Thoại gật gù:
- Ấy đấy! Cái đáng lo ngại của các bà hiền phụ là không có mánh khóe gì để duy trì, để hân nóng tình yêu của chồng. Tình yêu là một sự chinh phục, và nếu sự chinh phục đạt được mục tiêu rồi, thì tình yêu cũng hết lý do tồn tại. Cho nên người đàn bà biết duy trì tình yêu của chồng là người—tuy thuộc về người chồng nhưng vẫn giữ được cái cá tính, cái màu sắc riêng biệt, cái bí mật của tâm hồn mình, để người chồng luôn luôn phải mất công tìm hiểu vợ, chinh phục vơ....
Chứ nếu người chồng đinh ninh rằng vợ mình đã hoàn toàn thuộc về mình, không cần phải chinh phục nữa, thì tự nhiên tình yêu sẽ mất...
Hòa vẫn giọng mỉa mai:
- Nói như anh nói thì người vợ cứ việc ngoại tình để chồng phải tìm cách chinh phục, thì tức giữ gình được tình yêu?
Thoại phì cười:
- Kể ra, tôi không định nói như vậy, nhưng người vợ cần tạo cho chồng cái cảm tưởng bất trắc, gay can là phải coi chừng, phải săn đón, kẻo có thể mất vợ như chơi, thì mới duy trì được tình yêu.
Vợ Thúc lắc đầu:
- Nếu cần phải bố trí như vậy để giữ tình yêu của chồng thì chắc là tôi không làm nổi.
Thoại cười:
- Tôi nói điều này để chị nhận định có đúng hay không. Cháu Uyển tuy đã trên hai mươi tuổi, nhưng trông chị vẫn trẻ và đẹp, có khi còn trẻ hơn cả bà Hằng...
Thế mà tôi chắc từ bao nhiêu năm nay, anh Thúc có để ý tới sắc đẹp của chị nữa đâu! Và cái đó là lỗi ở chi....
Chị cần làm theo lời tôi để cứu sống anh Thúc...
Vậy chị có nghe tôi không?
Nghe Thoại ca tụng sắc đẹp của mình, Hòa giật mình. Bà sực nhớ hồi Thoại còn là một sinh viên, bạn của Thúc, đã có thời kỳ Thoại âm thầm yêu Hòa, rồi từ khi Hòa lấy Thúc thì Thoại cũng lấy vơ....
Hòa thoáng nhìn Thoại thấy gương mặt Thoại vẫn nghiêm trang thì bà yên tâm. Nhưng Hòa đứng dậy...
Bà chậm rãi nói với Thoại trước khi cáo từ:
- Anh để tôi suy nghĩ, nhưng chắc chắn là tôi làm theo ý anh. Miễn là anh Thúc khỏi bệnh, còn anh ấy yêu ai không thành vấn đề...
Thoại theo chân tiễn Hòa ra cửa...
Trời bắt đầu đổ mưa. Thoại mời Hòa ráng đợi cho mưa tạnh, nhưng Hòa không chịu, đội mưa ra đường, vẫy taxi, bảo chạy tới bệnh viện Thúc nằm. Ngồi trên xe, tự nhiên Hòa thấy buồn nản lạ lùng! Chưa bao giờ bà thấy thương chồng, thương con, và tự thương thân như lúc đó. Chưa bao giờ bà thấy cuộc đời đơn lạnh đến thế. Một điều đặc biệt là Hòa không kịp phân tích lòng mình để hiểu rằng những cảm nghĩ cô đơn của mình không phải do mưa rơi gợi nên, cũng không phải do bệnh trạng của Thúc mang tới, mà chính là do những lời Thoại ca tụng bà còn trẻ đẹp! Linh tính, người đàn bà thật kỳ diệu! Chỉ thoáng nghe Thoại nói tới sắc đẹp mình, Hòa hiểu là Thoại vẫn còn âm thầm yêu mình.
Hòa buồn bã tự nhủ: “Nếu từ hơn hai mươi năm nay, Thoại vẫn âm thầm yêu ta, vẫn đầm ấm sống bên vợ con, thì biết đâu trường hợp Thúc chẳng giống như trường hợp Thoại: biết đâu Thúc chẳng âm thầm yêu một người đàn bà nào đó, tuy vẫn đầm ấm sống với vợ con! Nếu vậy thì con người thật đáng thương và cô đơn biết bao”!
Hòa không muốn nghĩ thêm nữa. Bà chỉ mong đến ngay bệnh viện để được nhìn mặt chồng: Tuy bà đã đến thăm chồng buổi sáng cách đó vài giờ, bà vẫn có cảm tưởng như đã lâu chưa gặp mặt chồng, tâm hồn bà vừa đi phiêu lưu từ quá khứ trở về, nên bà có ảo giác của người đi xa lâu ngày trở về...
Hòa rón rén mở cửa phòng Thúc, và thấy Thúc ngủ, bà lặng lẽ ngồi phía chân giường Thúc, lặng lẽ ngắm Thúc. Bà thấy gương mặt Thúc già hẳn đi, hom hem và hốc hát. Bà dịu dàng cầm lấy tay chồng làm Thúc mở mắt tỉnh dậy. Thúc mỉm cười hỏi vợ:
- Mình đến từ lúc nào vậy?
Hòa không trả lời, tay vẫn mân mê bàn tay có đường gân xanh của Thúc...
Rồi đột nhiên, Hòa nhìn vào đôi mắt trũng sâu của Thúc, nhẫn nhục và dịu hiền nói với chồng:
- Em gọi bà Hằng đến thăm mình, mình có chịu không?
Thúc sửng sốt chưa hiểu la Hòa nói thực hay định mỉa mai mình thì nước mắt Hòa đã tuôn ra. Bà gục đầu úp mặt vào vai chồng, nức nở:
- Em không ghen đâu! Miễn là mình khỏi bệnh, còn mình muốn điều gì, em cũng vâng theo lời mình...
Em lấy danh dự hứa với mình là không ghen với bà Hằng!...
Thúc bồi hồi nghe vợ nói. Thúc nâng cằm vợ lên, nhìn gương mặt đẫm lệ của Hòa, tự nhiên Thúc cũng ứa nước mắt.
Rồi đột nhiên, Thúc ôm chầm lấy vợ hôn, không phải hôn như một người bốn mươi tám tuổi hôn một người vợ đã có bốn con, mà hôn cuồng nhiệt như một gã si tình lần đầu tiên hôn người yêu, khiến Hòa nghẹn ngào gần tắc thở. Thúc vuốt tóc Hòa, nhìn vào đôi mắt nhòa lệ của Hòa, miệng thốt lên một tiếng khen: “Em đẹp quá”. Tiếng khen “đẹp” của Thúc, đến ba mươi phút sau tiếng khen “đẹp” của Thoại, làm Hòa càng thấy thương xót cho bản thân mình. Bà khóc oà ôm lấy chồng, không phải như một bà bốn con ôm chồng, mà như một thiếu nữ đang khao khát tình yêu, ôm lấy người yêu vừa tìm thấy...
- Mình tha thứ cho anh!
- Không! Mình chẳng có tội gì cả...
Chính em mới là người cần được mình tha thứ!
Rồi hình như sợ chồng hiểu lầm, Hòa nói tiếp:
- Em cả ghen và ích kỷ quá nên mình mới lo nghĩ đến thổ huyết...
Tâm trạng của Hòa lúc đó thất phức tạp. Sự thực thì từ khi lấy chồng, Hòa vẫn một niềm chung thủy, không bao giờ nghĩ tới ai khác ngoài chồng. Nhưng mối xúc cảm bồi hồi khi nghe Thoại khen mình còn trẻ đẹp, đã làm bà chợt tỉnh, chợt hiểu. Bà hiểu là tại sao Thúc yêu vợ mà vẫn sa ngã, vẫn dấn thân vào cuộc phiêu lưu tình cảm với Hằng...
Bà cũng hiểu là không bao giờ bà có thể làm như chồng, bà biết bà có đủ sức mạnh tinh thần, nghị lực đề chống lại mọi cám dỗ, nhưng bà cũng hiểu chồng, thương chồng hơn bao giờ hết...
Có điều đặc biệt là cái lòng xót thương đó không bắt nguồn từ nhưng lời thuyết giảng khô khan của Thoại, mà do một câu Thoại ca tụng sắc đẹp của Hòa...
Cho nên ra khỏi phòng bệnh của Thoại, Hòa chợt có ý định tìm đến Hằng! Để làm gì, bà cũng không biết rõ, nhưng nhất định là không phải để đáng ghen...
Bà tạt qua về nhà định rủ Huyền hoặc Tuyết cùng đi. Nhưng Huyền và Tuyết đều đi học chưa về, chỉ có một mình Diễm cũng sửa soạn sắp đị..
- Con định đi đâu bây giờ?
- Con đợi mẹ về đề xin phép mẹ lại thăm thầy Đạt...
Diễm nhìn mẹ, thấy gương mặt Hòa đượm buồn thì Diễm tưởng là mẹ không tán thành nên nàng vội nói tiếp:
- Ông Đạt có hẹn với con Thứ Năm lại thăm ông một lần cuối trước khi con chính thức nhận lời lấy anh Khải vào Thứ Bảy này...
Con chắc mẹ tin ở con và cho con đị..
Diễm không ngờ Hòa gật đầu bằng lòng dễ dàng:
- Ừ, đi thì đị..
Mẹ đợi Huyền nó về để bảo nó đưa đến thăm bà Hằng...
Diễm trố mắt nhìn mẹ trong khi Hòa thủng thẳng nói tiếp:
- Con cứ yên tâm...
Sẽ không có chuyện gì đáng tiết xảy ra cả. Bác sĩ Thoại khuyên mẹ nên để Ba con được gặp bà ấy, cho Ba con sớm khỏi bệnh...
Cho nên mẹ muốn gặp bà ga để nói cho bà ta biết...
Hòa nói bằng một giọng thản nhiên, nhưng Diễm hiểu cái khổ tâm ngấm ngầm của mẹ, cũng như nỗi buồn ngấm ngầm của nàng, sắp sửa phải vĩnh biệt Đạt, nhưng vẫn cố làm ra vui vẻ để đánh lừa mọi người và tự đánh lừa mình...
Mưa vẫn tiếp rơi, nhưng hạt mưa đều và nhỏ, khác hẳn những cơn mưa dông thông thường của Sàigòn...
Diễm mở tủ lấy cái áo đi mưa, rồi nhìn trời, tự nhiên nàng thấy ngần ngại, lo sợ viễn vông, khiến Diễm đột nhiên nói với mẹ:
- Hay mẹ đi cùng con lại thầy Đạt cho vui...
Mẹ sẽ nhờ ông Đạt đưa lại nhà bà Hằng...
Vào lúc khác thì Hòa đã ưng thuận ngay! Người mẹ nào tin con đến đâu cũng vẫn ưa đi kèm con gái để tránh mọi bất trắc...
Nhưng lúc này, tâm hồn Hòa đang ở trong tình trạng biến chuyển dữ dội nên không những bà tin Diễm, mà bà còn thương cả Đạt, tuy bà không muốn cho Đạt lấy con gái bà. Hòa hiểu cái buồn của những kẻ yêu nhau phải vĩnh biệt nhau, vì vậy bà không muốn đi cùng Diễm, để Đạt và Diễm được tự do nói với nhau những điều họ cần nói. Cho nên Diễm lại càng ngạc nhiên khi thấy mẹ trả lời:
- Thôi mẹ đi cũng vô ích. Con đi một mình cũng chả sao. Nhưng con nên nói chuyện qua loa rồi về cho sớm, con cần nhớ là con đến thăm ông ấy để thanh toán tình cảm, chứ không phải để làm cho tình cảm thêm rắc rối...
- Da....
Rồi Diễm chào mẹ ra đi. Ngồi trên xe, Diễm nhắc đi nhắc lại trong đầu óc câu nói của mẹ: “Thanh toán tình cảm, thanh toán tình cảm”. Nhưng trong thâm tâm, Diễm mơ hồ thấy là việc nàng đến thăm Đạt, lần cuối, sẽ không thanh toán gì ráo; mà trái lại, chỉ làm cho nàng thêm vương vấn, thêm khổ sở. Biết vậy, mà Diễm vẫn không thể nào không gặp Đạt, bởi vì nàng hiểu rằng nếu nàng không gặp Đạt, một lần chót, trước khi nàng nhận lời lấy Khải, thì nàng còn khổ sở hơn nữa, còn vương vấn hơn nữa.
Với tâm trạng ngổn ngang, rối bời ấy, Diễm đẩy cửa bước vào nhà Đạt...
Nhưng tâm trạng Đạt còn rối bời hơn, vì chàng vừa mong mỏi Diễm tới để được gặp Diễm, vừa mong mỏi Diễm đừng tới...
Cho nên khi Diễm đẩy cửa bước vào, với cái áo đi mưa sủng ước, mang theo cả mưa gió bên ngoài vào, Đạt thấy trái tim mình thắt lại, nhưng Đạt trấn tĩnh ngay. Anh đỡ cái áo đi mưa trên tay Diễm, treo cái áo lên móc, cất giọng làm ra vẻ bình thản nói với Diễm:
- Mưa to quá em nhỉ!
- Mưa to quá!
Họ bắt đầu bằng những chuyện bang quơ, vì cả hai đều tránh, chưa dám đề cập tới câu chuyện vĩnh biệt mà họ cố trì hoãn đến phút cuối cùng...
Diễm ngồi xuống ghế, cố moi trong óc một câu chuyện “loại trời mưa trời gió” để khỏi có sự im lặng giữa hai người:
- Vừa rồi, em rủ mẹ em cùng đi lại thăm anh, nhưng mẹ em mắc bận vì mẹ em định bảo Huyền nó đưa lại thăm bà Hằng!
- Lại thăm bà Hằng?
Diễm cười:
- Không phải là để đánh ghen mà là để bảo bà Hằng tới thăm Ba em. Mẹ em lúc này đổi tính, đổi nết, em không hiểu nổi...
- Lạ nhỉ!
Đạt sực nhớ tới cái thư mà Hằng nhờ đưa cho Thúc. Đạt nói với Diễm:
- Có một cái thư bà Hằng nhờ tôi đưa cho anh Thúc, tôi cứ lưỡng lự mãi, không biết có nên đưa hay không.
Diễm không phải là người tò mò thích đọc thư người khác, nhưng nghe Đạt nói, tự nhiên nàng thấy khao khát muốn đọc cái thư của Hằng xem Hằng viết gì trong thư. Nàng nói với Đạt:
- Anh đưa thư cho em coi trước, xem có nên đưa cho Ba em không.
Đạt lấy thư trong “ví” đưa cho Diễm. Diễm chăm chú đọc cái thư của Hằng gửi cho bố mình:
Anh,
Em nghe nói anh đau phải vào bệnh viện điều trị mà em không có cách nào tìm đến thăm anh được. Nhiều lúc em như điên, em thuê xe đến bệnh viện, em đứng trước cổng nhìn vào, mà không dám vào vì em sợ gặp chị thì thêm khổ cho anh, chứ em thì dù chị đối xử cách nào, em sẵn sàng cam chịu tất cả.
Em vội báo cho anh một tin này, biết đâu chẳng làm anh vui và sớm bình phục: Em thấy nhiều chứng triệu khác thường trong người, em đi khám bác sĩ thì bác sĩ cho biết là em có thai. Em không ân hận, không sợ gì tai tiếng, khi biết mình có thai. Trái lại, em rất sung sướng, vì thế là ít ra sẽ có một cái gì thiêng liên, một cái gì bền chặt ràng buộc chúng ta với nhau.
Em tin rằng đứa bé sau này nhất định phải là con trai và nó sẽ ngang tàng lắm, ngang tàng như cái đêm mứ gió sấm sét đầy trời mà em trao thân gửi thịt cho anh!
Buồn một nỗi từ khi anh vào bệnh viện thì mùa mưa cũng bắt đầu, mưa gió lê thê, dầm dề, làm tâm hồn em cũng muốn gào thét lên vì nhớ thương anh, vì vắng anh. Còn nhớ trong buổi gặp gỡ đầu tiên, khi sấm chớp ầm ầm, em sợ tái mặt ôm chầm lấy anh, anh hỏi em: “Em sợ mưa gió lắm à?”
Đàn bà ai mà chả sợ mưa gió cuộc đời hở anh? Nhất là từ khi anh vô bệnh viện, thì mỗi lần mưa rơi, tưởng nhớ tới phút giây em gối đầu vào tay anh, nằm nghe mưa gió bên ngoài, thì em lại càng điên cuồng, muốn khóc mà không khóc nổi. Em sợ mưa kinh khủng, nhưng nếu trời không mưa, em lại thấy buồn, thấy nhớ, cầu trời khấn phật cho mưa rơi để tâm hồn em quằn quại xót thương anh.
Hôm nọ, bắt chước người ta thường đem chuyện Kiều ra “bói” em đem quyển “A Farewell to arms” ra bói, thì em đọc trúng ngay cái đoạn Frederic Henry hỏi Catherine Barkley tại sao lại sợ mưa, như anh đã hỏi em!
Đoạn đó như thế này, em viết lại cho anh coi:
- “Tại sao em lại sợ mưa?
- Em không hiểu.
- Nói cho anh nghe đi!
- Đừng bắt em phải nói
- Cứ kể cho anh nghe!
- Không.
- Nói đi em.
- Cũng được. Em sợ mưa vì đôi khi, em thấy em chết trong mưa...
anh ạ”.
Đấy anh coi! Nếu em bói đúng thì em sẽ chết trong mưa chứ anh không chết đâu! Có nhiều đêm, em tưởng em nằm dưới mồ lạnh lẽ, nghe mưa rơi đổ xuống làm tan tành, xơ xác những nhánh hoa mà anh đã đặt trên mồ em, còn anh thì vẫn bơ vơ trên dương thế!
Biết anh là giáo sư triết, nên từ khi yêu anh, tự nhiên em thấy thích đọc các sách về triết học. Vừa đây, em đọc trong một tạp chí nọ, thấy tác giả mượn triết thuyết bi đát (philosophie traique) của Clément Rosset để phân tích, tìm hiểu tác phẩm “A Farewell to arms” của Hemingway, em chợt hiểu tại sao em lại thích và sợ mưa, tại sao em lại mê say tác phẩm “A Farewell to arms”, trong đó nhân vật chính là cơn mưa, hình ảnh của thê lương, giá buốt, hình ảnh của chia ly, đổ vỡ, bi đát.
Em chợt hiểu, em thích là người của triết lý bi đát, sẽ chết dưới cơn mưa như Catherine Barkley trong “A Farewell to arms”. Tuy anh dạy về triết học, em chắc anh chả hiểu triết bi đát là gì, vì triết gia Clément Rosset mới hai mươi tuổi và quyển Philosophie tragique (triết lý bi đát) của ông mới bày bán gần đây ở hiệu sách...
Anh nằm trong bệnh viện chắc cũng buồn không biết làm gì cho qua thời giờ, vậy để em nói chuyện về triết lý Bi Đát cho anh nghe:
Theo định nghĩa của Clément Rosset thì Bi đát (tragique) là cái bỡ ngỡ, ngạc nhiên tự bản chất (le surprenant par essence). Con người bi đát là con người luôn luôn ngơ ngác, ngạc nhiên trước cuộc đời. Hôm nay anh sống, ngày mai anh chết, không ai hiểu nổi vì sao anh sống, vì sao anh chết. Cũng như Frederic Henry và Catherine Barkley đang yêu nhau say đắm, thì Catherine chết dưới cơn mưa, khiến Frederic ngỡ ngàng, chẳng hiểu gì cả. You did not know what it was about!
Vậy ý nghĩa thật sự của cuộc đời là Bi đát, là tragique. Sự sống không có hạnh phúc, không có vô phúc, không có luân lý, không có trách nhiệm mà chỉ có Bi đát. Cả cuộc đời của Frederic Henry trong “A Farewell to arms” là một thiên Bi đát. Anh luôn luôn ngơ ngác, kinh ngạc, không hiểu gì cả. Chiến tranh xảy ra, anh không hiểu gì. Anh bắn, anh giết người. Anh không hiểu gì cả. Aymo, bạn anh bị chết. Rinaldi bị bệnh giang mai, anh không hiểu gì cả. Anh nhìn những người sĩ quan đào ngũ bị xử bắn dưới mưa, anh không hiểu gì cả. Rồi anh yêu Catherine, anh trốn sang Thuỵ Sĩ, tao. lập cùng nàng một thanh bình riêng rẽ (separate peace), anh đang hưởng hạnh phúc ái ân, thì Catherine chết dưới mưa, đứa con nàng mới sinh ra đời cũng chết và Frederic ngơ ngác, bơ phờ đi dưới mưa không hiểu gì cả...
Thật là bi đát có phải không anh?
Nhưng nghĩ lại thì đời ai mà chả bi đát, cứ gì đời Frederic! Chẳng hạn như em...
Khi khói lửa lan tràn đất nước, em có hiểu gì đâu! Rồi mẹ em chết, em có hiểu gì đâu!
Rồi em hiến thân cho người dân quân du kích, rồi viên đại tá Chánh án V.C. cưỡng hiếp em, em có hiểu gì đâu! Rồi gặp anh, yêu anh trong một buổi mưa gió...
Em có hiểu gì đâu! Rồi anh và em đi tìm “thanh bình riêng rẽ” trên bãi biển Vũng Tàu để đến khi anh trở về thổ ra huyết, phải vào điều trị Ở bệnh viện, em có hiểu gì đâu, anh có hiểu gì đâu, phải không anh? You did not know what it was about!
Cho nên bi đát là cái lẽ sống ở đời. Đời không có bi đát, không có bỡ ngỡ, bất ngờ, thì đời không còn là đời nữa? Và con người, muốn sống cho ra sống thì phải nhìn thẳng vào bi đát, không được phép trốn tránh bị đát...
Nhưng cứ nhìn thẳng mãi vào bi đát, thì hoa trôi bèo dạt, biết đi về đâu, lạc về đâu hở anh?
Anh ơi, khi em viết những dòng chữ này, mưa lại bắt đầu rơi, tiếng ca của Thanh Thúy, tiếng ca chơi vơi “bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài” lại nổi lên trong mưa rơi...
Và đêm đêm, em vẫn để cổng ngỏ đón anh, vì em vẫn tin tưởng là đêm nào đó, nằm nghe mưa rơi, anh sẽ chạnh nhớ em, thương em, anh sẽ tìm cách trốn khỏi bệnh viện, tới đây với em một vài giờ rồi lại quay trở về bệnh viện.
Hồi còn đi học, anh thường vẫn “cúp cua”, vẫn trốn học để đi gửi mộng trên vỉa hè, như anh đã kể cho em nghe—thế thì sao lúc này, anh lại không trốn khỏi bệnh viện một vài giờ để ra với em hở anh! Không thấy anh ra, tuy em buồn nhưng lại tự an ủi là...
thôi thế cũng xong, cho anh sớm bình phục...
Chúng ta ráng quên nhau đi, anh ráng mà quên em, em ráng mà quên anh. Người ta gọi thế là một điều có thực, chứ không phải một điều do những tên bất lương bịa đặt ra để làm khổ chúng ta, có phải không anh?
Anh cứ yên tâm điều trị anh ạ! Dù “bổn phận” có là một điều thực, hay là một điều “bịp” chăng nữa, em sẽ cố gắng làm theo bổn phận của em, để anh trở về với bộn phận của anh. Nhưng quên anh, thì chỉ trừ khi nào trên trái đất khô khan cằn cỗi này, chỉ có nắng hạn và không bao giờ có mưa rơi nữa thì lúc đó em sẽ quên anh. Trái đất thê lương này còn có mưa rơi dầm dề thì lòng em còn hướng về anh...
Em
Hằng
Đọc hết bức thư, Diễm ngồi yên, mắt mở to nhìn vào quãng không. Một lúc sau, Diễm thở dài, đưa cái thư cho Đạt:
- Cái thư của bà Hằng...
làm em thấy ớn lạnh...
Anh thử đọc coi...
Đạt đọc qua cái thư, rồi thủng thẳng nói với Diễm:
- Kể ra đưa cũng không sao! Ít ra anh Thúc cũng biết được một tin mừng...
là anh sẽ thêm một đứa con. Và biết đâu đứa bé chẳng là con trai, như Hằng viết trong thự..
Diễm thừ người suy nghĩ. Sự thực cái thư của Hằng đã gieo hoang mang trong tâm hồn Diễm; và càng hoang mang, Diễm càng nhớ tới lời mẹ dặn: “phải thanh toán tình cảm chứ không nên làm tình cảm thêm rắc rối”.
Đột nhiên, Diễm hỏi Đạt:
- Theo triết lý Bi đát của bà Hằng thì không có hạnh phúc, không có bất hạnh, mà chỉ có Bi đát...
Em không tin như vậy. Hạnh phúc là điều có thực, cũng như người ta có thể chống lại Định Mệnh, có phải không anh?
Đạt nhìn vào mắt Diễm:
- Anh cũng không biết trả lời em ra sao...
Riêng em, thì em tin là em sẽ tìm thấy hạnh phúc với Khải hay với anh?
Diễm mở to mắt, cố chống đỡ cái nhìn của Đạt, rồi trả lời bằng một câu mà cả Đạt lẫn nàng, đều thấy rõ chỉ là một câu tự dối lòng:
- Với Khảí
Trên môi Đạt, nở một nụ cười não lòng:
- Và em đến đây hôm nay là để vĩnh biệt anh, cho anh vẽ bức chân dung của em?
- Dạ.
- Em đã nhất định chưa?
- Nhất định rồi!
- Vậy để anh đi lấy giá vẽ. Em sửa soạn đi.
- Em chả cần sửa soạn gì cả...
Nàng nói những lời gần như thản nhiên trong khi lòng nàng tê tái, muốn ôm lấy Đạt, hòa nước mắt cùng khóc...
Còn Đạt thì cho đến giờ phút này, giờ phút vĩnh biệt này, Đạt vẫn chưa hoàn toàn chịu tin là Diễm sẽ thực sự giã từ chàng để lấy người khác. Cho nên cái tâm trạng của Đạt khi sửa soạn dụng cụ vẽ, vẫn chưa phải là cái tâm trạng của kẻ tuyệt vọng.
Nhưng khi ngồi trước giá vẽ, nhìn vào đôi mắt cố mở to để nước mắt khỏi trào ra của Diễm, nhìn vào đôi mắt não nùng như muốn tan ra thành lệ của Diễm, trong giây phút đó, con người si tình của Đạt hầu như bị con người nghệ sĩ lấn át, khiến Đạt chưa kịp cảm thấy đau xót tuyệt vọng mà chỉ nhìn thấy cái đẹp mông lung phù du của đôi mắt. Đạt cảm thấy cần phải ghi ngay lên khung vải, cái ánh biệt ly đang dâng lên khóe mắt người yêu!
Con người nghệ sĩ trong Đạt bừng dậy, và Đạt say sưa vẽ, hằn học, mải mê, vẽ...
Đạt mất hết cả mọi ý niệm về không gian, về thời gian. Trước mắt Đạt, chỉ có đôi mắt mở to, thăm thẳm, và cái ánh biệt ly huyền ảo như nắng chiều, rọi vào tâm hồn Đạt.
- Có đủ ánh sáng không anh?
- Anh không cần ánh sáng.
...
Khi khuôn mặt Diễm hiển hiện trên khuôn vải, thực hơn cả khuôn mặt “bằng xường, bằng thịt” của Diễm, thì trong một thoáng giây, Đạt không những thấy buồn mà còn thâm tâm hồn tràn ngập một niềm vui kỳ lạ, niềm vui của kẻ nghệ sĩ không phân biệt nổi mộng và thực, thực và mộng:
- Bây giờ đến vai và ngực...
Em không thể cho anh vẽ cái ngực để trần của em sao?
Đạt hỏi bằng giọng cuồng tín của một họa sĩ hơn là giọng si tình của một kẻ mê gái, nhưng Diễm chớp mắt thở ra, lắc đầu.
- Em không thể chiều lòng anh, như em đã hứa sao? Anh có yêu cầu điều gì xúc phạm tới em đâu?
Diễm lại chớp mắt, lắc đầu...
Đạt nhìn Diễm, gương mặt vụt trở nên chua xót:
- Em nghĩ sao? Anh không đáng được chiêm ngưỡng cái thân hình em trước khi em thuộc về người khác, trước khi anh mất em hay sao?
Diễm chỉ biết chớp mắt, lắc đầu. Có cái gì mắc nghẹn trong cổ họng, khiến nàng không nói được. Diễm không còn đủ can đảm giữ cho nước mắt khỏi trào ra, nàng để mặc cho giòng lệ nóng lăng trên má...
Nhìn nước mắt của Diễm chảy thành giòng, tự nhiên Đạt thấy hết tức giận, hết hằn học đối với Diễm: lòng chàng dịu lại trong một tình cảm bao lạ..
Chàng đứng lên đi lại phía Diễm. Diễm sợ sệt nhìn Đạt, nhưng Đạt chỉ dịu dàng đặt tay lên Diễm, dịu dàng nói với Diễm:
- Anh hiểu em lắm! Anh hiểu tại sao tuy em muốn chìu lòng anh mà em vẫn không thể làm một việc rất tầm thường, theo ý muốn của anh...
Diễm ngước mắt nhìn Đạt. Nàng muốn gục đầu vào ngực Đạt, khóc cho “đã”, nhưng nàng còn đủ minh mẩn để hiểu rằng nếu nàng gục đầu vào ngực Đạt, thì rất có thể nàng sẽ bị lôi cuốn, phiêu lưu tới những bờ bến xa lạ không thể lường được. Cho nên Diễm vội đứng lên, cười qua làng nước mắt:
- Xong rồi hở anh?
- Chưa xong. Nhưng em khỏi ngồi làm mẫu nữa. Anh sẽ vẽ một bức tranh thứ hai, bằng trí tưởng tượng của anh. Để anh lấy ghế, cho em ngồi bên cạnh, xem anh vẽ...
Rồi hầu như quên cả Diễm ngồi ở phía sau mình, Đạt mải mê, say sưa vẽ một bức tranh do trí tưởng tượng của chàng tạo nên, một bức tranh Diễm ngửa mặt đón mưa, nước mưa hay nước mắt chảy dòng dòng trên trán, trên má, trên vai, trên ngực để trần của mình...
Vẽ xong, Đạt đứng xê ra cho Diễm ngắm.
- Em thấy thế nào?
Diễm nhìn gương mặt mình trong tranh, nhìn cái bờ vai, cái cồn ngực của mình trắng muốt não nề trong tranh, nàng rùng mình nói với Đạt:
- Em sợ anh quá!
- Sao lại sợ?
- Bức tranh giống ghê gớm! Em tưởng như anh đã lột trần em lúc nào...
Nhìn hai bức tranh, nhất là nhìn vào đôi mắt của mình trong tranh, Diễm hiểu tất cả tình cảm sâu xa của mình đối với Đạt và không dễ gì mà nàng có thể dứt tình được. Tự nhiên nàng cảm thấy cần phải trở về ngay, trở về ngay để tránh những chuyện bất ngờ có thể xảy tới, vì Diễm không còn can đảm tin ở lòng mình nữa. Nếu nàng còn ngồi lại, biết đâu nàng chẳng thay đổi ý kiến và biết đâu nàng chẳng nhận lời lấy Đạt trong một phút bồng bột...
Nàng đứng lên nói với Đạt:
- Trong hai bức tranh, anh cho em bức thứ nhất, còn anh giữ bức thứ hai...
Em ngồi lâu quá rồi. Anh cho em về...
- Tùy em...
Nhưng em và anh đã nói gì đâu? Chúng ta còn bao nhiêu điều phải nói...
Diêm lắc đầu:
- Thôi anh ạ! Thà câm nín còn hơn! Em nhìn mắt em trong tranh, em thấy sợ, sợ cho lòng mình. Chúng ta không thể tìm thanh bình riêng rẽ, không thể tìm “separate peace” được, thì tốt hơn là anh nâng đỡ em, giúp em tìm thấy hạnh phúc. Em thấy khổ sở quá!
Đạt cũng lắc đầu:
- Anh chắc là không thể giúp em được gì. Không ai yêu mà không ích kỷ...
Yêu mà cao thượng, mà hy sinh thì chỉ có trong tiểu thuyết...
Diễm nhìn thẳng vào mắt Đạt:
- Anh nói vậy, chứ em biết là anh cao thượng...
- Để rồi em xem, anh có cao thượng như em nghĩ không! Cái cao thượng của con người trí thức, biết suy nghĩ, anh đã bắt đầu thấy chán, chán như Frederic Henry, trong “A Farewell to arms”. Em có biết Frederic Henry, sau khi trốn sang Thuỵ sĩ, đã nói thế nào với cái nhân loại đứng đắn, nhân loại cao thượng không? Frederic nói đại khái thế này: “Các anh là những người đường hoàng, những người cao thượng...
Tôi có lời khen các anh...
còn tôi, tôi không phải hy sinh ra để suy nghĩ, để nghĩ ngợi. Tôi sinh ra để ăn. Để ăn, Trời! Và nhất là để ngủ với Catherine! Tôi sinh ra để ngủ với người tôi yêu!”. Frederic nói như vậy đó em ạ!
Diễm không trả lời, đứng lên, tỏ ý muốn cáo từ. Nàng lấy giấy, gói bức tranh lại. Nàng mạnh dạn cầm lấy tay Đạt, như một người “cháu”, một nguội học trò, hơn là một người yêu.
- Thôi anh cho em về.
Đạt không nói gì, đi theo Diễm ra phía cửa. Trước khi mở cửa, đột nhiên Diễm hỏi Đạt:
- Anh định lấy cô Trang thật không?
Đạt vẫn cầm tay Diễm, nhìn thẳng vào mắt Diễm:
- Cái đó là tùy em. Em bảo anh sao thì anh nghe vậy!
Diễm gỡ bàn tay mình, thoát khỏi bàn tay Đạt:
- Anh lấy cô ta là phải, nhưng đi ngao du thì...
chả nên đi, anh ạ!
Đạt phì cười, mắt long lanh một tia sáng mới:
- Đấy em coi! Có ai yêu mà không ích kỷ đâu!
Diễm cúi mặt, nhìn ra phía cửa như cầu cứu. Thoáng nhìn cái ánh mắt của Đạt, Diễm hiểu là tai họa có thể xảy ra bức cứ lúc nào, và nếu Đạt hôm nàng hôn, thì quyết định sắt đá nhất của nàng cũng có thể lung lay. Vì Diễm hiểu Đạt đang nghĩ gì cũng như Đạt hiểu Diễm đang lo sợ gì. Trong lúc Đạt đang nhìn vào đôi môi hé mở của Diễm, đang nghĩ cách...
hôn nàng, thì Diễm đã mở toang cánh cửa, nói như người sắp chết đuối, vớ được mảnh ván:
- Em về anh nhé!
Đạt thở dài...
Tự nhiên giọng Đạt trở nên gay gắt:
- Ừ thì em về. Nhưng em đừng tưởng là anh sẽ mất em, em sẽ quên nổi anh đâu! Anh nhất định sẽ không để mất em, em nhớ lấy...
!
Ánh sáng từ bên ngoài ùa vào làm Diễm trở thành bạo dạn. Nàng hiểu là phút giây “nguy hiểm”, phút giây thử thách đã qua, và nàng không còn sợ gì nữa! Cho nên nàng lại dịu dàng cầm lấy tay Đạt, với tất cả vẻ quyến rũ hồn nhiên của một thiếu nữ rất nhiều “đàn bà tính”, rất đam mê, nhưng vẫn giữ được tâm hồn và thể xác trong trắng...
Trong một khắc, nàng quên cả nỗi buồn tê tái của vĩnh biệt, nàng nở một nụ cười đẹp nhất, não nùng nhất, thủ thỉ bên tai Đạt:
- Em cám ơn anh...
Cám ơn anh vì anh định “thơm” em mà không dám, không nỡ thì đúng hơn! Em viết, anh cũng như Frederic, chỉ nói cho sướng miệng, chứ bao giờ anh cũng cao thượng!
Rồi nàng đưa mắt nhìn Đạt, tinh nghịch nói tiếp:
- Ở những người trí thức, ưa suy nghĩ như các anh, cái “reflexe” bao giờ cũng chậm hơn đàn bà, có phải không anh?
Diễm nhấn mạnh vào hai tiếng “suy nghĩ làm Đạt sững sờ...
Chưa bao giờ Đạt thấy yêu Diễm, nhưng cũng chưa bao giờ Đạt thấy tức Diễm như lúc đó, tức cô học trò ngay thơ là Diễm đã nhìn thấu tâm can, tỳ phế của giáo sư Đạt từng trải sự đời! Đạt mở to đôi mắt nhìn Diễm, chưa biết trả lời cách nào, thì gương mặt Diễm đang tươi, vụt lại đượm buồn...
Tuy nhiên, Diễm vẫn cố mỉm cười với Đạt:
- Em có chút ao ước rất nhỏ bé...
Em mong anh sẽ chiều em làm theo điều em sắp nói với anh dưới đây...
- Điều gì?
- Anh cứ gật đầu trước đị..
Điều ao ước của em rất tầm thường, không có gì khó khăn cả. Anh gật đầu đi! Anh!
Đạt đành gật đầu. Diễm vẫn làm bộ vui vẻ:
- Trước khi em về, em muốn anh cười và chúc cho em tìm thấy hạnh phúc.
Biết Đạt sắp lắc đầu, Diễm nói chặn:
- Anh đừng lắc đầu! Anh cười và chúc cho em đi!
Nụ cười trên môi Diễm vẫn chưa tắt...
Nhìn Diễm cười, Đạt hiểu là Diễm đã gắng gượng phi thường, mới giữ được nụ cười, nụ cười đau đớn hơn tiếng khóc...
Tự nhiên, Đạt thấy lòng mình se lại trong một tình cảm mênh mang, và Đạt cười, cái cười nhân hậu mà từ lâu anh đã đánh mất:
- Anh chúc em tìm thấy hạnh phúc...
Giọng nói thành khẩn của Đạt làm Diễm rạng rỡ:
- Có thế chứ! Em nói có sai đâu! Anh bao giờ cũng cao thượng! Tất cả những người thân yêu của em đều cao thượng! Em cao thượng! Má em cao thượng! Anh cao thượng
Đạt tủm tỉm cười, nửa đùa nửa thật:
- Phút giây này thì anh cao thượng thực. Nhưng chỉ sợ, lát nữa, em về rồi, anh sẽ lại hối về sự cao thượng của mình!...
Mà đúng như lời Đạt nói, Diễm vừa bước lên xe. Đạt tần ngần nhìn theo rồi quay trở vào thì chàng cũng bắt đầu hối, bắt đầu tự giận mình. Đạt càng nhìn bức tranh của Diễm, càng nhìn đôi mắt của Diễm, bờ vai Diễm trong tranh thì lại càng thấy mình là ngốc. Đạt thấy không ai ngớ ngẩn hơn mình: người yêu đi lấy chồng, người yêu đến tạ từ, mà không hôn một cái hôn vĩnh biệt, lại còn thành thực nghe người yêu xúi dại, chúc người yêu “tìm thấy hạnh phúc”. Đạt chợt nhớ lời Frederic: “Tôi không phải sinh ra để suy nghĩ, tôi chỉ muốn ngủ vói người tôi yêu”!
Đạt nhìn bức tranh Diễm, rồi đột nhiên, chàng nói to như hét với Diễm trong tranh:
- “Tôi chỉ muốn ngủ với người tôi yêu”.
Đạt thừ người ra nhìn bức tranh, đắm đuối đến mức Trang đến lúc nào, mở cửa lúc nào, đứng đằng sau Đạt từ bao giờ, Đạt cũng không hay, không biết gì. Mãi một lúc sau, Trang cất tiếng cười mỉa mai ngạo nghẽ thì Đạt mới giật mình quay lại:
- Kìa em!
Trang vẫn chăm chú nhìn bức tranh, và tiếng cười mỉa mai ngạo nghễ lại nổi lên:
- Thật là đẹp, thật là khêu gợi!
Nói xong, Trang nghẹn họng, khí uất đưa lên tận cổ. Cơn giận của Trang đến một cách bất thình lình, vô lý, vũ bão như một cơn dông mùa hạ, không sức gì cản nổi, càng vô lý thì lại càng mãnh liệt...
Đột nhiên, Trang nảy ý nghĩ là nàng phải xé, phải xé tan bức tranh thì mới hả tức. Trang tức chưa chắc đã vì yêu Đạt, hoặc ghen với Diễm. Từ khi sa chân lỡ bước, Trang vẫn cố tự tạo cho mình một triết lý sống, một triết lý trả thù đời, lợi dụng, khai thác tất cả mọi người, phá đám, phá hoại tất cả. Để khỏi mâu thuẫn với triết lý sống của mình, Trang cố làm ra vẻ không tin tưởng ở tình yêu, tuy trong tiềm thức, yêu vẫn là lẽ sống duy nhất của nàng. Nàng tìm đủ mọi lý luận để chứng minh với mọi người, để tự chứng minh với mình, là ở đời, chả ai yêu ai thành thực cả, và yêu nhau chỉ là lợi dụng, chỉ là đóng kịch và bịp, cho khéo, cho tài...
Cho nên, nàng không thể chịu được, không thể tha thứ được khi thấy Đạt và Diễm có vẻ yêu nhau một cách cao thượng, một cách thành thực! Đạt và Diễm yêu nhau thành thực thì tức là chửi vào mặt nàng, chửi vào cái triết lý sống của nàng.
Cái ý nghĩ xé bức tranh vừa thoáng qua óc là Trang thực hiện liền. Trang tiến lên ba bước, tay nắm lấy bức tranh. Nàng vừa toan xé, thì Đạt đã đoán biết ý định của Trang, vội nắm lấy hai tay nàng. Thế là cuộc giành giật diễn ra, gay can như trong một cuốn phim trinh thám, hai gián điệp tranh cướp nhau một tài liệu vô giá! Đạt thì có sức mạnh của tình yêu làm cho hăng say, quyết tâm bảo vệ chút kỷ niệm cuối cùng của Diễm. Trang thì có cái điên cuồng của một tín đồ chỉ sợ chủ nghĩa của mình đổ sụp, cái cay cú của kẻ bị đời ruồng rẫy...
Đạt nắm chặt lấy cổ tay Trang, bẻ ngoẹo cổ tay Trang, để Trang rời bỏ bức tranh, nhưng Trang vẫn ray rụa, quyết liệt đối phó. Nét mặt Đạt mỗi lúc thêm cứng rắn, và chàng mím môi bẻ cổ tay Trang, làm Trang đau điếng.
Biết mình không đủ sức chống cự, Trang đành dùng tới cái khí giới cuối cùng của kẻ yếu là cắn: Traong lúc bất ngờ, Trang ghé miệng vào cánh tay Đạt, nhắm mắt, nghiến răng, ngoạm một miếtn, ngập sâu vào thịt Đạt, làm Đạt chỉ thốt một tiếng kêu “ái” rồi buông tay, Trang chưa kịp nhìn xem vết cắn ra sao, thì, “soạt”, Trang đã xé tan bức vẽ làm hai mảnh. Đạt hoa mắt, không nhìn, không thấy vết thương đang chảy máu của mình nữa, anh dang hai tay ngoặc lấy Trang, xiết hai bàn tay vào cổ Trang như hai cái kìm, bóp thật chặt...
Trang bị nghe. thở, nhưng nàng không mảy may chống cự, vì nàng cho rằng đã xé được bức vẽ, tức là đã đạt được mục tiêu rồi, đã thắng rồi, nên nàng buông xuôi hai tay, thân hình mềm nhũn, mặc cho Đạt muốn làm gì thì làm...
Đạt bóp cổ nàng cho tới khi Trang trào nước mắt ra, đổ nhào như một khúc thịt, xuống cái divan, làm Đạt cũng ngã theo, đầu Đạt đè lên ngực Trang và Đạt tuy thở hổn hển mà vẫn nghe thấy tiếng đập hỗn loạn, rờn rập của trái tim Trang, khiến Đạt bừng tỉnh cơn điên, buông hai bàn tay rời khỏi cổ Trang. Nhưng Đạt bừng tỉnh mà vẫn để đầu anh đè lên ngực Trang, lắng nghe hơi nóng từ lồng ngực Trang bốc lên mặt chàng. Đầu óc Đạt vụt trở nên tỉnh táo và Đạt sực nhớ câu nói của Diễm: “Cái reflexe của những người trí thức hay suy nghĩ như các anh bao giờ cũng chậm hơn đàn bà”...
Không nghĩ ngợi, Đã trườn lên, cho mặt mình ngang với mặt Trang, và trong lúc bất ngờ nhất, Đạt hôn vào đôi môi hé mở cửa Trang, hôn một cách cuồng bạo, chẳng khác gì Trang cắn Đạt lúc nãy...
Trang nhắm mắt, mặc cho Đạt hôn...
Nhưng khi nàng mở mắt, nhìn vào đôi mắt Đạt, đôi mắt còn mang nặng hình ảnh của Diễm, nhìn vào gương mặt bơ phờ, xa vắng của Đã thì Trang hiểu cái hôn vừa rồi là Đạt hôn Diễm, chứ không phải hôn Trang!
Cơn điên của Trang lại bừng bừng nổi lên. Một tay túm lấy tóc Đạt, một tay nàng tát Đạt, tát như mưa, như gió, tát trái, tát phải, tát liên hồi, làm Đạt không kịp đỡ, không kịp tránh, chỉ biết giơ mặt ra cho Trang tát...
...
Từ nãy tới giờ, hai người giằng co nhau, rồi bóp cổ, hôn, tát v.v...
mà không ai nói một câu nào...
Tấn kịch diễn ra hoàn toàn trong im lặng. Mãi đến lúc Trang tát tới tấp, rã rời cả tay, nàng mới hổn hển lên tiếng sỉ vã Đạt:
- Anh là một đứa đê hèn, một đứa khốn nạn, anh biết không? Anh cao thượng, anh đứng đắn, anh không dám hôn con khốn nạn, anh nhè tôi anh hôn, vì tôi là con đĩ, ai hôn mà chả được! Tôi ghê tởm cái đứng đắn, cao thượng của anh! Anh biết không?
Trang ngừng một giây để thở, rồi hầu như thấy mình sỉ vả như vậy cũng chưa hết tức, hết điên, Trang chùi miệng, để xóa cho sạch vết tích cái hôn của Đạt, rồi lại chửi thề, dữ tợn hơn, rùng rợn hơn:
- Tiên sư lũ đàn ông hèn nhát...
Tiên sư bọn đàn bà đứng đắn, lương thiện! Tiên sư nhân loại...
Tiên sự..
tất cả...
! Tiên sự..
anh, tiên sư tôi, tiên sư con Diễm!
Không còn tìm được “tiên sư” gì nữa để chửi, Trang ngừng lại, vừa thở, vừa hầm hầm nhìn Đạt. Đạt lúc này đã lổm ngổm ngồi dậy...
Đầu tóc chàng rối bời, mặt mũi còn in hằn hai bàn tay Trang, Đạt ủ rũ hơn một con gà bị cắt tiết, yên lặng nghe Trang chửi, như một người học trò nhẫn nhục chịu trận nghe lời thầy giáo mắng...
Đạt nhìn cánh tay mình, trên đó, sáu cái răng của Trang đã đào trũng ba vết hằn thẫm đỏ...
Chàng nhìn bức tranh bị xé làm hai mảnh, vứt dưới đất...
hai con mắt Diễm buồn rầu ngước lên phía chàng. Chàng nhìn Trang nằm, chống cùi tay trên divan, đẹp dữ dội như hiện thân của căm hờn! “You did not know what it was about”! Đạt nghĩ tới câu Hằng viết trong thư gửi cho Thúc và chàng thấy mình không hiểu gì cả.
Chàng không hiểu Trang cắn, tát, sỉ vả chàng như vậy là phải hay không phải...
Chàng không hiểu mình ghét Trang, oán Trang, yêu Trang, hay thương Trang...
Chàng thấy tất cả mọi người đều có lý, Trang có lý, Diễm có lý, Hằng có lý, Hòa có lý, và hành động theo lý của mình, theo lập trường của mình; duy có chàng là vô lý, là không có lập trường gì cả...
Đạt hồi tưởng lại giây phút mình nằm đè lên ngực Trang, tay điên cuồng bóp cổ Trang mà vẫn tỉnh táo nghe tim Trang đập. Đạt đưa mắt nhìn về phía ngực Trang, thấy áo ngoài của Trang xổ tung cả nút, và phần ngực trên của Trang lộ ra, nõn nà tươi mát như một mảnh trời thu trong sáng, mà trước kia, trong thời kỳ chàng bị giam giữ vì hoạt cách mạng, chàng vẫn nhìn thấy, qua chấn song sắt của nhà giam. Lòng Đạt tự nhiên dịu lại; còn Trang, thấy Đạt nhìn ngực mình, thì nàng cúi xuống, và khi biết là khuy áo mình bựt xổ tung thì nàng bắt đầu thẹn, thẹn như một nữ sinh trong trắng...
dễ hổ ngươi. Nàng vội cài khuy áo, vuốt lại mái tóc, rồi đột nhiên, nàng xích lại gần Đạt, hỏi như một đứa em gái săn sóc anh, tưởng chừng như Đạt bị ai cắn, ai tát, ai sỉ vả, chửi bới chứ không phải Trang.
- Anh có sao không?
Rồi Trang nâng cánh tay Đạt lên và khi thấy dấu những cái răng của mình, ngoạm sâu vào thịt Đạt đến rớm máu, thì Trang mở to đôi mắt kinh ngạc:
- Trời! Vết thương của anh nặng lắm, sao anh không cho em biết! Ở nhà anh có “mercurochrome” không?
Đạt mệt mỏi gật đầu, Trang nhẩy xuống đất, mở ngăn tủ, lấy lọ thuốc đỏ, bôi lên cánh tay Đạt rồi nàng bóp, nàng thoa, lành nghề hơn cả một nữ cưu thương.
Đạt để mặc cho Trang vần mình. Đạt nhìn Trang, nghĩ tới câu nói của Frederic: “Tôi chỉ muốn ngủ với người tôi yêu” và chàng buồn rầu hỏi Trang:
- Em có thương anh không?
- Thương chứ!
Trang đáp ráo hoảnh, khiến Đạt mỉm cười mệt nhọc:
- Em thương anh thì em về đi!
- Sao vậy?
- Bởi vì, nếu em ở lại, rất có thể anh sẽ đòi chiếm đoạt em, anh sẽ cưỡng đoạt em cũng chưa biết chừng, và lúc đó không những là em tát anh, cắn anh, mà còn...
giết anh là đằng khác!
Trang lừ đừ nhìn Đạt, và chạm phải cái nhìn của Đạt, Trang hiểu là Đạt không nói dối. Trang hạ thấp giọng:
- Anh bậy quá! Đã thế em về vậy!...
Trang đi lại phía gương soi, sửa lại mái tóc, mặt mày, ngửa cổ nhìn vết lằn hai bàn tay của Đạt và nàng mỉm cười gần như thích thú...
Nàng giơ tay về phía Đạt:
- Thôi bắt tay anh, em về...
Trang giằng lấy tay Đạt, lắc thật chặt, rồi quay ngoắt ra, mở cửa đi thẳng...
Đạt định gọi với theo Trang, nhưng không hiểu chàng nghĩ sao, Đạt vẫn ngồi yên không nhúc nhích...
Một lúc sau, chàng uể oải đứng dậy, nhặt bức tranh bị xé, chàng nhìn vào đôi mắt Diễm, miệng lẩm bẩm câu nói của Frederic: “Tôi sinh ra để ngủ với người tôi yêu”...
!...
Chỉ còn ba ngày nữa, là cưới con, liệu Ba có đủ sức khoẻ để dự lể cưới con không?
Trên làn môi nhợt nhạt của Thúc, nở một nụ cười yêu đời:
- Đủ chứ! Ba sẽ khoẻ như voi, ngày cưới con...
Thúc nói vậy, nhưng chưa bao giờ bệnh Thúc trầm trọn bằng lúc này. Sở dĩ bệnh Thúc vụt trở nên nguy kịch và đám cưới của Diễm và Khải được ấn định sớm hơn như đã dự trù, vì một biến cố vừa xảy ra do Uyển gây nên.
Số là Uyển và Hướng vẫn thường hẹn hò nhau, gặp nhau mổi tuần một lần vào chiều Thứ Bảy hoặc sáng Chủ Nhật để đi xi nê, hoặc đi du ngoạn đây đó...
Nhưng lần hẹn vừa qua, Uyển đã đến xin lỗi Hướng, lấy cớ là mắc bận không thể đi được.
Sự thực, Uyển từ chối không đi với Hướng là vì Uyển đã nhận lời mời của nhà thầu khoán Lam Tài đi ăn với ông tại nhà hàng Caravelle. Không phải là Uyển ưa thích gì ông thầu khoán Tài, nhưng nàng đành tâm bỏ rơi Hướng để đi với Tài là vì một lý do đặc biệt: nàng cần mượn Tài một số tiền, không phải cho bản thân nàng mà là cho gia đình! Vì từ khi Thúc đau, mọi việc chi tiêu, thuốc thang tăng lên gấp bội mà Thúc thì ngoài số lương ở trường công, Thúc không kiếm thêm được tiền dạy ở trường tư như trước nữa, khiến gia đình lâm vào cảnh túng thiếu.
Thấy mẹ nhăn nhó, lo lắng vì tiền, Uyển liền nảy ra ý định hỏi mượn tiền những người thường săn đón, rắp tâm hỏi nàng làm vợ. Và sở dĩ trong bốn người lăm le hỏi nàng, Uyển chọn Tài để mượn tiền: là vì Uyển ít cảm tình nhất đối với Tài.
Nhưng Hướng không thể hiểu nổi cái tâm lý của Uyển, Hướng không thể tưởng tượng nổi là người yêu của Hướng lại có thể manh tâm lợi dụng sắc đẹp của mình để hỏi mượn tiền một người đàn ông. Dù là mượn tiền để chữa bệnh cho cha.
Bởi vậy, khi thấy lần đầu tiên Uyển từ chối không chịu đi chơi với Hướng, nhất là Uyển nói dối một cách vụng về, thì Hướng kinh ngạc tự hỏi tại sao Uyển lại có thái độ lạ lùng ấy! Sự ngờ vực, bắt đầu gieo trong đầu óc Hướng, và ngay sau khi Uyển từ biệt chàng, Hướng đã lấy xe Vespa theo dõi Uyển từng bước, để cuối cùng thấy Uyển ngự lên cái xe bóng loáng không một vết bụi của Tài, và hai người sánh đôi đi vào nhà hàng Caravelle như một đôi nhân tình quí phái!
Sự đau đớn sững sờ của Hướng thật kinh khủng.
Nhìn toà nhà Caravelle đồ sộ nguy nga, mà chàng chưa hề bao giờ bước chân vào, vừa nuốt chửng người yêu của mình, Hướng biết là mình không thể trở về được. Chàng bèn bỏ cái xe Vespa bên lề đường, rồi lùi lũi đẩy cửa bước vào, người đứng gác cửa thấy chàng sát khí đằng đằng cũng phải đứng tạt ra một bên, tò mò nhìn chàng, không dám hỏi han gì. Hướng dùng thang máy lên lầu thứ nhất, rồi lầu thứ hai, thứ ba vã mãi tới khi chàng bước lên lầu cuối cùng thì mới tìm thấy Uyển và Tài. Hướng vốn là một thanh niên bình tĩnh, rất ít khi to tiếng hoặc gây gổ với ai; khi bước vào nhà hàng Caravelle, chàng không hề có ý định hành hung ai, chàng chỉ thấy không thể về được thì phải vào, thế thôi! Nhưng khi bước chân lên từng lầu cuối cùng, thấy Uyển đang tình tứ cười với Tài thì khí uất của chàng trào lên, làm chàng nghẹt thở. Kịp đến khi Uyển nhìn thấy chàng, thất sắc thốt lên mốt tiếng kêu: “Anh”. Còn Tài thì ngạo nghễ nhìn chàng, khẽ nhếch mép mỉm cười như thách đố, thì Hướng không nhìn thấy, trông thấy, không suy nghĩ gì! Hướng nắm chặt bàn tay, đập vào mặt Tài làm Tài trong lúc bất ngờ, ngã bổ nhào...
Tiện chân, Hướng đá vào mặt Tài, đá luôn cái bàn đổ nhào nốt, đĩa chén, chai, rơi loảng xoảng và Hướng cầm luôn một cái đựng tàn thuốc lá mà trong cơn điên chàng cũng không rõ là làm bằng gì, chàng đập vào mặt Tài...
Hướng càng hành hung càng thấy lửa giận bốc lên bừng bừng. Nhất là khi thoáng nhìn thấy vẻ mặt kinh sợ, tái nhợt của Uyển, mở to đôi mắt hãi hùng nhìn chàng đập phá, thì lần đầu tiên trong đời sống hiền lành chỉ biết chúi mũi vào sách của chàng, Hướng lờ mờ cảm thấy thế nào là cái khoái của sự đâm chém, gây sự, hành hung...
Chàng tung hoàn như vào chỗ không người vì ngay từ khi nhập cuộc, Tài đã bị hạ ngay, chỉ phản ứng yếu ớt...
Mãi tới gần hai phút sau, nhân viên nhà hàng mới ập lại. Người ta khiêng Tài đi bệnh viện vì Tài bị thương khá nặng, còn Hướng thì bị lên Cành sát cuộc!
...
Từ khi xảy ra chuyện đáng tiếc, mọi người trong gia đình Thúc, từ Hòa đến các con Hòa, đều cố giấu nhẹm không cho Thúc biết...
Nhưng chỉ hai ngày sau, câu chuyện đã đến tai Thúc...
Thúc không mắng, không giận gì Uyển, chỉ thấy buồn, thấy tự giận mình, nhất là khi được biết sở dĩ Uyển nhận lời đi ăn ở nhà hàng Caravelle với Tài là để hỏi tiền Tài, vì thấy gia đình túng thiếu...
Thúc nhận tất cả trách nhiệm tinh thần của mình và cho rằng những hành động của Uyển đều bắt nguồn từ sự sa ngã của Thúc...
Thúc thao thức suốt đêm, không ngủ và tự hỏi mình phải làm gì, thì hôm sau Thúc lại thổ huyết và bệnh Thúc trởlại trầm trọng.
...
Những biến cố rồn rập vừa qua làm Diễm hết lưỡng lự, câu chuyện đáng tiếc của Uyển khiến Diễm thấy cần phải thúc giục Khải làm lễ cưới, sớm ngày nào hay ngày ấy; do đó, lễ cưới đã được ấn định sớm hơn sự trù liệu của Khải gần hai tuần lễ...
Tình yêu của Đạt lúc này đối với Diễm không thành vấn đề nữa: Diễm chỉ mong cho cha khỏi bệnh, cho gia đình yên ấm.
...
Thúc và Diễm đang vui vẻ bàn về ngày cưới Diễm thì Huyền tới. Huyền cho Thúc hay là Uyển đã xin được phép ông dự thẩm để vào thăm Hướng, ở khám Chí Hòa, nhưng Uyển ngại, chưa muốn gặp Hướng, Uyển nhờ Huyền vào thăm Hướng, Uyển lại cậy Huyền nói cho Hướng yên tâm là Uyển vẫn trung thành với Hướng, và chỉ đợi Hướng được trả tự do thì hai người sẽ làm lễ thành hôn...
- Chị ấy nhờ con như vậy. Ba dạy con sao?
Từ khi thấy mình bệnh nặng thêm, Thúc không những cười luôn, mà bất cứ cái gì, Thúc cũng gật, hầu như Thúc không còn đủ can đảm từ khước ai điều gì; Thúc chỉ mong làm vui tất cả mọi người thân yêu...
Cho nên nghe Huyền hỏi, Thúc gật đầu luôn:
- Con đi giùm chị con là phải. Chắc Uyển nó còn ngượng, chưa muốn gặp Hướng...
Cần nhất là con nên an ủi Hướng cho nó khỏi buồn...
Dù ông Tài có bị thương thành cố tật chăng nữa, chắc Hướng chỉ bị giam ba tháng là được trả tự do. Con nhớ nhắc những lời ba nói cho nó hiểu, con nhé!
- Dạ. Vậy để con đi luôn!
...
Huyền rời bệnh viện đi thẳng ra chợ Bến Thành, mua một “ký nho, mấy gói thuốc lá, rồi gọi taxi, bảo chạy thẳng xuống khám Chí Hòa.
Ít lâu nay, trong gia đình, Huyền là người “đau khổ” không kém gì Hòa, Diễm, Thúc, vì Huyền nhiều tình cảm như Diễm và ưa suy nghĩ như Thúc. Huyền chỉ nơm nớp lo sẽ có những biến cố xảy ra, chỉ lo cha nàng chết, chỉ lo mẹ nàng buồn, hoặc Diễm bốc đồng không chịu lấy Khải, hoặc những người theo đuổi Uyển gây một vụ lộn xộn nào nữa, làm gia đình nàng thêm tai tiếng...
Ai bảo sao thì nàng làm vậy, mẹ nàng bảo rằng đi cùng mẹ đến nhà bà Hằng, nàng cũng vâng; cha nàng bảo nàng đưa thư cho bà Hằng, nàng cũng “dạ”. Diễm gửi bức tranh do ông Đạt vẽ cho nàng giữ, trước khi về nhà chồng, nàng cũng gật. Uyển bảo nàng vào khám thăm Hướng thay Uyển, Huyền cũng không phản đối! Hôm Huyền mang cái thư của Thúc lại đưa cho Hằng, Hằng đã khóc sướt mướt khiến Huyền cũng mủi lòng khóc theo và nàng phải dỗ Hằng, an ủi Hằng y như một người chị “nựng” em!
Huyền thấy mọi người đều đau khổ, đều đáng thương và người đáng thương nhiều nhất là Thúc, vì nàng biết cha nàng là người sợ cô đơn nhất, sợ chết nhất...
...
Với tâm trạng ấy, khi Huyền ngồi ở phòng đợi của khám, nàng cảm thấy gần gũi hơn bao giờ hết, cái xã hội đau thương củ những người cùng đang chờ đợi như nàng, cũng đang cô đơn như nàng.
Cho nên khi Huyền gặp Hướng, niềm xót thương thành thực hiện rõ trong khoé mắt nàng, trong vẻ mặt nàng, đã làm cho Hướng không những không buồn vì không được thấy mặt Uyển; trái lại, Hướng hầu như cũng ngại không nhìn cái khuôn mặt từ bi của Huyền.
- Chị Uyển bảo em vào thăm anh, vì chị Uyển...
bị đau...
lần sau, chị sẽ tới...
- Thế à!
Tiếng “thế à” gần như thản nhiên của Hướng làm cho Huyền tưng hửng. Huyền đinh ninh là Hướng sẽ hỏi săn, hỏi đón, tại sao Uyển không tới, sẽ khổ sở, sẽ thất vọng khi không thấy mặt Uyển, nên Huyền đã sửa soạn nhiều câu, nhiều lý lẽ, để giải thích, để bào chữa cho Uyển. Nhưng hai tiếng “thế à” cụt thun lủn của Hướng khiến Huyền ngơ ngác nhìn Hướng, tìm hiểu. Nàng ngờ rằng Hướng còn giận Uyển nên làm ra vẻ lạnh nhạt, nàng bèn kín đáo trình bày lý do tại sao Uyển đã từ chối Hướng để đi ăn với Tài. Huyền tận tình bào chữa cho chị, nhưng Hướng chỉ nghe bằng hai tai lơ đãng, gần như miễn cưỡng, và khi Huyền chấm dứt, Hướng lại vui vẻ đáp:
- Thế à!
Huyền nhìn Hướng:
- Anh vẫn còn giận chị em?
Tiếng cười vui vẻ của Hướng nổi lên:
- Không cô Huyền ạ!
Rồi Hướng lái luôn câu chuyện theo hướng khác. Chàng hỏi thăm Huyền về bệnh tình của cha Huyền, rồi nhìn vào gói nho Huyền mang theo, Hướng hỏi:
- Cô mang quà cho tôi đấy à?
- Dạ. Có nho và thuốc lá. Em không biết anh hút thuốc lá gì, nên em mua một gói Bastos, một gói Ruby Queen, một gói Me lia vàng.
Mắt Hướng sáng lên và chàng nở nụ cười của kẻ thèm thuốc là từ lâu:
- Trời! Cô giỏi quá. Melia vàng là đúng “goùt” của tôi!
- Có nho đây. Mời anh xơi nho.
Nàng mở gói nho, lấy ra một chùm, đưa cho Hướng. Hướng đỡ lấy chùm nho, chàng đốt thuốc, hút một hơi dài, đợi cho khói thuốc thấm vào phổi. Rồi chàng mới cắn một trái nho, vừa cắn vừa nhìn vào đôi mắt kỳ lạ của Huyền:
- Thú thực với cô, ở trong này, chúng tôi thèm từ một chút khí trời đến một hơi thuốc lá...
Huống hồ là được ngồi hút thuốc lá, ăn nho và...
nói chuyện với những người từ...
“ngoài đời” tới, mang một chút hương thừa của tự do vào cho mình!
Từ lúc gặp Hướng, Huyền vẫn băn khoăn về thái độ của Hướng đối với chị mình nên khi thấy giọng Hướng hơi nhiễm vẽ chán chường, Huyền hỏi luôn:
- Anh bảo có vào tù mới “hiểu mình và hiểu người”. Vậy anh “hiểu” ra sao?
Hướng im lặng một lúc mới đáp, giọng mơ màng “thi sĩ”:
- Mình nhìn sự vật dưới một ánh sáng khác...
chẳng khác nào một buổi ban mai, mình bừng tỉnh, bầu trời vẫn xanh, mây trắng vẫn bay, chim vẫn ca, người đàn bà vẫn yêu kiều, vậy mà lòng mình không còn rộn ràng, yêu đời như trước nữa, hoặc là vẫn rộn ràng, yêu đời, nhưng rộn ràng một cách khác, yêu đời một cách khác...
- Anh đừng hiểu lầm chị Uyển...
Chị Uyển bao giờ cũng nghĩ tới anh, chỉ biết có anh, chỉ đợi anh được trả tự do để làm lể thành hôn...
Hướng cười, phân trần:
- Tôi có giận Uyển đâu. Bây giờ thì tôi hiểu Uyển lắm.
Rồi Hướng hỏi luôn sang chuyện khác:
- À mà Uyển đau ra sao?
- Cũng không có gì đáng quan tâm. Chắc chỉ vài ngày nữa chị sẽ bình phục và vào thăm anh.
- Tôi cũng mong thế!
Hướng nói “mong” gặp Uyển bằng một giọng lịch sự hơn là tha thiết, làm Huyền cảm thấy bực bội. Huyền không hiểu nổi tại sao tình yêu lại có thể đổ vỡ quá ư dễ dàng, chóng vánh như vậy...
Nàng ngờ ngợ hình như chính Uyển cũng đã hết yêu Hướng, cho nên mới nhờ nàng vào thăm Hướng! Vậy thì có thực là hai người đã yêu nhau, hay không? Có thực là họ đã say mê, hay không? Nếu Hướng không say mê Uyển thì tại sao Hướng lại vì Uyển mà hành hung Tài đến nỗi bị cầm tù, bị lỡ dở cả tương lai, cả cuộc đời...
Để rồi đến khi vì yêu mà bị cầm tù thì lại thấy lòng mình nguội lạnh?
- Gần hết ba mươi phút rồi, anh có dặn gì chị Uyển không?
Nghe Huyền hỏi, Hướng giật mình, cố moi óc tìm một điều gì để nhờ Huyền nói với Uyển mà chàng không tìm được, và khi tiếng còi chấm dứt cuộc thăm viếng của người giám thị nổi lên, Hướng bất giác hỏi Huyền: “bao giờ cô lại vào đây?”, khiến Huyền ngơ ngác trả lời: “lần sau, chị Uyển em vào, chắc em không vào” thì Hướng mới bàng hoàng thấy rằng tâm hồn chàng đã bị hình ảnh Huyền chiếm đoạt, ngự trị từ lúc nào. Hướng nhìn theo Huyền, trong lòng tự nhủ: “chả nhẽ mình lại yêu Huyền rồi sao! Mình yêu Huyền thì thật là vô lý hết sức. Mình là đứa chung thủy, đâu phải phường Sở Khanh!”
Còn Huyền thì nàng từ biệt Hướng với tâm hồn ngây thơ, của một người em đi “công án” cho chị! Vì tuy nàng không cắt nghĩa nổi thái độ dửng dưng của Hướng đối với Uyển, Huyền vẫn không ngờ, không tưởng tượng nổi là Hướng đã yêu nàng! Khi từ biệt Hướng, Huyền chỉ cảm thấy buồn, buồn mên mông như nàng chưa bao giờ buồn đến độ ấy! Huyền ngờ đâu chính cái buồn mênh mông đó là triệu chứng báo trước những cơn bão táp của tình yêu, và tất cả những người sắp bước vào sóng gió của yêu đương đều không thoát khỏi cái cảm giác mênh mang của người lũ hành cô độc chưa tìm thấy bạn đường! Huyền cho rằng cảm tình của mình đối với Hướng chỉ là lòng xót thương đối với người yêu của chị mình, cho nên khi trở về, nàng hồn nhiên kể cho Uyển nghe tất cả những chi tiết của buổi viếng thăm, nhưng cuối cùng, nàng nói với Uyển một câu, tuy biết là không đúng sự thực, mà nàng vẫn nói:
- Anh ấy mong đợi chị lắm, chị nên vào thăm anh, sớm phút nào hay phút ấy!
- Thế à!
Câu trả lời của Uyển, giống hệt câu trả lời của Hướng, làm Huyền bàng hoàng! Nàng nhìn chị, nhìn gương mặt lạnh lùng của chị, và Huyền hiểu là chị mình cũng đã hết yêu Hướng, cũng như Hướng đã hết yêu Uyển. “Có thể như thế được chăng”? Huyền tự đặt câu hỏi và tự nhiên nàng thấy đau xót!
Huyền đau xót vì Huyền là một tâm hồn luôn luôn đòi sự tuyệt đối: Cũng như nàng không thể tưởng tượng nổi, chấp nhận nổi cha nàng đang sống rồi đột nhiên phải chết, nàng không thể chấp nhận được là Uyển đang yêu Hướng, Hướng đang yêu Uyển, rồi đột nhiên hai người hết yêu nhau! “Nếu tình yêu chỉ phù du có thế thì cuộc đời thê lương biết bao”! Huyền nghĩ vậy và không những nàng cảm thấy buồn, nàng còn cảm thấy sợ, hoang vắng. Nàng thấy giận chị và tức bực Hướng.
Cho nên, nàng chỉ nói chuyện qua loa với Uyển rồi trở lại bệnh viện với Thúc. Nhưng dọc đường, không hiểu Huyền nghĩ sao, nàng lại bảo xe taxi đưa tới đường Lý Trần Quấn để tạt qua thăm bà Hằng...
Gặp Huyền, Hằng lộ vẻ vui mừng trên khuôn mặt ưu tư, bởi vì, không những Huyền mang tin tức của Thúc tới mà Huyền còn là thiếu nữ được Hằng mến yêu nhất trong bốn chị em Huyền.
- Ba Huyền mấy hôm nay ra sao?
- Ba em vẫn thế! Lại có mòi yếu hơn trước...
Hai người yên lặng nhìn nhau...
Trong bóng hoàng hôn của buổi chiều u uất sắp mưa, Huyền thấy Hằng chớp vội đôi mắt...
Đột nhiên, Huyến nói với Hằng:
- Hay chị đi cùng em, lại thăm Ba em đi!
Hằng thở dài:
- Liệu có tiện không?
- Có gì mà không tiện!
- Hôm nọ, má của Huyền lại đây, bảo tôi lại thăm Ba Huyền, tôi đã cám ơn má Huyền và nói rõ với má Huyền là không bao giờ tôi dám lại thăm anh Thúc, để cho anh sớm bình phục. Nếu lúc này tôi tới thăm thì còn ra nghĩa lý gì nữa?
Huyền biết Hằng nói vậy là hợp lý. Nhưng nàng cũng vẫn trả lời:
- Thì cứ đi! Má em có biết chị tới đâu mà chị ngại. Em sẽ không cho má em hay!
Lời hứa “tòng đảng” của Huyền làm Hằng hết lưỡng lự. Từ xa có tiếng sấm nổi lên khiến Hằng lại càng bồn chồn. Nàng biết rằng nàng không còn đủ can đảm ngồi nhà để đợi mưa đổ xuống tâm hồn quằn quại của nàng nữa.
Nàng đứng lên, định sửa soạn để ra đi, nhưng nàng lại sa sầm mặt, ngồi xuống, lắc đầu nói với Huyền:
- Cô có hiểu khi người ta ở trong một hoàn cảnh ngang trái, một “situation fausse” thì người ta khổ tâm đến thế nào không? Nếu tôi là Uyển thì tôi đã xin vào tù để được gần Hướng rồi...
! Huyền tưởng tôi không muốn thăm Ba Huyền sao?... Tôi chết trong lòng, trong dạ vì không gặp Ba Huyền, nhưng gặp để làm gì, sẽ ra sao? Nhất là đối với sự cao thượng của má Huyền, tôi còn mặt mũi nào nữa! Hoàn cảnh ngang trái là thế đấy Huyền ạ!
Huyền buồn rầu nhìn Hằng:
- Thôi cứ đi chị ạ! Cứ đi rồi muốn ra sao thì ra! Em cũng chả hiểu như thế là phải hay không phải. Nhưng chắc chắn là sẽ làm Ba em sung sướng! Bấy nhiêu là đủ rồi có phải không chị?
- Vậy thì đi!
Lần này thì Hằng cương quyết đứng lên và nàng sửa sang bộ mặt, mái tóc một cách đặc biệt trái với thói quen giản dị của mình. Hầu như Hằng đem hết tâm hồn trang điểm cho mình thất duyên dáng, thật xứng đáng là người tình của Thúc để nếu Thúc chỉ còn được gặp nàng lần cuối cùng rồi chết, thì ít ra Thúc cũng mang sang thế giới bên kia, hình ảnh kiều diễm nhất của nàng...
!...
Hằng mở cái tủ áo, nói với Huyền:
- Huyền làm ơn chọn hộ cho chị một cái áo...
Ba Huyền thích màu gì?
Nghe Hằng nói, Huyền chợt nhận thức tất cả cáo trớ trêu ngang trái của hoàn cảnh: một cô gái, tìm màu áo cho người yêu của Ba mình mặc để đến thăm Ba mình và chính người đàn bà mà nàng chọn áo giùm đó là người làm cho mẹ thân yêu của nàng đau khổ.
...
Tới bệnh viện, Huyền đề nghị với Hằng đợi một phút để nàng lên phòng Thúc, báo trước cho cha nàng biết, vì sợ sự viếng thăm đột ngột của Hằng sẽ làm Thúc xúc động. Không có lợi cho bệnh tình Thúc, Hằng đứng lại bên lối đường mòn trong khu bệnh viện, còn Huyền đi thẳng lên lầu. Huyền đẩy cửa bước vào phòng Thúc. Diễm và Tuyết vừa trở về nhà, chỉ có một mình Thúc nằm một mình:
- Con vào thăm Hướng về đấy à?
- Dạ.
- Có gì lạ không con?
- Thưa Ba, anh ấy vẫn như thường và gửi lời hỏi thăm Bạ..
Huyền nhìn cha, rồi thủng thẳng nói tiếp:
- Con vừa tạt qua bà Hằng...
Bà Hằng đi cùng con lại thăm Ba. Nhưng con chưa dám mời bà ấy lên...
Con đợi hỏi ý Bạ..
Mắt thúc vụt sáng. Thúc nhổm ngay dậy:
- Đâu, bà ấy đâu?
- Bà ấy ở dưới kia. Để con xuống mời bà ấy lên...
- Khoan, đợi Ba một phút...
Thúc luống cuống, hốt hoảng như một đứa bé đau ốm lâu ngày, bị cha mẹ bắt phải kiêng, chỉ cho ăn cháo, nên thèm nhớ cơm, được người chị thương tình cho ăn vụng một chén cơm nhỏ, và vừa ăn vừa lo, chỉ sợ cha mẹ biết, chỉ sợ bệnh thêm nặng, nhưng lo mà vẫn ăn, mà càng lo thì ăn càng ngon...
- Đợi Ba đi cùng với!
Huyền mở to mắt nhìn bố:
- Chết! Ba đi sao được!
- Tại sao lại không được? Ba phải tập...
để hôm này còn dự lễ cưới Diễm chứ!
Rồi không đợi Huyền có ý kiến, Thúc lấy quần áo thay, chàng trút bỏ bộ đồ ngủ nát nhàu, mặc một áo sơ-mi mới lấy ở tiệm giặt về, một cái quần tây thẳng nếp nhất; chàng tìm được, và có lẽ lần này là lần đầu tiên, từ khi vô bệnh viện, Thúc chải mớ tóc rối bù của mình, Huyền nhìn thấy bàn tay củ Thúc run run, có nhẽ vì Thúc xúc động, nhưng lòng thương cha của Huyền thì lại cho là Thúc yếu, không mang nổi cả một cái, nên Huyền bùi ngùi, chỉ muốn khóc...
- Xong rồi! Đi con!
Thúc vịn vai con gái, và hai bố con lững thững xuống cầu thang...
Vừa thấy bóng Thúc, Hằng vội rảo bước tiến đến về phía Thúc, nước mắt chảy vòng quanh...
Bàn tay Thúc rời vai Huyền, đặt lên vai Hằng, và Thúc nói với con gái:
- Để bà Hằng đưa Ba đi dạo ở ngoài một lát cho đỡ tù túng...
Con cứ về trước đi.
Hằng nhìn Huyền, chớp mắt nói nhỏ nhẽ:
- Cám ơn Huyền...
Huyền đứng yên, nhìn hai người đi về phía cổng bệnh viện. Huyền thấy tay hai người tìm nhau, mười ngón tay đan lấy nhau, và họ dìu nhau đi sâu vào bóng tối dày đặc của buổi chiều, đang đổ xuống, bao vây lấy họ. Huyền nhìn theo cho đến khi bóng hai người nhòa trong bóng tối mênh mông, và nước mắt Huyền lặng lẽ chảy xuống má.
Huyền có cảm tưởng như hai cái bóng mờ ảo của hai người đang đi vào tịch mịch, vào hư vô. Tự nhiên Huyền thấy thương mẹ, thấy mình có tội với mẹ và nàng cần phải về ngay nhà để thú tất cả với me....
...
Tới nhà, Huyền thấy mẹ ngồi rầu rĩ một mình, nhìn ra đường...
Huyền chưa biết bắt đầu thế nào để thú tội với mẹ, thì Hòa đã nói với Huyền:
- Con ngồi đây, mẹ có chút việc cần bàn với con về bà Hằng...
Huyền giật mình, tưởng mẹ đã biết tất cả sự thực. Nàng sợ sệt nhìn mẹ, thì Hòa đã rơm rớm nước mắt:
- Mẹ nói con đừng buồn...
Bác sĩ Thoại cho mẹ biết là Ba con khó mà qua khỏi...
chỉ còn cách là chiều theo ao ước ngấm ngầm của Ba con! Để may ra, Ba con khỏi bệnh, mà nếu không khỏi, thì ít ra, những ngày cuối cùng của Ba con cũng là những ngày...
vui tươi...
Hòa ngừng một lát, rồi bà lấy tay chùi nước mắt, nói tiếp:
- Hôm nọ, ở nhà bà Hằng, mẹ đã bảo bà ta cứ việc vào thăm Ba con. Nhưng chắc là bà ta ngượng, không chịu đến...
Vậy việc này, mẹ nhờ con, vì chỉ con là làm được! Con nên tới giải thích cho bà ta hiểu, và rủ bà ta tới thăm Ba con, cho Ba con vui lòng...
Nghe mẹ nói, nhất là nghe cái giọng chịu đựng, nhẫn nhục của mẹ, Huyền chỉ biết gục đầu vào lòng mẹ khóc, rồi nàng nức nở thú với mẹ tất cả chuyện vừa xảy ra.
Hòa vuốt tóc con, gượng cười bảo Huyền:
- Con làm thế phải lắm...
Người đàn bà sinh ra đời để hy sinh, để chịu đau khổ...
con à! Con làm vậy, nếu Trời có bắt cha con phải thất lộc, thì Ba con cũng không có gì ta thán mẹ con mình...
Hòa nói đúng...
Chỉ một nửa tháng sau đám cưới của Diễm lấy Khải, thì Thúc từ trần...
Thúc chết, mang theo hình ảnh của vợ, của bốn đứa con và của Hằng mặc cái áo hồn. Thúc chết như một triết nhân từ biệt cuộc đời, thèm sống đến đau xót, nhưng khi chết thì vẫn giữ nụ cười trên môi.