Sau khi bắt tay Kiều Quán Hoa với tư cách là trưởng đoàn của Trung Quốc vào Liên hợp quốc ngày 14 tháng 11 năm 1972, tôi cảm thấy cuối cùng đã giải quyết xong một vấn đề mà từ lâu tôi đã gắn mình vào. Trung Hoa đã giành lại cho ngồi hợp pháp của mình ở Liên hợp quốc. Và trong tháng 4, tháng 5 năm 1975, trong một khoảng thời gian ngắn 3 tuần lễ không thể tin được các lực lượng cách mạng ở Campuchia. Việt Nam và Lào, theo đúng thứ tự như vậy, cuộc đấu tranh lâu dài của họ đã giành được thắng lợi và hoà bình đã được lập lại ở Đông Dương. Tôi chắc chắn rằng còn thêm ba vấn đề nữa mà tôi đã gắn bó một cách chặt chẽ sẽ được giải quyết trong tương lai trước mắt: tình hữu nghị chiến đấu giữa nhân dân ba nước Đông Dương hun đúc trong cuộc đấu tranh chung chống những kẻ thù chung: những quan hệ chặt chẽ phát triển với Trung Hoa của mỗi nước; sự bảo đảm một “nền hoà bình trong thời đại chúng ta” ở khu vực đó của thế giới.
Như nhiều người theo dõi châu Á, trước hết là những người có thiện chí đối với châu Á, chưa bao giờ tôi phạm một sai lầm lớn hơn trong cách đánh giá tình hình lúc đó. Tự nhiên suy nghĩ của tôi phải chuyển về miền Nam châu Phi là nơi mà nhân dân nhiều nước đang đấu tranh cho nền độc lập của mình. Ở đó cũng có một Angola. một Mozambia và một Ghi-nê Bít-xao tương xứng với một Việt nam, một Campuhia và một Lào. Tất cả đấu tranh chống một kẻ thù chung: chủ nghĩa thực dân Bồ Đào Nha.
Trong vòng ba ngày sau “cuộc đảo chính của các đại uý” tại Bồ Đào Nha, tôi đã có mặt ở Lisbon với sự quan lâm đặc biệt nhằm tìm xem liệu các “đại uý” đó có thành thật trong việc thực hiện chương trình của họ đòi phi thực dân hoá các nước châu Phi của họ không.
Sau những cuộc thảo luận dài với các sĩ quan chủ chốt của cuộc đảo chính, mà không phải tất cả đều là đại uý, tôi tin rằng họ chân thật. Trong nhóm của họ có thiếu tá Me-lô An-tuyn, kiến trúc sư chính trị của cuộc đảo chính; đại uý Ô-tê-lô Xa-rây-va đờ Các-van-hô, kiến trúc sư quân sự và đại tá Va-xô Đôx Xi-lôx Gông-can-vết, người tham mưu vạch kế hoạch chính trị quân sự sau hậu trường. Thực vậy cuộc đảo chính đã được thực hiện vì chế độ phát-xít đã không chịu xét gì ngoài những giải pháp quân sự đối với những cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở các thuộc địa. Nhưng cũng có những lực lượng khác mà hiện thân là tướng An-tô-đi-ô đờ Xpi-nô-la, Chủ tịch của Hội đồng quân sự thay cho chế độ phát-xít, được lãnh tụ xã hội Mario Xoa-rết kín đáo ủng hộ. Xoarết không đóng vai trò gỉ trong cuộc đảo chính: đã tán thành bám vào các thuộc địa bằng công thửc này hay công thức khác nhất là bám vào Angola giàu có vì dầu, kim cương và cà phê.
Tôi rất ngạc nhiên khi thấy tôi chẳng gặp khó khăn gì trong việc tiếp xúc với các sĩ quan đó. Tuy họ sống tách ra khỏi phần lớn các nhà báo. Lý do của tình hình đó lại càng đáng ngạc nhiên hơn nhiều. Một số sách của tôi về Việt nam đã được một nhà phát hành tìm cách lọt qua được “những người kiểm duyệt” để xuất bản. Nhưng theo yêu cầu của Sứ quán Mỹ quyển Việt nam: Câu chuyện bên trong của chiến tranh du kích đã bị tịch thu, trừ những bản được phân phát bằng bưu điện và một vài trăm quyển mà Học viện quân sự Bồ Đào Nha đã mua. Tại Học viện này các “đại uý” tương lai đã học theo quyển sách đó mà nó đã trở thành sách giáo khoa mà tất cả các sinh viên kể cả các sinh viên bổ túc đều phải đọc. Tiền đề của việc đó là các chiến thuật mà Việt Cộng đang sử dụng ngày nay sẽ được các du kích sử dụng ngày mai. Khi tôi hỏi đại uý pháo binh, người đã báo cho tôi việc này, phản ứng là như thế hào, thì anh ta nói: “Ngay người cánh hữu ngu xuẩn nhất cũng có thể nắm được thực tế rằng, nếu một nước như nước Mỹ, với những nguồn tài nguyên, kinh tế và quân sự không hạn chế,, không thể thắng được một nước nhỏ và lạc hậu như Việt nam, thì làm thế nào nước Bồ Đào Nha nhỏ, lạc hậu lại có thể thắng ở các lãnh thổ châu Phi, lớn hơn Bồ Đào Nha 20 lần và với số dân gấp đôi?”.
Đối với Mê-lô A-tuyn và Ô-tê-lô Đờ Các-van-hô ba lần làm nghĩa vụ quân sự ở các thuộc địa đã làm cho họ tin rằng, các thuộc địa phải giành được nền độc lập của họ và con đường duy nhất đưa lại kết quả đó là phải lật đổ chế độ này.
Một tháng sau ngày đảo chính Hội nghị “phi thực dân hoá” đầu tiên, về Ghi-nê Bítxao đã được mở ra ở London. Hội nghị đó đã chẳng đi đến đâu, bởi vì tất cả điều mà ngoại trưởng Mario Xoa-rết đưa ra là một cuộc ngừng bắn quân sự và quyền tự quyết sẽ được quyết định bằng một cuộc trưng cầu dân ý do Bồ Đào Nha điều khiển. Thiếu tá Pê-trô Pi-rét, đứng dầu phái đoàn Ghi-nê Bít-xao - Cáp Ve nói với tôi: “Tự quyết có thể coi là rất kỳ diệu, đối với năm 1945 chứ không phải năm 1974. Chúng tôi dă được gần 90 nước thừa nhận như một quốc gia độc lập. Chúng tôi có quy chế quan sát viên tại Liên hợp quốc. Hơn hai phần ba đất nước chúng tôi đã được giải phóng một cách vững chắc. Tại sao chúng tôi lại phải thảo luận việc Bồ Đào Nha giám sát “quyền tự quyết” của chúng tôi? Nhân dân chúng tôi đã xác định điều mà họ muốn rồi: nền độc lập đầy đủ và hoàn toàn mà chẳng hề có dây ràng buộc nào”.
Các cuộc nói chuyện đã bị tan vỡ sau 4 ngày trao đổi vô ích. Một điều giống như vậy cũng xảy ra với Mozambia, nhưng nhanh hơn. Mặc dù cuộc gặp đầu tiên đầy xúc động và được chụp ảnh nhiều giữa Xoa-rét và nhà lãnh đạo Phrê-li-mo Xa-mô-ra Maen, các cuộc nói chuyện đã nhanh chóng sa lầy và bị hoãn lại một ngày sau đó. Phải đợi đến lúc Xpi-nô-la bị cách chức nguyên thủ quốc gia trên thực tế và các cuộc hội đàm giao cho An-luyn, mà về sau thay Xoa-rét làm ngoại trưởng, mới có thể có tiến bộ. Nền độc lập hoàn toàn cho các đảo Ghi-nè Bít-lao và Cáp Ve cũng như cho Mozambia đã được nhanh chóng thương lượng.
Angola phức tạp hơn, không phải chỉ vì sự giàu có phong phú của nó mà còn vì có ba phong trào độc lập tranh chấp nhau: MPLA (do A-gôt-xti-nhô Nê-tô đứng đầu), FNLA (với Hôn-đen Rô-béc-tô làm chủ tịch) và UNITA (dưới quyền Giô-nét Xa-vim-bi). Liên Xô ủng hộ MPLA; Mỹ và Trung Quốc ủng hộ FNLA; các nhóm cánh hữu ở Bồ Đào Nha và Chính phủ Nam Phi ủng hộ UNITA. Còn CIA thì ban ân huệ của nó cho cả FNLA và UNITA.
Nhờ sự giúp đỡ của OAU (Tổ chức thống nhất châu Phi) và nhiều nhà lãnh đạo châu Phi, ba phong trào đó đã cử các phái đoàn đến An-vo, ở bờ biển phía nam của Bồ Đào Nha tháng 1 năm 1975 để thương lượng một hiệp định với người Bồ Đào Nha về nền độc lập hoàn toàn của Angola.
Ba nhà lãnh đạo là những đối tượng nghiên cứu về những tương phản giữa họ với nhau khi họ xuất hiện vào phiên họp bế mạc của Hội nghị An-vo ngày 17 tháng 1 năm 1975 ở ký vào văn kiện Bồ Đào Nha trao trả độc lập hoàn toàn: A-gô-xti-nhô Nê-tô mặc bộ quần áo công tác phương Tây, với một bề ngoài rụt rè không phản ánh tính chất của ông ta; Hôn-đen Rô-bé-tô, mặc bộ áo quần kiểu Mao, màu xanh, dữ tợn và nghiêm nghị đằng sau đôi kính râm; Giô-nét Xa-vim-bi to lớn với bộ râu đen và mắt lấc láo, mặc quần áo màu xanh rừng. Nê-tô mà nhiều người Bồ Đào Nha xem là một nhà thơ đương thời cao quý, đã được chọn để thay mặt cho phong trào giải phóng phát biểu sau khi ký. Với tiếng sóng Đại Tây Dương vỗ vào bờ bên ngoài, Nê-tô nhắc đến Pôn-ta Đa Xa-grêt gần đây mà từ đó những đoàn thuyền Bồ Đào Nha xuất phát trong các chuyến đi khám phá từ thế kỷ thứ XV trở đi. Ông ta nói: “Ở đây tương đối gần với Pôn-ta Đa Xa-grết, chúng ta đã kết thúc những quan hệ bất công đã bôi nhọ những kỳ công xán lạn của những nhà vượt biển lão luyện Bỏ Đào Nha. Ở đây, những tham lam của bọn thực dân đã bị vĩnh viễn chôn vùi”. Nét mặt của những người Bồ Đào Nha nhất là Mê-lô An-tuyn, Thủ tướng Gông-xa-vét và đô đốc An-tô-ni-ô đờ Cu-tin-hô “Đỏ” đã sáng ngời lên khi Nê-tô nói đến phong trào giải phóng thứ 4, đó là phong trào các lực lượng vũ trang, đã xúc tác vào những ước vọng của nhân dân ở đây bằng việc lật đổ chủ nghĩa phát-xít ở Bồ Đào Nha, do đó xây dựng một cơ sở vững chắc để chấm dứt sự bóc lột thực dân”. Đó là những lời lẽ lựa chọn một cách đầy cảm xúc làm ấm lòng mọi người của Va-xcô Gông-xan-vét, An-tuyn và Rô sa Cu-tin-hô, mà mỗi người theo cách riêng của mình cũng đã đóng góp lớn lao vào văn kiện lịch sử nhằm chấm dứt 500 năm thống trị của Bồ Đào Nha ở châu Phi, tuy rằng sau đó đã sớm bộc lộ có những thiếu sót bất hạnh.
Sau khi buổi lễ kết thúc, tôi hỏi Nê-tô xem ông ta nghĩ gì về triển vọng sau khi thi hành hiệp định. Với nụ cười bẽn lẽn điển hình, ông ta nói: “Hiệp định là tốt. Nhưng nó mới chỉ trên giấy. Đối với MPLA chúng tôi sẽ làm mọi việc có thể làm để thực hiện triệt để nhất từng điều, từng khoản một. “Vậy tại sao bạn không đến để tự nhìn thấy?” gợi ý này đã được đại diện MPLA ở Cu ba, Pao-lô Gioóc-giơ đứng bên cạnh, nhiệt liệt tán thành.
Lần sau khi tôi thấy Pao-lô Gióoc-giơ, thì vẻ mặt anh ta tỏ ra vui mừng hơn lúc nào hết. Anh ta đã phát hiện ra tôi xuống máy bay ở sân bay Luanda giữa những người lính vũ trang. Đó là lúc tên phân biệt chủng tộc da đen Ni-tô An-vêt (về sau bị bắn vì phản bội) làm Bộ trưởng Bộ Nội vụ. Vì những cuộc chiến đấu quyết định đang diễn ra ác liệt, tôi muốn đến Luanda ngaỵ Mặc dù những quan chức tại sân bay Bồf Đào Nha can ngăn tôi, nhưng tôi vẫn ra đi không có thị thực. Tài liệu duy nhất tôi có là một bản telex của Bộ Thông tin đông ý về chuyến đến thăm của tôi và báo cho tôi rằng thị thực đã sẵn sàng để cấp cho tôi tại văn phòng viên lãnh sự danh dự ở Li-xbon. Nhưng khi tôi đến thì anh ta lại đi Luanda. Bị giữ lại trên máy bay cho đến khi tất cả hành khách đã xuống hết, một sĩ quan với vẻ mặt khó chịu đến gặp tôi. Anh ta chẳng chú ý gì đến bản telexe, mà chỉ chú ý đến sự việc không có thị thực trên hộ chiếu. Khi tôi đi giữa hai người lính, tôi nghĩ đến hộ chiếu Cuba hoặc các giấy thông hành của tôi. Chính thủ Công đảng ở Australia đã cấp lại hộ chiếu Australia cho tôi vào ngày đầu tiên nhận chức của mình. Chúng nó trở nên vô dụng ở Luanda nếu không có thị thực. Thái độ gay gắt đối với người nước ngoài còn đang bị tinh nghi là rất dễ hiểu bởi về một nhóm lính đánh thuê da trắng vừa mới bị quét sạch vài ngày trước đây tại vùng biên giới phía bắc. Khi tôi đi qua phòng tiếp khách quan trọng, Pao-lô Gióoc-giơ phát hiện ra tôi từ một cửa sổ, và tôi được giải phóng ngay. Anh ta đưa tôi vào phòng mà anh ta vừa mới đi ra, đang có cuộc vui mừng và chạm cốc. Pao-lô Gióoc-giơ ấn vào tay tôi một cốc rượu và nói: “Hai tin mừng. Bạn đã đến và chúng tôi vừa chiếm Huambô”. Đó là vào khoảng nửa đêm ngày chủ nhật, ngày 8 tháng 2 năm 1976. Một vài giờ trước đó, các lực lượng của Nê-tô và các đồng minh Cuba của họ đã giành được một thắng lợi quyết định nhất chống lại các lực lượng FNLA - UNITA và những đồng minh Nam Phi của chúng, Huambô là đầu não chung của chúng.
Vài ngày sau đó, khi tôi đến Huambô. Những nhóm nhỏ rời rạc trở về thành phố với những câu chuyện đáng sợ về những cuộc tàn sát ào ạt trong những ngày trước đó. Các lực lượng UNITA - FNLA đã rút 100 dặm về phía tây đến Bi-ê, cứ điểm của Xa-vim-bi, nằm trong vùng bộ lạc chính của hắn ta, bộ lạc Ô-vim-bun-đu. Từ Bi-ê, Xa-vim-bi đã tung ra những lệnh rằng những người dân ở Huambô phải rời thành phố. Hắn ta doạ đưa máy bay đến san bằng thành phố và cảnh cáo rằng những người sống sót rồi sẽ bị MPLA tàn sát. Chắc chắn là Xa-vim-bi đã đóng góp phần của hắn trong việc tàn sát! Trong vòng 24 giờ sau khi Biê bị chiếm, tôi đi theo một nhóm tìm kiếm chính thức có trách nhiệm tìm dấu vết các cán bộ MPLA bị bắt vài tháng trước đó khi UNITA chiếm thành phố, mà từ đó về trước là mỗi thành phố do ba bên quản lý. Chúng tôi biết rằng những người mất tích đã được chuyển đến Bi-ê, nhưng các nhà tù ở đó hoàn toàn trống khi các lực lượng MPLA - Cu ba vào thành phố ngày l tháng 2. Lúc đó tôi đã viết về điều mà tôi thấy như sau:
Sau một giờ đào bới uổng công trong nhà tù Cô-mác-cô ở ngoại ô thành phố, nhóm tìm kiếm phát hiện năm cái hố mới đào trong một vùng đất cát. đằng sau nhà tù thấp, tường trắng, trên bờ một ruộng ngô non. Một bàn chân người thò ra trên một hố đó. Cỏ xung qaanh các hố bị dẫm nát và có nhiều vết máu. Trên mặt đất còn một nửa tá thanh sắt đầy máu. một vài cái còn dinh tóc người. Khi bắt đầu đào lên, thì thấy rõ trong các hố là thi thể của khoảng 100 cán bộ MPLA đã bị giam ở nhà tù Cô-mác-cô. Những thi thể còn mới bị vứt lung tung vào hố, rải lên trên một lớp đất nát. Những chậu rửa mặt trong buồng tắm còn dính máu. Có lẽ ở đây các kẻ hành hình đã tắm rửa để xoá sạch dầu vết trước khi cùng với các lực lượng UNITA tháo chạy khỏi thành phố. Khi nhìn thấy thi thể mà bàn chân lòi ra ngoài là của một người phụ nữ mặt mày đã bị băm nát, không thể nào nhận ra được nữa, một người trong nhóm tìm kiếm lẩm bẩm một cách chua xót: “Đó là mặt thật của Xa-vim-bi Trên đường phố chính của Biê một nhóm những người hốc hác lê bước với một khẩu hiệu: Hoan nghênh MPLA vinh quang”, “Chúng tôi là những g người sống sót của Trường huấn luyện cảnh sát Angola ở Bi-ê” (trích quyển Nam Phi đứng lên của Winfred Burchett - ND) Theo Đô-min-gô An-tô-niô Nê-tô, một thân hình chỉ còn là bộ xương, rách nát và một người trong nhóm hoan nghênh các lực lượng vũ trang MPLA, thì trường Bi-ê có 720 học sinh. Khi liên minh UNITA - FNLA chiếm Huambô, chúng đưa khoảng 100 người vào lực lượng mỗi bên của chúng và tổng số còn lại vào một trại tập trung cũ của Bồ Đào Nha. Khi các lực lượng MPLA - Cuba đến gần Bi-ê, những học sinh đó bị đưa từng toán 10 đến 20 người ra bắn, xác của họ ngã xuống hoặc bị vứt xuống sông Quy-quy-na gần đó. Các tiểu đội xử bắn không thể giết được hết, do đó Ô-ming Nê-tô và nhóm của anh ta nằm trong số khoảng 75 người sống sót của 500 tù nhân.
Về sau, khi các báo cáo được tổng hợp lại thì ước lượng khoảng 10.000 người đã bị hành hình ở vùng Huambô- Biê mà phần lớn là trước cuộc tháo chạy hỗn loạn của các lực lượng UNITA - FNLA. Con số của tôi sưu tập từ báo cáo của những người sống sót, sau 48 giờ làm việc, thì vào khoảng hơn 2.000 người. Việc này đã được thực hiện trực tiếp theo lệnh của Xa-vim-bi. lúc đó có quyền tối cao ở khu vực này.
Thật là một vấn đề gay go và phức tạp khi những mối thù chủng tộc và bộ lạc lại chồng chất lên cuộc đấu tranh sinh tử giành chính quyền. Quyền lực của Xa-vim-bi là dựa vào những người O-vim-bun-đu ở vùng Trung Nam, một bộ lạc lớn nhất, chiếm khoảng 2 triệu người - Mặc dù UNITA liên minh với FNLA ở cấp chóp bu nhưng những người Ô-vim-bun-đu không có tình cảm êm dịu với 750.000 người Ba-công-gô ở phía bắc cơ sở quyền lực cho Hôn-đen Rô-béc-tô. Nếu người ta có thể nói đến căn cứ quyền lực tự nhiên của MPLA thì đó là l,5 triệu người Mbun-du của vùng Trung-bắc và hầu như là tất cả các trung tâm đô thị. Nê-tô đã tìm cách làm nản lòng đối với những ai muốn đa cực hoá các nhóm bộ tộc; MPLA là phong trào duy nhất trong ba phong trào, được tổ chức trên cơ sở toàn Angola và đó là nguồn sức mạnh chính của phong trào.
Trên đường về từ Bi-ê đến Huambô, tại một điểm ngoặt của đường chính về phía nam dẫn đến biên giới Na-mi-bi-a, nhóm báo chí nhỏ của chúng tôi gặp một đơn vị cơ giới xe tăng và trọng pháo của Liên Xô. Một phóng viên TASS với máy quay phim sẵn sàng trên tay, nhảy ra khỏi xe để tìm một cố vấn Liên Xô nhưng khi anh ta trở lại thì có phần tiu nghỉu. Nhưng may mắn anh ta đã tìm được một người Cuba nói được trong Nga. Người Cuba ấy nhanh chóng yêu cầu không được dùng máy quay phim. Đó là một đơn vị hỗn hợp Cuba - LAPLA (lực lượng vũ trang MPLA) đang được nghỉ trước khi làm nhiệm vụ đuổi những người Nam Phi ra khỏi biên giới Na-mi-bi-a. Kli họ cùng nhau hút thuốc và uống cà-phê, thỉ khó mà phân biết ai là Cuba ai là Angola, nhất là vì một tỷ lệ lớn quân Cuba là người da đen; tất cả họ mặc đồng phục màu xanh như nhau. Cũng có một số phải chăng những người “Angola trắng” (những người Bồ Đào ra sinh tại Angola) tham gia LAPLA từ đầu và nắm các ngành kỹ thuật. Do đó sĩ quan “Cuba” đầu tiên tôi tiếp xúc bằng tiếng Tây Ban Nha đã trả lời bằng tiếng Bồ Đào Nha (nhiều người chì huy LAPLA mà tôi gặp về sau nhất là ở xa về phía nam, thường là người Angola trắng hoặc là những người lai, vì lý do đơn giản là chỉ có họ mới có đủ trình độ học thức để sử dụng các vũ khí hiện đại).
Ấn tượng đầu tiên về những quan hệ tự do và dễ dàng giữa các sĩ quan và binh sĩ trong quân đội Cuba và giữa người Angola và người Cuba trong các đơn vị hỗn hợp, đã được khẳng định trong phần còn lại của chuyến đi thăm đầu tiên này và hai chuyến đi thăm tiếp theo.
Một trong những mỗi quan tâm chính của tôi trong chuyến đi thăm Angola và 2 chuyến đi Mô-dăm-bich trong năm 1976 là tìm xem mọi thứ đã nổ ra như thế nào sau gần 500 năm thống trị của Bồ Đào Nha. Và tại sao, đứng về mặt lịch sử mà nói, lại gần đồng thời trong những năm đó? Đó có phải là một sự phối hợp có tổ chức không? Khác với Việt nam, Campuchia và Lào, giữa Angola, Mô-dăm-bích và Ghi-nê Bít xao không có biên giới chung. Sự liên kết là ở đâu, là cái gì, và ngòi nổ?
Một điểm rõ ràng của mối liên kết đó là sự trỗi dậy của chủ nghĩa dân tộc châu Phi sau chiến tranh thế giới thứ hai ở các thuộc địa của Bò Đào Nha phát-xít không bộc lộ mạnh mẽ bằng các thuộc địa của các nền dân chủ nghị trường Anh, Pháp và Bỉ. Các nước dân chủ này có những phương tiện giáo dục lớn hơn nhiều và ít nhất cũng có một số tiếp xúc với thế giới bên ngoài và cũng có những nhóm gây sức ép bên trong các quốc hội nữa. Hơn nữa các nước đó đã tương đối bị kiệt quệ về kinh tế trong chiến tranh thế giới thứ hai hơn là Bồ Đào Nha. Họ không thể duy trì các cuộc chiến tranh thuộc địa và khi họ cố gắng làm, như trường hợp của Pháp ở Đông Dương và An-giê-ri và của Anh ở Ma-lai-xi-a và Kê-ni-a thì tổn phí vô cùng to lớn. Trong tinh thần “lợi ích ích kỷ có tính toán”, họ bắt đầu đưa lại nền độc lập bằng những phương pháp hợp hiến. Do đó những năm 1950 đã trở thành thập kỷ trong đó 26 thuộc địa Anh, Pháp và Bỉ giành được nền độc lập của họ (Ga-na giành được độc lập năm 1957), tất cả 11 thuộc địa của Pháp đều giành được độc lập của họ trong năm 1960.
“Nếu họ làm được thì tại sao chúng tôi không làm được?” Men-đét đờ Các-van-hô nói như vậy. Các-van-hô, viên thị trưởng nhỏ nhắn nhưng hoạt bát của Luanda, vào lúc tôi gặp, đã vô tình nhen lên cuộc kháng chiến vũ trang ở Angola. Ngoài vấn đề chế độ phát-xít Bồ Đào Nha, còn nhiều vấn đề đặc biệt khác trong các thuộc địa của Bồ Đào Nha. Trong các vấn đề xấu nhất, có một vấn đề luôn luôn có những tác động như bom nó chậm trong các thuộc địa cũ của Bồ Đào Nha, đó là vấn đề của những người lai và những người đa đen đồng hoá. Ông ta giải thích:
Chính sách cũ chia để trị đã được phát triển thành một phương pháp tế nhị hơn. Một người da trắng được xem là cao hơn một người da trắng lai, một người da đen và ngay người da đen cũng chia thành hai loại: người da đen đồng hoá là những người đã bỏ tính cách châu Phỉ của mình để đạt được một sự giáo dục tối thiểu và thật ra ngoài điều mà thực tế cho là một quy chế nô lệ và loại thứ hai là những người thổ dân da đen thấp kém, bình thường... Ở một số vùng người da đen đồng hoá được ở cách nơi ở của thổ dân một vài trăm mét để tỏ ra rằng họ đã đạt được “quy chế văn minh”. Trong những điều kiện như vậy làm sao chúng tôi có thể phát triển một ý thức về sự thống nhất thiết yếu cho một cuộc đấu tranh trong cả nước?
Chế độ quỷ quái đó có nghĩa là những người da đen duy nhất có học thức, một mặt, phải có địa vị lãnh đạo trong phong trào giải phóng và mặt khác, thường bị những người anh em kém quyền lợi hơn của họ nghi ngờ. Sự liên kết giữa các thuộc địa châu Phi có sự cách biệt nhau hơn của Bồ Đào Nha là luồng gió độc lập nóng bỏng thổi từ các vùng lân cận vào. Còn ngòi nổ là sự đàn áp dã man của người Bồ Đào Nha đối với mọi biểu hiện nhỏ nhất của những người dân thuộc địa về bất cứ ước mong nào mà những làng giềng của họ đã đạt được.
Những sự kiện tiếp theo là việc bắt bác sĩ A-gô-xti-nhô Nê-tô trong phòng khám bệnh ở Luanda của ông ta tháng 6 năm 1960, vì bị tình nghi có những ý kiến về nền độc lập, là một việc làm điển hình. Những người dân ở quê hương Ben-gô của ông ta và của làng I-cô-lô bên cạnh đã biểu tình chống lại cuộc bắt đó ở ngoài huyện lỵ Carthy-tê. Trong số khoảng 1.000 người biểu tình, quân đội Bồ Đào Nha đã bắn chết 30 người và làm bị thương 300 người. Ngày hôm sau, quân đội đã đốt trụi hai làng đó và giết hoặc bắt bất cứ ai mà họ gặp. Cuộc thảm sát Carthy-tê là ngòi nổ làm cháy thùng thuốc súng của cách mạng Angola. Việc bắt Nê-tô và sau đó ông ta bị đầy đến trại tập trung nổi tiếng Ta-ra-phan ở đảo Cáp Ve, và đỉnh cao của việc bắt bớ những nhà lãnh đạo quốc gia bị nghi ngờ, với quy mô lớn từ đầu năm 1959 đến giữa năm 1960. Men-đét đơ Các-van-hô là một trong những người bị bắt sớm nhất, và bị tuyên án 30 năm tù vì tội tuyên truyền chủ nghĩa quốc gia. Do việc đọc nhầm một tin mà ông ta gửi ra từ nhà tù. các bạn của ông ta hiểu là ông ta và những người của nhóm ông ta sẽ được chuyển về Lisbon, nghĩa là sẽ bị tử hình, người lãnh đạo của những người chuẩn bị một cuộc đấu tranh vũ trang, Im-pê-ri-an Xan-ta-na, quyết định rằng đã đến lúc phải hành động quân sự. Mười làm năm sau ông ta kể lại giai thoại đó cho tôi như sau:
Tất cả chúng tôi gồm 3.128 người cam kết tổ chức cuộc tấn công. Biện pháp của chúng tôi là mua cùng một thứ quần, sơmi và giày để dễ nhận bạn và thù. Nhưng làm như vậy thì mỗi người chúng tôi không còn đủ tiền khoảng 25 êcu-đô (khoảng 1 đô-la Mỹ) để mua một con dao. Ai có thể mua được thì mua. Những người khác thì vũ trang bằng búa, gậy hoặc cả đá nữa. Một khi có được vũ khí trong tay chúng tôi bắt đầu tập dùng dao, búa trong tấn công và phòng ngự v.v... Chúng tôi đi bộ và từng nhóm nhỏ đến Ca-cu-a-cô cách Luanda 22 ki-lô-mét và tập được ở đó 8 ngày. Ngày 3 tháng 2, chúng tôi nghe một số tin rắc rối và quyết định rằng: cuộc tấn công phải tiến hành ngay hôm sau, vì vậy chúng tôi trở về Luanda.
Họ tấn công không những nhà tù giam Các-van-hô và các đồng chí của ông ta mà còn cả trụ sở PIDE (cảnh sát quốc tế vì an ninh quốc gia của Bồ Đào Nha, tương đương với tổ chức Ghét-ta-pô của Quốc xã, một tổ chức Cảnh sát bí mật hoạt động ở Bờ Đào Nha và ở các lãnh thổ hải ngoại - ND), các doanh trại quân sự, các cơ sở hải quân, đài phát thanh và các toà nhà khác vào nửa đêm ngày 3 tháng 2. Lính gác bỏ nhà tù mà chạy, mang fheo chìa khoá của các phòng giam. Những người tấn công dũng cảm dùng dao và búa của họ nhưng không làm gì được đối với các cửa bằng thép rất chác chắn. Họ rút lúc 5 giờ sáng để lại 7 người Bồ Đào Nha chết mà không có người nào bị thương ở phía họ. Một tuần lễ sau đó họ lại mở cuộc tấn công, lần này trang bị tốt hơn để phá cửa ngục, nhưng bọn Bồ Đào Nha cũng sẵn sàng chờ đợi. Bị kẹp giữa quân đội chính quy ở phía trước và PIDE ở phía sau, những người tấn công đã bị thiệt hại nặng. Rồi bọn Bồ Đào Nha tiến hành một chiến dịch đàn áp tàn bạo, không phải chỉ ở Luanda mà trên khắp đất nước. Ngày 4 tháng 2 năm 1961 bây giờ được lấy làm ngày kỷ niệm cuộc đấu tranh vũ trang được phát động ở Angola. Về chính vị chỉ huy Im-pê-ri-a Xan-ta-na, người đã sống sót một cách thần kỳ qua 100 trận đánh, đã được vinh dự kéo lá cờ độc lập Angola trong một buổi lễ long trọng tại Luanda, một phút sau nửa đêm ngày 11 tháng 11 năm 1965.
Ở Mô-dăm-bích gần ba năm sau mới bắt đầu tiến hành cuộc đấu tranh vũ trang, nhưng hạt nổ vẫn là như nhau, đó là sự đàn áp dã man, thống đốc Bồ Đà Nha ở tỉnh cực bắc của nước đó, tỉnh Ca-bô Đen-ga-đô đã sắp xếp để gặp tại thị trấn quận Mu-ê-đa một phái đoàn 2 người từ nhóm quốc gia lưu vong đóng tại Tanzania. Họ sẽ trao bản điều trần yêu cầu chấm dứt sự bắt bớ độc đoán, chấm dứt lao động cưỡng bức, thất nghiệp và những điều kiện sinh sống không ổn định làm cho nhiều người chạy ra nước ngoài. Một thầy giáo, lúc đó 22 tuổi, đã tường thuật lại cho tôi điều mắt thấy tai nghe đã xảy ra ngày 16 tháng 6 năm 1960 tại Mu-ê-đa:
“Những đại biểu đã đến từ sáng sớm ngày 26... tên thống đốc đến... khoảng 3 giữ chiều. Hàng nghìn nhân dân vỗ tay hoan nghênh khi các đại biểu được mời vào phòng thư ký. Chẳng bao lâu họ lại trở ra. Bởi tên Thống đốc đi ra, bắt đầu bước xuống bậc tam cấp, có cảnh sát địa phương hộ tống. Mọi người được lệnh đứng nghiêm khi lá cờ được kéo lên. Nhân dân bắt đầu la: “Chúng tôi không đến để chào cờ, mà để biết ông sẽ giải quyết các vấn đề của chúng tôi như thế nào?”
Tên Thống đốc dừng lại và nói: “Tôi đến để xem xét tình lình ở tỉnh này. Chính phủ nghĩ rằng các anh có thể làm nhiều việc để tự giải quyết lấy các vấn đề của các anh bằng cách làm việc nhiều hơn, tăng thêm lạc và thu hoạch thêm đào lộn hột”.
Tên Thống đốc lại vào phòng thư ký, và điều tiếp theo mà nhân dân nghe là những tiếng ẩu đã, đấm đá nhau và sau đó thì các đại biểu bị đẩy ra ngoài và xích tay trước đông đảo quần chúng. Theo yêu cầu của tên Thống đốc, một số phát ngôn của quần chúng cũng đã vào phòng thư ký và cũng đi ra với tay bị xích. Cảnh sát đẩy họ đến một vài chiếc xe mà tên Thống đốc đã gọi đến.
Nhân dân - kể cả tôi, bắt đầu tiến đến những chiếc xe đó và la lên: “Tại sao họ bị bắt? Ông không thể bỏ tù họ. Họ đã làm gì? Ông mời chúng tôi đến kia mà. Chúng tôi sẽ không rời khỏi đây cho đến khi các yêu sách của chứng tôi được giải quyết”.
Cảnh sát bắt đầu dùng báng súng và lưỡi lê đánh nhân dân và nhân dân đánh lại bằng đá. Lúc đó cảnh sát bắt đầu nổ súng và quân đội nấp sau những bụi cây bắt đầu tiến ra và bắn súng tự động từ phía sau. Khi nhân dân chạy toán loạn thì cảnh sát và binh lính bắn vào đám đông. Nhân dân ngã xuống như rạ, đàn bà, trẻ con, người già, khắp nơi người chết và bị thương, chồng lên nhau thành đống. Trên 600 người bị chết. Đó là Mu-ê-đa.
Thầy giáo trẻ tuổi trước đây đã kể cho tôi nghe tất cả những điều trên và nhiều điều khác nữa chính là An-béc-tô Giô-a-kim Si-pen-đê. Ông ta là Bộ trưởng Quốc phòng của nước Cộng hoà Nhân dân Angola khi ông ta kể những điều nói trên. Cũng giống như một thầy giáo trẻ khác, ông Võ Nguyên Giáp, ông ta đã rút ra từ những hành động lặp đi lặp lại của sự đã man thực dân một kết luận duy nhất có thể có là cầm ngay một kháu súng, cũng giống như ông Giáp, ông ta đã đích thân chỉ huy hành động vũ trang đâu tiên. Ngày 25 tháng 9 năm 1964, ông ta dẫn đầu một toán du kích tấn công 2 vị trí quân sự của Bồ Đào Nha ở tỉnh Ca-bô Đen-ga-đô và do đó dưới sự lãnh đạo của thủ lĩnh đầu tiên của Phrê-li-mô, E-đu-ác-đô Mông-dlan, cuộc đấu tranh vũ trang ở Mô-dăm-bích được bắt đầu.
Mozambia là thuộc địa cuối cùng trong 3 thuộc địa của Bò Đào Nha đứng lên cầm vũ khí. Ở Ghi-nê Bít-xao cuộc tàn sát các công nhân cảng tại cảng Pgi-gui-ti của Bit-xao tháng 8 năm 1959 đã bắt đầu quá trình nổ ra đấu tranh vũ trang tháng 1 năm 1963. Do đó, mặc dù lặng gió truyền nhiễm thổi qua toàn bộ châu Phi là nhân tố liên kết chính của cuộc đấu tranh vũ trang phổ biến tại các thuộc địa châu Phi của Bồ Đào Nha, bắt đầu từ giữa những năm 1961 và năm 1964, nhưng còn một giây liên kết nữa là sự man rợ không giới hạn đã được dùng để chà đạp lên các phong trào độc lập ở hết thuộc địa này đến thuộc địa khác. Và nếu ách thống trị thực dân của Bồ Đào Nha là đặc biệt kinh tởm thì cách ra đi của họ còn kinh tởm hơn. Do việc tôi đi nhiều bằng đường bộ ở Angola và Mô-dăm-bích, tôi thấy không thể không nhận thức về sự tàn phá độc ác, điên rồ tất cả cái gì mà bọn thực dân không mang theo được: xe tải máy kéo. máy ủi đất nằm kềnh càng dưới khe núi; những bộ phận chính của những bình hãm cả-phê bị đập nát hoặc bị tháo ra; những máy làm đường; mọi thứ từ ghế của bác sĩ chữa răng đến các bàn học sinh ở trường, đều bị vứt bừa bãi ở nông thôn.
Sự phá hoại lớn nhất là cuộc tháo chạy quy mô lớn của chính những người Bồ Đào Nha do sắp sửa mất tất cả các đặc quyên vì màu da của họ. Những người ít đặc quyền trong nước “mẹ” đã trở thành những người có đặc quyền tối cao ở thuộc địa. Vì người da đen, trừ những người da đen đồng hoá, không được học, thậm chí không được có khả năng kỹ thuật hoặc hành chính cho nên đất nước hoàn toàn do người Bồ Đào Nha quản lý ở tất cả các cấp.
Bây giờ với nền độc lập giành lại được, thì đa số rộng rãi những người Bồ Đào Nha có thể không chịu nổi những triển vọng của sự bình đẳng về chủng tộc, kể cả thực tế là đến một tương lai nào đó, họ sẽ phải tranh giành việc làm trên cơ sở của năng lực làm việc chứ không phải trên cơ sở màu da. Các phòng đọi của sân bay trong thời gian tới thăm Angola và Mô-dăm-bích đầy những người bỏ ra đi. Phần đông những người tôi ỏi tại sao ra đi họ đã trả lời một cách chung chung: “Tất cả bạn bè tôi đều ra đi, cho nên tôi cũng phải đi thôi”. Nhưng một người đản bà trung niên tại sân bay La-pu-tô đã đụng đến cốt lõi của vấn đề khi chị trả lời: “Chúng tôi cũng phải mang căn cước và những người da đen mặc quân phục có thể ra lệnh cho chúng tôi phải xuất trình”.
Trong quá khứ chỉ những người da đen mới mang giấy căn cước và bất cứ người da trắng nảo, dù là một quan chức hay không đều có thể hỏi bất cứ người da đen nào vào bất cử lúc nào để anh ta xuất trình giấy căn cước đó. Trước kia người da đen bị xem là người bị nghi là phạm tội. Bây giờ người da trắng lại bị nghi là phạm tội. Đó ít nhất là một khái niệm “vô lý” mắc vào cổ của những người ra đi như những xương cá.
Với việc bỏ ra đi ào ạt, Angola và Mô-dăm-bích không còn những người lo công việc buôn bán và các nghề mà trước kia thuộc phạm vi hoạt động của những người Bồ Đào Nha. Do cướp đoạt nhân tài bằng việc xuất khẩu nô lệ từ Angola trong nhiều thế kỷ và do cướp đoạt tài nguyên như dầu, kim cương và cả-phê của Angola, than đá, thuỷ điện và nông phẩm của Mô-dăm-bích v.v... người Bồ Đào Nha đã để lại đây những nền kinh tế kiệt quệ và những xã hội hầu như hoàn toàn phả sản chẳng có kỹ năng và kinh nghiệm cần thiết để xây dựng một cuộc sống mới.
Các cuộc đi thăm châu Phi đánh dấu một đường phân giới trong các quan hệ của tôi với Bắc Kinh. Giống như nhiều bạn cũ khác của Trung Qu6c của Mao, tôi thật bối rối, nếu chỉ dùng từ thấp nhất như vậy, trước chung quanh co khúc khuỷu trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc ủng hộ Ô-gu-xtô Pi-nô-chê ở Chi-lê là không thể nào chịu đựng được. Còn hơn thế nữa là sự ủng hộ của Trung Quốc đối với tên tay sai được CIA trả tiền Hôn-đen Rô-béc-tô và FNL mà hắn đứng đầu và sự ủng hộ to lớn dành cho Xa-vim-bi. Theo người bạn cánh tả của tôi ở Paris, London và những nơi khác đã tìm hết cách thuyết phục tôi rằng Xa-vim-bi là nhà lãnh đạo quốc gia thực sự duy nhất và họ đã lấy sự ủng hộ của Trung Quốc để làm một trong những lý lẽ thuyết phục nhất đó.
Nếu lúc đầu tôi còn dè dặt trong việc chỉ trích Trung Quốc, đó là bởi vì tôi chưa đi Angola và tôi cố tìm cách làm cho hợp lý bằng việc giải thích rằng vì châu Phi quá xa lạ so với các vấn đề của Trung Quốc lên ban lãnh đạo Trung Quốc có lẽ không biết một cách đúng đắn vai trò thực sự của Rô-bée-tô và Xa-vim-bi. Những dè dặt của tôi đã tan biến sau khi tôi đã thấy tình hình tại chỗ và nhất là sau cuộc nói chuyện với Luyci-ô La-ra, Tổng thư ký của MPLA. Là một nhà kỳ cựu Bồ Đào Nha lai, từ những ngày đầu của cuộc đấu tranh vũ trang, ông ta đưa cho tôi một bản đồ ngả màu vàng và đã bị đánh dấu chi chít của quyển Phía bắc vĩ tuyến 17 của tôi để xin chữ ký. Ông ta đã cùng với Nê-tô đến Trung Quốc tháng 7 năm 1974. Phái đoàn đã được Chu Ân Lai đón tiếp rất nồng nhiệt. Nê-tô đã thông báo cho ông ta về tình hình chung. Khi Nê-tô nhắc đến vai trò của Hôn-đen Rô-béc-tô Chu Ân Lai cắt ngang và nói: “Không cần nói thêm nữa. Chúng tôi biết Rô-béc-tô là một tay sai tự tuyên bố của chủ nghĩa đế quốc Mỹ! Khi Nê-tô nói đến vai trò của Xa-vim-bi như là một tay sai của Bồ Đào Nha và Nam Phi, Chu Ân Lai nói: “Chúng tôi không biết gì nhiều lắm về Xa-vim-bi. Nếu bạn có thể cung cấp chứng cớ về sự phản bội của ông ta, chúng tôi sẽ bỏ rơi ông. Kết quả cuộc gặp là một cam kết tăng viện trợ cho MPLA; là cắt các quan hệ với FNLA, kể cả viện trợ quân sự thêm nữa; duy trì những quan hệ ở mức thấp với UNITA trong khi chờ đợi nắm thêm tin tức.
Tháng 5 năm 1975 Luci-ô La-ra lại đi Bắc Kinh. Chu Ân Lai nằm bệnh viện, và phải đoàn mà La-ra dẫn đầu cũng được cùng một Phó Thủ tướng (không phải Đặng Tiểu Bình) và cùng một Thứ trưởng Ngoại giao như lần trước tiếp. La-ra đọc lại những ghi chép của mình trong cuộc họp trước và bày tỏ sự ngạc nhiên rằng sự ủng hộ của Trung Quốc đối với FNLA cũng như sự ủng hộ đối với UNITA, mặc dù đã được cung cấp tải liệu chứng minh sự phản bội của Xa-vim-bi còn mạnh mẽ hơn bao giờ hết.
- Không khí đã hoàn toàn thay đổi - La ra nói - Chúng tôi được nói một cách rất lạnh nhạt rằng tất cả điều của chúng tôi phải làm là triệt để tôn trọng các điều khoản của Hiệp định An-vo. Chúng tôi đưa ra những chứng cớ về những tàn bạo mà FNLA gây ra ở Luanda. Chẳng có ích lợi gì. Một vài tháng sau, các cố vấn quân đội Trung Quốc đã ủng hộ quân FNLA và quân Da-ia trong các cuộc hành quân của chúng chống MPLA.
Như vậy, tôi biết rõ ràng không phải vì Trung Quốc có những tin không đúng về các công việc ở Angola. Trong một loạt các bài sau chuyến đi thăm đầu tiên, tôi chẳng đắn đo gì trong việc chỉ trích vai trò của Bắc Kinh. Không lâu, sau đó tôi càng tin rằng không phải chỉ ở châu Phi xa xôi chính sách đói ngoại của Trung Quốc mới có một sự đổi hướng nhục nhã như vậy.