ĂN THỊT BÒ GIÁ TRÉO Ở ĐẤT SÉT - NHỚ THÁI VIÊM LỢI (HỘI ĐỒNG LÝ).
Tôi nhớ cố nhân thì nay ông đã không còn. Tôi không muôn viết tên các cố nhân từng quen biết và thích nhau, vì có người nói e đụng chạm tới người sống. Duy tôi muốn nhắc nhưng ân nhân của tôi, và con người như sau bây giờ dẫu đốt đuối vẫn kiếm không ra.
Năm 1928, tôi đổi về làm phát ngân viên tỉnh Sa Đức. Cố nhân lúc ấy làm nghị viên địa hạt, Pháp gọi conseiller provincial hoặc conseiller de province, không có lương, duy mỗi năm có hoi hai kỳ bàn cãi sổ công nho hay việc gì trọng hệ, thì có cấp tiền hiện hữu, mỗi ngày có mặt là mấy chục đồng bạc, có ông chờ để lãnh, ông khác “túa kha” (đại ca) cho lại nhân viên toà bố. Nhà ông ở làng Mỹ An Hưng, nôm na gọi Đất Sét ông là người Minh Hương nhưng nói tiếng Việt rất sành, họ Thái, cao lớn dềnh dàng, đầu hớt tóc ngắn chải dựng đứng kiểu bàn chải tắm ngựa, làm cho vóc người thấy thêm cao. Luôn luôn có một nụ cười trên môi. Khi nào xuống chợ Sa Đéc, ông ngồi xe Hotchkiss mui trần, xe lên cầu sắt ván dội rầm rầm tiếng kèn xe quen làm cho anh em cửu cá trong toà bố mừng như trúng số nhỏ.
Tánh ông khí khái càng cường ưa tế khốn phò nguy, điều tôi phục nhứt là ông giúp ai ít cho người ấy biết. Tánh ông lại rất ngọt, em út ăn sương mến ông và hằng đeo theo ông, đứa nào cũng giành gọi “Ba, ba” ngọt xớt. Ông vuốt đầu mỗi đứa, miễn cười với ông là có tiền lì xì, nếu ông vuốt má thì lì xì càng hậu, nếu ông vỗ, khều hay đập tay nhẹ nhẹ vào chỗ bàn toạ tròn tròn của đứa nào thì miệng ông vừa cười vừa xin lỗi vừa móc bóp lấy ra một tờ giấy con công (năm đồng bạc thuở đó) dán vào mỗi và cấm không cho cám ơn một tiếng nào.
Tỉnh Sa Đéc tuy chu vỉ nhỏ bé hơn các tỉnh khác của miền Nam nhưng đặc sắc xinh tươi rất xứng với mỹ danh người Pháp buổi trước đã tặng “le jardin de la Cochinchine” (vườn cây ăn trái của đất Nam kỳ). Ngày nay vị trí quân sự và hành chánh đã biến Sa Đéc trở nên một quận lỵ phụ thuộc hay sáp nhập với tỉnh Vĩnh Long, hay là đã phục hồi nguyên vị như trước, việc nầy cũng như việc tỉnh Bạc Liêu ra sao tôi xin miễn nghị nơi đây vì tôi đã về hưu và không theo dõi được. Bài nầy tôi chỉ muốn xoay về nếp sống dân ta và nếp phong lưu lối xưa của miền Nam mấy chục năm về trước.
Với một xứ vén khéo bao bọc bởi con sông Tiền Giang nơi hướng đông và sông Hậu Giang nơi hướng tây, bây giờ bị xén bất quận Cao Lãnh cũ để biến thành tỉnh mới Mộc Hoá, thì chu vi Sa Đéc càng được thu gọn làm một vùng ròng rặc máu Việt và dân cư càng ít lai máu Tàu máu Miên hơn các tỉnh Hậu Giang khác.
Lối năm 1927-1935, Sa Đéc nức tiếng là một tỉnh cứng cỏi dám ăn dám nói dạn dĩ nhứt ở Nam kỳ. Nhơn vật đời đó trong tỉnh gồm những người độc đáo, sức học Pháp văn rất cao, tỉ dụ ông Đốc Tràng, ông Đốc phủ Lê Quang Hiền, nho học có ông Cử Võ Hoành, ông Đặng Thúc Liêng, khí khái xã giao rộng có bác sĩ Phạm Văn Ngời, ăn chơi tài tử thì có hội đồng Hồ Quang Cảnh, và ông nghị viên Thái cố nhân mà tôi mến tiếc nhắc lại bằng bài nầy. Tôi miễn kể những nhân vật khác như ông Huỳnh Thuận sanh ra cậu Huỳnh Thuỷ Lê, như Nguyễn Văn Thắng làm xã trưởng được phong huyện hàm, dám ăn chơi và vì có một bốp phơi lớn hơn của bất cứ ai nên chúng tôi tặng riêng là ông huyện “Nóp”, cũng người xứ Đất Sét. Đặc biệt là các nhà nầy đều nấu ăn khéo léo; mỗi nhà ngon hay mỗi cách. Như muốn thưởng thức món heo con đút lò thì chỉ cụ bị nước đá rồi ghé lò gạch hội đồng Cảnh ở mé sông cái, đường lộ Sa Đéc xuống bến đò Mỹ Thuận. Tính coi heo cúi thuở ấy giá con rẻ hơn con gà con vịt đời nay. Một con heo sữa (cochon de lait), nhắc đến bất thèm chảy nước miếng, một con vừa sức ăn của ba bốn người mạnh ăn mà giá chưa đến ba đồng bạc (3$00) đời ấy, con nào ngon lành và đã trông giá bốn đồng ngoài là cùng. Cũng thời ấy, một đĩa lớn tại nhà hàng danh tiếng Sài Gòn là nhà Yeng Yeng, một miếng thịt heo con bằng ba ngón tay dọn với rau cách xon (cresson) và quay theo điệu ma ni, Phi Luật Tân gọi là “la Manille”, ngon hết cỡ mà giá chỉ có bốn cắc bạc (0$40)! Nhưng ông hội đồng Cảnh Sa Đéc còn có cách cho mình ăn một món heo quay còn ngon hơn nữa. Số là mỗi lần hầm ruột lò gạch, khi đến kỳ dứt chụm lửa vì gạch đã chín gần lấy ra khỏi lò được, khi ấy ông ngồi xe nhà Hotchkiss chạy lại toà bố rủ anh em cửu cá bọn tôi đến tận lò gạch thưởng thức món heo quay đặc biệt nầy. Môi lần như vậy tôi biết chắc sẽ cúng lót đường, sẽ thua thín cẩu ít nữa là đôi ba chục bạc nhưng tôi không bao giờ tiếc tiền để phải nhịn một thú ăn chơi không còn nữa. Tuỳ theo số quan khách, ông sẽ sai gia đinh làm heo sữa đúc lò (xin nhớ đây là lò gạch). Trước tiên ông bày tiệc rượu khai vị, luôn luôn sang trọng và đúng mốt thuở ấy là rượu cognac Martell pha với nước có hơi bọt hiệu Perrier, ly thật đúng độ một công-xio-ma-xiông (consommation), cục nước đá cho thật trong và thật lớn lâu tan, nên nhớ lúc ấy máy lạnh frigidaire chưa có nhiều và cũng chưa có điện để mà xài cho đủ. Mỗi bàn có bốn thực khách thì ông phòng hờ nguyên một con heo sữa, heo cạo gọt sạch lông rồi, mổ bụng lấy đồ lòng để riêng khuya nấu cháo, sắp heo lên đĩa bàn hột xoài (hình bầu dục) đặt lên mâm cây kiểu Tàu hình chữ Nhựt, xong rồi sai trẻ lập thế thần dùng ván để mâm heo lên, cho mâm chun tót vào giữa lò gạch còn nóng rồi để ván và mâm lại đó, xong xuôi rồi bít cửa lò lại thật kín, để như vậy day qua trò tiêu khiển khác. Trong khi hơi nóng còn lại của lò chờ lấy gạch ra, “luyện” mấy con heo sữa, biến lớp da non thành món ăn giòn khứu, và biến các giò cẳng móng thành những món nhăm nhi giòn rum và biến thịt heo tơ thành thức ăn ngọt lịm thơm phưng phức thơm mùi ngũ vị hương pha với mùi tàu hủ đỏ và chao đỏ của các chú Ba Tàu sành đời. Tôm đã tươi đang nhảy soi sói, con nào con nấy xách nặng tay, gạch đầy đầu, cắn vào miệng béo vô song, thêm được gió đồng thổi lai rai, lại nữa giá rẻ ôi là rẻ, ngày nay nhắc lại y như là nói dóc.
Thái cố nhân mời ăn tôm trên ruộng nổi nước thì phải biết: Bữa lên Đất Sét chúng tôi đi hai xe: chất chồng gần hai chục lạng, toàn là bợm “phá của” tức bọn mạnh ăn, giỏi tài nuốt sạch đĩa mà không biết nhậu, rất thú nghịch với bợm ve chai “ăn thì ít mà nốc như hũ chìm”, mải ham nói mà quên đĩa và tô đã bị bọn kia vét ráo. Như đã nói, vì chưa ăn bò giá tréo, nên Thái huynh không đưa chúng tôi về nhà, và dành buổi viếng Thái gia trang vào một dịp khác.
Hôm ấy, Thái viên ngoại cho kết ba bè ghe tam bản, cứ hai chiếc kết làm một bè, trên có thả ván dày rút trong lẫm lúa hay dùng làm mặt bè thật bằng phẳng ước sức khiêu vũ trên ấy còn được ba đoàn ghe đậu làm ba điểm hình tam giác, đoàn thứ nhứt có trải chiếu dành cho các tài tử hoà nhạc và ca các bài cải lương trữ tình, thật du dương; đoàn thứ nhì gần đoàn trước trên mặt ván gỗ có để hai bàn vuông có đèn khí đá treo sáng rực và đây là đại bản doanh của tám tay thiên cửu mặc tình “tung thiên” hay “tiêu con sám cấy”.
Một đoàn thứ ba đóng đô một nơi khuất tịch tuy vẫn tham gia cuộc chơi nhau đây là tiểu địa ngục dành cho khách muốn “bắt cặp” tách rời ra bằng xuồng để thám hiểm Thiên thai, vì trên hai xe chúng tôi vẫn có nữ tiên Chợ Cồn tháp tùng, và đoàn tam bản thứ ba nầy chúng tôi đặt là nơi dành làm thi phú và chỗ đi tìm vần khó. Ngoài xa và chung quanh ba đoàn nầy, dăng dăng theo bờ mẫu ruộng, thấy làm đốm những sao, xem kỹ lại đó là đoàn thuyền con của điền phu biến làm ngư phủ, đua nhau câu tôm để hiến cho chúng tôi thường thức. Thuyền nào câu được khá nhiều thì đánh một hồi chuông “thùng thiếc” ra hiệu. Chúng thuỷ thủ của ba bè tam bản đoàn nào lẹ tay thì chống ghe bè lại đó lấy tôm về, đoàn nào chậm lụt thì rán chờ dịp khác. Trên mỗi thuyền kết bè đều có sắp đặt sẵn, nào lò lửa để nướng tôm, nào rau sống cả mấy rổ lớn, nào bánh tráng, bánh đa cả mấy chồng, có thứ để khô có thứ nhúng nước sẵn để quan khách dùng tuỳ sở thích. Về nước chấm có đủ mấy thứ: thứ nước mắm nhỉ Phú Quốc gọi nước mắm hòn, thứ tương Tàu, thứ tương ta, cái thứ tương đặc biệt chuyên môn của nhà anh Tám Hoài trình bày ra đây, làm bằng tương Tàu pha chế với cháo nấu bằng khoai môn để dành chấm chạo tôm và nem nướng, có thứ thật cay và thứ không giằm ớt, cho tới ngày nay tôi chưa gặp một bữa tiệc vui và chu đáo đến bực nầy. Mặc khách mặc chủ đua nhau giành giựt tôm còn nhảy soi sói rồi tự mình nướng lấy mà ăn, người nào xấu chứng đói thì tự chống thuyền đi tranh đấu tôm tươi của những xuồng vừa câu được, kẻ nào làm mặt quân tử đợi chúng dâng tới miệng thì hãy chịu khó ngồi cười gượng nuốt nước bọt ngó người khác ăn, nhưng đói quá họ cũng làm càn, thét rồi cũng ra tay giành giựt như ai mới đủ no, quên mình ban nãy còn là dân chi phụ mẫu mà nay trong cảnh đồng vắng đêm thanh đã lộ nguyên hình là Trư Bát Giới trong Tây Du đang đùa giỡn, xa bà xã, với mấy con nhện quê ở Chợ Cồn và ở ngã ba đường Vĩnh Long nơi quán mồ côi Ba Chỉ! Thiệt là một bữa cơm tập thể bình dân răn đời: “Làm cách sạch ruột làm chuột no lòng!”.
Tôi đã nói ngày nay tôi còn mến Sa Đéc vì chẳng biết sao từ ấy đến nay tôi ăn tôm nướng đã nhiều nơi nhưng chưa gặp nơi na 0 chế nước mẫm chấm ngon như ở Sa Đéc.
Tôi đã nói tôi còn nhớ mãi tỉnh nhỏ Sa Đéc thân yêu, vì tôi có cảm tình nhiều với xứ nầy là nơi tôi đầu quân sau khi làm sáu năm nơi Trường Máy Sài Gòn, và một lẽ là vì tánh tham ăn thức ngon mà Sa Đéc có nhiều:
a) Món lạ miệng là nem nướng chay làm bằng chuối chát thể cho thịt heo nhưng khi tương chấm thật ngon thì món nem nương chay nầy có thua gì nem nướng Huế. Tôi từng nếm nón nầy tai nhà thầy cai cố đại nhơn Lê Văn Kinh cựu cai tổng (Cả bè cạn) An Thạnh hạ, và mỗi lần nhớ gia quyến nầy là nhớ các bạn cũ: Lê Văn Chiếu, Trương Tấn Ngân,
b) Món ăn dễ làm, chỉ cần có tép thật tươi thì đủ ngon là gỏi cuốn bánh tráng, nhưng gỏi cuốn nhà anh Hồ Vằn Thông, ngoài gọi anh Năm Chuột, làm xếp quản đốc phu lực lộ Trường liền nên cũng gọi đốc công Chuột, gỏi cuốn nầy thì tuyệt. Anh Năm cố nhân là người tốt, tánh tình vui vẻ, miệng ăn trầu tít toét khi nói tiếu lâm phun nước miếng phèo phèo; nhà anh Năm ở ngay sân chợ Tân Quy Đông, ba căn trệt là nơi lụ hội ngày đêm của bọn nầy, khi thín cẩu khi nhậu nhẹt. Anh Năm cố nhân cho tôi mượn tiền, giúp đỡ ngặt nhưng tôi nhớ như chén cơm Phiếu mẫu,
c) Món ăn đặc biệt làm bằng tôm quết thành chạo bó mía nướng và một món gỏi tôm gọi tôm bóp thấu, thì tôi dám chắc, không đâu ngon bằng nhà anh Hồ Văn Hoài, nay còn mạnh khỏe nhưng đã già lắm, trên tám mươi, ngoài gọi Phán Hoài, Tám Hoài thuộc vọng tộc họ Hồ ở Sa Đéc cố cựu.
Con bê tơ được thui vàng lườm và hiện đang được lăn tròn trên một ống trục sắt quây vòng vòng trên lửa than cháy riu riu, hai đầu cây trục đặt trên bốn cây tre đòn đặt giá tréo hai cây mỗi đầu, nên gọi “bò giá treo”. Chất mỡ béo của con bê rơi xèo xèo xuống than hồng làm chúng tôi tỉnh hồn lại. Mùi ngũ vị hương và mỡ khoét phất vào mũi từng luồng gió làm cho quan khách tỉnh minh thêm, ai sao mình vậy, tuy bước không mấy vững, nhưng thấy con bò thui đang nóng, kế bên có để sẵn dao thớt, thì làm thế nào, cũng phải lết cho tới đó làm một mách cho được mới nghe? Ai thích ăn sống cho thêm bổ, sống vừa vừa hay ăn thật chín thì tuỳ ý cứ lựa chỗ nào mình thích, lấy dao thẻo cắt thịt tại chỗ. Nhưng chưa ăn được. Khổ một điều là nước mắm chấm lại để nơi góc xa đằng kia, ai gấp muốn ngốn thịt lạt lẽo thì cứ việc; bằng muốn ăn mặn mòi thú vị thì lại phải cất bước đi theo đường do viên ngoại qua cầu khập khiễng và rán đi tới chỗ có nước mắm nêm tỏi ớt hay nước mắm hòn có cà cuống chanh thơm, hoặc nước xì dầu, muối tiêu, maggi đủ thứ. Chúng tôi khách dự tiệc, kẻ mặc âu phục, kẻ vận quốc phục, mấy ông quản và cai đội lon ton toà bố thì mặc quân phục ka ki vàng, đều được dặn trước phải giữ làm sao đi cho ngay ngắn, nhứt là giữ đừng té xuống nước, rủi sa chân lọt xuống mương cau, không được bỏ cuộc và phải leo lên lộ đi trở lại trên con cầu thử thách nầy, người nào bỏ cuộc sẽ được tặng là đàn bà mặc yếm, còn thua các cô đứng gác đầu cầu, và mặc ý đã thua cuộc thì hãy làm Tư Mã Ý, nhục nhã lại ngồi chờ nơi chòi bố. Nhưng đại phàm đã có rượu làm nữ, thì có ai mà chẳng lên mặt anh hùng? Ông Lai Vung mở đường dẫn đạo, theo sát chân viên ngoại là hướng lộ viên. Viên ngoại tửu lượng có thừa, lại nữa biểu diễn tại sân nhà, nên mấy đời lầm kế của ông đã sắp đặt.
Ông Lai Vung khoan thai bước đến cây cầu thứ nhất thấy có bản nhỏ đề một chữ “Đông”. Kế bên cầu một cô trẻ nhứt trong hàng bái tiên, đầu để tóc ngắn như sinh viên mới ra trường, nhoẻn miệng cười duyên và lấy kẹp sắt gắp khăn nóng hấp trong nước hoa thơm cung kính dâng lên trước mặt. Ô! Hay quá! Mặt đang hừng vì rượu, có sẵn khăn nóng rút hơi men ra bớt thì có gì sướng bằng! Ông Lai Vung miệng nở nụ cười tươi lại như buổi thanh xuân, chỉ tiếc bị mấy cái răng bịt vàng làm giảm bớt cái nho phong đạo cột. Ông với lấy khăn lau mặt lau tay rồi bệ vệ trả khăn lại cho gái, chậm rãi bước qua cầu trót lọt. Qua tới đầu câu bên kia hiện ra một nàng tiên đẹp không thua nàng trước, tay cầm trống nhỏ gióng lên ba tiếng thanh thanh, báo tin cho hai vị tiên nơi cầu kế đó dự bị đón tiếp những chàng Lưu Nguyễn. Cầu nầy thấy đề chữ “Bắc”, tức đi vòng tròn từ đông sang bắc. Một nàng hoa khôi duyên dáng chực sẵn trao cho khách một ly nhỏ Cognac séc thưởng công đi ngay ngắn, hé miệng cười duyên mời quân tử cạn bôi. Không uống sợ mất lòng, rán uống mà thuyền tình đã chở đầy rượu mạnh. Khách uống rồi tiên bên kia thâu ly lại trả về bên nầy như cũ: miệng chúc câu “Quý nhơn thượng lộ bình an”. Thấy cách tiếp đãi thanh nhã như thế chúng tôi đi đàng sau càng nôn trong bụng, trông mau đến phiên mình khều một cái, thưởng thức chung rượu cô gái đẹp dâng đến tận môi. Ông Lai Vung bước đến đầu cầu thứ ba chữ “tây” để trước mặt. Nơi đây có một cô tuổi độ đôi mươi, cổ tay tròn nhượng chỉ, với lựa trên bàn một miếng bánh tráng, một mớ rau thơm, lễ phép dâng trước mặt, liếc mắt đưa tình như mời mọc: “Xin quan hãy đi lại gần con bê! Xin quan tự lựa lấy miếng nào quan thích, cắt lấy và tự mình thưởng thức, chúc quan ngon miệng!”. Nhưng ăn thưởng sao được vì chưa có nước mắm chầm kia mà! Ông Lai Vung sấn bước đến ải chót là cầu hướng “Nam” nơi trấn thủ của cô Mười Cự, nữ tiên chúa đông. Cự tiên cô vì cầm đầu nên giữ phần chủ chốt, quốc tuý là nước mắm, không có để chấm thì miếng thịt lạt lẽo nuốt sao vô? Nhưng khỏi lo, ở đây như đã nói, có đủ thứ nước chấm từ mắm nêm thơm ngọt đến nước mắm hòn đặc biệt. Rồi trở lại Đông kiều số một, có nước hoa rửa tay, có khăn thơm lau miệng, rồi qua Bắc kiều lấy rượu, qua tây kiều nhận thịt, qua Nam kiều chấm vào nước mắm, thưởng diệc món thịt bò giá tréo! Như con rắn cấn đuôi, khách và chủ đánh trận đàng xà được ba vòng vô sự, người nào người nấy đều hân hoan, cao hứng đến tột độ, cười nói như bấp rang, cả thảy đều khen ông viên ngoại có một sáng kiến mới mẻ, và đãi ăn cách nầy, dẫu có té xuống nước dẫu bị tiên cô lấy nhánh huệ thưởng đòn cũng sướng! Vừa nghĩ thầm đến đó, bỗng nghe một tiếng bõm, day lại xem, té ra đội hầu cận ông Chánh tên gọi Quản Tiên, đã thạo xái (khởi đầu), trượt chân xuống ao sen. Cả đoàn đều dừng lại cười rộ, chờ bác quản leo lên, thối bộ lại đầu cầu, cô gái, quên tiên cô nhỏ, quỳ xuống lấy khăn sạch lau giày, vuốt y phục lại ngay ngắn, ông quản không lộ vẻ giận, bước lên cầu đi thẳng qua bên kia, một cô khác giả bộ trách yêu, lấy nhánh huệ tươi gạt nhục bàn toạ ông như tuồng tiên quở sơ người vụng về. Cả bọn đều cười lăn chiêng, ông cũng cười theo, vui vẻ cả đám. Nhưng qua khỏi cầu rồi, ông quản không được thưởng ba tiếng trống chúc “thượng lộ bình an”, lại nghe ba tiếng gõ tang (gõ vào thành trống) quả nhiên báo tin có người bị phạt y như tửu lịnh sẵn có. Trong lúc ấy chủ và khách đều hừng chí hăng say vì rượu không khác con gà đá độ, mê trận đá quên thôi. Nhưng đến đấy ông viên ngoại là người giàu kinh nghiệm, không kéo nhây cuộc vui và để tránh tiếng lần khân sàm sỡ. Ông mời quan khách bước vào nhập tiệc nơi nhà mát. Con bê thui được triệt xuống, xẻo thái ra nhiều đĩa lớn và dọn chung lên bàn với món cháo lòng bò đặc biệt ăn với gừng cay, lòng non lá lách, khăn bàn xương sụn gân giòn. Tiệc kéo dài với những sòng thín cẩu và xì phè đến gà gáy sáng chưa thôi.
Khách ra về còn tiếc, quên hết chuyện ông quản bị đòn, nhưng về nhà rồi ai nấy đều giấu nhẹm việc cùng tiên sống phó hội, duy vẫn, khi gặp nhau khen mãi buổi cháo giải lao và con bò giá tréo Thái Viêm Lợi có tiên chuốc rượu.
Tái bút - Mãi về sau, gặp lại Thái cố nhân, ông nói hôm ấy, chúng tôi là cá chốt lòng tong, nếu có té xuống nước không xấu, vì là ngư thuỷ tương phùng! Ông chỉ mong bực dân chi phụ mẫu, hạng cầm cân nẩy mực rơi xuống mới là khoái. Tuy vậy dằn mặt chơi một chút cũng đủ, không nên chọc họ giận mích lòng. Ông nói trong Nam, không thiếu gì thú ăn chơi kỳ thú, như miệt Sốc Trăng, Hoà Tú, cá lóc nướng trụi, bó đất sét nguyên con luôn và vảy, chim se sẻ, chàng nghịch, ốc cau, để nguyên và lông, lấy đất sét bó lại, thảy vô đống rơm đang cháy để canh lúa ban đêm, khi rơm lụn tàn, lấy ra đập vỏ đất, lấy thịt kẹp bánh tráng chấm nước mắm ăn ngọt xớt không gì thú và ngon bằng.
Cũng như thịt bò, thịt trâu, khi ngã ăn không hết, để nguyên đùi vùi vào đất bùn sạch, chỗ có nước chảy mạnh, tỉ như mé sông Cái, dẫu để mấy ngày thịt vẫn tươi, khi lấy ra ăn vẫn mềm và ngon không thua khịt ướp trong tủ lạnh.
Ở miệt Bình Dương (Thủ Dầu Một cũ), nơi vườn măng cụt, sầu riêng, còn một thú lạ là treo thịt bò nguyên đùi hay nguyên xúc thịt phi lê lớn lên cây có kiến vàng nhiều, kiến nầy đánh hơi thịt ráp lại bu đeo, trong chốc lát kiến vàng chích nọc có chất acidc formique vào thịt, đừng thấy vậy mà gớm, độ nửa tiếng đồng hồ cục thịt trở nên mềm và đã chín tái, cứ để vậy, thẻo từ miếng nhỏ ăn với rau sống bánh tráng mắm nêm, đã thơm ngọt thiên nhiên lại không có mùi mỡ dầu lâu tiêu như cục bít tết xe nhăn (bifteck saignanl) hay thịt chiên Chateaubriand, vừa cầu kỳ, vừa khó chiên cho đúng, khéo và ngon.
Nhơn vật Sa Đéc phần đông đều nhã và thảo ăn. Thái cố nhân là một. Khi tôi xin về làm việc tại tỉnh nhà, ở Sốc Trăng, tuy được gần cha mẹ, vui bề thân tỉnh mộ khan, nhưng lòng hằng gởi về tỉnh nhỏ thân yêu Sa Đéc.
Khi tôi đổi về Sài Gòn lối năm 1938-1943, tôi có gặp lại Thái cố nhân lên trị bịnh nước tiểu có đường. Chứng nầy lúc đó vô phương trị. Tôi khóc ngày nay vẫn khóc, tiếc người anh cả phong lưu hiếm có.