng cũng vừa thoáng có cái ý nghĩ đen tối của Trang vừa nói. Đạt hình dung trong tâm trí đôi mắt rưng rưng lệ của Diễm, Diễm học trò chàng, Diễm con người bạn của mình và Đạt không ngăn nổi một cảm giác bực bội của kẻ tự khinh mình...
Cảm giác đó làm chàng nghiêm mặt, nói với Trang:
- Em không nên đùa quá trớn! Sự thực, anh cam đoan với em, Diễm lúc này chỉ còn là người học trò cũ của anh...
Trang ngắt lời, giọng mỉa mai:
- Anh biện bạch để làm gì? Dù Diễm là học trò của anh hay là gì chăng nữa, có liên can gì tới em. Tại sao anh lại bảo em đùa quá trớn? Mà em có đùa đâu! Em làm thực mà...
Đạt lắc đầu:
- Khổ quá! Em để yên, anh nói cho em hiểu...
Chúng ta không nên tiếp tục phá nhau, làm khổ nhau nữa. Em có biết chuyện Duyên vừa gửi thư cho Diễm và xúi Diễm nên tạt ác xít vào mặt em không?...
Trang hơi tái mặt, nhưng nàng vẫn cười nhạt, hỏi:
- Sao anh biết? Ai nói với anh như vậy?
- Diễm!...
- Anh mới gặp cô ta?
- Mới gặp!
- Và cô ta bảo anh lại đây?
Đạt gật đầu, khiến tự nhiên Trang thấy máu sôi lên! Nàng hầm hầm nhìn Đạt và chưa bao giờ nàng cảm thấy ghét cay, ghét đắng Đạt như lúc đó, Trang sừng sộ hỏi:
- Vậy anh muốn gì?
- Diễm nó muốn gặp em...
- Để làm gì?
- Anh cũng không biết...
Trang thốt ra một tiếng cười lanh lãnh, tiếng cười lạnh của những cô vũ nữ khi muốn trở mặt với tình lang:
- Thì ra, nó “sai” anh tới đây!... Vậy anh về đi, em không tiếp anh nữa!
Đạt mỉm cười, tinh nghịch nhìn Trang, khiến Trang càng điên tiết, Trang dằn từng tiếng:
- Anh về đi!
- Nghĩa là em đuổi anh?
- Da....
- Vì sao mà đuổi?
Mặt Trang hầm hầm và Trang “đốp chát”:
- Vì con Diễm nó bảo anh...
ăn cứt, anh cũng ăn chứ sao! Nó là con nhà lương thiện, quý phái mà lỵ!... Thôi anh về đi, kẻo em đập chết anh bây giờ...
Đạt phì cười...
Chưa bao giờ chàng thấy thương mến Trang bằng lúc đó, và Đạt gật gù như nói với chính mình:
- Đúng thế! Nó bảo anh ăn cứt, anh cũng ăn thật...
Ngay lúc đó, có tiếng gõ cửa se sẽ...
Trang buông thõng:
- Cứ vào...
Cửa từ từ mở và Diễm hiện ra trong khung cửa, đôi mắt ngơ ngác, gương mặt không có gì là khiêu khích:
- Lạy thầy ạ! Thưa...
chị!
Tiếng chào lễ phép nhất là tiếng “thưa...
chị” của Diễm làm Trang dịu nét mặt, nghĩ đến bổn phận người chủ nhà của mình:
- Mời...
bà ngồi chơi.
- Xin phép chị gọi em như em gọi chị cho thân mật...
tưởng Diễm đến sinh sự, ai ngờ, không những Diêãm xuống nước tìm đến thăm nàng, mà còn lại xưng “em” rất lễ phép, khiến lòng tự ái của Trang được thỏa mãn và Trang bắt đầu có cảm tình với Diễm.
- Vậy...
mời chị ngồi xuống đây!
Diễm quay sang phía Đạt, hỏi luôn:
- Thầy đã nói giùm với chị Trang hộ con chưa?
Đạt lắc đầu cười, nói toạc móng heo:
- Tôi chưa kịp nói gì thì cô Trang đã rầy la tôi là “con Diễm nó bảo anh ăn cứt, anh cũng ăn”.
Diễm và Trang nhìn nhau cười, thì Đạt đã nói tiếp:
- Cho nên cô Diễm lại đây may mắn cho tôi lắm!... Tốt hơn hết là hai cô nói chuyện trực tiếp với nhau...
Diễm đỡ luôn lời Đạt:
- Dạ! Chính vì thế mà con tìm đến gặp chị Trang...
Diễm uống cạn chén trà do Trang mời mình, rồi nói luôn với Trang, lời nói của nàng tuy đã sửa soạn trước nhưng vẫn đầy vẻ thành khẩn:
- Em xin thưa với chị là mặc dầu chưa được quen than chị, em sẽ nói tất cả sự thực, sẽ nói tất cả những ý nghĩ của em và em cũng hy vọng là chị sẽ thành thực với em, như em thành thực với chị. Chị có đồng ý với em như vậy không?
Trang hơi nhếch mép mỉm cười:
- Chỉ sợ chị chưa hoàn toàn thành thực, chứ còn tôi, thì không có lý do gì để không thành thực cả. Tôi là đứa không sợ sự thực...
Vậy chị cứ nói.
Biết là Trang bắt đầu khởi hấn, nhưng Diễm vẫn dịu dàng:
- Dạ, em xin cố gắng thành thực được chừng nào hay chừng ấy...
Trước hết, về chuyện em và thầy Đạt đây, em xin miễn nói tới, duy có một điều em có thể nói thực với chị—trước mặt thầy Đạt đây—là em không xấu hổ gì về quá khứ của mình và cảm tình đối với thầy Đạt, em vẫn cố gắng giữ nguyên vẹn. Nhưng em cũng cương quyết tạo hạnh phúc cho em, tạo hạnh phúc gia đình với anh Khải, vì em nghĩ người đàn bà có chồng không được phép sống với quá khứ, mà phải sống với hiện tại, với tương lai...
Nghe cái giọng chắc nịch của Diễm, Trang không khỏi cho Diễm có lý. Mặc dầu quá khứ nặng trĩu ái ân, Trang vẫn nghĩ nếu nàng lấy chồng, công việc đầu tiên của nàng là chôn vùi quá khứ, để cúc cung tận tụy với chồng. Nhưng nàng không hiểu sao, nàng lại nở một nụ cười chế nhạo đón những lời của Diễm. Diễm không phải là không nhận thấy nụ cười ngạo của Trang, nên nàng nói tiếp luôn:
- Đối với chị, tuy em không quen thân chị, em có thể nói là không những em hiểu chị, mà em còn thấy gần chị, quý trọng chị, vì em biết đằng sau cái vỏ chán chường, cái thái độ, hờn dỗi cuộc đời của chị, tâm hồn chị vẫn là một tâm hồn trong sáng, cao thượng, tin tưởng ở hạnh phúc...
Thấy Diễm nói đúng “tim đen” mình, Trang vội cãi:
- Ơ kìa, việc gì mà tôi hờn dỗi cuộc đời!
Rồi Trang nói tiếp, gần như sừng xộ:
- Chị muốn thành thực thì tôi xin đề nghị điều này, cũng thành thực lắm, vậy chị có muốn nghe không?
- Xin chị cứ nói!
- Tôi đề nghị một điều mà tôi vừa nói với anh Đạt. Tôi cũng không giấu gì chị, là tôi đã “quyến rũ” anh Khải đế phá chị chơi! Hiện nay thì anh Khải ưa tôi lắm và tôi cũng có cảm tình với anh Khải. Vậy nếu bây giờ tôi và anh Khải lấy nhau để trả tự do cho chị, chị và anh Đạt có quyền tạo hạnh phúc với nhau thì liệu chị có bằng lòng không?
Đạt đang lần giở một tờ tạp chí để xem hình ảnh, tai vẫn lắng nghe hai người nói chuyện, bất giác Đạt ngừng giở sách, đưa mắt nhìn Diễm thấy Diễm vẫn không mảy may xúc động và Diẽm cười rất hồn nhiên:
- Đề nghị của chị là một đề nghị “phá đám” của người hờn dỗi, chứ em đến đây với những ý định xây dựng rõ rệt...
Trang gân cổ cãi:
- Chính đề nghị của tôi mới xây dựng chứ...
vì nó mang lại hạnh phúc chọ..
ít nhất là ba người, và cả tôi nữa là bốn...
Bởi vì, nếu chị thành thực với lòng chị, thì chị phải nhận đã yêu và vẫn yêu anh Đạt, có đúng hay không hở chị?
Trang có một cảm giác khoan khoái của sự giải thoát, vì đã nói ra được điều mình ấm ức từ lâu...
Nàng tưởng nói như vậy, thì Diễm sẽ bối rối, nhưng hình như Diễm đã chờ đón câu nói của Trang, nên nàng không tỏ vẻ gì ngạc nhiên, chỉ lắc đầu cười:
- Em đã nói với chị là chị miễn cho em, đừng nói tới quá khứ vì chúng ta gặp nhau đay là bàn chuyện xây dựng tương lai. Em thưa thức với chị, nếu trong tương lai, em và thầy Đạt lấy nhau, thì không những có một ngày kia, thầy Đạt sẽ coi thường, coi khinh em mà chính em cũng sẽ coi khinh thầy Đạt...
Có phải thế không thầy?
Đạt đáp bằng một giọng chả lấy gì làm vững chắc:
- Có nhẽ như vậy!...
Diễm đỡ luôn lời Đạt, để nói với Trang:
- Cho nên em đã thề với thầy Đạt, lấy vong linh Ba em mà thề với thầy Đạt, là không bao giờ chuyện em bỏ anh Khải để lấy thầy Đạt, có thể đặt thành vấn đề.
Những lời quyết liệt và thành thực của Diễm làm Trang im bặt. Một tình cảm có pha chút kính phụt bắt đầu nảy nở trong tâm hồn Trang. Trang thấy dù sao Diễm cũng hơn mình ở điểm quyết tâm xây dựng hạnh phúc. Nhưng vốn là đứa nhiều tự ái, nhiều mặc cảm, Trang không muốn thú nhận là nàng đã bị Diễm thuyết phục.
Trang quay về phía Đạt, hỏi bằng một giọng đùa cợt:
- Thế là thế nào hở anh Đạt? Tại sao chị Diễm thề “nặng” như vậy?
Đạt đáp lại bằng một nụ cười bí mật, không ai đoán được là vui hay buồn, mỉa mai hay thành thực:
- Cô Diễm cô ấy nói đúng...
Chúng ta có bổn phận giúp cho cô ấy tìm thấy hạnh phúc...
Cô ấy đã nói như vậy, mà em và anh còn đang tâm “phá” cô ấy, thì...
chó quá! Có phải không em?...
Diễm ngước mắt nhìn Đạt, cười rất hồn nhiên:
- Cám ơn thầy! Con bao giờ cũng nhớ lời thầy dạy: Hạnh phúc không phải tự dưng mà tới...
Hạnh phúc cũng như tình yêu là một sự chinh phục “Une coquête” có phải không thầy?... Chị Trang có đồng ý như vậy không?
Trong thâm tâm, Trang cũng nhìn thấy Diễm nói đúng, nhưng vì tự ái, nàng lại trả lời:
- Tôi chưa đi tìm hạnh phúc bao giờ, nên chẳng hiểu có đúng hay không...
Nhưng riêng đối với chị Diễm—thì xin long trọng hứa với chị là không những tôi sẽ trả anh Khải cho chị, mà còn xin cố gắng đề bù bằng cách làm cho anh Khải “mê” chị như cũ, như thế là chị bằng lòng chứ gì?
Diễm sung sướng xiết chặt tay Trang:
- Ơn chị lắm! Còn chị thì nhất định là phải lấy thầy Đạt. Chỉ một mình chị là có thể mang hạnh phúc lại cho thầy...
Trang xua tay và nghiêm nét mặt:
- Cái đó, thì hãy khoan! Chị biết là tôi nhiều mặc cảm lắm! Chị mà vun vào cho tôi lấy anh Đạt, thì tôi có thực tình muốn lấy anh Đạt chăng nữa, tôi cũng sẽ từ chối cho chị coi!
Diễm biết mình lỡ lời, vội xin lỗi:
- Dạ! Tôi thiếu tế nhị quá! Nhưng tôi tin điều mong mỏi của tôi sẽ thành sự thực...
Trang ngổ ngáo hỏi luôn:
- Chị mong mỏi thực hay mong mỏi giả?
- Sao lại “giả”?
Thực tình là lúc đó, Diễm rất thành khẩn, nhưng khi cáo biệt, Diễm một mình trở về, để Đạt ở lại với Trang, tự nhiên Diễm không ngăn cản nổi một cảm giác bơ vơ, đìu hiu, đột nhập tâm hồn...
Sau giây phút hoan hỉ tự bằng lòng mình đã làm đầy đủ bổn phận, Diễm thấy lòng trống rỗng, nhẹ bổng như một phi hành gia không gian, thoát ra ngoài trọng lực của không khí...
Diễm đã cố gắng phi thường, đã đem cả nghị lực bình sinh vươn lên tới đỉnh chót vót của đạo lý, bổn phận, cho nên lúc này nàng bơ phờ, mệt mỏi, chỉ muốn khóc mà không khóc nổi...
...
Ngồi trên taxi, trên con đường trở về nhà, Diễm nghĩ tới Đạt và Trang đang thủ thỉ bên nhau trong phòng vắng, tưởng tượng những lời họ nói với nhau, sau khi Diễm ra đi, nghĩ tới những cử chỉ nửa suồng sả, nửa ngoan ngoãn của Trang đối với Đạt, Diễm không thấy ghen, nhưng tự nhiên nàng thấy buồn lạ lùng...
Diễm hiểu thấm thía là đánh lừa người khác thì còn dễ, chứ tự đánh lừa mình mới là điều thiên nan vain nan...
Sự thực Diễm đã đánh lừa được Đạt và nhất là Trang, vì Trang, tuy từng trải và khôn ngoan, cũng chỉ là một người đàn bà. Những lời lẽ của Diễm đã làm Trang cảm động thực tình, và khi Diễm ra về rồi, tự nhiên Trang hết ngổ ngáo, và nàng e lệ nhìn Đạt khi Đạt dịu dàng đặt tay lên vai nàng, nhỏ nhẻ nói bên tai nàng:
- Diễm nó nói đúng, chỉ có em là mang hạnh phúc lại cho anh!...
Ở vào trường hợp khác, Trang đã cười phá, lên tiếng chế diễu Đạt, nhưng lúc này, nàng vừa mới xúc động về những lời của Diễm và nàng bắt đầu tin như Diễm là hạnh phúc không phải tự nhiên mà có, hạnh phúc là một sự chinh phục nhẫn nại và quyết liệt, cho nên nàng ngửa cổ, đón cái hôn dịu dàng của Đạt, như một người vợ chung thủy, đôn hậu đón cái hôn của chồng, và tối hôm đó, Trang không tới vũ trường, nàng hiến thân cho Đạt như một người con gái tiết trinh lần đầu tiên hưởng ái ân, chung chăn gối với người yêu.
Tuấn vừa trang cỗ bài phé, vừa nói với Uuyển:
- Điều cần nhất là chị phải thấm nhuần chủ trương đường lối của “đảng ta”, để gột rửa cho bằng hết những mặc cảm thường tình của người công dân mệnh danh là “lương thiện”.
Nghe Tuấn thuyết lý, Uyển bắt đầu sốt ruột, nhưng nàng vẫn kiên nhẫn, chịu khó ngồi nghe Tuấn...
Đợi Tuấn nói bằng thích, Uyển mới lên tiếng:
- Bài học của anh, tôi đã nghe ra, trước khi tới đây...
Nhưng có một điều cần thiết là anh chưa trổ tài cho tôi biết cái tài bịp của anh siêu đẳng đến mức nào, và cái phần “công tác” mà anh trao cho tôi, có những gì...
Như một lý thuyết gia chân chính, Tuấn sửa lại cặp kính trắng, rồi gật gù, chậm rãi trả lời:
- Chị đừng sốt ruột, phải nắm vững được lý thuyết thì khi hành động mới quyết tâm, hăng hái...
Phần ý thức hệ mới là cần, chứ thực hành thì dễ ợt...
Đây, chi coi đây...

<< Phần II- 2 | Phần III- 2 >>


Dành cho quảng cáo

©2007-2008 Bản quyền thuộc về Liên Mạng Việt Nam - http://lmvn.com ®
Ghi rõ nguồn "lmvn.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này - Useronline: 550

Return to top