Mỹ Dung đã khỏe nhiều, đầu óc trở nên sáng suốt hơn trước. Nàng đã nhớ lại những chuyện đã quạ Nàng kể cho bác sĩ Quân nghe về quãng đời thơ ấu của nàng, không sót một chi tiết nào. Nàng nói với bác sĩ Quân:
- Tôi còn nhớ lúc ấy tôi mới mười tuổi và học lớp nhứt. Thấy tôi thông minh, bà Chánh liền cho tôi đi thi tiểu học. Năm ấy tôi đậu, nhưng tôi lại không vui mừng chút nào cả. Bà Chánh dẫn tôi đi xem bảng, tôi đứng khép nép bên bà nhìn mọi người với đôi mắt vừa ngơ ngác vừa thương tủi… Các trẻ khác cùng tuổi tôi đi với cha mẹ chúng nó, đứa nào mặt mày cũng hăm hở. Khi người ta đọc đến tên những đứa đậu, cha mẹ chúng nó ôm lấy chúng nó mà hôn hít và nưng niu trước mặt mọi người. Cái cảnh êm đềm ấy, tôi có bao giờ hưởng được?
Và khi người ta đọc đến tên tôi, tôi lạnh lùng như họ đọc đến tên ai đâu. Bà Chánh hỏi tôi:
- Con nghĩ gì thế? Con đậu rồi, thôi về.
Tôi ra về, mà lòng vẫn nghĩ những chuyện đâu đâu.
Cái ngày hôm ấy, tôi cảm thấy buồn thấm thía và cảm thấy sự đau khổ của đứa con không cha mẹ, thiếu tình yêu…
Mỹ Dung nhớ nhiều chuyện rất vặt vãnh, vì thế bác sĩ Quân đã nói với Văn:
- Có lẽ Mỹ Dung sắp được ra khỏi bệnh viện rồi. Tôi có nhờ cô Huệ, bạn đồng sở với Mỹ Dung, tìm cách phân giải cho Mỹ Dung biết về cái chết của ông Vũ.
Trong suốt một tuần nay, ngày nào Huệ, Lý và Cúc cũng vào thăm Mỹ Dung.
Một hôm thấy Huệ vào, Mỹ Dung cười:
- Mấy tuần trước chắc các chị giận tôi lắm nhỉ? Ai lại bạn bè mà không nhận ra…
Huệ nói:
- Tại chị bị bệnh, ai nỡ trách người bệnh kia chớ. Nhưng bây giờ đã khỏe hẳn chưa? Bao giờ thì ra khỏi bệnh viện? Và bao giờ thì đi làm lại được?
Mỹ Dung nói:
- Còn tùy bác sĩ. Mình đâu có quyền. Tôi không hiểu tại sao anh Vũ chưa xin cho tôi ra.
Huệ nói:
- Nhưng một khi mạnh rồi, chị có đi làm không?
Mỹ Dung nói:
- Còn tùy anh Vũ.
Huệ tỏ ý không bằng lòng:
- Sao lại tùy anh Vũ? Anh Vũ có thể nuôi chị mãi không? Anh ấy chưa có nghề nhất định, còn phải đi học mà. Chị quên là trước kia hằng tháng chị phải phụ cấp cho anh Vũ những ba nghìn đồng hay sao?
Mỹ Dung nói, đôi mắt mơ màng:
- Nhưng bây giờ anh Vũ đã có chỗ làm rồi. Chị không thấy anh ấy lúc này sang trọng như thế sao?
- Nhưng ai biết được chuyện ngày mai?
- Chị Huệ, chị có nhận thấy anh Vũ của tôi lúc này đàng hoàng hơn trước? Anh ấy nói năng nhỏ nhẹ chứ không hung hăng nóng nảy nữa. Mấy hôm nay tôi cứ nghĩ mãi về chuyện này, chị ạ. Ai đã làm cho anh Vũ sửa chữa được tánh tình một cách mau chóng như thế?
Thấy Huệ trước cứ làm thinh ngó mình, Mỹ Dung tiếp:
- Trước kia chị thường chê Vũ, chị bảo Vũ là tên lưu manh, là hạng sở khanh, nhưng bây giờ thì chị không còn chê được nữa.
Huệ nói:
- Nhưng tôi muốn khi khỏi bệnh rồi chị cũng nên đi làm lại với chúng tôi cho vui. Các chị em trong hãng Hồng Tân đều nhắc chị mãi.
Mỹ Dung nói:
- Để tôi bàn với anh Vũ đã.
Huệ cười:
- Anh Vũ không cho chị đi làm à? Lạ nhỉ? Nhưng theo ý tôi và ý chị Cúc thì dù có chầng giàu sang, người đàn bà cũng không nên bỏ nghề nghiệp của mình. Chị không giao thiệp nhiều nên không thấy đó thôi, chứ có biết bao người đàn bà vì quá tin vào cái hiện tại mà ngày sau phải khổ sở, đau khổ. Bây giờ có chồng giàu sang, liền bỏ nghề nghiệp của mình để về nương dựa chồng, nhưng đùng một cái, chồng bị bắt, chồng chết, chồng thất nghiệp, trên tay con dại đùm đề không biết làm sao sống được, rồi thì chạy ngược chạy xuôi, gặp ai cũng than thở, bạ ai cũng nhờ cậy, vì cái sống quên cả nhân cách, vì đàn con quên cả nhục hèn.
Mỹ Dung nói:
- Chị bi quan quá. Anh Vũ mấy hôm nay cấm không cho tôi bi quan. Anh Vũ bảo lúc nhỏ tôi đau khổ đã nhiều rồi, bây giờ Thượng đế sẽ dành cho tôi một cuộc đời tươi sáng.
Huệ không dám nói trái ý Mỹ Dung vì sợ Mỹ Dung sẽ tức giận và bệnh nàng vì thế mà lâu mạnh.
Nhưng cũng có hôm vừa thấy mặt Huệ, Mỹ Dung đã nói:
- Chị Huệ à, chị thấy anh Vũ của tôi lúc này thay đổi nhiều ghê không? Nhiều hôm ngồi nhìn anh và nghe anh nói, tôi có ý nghĩ đó là một người nào khác đang nói chuyện với tôi chị ạ. Nhưng sao lại có người khác được, phải không chị? Người khác thì giữa họ với tôi có can gì mà họ phải lo cho tôi chu đáo như thế?
Huệ nói để dò dẫm Mỹ Dung:
- Nhưng người khác thì đã sao? Họ yêu quý chị như thế thì cũng đáng cho chị yêu quý lại chứ?
Mỹ Dung nhìn Huệ với đôi mắt kinh ngạc:
- Chị cho tôi là hạng người gì mà ai cũng yêu quý được? Chị khinh tôi đến thế sao? Nếu ai giàu sang đến đâu nhưng không phải là Vũ của tôi thì tôi cũng xô đuổi họ ngay.
Câu nói của Mỹ Dung đã làm Huệ lo ngại không ít. Mà chính bác sĩ Quân cũng đang lo ngại về chỗ này. Nếu một ngày gần đây mà Mỹ Dung biết được Vũ đã chết, người vào ra thăm viếng nàng là Văn, anh ruột Vũ, thì Mỹ Dung sẽ đau khổ, và bệnh nàng sẽ trở lại như cũ chứ không ích gì.
Hiện giờ Mỹ Dung đã nhớ lại nhiều, nhưng có lắm cái nàng quên hẳn. Như chuyện Vũ làm tiền nàng, chuyện Vũ bịa đặt về Liên Hoa, cô con gái của ông hiệu trưởng. Mỹ Dung không còn nhớ đến.
Huệ nhắc đến chuyện này thì Mỹ Dung nói:
- Vũ đâu có tệ như vậy? Ai nói chị như thế?
Và khi Huệ bảo:
- Chính chị than phiền với tôi lúc chị chưa bệnh.
Thì Mỹ Dung lại ngơ ngác không tin.
Huệ muốn hỏi Mỹ Dung:
- Giá như anh Vũ phụ chị, đi theo người khác thì chị nghĩ sao?
Nhưng Huệ không dám nói câu đó.
Mỗi khi Văn vào, Mỹ Dung chỉ ngồi nhìn chàng chứ ít nói lắm. Những lúc đó đầu óc Mỹ Dung đang làm việc để lấy lại sự sáng suốt. Mỹ Dung chỉ cần có Văn ngồi một bên là nàng nhớ lần lần tất cả những gì mà nàng đã quên sau cơn ngã và chết giấc.
Văn cũng không dám nói nhiều với Mỹ Dung, chàng sợ bại lộ và Mỹ Dung sẽ biết chàng không phải là Vũ.
Ngoài những câu yêu đương, những lời âu yếm, Văn không dám nói gì khác hơn là trả lời những câu hỏi của Mỹ Dung.
Văn đem cho Mỹ Dung rất nhiều quà bánh, nhưng ít khi Mỹ Dung hỏi Văn l::25i12:: tiền đâu mà mau cho nàng nhiều thứ quý như thế. Nàng hình như không quan tâm về chuyện tiền bạc, về sự thực tế, cái điều mà một thiếu nữ quen sống trong cảnh thiếu thốn cần phải lưu ý đến…
Một hôm Văn đi phố thấy người ta bán một chiến nhẫn nhận cẩm thạch rất đẹp. Nhớ lại Mỹ Dung có bàn tay hết sức đẹp, Văn liền hỏi mua chiếc nhẫn để tặng cho Mỹ Dung.
Chiều hôm ấy, lúc Văn giao chiếc nhẫn cho Mỹ Dung, nàng ngắm nghía chiếc nhẫn rồi nói:
- Anh cứ cho em những món quà đắt tiền như thế này thì còn tiền đâu anh xài?
Văn nói:
- Anh có nhiều tiền lắm.
Mỹ Dung nói:
- Anh làm ra nhiều tiền như thế sao?
Nhưng nàng lại nói sang chuyện khác. Mỹ Dung chỉ thích nghe Văn nói những lời âu yếm mà thôi. Những lúc ấy vẻ mặt nàng sáng hẳn lên, nàng xinh đẹp một cách đáng cho Văn phải lo ngại. Ban đầu Văn nói các lời âu yếm một cách ngượng ngịu, nhưng lần lần chàng nói một cách tự nhiên như một chàng trai đang tán tỉnh người yêu của mình.
Chính nhiều hôm Văn không ngờ tại sao chàng lại có thể nói những câu:
- Mỹ Dung ơi! Em đẹp quá, em đẹp hơn tất cả những bông hoa trên vũ trụ này.
- Anh chưa bao giờ thấy một thiếu nữ hiền lành và dịu dàng như em. Mối tình chân thành của em làm cho người sắt đá cũng phải thương cảm… Nếu trên quả địa cầu này mà chỉ có những người như em thì chắc không còn ai nghĩ đến chuyện chém giết, xâu xé nhau nữa…
- Không lúc nào mà anh sung sướng bằng lúc ngồi bên em, được ngắm vẻ mặt hiền lành, khả ái của em. Ngày tháng như đọng lại trong đôi mắt của em, em ơi!
Khi nói những câu ấy, Văn đỏ mặt tự hỏi:
- Mình đóng kịch, đóng vai trò của Vũ hay là mình đã thốt ra chính những lời mình đã nghĩ? Ai đã dạy cho mình những câu nói tình tứ quá như vậy? Từ hồi nào tới giờ chưa bao giờ ta nói với ai những câu tình tứ như vậy. Và bây giờ tại sao ta lại nói những câu như thế mà không thấy ngượng? Không khéo ta lại đùa với lửa thì khổ cho ta mà lại còn mang tiếng là lừa gạt Mỹ Dung nữa.
Chưa bao giờ Văn thấy lòng đau khổ như lúc này. Chàng hiểu chàng đang đi sâu vào một thế giới khác, một thế giới đầy sự nguy hiểm là thế giới của con tim. Nhưng làm sao bây giờ? Đã lỡ nhận lời với bác sĩ Quân thì Văn phải lo cho tới cùng.
Nhiều hôm thấy Mỹ Dung nhìn chàng với đôi mắt êm dịu, Văn không đủ can đảm nhìn lại Mỹ Dung nữa. Con người ta vốn giàu tưởng tượng, huống chi Văn lại là người có học, dù sao thì văn chương cũng có ảnh hưởng nhiều trên tâm tính của chàng. Vì thế, ngồi nhìn Mỹ Dung, Văn bỗng có ý nghĩ so sánh Mỹ Dung với Nguyệt. Rồi chàng tưởng tượng ra một khung cảnh gia đình mà trong ấy có chàng và Mỹ Dung. Ai cấm được lòng chàng ao ước? Ai ngăn được chàng xây mộng đẹp? Mộng là mộng mà thực là thực. Có kẻ lấy mộng làm thực mà có kẻ lại nhằm sự thật mà cho là mộng.
Có thế mới là cuộc đời mà cũng có thế mới ra cái xã hội loài người. Thiên hình vạn trạng là cuộc đời mà thiên hình vạn trạng cũng là lòng người.
Ngày hôm nay chàng sống những phút êm đềm thì chàng cứ việc hưởng, dại gì nghĩ đến ngày mai.
Bên Mỹ Dung, chàng sống những phút êm đềm bao nhiêu thì lúc trở về nhà sống với Nguyệt, Văn lại đau khổ bấy nhiêu. Chàng cũng không biết đâu là mộng, đau là thực.
Mỗi khi ở nhà thương ra, chàng vừa trong cảnh mộng bước vào trong cảnh thực.
Mỗi khi gặp Quân, chàng thường hỏi:
- Bác sĩ giao cho tôi nhiệm vụ này, tôi thiết tưởng đến hôm nay cũng gần chấm dứt rồi…
Bác sĩ Quân nói:
- Cũng gần xong rồi vá cái giờ phút long trọng cũng đã gần đến rồi… Mỹ Dung chưa nhớ tất cả những việc đã qua, chứng tỏ bệnh chưa dứt hẳn. Mấy hôm nay ông đã đưa Mỹ Dung dạo xem phong cảnh chưa?
Văn nói:
- Tôi chỉ đưa Mỹ Dung đi loanh quanh gần đây thôi, chưa đi về những vùng quê như lời ông dặn.
Bác sĩ Quân hỏi:
- Ông ngại và muốn tránh tiếng?
- Kể ra cũng không có gì đáng ngại, nhưng ông nên hiểu cho là tôi đã có gia đình.
- Nếu ông Vũ còn sống thì Mỹ Dung đã làm em dâu của ông, dù sao thì cũng là chỗ bà con thân thích, ông không nên ngại như thế. Thôi ngay chiều nay, ông đưa Mỹ Dung đi chơi vài giờ nhé, ông liệu tìm cách nói lần cho Mỹ Dung về hoàn cảnh hiện tại của nàng.
Văn cau mày có vẻ suy nghĩ thì bác sĩ Quân liền nói:
- Dù mình nói thật mà Mỹ Dung bệnh trở lại mình cũng phải nói. Lẽ nào chúng ta cứ để Mỹ Dung sống mãi trong cảnh mộng hay sao?
Văn thấy lòng đau khổ vô cùng. Nếu Mỹ Dung mà mất trí trở lại một khi hay biết mình bị lừa dối mấy lúc nay, thì công của Văn không còn nữa. Vậy thì cái công việc mà chàng làm mấy lúc nay không có ích gì cả, mà còn gây thêm cho chàng bao nhiêu rắc rối.
Bác sĩ Quân vỗ nhẹ vai Văn:
- Can đảm lên! Cố gắng thêm một chút nữa. Lòng nhân đạo không cho chúng ta bỏ dở một công việc đáng lưu tâm như thế này.
Văn nói:
- Nếu Mỹ Dung hay biết sự thật thì nàng sẽ oán ghét khinh khi tôi đã lừa dối nàng.
Bác sĩ Quân cười:
- Nếu Mỹ Dung còn đủ lý trí và bình tĩnh để oán ghét, khinh khi ông, là một điều đáng mừng, và lúc ấy tôi sẽ phân giải cho Mỹ Dung hiểu rõ tại sao ông phải đóng vai trò ấy.
Văn không còn nghe bác sĩ Quân nói nữa. Chàng đang nghĩ đến cái ngày mà Mỹ Dung khinh ghét chàng, lánh mặt chàng. Ôi, cái ngày ấy chàng sẽ đau khổ đến đâu. Đời chàng đâu còn gì tươi vui nữa?
Mỹ Dung mặc áo xong, chiếc áo dài màu tím nhạt, chiếc áo mà nàng thích nhất, lúc còn đi làm ở hãng Hồng Tân.
Mỗi khi nàng mặc chiếc áo ấy, Lý, Huệ và Cúc thường khen nàng đẹp. Còn Vũ thì lại không thích chiếc áo màu tím ấy. Vũ bảo với Mỹ Dung:
- Em mặc chiếc áo ấy trông em già hẳn đi.
Cô Hồng ở ngoài bước vào thấy Mỹ Dung liền reo lên:
- Hôm nay cô đẹp quá. Màu áo của cô càng làm tăng vẻ đẹp trong trắng của làm dạ Giá cô đeo thêm xâu chuỗi ngọc trai thì cô đẹp hơn nữa…
Mỹ Dung sung sướng nói:
- Anh Vũ mới mua tặng tôi một xâu chuỗi ngọc trai nhưng tôi không dám đeo vì sợ người ta bảo tôi chưng diện.
Hồng nói:
- Đâu, cô đeo thử cho tôi ngắm một chút.
Mỹ Dung lấy xâu chuỗi ở cái hộp bọc nhung xanh ra và đeo vào cổ. Nàng đứng ngắm trước gương và nở một nụ cười xinh đẹp.
Hồng nói:
- Đẹp lắm! Cô cứ để y như vậy, ông Vũ đến sẽ mừng và khen tặng cô.
Hồng lấy lược chải lại mớ tóc cho Mỹ Dung:
- Cô đợi ông Vũ à?
Mỹ Dung nói:
- Hôm nay bác sĩ Quân cho tôi đi về miền quê với anh Vũ… Anh cũng sắp đến rồi.
Hồng sửa soạn trong phòng Mỹ Dung xong, đi ra ngoài để Mỹ Dung ngồi lại với những ý nghĩ yêu đời.
Văn ở ngoài bước vào, tay xách một cái gói lớn, vừa trông thấy Mỹ Dung chàng đứng sững sờ nhìn nàng không chớp mắt. Mỹ Dung đẹp quá, đẹp như một bức tranh.
Mỹ Dung đi lại đứng bên Văn:
- Anh làm gì mà đứng ngây người ra như thế? Em mặc chiếc áo này anh không bằng lòng phải không?
Văn cúi mặt xuống không dám nhìn Mỹ Dung nữa:
- Em đẹp quá. Anh chưa bao giờ thấy ai đẹp như em. Em may chiếc áo này bao giờ mà vừa vặn như thế? Hôm nay anh mang đến cho em mấy hộp bánh, em cất vào tủ rồi chúng ta sẽ đi.
Nhưng Mỹ Dung đã ngạc nhiên nhìn chàng:
- Anh Vũ à, nghe anh hỏi, em không khỏi lấy làm lạ. Chiếc áo này em đã may hai năm naỵ Chính em đã mặc nó và dạp phố với anh không biết mấy lần rồi, sao bây giờ anh lại hỏi ngớ ngẩn như thế? Lúc này anh thay đổi nhiều quá, anh Vũ ạ. Trước kia, mỗi lần em mặc chiếc áo này, anh cứ chế nhạo em là bà già… Anh bảo anh không thích màu tím và anh cấm em không được may màu tím nữa.
Văn giật mình. Lúc nãy chàng khen Mỹ Dung là ý riêng của chàng. Sự khen tặng ấy ở tự đáy lòng chàng phát ra chớ chàng đâu có ý nghĩ là chàng đang đóng một vở kịch.
Nghe Mỹ Dung hỏi, Văn vội vã nói:
- Mỗi ngày mỗi khác. Sự ham thích của con người mỗi ngày mỗi khác. Trước kia anh thích màu xanh và ghét màu tím, nhưng bây giờ anh lại thích màu tím và ghét màu xanh.
Mỹ Dung cười vang lên:
- Trước kia anh đâu có thích màu xanh! Anh chỉ thích có màu hồng.
Văn hiểu là vai trò của chàng đang đóng hiện đang ở trong một giai đoạn cực kỳ khó khăn. Vì Mỹ Dung đã nhớ lại gần như tất cả những chuyện đã qua.
Văn nói:
- Anh nói ví dụ như thế mà thôi. Em đã sẵn sàng chưa?
Mỹ Dung nói:
- Em đã xong cả rồi. Chúng ta đi nhé.
Mỹ Dung lại khoác tay Văn và hai người đi ra khỏi phòng.
Mỹ Dung hỏi:
- Chúng ta đi bộ hả anh? Em thích đi bộ lắm.
Văn nói:
- Em còn yếu, đi bộ thế nào được? Anh đã nghĩ đến chuyện này nên đã mượn của người bạn một chiếc xe hơi.
Mỹ Dung reo lên:
- Anh định đi xa lắm sao? Đi về miền quê, anh nhỉ?
Văn nói:
- Anh sẽ đưa em đi Thủ Đức, đi Biên Hòa…
Hai người đến chỗ chiếc xe đậu. Mỹ Dung hỏi:
- Anh mượn chiếc xe này của bạn anh à? Ồ, chiếc xe này đẹp quá. Đã bao lần em ao ước một chiếc xe như thế này…
- Anh sẽ mua cho em một chiếc xe như thế này, màu xám em có thích không?
- Em thích màu xám lắm. Nhưng anh làm gì có tiền mà muạ Em ao ước quá nhiều kể cũng tham lam. Anh đừng phiền em anh nhé.
Mỹ Dung lên ngồi một bên Văn. Văn thấy lòng hồi hộp lạ. Chàng có một cảm giác đê mê như những cậu nhân tình trong lần đầu đi chơi với người yêu. Vì thế Văn không dám nói gì cả. Mỹ Dung cũng ngồi im, lén nhìn sự cảm động in rõ lên mặt Văn.
Văn cho xe chạy chậm chậm. Gió lùa vào các cửa xe và mơn trớn hai người trong bầu không khí êm đềm.
Mỹ Dung thấy Văn ngồi im liền hỏi:
- Anh lo nghĩ gì thế? Lại chuyện xe hơi chớ gì? Anh đừng lo nghĩ làm gì, em nói đùa đấy. Không phải em chỉ biết có xe hơi nhà lầu mà thôi đâu. Cũng không phải em yêu anh cì anh sắp làm luật sư… Em chỉ yêu anh vì anh mà thôi. Các bạn cười ngạo em vì em đã yêu anh một cách không tính toán như thế.
Văn cảm động quay lại nhìn Mỹ Dung:
- Em tốt lắm. Nhưng một người đẹp như em đáng được hưởng hạnh phúc. Không còn gì đau khổ cho người chồng bằng thấy vợ mình, một người đẹp tuyệt sắc, lại phải vất vả nhọc nhằn vì túng bấn. Anh mà cưới được em thì anh sẽ tạo cho em một cuộc đời đầy tươi sáng. Anh tin rằng anh có đủ phương tiện đem lại no ấm cho em.
Mỹ Dung ngạc nhiên:
- Sao anh nói anh mà cưới được em? Tại sao anh lại không cưới được em? Anh nói thế làm em lo nghĩ lắm. Có điều gì trở ngại hay sao, anh Vũ?
Văn nói:
- Hôm nay anh như người mất trí, nói cái gì cũng bị em bắt bẻ cả. Có lẽ tại anh sung sướng quá…
Mỹ Dung ngả đầu lên nệm xe:
- Có lẽ như thế. Anh quên cả những chuyện đã quạ Anh Vũ của em ngày nay khác xa với Vũ ngày trước…
Văn liền hỏi:
- Như thế em bằng lòng hay là không thích?
Mỹ Dung nói:
- Em thích sự thay đổi này. Anh Vũ của em bây giờ trông đứng đắn, lúc nào cũng lo nghĩ cho em, lúc nào cũng nghĩ đến chuyện tạo hạnh phúc cho em.
Văn thở dài, đôi mắt đăm đăm nhìn về phía trước. Con đường thiên lý đầy ánh sáng của buổi ban mai trải ra trước mắt chàng. Chiếc xe như nuốt lần con đường đầy ánh sáng. Chàng bỗng nghĩ rằng chàng cũng đang nuốt lần những vui vẻ bên Mỹ Dung để ngày mai trở về sống với chuỗi ngày đen tối bên cạnh Nguyệt, người vợ mà chàng không yêu thương một tí gì.
Văn nói:
- Chúng ta ghé Thủ Đức dùng cơm em nhé. Em có muốn đi Lái Thiêu mua trái cây không?
Mỹ Dung nói:
- Anh muốn đi đâu em cũng bằng lòng cả. Tùy ý anh mà. Ngồi trên xe này, anh muốn đưa em đi vòng quanh thế giới cũng được.
- Nếu vậy thì thích lắm. Em tin cậy anh đến thế sao?
- Ở trên đời này, em không tin cậy anh thì còn tin cậy ai?
- Ở đời đâu phải ai muốn gì cũng được đâu em? Mình muốn nhưng mà trời sắp đặt. Như anh chẳng hạn. Anh muốn cho em mãi sống trong hạnh phúc, anh muốn em có xe hơi, ở nhà lầu, chuỗi ngày trôi qua trong nhung lụa… Anh muốn thế đó, nhưng biết trời có chiều lòng anh không? Anh chỉ sợ anh bất tài để cho đời em không được như ý nguyện của anh.
- Thôi, anh đừng nói đến chuyện tương lai ấy nữa. Anh hãy cùng em hưởng những phút hiện tại êm đềm này. Anh thấy đó, cảnh miền quê đẹp mắt quá… Gió mát như thế này, ở Sài Gòn làm gì mà hưởng được.
Nói xong, Mỹ Dung ngã đầu lên vai Văn, đôi mắt nhắm nghiền lại… Văn nghe hơi ấm của Mỹ Dung chuyền sang người chàng, tim chàng đập mạnh và chàng không dám nhìn Mỹ Dung nữa.
Văn cho xe chạy đều đều, đôi mắt chàng chớp lia lịa vì quá cảm động…
Họ đã đến Thủ Đức, Văn gọi Mỹ Dung:
- Anh cho em ăn bún nhẹ Em thích món ấy lắm. Lúc em còn đi làm, sáng nào em cũng ăn bì bún.
Văn nói:
- Aên bì bún lạnh bụng, em chưa khỏi hẳn bệnh, tốt hơn chúng ta đi ăn thịt bò bảy món…
Mỹ Dung đi bên Văn. Họ đi ngang qua cái quán cất bên đường. Hai bà cụ già đang ngồi tró chuyện, miệng nhai trầu bỏm bẻm nhìn ra và khi thấy Mỹ Dung và Văn liền nói:
- Cặp vợ chồng nhà ai mà đẹp quá. Thật là xứng đôi vừa lứa…
Mỹ Dung nghe thế đôi mà ửng hồng, còn Văn thì bẽn lẽn khó chịu.
- Giá Mỹ Dung là vợ chàng!
Mỹ Dung đi sát bên Văn, lòng sung sướng trước những lời khen vu vơ của hai bà lão.
Nhưng cùng lúc ấy, một thiếu phụ tay bồng con, ở một căn nhà gần đó bước ra thưa bà cụ:
- Vợ chồng nhà ai đâu?
Bà cụ chỉ tay ra phía trước và nói:
- Họ đang đi kia kìa…
Thiếu phụ nhìn ra và bỗng rú lên một tiếng, bế con chạy theo…
Nàng vừa chạy vài bước thì phía trước Văn và Mỹ Dung đã lên xe. Chiếc xe xinh đẹp ấy nhanh chóng mất hút sau khúc quanh ở một ngã ba đường.
Thiếu phụ đứng nhìn theo bàng hoàng. Một người đàn ông đi ngang qua, thấy thiếu phụ có vẻ ngơ ngác liền hỏi:
- Cô Liên Hoa, cô nhìn gì mà sững sờ như thế?
Thì ra thiếu phụ ấy là cô đào Liên Hoa, người tình đã có con của Vũ. Đứa bé Liên Hoa đang ẵm là bé Oanh.
Hôm Vũ đem tiền về cho Liên Hoa thì bé Oanh đang bị bệnh, Vũ đưa tiền xong bỏ về, đi ngay lại nhà Văn bàn về chuyện bán nhà rồi bị ám sát.
Cái tin ấy Liên Hoa không hay biết gì cả. Nàng không bao giờ đọc báo, cũng chẳng giao thiệp với ai, cả ngày ru rú trong nhà, chỉ đợi Vũ về.
Đợi mãi không thấy Vũ về, Liên Hoa cho rằng Vũ đã bỏ nàng để cưới Mỹ Dung. Liên Hoa tức lắm, muốn đi tìm cho ra Vũ để gây gổ với chàng. Nhưng nghiệt là nàng không dám chường mặt đi đâu cả. Nàng sợ gặp bạn bè và chồng cũ thì lại càng thêm rắc rối.
Liên Hoa đợi gần ba tuần vẫn không thấy Vũ về, lần này nàng tin chắc là Vũ đã phụ nàng. Bé Oanh thì đau yếu, tiền bạc lại không còn, Liên Hoa đau khổ quá đành mang con đi tìm Vũ.
Gặp Hoàng, một người bạn của Vũ, Liên Hoa liền hỏi:
- Anh có gặp anh Vũ của tôi không?
Hoàng liền hỏi lại:
- Chị không hay biết gì sao? Anh Vũ đâu còn nữa. Anh ấy bị giết rồi.
Liên Hoa sững người:
- Anh nói anh Vũ của tôi bị giết? Ai đã giết anh Vũ của tôi?
Thấy Liên Hoa đau đớn trước tin ấy, Hoàng có vẻ ăn năn, liền nói:
- Chị yêu anh Vũ đến thế sao? Nhưng anh Vũ đâu xứng với tình yêu của chị. Anh ấy phụ chị nhiều quá. Chị sỡ dĩ phải khổ như ngày nay là tại anh Vũ, anh ấy đâu đáng cho chị thương tiếc và tìm kiếm. Con người ấy trước sau rồi cũng phụ chị.
Liên Hoa nhìn Hoàng ngơ ngác như không hiểu gì cả.
Hoàng thấy đứng nói chuyện dọc đường không tiện, liền mời Liên Hoa vào một nhà hàng gần đấy, gọi nước cam tươi cho Liên Hoa uống rồi nói:
- Tôi mà ở địa vị chị thì tôi không cần đi tìm anh Vũ làm chi cho vô ích.
Liên Hoa cau mày:
- Anh nói chi cho dông dài. Tôi chỉ nhờ anh cho tôi biết về tin tức anh Vũ.
Hoàng trước kia vốn đem lòng yêu Liên Hoa. Nhưng rồi Liên Hoa lại không yêu Hoàng mà kết hôn với nhà thầu khoán Cảnh. Tuy Liên Hoa đã sống chung với Cảnh rồi mà Hoàng vẫn đeo đuổi nàng.
Liên Hoa nhiều lần cho Hoàng biết là đừng theo đuổi theo nàng làm chi, nhưng Hoàng nhất định không nghe.
Hoàng không phải như Vũ. Anh là một nhạc sĩ có học thức, và sống rất đàng hoàng.
Hoàng theo đuổi Liên Hoa mãi không được nên có một lúc thất chí xin gia nhập vào một ban nhạc đi ngoại quốc trình diễn cổ nhạc Việt Nam.
Trong lúc Hoàng vắng mặt, Liên Hoa lại gặp Vũ. Nàng bị sa ngã vì Vũ và cuộc đời nàng bước vào một giai đoạn khác.
Khi Hoàng về nước, tìm lại thăm Liên Hoa thì mới hay Liên Hoa đã bỏ Cảnh và về sống với Vũ.
Nghe đến tên Vũ, Hoàng không khỏi đau lòng. Chàng đâu ngờ Liên Hoa dại dột như thế. Bỏ mồi để bắt bóng, Hoàng hiểu Liên Hoa thế nào cũng có ngày ăn năn hối hận. Hoàng không lạ gì Vũ. Họ đã từng gặp nhau ở nhiều gánh hát, họ không thân nhau nhưng cũng thường đi với nhau.
Hoàng thường nói đùa với Vũ:
- Mày dụ dỗ Liên Hoa, tiêu xài hết tiền của Liên Hoa, rồi mày sẽ bỏ nàng chớ mày đâu yêu gì nàng. Tao nói cho mày biết tao là người yêu của Liên Hoa từ lâu, nhưng con đường tình duyên của tao xấu quá nên Liên Hoa không yêu tao. Tao hiểu Liên Hoa sở dĩ không yêu tao là vì tao nghèo, Liên Hoa chịu sống với Cảnh vì Cảnh là một thầu khoán. Tao cũng tưởng qua một vài năm Liên Hoa sẽ chán Cảnh, lúc ấy nàng sẽ nghĩ đến tao là người yêu nàng thành thật. Nhưng nàng quả quyết cho tao biết đừng đeo đuổi theo nàng mà vô ích. Buồn lòng tao mới bỏ đi ngoại quốc, bây giờ về đây thì nàng lại là nhân tình của mày… Tao sẽ nói cho Liên Hoa biết về dĩ vãng của mày để nếu mày mà phụ Liên Hoa thì nàng có thể đi tố cáo với nhà chức trách. Đừng bỏ Liên Hoa nghe Vũ.
Vũ nghe Hoàng nói, cười lạt:
- Mày đừng có giở giọng hăm doa. đó. Tại sao mày dám bảo Liên Hoa là nhân tình của tao? Liên Hoa là vợ của tao, vợ chính thức, nói cho mày rõ nghe chưa… Hiện Liên Hoa đã có thai với tao rồi. Mày đừng tìm cách gặp Liên Hoa mà mang họa. Tao nói thì tao làm.
Vì nghe Vũ nói thế nên Hoàng không dám gặp Vũ thường. Đôi lần chàng gặp Liên Hoa ở các rạp hát, nhưng những lúc ấy Liên Hoa đi với Vũ, chàng đâu nói năng được lời nào.
Cái tin Vũ chết đã gieo vào lòng Hoàng một tia hy vọng. Chàng tìm cách gặp Liên Hoa nhưng không biết nàng ở đâu.
Lần này gặp Liên Hoa, Hoàng mừng lắm vì thế chàng đã vụng về nói xấu Vũ trong khi lòng Liên Hoa đang đau khổ.
Hoàng nói:
- Tôi đã bảo chị đừng có đợi anh Vũ nữa, anh ấy chết rồi.
Liên Hoa nói:
- Thật không anh Hoàng?
- Bộ tôi nói dối chị sao? Vụ bị ám sát. Theo tôi thấy thì cái chết của Vũ là một sự may mắn cho chị.
- Anh Hoàng à, anh không nên nói như thế. Dù sao tôi và Vũ cũng đã sồng chung cả năm nay… Một ngày cũng có nghĩa vợ chồng, huống chi tôi đã có con với Vũ. Có người vợ nào lấy cái chết của chồng mình làm sự vui mừng? Anh nói thế là anh khinh tôi thái quá. Anh cho tôi là hạng người nào?
Hoàng nghe Liên Hoa nói thế vội vàng xin lỗi:
- Chị đừng vội trách tôi. Tôi sở dĩ nói năng càn rở như thế là vì tôi quá yêu chị… à, tôi quá yêu cộ Tình yêu của tôi theo cô hiểu, đã có từ hồi nào và bền chặt cho tới ngày nay mặc dù cô không còn là một thiếu nữ thanh tân. Cô không chịu thú nhận trước mặt tôi sự lầm lẫn của cô trong khi bỏ Cảnh về chung sống với Vũ. Nhưng trong thâm tâm, chắc cô đã thấy rõ Vũ không phải là một người chồng chung thủy. Trong khi cô ngồi nhà mong ngóng Vũ thì Vũ la cà ở các tiệm nước, các quán cơm, theo hết cô này đến cô khác… Cô không nghe các báo nói về chuyện Vũ và Mỹ Dung sao? Vũ lừa dối một thiếu nữ trong trắng để lấy tiền tiêu xài một cách sang trọng… Vũ chết, cái tin này theo tôi là điều đáng mừng cho cô… Ra khỏi tay Vũ, cô sẽ sung sướng.
Liên Hoa nhìn bé Oanh, lắc đầu:
- Con tôi không có cha… Mới từng này tuổi đầu đã chịu côi cút…
Hoàng vẫn lạnh lùng:
- Chắc gì Vũ còn sống mà lo cho bé Oanh sao? Một người cha như thế có cũng bằng không.
Liên Hoa nhìn Hoàng, không tin những lời Hoàng nói. Liên Hoa cho rằng Hoàng bịa đặt ra như thế để có thể gây cảm tình với nàng. Nàng có lạ gì chiến thuật tầm thường ấy. Nàng còn nhớ cách đây hai năm, một người bạn thân của nàng, cô đào Minh Lan, đã mắc mưu một thanh niên cũng trong một trường hợp như nàng. Minh Lan tuy là một cô đào hát nhưng lại được một sinh viên đại học yêu thương. Nam đã nhiều lần về xin cha mẹ cho cưới Minh Lan sau khi chàng thi đậu cử nhân luật. Nhưng Minh Lan có một người bà con rất xa, người này đang dạy học ở một trường tư thục, cũng đem lòng yêu Minh Lan. Minh Lan không phai không hiểu mối tình thầm lén của Quyền, người anh bà con ấy, nhưng nàng cứ giả vờ không biết và tìm cách tránh mặt Quyền luôn. Vì tình yêu làm mù quáng nên Quyền chỉ nghĩ cách chiếm cho được nàng. Một hôm Quyền đến tìn Minh Lan và báo cho nàng biết là Nam đã phụ bạc nàng để yêu một cô sinh viên bạn học đồng khóa với chàng. Quyền đưa cho Minh Lan xem hai ba bức thư của cô ấy gửi cho Nam. Lẽ dĩ nhiên là Quyền bịa ra những bức thư ấy để có thể lừa dối Minh Lan…
Minh Lan tin ngay lời Quyền, Quyền đã nói với Minh Lan:
- Em dại dột lắm mới tin Nam. Em thử nghĩ ở một gia đình như gia đình ông huyện Sung, cha Nam, thì đời nào người ta đón rước một cô dâu là đào hát như em? Chẳng qua là Nam tìm cách lừa dối em, cố bẻ cho được cành hoa đầy xuân sắc, để rồi một khi hoa tàn, nhụy rữa, sẽ bỏ em mà cưới vợ giàu, có họa, con nhà tử tế.
Quyền nói thế mà Minh Lan xiêu lòng nghe chàng, nghi ngờ Nam, trốn tránh Nam. Hai tháng sau, Minh Lan đã là nhân tình của Quyền… Nam hay tin Minh Lan bỏ chàng để lấy Quyền thì như ngây dại, tìm đến làm dữ với Minh Lan để tìm cho ra manh mối. Minh Lan tức giận tung những bức thư giả mạo của Quyền ra thì Nam sửng sốt kêu trời. Minh Lan lúc bấy giờ mới hiểu ra là nàng bị Quyền lừa dối, nhưng nàng đã trót lỡ trao thân cho Quyền rồi. Đau khổ và tức giận con người điêu ngoa, quỷ quyệt, Minh Lan uống độc dược tử tự và đã trút linh hồn trong một bệnh viện. Bác sĩ không cứu chữa được vì nàng uống nhiều chất độc mà lúc người nhà hay ra thì đã quá trễ. Nam đành ôm lấy mối hận lòng trước cái chết của người yêu.
Liên Hoa có quyền nghi ngờ Hoàng… Nhưng khi nghĩ đến Vũ bỏ nhà không về đã ba tuần nay thì nàng thấy nàng không đủ can đảm xô đuổi Hoàng nữa.
Liên Hoa nói:
- Lạ quá, tại sao anh Vũ bị ám sát mà tôi không nghe hồi hộp, nóng ruột gì cả?
Hoàng cười đầy mỉa mai:
- Khi hai người có yêu nhau tha thiết thì một người bị nạn, người kia sẽ rốt ruột ngaỵ Chứ cả hai không ai yêu ai, thì có gì đâu mà nóng lòng? Em thử hỏi lòng em, em có yêu Vũ không?
Vì lo buồn, Liên Hoa không để ý đến việc Hoàng thay đổi cách xưng hô với nàng. Vào đầu Hoàng gọi Liên Hoa bằng chị, nhưng chàng lại gọi Liên Hoa bằng cô, và bây giờ gọi nàng bằng em.
Liên Hoa nói:
- Nếu tôi không yêu anh Vũ thì tôi đâu có bỏ Cảnh, một người giàu có và hết sức chiều chuộng tôi.
Hoàng cười:
- Em nói thế này phải hơn. Nếu tôi không lầm anh Vũ thì tôi đâu có bỏ Cảnh, một người giàu có, hết sức chiều chuộng tôi.
Liên Hoa nói:
- Thôi, chuyện ấy nói làm gì nữa. Anh Vũ đã chết thì tôi về lo nuôi con. Tôi tưởng anh biết chỗ anh Vũ ở đâu thì chỉ giùm, chứ anh Vũ đã chết thì còn nói làm gì?
Nói xong, Liên Hoa đứng dậy bồng bé Oanh, sửa soạn đi về, nhưng Hoàng đã kéo nàng ngồi xuống và hỏi:
- Bây giờ em định làm gì? Sống bằng cách nào?
Nghe Hoàng hỏi, Liên Hoa bỗng giật mình trở về với thực tế. Nàng nghĩ ngay đến sự thiếu thốn, cơ cực thì ứa nước mắt.
Vói hai nghìn đồng bạc Vũ đưa cho nàng hôm nọ, nàng đã phải trang trải bao nợ nần, bao nhiêu sự tiêu xài lặt vặt. Nội tiền thuốc bé Oanh cũng đã hết năm, sáu trăm đồng rồi. Liên Hoa sở dĩ tiêu xài mạnh tay một chút là tin rằng Vũ sẽ đem thêm tiền về cho nàng. Dù sao Vũ cũng không thể bỏ nàng.
Ba tuần nay Liên Hoa sống trong sự chờ đợi, trong tay không có lấy một đồng. Nàng đem bán lần hồi tất cả những gì có thể bán được. Đến chiếc nhẫn cưới một chỉ vàng kỷ niệm cuối cùng của đời xuân trẻ vui tươi, nàng cũng đem bán nốt để có tiền mua sữa cho bé Oanh.
Nàng cũng nghi ngờ có sự gì không may xảy đến cho Vũ, mà nàng cũng phân vân là Vũ có thể bỏ nàng… Nàng không biết thở than với ai cũng không quen xin xỏ ai cái gì. Thành ra giữa đô thành hoa lệ, nàng sống như giữa sa mạc không người…
Giờ đây thấy Hoàng hỏi han đến, Liên Hoa không sao giấu được sự thương cảm.
Phải, nàng làm sao mà sống? Chẳng lẽ trở về với Cảnh? Cảnh hất hủi nàng làm sao chịu được?
Liên Hoa đã trả lời Hoàng bằng một câu hỏi bâng quơ:
- Em không thể nào trở về sống với Cảnh được…
Hoàng nói:
- Anh đâu có nói gì đến Cảnh. Bộ mấy hôm nay em có ý nghĩ trở về với Cảnh sao? Không thể được đâu em. Cảnh hiện đang sống với một thiếu nữ rất đẹp. Cô ta nghèo nên phải chịu sống cảnh bé mọn lén lút ấy. Nghe đâu độ rày Cảnh làm ăn phát tài lắm và cô vợ bé ấy được sung sướng và được chiều chuộng không sao nói được.
Liên Hoa thở dài:
- Cảnh tin dị đoan lắm. Cô nhân tình nào về với Cảnh mà Cảnh làm ăn phát tài thì chàng cho rằng người ấy đã đem sự may mắn đến cho chàng và chàng nâng niu chìu chuộng lắm. Trái lại cô nào về gặp Cảnh làm ăn thất bại thì chàng đối đãi lạnh nhạt ngaỵ Chính em đã lâm vào cảnh ấy, và vì thế em mới bị Vũ dụ dỗ.
Hoàng liền nói:
- Thôi chuyện cũ hãy quên đi, bây giờ em có muốn để anh giúp đỡ em một phần nào không?
Liên Hoa khóc òa lên:
- Em đâu dám nhờ vả anh. Trước kia em đã phụ anh quá rồi. Vả lại anh còn phải lo cho vợ con anh nữa mà.
Hoàng bình tĩnh nói:
- Nếu anh có vợ con rồi thì anh không bao giờ tha thiết với em như thế này. Đời éo le thật phải không em? Trong lúc anh hết sức chân thành với em thì em lại không thém đoái hoài tới anh. Trái lại Vũ không yêu em gì cả, em lại ngả vào tay Vũ. Hiện nay anh có không được bao nhiêu tiền, nhưng giúp em thì anh giúp được. Trước hết em đưa anh về nhà để anh trù tính cách giúp đỡ em.
Liên Hoa bâng khuâng như người trong mộng. Nàng không biết Hoàng có thành thật với nàng không, và cái tin Vũ chết quả có đúng không?
Nhưng trong lúc tứ cố vô thân này, nếu nàng không bám víu vào Hoàng thì còn biết bám víu vào ai nữa.
Nàng đứng lên ẵm con đưa Hoàng về nhà. Đứng trước cảnh sụp đổ của Liên Hoa, Hoàng ngậm ngùi nói:
- Ngày ngày ra vào thấy cảnh này làm sao em chịu nổi? Còn đâu nếp sống nhung lụa hả em?
Liên Hoa nghe Hoàng nói, thương cảm quá lại khóc.
Hoàng thu xếp giúp Liên Hoa trả căn nhà lại cho chủ, thanh toán những món nợ lặt vặt và gọi bán những đồ đạc cũ kỹ. Chàng đưa Liên Hoa và bé Oanh về nhà.
Thấy Hoàng quá tử tế, Liên Hoa xót thương cho thân phận dở dang của mình và không thể nào nhẫn nhục cùng Hoàng kết hôn được. Liên Hoa thừa lúc chàng đi mua sắm, bồng con trốn đi.
Trong lưng chỉ còn vài chục đồng, nàng bồng con đi về Thủ Đức, định tìm một bà dì có vườn có nhà ở đó để nương náu qua ngày.
Khi Hoàng trở về nhà thì Liên Hoa không còn nữa mà một bức thư để trên bàn đã làm Hoàng lỡ khóc, lỡ cười.
Anh Hoàng thân mến,
Anh chung thủy quá, khiến em, một thiếu phụ đã gặp bao cảnh dở dang, phải ái ngại.
Anh tử tế quá, em thì tội lỗi quá nhiều, không xứng đáng với tình yêu của anh chút nào cả?
Người ta dù ít dù nhiều cũng có lòng tự ái và cũng phải tự hiểu mình đôi chút, phải không anh?
Em không thể nào ngửa tay ra nhận sự giúp đỡ của anh sau hai ba lần phụ anh và làm anh đau khổ.
Không, anh Hoàng ạ, em đã gieo gió thì tất nhiên phải gặt bão. Anh không nên lo nghĩ thương hại em.
Dù sao thì em cũng mang cái tình của anh quá nặng, em xin thành thật cảm ơn anh và thành thật chúc cho anh gặp nhiều may mắn.
Liên Hoa mang con về Thủ Đức. Nàng xin được một chân chiêu đãi viên ở một quán bán nem nướng bánh hỏi. Nàng làm việc ban đêm và được nghỉ ban ngày. Với số lương không bao nhiêu, nàng sống rất chật vật. Cũng may là dì nàng đã giữ giùm bé Oanh trong những giờ nàng đi làm.
Ngày tháng lặng lẽ trôi và Liên Hoa cũng quen dần với cuộc sống vất vả ấy. Nàng cố quên Vũ, nhưng mỗi khi nhìn đến bé Oanh là nàng lại nhớ Vũ.
Ở đời có biết bao mối tình ngang trái, mối tình của Vũ và Liên Hoa cũng là một mối tình ngang trái và bẽ bàng. Vũ không yêu Liên Hoa mà chỉ yêu tiền của nàng. Nhưng một khi Liên Hoa hết tiền thì Vũ không thể bỏ Liên Hoa được. Liên Hoa bỏ Cảnh để theo Vũ là lầm tưởng Vũ chân thành với mình. Nhưng một khi Liên Hoa biết Vũ là một con người điêu ngoa, thì nàng lại không thể bỏ Vũ. Nàng thấy nàng không thể xa Vũ. Bảo rằng nàng yêu Vũ thì cũng hơi quá đáng, nhưng tại sao nàng bám víu vào Vũ? Sự bám víu ấy phải chăng là một biến chứng của tình ái? Hay là nó chỉ có nguyên nhân chính là sự yếu đuối, thiếu nghị lực của một người đàn bà đã lầm tưởng rằng cần phải bám víu vào một người đàn ông để có thể sống qua những ngày cực khổ?
Liên Hoa không tin là Vũ chết, nàng cho rằng Vũ đã phụ nàng để theo người khác. Nàng hy vọng Vũ sẽ ăn năn trở về với nàng.
Vì thế mà hôm nay, thoáng thấy Văn đi với Mỹ Dung, Liên Hoa đã bồng con chạy theo… Nhưng Văn và Mỹ Dung đã lên xe và nàng đứng thẫn thờ bên đường.
Một người đàn ông đã từng gặp nàng ở quán rượu lên tiếng gọi nàng. Lúc bấy giờ nàng giật mình quay lại, cúi chào người ấy rồi bẽn lẽn đi vào nhà.
Liên Hoa gởi con cho dì, rồi khoác vội chiếc áo dài ra đi. Nàng nhất định hỏi thăm cho ra chiếc xe hơi lúc nãy… Ở một nơi nhỏ hẹp như Thủ Đức, một chiếc xe lộng lẫy như chiếc xe lúc nãy đâu phải là khó tìm. Nàng lội khắp các đường, khi đi trở lại chợ Thủ Đức thì đôi mắt nàng bỗng sáng lên.
Nàng đã thấy chiếc xe hơi lúc nãy đậu trước một tiệm cháo. Bên xe, cặp trai gái ăn mặc sang trọng đang đứng nhìn vào trong và xây lưng ra ngoài đường. Liên Hoa thấy hai chân muốn quỵ xuống, nàng run lên vì tức giận.
Thanh niên đang đứng nói chuyện với cô thiếu nữ sang trọng nọ không ai khác hơn là Vũ, chồng nàng… Rõ ràng là Vũ, cha của bé Oanh. Mà lúc này Vũ ăn mặc sangười trọng quá, trông có vẻ là một giáo sư đại học hay một luật sư, bác sĩ.
Vũ lại thay đổi cái lốt ngoài rồi, thay đổi để dụ dỗ cô thiếu nữ xinh đẹp kia. Thiếu nữ này chắc chắn là sang trọng và giàu có. Thôi chắc chắn là Vũ đã đào đúng mỏ vàng rồi.
Càng nghĩ, Liên Hoa càng tức, không kịp suy nghĩ gì nữa, chạy xộc lại bên Văn, lấy tay xỉa xói vào mặt Văn:
- Đồ phụ bạc! Mày tưởng trốn tao được sao? Tao đã tìm mày mấy tháng naỵ Con tao bị bệnh, tao đau yếu mày không thèm đoái hoài tới, mày đi theo con nào có tiền, có bạc, nó khờ, nó dại nên nó mới tin mày.
Văn khổ tâm quá. Chàng không biết phải nói gì để thiếu phụ ấy hiểu rằng chàng không phải là Vũ. Nếu trước mặt Mỹ Dung mà chàng bảo với thiếu phụ kia chàng không phải là Vũ thì Mỹ Dung sẽ nghĩ thế nào? Mỹ Dung có thể vì uất ức mà ngã ra bất tỉnh như khi nhận được tin Vũ bị ám sát. Công trình của Văn và bác sĩ Quân trong mấy lâu nay còn gì nữa!
Văn còn đứng tần ngần thì Liên Hoa đã tiếp:
- Tao không đi xin tình yêu của mày bao giờ. Tao có chồng tử tế, mày dụ dỗ tao bỏ chồng theo mày. Đến khi mày xài hết tiền của tao, mày khinh khi, hất hủi tao để đi tìm những cô thiếu nữ ngây thơ có của để tán tỉnh. Mày trốn chui, trốn nhủi, tao biết mày chưa chết mà. Mày tệ thật, mẹ con tao đau khổ trong mấy lúc nay, đồ đạc tao phải bán hết để có tiền mua sữa cho bé Oanh…
Văn thấy người ta bu lại mỗi lúc một đông, ngượng quá. Một kẻ có học thức, có giáo dục như chàng mà gặp phải cảnh này thì thật là đáng thương hại không sao nói được.
Chàng quay lại nhìn Mỹ Dung. Mặt Mỹ Dung tái mét, Văn lo sợ quá liền nói với Liên Hoa:
- Cô lầm rồi, tôi đâu biết cô là ai.
Liên Hoa nghe thế càng tức giận hơn, lấy hai tay đập vào ngực Văn.
- Mày làm mặt lạ với tao sao? Mày không biết con Liên Hoa này à? Thì mày cứ đi theo tao về xem tận mắt bé Oanh, con mày, coi lúc này nó như thế nào?
Văn xô nhẹ Liên Hoa ra và nói:
- Cô đừng hỗn với tôi, tôi không phải là Vũ đâu.
Văn không thể chịu đựng sự nhục nhã bất ngờ ấy nên chàng phải nói sự thật cho Liên Hoa biết, nhưng Liên Hoa không chịu nghe, cứ la ầm ĩ:
- Mày không phải là Vũ vậy chớ mày là ai? Là con quỷ lừa dối và dâm đãng phải không?
Quay qua Mỹ Dung, Liên Hoa xỉa xói:
- Cô đi với nó mà cô không biết xấu hổ sao? Nó lừa gạt biết bao người rồi. Cô đừng tưởng đi với nó là vinh hạnh. Nó chỉ nhắm vào sắc đẹp và đồng tiền của cô thôi. Bao giờ cô hết tiền, nó sẽ bỏ rơi cô để đi với người khác. Nó sẽ bỏ rơi cô như đã bỏ rơi cả chục người rồi.
Mỹ Dung mở to đôi mắt nhìn Liên Hoa:
- Thế bà là ai?
Liên Hoa nói:
- Tôi là Liên Hoa, vợ của Vũ.
Tức thì Mỹ Dung rú lên một tiếng, lấy hai tay che mắt không muốn nhìn ai nữa.
Văn liền nói với Liên Hoa:
- Tôi không phải là Vũ, tôi là anh ruột của Vũ. Vũ đã bị ám sát rồi,cô không hay biết gì cả sao?
Văn không còn cách gì hơn là phải nói thật cho Liên Hoa biết về sự lầm lẫn của nàng, nhưng trong khi Liên Hoa còn đứng ngơ ngác thì Mỹ Dung đã hét lên:
- Anh không phải là Vũ, anh là anh ruột của Vũ. Vũ bị ám sát rồi? Trời ơi!
Mỹ Dung nhìn Văn với đôi mắt phiền trách và nàng ngã nhào xuống đất, bất tỉnh.
Văn lính quýnh, chạy lại đỡ lấy Mỹ Dung, ôm xốc nàng lên và đem đặt vào xe.
Mọi người thấy vậy chạy lại giúp chàng. Liên Hoa đứng sững sờ như người mất trí, không hiểu gì nữa cả.
Người mà nàng mắc nhiếc nãy giờ không phải là Vũ? Người ấy là ai mà giống Vũ như thế? Nếu người đàn ông ấy không phải là Vũ thì nãy giờ nàng vô lễ với người ấy quá. Nàng đã làm cho thiếu nữ vô tội kia phải ngã ra vì xúc cảm và hổ thẹn. Nàng đã gieo vào lòng thiếu nữ một sự nghi ngờ, một mối thương tâm biết có còn kịp thời mà đính chính được hay không?
Ăn năn, Liên Hoa toan chạy lại xin lỗi nhưng Văn đã cho xe chạy để kịp đưa Mỹ Dung về bệnh viện.