Liên Mạng VietNam || GiaiTri.com | GiaiTriLove.com | GiaiTriChat.com | LoiNhac.com Đăng Nhập | Gia Nhập
Tìm kiếm: Tựa truyện Tác giả Cả hai

   Tìm theo mẫu tự: # A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z Danh sách tác giả    Truyện đã lưu lại (0
Home >> Truyện Dài >> Yêu

  Cùng một tác giả


  Tìm truyện theo thể loại

  Tìm kiếm

Xin điền tựa đề hoặc tác giả cần tìm vào ô này

  Liệt kê truyện theo chủ đề

  Liệt kê truyện theo tác giả
Số lần xem: 7802 |  Bình chọn:   |    Lưu lại   ||     Khổ chữ: [ 1, 2, 3

Yêu
Chu Tử

Phần III- 2

Tuấn trang cỗ bài một lần nữa, trước khi nói tiếp:
- Đánh bài phé, cần nhất là cây bài “tẩy”. Nếu mình biết được cây bài của đối phương là cây bài gì, thì dĩ nhiên là mình “ăn chết”, có phải không chị? Chị nhìn cỗ bài tôi vừa mới mua về đây, chị nhìn xem có dấu gì không? Một trăm phần trăm là không có dấu chứ gì! Chị nhìn coi...
Tuấn đưa cỗ bài cho Uyển coi. Uyển nhìn qua một vài cây, rồi trả lời:
- Quả là không có dấu! Vậy sao?
- Thế này nhé! Chị cứ rút bất cứ cây gì. Tôi chỉ nhìn thoáng qua, là có thể biết được cây bài úp của chị là cây gì. Chị rút thử một cây đị..
Tuấn trang cỗ bài một lần nữa, đặt cỗ bài lên đĩa, bảo Uyển rút...
Uyển vữa rút cây bài ra khỏi đĩa thì Tuấn điềm tĩnh hỏi:
- Cây “đầm” phải không?
Uyển lật ngửa cây bài lên bàn thì đúng là một cây “đầm trèfle”, khiên Uyển thốt lên một tiếng reo: “Tài quá”. Nàng rút luôn một cây thứ hai, và cây bài vừa ra khỏi đĩa thì Tuấn đã nói:
- Chị rút cây “bạt” đó!
Uyển lật ngửa cây “bạt” và nàng há hốc miệng, mở to đôi mắt nhìn Tuấn như nhìn một nhà ảo thuật trứ danh:
- Phục anh hết sức...
Làm sao anh biết được?
Gương mặt rạng rỡ, Tuấn cố làm ra vẻ “tỉnh khô”, trả lời Uyển:
- Vậy chị tin ở tài tôi chưa?
Tuấn nhìn Uyển, cười đắc chí. Uyển tin tưởng thực tình, vì nàng không ngờ rằng cái trò mà Tuấn mới biểu diễn chỉ là một trò sơ đẳng của dân làng bịp, cũng như Tuấn ngây thơ tưởng rằng mình đã trở thành một lãnh tụ số một trong làng bịp với cái tiểu xảo mà chàng đã học được...
- Vậy tôi có thể cộng tác với anh bằng cách nào?
Nghe Uyển sốt sắng hỏi, Tuấn cười khoái trá:
- Chị sẽ có cái nhiệm vụ “cõng bê”.
- “Cõng bê”! Cõng bê là thế nào?
- Không khó gì cả. Cõng bê là tìm những đứa nào giàu mà bất lương, dẫn đến cho bọn này làm thịt...
“Bê” là bịp...
Cõng bê là “cõng” những tay bịp đi thịt bọn có tiền. Chị có quen nhiều đứa giàu mà bất lương không?
- Thiếu gì đứa...
Ai giàu mà không bất lương? Nếu công việc của tôi chỉ có vậy thì dễ ợt...
Tôi sẽ kiếm cho anh một “lô” toàn những đứa giàu sụ cả...
Tuấn reo mừng:
- Thế thì nhất chị! Vậy bao giờ có thể tổ chức được hở chị?
- Bất cứ lúc nào anh muốn...
Tuấn chăm chú nhìn Uyển...
Mặc dầu là một đảng trưởng cuồng tín, Tuấn vẫn không thể ngờ Uyển lại có thể thành thực bằng lòng gia nhập tổ chức của mình một cách sốt sắng như vậy. Tuấn ngắm cái sắc đẹp cao kỳ của Uyển và tuy chàng vẫn tự phụ không còn cái gì ở đời làm cho Tuấn ngạc nhiên, Tuấn vẫn không khỏi ngạc nhiên tự hỏi những lý do nào đã khiến Uyển gia nhập đảng của mình. Đột nhiên, Tuân thấy lòng xôn xao trước sắc đẹp của Uyển và Tuấn tự nhủ: “Đứa nào bảo người ta chỉ có thẻ có một tình yêu duy nhất là...
láo khoét. Mình yêu Huyền, rồi yêu Tuyết...
và bây giờ lại thấy yêu Uyển, và thành thực yêu cả ba người...
Nhưng lúc này thì nhất định là mình yêu Uyển nhất...
” Ý nghĩ đó làm Tuấn thốt một tiếng khen, không ăn nhập gì với câu chuyện đang nói:
- Chị đẹp quá!
Vốn đã quen nghe nhiều người ca tụng sắc đẹp mình, Uyển không tỏ vẻ ngạc nhiên khi thấy Tuấn đột nhiên khen mình đẹp. Nàng cười, nói với Tuấn:
- Chắc anh đang nghĩ cách lợi dụng cái sắc đẹp của tôi trong tổ chức của anh?
Tuấn vội lắc đầu:
- Đâu có thế! Sự thực thì tôi tự hỏi tại sao một người đẹp, đầy tương lai như chị, lại bằng lòng gia nhập tổ chức của bọn chúng tôi...
Thường thường, thì chúng tôi chỉ kết nạp những kẻ bất đắc chí, bất mãn với đời.
- Tôi cũng là một đứa bất mãn chứ sao!
Uyển nói đúng. Từ cái vụ lộn xộn xảy ra ở nhà hàng Caravelle, tâm trạng của Uyển là tâm trạng của một kẻ bất mãn. Vụ lộn xộn đã tạo trong dư luận những người quen biết một thành kiến không đẹp đối với Uyển: họ cho Uyển là một thiếu nữ đã lợi dụng sắc đẹp và cái vốn học thức của mình để soay sở làm tiền. Phần đông, họ đều nhìn Uyển dưới cái khía cạnh đó, cho nên, họ cũng chỉ nghĩ cách lợi dụng Uyển như họ tưởng là Uyển định lợi dụng họ.
Thấy mọi người có thành kiến đối với mình, không những Uyển không tìm cách phá bỏ thành kiến, mà còn cố tình làm cho người khác hiểu lầm mình hơn nữa, vì Uyển là đứa nhiều tự ái...
Nàng sở dĩ thích cái lối sống của Tuấn, hăm hở gia nhập tổ chức của Tuấn, chỉ vì tức bực, bị người ngoài ngấm ngầm khinh rẻ. Cũng vì lẽ đó, từ sau cái vụ lộn xộn với Hướng, Uyển thấy thoải mái mỗi khi gần gũi, tiếp xúc với những kẻ lạc long bị đời ruồng bỏ, hơn là khi phải giao thiệp với những kẻ lương thiện, đứng đắn...
Không hiểu tâm trạng của Uyển, Tuấn ngạc nhiên hỏi:
- Chị mà bất mãn? Chị bất mãn về cái gì, với sắc đẹp và học thức của chị?
Uyển lắc đầu:
- Anh chưa biết! Chứ tôi chán đời ghê! Anh coi! Từ bao nhiêu lâu nay, tôi có yêu ai đâu! Tôi chẳng yêu ai thực tình mà cũng chả ai thực tình yêu tôi. Để tôi tìm mấy đứa nào “sộp” đưa lại cho anh thịt chúng, cho vui. Nhất là tôi cũng cần tiền lắm!
Nghe những câu chán chường từ cái miệng xinh đẹp của Uyển thốt ra, Tuấn thấy lòng rào rạt, chỉ muốn ôm Uyển hôn, củng như chàng đã định hôn Tuyết, hôn Huyền, và chàng thở ra, thẫn thờ nói với Uyển:
- Chị cứ nói...
Chứ thiếu gì người yêu chị thực tình...
Uyển nhìn Tuấn cười hóm hỉnh:
- Chắc chắn là trong số những người đó, có anh phải không?
Tuấn vừa ngượng vừa sung sướng nhìn Uyển, như đứa nhỏ muốn mặc áo đẹp chưa dám nói với mẹ, mà mẹ đã tự mang áo ra mặc cho mình. Tuấn chưa biết nói sao thì Uyển vẫn tủm tỉm cười, nói tiếp:
- Kể ra yêu như anh mới là yêu một cách nghệ sĩ...
Anh vẽ tranh cho Huyền thì anh yêu nó, đến lúc anh đưa Tuyết đi ca thì anh cũng mê Tuyết, và bây giờ tôi vào đảng của anh, thì đảng trưởng lại muốn yêu đảng viên! Anh yêu tất cả, mà rốt cuộc chẳng yêu ai. Như thế mới gọi là yêu có phải không anh?
Những lời phân tích của Uyển như lột trần tâm lý Tuấn, khiến Tuấn lặng người, thấy Uyển thực đáng “bậc chị”, và Tuấn không nên chơi chèo, tìm cách tán cả “chị Uyển”. Sự thực thì Tuấn nhiều tuổi hơn Uyển, nhưng vì Tuấn thân với Huyền và Tuyết hơn là với Uyển, nên vẫn coi Uyển như “chị”, Tuấn có ngờ đâu là nếu lúc đó, Tuấn ngổ ngáo và liều lĩnh một chút, thì Uyển có thể ngã trong lòng Tuấn: không phải là Uyển yêu Tuấn, nhưng Uyển lúc này như một quả chín tất nhiên phải ruing, sẽ rơi vào bất cứ bàn tay nào giơ lên hứng đón. Uyển đang lúc tinh thần khủng hoảng, nàng lại đang ở cái tuổi tràn đầy nhựa sống, và một đôi khi, lòng thèm khát sinh lý đã khiến Uyển có ý tưởng điên rồ, sẽ tìm một người đàn ông nào mà nàng không yêu, không quen—cần nhất là người nàng không yêu—để trao thân gửi thịt cho người đó, vì từ khi bị mang tiếng về vụ lộn xộn ở nhà hàng Caravelle, Uyển ngấm ngầm giận đời và giận mình, hằn học tự nghĩ: “Dù ta có mất cả trinh tiết chăng nữa, vẫn không thiếu gì kẻ lạy van ta để đòi lấy tạ..
” Cho nên khi thấy Tuấn khen mình đẹp, Uyển đã nửa đùa nửa thật, moi tất cả tim gan Tuấn ra, với dụng ý khiêu khích Tuấn, nhưng khi Tuấn có vẻ sợ sệt của một đứa em hối hận vì sự ngỗ ngược của mình, thì Uyển hơi thất vọng, tự nghĩ: “Tuấn chỉ là hàng em út, chưa phải là một đối thủ xứng đáng”. Nàng bèn lên giọng kẻ cả, hỏi Tuấn:
- Vậy anh định tổ chức vào bữa nào, để tôi mang “nạn nhân” lại cho anh?
- Chiều mai được không chị? Nhưng cần nhất là phải có chị tham dư....
Cần có chị, đánh cầm chừng, lấy lệ để che mắt ho....
Uyển cười:
- Cũng được. Nhưng tôi chỉ biết đánh lơ mợ..
- Càng lơ mơ càng hay. Đã có tôi và một người bạn nữa làm công việc “phanh thây uống máu” ho....
- Entendu! Thôi tôi về nhé!
Uyển đưa tay bắt tay Tuấn, Tuấn hơi ngạc nhiên thấy bàn tay Uyển nóng hổi, và mắt Uyển long sòng sọc...
Uyển ra khỏi phòng Tuấn từ lâu, mà Tuấn vẫn ngồi thừ ra suy nghĩ để tự hỏi một cách ngớ ngẩn: “Hay là Uyển yêu mình? Nhất định đôi mắt của Uyển lúc nãy là đôi mắt của tình yêu đang rạo rực. Mình ngu quá! Hơn Uyển tới ba bốn tuổi mà cứ coi nó như chị thì quả là đồ tồi...
” Tuấn vẫn còn tiếc rẻ, nghĩ tới Uyển, thì Đạt tới...
Vừa thấy mặt Đạt, Tuấn reo lên:
- Kìa anh Đạt. Chị Uyển vừa ở đây rạ..
- Thế à! Có chuyện gì lạ không?
Tuấn buột miệng nói:
- Hay lắm! Chúng ta sắp thực hiện một “củ”...
Nói đến đây, Tuấn mới biết là mình quá ư “phổi bò”, và cần giữ bí mật tổ chức của mình...
chàng im bặt, khiến Đạt sinh nghi, hỏi luôn:
- Củ gì vậy?
Tuấn chưa kịp bố trí nên ấp úng:
- À! À!...
Đạt nhìn thẳng vào mắt Tuấn:
- Hay cái củ “cõng bê” mà anh đã nói với tôi bữa nào? Có phải thế không?
- Không phải...
củ khác...
Nhưng giọng nói gượng gạo của Tuấn không đánh lừa được Đạt...
Đạt định đến báo cho Tuấn biết là chàng quyết định lấy Trang và hai người sẽ chính thức lấy nhau. Đạt đã nghĩ kỹ...
Chàng sẽ lấy Trang, chàng nhất định tạo hạnh phúc cho Trang và đồng thời gián tiếp tạo hạnh phúc cho Diễm.
Sau cái buổi gặp Diễm ở nhà Trang, Đạt gần hết lưỡng lự. Chàng thấy Diễm, tuy tỏ ra học trò mình, mà còn biết cách cư xử đường hoàng hơn mình, cho nên nếu chàng còn theo đuổi Diễm, thì chàng sẽ tự khinh mình, nhất là chàng đã ngủ với Trang thì chàng có bổn phận lấy Trang dù Trang không bằng lòng lấy chàng chăng nữa. Chàng sẽ theo gương Diễm, Diễm nhất quyết tạo hạnh phúc với Khải thì chàng cũng sẽ gắng tạo hạnh phúc với Trang...
Thấy gương mặt Tuấn sượng sùng, Đạt nghiêm giọng nói với Tuấn:
- Mục đích tôi đến tìm anh hôm nay, là để ngỏ lời với anh, xin cưới Trang làm vơ....
Tuấn nhìn Đạt như nhìn một con vật lạ:
- Thực không? Anh định lấy con Trang thực à?
- Thực!
Tuấn lặng im...
Thấy Đạt ngỏ ý muốn lấy Trang, Tuấn đột nhiên trở lại bổn phận anh của mình. Chàng tự nhủ: “Mình thì bừa bãi, láo lếu thế nào cũng không thành vấn đề, nhưng không thể để con Trang nó sống mãi đời vũ nữ của nó được...
”, cho nên Tuấn không khỏi mừng thầm khi thấy Đạt định lấy em mình. Nhưng Tuấn vẫn băn khoăn, nói với Đạt:
- Hỏi thực anh, anh yêu nó thực hay anh chỉ có ý định cứu vớt nó?...
Tuấn phải đợi tới gần một phút sau, Đạt mới trả lời. Giọng Đạt trâm2 và thành khẩn:
- Kể ra thì anh và tôi, chúng ta đều cần phải tìm cách tự cứu vớt mình...
Cho nên, nếu tôi định cứu vớt Trang—như anh nói—thì cũng chính là để cứa vớt mình...
- Anh thì có gì cần phải tự cứu vớt?
Nghe Tuấn hỏi, Đạt muốn đem cả tâm trạng của mình kể cho Tuấn nghe, cái tâm trạng lạc long của mộ gã trí thức, trên dưới bốn mươi tuổi mà vẫn không vợ, không con, không lý tưởng rõ rệt, yêu một thiếu phụ vừa là con người bạn mình, vừa là học trò cũ của mình, và phải đợi người thiếu phụ đó gián tiếp giảng cho một bài học về hạnh phúc, về tình yêu, mới nhận thức nổi sự sa đọa của tâm hồn mình...
Nhưng, không hiểu sao, Đạt thấy ngại, không muốn kể lể và chàng hỏi lại Tuấn:
- Riêng anh thì anh có cảm thấy càn phải tự cứu bao giờ không? Anh có tin tưởng thực sự Ở cái chủ nghĩa “bịp” của anh không?... Tôi vẫn cho rằng, sống ở đời, ai muốn tin gì thì tin, miễn là mình thành thực tin ở điều mình nghĩ...
Cái điều mình tin, dù có tầm bậy, dù có láo lếu như chủ nghĩa cờ bạc bịp của anh, nhưng nếu anh tin thực thì ít nhất anh cũng còn lýdo đề sống...
Nhưng liệu anh có tin thực hay cũng tin “giả” nốt...
hả anh?
Tuấn lắc đầu cười:
- Có lúc thì tôi tin thực tình, nhưng thú thực với anh, có lúc tôi...
tin không nổi mình...
Đạt đỡ lời Tuấn:
- Vậy mà anh còn định kéo cả Uyển vào tổ chức của anh nữa! Có phải anh định giao cái sứ mệnh “cõng bê” cho Uyển phải không?
Tuấn gật đầu...
Tự nhiên Đạt thấy buồn thấm thía và chàng cảm thấy rõ rệt trách nhiệm của chàng: chính vì chàng yêu Diễm, nên lúc này chàng không can nổi, khuyên nổi Uyển. Không còn ai tin ở lòng cao thượng của chàng nữa! Chàng tự nhủ: “Nếu Uyển hư hỏng, chính là vì ta đã yêu Diễm”...
Đột nhiên, Đạt nói với Tuấn:
- Tôi sẽ tới thăm Uyển và bảo Uyển chấm dứt cái dự định điên cuồng này đi. Anh có chịu không?
- Tùy ý anh...
Nếu anh thuyết phục được Uyển...
- Tôi sẽ thuyết phục nổi...
và cả anh nữa...
Nếu anh chưa hoàn toàn tin ở anh, thì thiết tưởng anh cũng không có lý do gì để không giải tán cái tổ chức “bịp” của anh...
Tuấn nhìn thẳng vào mắt Đạt:
- Có phải anh không muốn lấy em gái một thằng “bịp” không?
Đạt lắc đầu:
- Dù anh có là gì chăng nữa, khi tôi lấy Trang thì tôi vẫn là em anh...
Nhưng có một điều tôi cần nói thực với anh, là tôi nhất quyết không muốn để Uyển gia nhập tổ chức của anh, vậy tôi khẩn khoản xin anh một điều...
- Anh cứ nói...
- Tôi nhờ anh mời giùm Uyển lại đây...
Tôi không muốn tới nhà Uyển, vì ở nhà Uyển, tôi sẽ không nói được hết ý mình...
Vả lại, chuyện này chỉ nên có tôi và anh biết...
Anh chịu không?
- Cũng được! Nhưng chắc gì Uyển nghe theo anh?
Anh đi dùm ngay cho. Anh Tuấn!
Tuấn đành ra đị..
Chỉ một lát sau, Tuấn đã trở lại với Uyển...
Mặc dầu Tuấn không cho Uyển biết trước là sẽ gặp Đạt, Uyển không tỏ vẻ ngạc nhiên khi nhìn thấy Đạt. Nàng thản nhiên chào Đạt như chào một người ngang hàng:
- Không ngờ lại gặp anh Đạt ở đây!
Diễm đã từng gọi Đạt bằng “anh” mà chàng không thấy chướng tai. Trái lại là khác! Thế mà lần này, nghe Uyển gọi mình bằng “anh”, Đạt tưởng chừng như Uyển tát vào mặt mình.
Đạt hiểu ngay là vì mình yêu Diễm, Đạt đã mất hết ưu quyền với Uyển và chàng khó lòng thuyết phục được Uyển. Người con gái đối diện chàng không còn có vẻ gì là học trò cũ của chàng nữa. Gương mặt Uyển khinh khỉnh, càng làm nổi bật cái sắc đẹp cao kỳ của Uyển.
Đạt chưa biết nói thẳng cách nào để khuyên Uyển thì ngoảnh đi ngoảnh lại thấy mất Tuấn, Tuấn bỏ đi lúc nào không ai biết, khiến chàng lúng túng...
Nhất là Đạt lại vụng về bắt đầu câu chuyện bằng cách đêm dự định cưới Trang của chàng ra kể cho Uyển nghe, khiến Uyển Đạt cho mời mình lại chỉ để báo cái tin sắp thành hôn, của Đạt, làm Uyển điên tiết, nhưng bề ngoài Uyển vẫn cười nhạt, nói với Đạt, giọng sách mé, mỉa mai:
- Anh cho gọi tới để báo tin mừng của anh!... Vậy thì tôi xin có lời mừng anh...
Đạt vội ngắt lời Uyển:
- Không phải thế...
Sở dĩ tôi muốn được gặp Uyển hôm nay, là để bàn với Uyển về một chuyện có liên can tới Uyển...
Uyển lạnh lùng:
- Chuyện gì vậy?
Tài hùng biện của một giáo sư, Đạt bỏ đâu mất, chàng diễn đạt những ý nghĩ của mình thất khó khăn:
- Tình cờ tôi được biết những điều anh Tuấn mưu tính với Uyển...
Uyển nghĩ gì mà lại lẩn thẩn như vậy?
Uyển không giấu được bực bội của nàng...
Uyển cau mày nhìn Đạt. Bao nhiêu sự khó chịu, tức tối của nàng khi nghe Đạt báo tin lấy Trang, lúc này mới có dịp nổ bùng. Uyển mím môi, mặt rắn lại, hỏi Đạt:
- Anh lấy tư cách gì mà lo cho tôi?...
Uyển cố làm ra vể bình thản, nhưng giọng nàng đầy hằn học ngấm ngầm. Đạt ấp úng giải thích:
- Dù sao tôi cũng đã dạy Uyển học, dù sao tôi cũng là bạn của Ba Uyển, tôi nghĩ tôi có quyền có bổn phận lo lắng...
Đạt chưa nói hết câu thì Uyển đã phá lên cười, giọng ngạo nghễ, tàn nhẫn:
- Cám ơn anh! Tôi không ngờ anh ngây thơ đến thế! Tôi vẫn đinh ninh là từ khi anh tỏ tình yêu với con Diễm, thì anh cũng tự động chối bỏ cái chức “thầy” đối với chúng tôi! Cái địa vị “bạn bè” đối với Ba tôi...
Chứ anh vừa muốn yêu con Diễm, vừa muốn đóng vai “thầy” của chúng tôi, bạn của Ba chúng tôi, đâu có được!
Đạt lặng người nghe Uyển chửi. Những lời trắng trợn của Uyển xoắn vào tâm hồn Đạt...
Đã có lần, Đạt bị Trang tát, nhưng chàng chưa hề cảm thấy tủi nhục như lần này, bị Uyển vạch cái bộ mặt thực của tâm hồn mình...
Đạt im lặng nghe Uyển mạt sát. Chàng sửng sốt không hiểu tại sao Uyển lại có thể hằn học và hỗ xược đến độ đó. Đạt chưa biết nói gì thì Uyển lại tiếp luôn:
- Anh Đạt ạ! Có phải anh định khuyên can tôi đừng đi theo cái tổ chức “bịp” của anh Tuấn không? Xin lỗi anh! Anh cũng như tôi, chúng ta đều ngang hàng nhau, không ai có quyền lên giọng đạo đức khuyên ai cả! Chưa chắc là tôi đã thực lòng muốn gia nhập cái tổ chức bịp của anh Tuấn, nhưng vì anh đòi can gián tôi, thì đã thế...
tôi sẽ nhất định thực hiện những điều chúng tôi dự định cho anh coi. Nếu tôi không làm, thì con Uyển sẽ không phải là con Uyển, anh nhớ chưa!
Đạt thấy Uyển lồng lộn như một con thú bị thương, nhưng chàng cũng không hiểu Uyển bị thương vì cớ gì. Chàng càng băn khoăn khổ sở, chưa biết nói thé nào thì Uyển đã đứng lên:
- Nói thế là đủ...
Bây giờ thì tôi xin về...
Trong lúc hoảng hốt, lo Uyển sẽ bỏ về mà mình chưa nói được câu gì, Đạt quên cả ý tứ, quên cả giữ gìn, chàng nắm chặt lấy tay Uyển, nói bằng giọng hách dịch của ông thầy, cái giọng hách dịch mà chàng vừa tìm thấy trở lại:
- Uyển! Ngồi xuống đây tôi bảo!
Mắt Uyển long sòng sọc, vì giận cũng có, vì sợ cũng có. Uyển bắt đầu nhận thấy mình đã quá nặng lời mạt sát một người bạn của cha mình, một người giáo sư cũ của mình, nên khi Đạt phản ứng mạnh thì nàng cũng hơi hoảng. Và khi Uyển tức và sợ, thì gương mặt của nàng quả là gương mặt của thần “vệ nữ nổi giận”, đẹp và quyến rũ lạ lùng...
Đạt không phải là không nhận thấy cái vẻ man dại đầy hấp dẫ, của đôi mắt tia lửa, của lồng ngực phập phồng dưới làn áo...
Trong khoảnh khắc, Đạt thấy xót xa yêu người con gái đang sợ sệt nhìn mình, chàng cảm thấy mình cần phải làm “già” hơn nữa, làm “dữ” hơn nữa để khuất phục Uyển...
Cũng như Tuấn, Đạt chợt có ý nghĩ muốn hôn “đại” lên đôi môi hé mở của Uyển, nhưng khi Uyển thốt ra một tiếng phản đối yếu ớt: “Anh làm gì vậy, bỏ tôi ra”, thì thay vì cái hôn nóng bỏng, Đạt diễn tả niềm xao xuyến của lòng mình, bằng một cái tát thẳng tay, in hằng lên má bừng bừng của Uyển.
Cái tát đột ngột đến nỗi chính Đạt cũng không hiểu sao mình có thể tát nổi Uyển. Nhưng cái tát đó đã khôi phục cho Đạt uy quyền của ông “thầy” đối với Uyển, và trong thoáng giây, Uyển trở lại với tâm trạng mốt đứa học trò biết kính, biết sợ thầy...
Uyển lại mơ hồ cảm thấy mình không bực tức vì cái tát của Đạt, trái lại Uyển có cảm giác thích thú khi bị tát. Nàng mơ hồ cảm thấy nếu Đạt không tát mình thì có nhẽ từ nay nàng sẽ khinh thường, sẽ coi rẻ Đạt như nàng vân coi rẻ những kẻ sẵn sàng làm theo ý thích Uyển. Uyển chỉ quen bắt nạt đàn ông, nên lần đầu bị tát, Uyển thấy khoái hơn là tức...
Tát xong, Đạt thấy Uyển cúi gầm mặt, không dám nhìn mình, thì Đạt lại càng được thể, càng làm già. Chàng chống hai tay lên sườn, nói với Uyển bằng một giọng “cha chú”:
- Uyển hỗn quá!
Thực tình là Uyển sơ....
Nhưng nàng thu thập tất cả nghị lực, cãi bướng một câu cuối cùng:
- Anh có quyền gì mà làm tàng! Tôi thách anh cản trở được tôi và anh Tuấn đấy!
Rồi Uyển cố tạo bộ mặt hầm hầm, lừ lừ ra khỏi phòng...
Đạt gọi giật giọng như truyền lệnh:
- Uyển!
Uyển muốn đứng lại, nhưng chân nàng vẫn bước...
Đạt muốn chạy theo Uyển, nhưng chàng vẫn đứng im, nhìn theo Uyển và khi Uyển khuất dạng, Đạt ngồi phịch xuống đi văng, chàng ôm đầu tự hỏi:
- Trời ơi! Ta nên lấy Trang hay nên lấy Uyển?...
Chiếc xe cảnh sát đang phóng nhanh, đột nhiên dừng lại khiến bọn Tuấn, Uyển, ngồi trên xe, người nọ chúi vào người kiạ..
Một nhân viên công lực làm ra vẻ lịch sự, mỉa mai nói với bọn Tuấn:
- Đến rồi! Xin mời các ông, các bà vô quận...
Bọn Tuấn tất cả năm người, bị bắt “trọn ổ” giữa lúc đang sát phạt. Tuấn lại bướng bỉnh đòi xem “giấy” các nhân viên công lực khiến họ bực mình, cho còng cả lại, chẳng khác nào những tên “lưu manh” chính cống.
Tuấn nhảy xuống đất trước nhất, cái tay bị còng giơ lên trời, vì chàng bị còng chung với dược sĩ Vũ, mà Vũ thì vẫn co rúm trên xe, chưa dám nhảy xuống đất. Vũ còn bận nhìn ngược nhìn suôi xem có người nào qua đó không khiến Tuấn phát cáu:
- Thì nhảy đại xuống đi! Bắt người ta giơ tay lên trời, đợi anh đến bao giờ...
?
Sau Vũ, là nhà thầu khoán Bích và soạn giả kịch trường Sáng, hai người chung một còng...
Chỉ có Uyển là được thong thả, miễn phải còng...
Uyển làm ra vẻ thản nhiên, lặng lẽ trèo xuống, nàng đảo mắt nhìn xung quanh, tưởng chừng tất cả mọi người đi đường đều dán mắt nhìn nàng. Uyển cố ngước mắt nhìn lên, màn nhìn không nổi, nàng nhìn xuống giầy mình, miệng giục Tuấn:
- Đi vào anh...
Còn đứng dềnh dàng làm gì nữa!
Nghe Uyển giục, người nhân viên công lực cười mát:
- Hãy khoan! Yêu cầu các ông, các bà xếp hàng ở đây! Đợi chúng tôi lấy hồ sơ và tài liệu trên xe đã...
Mãi ba bốn phút sau, hai nhân viên công lực đi trước, ba nhân viên đi sau, bọn Tuấn, Uyển đi giữa, đoàn mười người mới trịnh trọng tiến về phía sân quận, Tuấn vừa đi vừa ngoảnh cổ lại, mỉm cười với Uyển, ý chừng để an ủi, khuyến khích Uyển cho Uyển khỏi mất tinh thần, nhưng cái cười gượng của Tuấn, Uyển thấy thê thảm hơn “khóc”. Uyển làm ra mặt trơ, cố điềm tĩnh bước thong dong như đi hóng mát, nhưng nàng vẫn thấy gượng cứng người, chân nam đá chân chiêu và thực tình lúc đó, nàng chỉ ao ước được còng chung với bất cứ ai trong bọn Tuấn cho đỡ lẻ loi, tủi nhục...
Tới phòng thường trực, một nhân viên công lực chỉ cái ghế dài kê sát tường, nói với bọn Tuấn:
- Các ông, các bà ngồi đợi đây...
Uyển ngồi xuống cạnh Tuấn:
- Liệu có được về ngay không anh?
- Nếu có luật sư của mình đứng ra bảo lãnh thì may ra họ giải ra biện lý cuộc thì được về. Chắc chắn là chị Vũ đã biết tin và sẽ nhờ luật sư can thiệp...
Chị cứ yên tâm...
Uyển mất hết vẻ bướng bỉnh hàng ngày, nàng sợ sệt hỏi Tuấn:
- Tôi chỉ lo má tôi và bọn Huyền nó biết tin...
Thà tù thì tù, miễn là gia đình tôi không hay, không biết gì...
Làm thế nào hở anh?
Tuấn chưa kịp trả lời thì Sáng đã xía vô:
- Lo bọn nhà báo lại chẳng đăng tin om tỏi, thổi phòng lên...
Rồi thì cả nước biết, chứ giấu ai được...
Chó quá! Thật không ngờ...
Nghe Sáng nói, Uyển muốn chết ngay lúc đó...
Đến lúc này, Uyển mới nhận thức rõ là từ trước tới giờ, nàng chưa hề bao giờ biết thế nào là đau khổ, là nhục nhã. Đến lúc này, Uyển mới thấm thía hiểu rõ là không thể đùa với cuộc đời, coi cuộc đời như canh bạc bịp vui vẻ...
Ngay lúc đó, Uyển được gọi vào phòng thẩm vấn...
Uyển đứng lên, lừ lừ tiến tới trước mặt người thẩm sát viên, mắt mở to, không cảm nghĩ gì, hầu như tê dại, không còn biết cảm xúc, buồn, vui gì nữa...
Người thẩm sát viên khoảng ba mươi tuổi. Trước sắc đẹp của Uyển, người thanh niên này nói với Uyển, giọng cố làm ra che chở:
- Cô ngồi xuống đây!
Uyển đặt mình xuống ghế, mắt mở to, nhìn trừng trừng vào miếng gỗ mang tên người thẩm sát viên để trên bàn, nàng không nhìn ai mà biết là tất cả mọi người ở các bán khác, đang chăm chú nhìn nàng...
Hình như chưa bao giờ được hân hạnh hỏi cung một thiếu nữ đẹp, cao quý như Uyển, người thẩm sát viên trẻ tuổi có vẻ luống cuống...
Anh lật đi lật lại mấy trang biên bản, xếp lại chồng hồ sơ, loay hoay thu dọn mấy cái bút chì xanh, đỏ, cục tẩy để trên bàn trước khi lấy giọng nhỏ nhưng nghiêm nghị của một kẻ đại diện cho pháp luật, nói với Uyển:
- Cô làm ơn cho biết tên, tuổi...
Cô có thể kiểm tra?
- Tôi chỉ có thẻ sinh viên. Tôi quên đem thẻ kiểm tra ở nhà...
- Cũng được! Cô là sinh viên?
- Dạ.
- Ban nào?
Uyển lặng lẽ lấy cái thẻ sinh viên trong “sắc” đưa cho người thẩm sát viên. Người thẩm sát viên đọc thoáng những giòng chữ trong thẻ, rồi chăm chú nhìn vào tấm hình của Uyển dán nơi góc thẻ...
Có tiếng cười và tiếng phê bình từ cuối phòng đưa lại, tuy là tiếng nói xì xào nhưng Uyển cũng nghe rõ:
- Một nữ sinh viên đẹp “dậy” mà lại đánh bài bịp! Có trời hiểu...
Không độn thổ được, Uyển vụ có phản ứng đột ngột, ngẩng mặt nhìn về phía cuối phòng khiến mọi tiếng xì xào im bặt...
- Cô làm ơn cho biết tên cha, me....
Uyển lặng người. Chưa bao giờ, nàng cảm thấy tủi nhục đến độ đó...
Uyển có cảm giác như linh hồn đau khổ của Ba nàng hiện trở về, và Uyển tưởng tượng thấy đôi mắt dịu hiền, chán chường của Ba nàng đang chăm chú nhìn nàng—một cái nhìn không oán trách nhưng sót xa, chứa chan nghiệp dĩ...
Trong thoáng giây, Uyển thấy rõ tất cả bước đường sa ngã của mình; cha nàng chưa chết được một năm, mà lúc này nàng đứng trước một gã thanh niên đại diện cho công lý để trả lời về hành vi bất lương của mình...
Uyển mím chặt môi để nước mắt khỏi trào ra:
- Cha chết rồi!
Tiếng “cha chết rồi” dội vào tâm hồn nàng như nhát dao mổ của người giải phẫu xoắn vào một vết thương đang mưng mủ...
Giọng người thẩm sát viên vẫn nhã nhặn:
- Dù chết, cô cũng cho biết tên để ghi vào biên bản...
Ba tiếng “Hoàng đình Thúc” mắc nghẹn ở cổ Uyển, mãi một lúc sau, Uyển mới nói thành tiếng:
- Cha là Hoàng đình Thúc...
Người thẩm sát viên điều tra đang chờ viết tên cha Uyển, đột nhiên ngừng bút, nhìn Uyển:
- Xin lỗi cô, có phải ông Thúc, giáo sư?...
Bất giác, Uyển buột miệng chối rất nhanh:
- Không phải!
Vừa nói xong hai tiếng “không phải”, Uyển thấy đau nhói nơi ngực, nàng chỉ mong sớm kết thúc cuộc thẩm vấn, như người bị tội chết treo, chỉ mong đưa cổ vào thong lọng để sớm được giải thoát...
Nhưng người nhân viên điều tra vẫn chậm rãi nhìn nàng, miệng lẫm bẩm:
- Tưởng là ông Thúc, giáo sư, thì tôi là học trò của ông, tôi thấy cô hao hao giống ông...
kỳ lạ thực!...
Người thẩm sát viên soi mói nhìn Uyển...
Chàng hỏi tiếp, giọng dịu dàng, đầy trắc ẩn:
- Còn tên mẹ nữa, cô?
- Mẹ là Trần Thị Hòa...
- Cô đã can án bao giờ chưa?
Uyển ngơ ngác nhìn người thẩm sát viên. Nàng học luật, mà khi nghe người thẩm sát viên, theo thủ tục, hỏi nàng đã “can án” chưa, nàng có cảm tưởng người đó hỏi mỉa mai nàng...
Nàng chưa kịp trả lời, thì người thẩm sát viên đã đỡ lời:
- Chắc là không, để tôi ghi vào...
Rồi người thẩm sát viên nói với Uyển như phân trần, chứ không phải hỏi cung:
- Nếu không có người đi “cáo” thì quận cũng không biết mà đến bắt đám bạc ở nhà ông Tuấn. Nhưng có người bị Ông Tuấn “lột” hết sạch tiền, đã đi “cáo” ông Tuấn chủ mưu với cô, vậy cô trả lời sao? Chắc là họ bịa đặt, chứ cô thì biết gì về cờ gian bạc lận!
Người thẩm sát viên đinh ninh Uyền sẽ chối. Không ngờ Uyển đáp thon lỏn: “Vâng, quả tôi có chủ mưu với ông Tuấn”, khiến người thẩm sát viên sửng sốt nhìn Uyển, như người sẵn sàng muốn cứu Uyển mà Uyển lại nhất định không muốn cho ai cứu mình. Người thẩm sát viên buột miệng nói khẽ với Uyển:
- Chết chửa! Cô nhận thì lôi thôi lắm. Nếu cô nhận thì đưa ra Biện lý cuộc, chưa chắc cô được trả tự do. Vậy cô tính sao?
Uyển mệt mỏi, liều lĩnh trả lời:
- Sự thực thì chính ông Tuấn không muốn, nhưng tôi đã bắt ép ông, buộc ông tổ chức. Chính tôi dẫn mấy người lại đánh bạc...
Cám ơn ông có lòng tốt muốn giúp đỡ tôi. Nhưng sự thực là thế...
Vậy xin ông muốn biên gì thì biên...
Chỉ mong ông sớm kết thúc cuộc thẩm vấn cho tôi nhờ...
Người thẩm sát viên nhìn Uyển, đau khổ như chính mình là nạn nhân...
của công lý!...
Mãi một nửa giờ sau, cuộc thẩm vấn mới kết thúc...
Khi tất cả năm người đều được hỏi cung, thì đã hết giờ, không thể giải ngay bọn Tuấn ra Biện lý cuộc được, và người ta phải giữ tạm bọn Tuấn một đêm tại quận, đợi sáng hôm sau, sẽ giải tòa...
Uyển được đưa tới phòng tạm giam dành riêng cho phụ nữ...
Uyển thất thểu, ngơ ngác bước vào một gian phòng khoảng hai mươi thước vuông, trơ trọi không bàn, không ghế, trong đó đã có bốn người đàn bà ngồi ủ rũ, im lặng, không ai nói với ai một lời...
Đó là một bà béo mập can tội lừa tiền hụi của các hụi viên rồi bỏ trốn, hai chị em ruột chuyên nghề cắt túi ở chợ bị bắt quả tang, và một mụ tình nghi bắt cóc trẻ em, đem đi bán...
Bọn bốn người ngước mắt nhìn Uyển, hơi ngạc nhiên và tự an ủi khi thấy một thiếu nữ đẹp, sang trọng, gia nhập cái xã hội những người ở ngoài vòng pháp luật của họ. Người đàn bà béo mập mon men định gợi chuyện Uyển, nhưng trước vẻ mặt xa vắng của Uyển, người đàn bà chưa biết nên làm quen Uyển bằng cách nào, thì một cảnh sát viên bước vào, đưa cho Uyển một ổ bánh mì cùng giò, chả, nói với Uyển:
- Của ông Tuấn, người cùng bị bắt với cô, nhờ chúng tôi mua, đưa cô ăn cho đỡ đói...
Giọng người cảnh sát viên tuy làm ra vẻ hòa nhã, nhưng đầy vẻ khinh thường, khiến Uyển phải mở to mắt để nước mắt khỏi trào rạ..
Nàng định không nhận bánh vì biết trước là mình không đủ nghị lực nuốt trôi mẫu bánh mì, nhưng thấy hai chị em người cắt túi hau háu nhìn ổ bánh mì, tự nhiên Uyển giơ tay đỡ ổ bánh, miệng lí nhí:
- Cám ơn ông...
Rồi Uyển đưa luôn ổ bánh mì và gói giò chả cho hai chị em:
- Tôi còn nọ..
Hai cô ăn giúp tôi...
...
Niềm hân hoan của hai chị em khi nhận ổ bánh mì, quên cái tủi nhục của riêng mình, để khoăn khoăn tự hỏi: “Mình sung sướng hay đau khổ hơn những người đáng thương này”. Uyển nhìn hai chị em đưa miếng bánh mì lên miệng, khoan khoái nhai rất dòn dã, vừa nhai, vừa nhìn ổ bánh mì, hầu như quên tất cả, và mãi lúc đó, Uyển mới thấm thái, nhận thức rõ là từ trước đến nay, những nỗi bất mãn, buồn bực của nàng chỉ là những điều mà nàng tự tạo ra, và cuộc đời còn có những bất mãn, những đau khổ mà nàng chưa hề biết tới...
...
Khoảng mười giờ đêm, trong khi hai chị em can tội cắt túi, ăn no, nằm lăn ra sàng lát gạch hoa, ngủ vùi giấc ngủ ngon lành của người “lương thiện”, và bà béo mập cùng bà mẹ “mìn” bắt cóc trẻ em, cũng gật gù, nửa thức nửa ngủ, thì có tiếng lách cách mở khóa, rồi năm người đàn bà khác ùa vào...
Họ cười nói vui vẻ, tưởng chừng phòng giam chính là nhà riêng của họ. Đó là một mụ “dầu” và bốn gái mãi dâm đang hành nghề thì bị bắt quả tang. Người cảnh sát viên sắp sửa khóa cửa để rút lui thì một cô gái mãi dâm nắm lấy tay người cảnh sát viên, cho tay vào túi quần người cảnh sát viên thường trực, chớt nhả hỏi:
- Có thuốc lá không, cho em mấy điếu, hút cho đỡ thèm...
Mụ “dầu” chăm chú nhìn Uyển, và dưới con mắt nhà nghề của mụ, mụ liệt ngay Uyển vào hạng những cô con gái ngây thơ, “đi khách” lần đầu tiên. Và bà săn đón hỏi luôn Uyển:
- Sao lại khờ dại thế, hở con? Chắc con mới “đi” lần đầu tiên, đã bị bắt phải không?
Không hiểu sao, Uyển gật đầu, khiến mấy cô gái mãi dâm chăm chú nhìn Uyển, cái nhìn đầy thương hại của người từng trải, nhìn kẻ sắp phải bước qua cảnh đoạn trường của mình...
Người con gái mãi dâm nhiều tuổi nhất trong bọn, gầy đét, co rúm trong cái áo hoa sặc sở, rẻ tiền, bộ mặt trát phấn, loang lổ từng mảng, nhìn Uyển từ đầu đến chân, rồi trầm trồ khen:
- Ngon lành lắm! Nếu gặp khách sộp, cô có thể kiếm được mỗi lần năm “bách” là ít...
Trong khung cảnh phòng tạm giam, câu nói của người gái mãi dâm đánh giá Uyển đáng “năm bách”, đáng nhẽ làm Uyển phải cảm thấy chua xót, thì trái lại, làm nở một nụ cười trên môi Uyển và Uyển la cà hỏi:
- Thế mỗi lần gặp khách thì họ trả chị bao nhiêu?
- Năm “chịch”!
Uyển sửng sốt ngó người đàn bà:
- Năm chục? Chỉ có năm chục thôi?
Người đàn bà bĩu môi, phác một nét cười méo mó:
- Nếu được cả năm “chịch” thì đã phúc...
Còn phải chia năm xẻ bảy nữa chứ!
Giọng người đàn bà đầy chịu đựng, nhẫn nại, không có vẻ gì là phẫn uất, khiến Uyển lặng người. Uyển tự nhủ: “Có ai ngờ, lúc này mình đang nhốt chung cùng với những người đàn bà mãi dâm...
Vậy thì, vài năm nữa, có gì ngăn cản mình sẽ chẳng giống hệt người đàn bà này”.
Uyển không đủ can đảm tiếp tục hỏi chuyện người đàn bà...
Nàng đứng lên, đi đi lại lại trong gian phòng. Lạ nhất là nàng thấy mình không khóc nổi. Sự đau khổ vụt làm cho tâm hồn Uyển lớn lên, mạnh lên, cứng rắn lên. Uyển nghĩ tới cha nàng, đang nằm ở nghĩa địa, đến mẹ nàng và các em nàng chắc lúc này đang hỏi thăm tin tức về nàng, đến lũ bạn và các giáo sư của nàng ngày hôm sau sẽ đọc cái tin nàng bị bắt, vì đánh bạc bịp, và kháo nhau về “con Uyển hoa khôi”...
Nàng nghĩ tới tất cả những điều đó và có cảm tưởng như những cái đó đã xa nàng quá, không liên quan gì tới hiện tại của nàng. Tất cả chỉ là ảo ảnh, cũng như cuộc đời của nàng từ trước đến nay chỉ là giả tạo. Uyển nghĩ tới Đạt, nghĩ tới cái tát của Đạt. Có nhẽ chính vì cái tát đó mà nàng đã cố tình tổ chức canh bạc để rút cuộc cả bọn bị bắt...
Cho nên khoảng chính giờ sáng, khi Uyển được đưa ra gặp bọn Tuấn để giả Tòa, Tuấn không còn nhận được ra Uyển nữa, vì không phải Uyển đã thay đổi hình dung mà cả đến tâm hồn nàng cũng không còn là tâm hồn của Uyển hôm trước nữa. Uyển im lìm, xa vắng một cách dễ sợ, khiến Tuấn không dám hỏi chuyện Uyển. Và khi chiếc xe cảnh sát ra tới đường, Uyển thấy không có mẹ, hoặc em, hoặc Đạt đứng đón bên đường, thì nàng thở rạ..
như trút được gánh nặng...
...
Ông biện lý thụ lý vụ của Tuấn, Uyển, là một người đứng tuổi nổi tiếng nghiêm khắc. Ông hỏi sơ qua Uyển mấy câu, rồi lắc đầu, nói như một người cha mắng con:
- Cô là một thiếu nữ có học, con nhà gia giáo...
Cha cô là một giáo sư, vậy mà sao cô hư hỏng sớm thế?...
Thấy ông Thẩm phán nói động tới cha mình, tự nhiên Uyển hoa mắt, nàng cau mặt nhìn thẳng vào mặt ông Thẩm phán, giọng cứng và khô:
- Xin lỗi ông! Nếu tôi có tội thì ông cứ việc tống giam, khỏi phải giảng đạo đức, và nhất là đừng nói chạm tới cha tôi...
Cha tôi đã chết, ông nên để người chết an nghỉ...
Ông Biện lý mở to đôi mắt kinh ngạc nhìn Uyển, dằn từng tiếng:
- Cô có hiểu những lời cô vừa nói là những lời hỗn xược, và cô có thể bị truy tố về tội “nhục mạ Thẩm phán” là đằng khác không?
Uyển cười gằn, không trả lời, làm ông Thẩm phán giận tràn hông. Chả nhẽ ông lại tát tai luôn Uyển mấy cái. Ông vứt cái bút lên bàn, ngửa mặt, dựa vào cái ghết bành, nhìn Uyển:
- Được lắm! Tôi sẽ dạy cho cô biết tôn trọng mọi người...
Uyển cười ngạo mạn:
- Tôi biết tôn trọng người khác lắm chứ! Đêm qua, tôi bị nhốt cùng một số gái mãi dâm, tôi thấy tôi tôn trọng sự đau khổ của họ hơn là tôn trọng những kẻ quyền thế, những kẻ nắm vận mạng người khác trong tay mình, mà không biết tôn trọng sự đau khổ của họ nhự..
Uyển định nói tiếp “như ông”, nhưng ông Thẩm phán đã vùng đứng lên, bấm vào cái chuông để trên bàn, và ngay lúc đó, một người tùy phái mở cửa, lễ phép, khúm núm bước vào để nghe ông Thẩm phán ra lệnh:
- Đưa người này rạ..
Rồi quay về phía ông Lục sự đang há hốc miệng, sợ sệt, hết nhìn ông Thẩm phán lại nhìn Uyển:
- Ông làm giấy tống giam người đàn bà này về tội nhục mạ Thẩm phán và đánh bạc “bịp”...
- Cám ơn ông!
Nói được hai tiếng “cám ơn”, Uyển thấy lòng nhẹ nhàng. Nàng thản nhiên theo người tùy phái đi ra, trong khi ông Thẩm phán để mình rơi xuống cái ghế bành, mắt trừng trừng nhìn Uyển, đột nhiên nghĩ tới đứa con gái cùng lứa tuổi với Uyển và có nhẽ là bạn học với Uyển.
Thế là, đáng nhẽ chỉ một mình Tuấn bị tống giam vì tội “gá bạc”, thì lại thêm cả Uyển cùng chung số phận với Tuấn vì tội “xúc phạm Thẩm phán”; và khi Tuấn và Uyển ngồi lên cái xe “bịt bùng” để được đưa về khám Chí Hòa, Tuấn hỏi Uyển tại sao lại chọc giận ông Thẩm phán già làm chi, thì Uyển cười bí mật, nói với Tuấn:
- Tôi chủ mưu mà lại để anh gánh chịu một mình thì vô lý!... Nhất là tôi sợ không đủ can đảm trở về nhà, sống trở lại cái không khí lương thiện của xã hội lương thiện mà mình vẫn sống...
Tôi thấy mình không thuộc cái xã hội đó nữa...
Tôi chưa hiểu vào khám thì mình sẽ khổ ra sao, nhưng chắc chắn là đỡ rằn vặt hơn là trở về...
Tuấn thừ người nhìn Uyển...
Tuấn là đứa liều lĩnh mà chàng cũng bắt đầu sợ sự liều lĩnh của Uyển.
...
Chiếc xe chạy nhanh, nhảy chồm chồm khiến giọng nói của Uyển cũng đứt quãng, ăn khớp với tiếng sóc của xe, và Tuấn thấy mỗi lần Uyển nói như một tiếng nấc, nghẹn ngào dội vào Tâm hồn Tuấn...
Qua cái kẽ hở của xe bịt bùng, Tuấn hé nhìn ra xã hội bên ngoài, nhìn những người đang tấp nập đi dưới đường, đang bận rộn mải miết chạy ngược chạy xuôi, không ai có thời giờ để nói một lời “giã từ” những kẻ đang đi vào lao tù của xã hội. Tuấn bất giác đặt tay vào bàn tay Uyển...
Uyển không rút bàn tay về. Nàng đột nhiên ứa nước mắt nhớ tới cha, tới mẹ, tới các em, tới những bạn mà nàng không yêu, không ghét v.v...
như người sắp chết hay sắp tái sinh, trong khoảnh khắc, nhìn thấu hết cả dĩ vãng của mình...
Tới khám, người ta phân loại đàn ông và đàn bà đứng riêng với nhau, để đưa vào văn phòng làm thủ tục giấy tờ cần thiết, Tuấn chưa biết nói câu gì để an ủi Uyển thì Uyển đã cười rất đẹp, bảo Tuấn:
- Anh đủ can đảm chứ?
Tuấn đứng như chôn chân xuống đất, không nói gì. Chàng nhìn theo Uyển thoăn thoắt bước theo những đàn bà khác, thân hình khêu gợi và nõn nà với cái áo màu huyết dụ của Uyển nổi bật lên giữa những can phạm ủ dột, điêu tàn như những giẻ rách...
và mãi khi người can phạm bị còng cùng với Tuấn giật tay Tuấn, thì Tuấn mới trở về với thực tại. Tuấn nhìn xuống cái còng, để mặc người còng chung với mình lôi mình đi đâu, chàng cũng không rõ, và khi chàng ngoảnh lại nhìn về phía Uyển, chàng chỉ thấy cái áo màu huyết dụ của Uyển, phất phớ trước cửa lớn của văn phòng, như một niềm hy vọng xa xôi bất diệt của con người...
Rồi đột nhiên, cái áo màu huyết dụ khuất dạng...
Trước mặt Tuấn chỉ còn có cái còng đang nghiến, đang xoắn lấy cổ tay mình...
...
Đối với ông Thẩm phán, thái độ của Uyển ngỗ ngược bao nhiêu thì tới khám, Uyển tỏ vẻ chịu đựng, ngoan ngoãn bay nhiêu! Ai bảo gì, truyền lệnh gì, nàng cũng răm rắp tuân theo và khi người giám thị phát cho nàng một cái chiếu, một cái chén, một đôi đũa, trước khi đưa nàng về phòng giam, Uyển đã giơ tay đón những thứ đó, trong lòng không đau đớn, tủi cực, cũng như khi tới phòng giam của mình, Uyển không bỡ ngỡ, không e thẹn, và nàng đã mạnh dạn, lễ phép chào trước những người đàn bà nhốt chung phòng với nàng, khiến ngay từ phút đầu, mọi người đều có cảm tình với nàng...
Đêm hôm đó—đêm đầu tiên ở khám đường—trái với sự lo ngại của Uyển, Uyển đã ngủ một giấc ngon lành và chỉ hai ngày sau, Uyển đã hết bỡ ngỡ đối với cuộc sống lao tù. Nàng biết từng tên, từng chi tiết cuộc đời của hơn hai mươi người cùng chung phòng giam vì nàng được chị em cử ra phụ trách công việc học tập, hướng dẫn mọi người trau dồi thêm “văn hóa”!... Uyển làm công việc mới của mình, một cách hết lòng hết dạ, vì tất cả mọi người trong phòng giam đều tin yêu nàng, coi nàng như một người em ruột, một cô giáo, một người “cố vấn” tâm tình...
Một tuần lễ sau, Uyển đã mua chuộc được cảm tình của người nữ giám thị, để nhờ người ấy tìm cách chuyển một cái thư của Uyển gửi cho Hướng, bị giam ở khu đàn ông...
Và một buổi sáng, Hướng đang ngồi tham thiền nhập định theo thuyết Yoga, thì một người giám thị tới vỗ vai chàng, đưa cho chàng một bức thự..
Tuy là đệ tử của thuyết định thần Yoga, Hướng vẫn không khỏi bàng hoàng khi đọc thư của Uyển:

Anh Hướng,
Em vào khám đã được một tuần lễ. Một tuần lễ chung sống dưới một mái nhà với anh, như đã có lần anh và em ao ước...
Em can hai tội: tổ chức đánh bạc bịp với họa sĩ Tuấn—anh Tuấn hiện cũng bị giam ở đây—và xúc phạm Thẩm phán! Em nghe Huyền kể chuyện, lúc này anh đang luyện tập thuyết định thần Yoga, cho nên em mong anh sẽ không sửng sốt, nhất là không kết án em khi đọc thư em, biết tin em bị bắt...
Chưa chắc đã là chuyện dở, chuyện xấu anh ạ, vì em vào đây, em mới thấy hiểu anh, gần anh và thương anh, nhất là hiểu đời thêm. Có bị bắt, có vào “khám”, em mới được làm quen, được tiếp xúc với những người đàn bà bán dâm, lấy năm chục –và “chia năm xẻ bảy còn hai chục”. Có vào khám, em mới hiểu nổi thế nào là lòng thương xót của loài người, vì những người ở cùng em, tuy thuộc thành phần bất lương và lưu manh, nhưng họ đều quý mến em, thương xót em thực tình...
Anh có biết không, họ thương em đến độ thấy em thèm đọc báo, họ cũng đã vận động ngấm ngầm, tìm cách mang báo bào cho em đọc, và Marilyn Monroe vừa tự tử hôm trước trên báo. Còn sinh thời Marilyn, em không lấy gì làm mê nàng, thế mà khi nghe tin Marilyn tự vẫn, tự nhiên sao em thấy yêu Marilyn, thương xót nàng. Cũng như anh, có nhẽ lúc này anh không ưa em, nhưng nếu anh được tin em chết ở khám và thi hài vô thừa nhận của em được đưa vào bệnh viện dùng làm vật thí nghiệm cho những sinh viên y khoa tập mổ xẻ, thì anh sẽ yêu em lắm, thương em lắm, anh nhỉ?... Thì ra, ở đời tình yêu bao giờ cũng đến quá chậm, cũng như Marilyn thường đến trễ ở phim trường...
Mà nếu chúng ta chỉ yêu cái gì mà chúng ta đã mất, thì đời người thật thê thảm, có phải không anh? Cho nên, ngay từ giờ phút này, em đã đổi quan niệm sống, em yêu tất cả những cái gì mà em đang có, em yêu cái hiện tại cơ cực của em với những người xấu số hơn em, đau khổ hơn em—đau khổ đến nỗi không còn biết cảm nghĩ, rung động—như những chị Ở cùng phòng với em. Em yêu cái thú vừa đi cầu tiêu, vừa nói chuyện tâm tình, mà trước kia em không thể hình dung nổi là con người lại có thể làm cả hai công việc đó song song!
Em yêu anh và chúc anh sớm được trả tự do để thành hôn với Huyền, vì em biết nó khổ tâm lắm, nó yêu anh như anh yêu nó đấy anh ạ! Anh coi! Em viết mấy giòng trên với tất cả tấm lòng thành của một người chị yêu em, một người “yêu cũ” của anh yêu anh, thì anh đủ hiểu em đã “lột xác”, và tâm hồn em không phải là tâm hồn người con gái ích kỷ trước đây nữa. Dĩ nhiên là em vẫn ích kỷ, nhưng em ích kỷ một cách khác...
Em thấy em giống Marilyn ở điều này: tuy em không đẹp như Marilyn, nhưng cũng như Marilyn từ trước đến nay, em chỉ được người ta thèm muốn, chứ chưa được ai yêu thực tình, em là nạn nhân cái sắc đẹp của mình...
Thảm kịch của đời Marilyn là quá đẹp nên chỉ được đàn ông thèm khát, ao ước, chứ không thực tình yêu. Em cũng “rứa” đó anh ạ!
Nói vậy, không phải là em hợm mình về sắc đẹp của em đâu! Kẻ có sắc đẹp bao giờ cũng bị cái hình phạt là người ta chỉ nhìn thấy cái sắc đẹp của họ và quên mất cái tâm hồn của họ. Cũng như hằng triệu người đàn ông chỉ mơ ước ngủ với Marilyn, chứ có ai yêu nàng đâu! Và lúc này Marilyn chết rồi, tự vẫn rồi, người ta mới chợt hiểu, chợt khám phá ra rằng: nàng cũng vó tâm hồn và cái tâm hồn ấy đã quằn quại, cô đơn vì chỉ được người ta thèm muốn chứ không thương yêu. Niềm cô đơn của Marilyn chính là cái cô đơn muôn đời của những người đàn bà có sắc đẹp, những người đàn ông có tài, phải không anh?
Cái thảm kịch của một người đàn bà có chút sắc đẹp như em, có ai biết cho đâu! Kể cả anh nữa! Marilyn năm mười tuổi đã bị hiếp dâm. Đó là một điều bất hạnh, nhưng em nghĩ sự bất hạnh kể trên thực không thể nào tránh được! Em may mắn hơn Marilyn, vì lúc này em vẫn còn trong trắng, nhưng có nhẽ vì em còn trong trắng cho nên em mới bị vào tù, chớ nếu em đã mất tiết trinh như Marilyn thì chắc chắn là em đã tìm cách lấy chồng, sống một cuộc đời mà người ta mệnh danh là “lương thiện”. Em yêu anh lắm chứ, vậy mà em nhận lời mời đi ăn của gã thầu khoán, bỏ rơi anh, khiến anh phải vào tù! Kể ra thì dĩ nhiên lỗi ở em, nhưng em truy nguyên, em cho rằng nguồn gốc là ở chỗ em đẹp mà chưa mất trinh đó anh ạ! Cho nên dù em có muốn chung thủy, muốn đem hết tâm hồn ra yêu anh, xã hội cũng không để em yên, không để em chỉ biết có anh! Và em bị bắt thế này là may lắm, vì em nghĩ rằng nếu em không bị bắt chuyến này, thì nhất định em sẽ không còn là một người con gái trong trắng nữa! Bởi vì—tại sao lại không nói hết cho anh biết—có lúc em đã điên cuồng nghĩ tới chuyện hiến dâng thể xác mình cho một người xa lạ—anh nhớ là xa lạ—mà em không yêu, không quen biết...
Cho nên em cám ơn Thượng Đế đã run rủi cho em vô khám để em hiểu em hơn, và nhất là hiểu đời hơn.
Trước khi chia tay nhau ở khám đường, anh Tuấn về khu “nam”, em về khu “nữ”, em có nói đùa với anh Tuấn là em hy vọng chuyến này, nếu em không trở thành một con đĩ thì em sẽ trở thành một vĩ nhân...
Có nhẽ em chẳng thể trở thành một con đĩ mà cũng chẳng trở thành một vĩ nhân, nhưng em tin chắc là mình sẽ trở thành “người”, nghĩa là biết sống và nhất là biết đau khổ. Nói ra, thì có vẻ trẻ con, nhưng sau khi rời khỏi phòng ông Thẩm phán, em thấy vui vui, thấy mình có giá trị hơn trước, anh có biết vì sao không? Chỉ vì em đã nói móc ông ta được một câu, khi ông ta mắng em là không biết tôn trọng ông: Em đã trả lời ông ta rằng em tôn trọng cái đau khổ của những cô gái bán dâm, hơn là bọn quyền thế, không biết tôn trọng cái đau khổ của người khác...
Thì ra, em vẫn là con gái của Ba em, vì Ba em vẫn cho rằng ở đời chẳng có ai xấu, chẳng có ai tốt, chẳng có đạo đức, chẳng có bất lương: mà chỉ có lòng thương và sự đau khổ...
Đúng thế đấy anh a....
Chắc anh lấy làm lạ tự hỏi tại sao “con” Uyển lông bông, nhẹ dạ, lúc này lại dở chứng, ưa thuyết lý, tra lý luận lòng thòng thế này! Thực tình là em đang lột xác anh ạ. Ở “ngoài đời”—cái danh từ này thường dùng trong khám, nghe thê thảm quá anh nhỉ—ai cũng cho em là nóng nảy, ích kỷ, ngang ngược, thì vào đây, em nổi tiếng là ngoan, là dịu hiền, là nhẫn nhục, được tất cả phòng giam yêu mến. Thế có buồn cười, không anh? Ít ngày nữa, em sẽ xin xuống “dôn” làm việc, và xuống “dôn” thì sẽ được tự do hơn, thong thả hơn, lúc đó em sẽ tìm cách gặp anh để anh nhận định em đã thay đổi ra sao. Em thật lòng rất muộn gặp anh, chứ em không muốn “trốn” anh như trước. Nghĩ lại thời kỳ anh và em yêu nhau, kể cũng vui anh nhỉ! Chúng ta chưa hiểu nhau mà cứ yêu bằng được, khiến anh vì em mà phải vào khám! Huyền nó không nói ra, nhưng em biết là nó khổ tâm lắm, khi thấy em hết yêu anh và anh hết yêu em! Nhưng giá bây giờ anh và em lại yêu nhau—và yêu thực chứ không phải tưởng mình yêu như trước—thì liệu nó có vui không, hay nó lại buồn? Vì nghe Tuyết nói, hình như anh đã ngỏ lời cầu hôn nó phải không anh? Anh yêu nó là phải, nó yêu anh là phải...
Còn em, em chưa biết yêu ai, nhưng em tin lần này, em yêu...
thì chắc là biết yêu lắm. Hôm nọ, vì ngăn cản em không được, ông Đạt đã tát em một cái nên thân, lúc đó em thấy hơi yêu ông ấy, và tưởng có thế lấy ông ấy làm chồng được, nhưng em nghĩ lại thì em cũng vẫn chưa yêu ông Đạt...
Người yêu lý tưởng của em, nhất định sẽ tới, em không thấy sốt ruột như trước nữa, vì hiện giờ em đã thực sự có “cái gì” để yêu, “cái gì” đó là những người xấu số, hoặc bất lương, đang chung sống trong khám với em, em yêu họ thực sự cũng như họ yêu em thực sự. Chả bù với trước kia có nhiều lúc em khủng hoảng tinh thần, thấy sự sống vừa sốt ruột, vừa mệt mỏi vô cùng!
Thế nào em cũng gặp anh trong khung cảnh khám đường. Gặp nhau trong khám vui và hạnh phúc quá anh nhỉ. Thương nhớ anh nhiều và anh nhớ gửi thư cho Huyền nhé.
Uyển.

Trong gian phòng nhỏ của khám, dành cho các luật sư tiếp xúc với các bị can, thân chủ của mình, luật sư Hoàng đi đi, lại lại, tỏ vẻ sốt ruột vì ông đợi đã gần một nửa giờ để gặp Uyển mà vẫn chưa thấy Uyển xuống...
Hoàng là một luật sư còn trẻ. Anh quen Đạt nên được Đạt nhờ bào chữa cho Uyển, xin cho Uyển được tại ngoại. Anh không quen biết gia đình Uyển, nhưng vẫn nghe tiếng bốn cô con gái giáo sư Thúc mà một nhóm thanh niên trí thức thường gọi là “les quatre filles du Docteur March”.
Hoàng chưa bao giờ thấy mặt Uyển, nhưng trước khi vào khám thăm Uyển, Hoàng đã gặp ba chị em Diễm, Huyền, Tuyết, đã được Đạt giới thiệu trước cho biết tính nết ngang bướng của Uyển. Anh đã biết trước là Uyển đẹp, thế mà khi Uyển hiện ra trong khung cửa, anh vẫn không khỏi sững sờ trước vẻ quyến rũ của Uyển, vì trong khung cảnh khám đường, sắc đẹp của Uyển lại càng nổi bật, như một vì sao lạc giữa nền trời vân vũ...
Thường thường các bị can ở khám được sắp luật sư của mình, đều hoan hỉ; thế mà gặp Hoàng, Uyển vẫn điềm tĩnh gần như miễn cưỡng gặp Hoàng. Khiến Hoàng không khỏi khó chịu thấy Uyển có vẻ không buồn lưu ý tới mình, và thay vì những câu sáo mà chàng thường dùng để an ủi các bị can, chàng vụng về hỏi Uyển:
- Cô đã tạm quen với đời sống ở đây chưa?
Không hiểu sao, câu nói vô tình của Hoàng lại làm Uyển bực tức. Nàng cười nhạt, hỏi luôn Hoàng:
- Chắc gia đình tôi nhờ luật sư bào chữa cho tôi?
Hoàng gật đầu, thì Uyển sống sượng hỏi:
- Gia đình tôi đã nộp trước bao nhiêu tiền, thưa ông?...
Hoàng hơi cau mày, vì chàng không chờ đợi câu hỏi của Uyển. Tâm lý thông thường của các bị can khi gặp luật sư là nhờ luật sư xin cho mình được trả tự do, chứ không hỏi lôi thôi về chuyện tiền nong. Chàng miễn cưỡng trả lời:
- Hai ngàn!
Uyển lễ phép hỏi luôn:
- Có cách nào xin lại số tiền được không, thưa luật sư?
Hoàng ngơ ngác nhìn Uyển...
Chàng tưởng Uyển mất trí, chàng chưa kịp trả lời, thì Uyển đã giải thích:
- Xin lỗi luật sư, tôi thấy vụ của tôi chả có gì đáng mướn luật sư, tôi có thể tự bênh vực được...
Nhất là gia đình tôi không sẵn tiền, bỏ ra hai ngàn thật phí quá!
Hoàng lắc đầu đưa hai tay lên trời:
- Nghĩa là cô không muốn tôi “cãi” dùm, không muốn tôi xin cho cô được trả tự do?
Rất lễ phép, Uyển điềm nhiên trả lời bằng một tiếng “dạ” gọn thon lỏn, khiến Hoàng muốn điên đầu. Chàng bực tức hơn nữa là hình như lần đầu tiên, chàng thấy một cô con gái không thèm lưu ý tới mình, nhất là cô con gái này lại là một bị can, cần tới sự cứu vớt, sự che chở của chàng. Hoàng không hợm mình, nhưng chàng hiểu mình, chàng biết sức lôi cuốn của mình—một thanh niên chưa vợ, có địa vị và tiền—đối với các cô gái chưa chồng. Chàng đã được Đạt dặn trước về tính ngang bướng của Uyển, nhưng chàng vẫn không ngờ Uyển lại có thể ngang bướng đến mức đó. Chàng cáu lắm, nhưng chàng đàng đấu dịu, đổi chiến lược, dịu dàng nói với Uyển:
- Cô Uyển ạ! Cô cần bình tĩnh nghĩ lại...
Cô phải nghe tôi...
Cô điên hay sao mà không để luật sư lo liệu cho cô?...
Uyển ngắt lời luôn:
- Xin lỗi ông! Tôi không điên chút nào cả...
Trong trường hợp của tôi, mướn luật sư mới là điên chứ! Đòi lại tiền mới là không điên chứ!
Hoàng lắc đầu ngao ngán nhìn Uyển, thấy vẻ mặt Uyển bướng bỉnh, lạnh lùng, đẹp kỳ lạ, như chưa bao giờ chàng được chiêm ngưỡng một sắc đẹp hoang dại đến thế:
- Nghĩa là cô muốn ở tù, không chịu ra?...
- Tôi sẽ ra chứ! Tôi có tội gì mà không ra! Nhưng lúc này tôi chưa cần ra, chưa muốn ra. Vậy ông có xin trả tự do cho tôi, cũng bằng thừa...
- Thế còn tường lai cô? Cô không nghĩ đến tươnt lai cô à?
Uyển cười nhạt:
- Xin ông khỏi lo cho tương lai tôi...
- Nếu cô bị kết án thì sao?
Uyển hỏi lại:
- Thì đã sao, thưa ông? Một người bị kết án là hết tương lai chăng?
Câu hỏi vặn làm Hoàng lung túng, không biết trả lời Uyển ra sao. Chàng bực bội thấy mình là một luật sư có nhiệm vụ bào chữa cho thân chủ mình, thì lại bị thân chủ “truy”. Chàng thở dài:
- Cô đã nghĩ vậy, thì tôi còn biết nói gì nữa...
Hoàng sắp sửa đứng lên, để ra về, thì Uyển đã đứng lên trước:
- Vậy tôi xin phép ông, tôi về phòng giam!
Bất giác, Hoàng đâm bối rối, quên phứt mất là mình định bỏ ra về, chàng cố moi trong óc một câu, để lưu Uyển lại:
- À tôi xó xin phép ông Dư thẩm, cho ông Đạt cùng các cô Diễm, Huyễn v.v...
vào thăm cô. Ông Đạt có đi cùng với tôi tới đây, nhưng ông còn xuất trình giấy phép ở ngoài văn phòng...
Vậy cô có vui lòng tiếp họ, để tôi ra báo cho ông Đạt biết...
Ông Đã chỉ sợ cô không chịu tiếp.
Uyển hơi cau mày, hỏi:
- Thưa, có một mình ông Đạt, hay cả lũ em tôi?
- Một mình ông Đạt! Còn các cô Diễm, Huyền thì đợi tôi về cho biết tin, ngày mai sẽ tới thăm cộ..
Uyển tươi nét mặt lại:
- Dạ, mình ông Đạt thì xin vâng! Còn lũ em tôi, xin ông làm ơn bảo giùm chúng, là tôi mạnh và vui, các em tôi khỏi phải tới, chỉ ít ngày nữa tôi về, chứ có tù chung thân đâu mà thăm với nom làm gì...
- Tôi sẽ làm theo ý cộ..
- Xin đa tạ luật sự..
Uyển chào Hoàng rất lịch sự, rồi đi ra khỏi phòng...
Hoàng không tìm được câu nào nữa để giữ Uyển ở lại, chỉ đành lững thững bước ra cửa phòng, nhìn theo Uyển thoăn thoắt đi cùng người nữ giám thị trong hành lang rộng lớn, âm u của khám. Và mãi khi bóng Uyển mất hút ở chỗ ngoẹo của hành lang, chàng mới quay trở lại bàn, lấy cái cặp, và khi tay chàng xách cái cặp, chàng mới sực nhớ chàng là một luật sư, và nơi chàng đứng là phòng tiếp bị can của khám đường...
Chàng thẫn thờ trở ra, ngạc nhiên thấy tâm trạng mình hao giống tâm trạng một anh si tình bị hất hủi, hơn là một luật sư thất bại trong công tác...
...
Vừa gặp Đạt, đang khoanh tay trước ngực, đi đi, lại lại nơi phòng đợi, Hoàng lắc đầu:
- Tôi đành lạy cả nón học trò của anh! Tôi không hiểu nó là quái thai hay siêu nhân, nhưng quả nó làm tôi điên đầu...
Chàng kể lại cuộc tiếp xúc cho Đạt nghe, rồi tủm tỉm cười:
- Cái “ca” con bé này kỳ dị lắm. Nó không thèm mướn tôi cãi, nhưng tôi nhất định bào chữa cho nó. Mai mốt, tôi sẽ gặp anh...
Thôi anh đợi họ gọi mà vào thăm học trò anh. Chúc anh mai mắn hơn tôi...
...
Nhưng khi Đạt gặp Uyển, thì trái với điều Đạt dự đoán, Uyển tỏ vẻ hết sức dịu dàng, lễ phép. Uyển gọi Đạt bằng “thầy” chứ không gọi bằng “anh” như bữa nàng bị Đạt tát, và trước thái độ hồn nhiên, nhẫn nhục của Uyển, Đạt quên hết những lời mà chàng rắp tâm định nói để an ủi Uyển...
Đạt ấp úng mãi mới hỏi Uyển:
- Tôi cứ băn khoăn tự hỏi có phải vì bữa gặp tôi, Uyển đã chót “caner”, nên Uyển đâm liều không? Nếu thế thì bao nhiêu trách nhiệm đều ờ tôi cả...
Uyển cười rất trung hậu, thẳng thắn cầm lấy tay Đạt:
- Thầy đừng băn khoăn gì cả! Chính em phải cám ơn thầy là đằng khác. Sự thực thì em vô khám, là tại thầy; nhưng nếu em không vô khám, thì chắc chắn là em sẽ sa ngã, sa ngã ghê gớm lắm...
Nhưng bây giờ thì hết rồi! Em biết ơn thầy là ở chỗ đó...
Đạt im lặng nhìn Uyển, đôi mắt sâu và quầng mắt thâm của Uyển làm gương mặt Uyển não nùng hơn...
Giọng nói của Uyển trầm hơn, và điệu bộ, cử chỉ của Uyển có vẻ chín chắn, mực thước, làm Đạt cảm tưởng chàng mới xa Uyển quá mười lăm ngày, mà tưởng chừng đã lâu lắm, chàng mới lại được gặp Uyển. Chỉ trong mấy ngày, Uyển đã trường thành, và tâm hồn Uyển có cái già dặn của kẻ đã từng cọ sát với đời, khiến Đạt thấy mình gần Uyển, hiểu Uyển hơn bao giờ hết...
Đạt còn trầm ngâm thì Uyển đã hỏi tiếp:
- Gia đình em vẫn bình yên cá chứ thầy?... Liệu mẹ em có buồn lắm vì chuyện xảy ra không?
Nghe Uyẻn hỏi thăm tin tức gia đình, Đạt chợt nhớ đến chuyện bà Hằng, chàng vui vẻ nói với Uyển:
- Có một tin vui, tôi quên chưa báo cho cô biết. Bà Hằng mới đẻ...
Uyển thốt lên một tiếng reo mừng:
- Hay quá nhỉ! Con trai hay gái hở thầy?
- Con trai. Nó giống Ba Uyển ghê gớm. Chị Thúc bảo nó giống anh Thúc từ cái mống chân, đến cái dáng nằm, cái ngáp...
Uyển mở to mắt sung sướng:
- Mẹ em lại thăm bà Hằng hở thầy? Mẹ em có vui mừng thực sự không hở thầy?
- Vui mừng thật sự chứ! Cả nhà đều vui mừng...
Diễm, Huyền, Tuyết định rủ bà Hằng ngày mai bế thằng bé vào cho Uyển xem mặt nó đấy...
Uyển lặng người...
Nàng bồi hồi nghĩ tới hôm đám ma cha nàng, Hằng mặc đồ đen, đi lẫn vào đám bạn bè quen biết, đưa Thúc tới nơi an nghỉ cuối cùng. Mãi tới khi hạ huyệt, Hằng mới tới gần quan tài Thúc. Hằng không khóc thành tiếng, chỉ có nước mắt chảy giòng trên má...
Rồi người bạn của Hằng dìu Hằng về lúc nào cũng không ai rõ...
Đó là lần đầu tiên, Uyển thoáng nhìn thấy hình dáng Hằng, và lần đó, Uyển nhớ rõ rệt là nàng rất ác cảm với Hằng. Vậy mà, lúc này nghe tin Hằng đẻ con trai, tự nhiên Uyển thấy thương mến Hằng lạ lùng...
Uyển thủ thỉ nói với Đạt:
- Thú thật với thầy, khi em nghe Huyền nó kể lại là Ba em với bà Hằng mới quen nhau chưa đầy một tiếng đồng hồ mà hai người đã say mê đến cùng độ, và chính trong cái buổi gặp gỡ đầu tiên đó, bà Hằng đã ngủ với Ba em, thì trong thâm tâm em không khỏi coi rẻ bà ta. Nhưng bây giờ thì em hiểu, em thương bà ta, cũng như em hiểu, em thương Ba em, em hiểu và em thương mẹ em.
Nghe Uyển nói Uyển hiểu và thương bà Hằng, tự nhiên một ý nghĩ nghi ngờ thoáng qua óc Đạt, chàng chăm chú nhìn Uyển để tìm hiểu, muốn hỏi mà chưa tiện hỏi, thì Uyển đã đoán được ý nghĩ của Đạt. Nàng cười, thẳng thắn nói với Đạt:
- Em biết thầy lo ngại điều gì...
Thầy cứ yên tâm, con Uyển, học trò thầy vẫn còn là cô học trò trong trắng của thầy, chứ chưa đến nỗi hư hỏng đâu!
Đạt thở ra như vừa trút được cái gì đè nặng lên ngực. Chàng chưa biết nói gì thì Uyển đã nói tiếp, giọng xa xôi, hơi mỉa mai:
- Trong trắng! Hừ...
Sự thật thì em cũng chưa hiểu sao em lại may mắn vẫn còn trong trắng...
Làm thân phận đàn bà khổ ghê thầy nhỉ?...
Đạt thờ thẫn nhìn Uyển:
- Tôi không ngờ đàn bà lại khổ đến thế! Nhưng giá trị của người đàn bà, chính là ở chỗ cắn răng chịu đựng đó, Uyển có thấy không?
Uyển thẳng thắn trả lời:
- Dạ, trước kia thì chưa thấy, chưa tin. Em cứ cho là đàn ông ích kỷ, nhưng bây giờ thì em hiểu, em tin. Em tin người đàn bà phải giữ tiết trinh, thế mà đối với sự sa ngã của bà Hằng, hay của Ba em, tại sao em lại không kết án, em thương cảm là đằng khác. Tạo sao lại có sự mâu thuẫn đó hở thầy?...
Câu hỏi của Uyển không phải làm Đạt sửng sốt. Chàng chưa biết trả lời ra sao thì Uyển đã đổi hướng câu chuyện, đột ngột hỏi Đạt:
- Em hỏi thực thầy, thầy vẫn còn yêu Diễm chứ?
Đạt nhìn Uyển, không có cách trả lời nào khác hơn là gật đầu, rồi chàng hỏi Uyển:
- Thế sao?
Uyển dịu dàng hỏi tiếp:
- Chắc thầy cũng yêu em?
Đạt cũng không có cách nào trả lời khác hơn là gật đầu. Chàng im lặng một lát rồi giải thích thêm:
- Sự thực tôi cũng không hiểu rõ lòng mình lắm. Chỉ biết là ít lâu nay tôi nghĩ đến Uyển rất nhiều. Có lúc tôi nhớ Uyển, có lúc tôi thấy bực tức Uyển, sợ Uyển, có lúc tôi muốn lấy Uyển, có lúc tôi lại muốn lấy Trang. Tôi không hiểu như thế có phải là tình yêu không?
Uyển thong thả lắc đầu:
- Chưa phải đâu thầy ạ!... Em cũng vậy...
Hôm thầy tát em, trong thoáng giây, em thấy yêu thầy, phục thầy, muốn lấy thầy...
Cũng như hồi Ba em còn sống, lần đầu tiên khi em nghe Ba má em báo tin, thầy định hỏi Diễm, em thấy tức, gần như ghen với Diễm...
Nhưng đó chưa phải là triệu chứng của tình yêu...
Bởi vì yêu đâu phải chỉ có thế! Có phải không thầy?...
Đạt chăm chú nhìn Uyển:
- Vậy theo Uyển, tình yêu là thế nào?
- Em chưa hiểu rõ, nhưng tình yêu phải mênh mông hơn, có căn bản vững vàng hơn, có chiều sâu hơn...
Chẳng hạn như mối tình thầy với Diễm, chính là yêu đó...
Ngoài ra, dù thầy có yêu Trang hay yêu em, lấy Trang hay lấy em, thì đó cũng chỉ là một hình thức yêu Diễm!
Nghe Uyển phân tích, Đạt thấy lòng se lại, nghĩ tới những đêm dài không ngủ, chàng bị hình ảnh của Diễm ám ảnh rằn vặt, và niềm cô đơn ray rout của mình từ khi Diễm đi lấy chồng...
Tự nhiên Đạt thấy sót thương Uyển vì Uyển cô đơn lắm mới có thể nhận định như vậy. Đạt chưa biết nói gì thì Uyển đã đề nghị:
- Em muốn khuyên thầy một lời, thầy có chịu nghe em không?
- Điều gì?
- Thầy cứ nói thầy “chịu” đi, rồi em sẽ nói!
Đạt nói bừa:
- Thì chịu!
Uyển chìa tay ra, nắm lấy tay Đạt, nhưng cử chỉ của nàng không có vẻ gì đĩ thõa hay khiêu khích:
- Cám ơn thầy lắm! Thế này nhé: Thầy cần phải lấy cô Trang. Thầy phải nghe em.
- Sao vậy?
- Bởi vì cô Trang cần phải lấy thầy, cũng như thầy cầm phải lấy cô ấy. Em tin là hai người đủ kinh nghiệm để tạo hạnh phúc. Và thầy làm như vậy là gián tiếp giúp Diễm. Diễm nó cũng cần sự giúp đỡ của thầy lắm.
Đạt tần ngần:
- Kể cũng được...
Thế còn Uyển?
Uyển trả lời:
- Em ấy à! Thú thực với thầy, em chưa cần lấy chồng bằng Trang. Trang chưa vào tù bao giờ, nên cần lấy chồng hơn em. Em, em đã có kinh nghiệm lao tù rồi, em tin là em già dặn hơn Trang...
Thầy đã vào tù bao giờ chưa?
- Đã một đôi lần...
Uyển cười:
- Thế thì em khỏi phải giãi bày nhiều...
Chúng ta cần phải thực tế...
và thực tế là thầy cần lấy Trang...
Nếu thầy không lấy Trang, thì không những Trang coi thường thầy, khinh thầy mà cả em nữa, cả Diễm nữa, cũng sẽ mất cảm tình với thầy...
Thầy mơ mộng quá, ích kỷ quá không được! Thầy cần hiểu là Trang nó yêu thầy ghê gớm, và chỉ với Trang, thầy mới có thể tìm thấy hạnh phúc.
Đạt đã có lần được Diễm thuyết giảng cho nghe về bổn phận. Lần này chàng lại được Uyển khuyên chàng nên thực tế, không nên mơ mộng...
Kỳ cục một điều là chàng thấy học trò của mình dạy khôn chàng đều có lý. Nực cười hơn nữa là các bạn bè, quen biết, ai nay đều cho Đạt là đứa cứng đầu, cứng cổ, bảo thủ ý kiến, ít ai thuyết phục được Đạt, thế mà Diễm, Uyển nói gì, bảo gì, chàng cũng cho là có lý, sẵn sàng nghe theo lời họ, nghe theo một cách thành khẩn và hơi ngớ ngẩn...
Nghe Uyển khuyên mình nên lấy Trang, Đạt phì cười, và trong bụng chàng tự chế nhạo: “Có lẽ mình đợi Uyển hay Diễm đẻ con gái, đợicho con gái họ lớn lên, và lúc đó mình sẽ lại yêu con của họ, cầu hôn con của ho....
cũng chưa phải là chuyện lạ”! Tự nhiên chàng thấy vui vui—và chàng thành thực trả lời Uyển:
- Tôi cám ơn Uyển về bài học của Uyển, cũng như tôi cám ơn Diễm đã có lần chỉ cho tôi nhận thấy đâu là bổn phận...
Uyển tưởng Đạt nói mỉa mai, nàng định phân trần thì Đạt hiểu ý, nói ngay:
- Uyển đừng tưởng tôi nói “ngạo” Uyển...
Tôi cám ơn Uyển thực tình và tôi sẽ làm theo lời Uyển khuyên, tôi sẽ lấy Trang, tôi sẽ tạo hạnh phúc với Trang...
Uyển sung sướng hỏi Đạt:
- Thực chứ? Thầy long trọng hứa với em đi!
Đạt cười:
- Cần gì phải long trọng hứa! Tôi biết Diễm chưa chắc đã hoàn toàn yêu Khải, thế mà Diễm vẫn cương quyết tạo hạnh phúc với Khải. Diễm là học trò tôi mà Diễm còn biết dạy tôi rằng: tình yêu không phải đột nhiên mà tới, tình yêu chính là một sự cố gắng, một sự bềnh bỉ nhẫn nại—chứ không phải một tiếng sét, một sự bốc đồng...
Cũng như Uyển, Uyển ở trong khám, Uyển bị giam giữ mà Uyển còn biết dạy tôi đừng mơ mộng, phải nhìn vào thực tế... thì chả nhẽ tôi lại không lĩnh hội được bài học của Uyển hay sao?
Uyển sung sướng thốt một tiếng khen, chẳng khác một cô giáo khen một học trò ngỗ nghịch lần đầu tiên trở nên ngoan ngoãn...
- Thầy tấn tới lắm!
Đạt không phật ý, cười vui vẻ. Và trước khi chia tay, chàng nói với Uyển:
- Hôm nọ, tôi nói đùa với Diễm, là nếu tôi lấy Trang, thì tôi sẽ mời Diễm đứng chủ hôn. Lời nói mỉa mai có nhẽ là sự thực. Và không những tôi nhờ Diễm đứng chủ hôn, tôi còn nhờ cả Uyển đứng chủ hôn nữa!
Uyển hóm hỉnh, nhưng rất nhân hậu, đáp:
- Càng đẹp chứ sao! Học trò đứng chủ hôn đám cưới của thầy... thì càng long trọng, có phải không thầy?...

<< Phần III- 1 | Phần IV- 1 >>


Dành cho quảng cáo

©2007-2008 Bản quyền thuộc về Liên Mạng Việt Nam - http://lmvn.com ®
Ghi rõ nguồn "lmvn.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này - Useronline: 662

Return to top