Ở Paris các cuộc đảm phán để chấm dứt chiến tranh cứ tiếp tục luẩn quẩn loanh quanh mà không có một tiến bộ hoặc một triển vọng tiến bộ nào. Cũng như năm 1969 Nixon đã từng tìm cách để thắng ở miền Nam Việt nam bằng việc ném bom miền Bắc Việt nam. Năm 1970, ông ta lại tìm cách xâm chiếm Campuchia để quét sạch “các đất thánh của Việt cộng” ở đó và phá huỷ “Lầu Năm góc” của họ sau khi lật đổ Sihanouk. Năm 1971, công thức thắng trong chiến tranh là xâm chiếm Nam Lào để “Cắt đường mòn Hồ Chí Minh” ông Ca-bốt Lốt hay ngáp và hay ngủ gật đã từ chức tháng 11 năm 1969 và dường như để nhấn mạnh việc hạ thấp các cuộc đàm phán Paris, Nixon đã không buồn tìm người thay ông ta trong nhiều tháng.
Chỉ sau cuộc náo động toàn quốc ở Mỹ về cuộc xâm chiếm Campuchia, mà điểm cao là việc giết chết bốn sinh viên tại trường Đại học Cen-tơ ngày 4 tháng 5 năm 1970, Nixon mới cử Đê-vít Bru-xơ đứng đầu phái đoàn ở Paris. Là một nhà ngoại giao chuyên nghiệp 72 tuổi, Bru-xơ (có dư luận) nuôi dưỡng tham vọng đáng hoan nghênh như A-vơ-ren Harriman. muốn đưa lại vinh dự cho sự nghiệp ngoại giao lâu dài của mình bằng việc gỡ Mỹ ra khỏi vũng lầy Việt nam. Không phải bà Nguyễn Thị Bình duyên đáng và thông minh, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Chính phủ Cách mạng lâm thời của miền Nam đã không khuyến khích một nguyện vọng như vậy. Tại một cuộc họp toàn thể bà đã đề nghị một kế hoạch hoà bình 8 điểm, mà thực chất là chi cần một tuyên bố đơn giản về ý định rút quân của Mỹ vào ngày 30 tháng 6 năm 1971 cũng sẽ đủ để chấm dứt các cuộc tấn công hơn nữa của Mặt trận Dán tộc giải phóng chống lại quân Mỹ. Rồi có thể có hội đàm giữa Chính phủ Cách mạng lâm thời với chế độ Sài gòn nhằm đạt đến một cuộc ngừng bản và tổng tuyển cử trong cả nước. Đó là một trong nhiều cơ hội để tạo ra nhưng điều kiện có thể là tốt nhất, xét về những lợi ích đã được tuyên bố của chính Washington mà phái đoàn Mỹ đà bác bỏ. Những cơ hội như vậy càng trở nên ít hấp dẫn một cách rõ rệt khi cuộc chiến đấu càng tiếp tục kéo dài.
Cuộc xâm chiếm Nam Lào với ý đồ cá đứt con đường mòn Hồ Chí Minh là một lai hoạ quân sự lớn nhất của quân đội Mỹ - Sài gòn cho đến lúc đó. Về sau này Sihanouk đã kể với tôi câu chuyện ông Võ Nguyên Giáp đã đánh giá chiến dịch đó như thế nào ngay từ những ngày đầu. Sihanouk ngẫu nhiên đến thăm Hà Nội ngày 8 tháng 2 năm 1971 vào đúng lúc mở màn chiến dịch. Trước khi ngồi vào bàn ăn tối với ông Giáp, ông ta đã nghe Nguyễn Cao Kỳ, phó tổng thòng của chế độ Sài gòn hung hăng khoe rằng, các lực lượng xâm chiếm sẽ ở lại Lào “cho đến hết mùa khô, vào cuối tháng 5” và “chúng tôi có thể tấn công trên bộ chống lại Bắc Việt nam”. Nghe lời khoe khoang của Kỳ, ông ta cảm thấy băn khoăn.
“Đến một điểm- Sihanouk nói - không còn tự kiềm chế được nữa, tôi phải nói với Đại tướng Võ Nguyên Giáp: Thưa Đại tướng, tôi cảm thấy có lỗi. Tôi đã chiếm quá nhiều thì giờ của Đại tướng khi một cuộc chiến đấu to lớn như vậy đang xảy ra ở Nam Lào”. Tướng Giáp cười và trả lời tôi: “À, việc đó à, đã được chuẩn bị bị từ lâu rồi. Những đồng chí của chúng tôi tại chỗ đã có mọi thứ cần thiết để đối phó với tình hình. Tôi chẳng cần phải quan tâm gì đến việc đó cả... Theo đải phát thanh hôm nay, Thiệu nói rằng quân đội của hắn sẽ ở lại Lào cho đến tháng 5 hoặc tháng 6. Trên thực tế, sẽ quân còn lại của chúng chậm nhất là vào cuối tháng 3 sẽ bị đẩy ra”. “Và chúng đã bị đay ra thật”, Sihanouk nói, với đôi mắt đầy khâm phục. “Tên lính cuối cùng bị đẩy ra ngày 25 tháng 3. Ông Giáp là một thiên tài quân sự, chắc chắn là nhà chiến lược vĩ đại nhất của thời đại chúng ta và là một trong những nhả chiến lược vĩ đại nhất của tất cả các thời đại”.
Cuộc tháo chạy ở Lào đã chấm dứt mọi ảo tưởng về thắng lợi quân sự của các lực lượng Mỹ - Sài gòn ở miền Nam Việt nam. Ngày 1 tháng 7 bà Nguyễn Thị Bình đưa ra kế hoạch 7 điểm mới, đáp ứng các yêu cầu của cái mà Đê-vít Bru-xơ đang đề nghị tại các cuộc họp hàng tuần. Kẻ hoạch đó đề nghị một chính phủ lâm thời ba bên, bao gồm chế độ Sài gòn hiện tại, Chính phủ Cách mạng lâm thời (đã được thành lập tháng 6 năm 1969) và các thành phần của lực lượng thứ ba. Chính phủ đó sẽ tổ chức các cuộc bảu cử Quốc hội tái quốc. Miền Nam Việt nam sẽ cam kết theo đuổi một chính sách đối ngoại “hoà bình và trung lập, thiết lập quan hệ ngoại giao với tất cả các nước, không phân biệt chế độ chính trị và xã hội của họ, phù hợp với nguyên tắc cùng tồn tại hoà binh”. Để có những người hy vọng rằng cái đó sẽ khai thông cho việc đi đến một hiệp định, Bru-xơ đã có mọi lý lẽ để tự lấy làm hài lòng.
Rồi Kissinger đến Paris trên đường về nước sau cuộc đi thăm “bí mật” Bắc Kinh rất giật gân của ông ta. Có tin đồn rằng đã có cuộc tranh cãi giữa bản thân ông ta và Bruxơ. Vào cuối cuộc thăm ngắn này của ông ta, Kissinger công bố rằng Bru-xơ sẽ từ chức vì “sức khỏe kém”. Ngay tức khắc Bru-xơ báo cho một nhóm nhà báo Mỹ rằng sức khỏe của ông ta “rất tốt”. Và Bru-xơ đi Rô-ma hai tuần sau đó, Nixon đã có thể công bố rằng ông ta đã có trong tay một thư từ chức của Đại sứ Bru-xơ. Không có chiêu đãi tiễn đưa, cũng không có cuộc đi về Washington để trình bày báo cáo cuối cùng Bru-xơ đã nhận thấy ở Nixon, cũng như Harriman đã nhận thấy ở Johnson rằng những điều kiện chấm dứt chiến tranh như đã được tuyên bố trước dư luận công chúng và những chỉ thị cho các trưởng đoàn thương lượng có rất ít điều giống với những mục tiêu của chính sách thực sự, và trong trường hợp này thì đây là lệnh của chính Henry Kissinger. William Poóc-tơ thay thế Bru-xơ. Poóc-tơ đã từng là người thứ hai trong một thời gian dài tại Sứ quán Mỹ ở Sài gòn, và cuộc đàm phán Paris lại một lần nữa bị đẩy vào sự băng giá sâu sắc.
Tháng 9 năm đó, tôi đi Liên hợp quốc để theo dõi cuộc thảo luận về Trung Quốc cho Tạp chí châu Phi - châu Á ra hai tuần một lần, tờ Điểm tin chủ nhật Australia (kế tục tờ Người quan sát chủ nhật) và tờ Người bảo vệ New York. Có một ấn tượng rộng rãi rằng Mỹ bằng cuộc vận động khéo léo sau hội trường, đã tạo điều kiện cho Trung Quốc vào Liên hợp quốc năm đó. Chẳng ai là không biết rằng Mỹ và các động minh gần gũi nhất của Mỹ, nhất là Nhật Bản và Australia, đã chiến đấu gay gắt để ngăn cản việc Trung Quốc được nhận vào Liên hợp quốc. Mỹ vẫn tiến hành cuộc vận động hàng năm của mình bằng việc dùng hối lộ và đe doạ để giữ Trung Quốc ở ngoài. Theo chỗ tôi biết hai phóng viên duy nhất đã tiên đoán được việc Trung Quốc sẽ được công nhận vào Liên hợp quốc năm đó là Hăng-rì Tan-nơ của tờ Thời báo New York và tôi, bởi vì chúng tôi là những người theo dõi rất cằn thận tâm trạng thay đổi của các đại biểu.
Một vài ngày trước khi bắt đầu bỏ phiếu, chính xác là ngày 8 tháng 10, tôi nhận được điện thoại tại một nhà ở New York mà một người bạn của tôi cho tôi mượn.
- Tôi là một trợ lý của tiến sĩ Kissinger. Tiến sĩ được tin ông đang ở thành phố này và muốn biết ông có nhận ăn cơm sáng với ông ta vào ngày thứ ba tới không?
- Về nguyên tắc - đồng ý.
- Vậy thì vào lúc 9 giờ 30 phút tại Cánh Tây của Nhà Trắng.
- Tôi có một chút khó khăn.
- Ô cái gi vậy? - với giọng rất lạnh lùng.
- Sự đi lại của tôi bị hạn chế trong phạm vi 25 dặm của trụ sở Liên hợp quốc.
- Trong trường hợp đó, tôi chẳng biết nói gì? Tôi chẳng biết gì về việc đó.
- Trong hoàn cảnh này, vì một mục đích như vậy, tôi đề nghị làm ngơ hạn chế đó đi!
- Tôi đề nghị làm ngơ vì ông đã nêu vấn đề ra. Thế ông có đến chứ?
- Có. Vào 9 giờ 30 phút ngày thứ ba tại Cánh Tây.
Vì ngày thứ hai đó có sương mù, nên tôi đi Washington bằng tàu lửa chứ không dại gì mà đi máy bay, vì rất có thể chuyến bay sẽ bị huỷ bỏ. Tôi cân nhắc xem Kissinger muốn nói chuyện gì về Trung Quốc hay về Việt nam? Vào lúc nảy, giống như tất cả các nhà báo theo dõi các cuộc đàm phán Paris, tôi chẳng biết gì về những cuộc gặp bí mật giữa Kissinger và uỷ viên Bộ Chính trị Bắc Việt nam Lê Đức Thọ, “cố vấn cấp cao” của phái đoàn Việt nam Dân chủ Cộng hoà. tôi cũng suy nghĩ về những điều gì có thể sẽ xảy ra nếu có một sự kiểm soát khi tàu chạy nhanh đến Thủ đò, và phát hiện ra rằng tôi đã vi phạm điều hạn chê trong sự đi lại của tôi. Để tránh việc lính bảo vệ dương lưỡi lê chặn một “người Cuba” tìm cách vào Nhà trắng, tôi chỉ mang theo thẻ báo chí Liên hợp quốc của tôi.
Đủng 9 giờ 30 phút sáng thứ ba, tôi xuất trình những giấy tờ đó cho một lính thuỷ đánh bộ trong trạm gác và trong vòng vài giây, một lính thuỷ đánh bộ khác dẫn tôi đi vài chụx thước Anh đến Cánh Tây, ở đỏ một người nữ tiếp khách yêu cầu tôi đợi một lúc. Chính Kissinger mỉm cười đã xuất hiện.
Mới nhìn lần đầu, Kissinger làm cho tôi nhớ lại người thầy giáo hiền lành trong những ngày đi học của mình. Khi ông ta đưa tôi vào văn phòng bên cạnh phòng tiếp khách khác, ông ta tự bày tỏ là rất vui mừng được gặp tôi và cuộc nói chuyện bắt đầu. Kissinger nói trước.
- Tôi đã đọc các bài viết của ông trong một thời gian.
- Tôi cũng đã đọc một số bài của ông, tôi thấy rất thú vị.
- Cái gì, chẳng hạn?
- Trong số tháng 1 năm 1969 của Tạp chí Công việc đối ngoại về Việt nam. Và những tiểu luận về công việc đối ngoại, ở đó ông bàn về khái niệm nhiều cực trong các quan hệ quốc tế. Tôi thấy bài đó lý thú ở chỗ nó nói về sự xuất hiện của Nhật Bản như là một lực lượng mạnh tiềm tàng. Tôi nghĩ rằng người Trung Quốc cũng thấy bài đá là lý thú.
- À vâng, tôi quên rằng ông cũng có một kiến thức về Trung Quốc, Nhật Bản đã là một lực lượng mạnh rồi, và đã bắt đầu làm cho sức nặng của nó có tác dụng. Gần đây ông có ở Trung Quốc không?
Đền đây, một người bước vào với một cái khay và bày ra bữa ăn sáng. Khi chúng tôi ăn, Kissinger nói ông ta cho rằng cuộc nói chuyện của chúng tôi là “không chính thức”. Tôi trả lời rằng tôi không có ý định nhắc rằng nó đã xảy ra. Kissinger nói: “Cũng chẳng sao cho tôi nếu ở ngoài biết việc chúng ta gặp nhau”. Rồi tôi trả lời câu hỏi trước của ông ta.
- Vâng, tôi có ở Trung Quốc vào lúc bắt đầu chính sách ngoại giao bóng bàn, khi các đoàn bóng bàn Mỹ và các đoản khác đến. Tôi có mặt khi Chu Ân Lai tiếp họ.
- Ấn tượng của ông đối với Chu Ân Lai thế nào?
- Tôi luôn luôn thấy ông ta thẳng thắn và thật thà, nói điều ỏng ta nghĩ và làm đúng điều ông ta nói.
- Đó là ấn tượng của tôi. Tôi có ấn tượng sâu sắc với ông là và với những người chung quanh ông ta. Tất nhiên, tôi không biết những mục tiêu dài hạn của ông ta là gì? Ông ta là một nhà cách mạng, nhưng tôi có thể khâm phục những người đã dành cả cuộc đời của mình cho một mục đính, dù đó là một mục đích cách mạng. Nhưng tôi thực sự muốn nói chuyện với ông về Việt nam. Gần đày ông có ở Hà Nội không?
- Lần cuối cùng là tháng 5 năm 1970. Nhưng trước khi đi New York, tôi có ăn cơm tối với ông Xuân Thuỷ, người đứng đầu phái đoàn Việt nam Dân chủ Cộng hoà tại cuộc hội đàm Paris”.
- Ông ta nhìn công việc như thế nào trong những ngày này!
- Thoái mái và tin tưởng, rất hài lòng với sự ủng hộ mạnh mẽ của cả Liên Xô lẫn Trung Quốc đối với kế hoạch hoà bình 7 điểm của bà Bình. Đó là lần đầu tiên Liên Xô và Trung Quốc cùng đồng ý đối với một vấn đề có liên quan đến hội đàm. Ông Xuân Thuỷ cũng tin rằng Trung Quốc sẽ không làm gì trên đầu của Hà Nội trong cuộc đi thăm Bắc Kinh của Tổng thống Nixon.
- Người nào nghĩ rằng Trung Quốc sẽ làm như vậy chổng lại các bạn bè của họ ở Hà nội thì cần phải xem lại đầu óc của họ. Chúng tôi không có những ảo tưởng như vậy. Nhưng Hà Nội có thực sự muốn một giải pháp bằng thương lượng không?
- Có. Và họ tin rằng kế hoạch 7 điểm chứa đựng tất cả các nhân tố cho một giải pháp.
- Tôi khâm phục người Bắc Việt nam. Tôi mong rằng họ ở phía chúng tôi. Họ là một dân tộc bền bỉ và kỷ luật, thậm chí đó là một dân tộc anh hùng. Họ có những đức tính vĩ đại, nhưng họ là những nhà thương lượng tồi. Họ phải chấm dứt cách nói “You must” (anh phải)... Nếu họ nói “you should” (anh nên)... thi sê còn tốt hơn.
- Có lẽ sẽ tốt hơn, nếu họ nói Let us... (Chúng ta hãy...)
- (Cười) Đó sẽ là tiến bộ thực sự. Ông thấy đó, có một số lời lẽ không thể dùng được đối với một cường quốc lớn như Mỹ nếu muốn gạt bỏ các trở ngại.
- Trở ngại lớn nhất phải gạt bỏ là gì?
- Hà nội muốn cái gì cũng xảy ra ngay tức khắc. Họ muốn người của họ tiếp quản miền Nam ngay tức thì. Họ muốn chúng tôi nhận mọi thứ họ đề nghị mà họ thì không có nhượng bộ nào.
- Họ và Mặt trận dân tộc giải phóng cho rằng họ đã có nhượng bộ lớn nhất ngay từ đầu, khi họ chấp nhận chưa thống nhất ngay tức khắc. Rõ ràng không có thống nhất trong tương lai trước mắt. Kế hoạch 7 điểm nói rõ điều đó nhất là điểm 5.
- Về nền trung lập?
- Không phải chỉ vấn đề trung lập. Chấp nhận viện trợ kinh tế và kỹ thuật của cả hai phía. Đề nghị tham gia các hệ thống của sự hợp tác kinh tế khu vực. Về các mối quan hệ tương lai với Mỹ, có những điểm làm cho một giải pháp trở nên để dàng chấp nhận đối với ông!
- Nói một cách thẳng thắn trong kế hoạch 7 điểm. Gắn việc rút quân với việc thả tù binh, vẫn là một điều chán ngắt.
- Bị bám vào một kiểu ché độ mà ông có ở Sài gòn mới thầt là một điều chán ngắt lớn hơn.
- Tôi không bình luận điều đó, những người Bắc Việt không đề cập đến bất cứ một cách thực tiễn nào để thay đồi chế độ đó. Họ không thể mong chờ chúng tôi vứt bỏ nó. Họ không đưa ra kế hoạch thực tề nào để thành lập chế độ liên hiệp của họ.
- Họ nghĩ rằng các ông chẳng làm gì để đưa lại một sự thay đổi của chế độ và đáng ra các ông không nên làm một số việc mà các ông làm để giúp chế độ đó tiếp tục nắm quyền.
- Nếu chúng tôi muốn duy trì vĩnh viễn chính quyền ở Sài gòn thì những chiến thuật của Hà Nội có thể đã làm dễ dàng cho nhiệm vụ đó của chúng tôi. Nhưng rất may cho Hà nội là chúng tôi không muốn như vậy. Họ quả ngờ vực. Họ không tin chúng tôi khi chúng tôi nói rằng chúng tôi đang rút ra.
- Lịch sử chứng minh những ngờ vực của họ.
- Tôi đồng ý với ông họ có mọi quyền để ngờ vực. Nhưng họ phải hiểu rằng đây là năm 1971, chứ không phải năm 1954 đó là lúc Đa-lét cố tình kéo chúng tôi vào Đông Nam châu Á... Chinh sách của chúng tôi hiện nay là ngược lại: rút ra. Nhưng chúng tôi không thể làm tất cả việc đó ngay tức khắc được. Hà Nội chẳng làm gì để giúp chúng tôi cả. Họ muốn mọi thứ ngay bây giờ. Chúng tôi đang rút ra. Họ nghĩ rằng chúng tôi muốn giữ các căn cứ. Khi chúng tôi tìm cách bình thường hoá quan hệ của chúng tôi với Trung Quốc, chúng tôi không thể để cho chiến tranh tiếp tục trong khu vực đó. Nếu họ nghĩ rằng chúng tôi bám vào các căn cứ, thì họ đã sai lầm. Chúng tôi muốn các căn cứ đó để làm gì? Chúng tôi cũng không muốn một Bắc Việt nam bị yếu đi về kinh tế và chính trị bằng việc tiếp tục chiến tranh, làm mồi cám dỗ cho một Nhật Bản có tư tưởng bành trướng. Chúng tôi đã biết rằng có thể có những quan hệ tốt với các nước cộng sản, khi mà các nước đó không còn là một khối thuần nhất nữa.
- Thế giới cộng sản cũng là thế giới nhiều cực.
- Chúng tôi không có bất hoà thực sự nào với Việt nam. Chúng tôi không nghĩ rằng các nhà lãnh đạo ở đó là xấu không đạo đức và phải bị trừng phạt. Vấn đề là phải tìm một cơ sở thực tiễn cho cách giải quyết.
- Họ nghĩ rằng 7 điểm đưa lại một khung cảnh thực tế và các cuộc nói chuyện riêng về những vấn đề đó giữa Chính phủ Cách mạng lâm thời và Mỹ một cách đầy đủ và chi tiết, có thể đưa lại một phương cách thực tiễn để rút ra khỏi cuộc chiến tranh.
- Tôi không chắc rằng đó là cách tốt nhất và duy nhất để giải quyết vấn đề. Điều rắc rối là Hà Nội không chịu đợi để cho các quá trình chính trị tự nó diễn ra sau khi chúng tôi đã hoàn thành việc rút ra khỏi chiến tranh.
- Họ muốn tương lai được giải quyết bằng các quá trình dân chủ phù hợp với các khái niệm triệt để nhất về dân chủ của Mỹ. Nhưng như ông đã thấy ngay Dương Văn Minh hoặc Nguyễn Cao Kỳ cũng không thể đương đầu với Thiệu, và các ông đã ủng hộ trò cười của cuộc bầu cử chỉ một người ứng cử.
- Hà nội cũng làm hỏng khả năng đó. Họ đã làm mọi điều sai.
- Tôi nhắc đến Dương Văn Minh vì tôi nghĩ rằng có thể tìm được những nhân vật và một chế độ có thể chấp nhận được cho tất cả các bên.
- Còn ông Lê Đức Thọ thì thế nào? Ông ta có thực sự quan trọng hơn ông Xuân Thuỷ không?
- Vâng, ông ta là một trong nửa tá nhân vật chop bu trong ban lãnh đạo của Hà Nội. Ông ta là một uỷ viên Bộ chính trị, ông Xuân Thuỷ là một uỷ viên Ban Chấp hành.
- Tôi rất cảm kích ông Phạm Văn Đồng.:.
- Ông ta rất uy nghi. Một nhà trí thức yêu nước, tận tuỵ và thẳng thắn, thật thà và chân thật. Trên thực tế giống ông Chu Ân Lai nhưng theo cách Việt nam.
- Giống Chu Ân Lai! Thật sao? Ông Chu Ân Lai là kỳ lạ.
- Ông Xuân Thuỷ đã hy vọng rằng việc Poỏc-tơ đến có thể có nghĩa là sẽ có một điều gì mới đó... Nhưng khi ông Xuân Thuỷ đề nghị Poóc-tơ ngồi xuống và thảo luận các chi tiết của 7 điểm với bà Nguyễn Thị Bình, thì ông ta lặp lại các phần đề nghị cũ rằng bốn bên gặp nhau trong các phiên họp hạn chế. Cả ông Xuân Thuỷ lẫn bà Bình chẳng thấy có điểm lý thú nào trong các phiên họp hạn chế với sự có mặt của phái đoàn Sài gòn.
- Ít nhất họ phải ngồi xuống với Sài gòn và xem lập trường thương lượng của Sài gòn là gì.
- Lập trường đó đã được biết rõ rồi. Thiệu đã công khai tuyên bố ý chí muốn một giải pháp quân sự. Nếu thương lượng thực sự được tiến hành mà có mặt các đại biểu Sài gòn thì không thể nào bàn đến các vấn đề bí mật cần thiết được. Ông Xuân Thuỷ cũng nói với tôi rằng vấn đề thả thêm phi công như là một cử chỉ thiện chí đã bị kết thúc rồi... Dù sao, thủ tục thả tù binh cũng được nêu trong kế hoạch 7 điểm.
- Chúng tôi muốn đi vào tất câ các vấn đề đó. Ông có thể chuyển các quan điểm của tôi cho các bạn Việt Nam của ông. Tôi không biết ông có biết không, chứ tôi đã làm mọi việc để các cuộc nói chuyện bắt đầu dưới chính quyền Johnson năm 1967. Thật là buồn cười nếu nghĩ rằng trong tình hình hiện nay tôi ít quan tâm đến việc làm cho chiến tranh chấm dứt. Chính việc tôi tiếp ông, đúng một tuần trước chuyến đi thăm Bắc Kinh khác của tôi sẽ thuyết phục các bạn Việt nam của ông về điều đó.
Trong khi chúng tôi nói chuyện, Tổng thống Nixon đã gọi điện đến về một thông cáo mà Kissinger phải dự thảo công bố rằng Nixon sẽ thăm Liên Xô tháng 5 năm 1972.
Kissinger hỏi tôi, trong khả năng không chắc chắn về việc Bắc Kinh lấy lại ghế của Trung Quốc ở Liên hợp quốc năm nay thì ai sẽ dẫn đầu phái đoàn của Trung Quốc. Để thử phản ứng của ông ta, tôi nói: “Có lẽ Chu Ân Lai”. Kissinger hầu như nhảy lên khi nghe câu đó.
- Không - ông ta nói - Chu Ân Lai sẽ không làm việc đó. Ông ta sẽ không đến Mỹ trước khi Tổng thống Nixon thăm Trung Quốc...
Để làm vừa lòng ông ta, tôi nhắc lại tuyên bố của Chu Ân Lai vài tháng trước đó, trong khi tôi có mặt, rằng ông ta sẽ không đi thăm nước ngoài dài ngày nữa, và nói rằng sẽ có thể là Kiều Quán Hoa. Tôi mô tả Kiều Quán Hoa như là một con người rất xuất sắc mà các nhà ngoại giao Phương Tây có thể dễ tiếp xúc.
Đến đây cuộc gặp gỡ kết thúc.
Tôi được biết từ một người bạn quen rằng vài giờ sau đó, Kissinger xen cuộc trao đổi của chúng tôi là có kết quả. Theo tôi phần lớn những điều mà tôi cảm thấy đạt được trong việc làm rõ cáo quan điểm của Hà nội đã bị giảm giá trị khi tôi được biết qua công bố đột ngột của Nixon trên vô tuyến truyền hình ngày 25-1-1972 rằng, Kissinger đã có 12 cuộc gặp bí mật, 7 với ông Lê Đức Thọ và ông Xuân Thuỷ và 5 với riêng ông Xuân Thuỷ ở Paris trong thời gian từ 4-8-1969 đến ngày 13-9-1971. Kissinger chủ động cắt đứt các cuộc hội đàm kể từ ngày đó, và thông điệp mà ông ta muốn tôi chuyển cho ông Xuân Thuỷ nói lên rằng ông ta vẫn còn quan tâm đến một giải pháp bằng thương lượng và Mỹ có ý định rút hoàn toàn ra khỏi miền Nam Việt nam.
Tôi rời Nhà Trắng với tin riêng trong túi: Kissinger sắp bay đi Bắc Kinh thăm lần thứ hai: Nixon sắp thăm Moscow (và cả hai sự kiện được công bố ngày hôm sau); Burchett đã có một bữa ăn sáng dài thảo luận với Kissinger. Kissinger đã được gì? Bằng sự ngây thơ của những câu hỏi và những đề nghị của tôi đối với việc nói chuyện riêng, chẳng hạn) ông ta có thể xác nhận rằng ông Lê Đức Thọ và ông Xuân Thuỷ đã tôn trọng nguyên tắc bí mật hoàn toàn đối với các cuộc nói chuyện riêng, và ông ta đã mở được thêm một con đường khác với “phía bên kia” ngoài con đường ngoại giao. Nhiều năm sau, khi tôi đọc quyển sách của người hoạt động CIA Phrăng-cơ Xnép (quyển Khoảng cách lịch sự) tôi bị ám ảnh với ý nghĩ rằng khi Kissinger fhăm dò tầm quan trọng tương đối của ông Lê Đức Thọ và Xuân Thuỷ là hầu như chắc chắn là ông ta chịu trách nhiệm về những kế hoạnh nhằm giết hoặc bắt cóc các nhà lãnh đạo Bắc Việt nam thuộc cỡ đó. Xnép tiết lộ:
“Trong lúc đó Kit xinh-giơ yêu cầu cộng đồng tình báo nghiên cức các tình huống để xàc định xem có thể có cách nào kéo người Việt nam ra khỏi chỗ bế tẳc. Một đề nghị mà CIA và Lầu năm góc cùng đưa ra đòi ám sàt hoặc bắt cóc một hoặc nhiều nhà lãnh đạo lãnh đạo Bắc Việt nam, trên cơ sở cho rằng làm như vậy sẽ gây rối loạn ở Hà Nội đên mức những người còn sống sẽ buộc phái đáp ứng những yêu sách của Mỹ. Khi các đồng sự của tôi và tôi được yêu cầu đánh giá kế hoạch đó, chúng tôi khó mà nén được buồn cười. Như cuộc tấn công của Mỹ năm 1970 vào trại tù binh Sơn Tây ở ngoại thành Hà Nội đã tỏ ra khá đau đớn, tình báo của chúng ta rõ ràng là không hiếu hết về cuộc sống và thì giờ của người Bắc Việt nam. Nếu chúng ta đã không thể xác minh chinh xác chỗ ở của một nhóm lớn tù binh Mỹ ở Thủ đô Bắc Việt nam thì làm thế nào chúng ta có thể hy vọng tim ra được chỗ ở và tấn công những thành viên có lựa chọn của ban lãnh đạo Đảng?”
Ý định ám sát kinh tởm đó đã dọi mọi ánh sâng mới vào lời hứa của Nixon tiến hành những cuộc tấn công thêm nữa theo kiểu Sơn Tây đẻ non. Người ta phải đi lùi xa vào lịch sử mới thấy rằng việc ám sát và bắt cóc đối phương trong một cuộc thương lượng là một kiểu ngoại giao có thể chấp nhận được. Kissinger với tư cách là người đứng đầu Uỷ ban 40, phụ trách lĩnh vực các “mánh khóe xấu xa” của chính sách ngoại giao Mỹ, chắc chắn là đã dính sâu vào công việc xấu xa đó. Hình ảnh của một “Thầy giáo hiền lành” đã phai nhạt từ lâu trước khi tôi đọc quyển sách của Xnép, nhưng những tiết lộ như vậy đã khẳng định tính chất bỉ ổi của các biện pháp của ông ta. Những kế hoạch với tính vô đạo đức và man rợ của “cuộc ném bom vào ngày Giáng sinh bằng B.52 ở Hà Nội tháng 12 năm 1972, tính thiên về lừa bịp trong ngoại giao, và sự bât lực không thấy được những giải pháp, khi những giải pháp đó đã nằm ngay trong tầm tay, đã làm cho một trong những người viết tiểu sử của ông ta, đồng thời cũng là một đồng sự cũ trong Hội đồng an ninh quốc gia Bôgiơ Mô-rít mô tả những biện phảp chấm dứt chiến tranh Việt nam của Kissinger là dã man cũng như tinh tế, thường là vô lý, hèn nhất, không thích hợp trong khi vẫn lịch sự.
Cuối cùng không còn chính sách nào khác, không còn thành tích nào khác trong sự nghiệp lâu dài và đầy tranh cãi của ông ta lại làm nhơ nhuốc việc Henry Kissinger tìm cách vươn lên tiêu chuẩn vĩ đại, đến như vậy”
Ấn tượng chính của tôi về nhân cách Kissinger là sự hài lỏng lấn át của ông ta về bản thân mình và đôi mắt nghiêm khắc, lạnh lùng làm cho nụ cườicủa ông ta khỏng còn vẻ ấm cúng nữa. Tôi rất khó chịu trước lời bác bỏ khiếm nhã của ông ta đối với kế hoạch 7 điểm của bà Bình mà ông ta xem là một điều “chán ngắt”. Đó là giải pháp tốt nhất mà Mỹ chưa bao giờ có thể hy vọng có được để bảo vệ lợi ích của chính mình và để chấm dứt chiến tranh Việt nam một cách hoà bình và “với danh dự”. Từ lúc Kissinger văng ra cái từ “chán ngắt” trong cuộc nói chuyện, tôi nghi ngờ sự thành thật của ông ta muốn đạt đến một giải pháp thực tế.
Khi lên chiếc máy bay đường ngắn trở về New York, tôi tự chúc mừng mình là đã vi phạm giới hạn đi lại mà không bị phát hiện. Một người đến chậm to béo, bước sát và đến ngồi ngay bên tôi. Anh ta kêu lên “Burchett, cậu làm gì ở đây?” Đó là Hăng-ri A-sơ-mo của Trung tâm nghiên cứu các thể chế dân chủ. Với nhiều con mắt nhìn về phía chúng tôi vi lời chào dạt dào của anh ta, tôi giải thích nhẹ nhàng rằng tôi đang theo dõi cuộc thảo luận về Trung Quốc với sự đi lại bị hạn chế, nhưng không thể cưỡng lại một chuyến đi Washington theo lời mơi khẩn cấp của những bạn cũ. Sẽ không tốt nếu việc này lan ra chung quanh. Anh ta hứa giữ kín và đã giú lời hứa. Không phải lỗi của anh ta hoặc của tôi khi tin về cuộc họp, chứ không phải nội dung, đã lọt ra ngoài và nhanh chóng lan về Australia. Do đó, dưới nhan đề “Tiến sĩ Kissinger nói gì với Winfred Burchett tờ Thời báo Melbourne đăng một tin của phóng viên ngoại giao của nó là Bruxơ Gran-tơ, mà dưới đây là một vài đoạn trích:
Ngày 19 tháng 10, nhà báo Australia Winfred Burchett mà dưới con mắt của Chính phủ Australia là một người ngoài vòng pháp luật đã bí mật gặp nhà kiến trúc chính sách ngoại giao của Mỹ Henry Kissinger. Cuộc họp đã được tổ chức theo lời mời của tiến sỹ Kissinger...
“Mặc dù ông ta chính thức là một người bị ruồng bỏ ở Australia, phóng sự của Winfred Burchett từ Đông Dương đã đưa lại cho ông ta một danh tiếng quốc tế như là một con người thông minh và thạo tin, mặc dù những thiên kiến chính trị của ông ta...
Đó là một loại hiểu biết chính trị mà Chính phủ Australia không được tiếp xúc trong nhiều năm nay.
Những tường thuật về cuộc gặp tuy khác nhau, nhưng đều tập trung vào một đề tài: một cách giải quyết chính trị ở Việt nam. Ngày 19 tháng 10 là ngày trước khi Kissinger đi thăm Bắc Kinh lần thứ hai, ông ta muốn nghe ý kiến của Burchett tại sao Hà nộii đã không đáp ứng những đề nghị của Washington nhằm đi đến một giải pháp”.
Con đường dài, buồn thảm và vô cùng đau khổ dẫn đến việc ký một hiệp định chấm dứt chiến tranh. và lập lại hoà bình ở Việt nam tại Paris ngày 27 tháng 1 năm 1973, cuộc chiến tranh tiếp tục ở miền Nam, cuộc tấn công chớp nhoáng quét sạch chế độ Sài gòn, dẫn đến sự thống nhất nhanh chóng đất nước, tôi đã mô tả ở chỗ khác. Thật là đúng đắn về mặt lịch sử khi nói rằng nếu Kissinger hành động như một chính khách, ngoại giao như đôi khi ông ta được mô tả như vậy, sẽ cứu được sinh mạng của hàng nghìn binh lính và dân thường, nước Mỹ sẽ duy trì được một địa vị tôn kính ở Đông Dương, những thảm kịch của những người chạy trốn bằng thuyền và thảm kịch của Campuchia sẽ được tránh khỏi, hoà bình và ổn định trong khu vực này của thế giới sẽ được duy trì.