Liên Mạng VietNam || GiaiTri.com | GiaiTriLove.com | GiaiTriChat.com | LoiNhac.com Đăng Nhập | Gia Nhập
Tìm kiếm: Tựa truyện Tác giả Cả hai

   Tìm theo mẫu tự: # A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z Danh sách tác giả    Truyện đã lưu lại (0
Home >> Truyện Dài >> Duyên Tình Lạc Bến

  Cùng một tác giả


  Tìm truyện theo thể loại

  Tìm kiếm

Xin điền tựa đề hoặc tác giả cần tìm vào ô này

  Liệt kê truyện theo chủ đề

  Liệt kê truyện theo tác giả
Số lần xem: 11829 |  Bình chọn:   |    Lưu lại   ||     Khổ chữ: [ 1, 2, 3

Duyên Tình Lạc Bến
Bà Tùng Long

Chương 10

Mỹ Dung ra khỏi bệnh viện, nhưng vẫn còn nghỉ hai tuần nữa mới bắt tay trở lại với công việc. Trong suốt hai tuần ấy, không ngày nào bác sĩ Quân không đến thăm nàng. Bác sĩ Quân viện cớ cần phải thường xuyên kiểm tra sức khỏe cho nàng trong thời gian đầu sau khi xuất viện. Mỹ Dung rất áy náy, nhưng không thể không chấp nhận sự chăm sóc của bác sĩ.
Một hôm, Mỹ Dung hỏi bác sĩ:
- Thưa bác sĩ, xin cho tôi được hỏi bác sĩ một điều.
- Cô cứ nói.
- Trong thời gian tôi bị bệnh, có phải chính ông Văn, anh của Vũ, đã đến thăm nom, chăm sóc cho tôi?
Bác sĩ Quân thở dài:
- Vâng, đúng vậy.
Mỹ Dung hỏi tiếp:
- thế tại sao khi tôi đã tỉnh, bác sĩ lại không cho tôi biết sự việc đó?
Bác sĩ Quân lúng túng:
- Sự thật lúc ấy tôi cũng không rõ là cô đã tỉnh hẳn chưa. Chính cô, cô cũng giấu tôi về những ý nghĩ riêng của cô kia mà. Tôi sợ cô chưa tỉnh hẳn, nếu nói tất cả sự thật cho cô biết thì cô sẽ bệnh trở lại. Tôi tìm hiểu cô bằng cách bảo cô Hồng ghi chép tất cả những lời cô nói, bất cứ với ai, sau khi cô đã tỉnh trí lại.
Mỹ Dung reo lên:
- Thảo nào lúc ấy tôi thấy cô Hồng cứ chép luôn taỵ Tôi cứ tưởng cô ấy viết thư… Còn điều này nữa tôi cũng muốn hỏi nốt, là tại sao từ ngày tôi tỉnh lại thì ông Văn cũng lánh mặt luôn?
- Tại sao cô lại hỏi tôi điều đó? Chính cô đã tỏ ý không muốn tiếp Vũ nữa. Ông Văn đã đóng vai Vũ nghe cô nói thế, không dám đến nữa. Vả lại, ông ấy đến làm gì nữa khi vai trò của ông ấy đã kết thúc rồi?
- Thôi, tôi hiểu cả rồi. Tôi xin bác sĩ tha lỗi cho tôi. Tôi không bao giờ quên ơn bác sĩ đã săn sóc, chạy chữa cho tôi.
Bác sĩ Quân nói có vẻ đau đớn:
- Nhưng còn một điều cô chưa hiểu được…
Mỹ Dung ngạc nhiên hỏi:
- Điều gì vậy, bác sĩ?
Bác sĩ Quân do dự một chút, rồi thở dài:
- Điều ấy khó nói ra quá. Cô cho phép tôi mới dám nói.
Mỹ Dung làm bộ không hiểu:
- Chuyện gì mà khó nói thế? Chuyện của ông Văn hay chuyện của tôi.
- Chuyện của chính tôi mới khó nói chứ.
Mỹ Dung thở dài:
- Thế sao?
Bác sĩ Quân cũng thở dài:
- Tôi biết là khó nói lắm mà! Chưa chi cô đã thở dài không muốn nghe rồi… Nhưng dầu sao tôi cũng phải nói để cho dứt khoát một lần… Tôi yêu cô, cô Mỹ Dung à, chẳng hay cô có bằng lòng làm vợ tôi không? Tôi chưa vợ, có nghề nghiệp đàng hoàng, có sức khỏe, đủ điều kiện để đem lại hạnh phúc cho một người vợ.
Mỹ Dung trả lời không cần suy nghĩ, hình như nàng đã đoán biết thế nào rồi cũng có cái phút khó nghĩ này:
- Đem hạnh phúc cho một người vợ, nhưng chưa chắc đã đem hạnh phúc lại cho tôi, vì tôi tự nhận thấy không đủ điều kiện để làm vợ bác sĩ.
Bác sĩ Quân sửng sốt, cảm thấy chung quanh mình như tối sầm lại. bác sĩ nhìn chăm chăm vào mặt Mỹ Dung, không nói được một lời.
Mỹ Dung vẫn bình tĩnh nói tiếp:
- Bác sĩ đừng lấy làm lạ. Trước đây, khi kể lại câu chuyện cho tôi nghe, hai ba lần bác sĩ đã dằn mạnh: “Vũ, nhân tình của cô”. Đã là nhân tình của một tên vô lại thì tôi có đời nào đủ cam đảm làm vợ một ông bác sĩ ? Huống chi lòng tôi bây giờ đã nguội lạnh lắm rồi…Tôi yêu thế nào được nữa. Xin bác sĩ hiểu cho tôi và đừng theo đuổi tôi nữa.
Bác sĩ Quân buồn rầu nói:
- Cô không cần suy nghĩ gì cả sao? Cô cứ từ chối bừa như thế à?
- Không, tôi đã suy nghĩ kỹ lắm chứ. Bất cứ ai ngỏ ý muốn cùng tôi kết hôn là tôi đều trả lời như thế cả, không phải chỉ riêng đối với bác sĩ mà thôi đâu. Rủi cho bác sĩ, bác sĩ là người đầu tiên ngỏ ý với tôi.
Bác sĩ Quân biết có nói nữa cũng không ích gì nên đứng lên cáo từ ra về:
- Cảm ơn cô đã thành thật bày tỏ lòng mình. Từ nay chúng ta xem nhau như bạn. Có việc gì cần đến tôi, cô cứ nói cho tôi biết. Tôi sẽ đến ngay.
- Tôi không bao giờ quên ông là một bác sĩ.
Bác sĩ Quân ra về rồi, Mỹ Dung liền nói một mình:
- Như thế là dứt khoát, khỏi phiền lụy về sau. Ngày mai ta đến tìm ông Đại xin làm trở lại.
Mỹ Dung thấy lòng vui lên và nàng cũng không hiểu tại sao nàng vui… Nàng vui vì thấy mình khỏe mạnh lại như cũ hay là vui vì đã biết rõ được Văn chiếu cố trong khi bị bệnh?
Ngày hôm sau, Mỹ Dung đi đến hãng Hồng Tân, các bạn bè chạy lại bu quanh nàng, khiến nàng cảm động quá ứa nước mắt. Ông Đại cũng chạy ra mừng Mỹ Dung:
- Cô đã khỏe hẳn đấy chứ? Tôi đợi cô đi làm lại để có thể đi ngoại quốc đây.
- Ông đi ngoại quốc à? Độ bao lâu thì về?
- Đi độ một tháng.
Rồi, suy nghĩ một lúc, ông Đại tiếp:
- Hay là thế này… Cô cùng đi với tôi thì chỉ độ hai mươi ngày chúng tac có thể về được.
Mỹ Dung mừng rỡ nói:
- Nếu ông cho tôi đi thì thích lắm.
- Nhưng tôi đi bằng máy bay, cô liệu có đi được không? Cô yếu tim mà. Hay để tôi hỏi bác sĩ Quân xem sao…
Thế là ông Đại đến bệnh viện để hỏi ý kiến bác sĩ Quân. Bác sĩ Quân khuyên ông Đại nên cho Mỹ Dung đi. Bác sĩ nói:
- Nếu cô Mỹ Dung đi ngoại quốc thì rất có lợi cho sức khỏe của cộ Sẵn dịp này, nếu có thể, ông đưa cô ấy đến bác sĩ chuyên môn nhờ họ xem thử cô Mỹ Dung có thật khỏi bệnh chưa.
Ông Đại vui vẻ cảm ơn bác sĩ Quân. Một tuần sau Mỹ Dung theo ông đi ngoại quốc bằng phi cơ.
Mỹ Dung không ngờ đời nàng lại gặp sự may mắn lớn lao ấy. Ông Đại thành thật xem nàng như con, săn sóc cho nàng từng li, từng tí. Ngược lại, Mỹ Dung xem ông như một người chạ Nếu chuyến đi này không có nàng thì ông Đại sẽ lúng túng nhiều trong công việc.
Đến Paris, sau khi thương lượng công việc buôn bán xong, ông Đại liền nói với Mỹ Dung:
- Trước khi đi, bác sĩ Quân có dặn tôi nên đưa cô đến một bác sĩ chuyên môn ở đây nhờ xem bệnh của cộ Bác sĩ Quân sợ cô chưa khỏi hẳn. Bây giờ chúng ta đi tìm một bác sĩ chuyên môn nhé.
- Ông tử tế quá và bác sĩ Quân cũng chu đáo thật. Nhưng thưa ông, tôi có còn bệnh hoạn gì nữa đâu, một khi vết thương lòng đã hàn gắn. Huống chi chuyến đã là một liều thuốc bổ dưỡng cho tinh thần và sức khỏe của tôi… À, hôm lên phi trường, bác sĩ Quân có đi đưa tiễn, hình như bác sĩ có nói gì với ông?
Ông Đại nhìn Mỹ Dung mỉm cười:
- Ông ấy than thở cho sự thất vọng của mình. Cô không nhận lời làm vợ một bác sĩ à? Kể ra bác sĩ Quân cũng tử tế lắm.
- Vâng, tôi đã từ chối lời yêu cầu của bác sĩ Quân, vì tôi thấy tôi không xứng đáng với tình yêu của ông ta.
- Đó là vấn đề của trái tim, chắc cô đã nghĩ kỹ tôi không dám chen vào làm chị Nhưng cô không thể ở vậy để nhai đi nhai lại sự đau khổ của cô được. Người như cô phải sung sướng, tôi tin là cô sẽ sung sướng.
Mỹ Dung ngước mặt nhìn bầu trời đầy mây trắng, đôi mắt buồn rười rượi:
- Hôm nay ông lại có cái câu mà chị Huệ chị Lý đã nói với tôi cách đây mấy tuần. Ai cũng chúc may mắn cho tôi. Nhưng tự tôi, tôi thấy lòng hân hoan vì đã thoát khỏi cạm bẫy.
Ở Paris một tuần, ông Đại lại cùng Mỹ Dung đi London rồi trở qua Romẹ Công việc làm ăn có phần tiến triển. Ông Đại muốn nhân chuyến đi này viếng Thụy Sĩ, một nước có tiếng đẹp nhất thế giới. Ông nói với Mỹ Dung:
- Chúng ta đi Thụy Sĩ vài ngày rồi về nước, cô nghĩ thế nào?
- Ông muốn đi ngắm phong cảnh ở Thụy sĩ à? Tôi nghe nói phong cảnh ở đó đẹp lắm, mà những xưởng đồng hồ ở Thụy Sĩ cũng có tiếng là sản xuất đồng hồ tốt nhất. Hay là nhân chuyến đi này, ông thương lượng với một xưởng đồng hồ ở đây xin làm đại lý độc quyền.
Ông Đại gật đầu tỏ vẻ đồng ý:
- Cô có ý kiến hay lắm. Tôi sẽ thực hiện thêm một ngành buôn bán nữa…
Ở Thụy Sĩ ba hôm, ông Đại và Mỹ Dung lại đáp phi cơ về nước.
Trên phi cơ, Mỹ Dung bỗng nghĩ đến Văn. Nàng liền nói với ông Đại như để dò dẫm:
- Không hiểu ông kỹ sư Văn giống Vũ đến thế nào mà Tống có thể lầm được để đến nỗi giết oan Vũ?
Ông Đại nhìn Mỹ Dung rồi nói:
- Tại sao hôm nay cô lại nhớ đến chuyện ấy? À, ông Văn thì tôi gặp nhiều lần, chứ còn Vũ là ai thì tôi không được biết.
- Ông gặp ông Văn nhiều lần, chắc là về việc buôn bán?
- Không, tôi gặp ông Văn về chuyện của cô.
Mỹ Dung ngạc nhiên:
- Về chuyện của tôi? Thế sao mấy lúc nay ông không nói cho tôi biết?
- Tại vì ông Văn không muốn tôi nói lại với cô.
Mỹ Dung càng ngạc nhiên hơn:
- Tại sao thế?
Ông Đại thấy cần phải nói lại tất cả cho Mỹ Dung nghe, nên kể lại hết câu chuyện, không giấu giếm gì cả.
Kể xong, ông kết luận:
- Tôi không thể làm thinh nhận làm người ơn của cô trong khi kỹ sư Văn đã bỏ tiền ra lo cho cô tất cả và săn sóc cho cô như săn sóc một người em gái.
- Thế mà trong cơn mê sảng, tôi có hay biết gì đâu. Đến hki tôi tỉnh lại thì kỹ sư Văn không đến nữa. Tại sao kỹ sư Văn lại tránh mặt tôi? Hay ông ta thi ân mà không muốn người ta trả ân?
- Nhưng còn cô, tại sao cô không đến thăm kỹ sư Văn để cảm ơn ông ta?
Mỹ Dung làm ra vẻ buồn buồn:
- Hôn nay tôi mới nghe ông nói đến kỹ sư Văn.
- Kỹ sư Văn cho rằng ông ta có bổn phận phải lo cho cô vì cô là vợ chưa cưới của Vũ, em ông ta.
- Tôi không muốn nghĩ đến Vũ nữa. Nếu tôi tìm đến thăm ông Văn thì thế nào cũng phải nhắc đến Vũ. Vì ông Văn sở dĩ giúp đỡ tôi trong cơn hoạn nạn là tại có Vũ. Thật là khó nghĩ. Thưa ông, bây giờ ông khuyên tôi phải cư xử như thế nào?
- Tôi thấy cô cần đến thăm ông Văn khi về đến Sài Gòn. Ông kỹ sư Văn là một người rất tốt. Ít có thanh niên nào được như ông Văn.
Mỹ Dung suy nghĩ một chút rồi nói:
- Tôi xin nghe lời ông, nhưng đến thăm ông Văn mà không mang gì cho ông ấy cả thì cũng không được lịch sự.
Ông Đại mỉm cười:
- Tôi thấy hình như cô có mua một máy đánh chữ và một máy phát thanh. Cô có thể đem tặng ông Văn một trong hai cái máy gọi là đền đáp phần nào cái ơn quá lớn của ông.
Mỹ Dung làm thinh. Nàng cố nhớ lại những điều đã xảy ra trong lúc nàng bị bệnh và Văn vào thăm nàng với tư cách một người tình. Nàng đỏ mặt khi nghĩ đến những lời mà hai người có thể nói với nhau. Nàng cố nhớ lại tâm trạng của nàng lúc bấy giờ, những cử chỉ có vẻ đóng kịch của Văn. Nàng thấy nhớ lại nhiều điều mà trước kia nàng không để ý đến.
Rồi nghĩ đến lúc phải gặp lại kỹ sư Văn Mỹ Dung thấy lòng nao nao khó chịu. Nàng phải nói những gì? Trước kia Văn đóng kịch, nhưng bây giờ lại đến phiên nàng đóng kịch.
Nàng dối mọi người, nhưng còn với lương tâm, nàng không thể dối được lòng mình. Nàng làm sao từ bỏ được những ý nghĩ và mối tình thầm kín của nàng đối với Văn.
Trong lu1v nửa mê nửa tỉnh ấy, nàng đã nhận thấy rằng, hình như người đã đến săn sóc, an ủi nàng không phải là Vũ mà là một người nào khác, lịch sự và lễ độ hơn Vũ nhiều. Nhưng người khác ấy là ai thì nàng chưa biết được. Nhiều lúc nói với người ấy những câu êm dịu, nàng lại thấy ngượng, không tự nhiên như lúc nàng nói với Vũ.
Sau khi câu chuyện bắt ghen của Liên Hoa xảy ra, lúc tỉnh lại, Mỹ Dung đã nhớ tất cả. Nàng không muốn gặp Văn nữa, vì nàng sợ giữa nàng và Văn sẽ có những chuyện không tốt đẹp. Nàng biết lòng mình rất yếu đuối. Văn giống Vũ. Qua cái bề ngoài giống nhau ấy, Văn có thể làm cho nàng yêu. Trước kia nàng yêu Vũ tha thiết. Giờ đây, trước mặt nàng có một người giống Vũ mà người ấy lại có học thức, lễ độ hơn Vũ. Giọng nói của chàng êm ái hơn, vẻ mặt của chàng hiền dịu hơn, và nhất là đôi mắt của chàng thành thật hơn Vũ nhiều. Đã vậy, chàng lại là một kỹ sư, một thanh niên đức hạnh và giàu có.
Mỹ Dung không muốn gặp Văn là để giết chết một lần nữa một mối tình mà nàng cho là dang dở.
Nhưng Mỹ Dung không muốn gặp Văn còn có một nguyên nhân khác. Nàng muốn tìm hiểu lòng mình một cách rõ ràng hơn trong thời gian xa Văn. Nàng có nhớ nhung gì nữa không? Nàng có đau khổ không?
Vì nàng đâu có quyền nghĩ đến Văn, người anh ruột của Vũ, ân nhân của nàng mà cũng là một người đã có gia đình, không yêu nàng mà chỉ săn sóc nàng vì bổn phận.
Muốn chiến thắng sự yếu đuối của lòng mình, nàng không muốn Văn vào thăm nàng nữa. Trong lúc ấy, nàng còn phải chiến đấu với tình yêu chân thành của bác sĩ Quân.
Mỹ Dung cứ nghĩ vẩn vơ cho đến khi về Sài Gòn… Nàng cũng chưa có ý gởi tặng Văn một món quà.
Chưa đi làm, Mỹ Dung giở chồng báo ra đọc. Nàng đọc đến bài tường thuật về phiên tòa xử Tống. Cái tin Nguyệt cắn lưỡi tự tử trong lúc tòa đình lại để nghị án làm Mỹ Dung vừa cảm động, vừa mừng thầm.
Thế là Văn bây giờ không còn bận bịu gì về Nguyệt nữa.
Nàng mừng như thế kể ra cũng ích kỷ thật, nhưng điều đó chỉ biểu lộ một cách rõ ràng cái chất người.
Sáng hôm sau, Mỹ Dung gói cái máy phát thanh lại và vào sở, nhờ người tùy phái mang lại cho kỹ sư Văn cùng với những dòng chữ của nàng.
Người gởi quà đang ở một trạng thái lòng không sao tả được, mà người nhận quà cũng khó nói lên được sự xúc cảm lúc bấy giờ. món quà ấy là chiếc cầu nối liền tình cảm giữa hai tâm hồn, và kỹ sư Văn không thể nào không đến thăm Mỹ Dung được.
Hai tâm hồn mang nhiều đau khổ, hai tâm hồn thiếu thốn tình thương, hai tâm hồn ấy đang cần gặp nhau, và sự mầu nhiệm của tình yêu sẽ làm cho họ yêu đời và xóa quên tất cả dĩ vãng đau khổ.
Như có một linh tính báo cho Mỹ Dung biết thế nào rồi Văn cũng đến thăm mình, Mỹ Dung tranh hoàng căn phòng của nàng một cách đẹp đẽ. Một bó hoa hồng tươi thắm trong chiếc lọ thủy tinh, chiếm một chỗ quan trọng giữa cái bàn có trải tấm khăn trắng nõn. Căn phòng của nàng chật hẹp nhưng bày biện rất mỹ thuật. Một cái giường có nệm và trên giường có phủ một tấm khăn bằng hàng thêu. Hai chiếc ghế bọc da để tiếp khách và một cái tủ kê sát giường.
Mỹ Dung đang đứng ngắm lọ hoa thì có tiếng xe hơi ngừng trước cửa. Nàng nghe tim rạo rực và hai tay run lên.
Kỹ sư Văn đã đi vào đến cửa. Chàng đưa tay gõ nhè nhẹ và đứng đợi. Mỹ Dung ra mở cửa.
Hai người nhìn nhau, bỡ ngỡ. Nhưng chỉ trong giây lát, kỹ sư Văn đã trấn tỉnh được sự xúc cảm và vui vẻ nói:
- Cô Mỹ Dung, cô còn nhớ đến người ân sao? Tôi cứ tưởng khi cơn mê của cô đã qua thì cô không còn muốn nhớ đến cái người đã lo ấu rất nhiều về sức khỏe của cô.
Mỹ Dung cũng đã trở nên bình tĩnh ung dung nói:
- Kìa, mời anh ngồi. Có trách móc gì thì anh cũng phải ngồi xuống đã.
Và khi Văn ngồi xuống ghế, Mỹ Dung liền nói tiếp:
- Anh không nên trách em như thế, vì mãi đến khi đi ngoại quốc về, em mới biết chính anh đã bỏ tiền ra chạy thầy chạy thuốc cho em. Trước kia ai cũng bảo là ông giám đốc Hồng Tân lo cho em. Vì biết muộn cho nên em hình như là kẻ bạc ân. Anh tử tế quá.
- Tôi chỉ làm bổn phận một người anh. Vũ là em ruột tôi, mà cô là người đã yêu em tôi một cách tha thiết. Ai hiểu được mối tình của cô cũng phải cảm động. Vũ lại bị người ta giết lầm. Vũ đã chết thế cho tôi. Tôi sống là tôi đã cướp mất của cô một người yêu. Đó là bổn phận, đâu phải là chuyện nhân nghĩa.
Mỹ Dung không biết phải trả lời thế nào. Trong lúc ấy Văn nhìn qua căn phòng và khen:
- Cô có gian phòng đẹp quá. Mấy lúc nay bác sĩ Quân có đến thăm cô không?
- Bác sĩ Quân đến trước khi em đi ngoại quốc. Nhưng bây giờ thì bác sĩ Quân không đến nữa đâu vì em đã làm cho bác sĩ phiền.
- Bác sĩ Quân săn sóc chô cô rất tử tế, cũng là một người ân của cô, sao cô lại làm phiền bác sĩ? Và làm phiền như thế nào, cô có thể cho tôi biết được không?
Mỹ Dung nhìn lên trần nhà, giọng bình thản như không:
- Bác sĩ Quân ngỏ ý cưới em và em đã thẳng thắn từ chối.
Văn nghe thế liền hỏi:
- Nghĩa là cô còn nghĩ đến Vũ?
Mỹ Dung nhìn Văn với đôi mắt buồn rười rượi. Nàng thở dài, nhẹ nhàng nói:
- Em yêu Vũ vì em lầm Vũ. Anh đọc những bài báo cũng thấy người ta nói nhiều về chuyện ấy. Nhưng có một điều mà các báo không biết là câu chuyện Liên Hoa. Vũ đã đem Liên Hoa để làm tiền em.
Và Mỹ Dung kể hết cho Văn nghe câu chuyện giữa nàng và Vũ trước kia. Văn chăm chú ngồi nghe, thỉnh thoảng lại thở dài. Mỹ Dung có vẻ buồn rầu vì dĩ vãng của mình. Kể xong, nàng kết luận:
- Cái cô Liên Hoa, ái nữ của ông hiệu trưởng nào đó, không có anh ạ, chỉ có cô Liên Hoa mà chúng ta gặp ngày nọ mà thôi. Anh có tìm gặp Liên Hoa chưa? Nếu anh nhận thấy có bổn phận đối với em thì với người đàn bà đáng thương kia, anh cũng nên giúp đỡ, săn sóc và an ủi. Hơn nữa, Liên Hoa lại có con với Vũ. Anh phải giúp đỡ nàng nuôi dạy cháu anh chứ.
Nghe Mỹ Dung nói thế, Văn nhận ngay chỗ thiếu sót của mình, liền nói:
- Mấy lúc nay như cô biết đó, bao nhiêu việc đã làm tôi điên đầu, tôi có còn nhớ gì đâu? Ngay như với cô nhiều lần tôi đã định đến thăm, nhưng cũng không đi được. Tôi sẽ tìm đến giúp đỡ như ý cô muốn. Nãy giờ cô nói dông dài nhưng cô chưa trả lời câu hỏi của tôi.
- Em nói chưa hết mà. Em bảo là em làm sao yêu Vũ được nữa khi em đã biết rõ con người và sự tính toán xấu xa của Vũ. Bây giờ, em không oán Vũ thì đã là quá rồi, chứ bảo yêu thì yêu thế nào được nữa?
Văn mỉm cười:
- Cô không còn để ý đến Vũ nữa. Vậy tôi là anh của Vũ chắc cũng bị cô ghét lây?
Mỹ Dung vội vã nói:
- Sao lại ghét anh? Anh đã tốn bao nhiêu công bao nhiêu của để lo cho em khỏi bệnh, em ghét anh thế nào được. Cái ơn của anh lớn quá kia mà. Biết đến bao giờ em mới đền đáp được cái ơn. Sao anh và Vũ khác nhau đến thế hả anh?
Văn vội hỏi:
- Cô thấy tôi và Vũ khác nhau à? Cô mới nhận thấy hôm nay hay là nhận thấy từ trước?
Mỹ Dung ngập ngừng:
- Em nhận thấy từ lâu… Nghĩa là từ cái ngày em còn lầm anh là Vũ của em. Lúc ấy, tuy mất trí nhớ, nhưng em cũng cảm thấy hình như Vũ của em trở nên đàng hoàng, tử tế quá. Lời nói cũng dịu dàng hơn, cử chỉ cũng đẹp đẽ hơn, cách nhìn cũng tha thiết hơn. Nói tóm lại, em nhận thấy người yêu của em bỗng nhiên thay đổi hẳn tính tình và cử chỉ.
- Lúc phải đóng vở kịch ấy với mục đích làm cho cô chóng lành bệnh, tôi có nghe cô hỏi như thế… Và lúc ấy tôi lại ngỡ làcô không mất trí.
Mỹ Dung tinh nghịch hỏi:
- Ai bảo anh phải đóng cái kịch ấy?
Văn cười lớn. Mỹ Dung có vẻ mắc cỡ cúi mặt, hai gò má đỏ hồng.
Một lúc sau, Văn mới nói:
- Ai mà bảo tôi được? Sao cô không nhớ lại lúc ấy? Lúc xin phép bác sĩ Quân vào thăm cô, tôi đâu bao giờ ngờ rằng mình phải đóng một vai trò trong một vở kịch không hề được sắp đặt sẵn. Tôi đến thăm cô với tất cả lòng thành thật của một kẻ làm bổn phận. Nhưng khi tôi bước vào phòng cô, cô ôm chầm lấy tôi mà la lớn: “Anh Vũ ơi! Sao mãi đến hôm nay anh mới đến thăm em?”. Thế là đương nhiên anh phải đảm nhận cái vai trò mà anh không hề biết trước…
Nói đến đây, Văn im lặng, có vẻ suy nghĩ. Chàng đăm đăm nhìn theo vài đám mây trắng trôi qua vòm cửa sổ. Chàng cảm thấy một nỗi buồn mông lung xâm chiếm cả tâm hồn chàng. Mỹ Dung không dám nói gì cả. Nàng không dám gây cả một tiếng động nhỏ. Nàng cúi gằm mặt xuống không dám nhìn vào đôi mắt buồn bã của Văn.
Văn vẫn tiếp tục giữ im lặng. Hình như chàng đang đeo đuổi theo những hình ảnh đã đi sâu vào quá khứ. Chàng muốn nói một điều gì nhưng vẫn cứ ngập ngừng mãi. Một lát sau, Văn mới bắt đầu nói, giọng chàng nhẹ nhàng và đều đều:
- Mỹ Dung ơi, đọc qua câu chuyện của Tống và Nguyệt, chắc cô cũng hiểu cuộc tình duyên của tôi và Nguyệt ngang trái như thế nào. và nếu cô biết qua thời thơ ấu của tôi, chắc cô không khỏi buồn cho tôi. Tôi đã sống bên một người mẹ chỉ yêu Vũ mà không yêu tôi. Tôi đã khao khát một mối tình êm dịu, một sự săn sóc nhẹ nhàng. Vì thế trước sự tha thiết, nồng nàn của cô lúc cô còn bị bệnh, tôi cảm động quá. Và đôi khi tôi quên hẳn mình là một kẻ đang đóng kịch… Thế có khổ không, Mỹ Dung? Và khi…
Nói đến đây, Văn ngừng lại, nhìn Mỹ Dung và hỏi:
- Cô có cho phép tôi nói hết sự thật không?
Mỹ Dung từ tốn đáp:
- Anh cứ nói.
Văn chớp nhanh đôi mắt, giọng chàng nhỏ dần, như một hơi thở:
- Khi cô tỉnh lại, tôi tự thấy nhiệm vụ của mình đến đây là hết. Tôi thấy lòng nao nao một nỗi buồn khó tả… Tôi cố quên những hình ảnh, những kỷ niệm lúc còn ở gần bên cô: vì thế mà sáu, bảy tháng nay tôi không dám gặp cộ Tôi tự thấy tôi có lỗi với cộ Tôi đã lừa dối cô, tuy sự lừa dối đó đã giúp cô lành bệnh. Những lúc gần đây tôi tự nhủ là đã quên được một phần những hình ảnh thuộc về quá khứ. Nhưng vừa rồi, cô đã nghĩ đến tôi, và mua tặng tôi một món quà quý giá như thế, tôi cảm động vô cùng…
Mỹ Dung đứng nhanh lên để che giấu sự cảm động. Nàng cảm thấy câu nói của Văn tha thiết quá. Nàng đi nhanh đến bàn nước và nói vọng lại phía Văn:
- Để em rót nước và lấy bánh mời anh.
Sau khi bưng tách nước đến cho Văn, Mỹ Dung lấy hộp bánh đưa trước mặt Văn và nói:
- Hộp bánh này anh đã cho em trong lúc em còn nằm ở bệnh viện. Để em khui mời lại anh.
Văn làm thinh. Chàng thấy như vừa trút được một gánh nặng. Chàng đã nói hết tất cả những điều đang đè nặng lòng chàng.
Và chàng cảm thấy mừng rỡ khi Mỹ Dung không tỏ vẻ gì giận hờn cả.
Khi cùng ăn bánh, Văn kể sơ qua cho Mỹ Dung nghe về thời thơ ấu của chàng, sự chơi bời của Vũ, cuộc tình duyên ngang trái của chàng và Nguyệt. Mỹ Dung chăm chú ngồi nghe. Nàng không bao giờ ngờ một người có địa vị, giàu sang, lịch thiệp như Văn lại có một quá khứ âm u như thế. Đành rằng, về mặt vật chất, chàng chẳng thiếu thốn gì, nhưng còn về mặt tinh thần, chàng đã thiếu tất cả. Mỹ Dung lắc đầu, cố ngăn tiếng thở dài.
Văn thở ra một hơi dài như để xua đi tất cả mọi ám ảnh bấy lâu nay vẫn đè nặng trong tâm tự Chàng kết luận:
- Bây giờ tôi sống lẻ loi một mình. Không có một người thân thích. Muốn xây dựng cho Vũ thì Vũ bị giết, muốn tha thứ cho Nguyệt thì Nguyệt phản bội, và giờ đây, muốn yêu quý cô thì cô đã có người yêu quý và biết đâu cô lại không khinh bỉ tôi?
Mỹ Dung từ tốn nói:
- Sao anh lại nói như thế? Em lúc nào cũng nhớ đến tấm lòng quý hóa của anh.
Văn tươi ngay nét mặt:
- Nếu vậy tôi xin thành thật cảm ơn cô.
Mỹ Dung mỉm cười:
- Sao anh gọi em bằng cổ Anh đã xem em như đứa em gái của anh kia mà… Bao giờ thì anh đi thăm Liên Hoa? Hay là chúng ta đi ngay hôm nay?
- Đi ngay hôm nay cũng được. Nhưng anh phải ghé nhà lấy chút ít tiền.
Mỹ Dung vào trong sửa soạn và một lát sau ra đi với Văn.
Văn đưa Mỹ Dung về chỗ văn phòng, mời nàng vào phòng khách và nói:
- Anh đã tiếp Vũ ở đây, và khi Vũ ra về thì bị Tống giết.
Mỹ Dung nghe Văn nhắc đến chuyện cũ, sầm ngay nét mặt. Mặc dù, từ lúc tỉnh lại, nàng đã thù ghét Vũ, nhưng khi nghe nhắc đến Vũ, nàng không khỏi buồn lòng.
Nhận thấy những nét thay đổi trên mặt Mỹ Dung, Văn cảm thấy ân hận, chàng vội nói lảng:
- Em xem văn phòng của anh như thế nào? Đẹp không?
- Văn phòng của anh đẹp quá, sang trọng quá. Chắc anh ở luôn nơi đây phải không?
- Anh thường ở đây, ít khi về nhà. Anh không chịu được sự tẻ lạnh, trống trải trong ngôi nhà to lớn mà anh đã muạ Trước kia, anh không thể chịu được Nguyệt, và từ khi sự phản bội của Nguyệt bị phát giác, anh càng không muốn về nhà nữa. Anh định cho người ta thuê cái vi-la và nếu sau này làm lại cuộc đời thì anh sẽ về ở tại đây.
Văn đi lại tủ lấy tiền rồi cả hai cùng ra xe đi Thủ Đức. Văn tìm lại chỗ cũ, hỏi thăm nhà Liên Hoa.
Văn và Mỹ Dung phải chật vật lắm mới tìm được chỗ ở của Liên Hoa. Đó là một ngôi nhà lụp xụp, tối tăm trong tận cùng một ngõ hẻm chật hẹp.
Liên Hoa ẵm con ra mừng Văn. Nàng luôn miệng xin lỗi về chuyện lầm lẫn của nàng trước kia.
Nhìn Liên Hoa, Văn không khỏi cảm thấy một nỗi buồn xâm chiếm tâm hồn. Liên Hoa hầu như bị tàn tạ bởi sự tàn phá của thời gian và nhất là của sự đau khổ. Còn đâu một cô đào nổi danh tài sắc một thời? Bây giờ Liên Hoa chỉ giữ lại cho mình vóc dáng của một thiếu phụ nghèo nàn, đau khổ.
Liên Hoa vừa khóc vừa kể lể:
- Mãi đến hơn ba tháng sau em mới biết Vũ bị giết. Tuy ở đây không xa Sài Gòn bao nhiêu, nhưng em cũng không hay biết gì cả. Em cứ ngỡ Vũ bỏ em để đi theo kẻ khác. Tuy bị nghèo khổ nhưng em không còn mặt mũi nào trở lại nghiệp cầm ca nữa. Em đành sống thiếu thốn như thế này để nuôi con.
Văn thở dài:
- Mấy lúc nay cô sống bằng cách nào?
- Em làm lụng vất vả mà chả đủ vào đâu cả. Phải chi có một ít vốn thì em còn xoay xở làm ăn được; đàng này, thân không, tay trắng, làm công cho người ta cực nhọc đủ điều mà có được là bao?
Văn ngỏ ý muốn giúp Liên Hoa một số vốn. Liên Hoa mừng rỡ vô cùng:
- Anh tử tế như thế, em xin nhận lãnh chứ còn biết nói gì bây giờ. Nói gì cũng là khách sáo cả.
Văn đưa Liên Hoa một số tiền và dặn:
- Cô ráng nuôi dạy bé Oanh, cho nó đi học. Từ nay nếu có việc gì cần, cô cứ tìm đến chúng tôi.
Liên Hoa cầm tiền, nước mắt lại chảy ra…
Mỹ Dung đưa tay ẵm bé Oanh, cảm động vì thấy con bé giống Vũ như đúc, và như thế, nó giống cả Văn nữa. Mỹ Dung reo lên:
- Anh Văn ơi! Bé Oanh giống anh quá.
Văn vuốt đầu bé Oanh và hỏi:
- Cháu có muốn về ở với bác không?
Bé Oanh sợ sệt, gục đầu vào vai Mỹ Dung. Mỹ Dung reo lên:
- Nó quen với em rồi!
Nhưng Văn đã hối Mỹ Dung ra về. Mỹ Dung trao trả bé Oanh cho Liên Hoa, từ giã hai mẹ con.
Ra đến nơi để xe, Văn đề nghị:
- Chúng ta đi ăn nhé? Aên để bù lại lần trước. Em bằng lòng chứ?
Mỹ Dung gật đầu không đáp. Văn mở cửa xe cho Mỹ Dung và nói:
- Lần này chắc chúng ta sẽ ngon miệng lắm.
Rồi như chợt nhớ ra điều gì, Văn hỏi:
- À, em đi ngoại quốc chắc vui lắm nhỉ?
- Vui thì đành rồi. Có đi mới biết, thật ở nước người ta cái gì cũng mới lạ hết. Giá được đi mãi em cũng không biết chán. Hơn nữa, bên em lúc nào cũng có ông Đại săn sóc, chăm nom.
Văn tiếc rẻ:
- Anh giận ông Đại quá. Lẽ ra để anh đưa em đi ngoại quốc thì hơn.
- Lúc ra đi, ông Đại chỉ bảo là đi độ hai mươi ngày. Nhưng qua bên ấy vì công việc buôn bán, ông Đại đã ở gần suốt tháng. Nhưng nhờ vậy mà em được biết nhiều nước. Thích quá.
- Em định giúp việc mãi cho ông Đại sao?
- Chứ anh nghĩ làm sao không giúp ông Đại được? Em còn thiếu nợ Ông ấy nhiều quá.
Văn có vẻ nghĩ ngợi:
- Nhưng rồi cũng có ngày em phải nghỉ để lập gia đình chứ?
Mỹ Dung mỉm cười:
- Đến ngày ấy sẽ hay…
Nói xong nàng nhìn mông lung những cánh đồng xanh bát ngát, những mái nhà tranh khói quyện, những con đường đất đỏ chạy dài trong thôn xóm.
Chợt Mỹ Dung nghe giọng Văn cất lên, len vào tâm hồn nàng, nhẹ như một hơi thở:
- Em quên Vũ, không còn nhớ đến Vũ nữa, nhưng có bao giờ em nghĩ đến một người có bề ngoài giống Vũ không?
Mỹ Dung không nói, gục đầu vào vai Văn, khóc nức nở. Văn để cho nàng khóc vì chàng biết Mỹ Dung đã trả lời chàng một cách hùng biện lắm rồi.
Một lát sau, Mỹ Dung ngước lên, lau nước mắt:
- Chúng ta hãy đợi một năm nữa hãy nghĩ đến chuyện hôn nhân. Hiện nay anh cũng như em, tâm hồn chúng ta chưa được yên tĩnh cho lắm. Những cảnh ngộ bên ngoài đã làm cho chúng ta rối rắm tinh thần, anh nghĩ có phải không?
Văn gật đầu:
- Em nói đúng lắm. Được em nhận lời thì dù phải đợi đến bao lâu , anh cũng có thể đợi, em ạ.
Mỹ Dung mỉm cười, Văn cũng mỉm cười. Cả hai cùng thấy một niềm vui mới mẻ len vào hồn.


Hết

<< Chương 9 |


Dành cho quảng cáo

©2007-2008 Bản quyền thuộc về Liên Mạng Việt Nam - http://lmvn.com ®
Ghi rõ nguồn "lmvn.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này - Useronline: 334

Return to top