Ngũ Giác Đài do McNamara đứng đầu tiếp tục bị ám ảnh bởi lòng tin chắc rằng một khi liều lượng bom đúng mức đã đạt được cho miền Bắc, thì cuộc chiến tranh sẽ thắng ở miền Nam. Lầu Năm góc tưởng có thể tranh thủ được dư luận công chúng khi McNamara tiên đoán sau mỗi chuyến đi thăm Sài gòn rằng cuộc chiến tranh sắp kết thúc. Trên thực tế, cuộc chiến tranh trở nên ác liệt hơn; “liều lượng” bom tăng lên không có tác dụng gì đối với luồng hàng cung cấp Bắc - Nam và đạo lý về chính sách ném bom đã bắt đầu gây băn khoăn cho tác nhà lãnh đạo tôn giáo, các nhà văn và các nhà trí thức khác, là những người thường đụng chạm đến các vấn đề về lương tâm công chúng.
Một âm mưu nhằm làm dịu bớt những lo lắng đó đã được sử dụng bằng cách ra những tuyên bố long trọng và lặp đi lặp lại của Nhà Trắng và của Lầu Năm góc rằng chi có “thép và các khối xi-măng đúc sẵn”, như Tổng thống đã nói, hoặc “những mục tiêu hoàn toàn quân sự”, như Lầu năm góc nói rõ trong các thông báo hàng ngày, mới bị ném bom. Phải có người có lòng dũng cảm, tính chính trực và uy tín như Ha-ri-xơn Xôn-bơ-ri của tờ Thời báo New York để xé toạc bức màn của cả một mớ những lời nói dối chính thức đó.
“Do thiếu phương tiện vận tải và phiên dịch tiếng Anh, chúng tôi tình cờ cùng đến thăm thành phố dệt Nam Định cách Hà nội khoảng 50 dặm về phía nam, vào ngày lễ Giáng sinh năm 1966. Chúng tôi cùng phỏng vấn người nữ Thị trưởng nhỏ bé và cùng đi xem xét một phần của thành phố với nhau. Sau khi đã xem xét kỹ chung quanh. Xônxbơri nói “Tôi sẽ phát biểu về vấn đề này với Ác-tơ Xin-ve-xtơ (lúc đó là người phát ngôn chính của Lầu Năm góc) khi tôi trở về New York”. Nam Định đã trở thành vấn đề mà Xôn-xbơri đưa ra cho toàn bộ cơ cấu của Mỹ về phương diện chính sách ném bom và về các quan hệ với báo chỉ. Phản ứng của anh ta đã được bày tỏ trong đoạn sau đây của quyển sách mà anh ta viết khi trở về:
Trước ngày Thiên chúa Giáng sinh năm 1966. tôi không hề nghe đến Nam Định... Nhưng sau ngày thiên chúa Giáng sinh năm 1966, tôi sẽ không bao giờ quên Nam Định. Theo tôi nghĩ nhiều người Mỹ khác cũng như vậy. Nam Định đã trở thành một vật xúc tác, một loại lăng kính mà qua đó cuộc tấn công bằng bom của Mỹ ở Bắc Việt nam sẽ nói lên được những phạm vi của vấn đề nhân đạo. Lần đầu tiên chúng tôi bắt đầu vượt qua hàng rào từ ngữ quân sự vô ý nghĩa, một thứ ngôn từ vô vị nó biến thực tế thành một loại từ ngữ nguyên gốc...
Chúng tôi vào Nam Định từ phía bắc và hầu như tất cả các phố chúng tôi đi qua đều mang những dấu vết tàn phá của bom. Hai quan chức địa phương thông báo cho tôi về Nam Định và qua họ tôi biết rằng đó là một thành phố dệt khoảng 90.000 dân, trước khi phần đông số dân đã sơ tản. Họ nói Nam định luôn luôn bị Mỹ tấn công, cho đến lúc đó có khoảng 51 hoặc 52 lần, kể cả 4 cuộc tấn công ngây 23 tháng 4. Tôi được biết rằng máy bay trinh sát của Mỹ bay qua thành phố ban đêm và cho đến sáng ngày Giáng Sinh đã có hai lần báo động. Các quan chức, kể cả Thị trưởng, một phụ nữ người nhỏ nhắn tên là Trần Thị Đoan mà bản thân là một công nhân dệt, đã nhấn mạnh rằng theo chỗ họ biết, thì thành phố không có bất kỷ loại mục tiêu quân sự nào...
Tất nhiên việc xác định mục tiêu quân sự có thể khác nhau giữa người dân sự sống trong thành phố và những quân lính trên máy bay thả bom. Những người cư trú của Nam Định nhấn mạnh điều mà họ cho rằng thành phố không thể được xem như là một khu vực mục tiêu quan trọng bằng việc nhắc lại rằng thành phố đó chưa hề bao giờ được thông báo của Mỹ như là một mục tiêu. Vấn đề liệu Nam định có những mục tiêu quân sự có ý nghĩa và liệu nó có được nhắc trong một thông báo hay không, về sau đã trở thành tiêu điểm tranh cãi nảy lửa mà Lầu Năm góc làm nổ ra ở Washington”.
Xôn-xbơ-ri kể lại rằng sau khi tìm tòi cần thận, thì được thấy rằng Nam Định đã được nhắc ba lần trong các thông báo mùa xuân năm 1966, nhưng với một cách không quan trọng đến mức không có được một chỗ trong tờ Thời báo New York...
“Thật khó mà có thể không ngạc nhiên được. Giống như phần lớn các “mục tiêu quân sự” mà tôi sắp xem ở Bắc Việt nam, Nam Định có vẻ ghê gớm trong lời lẽ của người phát ngôn của Lầu Năm góc hơn là khi xem bằng mắt trần...
Sau khi những tin của tôi bắt đầu xuất hiện trên tờ Thời báo, Ác-tơ Xin-ve-xti đòi rằng tôi phải đi theo đường chính của Nam Định thì sẽ thấy một căn cứ lớn chống máy bay. Tôi chỉ mong có thể đưa anh ta cùng đi với tôi trong chuyến đi đó. Xe tôi đã đi qua con đường chính và rẽ vào một ngã tư đường. Chẳng thấy một căn cứ chống máy bay nào ngay ở đó. Cái sát nhất với khái niệm về một căn cứ quân sự mà tôi thấy trên đường chính của Nam Định là một nữ dân quân khá xinh hoặc là một sĩ quan giao thông. Cô ta có một khẩu súng lục bên hông. Nhưng tôi cũng không tin rằng nó có tác dụng gì đối với một máy bay ném bom tấn công siêu âm...
Tôi ghi những ý nghĩ của tôi lên giấy khi tôi trở về Hà Nội đêm Giảng Sinh và gửi về cho tờ Thởl báo New York một tin làm sửng sốt Lầu Năm góc và gây ra một đợt những lời cải chính những cuộc tấn công vào tính có thể tin cậy của cá nhân tôi; và lập tức nhận được lời giải thích được bàt đặt ra một cách vội vã. Nhưng sau khi tung ra ra tất cả các lời tuyên bố, tất cả các lời tranh cãi, sự bí ẩn của Nam Định vẫn tồn lại. Bởi vì dù Lầu Năm góc có giải thích như thế nào đi chăng nữa cũng không có những mục tiêu rất đáng chú ý ở Nam Định. Đúng là vật dụng để vào Nam phải đi qua thành phố. Đúng là có một đường xe lửa, một sân (nhỏ) chứa hàng, và một khu vực dọc theo sông để các thuyền ăn hàng. Nhưng nó chẳng đáng là bao. Nhưng rồi tôi đã nhận ra đây là một trong những bị kịch của cuộc chiến tranh Việt nam và có lẽ là tính chất dối trá trong toàn bộ chinh sách ném bom của chúng ta”.
Loạt tin của Xôn-xbơ-ri gây ra một xúc động rất lớn, không những ở Mỹ mà trên khắp thế giới. Những sức ép của công chúng đòi chấm dứt ném bom miền Bắc đã tăng lên. Tổng thống Johnson và Ngoại trưởng Đin Rusk. trong một cố gắng nhằm gạt sự chú ý sang một bên, đã đưa ra một loạt những tuyên bố nói lên rằng lòng mong muốn mãnh liệt nhất của chính phủ Mỹ là chấm dứt chiến tranh, chấm dứt ném bom và chấm dứt tất cả bằng một giải pháp thương lượng. Chính phủ sẵn sàng “đi bất cứ đâu, bất cứ lúc nào” để đưa lại điều đó. Vì vậy tôi cố hết sức để được phỏng vấn ở Hà Nội một người nào đó có thẩm quyền cần thiết, để xác định lập trường của Bắc Việt nam về thương lượng.
Phần đông các nhà báo đều mơ ước một dịp tốt để phỏng vấn đặc biệt với đúng con người, đúng lúc và đúng chỗ về vấn đề cháy bỏng nhất của ngày này. Đối với tôi dịp đó đã đến vào ngày 28 tháng 1 năm 1967, khi tôi phỏng vấn Ngoại trưởng Việt nam Dân chủ Cộng hoà, ông Nguyễn Duy Trinh ở Hà Nội về triển vọng thương lượng.
Ông Nguyễn Duy Trinh, một con người thấp, chắc, với vẻ mặt không khoan nhượng dành phần lớn thời gian trả lời của ông để lên án cuộc chiến tranh không quân phá hoại miền Bắc của Mỹ và nhấn mạnh quyền tâm của nhân dân và Chính phủ của ông không bao giờ khuất phục trước vũ lực. Lời phát biểu thực sự chứa đựng trong câu trả lời câu hỏi cuối cùng của tôi “Mỹ đã nói đến sự cần thiết đối thoại giữa Mỹ và Việt nam Dân chủ Cộng hoà. Ông có bình luận về lời nói đó không? Ông Nguyễn Duy Trinh nói:
“Mỹ đã đưa ra những tuyên bố như vậy, nhưng hành động của họ thì cho thấy một sự ngoan cố và xảo trá tột bực và tiếp tục leo thang đẩy mạnh và mở rộng cuộc chiến tranh xâm lược. Nếu Mỹ thực sự muốn nói chuyện trước tiên Mỹ phải chấm dứt không điều kiện việc ném bom và các hành động chiến tranh khác chống lại nước Việt nam Dân chủ Cộng hoà. Chỉ sau khi chấm dứt không điều kiện việc ném bom và các hành động chiến tranh khác chống lại nước Việt nam Dân chủ Cộng hoà thì mới có thể có việc nói chuyện giữa Việt nam Dân chủ Cộng hoà và Mỹ”.
Việc này đã được suy diễn trên toàn thế giới như là dấu hiệu rõ ràng mà Tổng thống Johnson đã nói là ông ta đang đợi từ Hà Nội. Để làm cho thật rõ ràng Mai Văn Bộ, Trưởng đoàn Ngoại giao của Việt nam Dân chủ Cộng hoà ở Paris, báo cho ông Ma na sơ của Bộ Ngoại giao Pháp rằng Chính phủ Việt nam muốn Washington hiểu rằng cuộc phỏng vấn đó là rất quan trọng và hội đàm có thể thực sự theo sau một sự chấm dứt không điều kiện những cuộc ném bom. Ma-na-sơ đã chuyển thông điệp đó cho Giôn Đin, Bí thư thứ nhất của sứ quán Mỹ ở Paris trước sự có mặt của Rô-bớt Ken-nơ-đi.
Khi ông Cô-xư-ghin đến London 10 ngày sau đó, vấn đề Việt nam đã trở thành đề tài quan trọng trong các cuộc nói chuyện giữa hai thủ tướng. Trong hồi ký của mình, Ha-rôn Uyn-xơn mô tả ông Cô-xư-ghin đã “hướng cuộc nói chuyện thẳng đến vấn đề Việt Nam” như thế nào.
“Dựa vào những tuyên bố công khai và nhất là vào cuộc phỏng vấn của Burchett mà tôi đã nhắc tới. Ông ta (Cô-xư-ghin) có thể thấy những câu tương tự như vậy trong những tuyên bố công khai của Tổng thống Johnson và của Đin Rusk. Tỏ ra rất nhiệt lình với đề tài của mình, ông ta nói rằng nếu chúng ta, ông ta và tôi, có thể lấy tuyên bố của Bắc Việt nam (của Ngoại trưởng Việt Nam dân chủ Cộng hoà) trong cuộc phỏng vấn báo chí làm một cơ sở và nói với Johnson, cùng nói hoặc nói riêng rẽ, nói không chính thức hoặc nói công khai trong một thông cáo hoặc trong một thông điệp đặc biệt, rằng tuyên bố đó là một cơ sở chấp nhận được để thảo luận và đó là một bước tốt nhất mà chúng ta cần làm để đưa đến cuộc hội đàm song phương. Ông ta đặc biệt đồng ý rằng do có lễ tết thì thời gian hiện tại là thời gian thích hợp nhất”.
Cô-xư-ghin cũng có thể chuyển một bảo đảm mật, có thể chuyển tiếp cho Washington, rằng nếu việc ném bom chấm dứt thì sẽ không có quân mới từ miền Bắc thâm nhập vào miền Nam, với điều kiện là Mỹ cũng chấm dứt tăng lực lượng của họ ở đó. Một bức thư theo ý nghĩa đó đã được Đại sứ quán Mỹ chuẩn bị và xác nhận. Uyn-xơn cũng trích lời của Đại sứ Mỹ ở London, Đê-vít Bau-xơ đã reo lên một cách phấn khởi: “Thưa Thủ tướng, tôi nghĩ rằng ngài đã làm ra việc đó. Nó sẽ là đòn ngoại giao lớn nhất trong thê kỷ này”.
Không phải như vậy. Bộ Ngoại giao Mỹ đã đắn đo lại khi đứng trước hình ảnh phải chấp nhận những đề nghị mà chính nó đưa ra chỉ với mục đích quan hệ đối ngoại mà thôi. Trả lời cho thư của Uyn-xơn là một văn bản mới của Oasinh-tơn do Oan Rô-xtôp thảo, đưa ra nhiều điều kiện mới mà Uyn-xơn mô tả như “một đảo ngược hoàn toàn chính sách mà Mỹ đã đưa ra để chyển cho Thủ tướng Liên Xô”.
“Đòn ngoại giao của thế kỷ này” đã tan biến vào không khí loãng. Một Uyn-xơn vỡ mộng, ngẫm nghĩ về những lý do có thể có, đã viết: “Một lý do mà tôi không muốn tin là Nhà Trắng đã lừa tôi và do đó lừa cả ông Cô-xư-ghin. Lý do thứ hai, chắc chắn nhất, là bọn điều hâu Washington đã tiến hành một sự tiếp quản thành công...”.
Vào lúc ông Cô-xư-ghin bay trở về Moscow thì máy bay Mỹ đã bay lại trên bàu trời Bắc Việt nam và hy vọng hoà bình đã bị đập tan ra từng mảnh. Những người ít bị ngạc nhiên nhất là các nhà lãnh đạo Bắc Việt nam.
Uyn-xơn đã phải chịu sự thất vọng thông thường dành cho tất cả những ai, bất kể họ ở cấp bậc cao như thế nào, dám gạt cuộc chiến tranh ra khỏi Lầu Năm góc. Nếu Ha-ri-xơn Xôn-xbơ-ri của tờ Thời báo New York có thể bị gièm pha vì đã tiết lộ sự thật về chính sách ném bom của Mỹ, thì sự căm giận hoàn toàn nhất định sẽ rơi vào đầu tôi, vì tôi đã tiết lộ rằng Hà Nội đã chuẩn bị đưa ra cho Johnson cái điều mà ông ta nói rằng ông ta muốn: đó là đàm phán hoà bình. Phần thưởng cho tôi về việc đã đưa hình ảnh hoà bình lên sân khấu là những hình thức mưu đồ phá hoại các giấy uỷ nhiệm của tôi và việc gây ra nghi ngờ liệu tôi có đủ khả năng diễn giải điều mà ông Nguyễn Duy Trinh thực sự muốn nói không. Trong những tờ báo đầu tiên xuất bản sự phỏng vấn, từ Thời báo, tờ Tuần tin tức in những ảnh của tôi mặc quần áo pi-gia-ma đen của Việt cộng và đội nón rơm hình chóp. Thời báo nhắc đến một “thay đổi nào đó trong không khí”, dựa vào những tiên đoán của thượng nghị sĩ Rô-bớt Ken-nơ-đi, người đã được biết rằng tính chất nghiêm chỉnh đề nghị của ông Nguyễn Duy Trinh. Tờ báo cũng nhắc đến điều trần của Ha-ri-xơn Xôn-xbơ-ri trước Uỷ ban đối ngoại của Thượng viên. Tờ Thời báo tiếp tục:
“Nếu sự lạc quan có gắn gì với sự việc thực tế thì đó là sợi chỉ mỏng manh của điều nói bóng gió mà Bộ trưởng Ngoại giao của Hà nội, ông Nguyễn Duy Trinh, đưa ra trong cuộc phỏng vấn của nhà báo Uyn-phết Burchett, một người cộng sản gốc Australia, đã từng là phát ngôn của những người cộng sản châu Á, nhưng lại hợp với đường lối của Moscow hơn là với đường lối của Bắc Kinh. Chìa khoá của lập trường của ông Trinh là câu rào đón rất kỹ của ông ta: “Chỉ sau khi chấm dứt không điều kiện việc ném bom và mọi hành động chiến tranh khác của Mỹ chống lại nước Việt nam Dân chủ Cộng hoà thì mới có thể có việc nói chuyện giữa Việt nam Dân chủ Cộng hoà và Mỹ”.
Tuy lời lẽ rất có điều kiện và ít hoà giải, nhưng nhiều Chính phủ có lãnh sự quán ở Hà Nội đã được những người cộng sản báo cho biết tuyên bố đó là “đầy tín hiệu”. Vì vậy, các chính phủ đó chuyển lại đến Oa-sinh-tơn lời ngụ ý rằng một cuộc ngừng ném bom của Mỹ có thể đưa lại cuộc nói chuyện hoà bình...
Việc ngoại trưởng đã nói có thể có (could be) chứ không phải có thể có (would be) hoặc sẽ có (will be) hội đàm đã được các nhà chuyên về ngôn ngữ của Bộ Ngoại giao và của báo chí coi như bằng chứng rằng ông ta không đề nghị một cái gì dứt khoát cả. Bằng hai trang dầy, tờ Tuần tin tức, phát triển đề tài đó:
Hai điểm trong lời tuyên bố đã làm cho các quan chức Bộ Ngoại giao suy nghĩ: một là Hà Nội dùng từ “could” (có thể) (từ này có thể xem như “might” (có thể) nhưng không chắc chắn), hai là Hà Nội không nhấn mạnh “bốn điểm” của họ (gồm có việc rút quân đội Mỹ khỏi Việt nam và thừa nhận Việt cộng là đại diện “duy nhất ở miền Nam Việt nam” làm điều kiện tiên quyết cho mọi cuộc nói chuyện hoà bình...
Về công khai, Bộ Ngoại giao thận trọng tránh việc xem tuyên bố của Hà Nội là một “sự thay đổi lập trường”. Tuy Johnson nhấn mạnh một cách kiên định rằng ông ta không biết gì về bất kỳ cố gắng nghiêm chỉnh nào của Bắc Việt nam nhằm chấm dứt chiến tranh, nhưng giọng của ông ta tỏ ra ôn hoà và hoà giải một cách có nghiên cứu”.
Dựa vào cùng một thông báo của Bộ Ngoại giao, rõ ràng đó ít nhiều là những phản ứng hợp lý. Những điều cho là chưa rõ ràng đối với việc dùng từ “could” có thể là một việc làm có dụng ý. Chẳng bao lâu thực chất của vấn đề đã lộ rõ ràng rằng chính thái độ của Washington chứ không phải việc dùng từ là vật chướng ngại. Không phải tất cả các báo Mỹ đều tán thành cách đặt vấn đề như 2 tờ Thời báo và Tuần tin tức về ý định của Hà Nội hoặc về chính những động cơ của tôi.
Thật vậy, tôi đã bị tấn công, bởi vì người ta cho rằng tôi đã cư xử không đúng đắn, thậm chí phản bội vì đã để cho ông Nguyên Duy Trinh gọi Tổng thống Johnson là người lừa gạt. Đáng lý ra tôi phải đủ trung thành với phương Tây và phải đủ tinh vi để nhận rằng Johnson và Rusk lừa gạt là vì lợi ích tốt nhất của nhân loại và không được làm gì để làm đảo lộn việc đó. Trên thực tế tôi đã khá khờ dại để tin rằng họ thực sự quan tâm đên việc tìm một cách đỡ mất mặt để thoát khỏi những tuyên bố bất cứ nơi đâu, bất cứ lúc nào của họ. Nếu Thủ tướng Uyn-xơn và Đại sứ Mỹ Đa-vít Bru-xơ cảm thấy rằng đòn ngoại giao của thế kỷ này có thể thành công được thì tôi cũng sẽ có đủ căn cứ để nghĩ rằng bằng cách dọi một tia ánh sáng vào “cuối đường hầm”, tôi phải nhận được một lờỉ ngợi khen về một sáng kiến của báó chí.
Cũng với cùng một lý do như vậy tôi cảm thấy rất khỏ chịu và vô cùng băn khoăn trước thái độ của Bắc Kinh, nhưng lúc đó tôi không thể xác định vấn đề một cách đúng đắn được bởi vì đất nước đó đang trong những cơn biến động của “Cách mạng văn hoá”. Tháng 4 năm 1967, tôi phải dụi mắt để nhận thức rằng tôi thực sự đang ở Bắc Kinh. Con đường lớn chạy từ đông sang tây trước khách sạn Bắc Kinh và ngang qua quảng trường Thiên An Môn chật ních những người nông dân mặc áo quần xanh. Những xe có gắn loa phóng thanh lách qua đám đông hô hào nhân dân hoặc ủng hộ hoặc tố cáo bên này hay bên kia. Mỗi một toà nhà từ dưới đất đến tầng cao nhất đều dán đầy báo chữ to, cũng hoặc là khích lệ hoặc là tố cáo. Từ cửa sổ phòng khách sạn, tôi thấy hai nhóm vác cờ đỏ tranh nhau một mái nhà. Hai bên xô đẩy nhau cho đến khi một bên đẩy được bên kìa rút chạy vào cầu thang cứu hoả. Ở các khu vực khác, trong các trường đại học và trong các nhà máy cuộc đấu tranh còn ác liệt hơn.
Vào giữa tháng 5, tôi đến thăm A-na Lui-đơ Xtrong một nhà văn Mỹ, hết lòng ủng hộ các cuộc đấu tranh cách mạng. Với tuổi 81, bà ta vẫn còn đầy sức sóng và thông minh.
Tôi hỏi điều gì đang xảy ra thì bà ta nói: “Mao đã thả âm binh ra khỏi chai, và tôi không chắc ông ta sẽ có thể thu trở lại được”.
“Còn Chu An Lai thì thế nào?”
“Kinh khủng. Ông ta ngày càng kiệt sức. Không ăn, không ngủ, luôn luôn đi lại 24 giờ một ngày. Dập tắt các đám lửa. Ông ta tự giết mình”.
Nói đến đó, bà ta đứng dậy, đi lại trong phòng rồi dừng lại và nói: “Vào giai đoạn này của sự việc, Chu sống sót sẽ quan trọng hơn là Mao” và thình lình ngồi xuống, vì đã nói ra điều mà đối với bà là một điều không chính thống nhất trong đời. Rồi bà ta tiếp tục mô tả một sự kiện xảy ra một vài ngày trước đó, khi sinh viên của Viện Ngôn ngữ nước ngoài tiến về Bộ Ngoại giao, trèo lên các tường vì cửa lớn đã bị đóng sầm lại trước mặt họ. Họ muốn đòi “tấm da” của Ngoại trưởng Trần Nghị, họ tràn vào các phòng làm việc, chiếm hồ sơ, gọi Trần Nghị phải tự ra để họ chất vấn.
Chính Chu Ân Lai đã ra gặp họ và nói rằng ông ta đã cấm Trần Nghị xuất hiện. Ông ta sẽ đến Viện của họ sau này để trả lời những câu hỏi của họ. Chu nói: “Nếu các anh có câu hỏi nào bây giờ, hãy nói ra cho tôi, nhưng tôi nhắc các anh là tôi nghe kém lằm. Tôi đã không được ngủ 24 giờ rồi”. Những sinh viên đó giải tán và la to: “Không... không, đề nghị Thủ tướng hãy nghỉ đi một lúc”. Ông ta nói với họ trở về Viện. “Nhưng trước khi đi, tôi muốn các anh hiểu rằng các anh đã cư xử một cách nhục nhã” - ông ta nói với theo họ khi họ bắt đầu giải tán.
Ngày hôm trước, một số sỉnh viên khá ngượng nghịu đã nói với A-na Lu-i-dơ tất cả về chuyện này và khi Trần Nghị đến Viện Ngôn ngữ thì Chu Ân Lai cùng đến với ông ta.
A-na Lu-i-dơ hỏi tôi nhiều về Việt nam, Bắc và Nam, rồi hỏi nếu tôi có muốn nói chuyện ở phòng bà ta đêm đó với một nhóm “những người tiến bộ trong cộng đồng ngoại quốc” không. Tôi nhận lời, và đó là một buổi gặp gỡ khá sinh động. Đề tài là Việt nam và sau những nhận xét mở đầu, là một loạt câu hỏi, chủ yếu đều dựa vào tiền đề rằng giới lãnh đạo ở miền Bắc đã “trở nên ôn hoà” đối với cách mạng và các lực lượng thực tế ở miền Nam, “tự mình chiến đấu” và sắp bị bội phản. Sự thật, chỉ có một chiến lược cách mạng duy nhất cho các mặt trận quân sự, chính trị và ngoại giao của Việt nam và một ban lãnh đạo thống nhất của chiến lược đó, nhưng việc nảy còn đang giữ bí mật. Khi tôi giải thích rằng cuộc đáu tranh có thể mở rộng ra lĩnh vực ngoại giao, bằng thương lượng, thì Xít-ny Rít-ten-be người Mỹ cố vấn tiếng Anh chính tại Đài phát thanh Bắc Kinh chỉ tay vào tôi và thét lên: “Anh không thương lượng với chủ nghĩa đế quốc, anh phải tiêu diệt nó”. Rồi anh ta đặt một câu hỏi lăng mạ đối với “tội” của tôi đã đưa ra công thức thương lượng của Nguyễn Duy Trinh. Khi tôi yêu cầu anh ta nói rõ điều anh ta thực sự muốn nói, thì anh ta la lên: “Có phải ông Hồ Chí Minh phản bội cách mạng Việt nam không?”. Đó là thực chất các câu hỏi lúc đó. Tôi hỏi lại: “Nó từ đâu đến thế? Có phải là chính sách chính thức của Trung Quốc không?”. Đến đây một người bạn Mỹ của tôi, tiến sĩ Gioóc-giơ Hây-ơn nay đã trở thành tiến sĩ Trung Quốc Ma Hai-ten, hích vào tay tôi và nói, đã đến lúc tôi phải trở về khách sạn.
Ngày hôm sau, tôi tìm cách gặp Kiều Quán Hoa lúc đó là Thứ trưởng Ngoại giao và chúng tôi ăn cơm tối với Cung Bành vẫn còn là Vụ trưởng Vụ Báo chí. Vào một lúc thích hợp tôi hỏi: liệu “với sự trôi qua của năm tháng, bây giờ người ta có xem ác cuộc thương lượng ngừng bắn ở Triều Tiên đã là một sai lầm không?”.
- Không. - Kiều Quán Hoa trả lời - Đó là điều duy nhất phải làm.
- Vậy thì tại sao lại coi giới lãnh đạo Việt nam gần như phản bội khi xét đến việc thương lượng để chấm dứt chiến tranh của họ.
- Chính người Việt nam có quyền quyết định - Kiều Quán Hoa nói - Tất cả điều chúng tôi mong muốn là họ phải thận trọng và không để cho phương Tây xỏ mũi như đã thường xảy ra trong quá khứ.
Hơn một năm sau, khi các cuộc thương lượng cuối cùng được bắt đầu, tôi được Sứ quán Trung Quốc ở Paris làm cho hiểu rằng rõ ràng những lời lẽ nói về cuộc nói chuyện đã thực sự được xem như một sự phản bội.
Trên đường về Phnompenh, khi ghé qua Hà Nội, tôi đề nghị được phỏng vấn ông Nguyễn Duy Trinh lần thứ hai nhắm “chữa lại thì của động từ” nhưng ông ta để từ chối. Ông ta nói: “Người Mỹ còn nghĩ rằng họ có thể dùng bom để bẻ gãy chúng tôi. Hãy ở cho họ làm điều tôgi tệ nhất. Chỉ khi nào họ nhận thức ra rằng họ đã thất bại thì lúc đó mới đáng thử làm lạ lần khác”.
Trong khi đó, số lượng bom thả hàng ngày đã tăng lên một cách thường xuyên theo chính sách leo thang của Lầu Năm góc.
Với kinh nghiệm của Bắc Kinh, tôi hỏi một người mà tôi tiếp xúc ở Bộ Ngoại giao xem có sự phản chiếu đến các cấp chính thức thái độ thù địch, đối với thương lượng đó không.
- Ở cấp chóp bu, đặc biệt với Chu Ân Lai, chúng tôi thấy không có vấn đề gì; ở các cấp thấp thì đầy rẫy các vấn đề.
Tôi được biết các nhà ngoại giao Việt nam trên đường về nước đã bị lôi ra khỏi tàu của họ ở Nam Ninh trước khi vào Việt nam và bắt phải đứng cúi đầu trên một bệ công khai để ăn năn về các “chính sách đầu hàng” của Hà Nội. Tôi cũng ở được biết các con đường xe lửa chở hàng cung cấp của Liên Xô Trung Quốc và các nước khác cho Việt nam thường bị bọn cực tả phá hoại để trừng phạt Hà Nội vì đường lối “xét lại” của mình.
Mặc dù sự thù địch bí mật của Bắc Kinh đối với thương lượng và mặc dù những ảo tưởng của Washington muốn bẻ gãy Hà Nội bằng việc leo thang ném bom tôi nhận thấy rằng giới lãnh đạo ở Hà nội rất hài lòng với khả nãng của mình trong việc đối phó với cuộc chiến tranh không quân ở miền Bảc và với những thắng lợi trên chiến trường ở miền Nam.