Liên Mạng VietNam || GiaiTri.com | GiaiTriLove.com | GiaiTriChat.com | LoiNhac.com Đăng Nhập | Gia Nhập
Tìm kiếm: Tựa truyện Tác giả Cả hai

   Tìm theo mẫu tự: # A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z Danh sách tác giả    Truyện đã lưu lại (0
Home >> Truyện Dài >> Duyên Tình Lạc Bến

  Cùng một tác giả


  Tìm truyện theo thể loại

  Tìm kiếm

Xin điền tựa đề hoặc tác giả cần tìm vào ô này

  Liệt kê truyện theo chủ đề

  Liệt kê truyện theo tác giả
Số lần xem: 12149 |  Bình chọn:   |    Lưu lại   ||     Khổ chữ: [ 1, 2, 3

Duyên Tình Lạc Bến
Bà Tùng Long

Chương 5

Thấy Nguyệt đến, Tống cau có hỏi:
- Làm gì mà đến bây giờ mới vác xác lại? Đã mê ông kỹ sư của cô rồi à?
Nguyệt đang mệt, nghe Tống nói cay liền nổi giận:
- Aên rồi ngồi không, có tiền dâng đến tay mà còn nói gay nói chua nữa sao? Cả tuần lễ nay người ta muốn điên được. Độ rày Văn đề phòng kỹ lưỡng lắm. Bao nhiêu người giúp việc trong nhà, Văn đều cho nghỉ cả và đưa người của Văn vào thế.
Tống hỏi:
- Làm thế để làm gì?
- Để làm gì à? Để dò xét hành động, cử chỉ của em, để có thể tìm ra manh mối tại sao Vũ bị giết? Anh làm ngơ và đóng kịch tài đấy. Cả tuần nay em không dám đi đâu cả… Mà Văn thì đi luôn luôn.
- Aø, nói đến Văn anh mới nhớ, coi bộ Văn quấn quýt Mỹ Dung lắm. Mỹ Dung là cô thư ký của hãng Hồng Tân, người yêu Vũ tha thiết, đến nỗi khi được tin Vũ chết, Mỹ Dung liền ngã ra bất tỉnh và bị mất trí. em còn nhớ bài báo tường thuật về chuyện Mỹ Dung chứ?
- Em có đọc bài báo ấy. Nhưng tại sao Văn lại đi nuôi Mỹ Dung?
- Văn cho rằng người ta giết lầm Vũ vì Vũ giống chàng, và Vũ đã chết thế cho Văn. Vì vậy Văn mới hết sức lo cho Mỹ Dung, vì trên tinh thần cao thượng, Mỹ Dung có khác nào em dâu của Văn. Vì thế Văn vào bệnh viện nuôi Mỹ Dung. Nhưng còn có một chuyện này buồn cười lắm mà cũng đáng cho em chú ý.
Nói đến đây, Tống ngừng lại, đợi Nguyệt hỏi và năn nỉ một lúc lâu, hắn mới nói tiếp:
- Văn và Vũ giống nhau, cho nên khi Văn vào thăm Mỹ Dung, cô ta lại lầm tưởng là Vũ, bèn ôm lấy Văn và la khóc um sùm. Văn không biết đối xử ra sao. Bác sĩ giám đốc bệnh viện đã nhờ Văn đóng vai Vũ để bác sĩ nhờ trên tình cảm mà chữa bệnh lãng trí cho Mỹ Dung. Văn đã nhận lời, và Mỹ Dung đã đỡ nhiều. Mỹ Dung cứ tưởng Văn là nhân tình của mình, mới thật buồn cười.
Nguyệt bậm môi nói:
- Nhưng biết đâu Văn không yêu Mỹ Dung? Hai người sống gần nhau và thân tình với nhau như thế làm sao không yêu nhau. Độ rày Văn thích chưng diện lắm. Aùo quần mỗi ngày mỗi bộ, lại còn bôi nước hoa cẩn thận.
- Văn làm gì thì kệ Văn, can chi em ghen tức? Không yêu thì ghen làm gì? Nếu em ghen tức là em yêu Văn, như thế thì em còn xem anh ra gì kia chứ?
- Em không ghen, nhưng nếu em cứ để Văn tự do lui tới thăm viếng Mỹ Dung thì một ngày gần đây, Văn sẽ chia sớt một phần gia tài của Văn cho Mỹ Dung…
Nghe nói đến chuyện gia tài, Tống liền giận dữ:
- Em nói có lý, chúng ta không thể để Văn tự do tiêu xài. Em phải có quyền kiểm soát tiền bạc của Văn. Hay là thế này: Em cứ nói ngay cho Văn biết là mấy lúc nay em nghe người ta đồn đãi về chuyện Mỹ Dung và Văn. Em cứ làm bộ ghen tương cho dữ để Văn lầm tưởng là em yêu Văn. Nếu Văn bảo chỉ xem Mỹ Dung như em, thì em buộc Văn phải làm ngay bây giờ một tờ chúc thư.
- Bộ anh điên rồi sao? Văn còn trẻ như thế mà bắt làm tờ chúc thư, Văn sẽ phản đối và nghi ngờ.
- Ngày thường em lanh trí và sáng suốt lắm, thế sao lần này em có vẻ mê muội như vậy? Tất cả những người giàu có đều làm chúc thư trước, vì đối với cái sống cái chết, nào ai biết chắc thế nào là thế nào? Em cứ buộc Văn làm chúc thư để gia tài lại cho em, nếu rủi có chuyện gì xảy ra… Em phải ăn ở và cư xử cho thật khéo để Văn đừng nghi ngờ.
Nguyệt xì một tiếng:
- Đừng nghi ngờ! Cái đồ bất tài, mó đến việc gì là hỏng việc nấy. Văn và Vũ là hai người khác xa từ cử chỉ đến cách phục sức, làm sao mà lầm được? Vì bất tài cho nên bây giờ em mới phải cực khổ thế này.
Tống nghe Nguyệt nói thế, tức giận hỏi:
- Ai ngờ hôm ấy Vũ đến thăm Văn. Em bảo chiều hôm ấy đúng sáu giờ thì Văn ra khỏi sở, anh chỉ biết có Văn chứ nào biết Vũ là ai. Nhưng thôi, chuyện cũ, việc đã thất bại em còn nhắc làm gì?
- Nào em muốn nhắc làm gì, nhưng khổ quá, hễ gặp anh là anh cứ bươi chuyện cũ ấy ra, chán chết đi được. Anh còn đổ lỗi cho em.
Câu chuyện úp mở giữa hai người đã khiến họ sống lại những phút rùng rợn mà trong mấy tháng nay, ngoài cái bề ngoài bình tĩnh, lương tâm họ cũng bị cắn rứt không ít.
Nguyệt đứng lên đi qua đi lại trong phòng, trong khi Tống nhớ lại vụ ám sát hụt do hắn thực hiện.
Hâm ấy, vào lúc mười giờ, Tống gặp Nguyệt ở một quán nước, Nguyệt nói với Tống:
- Việc em bàn với anh đó, chiều nay có thể thi hành được, vì em đã điều tra kỹ, chiều nay đúng sáu giờ, Văn ở sở ra, đi qua một cái vườn rộng…
Nguyệt đã cho Tống biết rõ thời gian để hắn đón đường giết Văn.
Nguyệt đã bàn tính rất kỹ với Tống, bàn tính cả năm sáu thàng rồi, bây giờ họ mới có dịp hành động.
Nhưng nào ai biết chữ ngờ! Cái hôm Nguyệt định hại Văn, Vũ lại tìm đến thăm Văn, anh em đã nói chuyện với nhau rất lâu vì Văn cố cảm hóa Vũ trở về con đường ngay thẳng. Hôm ấy Vũ cũng rất dễ chịu, cố nói năng cho vừa lòng Văn để Văn chịu ký giấy cho bán nhà. Hai anh em ăn uống với nhau, và khi Vũ đứng lên ra về thì Văn cũng đứng lên định đưa Vũ ra đến ngoài đường.
May cho Văn và rủi cho Vũ, là ngay lúc bấy giờ có một cú điện thoại gọi đến, Văn phải để Vũ ra về một mình…
Trong lúc ấy, Tống núp sau một bụi cây, thấy Vũ lầm tưởng là Văn nên xông ra giết Vũ.
Nguyệt ngồi yên trong nhà để chờ đợi tin tức bên ngoài, thì đến mười giờ tối, có tiếng xe hơi chạy vào sân. Nguyệt nghe ngóng và nhận ra đó là xe của Văn. Nàng nghĩ chắc có người đã đem xe của Văn về cho nàng.
Nàng không dám rời khoỏi chiếc ghế vì chiều đến giờ, tâm trí nàng đang trải qua một cơn rối loạn khó tả. Lúc vui mừng hớn hở, lúc lại bối rối lo âu.
Muốn đoạt gia tài của Văn để tự do sống với Tống, Nguyệt đã phạm một tội rất lớn, tội giết chồng. Nếu mọi việc được ém nhẹm, không ai tìm ra thủ phạm thì không nói gì, rủi Tống vô ý, hớ hênh để người ta tìm thấy tông tích dấu vết kẻ giết người, thì làm sao nàng tránh khỏi sa lưới pháp luật. Tống là người bạn trong cảnh giàu sang, chứ đâu phải là bạn trong cơn hoạn nạn. Nếu người ta bắt Tống, thì thế nào Tống cũng khai cho Nguyệt.
Rủi như thế thì gia tài của Văn chưa lọt vào tay họ, họ đã ngồi tù rồi.
Trong khi Nguyệt lo nghĩ thì chiếc xe hơi đã vào nhà xe và một lát sau Văn đã lù lù hiện ra trước mắt nàng.
Nguyệt đang ngồi bỗng rú lên, ôm mặt chạy vào nhà… Văn thấy thế lấy làm lạ, chạy theo níu Nguyệt lại và hỏi:
- Cái thì thế? Cái gì mà vừa thấy mặt tôi, em đã bỏ chạy và la hét?
Nguyệt ngừng lại, trố mắt nhìn Văn và cố hết sức bình tĩnh nói với Văn:
- Có người về đây bảo với em là tại sở anh có xảy ra một vụ ám sát.
Văn cười lại:
- Và em yên trí anh đã bị giết?
Nguyệt nói:
- Em đang lo sợ…
Văn hỏi:
- Lo sợ thì chạy lại chỗ xảy ra tai nạn chứ sao lại ngồi ỳ ở nhà?
- Nhưng em cứ tin rằng người như anh không bao giờ bị hại. Thế đầu đuôi câu chuyện ra sao hả anh?
Văn kể sơ cho Nguyệt nghe và nói:
- Không hiểu ai đã thù oán Vũ như thế. Nhưng muốn giết Vũ, giết đâu lại không được, đợi gì phải đón trước cửa sở anh. Người ta sẽ điều tra anh lôi thôi…
Nguyệt hỏi:
- Sao lại điều tra anh?
Văn thành thật nói:
- Người ta sẽ nghi anh sai người giết Vũ để chiếm hết gia tài của cha mẹ để lại. sự thật họ đâu biết cha mẹ đã chia cho anh và Vũ từ lâu rồi. Vũ xài hết phần gia tài của Vũ rồi.
Nguyệt nghe Văn nói thế, mừng lắm. Nếu nhà chức trách nghi về phía ấy, thì Tống sẽ không ai để ý và nàng cũng sẽ được yên ổn.
Hôm ấy Văn không hề nghi ngờ gì Nguyệt cả, nhưng từ ngày có bài báo dự đoán rằng có lẽ Vũ bị giết lầm thì Văn bỗng đâm ra dè dặt trong sự đi đứng.
Sáng hôm sau, đợi Văn đi khỏi, Nguyệt liền đến ngay nhà Tống.
Riêng về phần Tống, sau khi đã giết Vũ mà hắn lầm tưởng là Văn, liền đi thẳng vào một tiệm khiêu vũ, gọi và uống một hơi hai ba ly cô-nhắc để lấy lại bình tĩnh. Hắn bỡn cợt với mấy cô vũ nữ để giết thì giờ. Hắn tin rằng hắn đã giết được Văn, nay mai hắn sẽ cùng Nguyệt hưởng sự giàu sang và tự do yêu nhau, không còn phải lén lút nữa.
Đúng mười hai giờ khuya, Tống lảo đảo từ tiệm khiêu vũ để về nhà. Hắn nhào trên giường và ngủ như chết cho đến sáng.
Lúc tỉnh dậy thì hắn nghe có tiếng những đứa trẻ rao bán báo. Một đứ la inh ỏi:
- Tín tức ngày nay quý thầy! Một vụ ám sát rùng rợn tại nhà ông Văn…
Nhớ lại những việc xảy ra trong đêm qua, Tống bàng hoàng như vừa ra khỏi một cơn ác mộng.
Hắn ngồi vùng dậy, chạy ra ngoài, đón mua một tờ báo. Hắn đọc thật nhanh, và khi đọc xong, toát cả mồ hôi.
Người bị ám sát không phải là Văn mà là Vũ, em ruột của Văn. Thật là một chuyện bất ngờ, xáo trộn hết mọi xếp đặt của Tống trong mấy tháng naỵ Tống còn đang ngơ ngác và tiếc rẻ việc làm của mình thì Nguyệt đã đến.
Cả hai ngồi nhìn nhau mà không ai nói với ai một lời nào. Nguyệt lấy tờ báo đọc rồi sa sầm nét mặt hỏi Tống:
- Liệu có thoát khỏi ở tù không?
Tống nói:
- Ở tù thì không ở, nhưng thằng Văn vẫn chưa chết, nó vẫn còn làm chồng cô.
- Tôi không ngờ anh bất tài như vậy, khi không mà giết oan một mạng! Bây giờ anh tính thế nào?
- Một khi đã muốn ăn thì phải lăn vô bếp. Đâm lao phải theo lao chứ làm sao bây giờ?
- Nghĩa là anh còn phải giết nữa? Em e không thể được. Người ta đang để ý tìm cho ra thủ phạm trong vụ này. Anh coi chừng đấy nhé. Đêm Văn có nói với em rằng, người ta đang nghi cho Văn, nghi về chuyện gia tài.
Tống cười:
- Như thế mình đỡ lo, nhưng dù sao cũng phải làm gấp, em nên khéo léo một chút. lần này thì không cần đến anh hạ tay, em cũng có thể cho Văn đi theo Vũ một cách êm ái, không ai hay biết gì.
- Không được, chớ có gấp mà hỏng việc…
Tống cau có:
- Nghĩa là anh phải ngồi đợi, ngồi nhìn vợ chồng người ta vui vẻ sum họp với nhau.
Nguyệt nói:
- Chứ em còn biết làm gì bây giờ?
Câu chuyện cũ kỹ đã sống lại trong trí Nguyệt và Tống, cả hai cùng ngồi suy nghĩ.
Nguyệt bỗng nói:
- Cũng may là nhà đương cuộc bỏ qua câu chuyện ấy.
- Đừng tưởng bỏ qua mà lầm! Người ta đang dò hỏi đó. nhưng không ai nghi rằng chính bọn mình đã giết Vũ. Mình với Vũ có ăn nhập gì đâu?
- Vũ chết rồi, không ai kiện tụng gì cả. Nó cũng là một người trụy lạc, hư hỏng, cho nên không ai lưu tâm đến cái chết của nó. Có sống thì nó cũng là một kẻ ăn hại mà thôi. Huống nữa, Văn cũng không chịu bỏ tiền ra mướn thám tử riêng thì đời nào vụ án này lòi ra manh mối được. Một mặt khác người ta cứ nghi cho Văn. Nguyên ông bà Khai, trước khi chết, chia gia tài cho hai con một cách bất công bằng, cho nên Vũ bất mãn. Theo em biết, ông Khai yêu Văn lắm vì Văn học giỏi, đứng đắn và dễ dạy. Ông thấy Vũ hư hỏng ngay từ lúc nhỏ, lại được bà Khai che chở, bênh vực, ông sợ sau này nếu gia tài về tay Vũ thì Vũ sẽ phá trong chốc lát chớ không ích gì. Vì thế ông đã tìm cách sang cho Văn nhiều căn nhà và gởi riêng ở ngân hàng cho Văn một số tiền khá lớn. Đến khi ông bà Khai chết, cái gia tài còn lại phải truất phần hương hỏa nên Vũ không lãnh được bao nhiêu cả.
- Nếu việc này mà nhà đương cuộc hay các báo biết, Văn khó lòng tránh khỏi tội.
- Nhà đương cuộc biết rõ chuyện này lắm chứ, nhưng mấy lúc nay Văn vẫn được tự do, có ai phá rầy gì đâu? Mà trái lại, người ta đang để ý tìm cho ra thủ phạm.
- Nếu tìm ra được thì mình đâu có ngồi yên để bàn tán như thế này. Có lẽ họ đã bỏ quạ Vậy cho nên anh muốn bàn gấp với em. Nếu em do dự không xuống tay ngay, anh e Văn sẽ yêu Mỹ Dung và sẽ ly dị với em.
Nguyệt cau mày:
- Lấy cớ gì ly dị em? Trên pháp luật thì em không có lỗi gì cả. Nếu bảo em về với Văn không còn trinh tiết thì chuyện ấy lấy gì làm bằng cớ sau khi em và Văn đã ở chung với nhau trong mấy lúc nay rồi. Văn cũng không bắt được những cuộc hẹn hò của chúng ta.
Tống nói:
- Nhưng nếu Văn cứ lơ là, lợt lạt với em thì em ở suốt đời như thế và chịu đựng hay sao? Anh tin em không thể chịu đựng được.
Nguyệt hỏi:
- Vậy anh muốn em làm gì bây giờ?
Tống nói, vẻ bực dọc:
- Làm gì à? Sao em cứ hỏi lẩn thẩn như thế? Làm gì em biết chứ? Nếu em cứ kéo dài tình trạng này thì em đừng trách anh, em nhé. Làm thân đàn ông mà sống lén lút và ngửa tay ra lấy tiền của em tiêu xài qua ngày thì kể cũng xấu hổ lắm. Anh sở dĩ phải mặt dạn mày dày thế này là vì anh quá yêu em. Trái lại, nếu em vẫn một mực muốn ở với Văn thì anh sẽ có cách khác. Anh phải lập gia đình để sống hạnh phúc như ai. Chứ cứ sống cái kiểu bất thường, lấy vợ của kẻ khác, đã khổ tâm mà không khéo còn ở tù là khác.
Nói xong, Tống đứng lên khoác áo ra đi, bỏ Nguyệt ngồi một mình. Nguyệt tức quá cũng không thèm kêu Tống trở lại. nàng ngồi suy nghĩ một lúc thấy tức trí quá, ứa nước mắt khóc. Nếu nàng không nghe Tống thì nàng đâu lâm vào cảnh này. Bây giờ ăn năn đã muộn. Nàng có quền gì trách Văn? Mẹ nàng gả tống gả tháo nàng cho Văn. Ông Khai lại ép Văn phải cưới nàng. Về làm vợ Văn, nàng mang về cho Văn cái gì? Một tấm thân ô uế và không có một đồng một chữ nào cả. Trái lại, Văn cho nàng một gia tài và một địa vị khả quan trong xã hội. Lẽ ra Nguyệt phải cảm cái ân tình ấy. Thế mà trái lại, Nguyệt chỉ biết oán Văn mà thôi.
Còn Tống, Tống đã làm dở dang đời nàng, đã vòi của nàng không biết bao nhiêu là tiền, đã giày vò, hành hạ nàng mà nàng lại không oán ghét Tống. Nguyệt sợ Tống là khác.
Nguyệt ngồi một lúc lâu đứng dậy ra về. Bỗng một vật để trên bàn khiến nàng để ý. Đó là một cái đồng hồ reo kiểu mới. Chiếc đồng hồ ấy Tống đã mua từ hồi nào? Mà Tống mua làm gì khi đã có một chiếc đồng hồ reo rất đẹp của Nguyệt mua tặng cách nay hai tháng?
Nguyệt nghi ngờ:
- Chiếc đồng hồ này ai đã tặng Tống?
Thế là Nguyệt lục lạo khắp nhà, tìm cho ra một dấu vết hay một bằng chứng phụ bạc của Tống. Nguyệt lục các túi áo trên mắc. Cặp mắt nàng trở nên độc ác và sáng quắc. Nàng vừa lục vừa tức. Một lúc sau, nàng kéo ra một miếng giấy nhàu nát có mấy hàng chữ:
Anh!
Em đợi anh tại nhà hàng Văn Minh, chiều nay đúng sáu giờ.Anh nhớ đến đúng hẹn đừng trễ như mấy lần trước, vì chiều nay em bận nhiều việc khác.
Nét chữ rất đẹp mà không có ký tên. Thế cô nào đã viết cho Tống? Tống có nhân tình? Một người có được nét chữ xinh đẹp như thế hẳn là người có học. Người ấy đã hơn Nguyệt về một phương diện rồi.
Tống có nhân tình, thảo nào mà mấy lúc sau này Tống chưng diện và thường vắng nhà luôn. Nhân tình của Tống hẹn sáu giờ tại nhà hàng Văn Minh, nhưng trong thư không nói rõ ngày nào. Nguyệt tự hỏi:
- Được rồi, mình đã biết nơi hẹn hò của Tống với nhân tình thì mình có thể đi rình và bắt quả tang. Khổ thật cho ta, một mặt theo giữ Văn và Mỹ Dung, một mặt phải giữ Tống với cô nào đây.
Uất quá, Nguyệt giậm chân giậm cẳng, rồi không biết nghĩ thế nào, Nguyệt xách cái đồng hồ reo liệng mạnh xuống đất rồi bỏ ra về.
Đố ai biết tâm trạng của Nguyệt trong mấy hôm nay như thế nào. Lúc thì nàng oán ghét Tống, nhưng có lúc lại nhớ thương Tống. Có lúc nàng oán ghét Văn nhưng có lúc lại hối hận vì đã cư xử tệ với Văn. Nàng tự trách mình sao không biết yêu Văn, một người chồng rất xứng đáng để nàng yêu thương.
Đã hai lần, vào đúng sáu giờ, nàng đến nhà hàng Văn Minh để rình mò xem thử Tống hẹn hò với ai, xem thử nhân tình của Tống đẹp và sanh hơn nàng không… Nhưng không lần nào nàng gặp Tống ở đó cả.
Nàng về nhà mẹ để gặp Tống thì người giúp việc cho biết Tống đi mấy hôm nay chưa về. Nguyệt thấy đời nàng khổ quá. Về nhà Văn thì Văn cũng đi khỏi, không có ở nhà. Cả Tống lẫn Văn đều chán nàng rồi. Nàng như điên, như dại, đã lỡ thả mồi bắt bóng thì còn biết kêu than với ai? Nhưng Nguyệt không chịu thua trí Tống. Đối với Văn nàng chịu lép cũng không sao, vì phần lỗi, phần thua kém ở nàng. Chứ đối với Tống, nàng thua trí là nàng chết được. Tống lấy tiền của nàng để đi với các cô nhân tình, Tống xúi xử nàng giết chồng để đoạt gia tài cùng Tống chung sống. May mà cuộc toa rập của hai người đã đi sai hướng và Văn còn sống, chứ không thì Nguyệt đã phạm tội giết chồng. Và nếu mưu hại của họ thành tựu thì với một người phụ bạc như Tống, Nguyệt làm sao ăn đời ở kiếp và có hạnh phúc được?
Nghĩ đến đó nàng toát mồ hôi và ăn năn không sao nói được. Nàng phải trả thù Tống và không để Tống yên thân hưởng hạnh phúc ở đời. Nàng sẽ cho Tống biết tay nàng. Con người của Nguyệt nham hiểm và mưu trí lắm… Sự thù ghét căm hờn đã làm nàng trở nên cằn cỗi, già trước tuổi. Suốt ngày nàng đi ngoài phố, không muốn ở nhà. Ngồi nhà, lòng nàng như lửa đốt. Nàng đến trước khách sạn Văn Minh nhưng nàng quên rằng nếu nàng mưu trí thì Tống cũng không phải tay vừa. Tống có bao giờ thua trí nàng? Trong cơn giận dữ, nàng xách chiếc đồng hồ reo liệng phăng xuống đất cho bể thì khi Tống về nhà, Tống hiểu ngay là Nguyệt đã khám phá ra sự phụ bạc của hắn. đã khám phá ra, lẽ dĩ nhiên Tống phải đề phòng. Hắn dại gì mà đưa nhân tình đến nhà hàng Văn Minh nữa.
Nhưng một hôm, Nguyệt đi lang thang ngoài phố, bỗng gặp Tống. Tống đi một mình chớ không có cô nhân tình nào cả. Nguyệt nghĩ Tống đi đến chỗ hẹn, nên nàng tránh vào một tiệm bán sách đợi Tống đi qua mới trở ra theo dõi hắn.
Nguyệt thấy Tống đi lại nhà hàng Kinh Đô, vào ngồi ở một cái bàn bên trong và gọi bia. Nguyệt cũng vào ngồi ở một nhà hàng gần đó và rình. Nhưng hoài công, Tống ngồi uống bia, ăn vài chiếc bánh mặn rồi ra về. Tức thì Nguyệt theo sát Tống, chụp đại Tống và cãi vã với hắn, Tống cười lạt nói:
- Cô quên rằng cô không phải là vợ tôi sao? Cô là vợ của một ông kỹ sư kia mà. Cô không sợ sự giằng co này đến tai ông kỹ sư Văn sao?
Nghe Tống nói, Nguyệt tức muốn xỉu. Nàng nín cứng tay Tống và nói:
- Đưa em về nhà không em chết ngay bây giờ…
Tống nói:
- Cô chết thì đã có ông Văn chôn. Tôi đâu có quyền chôn cất cộ Khóc cô tôi cũng không có quyền nữa là chôn.
Nhưng Nguyệt đã gọi một chiếc tắc-xi và xô đại Tống lên xe. Cả hai cùng về nhà. Vừa bước vào cửa, Tống đã sừng sộ:
- Cô lấy quyền gì mà vào đây đập đồ đạc của tôi? Chiếc đồng hồ này cô biết tôi mua mất bao nhiêu tiền không? Cô tệ lắm! Tôi tưởng cô khôn, chứ không ngờ cô dại quá. Cô ghen với tôi à? Quyền gì mà cô ghen với tôi? Chồng cô đi với nhân tình sao cô không ghen? Mấy hôm nay chồng cô ở luôn trong bệnh viện cả ngày lẫn đêm sao cô không ghen? Cô lại đi ghen với tôi? Cô không sợ người ta chê cười sao?
Nguyệt đóng sầm cửa lại, chụp đại cái khay trên bàn định đánh vào đầu Tống. Đối với Tống, từ lâu, nàng hống hách quen rồi cho nên bây giờ, nàng cũng tưởng làm dữ và hăm doa. Tống là được. Nhưng nàng đã lầm. Tống bây giờ đã nắm được ưu thế. Hắn đứng im, nhìn Nguyệt và nói bằng một giọng cương quyết:
- Không được hỗn! Cô dang ra và ra khỏi nhà này, cô không có quyền chạm đến người tôi. Tôi không phải là kẻ ở nhờ nhà này. Nhà cô tuyệt tự, không người cúng giỗ thờ phụng, cô năn nỉ tôi về ở đây để hương khỏi tàn, nhang khỏi lạnh, bây giờ cô lại về chửi mắng tôi nghĩa làm sao?
Nguyệt đập cái khay vào bàn cho đỡ tức vì không thể đập nó vào đầu Tống.
Tống thấy vậy cười rộ:
- Cô giận cái bàn đấy à, nó vô tội mà.
Nguyệt ngồi xuống và nói:
- Anh đừng giở giọng ngược đời ấy với tôi nhé! Anh bảo tôi năn nỉ anh về đây à? Chớ thằng nào không nhà không cửa, tôi phải nói hết lời để Văn cho nó về đây sống cho yên thân? Bây giờ trở lại nó phản, nó có nhân tình…
Tống hỏi:
- Tôi có nhân tình thì đã sao? Chẵng lẽ cô bắt tôi phải như vầy một đời để cho cô sai hay sao? Cô biết hưởng hạnh phúc, còn tôi thì cô bắt phải sống lẻ loi, cô độc. Hôm nay tôi nói rõ cho cô biết, từ rày về sau cô không có quyền can thiệp đến hành động riêng của tôi nữa. Cái nhà này tôi trả lại cho cô, tôi cũng không cần. Cô muốn tôi đi ngay bây giờ, tôi cũng có thể chiều ý cô được.
Nguyệt biết có làm dữ với Tống cũng không được nào, cho nên Nguyệt ngồi lặng thinh mà lòng căm tức không sao nói được.
Tống thấy Nguyệt chịu thua thì dịu giọng nói:
- Những điều tôi nói đó, cô nghĩ thế nào, cho tôi được biết.
Nguyệt nói như một tiếng thở dài:
- Anh tệ đến thế sao? Anh nỡ nào phụ tôi, tôi đau khổ quá nhiều rồi.
Tống nói mỉa mai:
- Cô không giận nữa sao? Đó, cô thấy đó, giận dữ có ích gì, việc gì thì cứ để thủng thỉnh bàn tính với nhau. Dù sao thì tôi đâu nỡ bỏ cộ Cái đồng hồ có tội gì đâu mà cô ném nó, để bây giờ tôi không có cái khác mà dùng? Cô biết tôi mua nó mấy ngàn không? Bộ cô tưởng của cô nhân tình nào cho tôi sao? Ai mà thèm yêu tôi?
Nguyệt lấy miếng giấy nhàu nát mà nàng lượm được ra và liệng ngay trước mặ Tống:
- Vậy chớ giấy gì đây? Cô nào đã gởi cho anh?
Tống nhìn Nguyệt một lúc lâu và nói:
- Cơ khổ em tôi chưa! Thôi, tôi hiểu rồi! Em tưởng đâu cái giấy này là của nhân tình anh gởi cho anh chớ gì? Đó là cái giấy của Thu Hương gởi cho anh Tập, bạn anh. Hôm nọ anh ấy xem xong lại đem bỏ vào túi anh, vì anh ấy say quá không còn biết áo nào là áo anh ấy nữa. Chỉ vì tờ giấy bất nhơn ấy mà em làm khổ anh nãy giờ sao? Thế mà anh đâu hay nông nỗi này. Thôi, em ơi! Em đừng làm khổ anh như thế, toi cái đồng hồ hai nghìn rưỡi của anh.
Nguyệt vẫn không tin:
- Anh làm gì có tiền mà mua cái đồng hồ đến hai nghìn rưỡi? Chớ cái đồng hồ của em không dùng được sao? Anh chê đồng hồ của em xấu à?
Tống nói:
- Em khinh anh quá nhỉ? Anh không có được hai nghìn rưỡi sao?
Tống nói xong làm bộ thở dài rồi nói tiếp:
- Cái thân ở nhờ, ăn chực nó khổ như thế đó.
Nguyệt lấy trong ví ra một xấp bạc và nói:
- Đây, em đền lại cho anh hai nghìn rưỡi, nhưng anh không được mua đồng hồ báo thức nữa. Anh làm trò trống gì mà phải báo thức?
- Anh sắp đi làm rồi. Phải đi làm mới có tiền. Không tiền, đến em cũng khi anh. Vả lại, câu chuyện sum họp chúng ta không còn hy vọng gì nữa thì anh cũng phải lo chuyện có vợ có con với người ta, em ạ.
- Anh đừng nói thế. Chưa có cơ hội thì gấp cũng vô ích. Anh để em lo liệu xem sao. Em xin với anh là trong vòng vài tháng nữa công việc thế nào cũng yên xong. Nhưng anh đừng đi theo các con vũ nữ nhé, em mà biết được thì anh đừng hòng yên thân với em.
- Thế sao? Anh phải trung thành với em mãi mãi à? Người gì mà ích kỷ quá vậy.
Một lần nữa, Nguyệt mở ví lấy ra một xấp bạc, trao Tống:
- Anh cất xài đến cuối tháng. Từ nay đến đó chưa chắc em có dịp tạt về đây.
Tống đưa tay nhận tiền:
- Nếu vậy đêm nay em phải ở lại đây với anh. Anh biết đêm nay Văn không về nhà đâu, em đừng ngại. Mỹ Dung đau nặng lắm, bác sĩ Quân phải mời đến vị bác sĩ ngoại quốc thầy của ông ta, tời cứu chữa cho nàng. Chà, phen này Văn tốn tiền không sao nói được.
Nguyệt nghe nhắc đến chuyện đó, giận lắm:
- Nếu vậy em sẽ ở đây với anh, khỏi về nhà. Chúng nó không tốt đối với em.
Tống vui mừng sai người đi lấy thức ăn để hai người ăn uống no say một bữa.
Sáng hôm sau, Nguyệt trở về nhà, Văn vẫn chưa về, nàng cảm thấy khoan khoái như vừa thoát khỏi một tai nạn.
Trưa hôm ấy, Văn về nhà. Chàng vào mở tủ sắt lấy tiền rồi lại đi.
Nguyệt thấy vậy chạy lại bên chàng và hỏi:
- Mấy lúc nay anh đi đâu mà đi mãi như thế? Anh ngồi xuống đây cho em hỏi đôi lời.
Văn đang gấp đi, nghe Nguyệt hỏi liền nói:
- Anh có việc phải đi gấp, em cứ để anh đi vài hôm nữa anh trở về sẽ nói cho em biết một chuyện rất quan trọng.
Nguyệt liền hỏi:
- Nghĩa là tối nay anh không về?
Văn nói:
- Chẳng những tối nay mà cả tối mai nữa, anh cũng không về được.
Thấy Nguyệt cau mày:
- Nếu em muốn đi chơi đâu cho vui thì cứ đi, không sao đâu, nhà đã có người trông nom.
Nguyệt nói:
- Được, anh cứ lo công việc của anh đi.
Nguyệt cũng khôn khéo lắm. Sáng nay khi về đến nhà, nàng liền tuyên bố ầm ĩ với mấy người giúp việc:
- Hôm qua về thăm nhà mới hay anh Tống của tôi bỏ nhà đi đâu mấy ngày nay rồi. Báo hại tôi phải ở lại để xếp đặt việc nhà.
Nàng rêu rao như thế để những người giúp việc khỏi lấy làm lạ về sự đi đêm của nàng. Dù họ có là người tín cẩn của Văn thì Nguyệt cũng khỏi sợ họ mách lại Văn.
Tối hôm ấy, sau khi cơm nước xong, Nguyệt bỗng có ý muốn đến với Tống, một là dò thử đêm đêm Tống làm gì, hai là để rủ Tống đi xem hát, vì lâu quá Nguyệt không được đi xem hát với Văn.
Nguyệt sửa soạn thật đẹp, đeo những món nữ trang quý giá vào và hớn hở đến nhà Tống.
Nhà đã đóng cửa và các ngọn đèn bên ngoài đã tắt. Nguyệt biết Tống đã ôi khỏi, nhưng nàng vẫn gọi cửa và vào nhà. Người giúp việc thấy Nguyệt về thình lình thì nói:
- Uûa, cô về à? Sao hôm qua cô bảo với ông Tống là từ nay đến đầu tháng cô không về được?
Nguyệt nói:
- Vậy chớ ông Tống đi đâu?
Người giúp việc cho Tống vội vã nói:
- Ông Tống đi chơi, chắc đến khuya ông mới về.
Nguyệt nói:
- Tôi ngồi đây đợi ông Tống về.
Người giúp việc thấy vậy có vẻ lo lắng:
- Cô nên về đi, ở đây đợi không ích gì đâu.
Nghe người ấy nói như thế, Nguyệt sinh nghị Vả lại, người giúp việc cũ của bà Định, Tống đã đuổi đi rồi. Hắn mới mướn người khác, với người này hắn không sợ anh ta học lại cho Nguyệt nghe về những chuyện mà hắn đã làm lén Nguyệt.
Nguyệt liền nói:
- Chú quen với anh Tống từ lúc nào mà đến đây giúp việc cho anh ấy? À, mà quên, chú thứ mấy, cho tôi biết để tôi gọi cho dễ.
- Dạ, tôi thứ năm. Tôi mới vào giúp việc cho ông Tống, chớ trước kia, tôi không quen biết gì cả.
Nguyệt cố gợi chuyện:
- Vậy chớ mỗi tháng anh Tống cho chú bao nhiêu tiền vậy chú Năm?
- Dạ, mỗi tháng năm trăm đồng.
- Chỉ có năm trăm sao? Ít quá. Để mỗi tháng tôi cho chú thêm hai hai trăm đồng, ráng lo cho anh Tống chu đáo nhé.
Vừa nói, Nguyệt vừa mở ví lấy ra hai trăm đồng trao cho chú Năm. Chú Năm cất tiền, tỏ lời cảm ơn, đoạn nói:
- Cô ở lại đây nghỉ à? Tôi thấy không tiện cô ạ, vì ông Tống đi về không chừng. Có đêm ông ta đi suốt đêm. Chi bằng cô về nhà nghỉ cho khỏe.
Nguyệt cười và nói để chú Năm tin lời nàng:
- Lúc nãy anh Tống có sai người đưa thư cho tôi. Anh bảo tôi về đây đợi anh ấy. Độ chín giờ anh ấy sẽ về. Bây giờ cũng gần chín giờ rồi mà.
Nói xong, Nguyệt đứng lên đi dạo qua các phòng. Chú Năm băn khoăn như định ngăn không cho Nguyệt đi. Thấy thế, Nguyệt càng nghi hơn. Nàng đi xuống bếp, thấy chú Năm đã bày sẵn ra đấy một cái mâm, hai cái chén và hai đôi đũa. Trên bếp có một nồi gà hầm.
Nguyệt cười có vẻ thích chí:
- Chà, anh Tống rủ tôi về ăn gà hầm mà lại không chịu nói rõ.
Chú Năm cũng phân vân không biết Nguyệt nói thật hay bịa đặt. Vì sau khi Nguyệt ra về lúc sáng nay, Tống liền đưa tiền cho chú Năm và bảo chú đi chợ, mua gà về hầm để tối nay đúng chín giờ Tống sẽ đưa một cô bạn về dùng cơm.
Tống còn nói:
- Chú cứ lo hầm gà cho thật ngon. Tôi sẽ ghé chợ cũ mua thịt vịt và thịt heo quay con.
Cô bạn mà Tống nói với chú đó phải chăng là Nguyệt?
Chú Năm còn đang phân vân chưa biết hư thiệt thế nào thì bên ngoài có tiếng xe phanh lại cái rột. Nguyệt tái hẳn mặt vì biết sắp chạm trán với tình địch. Nànng cố giữ bình tĩnh để đối phó nhưng tim nàng cứ đập như muốn phá lồng ngực mà ra ngoài.
Tống không đề phòng chuyện Nguyệt trở về thình lình nên từ ngoài cửa đã cất tiếng gọi lớn:
- Chú Năm ơi, ra mang đồ vào.
Chú Năm vội vã chạy ra, định xem có cô nào đi với Tống thì báo Tống biết là cô Nguyệt trong nhà để kịp đề phòng.
Nhưng trễ quá rồi, người thiếu nữ đi với Tống đã xô cửa bước vào nhà trước.
Nguyệt đã trông thấy. Nàng núp sau tủ và đợi cả hai người cùng đi vào. Chú Năm chưa kịp nói gì với Tống thì Nguyệt đã tiến vào giữa phòng khách. Mặt nàng tím lại và hai tay nàng run lập cập. Tống đưa mắt nhìn chú Năm rồi lại nhìn cô gái.
Nguyệt chạy lại túm lấy áo cô gái và hỏi:
- Mày là ai? Mày có biết tao là ai không?
Cô gái ấy cũng tái mặt vì sợ, run lẩy bẩy:
- Ông Tống rủ tôi về đây.
Nguyệt đưa tay định tát vào mặt cô gái ấy thì Tống đã chạy lại hất Nguyệt ra và mở vòng vây cho cô gái nọ chạy ra cửa. Nguyệt đâu chịu thuạ Nàng tông đại bàn ghế, chạy theo ra để đánh cho kỳ được cô gái. Nàng nhào đại vào mình Tống chụp Tống lại, nhưng Tống lẹ láng tránh qua một bên cho nên Nguyệt ngã chúi về phía trước. May mà nàng gượng lại được và khi nàng hoàn hồn thì cả Tống và cô gái đều lên chiếc xe hơi đậu trước đường dông mất.
Nguyệt giận muốn điên được, nàng vào nhà mắng nhiếc chú Năm một hồi như tạt nước vào mặt chú, đọan dọn những món đồ đáng giá vào một căn phòng rồi khóa chặt cửa phòng ấy lại. Nguyệt cho chú Năm nghỉ việc. Nàng nói:
- Chú toa rập với ông Tống, chú không đáng cho tôi tin cậy. Từ nay tôi lấy nhà cửa tôi lại, chú tìm chỗ khác ở.
Chú Năm không cự nự gì cả, thu xếp quần áo rồi ra đi một mạch. Ngồi lại giữa ngôi nhà rộng rãi ấy một mình , Nguyệt bỗng sợ hãi. Nàng vội vã đóng các cửa, khóa kín tất cả rồi ra về. Nàng uất ức quá cho nên vừa về đến nhà là ngã nhào xuống giường, ôm gối khóc như mưa như gió.
Tống đểu giả như vậy, nàng không thể nào tin cậy ở Tống nữa. Lần này nàng quyết định đoạn tình với Tống. Nàng quyết hồi tâm sửa chữa, lấy lại sự tin cậy của Văn . nếu Văn không yêu nàng mà ly dị với nàng thì nàng chịu chứ còn biết trách ai.
Ba hôm sau, khi Văn trở về nhà thì chàng thấy Nguyệt bị bệnh. Người nàng trông xanh xao vì đã mấy hôm nay nàng thức trắng mắt và đã đau khổ quá nhiều. Văn hết sức thương hại nên liền hỏi Nguyệt:
- Em bị bệnh à? Thế sao em không cho người đi gọi anh về?
Chưa bao giờ Văn nói với Nguyệt một câu êm ái như thế, cho nên Nguyệt không khỏi cảm động, ứa nước mắt và nói:
- Nào em biết anh ở đâu mà cho người đi mời về? Vả lại anh có bao giờ về ngay khi nghe tin em đau đâu. Em không dám làm phiền anh đến thế.
Văn kéo ghế ngồi xuống một bên Nguyệt:
- Em nghe trong người thế nào?
Nguyệt đáp:
- Em chỉ mệt xoàng thôi.
Văn cho rằng Nguyệt đau khổ vì nàng biết mấy lúc nay Văn bỏ nàng để vào b6ẹnh viện với Mỹ Dung. Có lẽ Nguyệt ghen tương với Văn, ghen tương âm thầm chứ không sao bày tỏ ra ngoài. Nguyệt tự hiểu là nàng không đủ quyền để ghen với Văn.
Một người như Văn, thành thật, đứng đắn nên hễ làm một việc gì hơi bất chánh một chút là đã ăn năn ngaỵ Mấy lúc nay hễ sống bên Mỹ Dung thì thôi, chàng quên tất cả để tận hưởng những phút êm đẹp nhất của đời chàng. Những hễ về đến nhà, thấy vẻ mặt đăm đăm của Nguyệt thì Văn lại ăn năn ngay.
Dù sao thì chàng cũng là chồng của Nguyệt, chàng không thể phụ Nguyệt và bắt nàng phải sống bên chàng mà không thèm hỏi han gì đến nàng cả.
Nếu chàng không yêu Nguyệt thì chàng cứ trả tự do lại cho Nguyệt để nàng có thể làm lại cuộc đời. Như thế có phải là hơn không?
Thấy Văn ngồi suy nghĩ, Nguyệt liền nói:
- Anh Tống độ rày lêu lỏng, chơi bời quá anh ạ. Mấy hôm nay anh ấy đưa những cô vũ nữ về nhà ăn uống, đùa giỡn ầm ĩ. Chú Năm giúp việc cho anh ấy có đến đây mách với em. Chiều hôm qua em về nói chuyện phải quấy cho anh ấy nghe. Anh ấy đã không nghe mà còn cãi vã với em. Anh ấy nói: Người ta năn nỉ tôi về đây để giữ việc thờ, vì nhà người ta vô phước tuyệt tự… Anh nghĩ đó, anh Tống ăn nói vô lễ như thế em làm sao chịu được. Em nổi giận đuổi anh Tống ra khỏi nhà, anh ta xách va li đi ngaỵ Báo hại đêm qua em phải ở đằng ấy giữ nhà. Hôm nay chú Năm lại xin nghỉ vì nghe lời anh Tống xúi. Em phải khóa cửa lại, không ai ở đằng ấy để giữ nhà cả.
Nguyệt hổn hển kể một hơi khiến Văn phải nói với nàng:
- Việc đâu còn có đó, em đừng giận làm gì trong khi trong người không được khỏe. Em ráng tĩnh dưỡng để anh lo liệu chọ Ngày mai anh sẽ cho người đi gọi cậu Chín, em bà con của mẹ, về giữ nhà và thay thế em lo việc hương khói cho mẹ em.
Nguyệt nói:
- Nhưng anh bận nhiều việc như thế thì đi đâu sao được. Anh cứ để đến bao giờ em khỏe thì em tự đi lo lấy.
Nói xong, Nguyệt làm bộ nhõng nhẽo hỏi:
- Chớ mấy lúc nay anh đi nuôi ai trong bệnh viện mà anh lại giấu em?
Nguyệt hỏi, nhưng Nguyệt nghĩ rằng Văn không bao giờ nói thật với nàng. Nhưng cái điều mà Nguyệt không ngờ thì Văn đã nói:
- Mấy lúc nay anh có một việc giấu em. Nguyên Vũ, em song sinh của anh, bị ám sát, có để lại một người vợ chưa cưới. Cô này làm thư ký ở một tư sở. Cô ta còn nhỏ, mồ côi cả cha mẹ. Vì thế, khi nghe tin Vũ chết cô ta đau đớn quá, ngã ra chết giấc. Khi bác sĩ cứu chữa cho cô ta tỉnh lại thì cô mất trí luôn. Ở viện mồ côi ra, cô ta không có bà con gì cả, cho nên các nhân viên cùng làm một sở với cô ta nghĩ tình đồng nghiệp, quyên tiền và đưa vào cô vào bệnh viện.
Nguyệt hỏi:
- Tại sao anh biết rõ chuyện này như thế?
Văn nói:
- Anh đọc báo thấy người ta tường thuật về cái chết của Vũ và đời tư của Vũ nên anh mới biết rõ Vũ có vị hôn thê tên là Mỹ Dung. Về đời tư của Vũ, anh không hề biết gì cả. Tờ báo ấy lại còn nói rằng người ta ám sát Vũ là vì lầm, lẽ ra anh chết trong vụ ám sát này.
Nghĩ rằng Vũ đã chết thay anh, anh thương hại quá, vì thế mà anh đã tìm đến chỗ Mỹ Dung làm việc và dò hỏi biết nàng đang nằm ở bệnh viện một bác sĩ tự Anh đến thăm, nàng đã lầm anh là Vũ. Nàng chụp lấy anh và mừng rỡ đến tỉnh trí lại đôi phần. Bác sĩ thấy thế bắt anh phải đóng cái vai trò tạm bợ là làm vị hôn phu của Mỹ Dung. Nhờ vậy mà Mỹ Dung lần lần nhớ lại, không còn mất trí nữa.
Anh đang mừng là sắp chấm dứt nhiệm vụ của mình thì bỗng một việc không may lại xảy ra cho Mỹ Dung và tánh mạng của nàng đang bị hăm dọa…
Nguyệt vội vàng hỏi:
- Việc gì vậy anh?
- Mỹ Dung đã bình phục, nghe theo lời bác sĩ, anh đưa Mỹ Dung đi chơi. Anh đưa nàng lên Thủ Đức. Nên nhớ Mỹ Dung vẫn tưởng anh là Vũ. Anh và nàng đang đi chơi thì bỗng có một thiếu phụ, tay bồng con, chạy lại chụp lấy anh và la lối om sòm.
Nói đến đây, Văn lắc đầu, cau mày không nói gì nữa. Nguyệt lấy làm lạ, liền hỏi:
- Người nào mà kỳ quái vậy?
Văn nói:
- Người thiếu phụ ấy là nhân tình của Vũ, cô ta lầm anh là Vũ. Thôi thì cô mắng nhiếc anh không còn gì. Cô ta bảo anh lừa dối cô ta để đi cưới vợ giàu…
Nguyệt nói có vẻ bực tức:
- Vậy mà anh vẫn chịu đựng được à? Anh không nói rõ anh không phải là Vũ được sao?
- Nếu anh nói ra thì Mỹ Dung sẽ thất vọng và hiểu rằng mấy lúc nay anh lừa dối nàng. Nhưng nếu anh không nói thì người đàn bà ấy lại cứ xâu xé anh. Nhưng việc xảy ra là xảy ra, mình dù không muốn cũng không được. Mỹ Dung nghe nói Vũ có nhân tình có con… thì tái mặt muốn ngã. Anh phải nói cho thiếu phụ biết nàng đã lầm, anh không phải là Vũ mà là Văn, anh ruột của Vũ. Nghe anh nói thế, Mỹ Dung ngã xuống đất, bất tỉnh. Anh vội vã đưa nàng về bệnh viện. Mấy ngày nay, nàng nằm mê man, có mòi trầm trọng. Vì thế anh không thể về nhà được. Anh sợ em hiểu lầm anh.
- Hiểu lầm anh có nhân tình à? Việc này em nghe nói đã lâu, nhưng em tin ở anh. Trái lại người ta bảo với em rằng anh đang đùa với lửa, thế nào có ngày cũng bị phỏng nặng.
Văn hỏi:
- Em nói gì anh không hiểu?
Nguyệt nói:
- Có ngày anh sẽ yêu Mỹ Dung.
Nguyệt vừa nói vừa cười, nhưng Văn có vẻ suy nghĩ . Một lát sau, chàng nói:
- Em quên là Vũ chết thế cho anh sao?
- Em không tin như thế. Các báo đưa những giả thuyết như thế để được bán chạy, anh không biết sao? Anh có ai thù? Chứ còn Vũ, Vũ lêu lỏng chơi bời từ thuở nhỏ, Vũ có thể có nhiều người thù lắm. Vũ cướp nhân tình của kẻ khác. Vũ lừa gạt người ta, gây đau khổ biết bao nhiêu người và gây thù oán cũng không ít , cho nên Vũ bị giết. Vũ không chết thế cho anh đâu. Thì anh thấy đó, người thiếu phụ kia không thù oán Vũ thì có đời nào thấy anh mà lại lầm là Vũ để xâu xé anh đến như vậy.
Văn nói:
- Nhưng anh không thể bỏ Mỹ Dung trong cảnh đau khổ này. Mỹ Dung không còn bà con, không thân thích. Anh lo sợ quá, nếu Mỹ Dung có bề nào thì anh đắc tội với nàng lắm. Anh đã lừa dối nàng.
Nói xong, Văn chống tay vào cằm, mặt buồn hiu. Nguyệt không khỏi đau khổ ngấm ngầm. Nàng hiểu là Văn đã yêu Mỹ Dung. Trước kia nàng không ghen với Văn vì không yêu Văn, mà nuôi mộng lập gia đìng với Tống. Nhưng bây giờ, Tống đã phụ nàng, nàng còn biết bám víu vào ai ngoài Văn? Nàng giờ đây cũng không khác nào Mỹ Dung. Nàng cũng không cha, không mẹ. Nhưng nàng còn thua Mỹ Dung là nàng không được Văn yêu. Văn đối với nàng chỉ có sự thương hại, chỉ có bổn phận.
Nguyệt định nói thêm vài lời với Văn thì chàng đã đứng lên:
- Anh phải tìm gặp bác sĩ Quân gấp.
Nguyệt cắn chặt đôi môi để khỏi lộ sự uất ức. Nàng cũng đứng, đi ra trước lan can và ngó mông ra đường.
Một lát sau, Nguyệt thấy Văn ra xe và xe từ từ chạy ra đường. Nguyệt thở dài đứng chống tay vào lan can, suy nghĩ vẩn vơ.
Nghĩ xa, nghĩ gần, Nguyệt càng thấy oán ghét Tống. Giữa nàng và Tống chưa phải là hết. Nếu nàng không khéo xếp đặt thì Tống có thể phá tan hạnh phúc của nàng và biết chừng đâu không làm cho nàng bị tù tội. Nhưng việc đã lỡ rồi. Nguyệt đã làm Tống giận. Tại sao bây giờ Nguyệt lại có vẻ ân hận?
Có lẽ từ trước đến giờ, mỗi khi có chuyện trái lòng khó xử thì Nguyệt thường tâm sự với Tống. Bây giờ không có Tống thì nàng biết tâm sự với ai?
Văn lễ phép và vui vẻ nói năng là vì xã giao, chưa chắc vì thương nàng. Văn lo cho Mỹ Dung nhiều quá, và nàng tò mò muốn biết Mỹ Dung là người như thế nào, có đẹp hơn mình không?
Mỹ Dung chắc là hiền lành và ngây thơ lắm nên mới bị Vũ lừa gạt.
Nguyệt bỗng có ý nghĩ là sẽ đi thăm Mỹ Dung.

<< Chương 4 | Chương 6 >>


Dành cho quảng cáo

©2007-2008 Bản quyền thuộc về Liên Mạng Việt Nam - http://lmvn.com ®
Ghi rõ nguồn "lmvn.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này - Useronline: 114

Return to top