Sáng sớm ngày 26 tháng 6 năm 1950, chuông nhà ở của tôi ở Budapes réo lên. Tôi rất ngạc nhiên khi nhận ra đó là con gái của người cho tôi thuê nhà, một Tham mưu trưởng trước kia của quân đội phát-xít thuộc quyền đô đốc Mi-clốt Hoóc-ti đờ Na-gi-ba-ri-a. Sau khi xin lỗi đã làm phiền tôi quá sớm, cô ta nói: “Cha tôi muốn biết khi nào chúng tôi có thể lấy lại được căn nhà”. Tôi nói chúng tôi mới ký lại giao kèo chỉ tuần trước đày thôi. Cô ta nói “nhưng bây giờ mọi thứ đã thay đổi. Chúng tôi muốn về Budapes ngay. Cha tôi nói sẽ trả tiền lại và trả thêm tiền đền bù”. Khi tôi lễ phép hỏi cái gì đã thay đổi, cô ta kêu lên: “Ông là người rất thạo tin, ông không biết chiến tranh đã bắt đầu rồi sao? Cha tôi cho ràng chỉ vài ngày nữa người Mỹ sẽ đến đây và cần phải sẵn sàng để đón họ”.
Hôi tôi được biết rằng đánh nhau đã xảy ra tại một nơi cách đây rất xa, nơi đó gọi là Triều Tiên. Với núi giờ khác nhau, chiến tranh đã diễn ra được 12 giờ rồi, nhưng đêm trước tôi lại không nghe tin tức. Sau khi bảo đảm với cô khách của tôi là sẽ không có Mỹ đến “trong khoảng vài ngày”, là tôi sẽ không bỏ căn buồng này nhưng rất hoan nghênh cha cô đến nói chuyện thêm, tòi đã khất được cô ta.
Sau đó tôi đi bộ đến văn phòng hãng AFP và rất ngạc nhiên thấy tiệm cà-phê ngoài trời của khách sạn Briston (bây giờ là khách sạn Duna) chật ních một loại khách hàng ít thấy ở Budapes trong những ngày này. Từ những đôi giầy ống đánh bóng đen nhánh, đến những phù hiệu đeo trên mũ vải tuồn của họ, rõ ràng họ là những bạn chí thiết của ông chủ nhà của tôi và những bạn sĩ quan của ông ta, vừa mới xông ra khỏi những biệt thự của họ bên bờ hồ Balaton. Rõ ràng họ đang thảo luận “tin vĩ đại” đó nhiều người có cả những tấm bản đồ trải trên bàn cà-phê.
Phóng viên Gioóc-giơ Hiu-dơ của AFP chưa đến. nhưng cô thư ký thanh nhã người Hungary của anh ta đã có mặt. Cũng sôi nổi như cô con gái của vị chủ nhà của tôi, cô cũng lôi ra một tấm bản đồ và nói: “Chỉ là vấn đề vài giờ”. Cô ta tiu nghỉu khi tôi giảu thích rằng đánh nhau xảy ra ở Triều Tiên xa xôi chứ không phải ở Coóc-phu. Đó là tâm trạng mà Đài châu Âu tự do gây ra. Đài này bày ra luận điệu rằng, “hãy làm cho đánh nhau xảy ra, bất cứ ở đâu, và các lực lượng của thế giới tự do sẽ đến với các bạn”. Những nhà quý phái bị truất quyền và những dại tá bị sa thải sống trong một thế giới mơ màng nuốt từng lời của đài châu Âu tự do, đài này có rất nhiều nhân viên người Hungary, dưới sự điều khiển của một nhân viên CIA lâu đời “đại uý Ben” (tức là La-đi-xlat Pha-ra-gô đối với những ai đã biết hắn). Một vài tuần trước đây, tôi đến gặp người chủ cho thuê nhà của tôi tại biệt thự huy hoàng Balaton của ông ta để ký thêm hợp đồng thuê nhà. Trên tường phòng làm việc, ông ta treo đầy những tranh vẽ tàu sân bay, những kiều xe tăng, trọng pháo và các vũ khí khác. Địa vị cao quý được dành cho khái niệm của một hoạ sĩ về một chiếc tàu sân bay khổng lồ với hàng lá máy bay, ầm ầm bay ra khỏi thân chiếc tàu quái vật. Vị tướng hỏi tôi đã thấy chiếc nào chưa, và khi tôi nói tôi không thấy bởi nó không có, thì ông ta mỉm cười và nói: “A” nó còn trong danh sách mật. Khi tôi nói tôi đã trải qua một số thời gian trên các tàu sân bay của Mỹ trong chiến tranh thế giới thứ hai. thì ông ta mời tôi ở lại ăn tối và gặp một số người bạn.
Một số người bạn đó hoá ra là một tá bá tước, tướng và tá, một số có vợ cùng đến, xưng hô với nhau bằng cấp bậc và chức tước, bằng những cái nghiêng mình và hôn tay. Sau khi uống cho ấm bụng bằng rượu mận mạnh, chúng tôi ngồi vào một bàn thắp nến, lấp lánh ánh bạc và thuỷ tinh. Về phần ăn, tôi chỉ nhớ món cá hồi bắt trong hồ Balaton, ít có ở các khách sạn Budapes, tiếp theo là rượu vang trắng. gà lôi rán và một số rượu không có nhãn nhưng tuyệt vời, rượu vang đỏ nhẹ. Sau đó, tôi chỉ còn nhớ lại sự hăng hái mà những người đàn ông đã bày tỏ khi họ rút sang phòng riêng của vị tướng để uống cà-phê, rượu cô-nhẳc và nghe những câu chuyện chiến tranh thế giới thứ hai của tôi. Họ quan tâm nhất đến những câu chuyện có tính chất kỳ lạ: một chiếc máy bay chiến đấu rời tàu sân bay trong đêm tối và được ra-đa hướng dẫn đến mục tiêu, những phi công Ka-mi-ka-dê (Thần Phong) quyết tử bổ nhào, từ bầu trời đầy đạn đỏ rực như thể ngồi trên một quả bom để lái nó vào mục tiêu hoặc đành chịu nổ trong biển nếu không trúng mục tiêu, việc đánh chìm hạm đội của Nhật Bản trong cuộc chiến đấu lớn tại biển Phi-líp-pin. Mắt của các nhà quý phái bị tước quyền lợi đó sáng lên đầy hy vọng khi tôi mô tả cuộc nhảy cửu lên các hòn đảo tất yếu dẫn những người tấn công đến mục tiêu cuối cùng. Về đỉnh cao tại Hi-rô-xi-ma, không phải những điều đau khổ của nạn nhân hoặc những tác động đối với trường hợp xảy ra chiến tranh thế giới thứ ba, mà là khả năng tàn phá của quả bom nguyên tử lúc đó còn là độc quyền của Mỹ đã làm cho họ quan tâm.
Sau khi ăn uống đã xong xuôi đâu vào đầy, mọi người vẫn còn trao đổi với nhau một cách sôi nổi. Những lời mời được đưa ra cho những bữa cơm khác ở những bàn ăn quý phái khác. Rõ ràng tôi có thể ăn cơm và kể chuyện chiến tranh ở các biệt thự hồ Balaton hết tháng này qua tháng khác. Nhưng chỉ một lần này là đủ! Với việc các lực lượng Liên hợp quốc, kể cả Anh tham gia chiến tranh Triều Tiên, khó mà có thể đăng được gì từ Đông Âu ngay trên tờ Thời báo London, là tờ đã được mở rộng cho những tin về phát triền kinh té và xã hội hơn là tờ Tin nhanh hàng ngày.
Từ ngày Mao Trạch Đông tuyên bố thành lập nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa (ngày 1 tháng 10 năm 1949) tôi đã cố gắng thiết lập những tiếp xúc với các bạn bè nhằm tổ chức một chuyến đi thăm nước đó. Cuối cùng một bạn nhà báo Mỹ Bê-ti Gra-ham chuyển lại cho tôi một dấu hiệu. Chị ta đã theo dõi từ phía cộng sản những giai đoạn cuối cùng của cuộc chiến đấu trước khi Mao chiếm Bắc Kinh và bảo đảm với tôi rằng những người bạn cũ, lúc đó có những địa vị cao không quên tôi đâu. Con đường tốt nhát để vào là tiếp xúc với Lữ hành xã Trung Quốc ở Hồng Công. (Ngày 6 tháng 1 năm 1950, bất chấp sự phản đối mạnh mẽ của Mỹ, Chính phủ Anh đã thừa nhận Chính phủ Bắc Kinh. Vì tôi có một hộ chiếu Anh, nên điều đó sẽ làm dễ dàng các công việc ở Hồng Công).
Trong lúc đó thì tôi được mời đi giảng tại Australia, nơi mà 5 năm rồi tôi đã không đến thăm. Nhưng một vấn đề của cá nhân đã giữ tôi ở lại Budapes. Đó là vấn đề ở lại với người vợ Bun-ga-ri của tôi, Vétxa Ô-xi-cốp-xca, chúng tôi đã cưới nhau ở Sofia trước đêm Thiên chúa giáng sinh năm 1949. Nhiều năm xa cách với Éc-na, người vợ đầu của tôi, đã dẫn đến cuộc ly hôn đầu năm 1948. Vét-xi-li-a và tôi gặp nhau trong chuyến đi thăm Sofia đầu tiên của tôi vào đầu mùa hè năm 1948, và tình bạn ngày càng sâu sắc thêm qua những chuyến đi thăm sau đó của tôi. Gia đình của cô ta là một trong số những người xã hội chủ nghĩa đầu tiên, và bản thân cô ta là một nhà hoạt động của phong trào thanh niên chống phát-xít ở Bun-ga-ri và cuộc đấu tranh ở Italy, nơi cô ta đã tốt nghiệp tiến sĩ văn học và lịch sử nghệ thuật ở Trường đại học cũ Pa-đu-a. Khi chúng tôi gặp nhau, Vét-xa làm việc ở Vụ báo chí Bộ Ngoại giao để đợi được đi làm phóng viên ở nước ngoài. Cô ta đã được học và nói thạo được bốn thứ tiếng ở châu Âu. không kể tiếng mẹ đẻ. Sự quan tâm của chúng tôi và những sở thích của chúng tôi rất phong phú và chúng tôi đã nghiêm túc nghĩ đến việc kết hôn với nhau.
Vào đầu năm 1951, người ta xem là khá không trung thực đối với người Australia nếu anh ta nghĩ đến việc đi “Trung Quốc đỏ”. Còn đối với nước Australia của Rô-bớt Men-đi thì Trung Hoa nhân dân là một “người bị ruồng bỏ” và các hộ chiếu Australia đều bị đóng dấu “không có giá trị đi Trung Quốc đỏ”. May mà tôi đã đề phòng xin được một hộ chiếu Anh mới, trước khi rời Budapes, đặc biệt được ghi là có giá trị đi Trung Quốc của Mao Trạch Đông.
Sau 4 tháng viết và giảng ở Australia, tôi bay đi Hồng Công và tiếp xúc với Lữ hành xã Trung Quốc tại trụ sở là một căn phòng tối, có hai thanh niên với vẻ mặt thông minh đang trực ở đó. Họ nhanh chóng hiểu những yêu cầu của tôi. Phải mất hai tuần mới có trả lời của Bắc Kinh. Vừa đúng thời gian hai tuần, người ta nói với tôi sẽ có chuyến tàu đi đến biên giới. Ngẫu nhiên, ngày đó lại là ngày đầu năm của năm con Hổ nhường chỗ cho năm con Mèo. Đường phố tại ga xe lửa Cửu Long đầy xác của hàng triệu quả pháo. Tờ báo mà tôi đọc khi tàu ra khỏi ga ở đi biên giới, trích lời của các thày bói Quốc dân đảng phân tích những dấu hiệu và điềm lạ ràng năm con Mèo sẽ là năm của chiến tranh thế giới thứ ba.
Hành khách xuống tàu ở phía Cửu Long, sau khi làm thủ tục với các quan chức Anh, phải đi bộ mang theo hành lý vài trăm thước Anh đến Shum chun ở phía Trung Quốc. Một sĩ quan người Ấn Độ, với huy hiệu cảnh sát trên vai lấy hộ chiếu của tôi, đọc tên rồi đi nhanh đến một ngôi nhà nhỏ lợp tôn. Vừa lúc tôi đuối kịp, anh ta nói vào máy: “Thưa ông, con người đó đã đến”, và đọc những chi tiết của hộ chiếu. Tôi giằng lại hộ chiếu và cả ống nghe từ ta anh ta, tôi hỏi và đòi giải thích về thái độ như vậy. Tôi nói: “Đây là một hộ chiếu Anh, có giá trị đi Trung Quốc, và tôi là một nhà báo đi làm nhiệm vụ nghề nghiệp”. Có tiếng nói trong ông nghe giải thích rằng đó là để bảo đảm an toàn cho những công dân Anh và yêu cầu tôi trao máy lại cho sĩ quan an ninh đó. Từ đó chẳng có rắc rối gì thêm nữa và tôi qua biên giới, được những người Lữ hành xã giúp đỡ, kể cả việc mang hành lý hộ tôi.
Nhớ lại những sự lộn xộn và bẩn thỉu của đường xe lửa Trung Quốc trong quá khứ, tôi không thể không có ấn tượng ốt đối với tình trạng trôi chảy của chuyến đi từ Shum Chun đến Quảng Châu. Mỗi vé tàu đều có số, do đó không có sự chen chúc hoặc phải đứng. Trong những ngày trước kia, ngay ở những vùng xa chiến tranh, hành khách vẫn phải vứt hành lý qua cửa sổ và trèo qua đó để vào toa. Mỗi người lái tàu được phân phối một số vé ngồi mà anh ta phải trả hoa hồng cho cấp trên trực tiếp của mình, rồi sẽ thu lại tiền hoa hồng đó bàng cách bán đấu giá số vé đó cho ai cần vé và trá giá cao nhất. Cái toa tàu đầy bụi than, sàn tàu thì đủ loại rác rưởi, buồng vệ sinh không còn dùng được và không có nước để rửa.
Tàu đi Quảng Châu rất sạch sẽ. Những người phục vụ không mong được hối lộ, mà quan tâm đến người già và những bà mẹ có con mọn. Nếu hành khách vứt bừa bãi vỏ lạc xuống sàn tàu thì họ bị nhẹ nhàng phê bình và chỉ cho xem bản nội quy yêu cầu hành khách không được khạc nhổ hoặc làm bẩn tàu. Tôi nghĩ đây là một tàu để phô trương nhằm gây ấn tượng tốt. Nhưng chuyến tàu Quảng Châu - Bắc Kinh lại còn tốt hơn và sau đó thì tôi thấy rằng, cách phục vụ và sự sạch sẽ là tình trạng phổ biến trên các tàu Trung Quốc mới.
Toa tàu đi Bắc Kinh rất sạch, cứ hai tiếng đồng hô các hành lang được lau chùi một lần. Chè, cà-phè, ca-cao và sữa nóng được phục vụ trong toa và cơm tuyệt diệu thì phục vụ ở toa ăn. Bia trong cốc không bị sóng sánh, tuy tàu chạy 50 dặm một giờ. Những cầu mới làm, những nhà ga sạch sẽ và thái độ phục vụ hữu nghị, có hiệu quả tất cả cho thấy có cái gì mới đó ở nước Trung Hoa của Mao Trạch Đông. Đó là ấn tượng đầu tiên và tiếp tục có giá trị đối với phần lớn những điều mà tôi gặp về sau.
Sau khi thu xếp xong tại một khách sạn bình thường ở Bắc Kinh, tôi gọi điện cho Tân Hoa xã theo con số mà Be-ti Gra-ham cho tôi 6 tháng trước đây. Có sự rắc rối khi tôi yêu cầu nói chuyện với Bê-ti. Sau khi trình bầy tôi là ai, và tôi ở đâu, tôi được báo là một người nào đó sẽ đến gặp tôi ngay; Bê-ti đã tự tử ngày hôm trước và tôi được mời đến dự lễ tang cô ta.
Tinh thần cô ta rất suy sụp từ khi có cái chết, cũng là tự tử của một trong những người bạn thân nhất của cô ta, nhà văn Mỹ A-nhét Xmét-ly. Tiếp theo những công trình của Ét-ga Xnâu, những sách của A-nhét Xmét-ly Bài ca chiến đấu của Trung Quốc, Con đường vĩ đại và những quyền khác, đã góp phần đắc lực vào việc truyền bá cuộc cách mạng Trung Quốc. Bị hành dinh Tô-ki-ô của tướng Mác A-tơ tố cáo đầu năm 1949 là một gián điệp Xô-viết, A-nhét Xmét-ly thấy rằng không thể trở về sống được ở Mỹ, nên cô ta đã đi London để tự làm chủ cuộc đời của mình. Bê-ti cũng chuẩn bị để về nước, nhưng đã nghĩ lại trước những lời tố cáo của Giô-dép McCarthy đối với tất cả những gì mà đầu óc bệnh hoạn của ông ta cho là có gắn với việc “mất” Trung Quốc. Những báo cáo tiền tuyến của Bê-ti Graham về những thắng lợi trên chiến trường của cộng sản đăng trên báo Diễn đàn người đưa tin Neư York chắc chắn đã giành cho cô ta một chỗ danh dự trong danh sách thù địch của ông ta. Trùm lên tất cả là câu chuyện yêu đương với một nhà báo phương Tây đã đưa cô ta đến thảm hoạ.
Tại lễ tang có rất nhiều bạn cũ từ những người ở Trùng Khánh, kể cả Cung Bành, Bang Lang, Kiều Quán Hoa và những người khác quanh Chu Ân Lai. Nhiều người bạn thân thiết của cô tin rằng một phần lý do của sự suy sụp tai hoạ đó là việc cô ta cho rằng không thể xuất bản bất kỳ cái gì có giá trị về Trung Quốc khi cô ta trở về. Đồng thời, với tư cách là một người tiến bộ, nhưng dứt khoát là một người Mỹ không cộng sản, cô ta xúc động và tự thấy tủi nhục nếu hình ảnh một nước Mỹ tao nhã, tự do mà cô rất tự hào lại có thể bị chìm ngập dưới những rác rưởi ô nhục của chủ nghĩa Mác Các ti. Cô ta đã thực sự gói ghém hành lý để ra đi qua Hông Công (lúc đó tôi đang Hồng Công) thì có tin rằng dưới sức ép của Mỹ, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã lên án Trung Quốc là “xâm lược” trong cuộc chiến tranh Triều Tiên.
Ý định của riêng tôi là ở lại Trung Quốc khoảng 3 tháng để thu thập tài liệu cho những bài báo và một quyển sách về điều gì đang xảy ra ở nước Trung Hoa của Mao, sau đó tôi sẽ trở về Australia.
Bằng một phong cách điển hình, Mao tìm cách giải quyết cùng một lúc tất cả những tai hoạ và xấu xa tượng trưng cho tình trạng lạc hậu của Trung Quốc từ lúc Trung Quốc mở cửa cho khách nước ngoài vào. Các nạn lụt, nạn lãnh chúa chiến tranh, nạn địa chủ, nạn dốt, đau ốm và quy chế phong kiến đối với phụ nữ, tất cả đều bị tấn công trên một mặt trận rộng lớn. Đi lùi sâu vào lịch sử và truyền thuyết, thì tai hoạ lớn nhất và thường xuyên nhất là chu kỳ lặp đi lặp lại của lụt lội và hạn hán. Trong tất cả các con sông lớn, sông Hoàng và sông Hoài là hai con sông gây tai hoạ nhất. Nhưng trong những năm ngay trước khi Mao giành được thắng lợi, thì sông Hoài đã vượt sông Hoàng, trở thành con sông gây rắc rối lớn nhất. Nếu nhân dân gọi sông Hoàng là con sông đau khổ thì đó là vì về lịch sử mà nói, nó đã từng là nguồn gốc của phần lớn những đau khổ do lụt lớn xảy ra. Tuy vậy, không phải chỉ thiên nhiên mới gây ra lụt lội, bọn xâm lược và những triều đại chinh chiến cũng góp phần gây ra tình trạng đó. Sông Hoài là trường hợp như vậy...
Trong gần 1.000 năm, sông Hoài là một con sông hiền hoà, chảy theo hướng đông ra biển. Mức nước thấp, nằm dưới các cánh đồng chung quanh. Rồi vấn đề chính trị xen vào. Năm 1194, nhà Thanh, gốc Mãn Châu, gây sức ép với nhà Tống đang cầm quyền, trong khi chính nhà Thanh có những vấn đề với người Mông Cồ ở phía Bắc. Đó là một năm mưa to, và có nguy cơ sông Hoàng, lúc đó là biên giới tự nhiên ở phía bắc của Trung Quốc, sẽ gây lụt. Triều đình nhà Tống cho hàng vạn nông dân đến nơi xung yếu Yun Yu, là nơi sông Hoàng đổi chiều bắc - nam sang đông chảy ra biển. Nhà Thanh thấy sức mạnh của lụt là một đồng minh không thể đánh bại được buộc nhà Tống luôn luôn phải đối phó ở phía nam. Để cho nhà Thanh có thể rảnh tay đánh quân Mông Cồ ở phía bắc. Nhà Thanh tấn công các thợ đắp đê, đuổi họ đi và sông Hoàng bị vỡ bờ, tràn vào các cánh đồng Hoa Bắc, làm ngập các nhánh sông của sông Hoài rồi cuối cùng gộp dòng sông đó vào sông Hoàng.
Sông Hoàng đưa cát từ Mông Cổ về lấp dần con đường ra biển của sông Hoài làm cho nước ứ lại, gây thành một loạt các hồ lớn. Bảy thế kỷ sau, sông Hoàng lấp dần lòng sông Hoài ở đoạn dưới và đoạn giữa làm cho sông Hoài lại phải đổi dòng lên hướng bắc, trở lại dòng cũ của nó. Nhưng lần này lòng sông bị nghẽn bùn, do đó ngay trong những năm bình thưởng mức nước cũng lên cao bằng các cánh đồng chung quanh. Vì vậy gặp một cơn lũ bình thường nó cũng gây lụt, làm thành hàng loạt các hồ trên con đường chảy nối liền sông Hoài với sông Hoàng. Mỗi một lần thay đổi dòng như vậy là một lần tồn thất hàng triệu sinh mạng.
Những chiến lược quân sự của Quốc dân đảng cũng đã tàn phá sông Hoàng. Tháng 6 năm 1938, Tưởng Giới Thạnh nghĩ rằng bằng việc chuyển nước sông Hoàng xuống hướng nam lần nữa, hắn có thể chặn bước tiến của quân đội Nhật trong khi hắn vẫn có thể đối phó được với cộng sản. Do đó tại một điểm trên khúc cong của sông Hoàng đê đã bị phá. Nhân dân địa phương đồ tới đê vá lại chỗ đê vỡ, nhưng bị hoả lực súng máy đuổi bắn. Một nửa triệu dân, kề cả nhiều binh lính của chính quyền Tưởng, đã bị chếf đuối trong 24 giờ đầu và 6 triệu người khác không còn nhà cửa. Một lần nữa, nước lụt lại tôn thêm lòng sông Hoài ở những đoạn giữa và đoạn dưới làm cho mức nước cao hơn các đồng ruộng chung quanh. Do đó các đê ngăn nước đã được xây dựng. Năm 1946 và năm 1947, các kỹ sư Mỹ bịt chỗ cong của sông Hoàng nhằm giúp cho một cuộc tấn công của Quốc dân đảng vào quân của Mao ở phía nam con sông, nhưng cuộc tấn công đã không thành công. Tuy vậy sông Hoàng lại được đẩy trở lại dòng cũ của nó.
Đó là những chính sách lợi dụng lụt lội mà tướng Phu Tso-yi, một trong những tướng tài của Tưởng nhưng đã đầu hàng, giúp cho quân cộng sản Trung Quốc, tháng 1 năm 1949. giải phóng được Bắc Kinh mà không phải bắn một phát súng nào, nay được Mao cử làm Bộ trưởng Bộ Thuỷ lợi đã giải thích như vậy.
Toàn bộ kế hoạch trị thuỷ sông Hoài gồm có 3 phần: một hệ thống bể chứa trên núi để kiểm soát tốc độ nước xuống vùng trung lưu; những bể chứa nhỏ hơn, những đập và những xi-phông ở vùng trung lưu kết hợp với những sông đào sâu nối các nhánh sông và một hệ thống cửa để làm chậm tốc độ nước chảy ra biển; việc xây dựng một lối thoát mới ra biển trong vùng hạ lưu và củng cố các đập tại vùng đó. Công trình đòi hỏi phải đào một khối lượng đất gấp đôi khối lượng đất khi đào kênh Xue.
Quang cảnh làm việc chứng minh khả năng phi thường của bàn tay con người. Công trường thứ nhất là ở Sui Chiên, phía bắc tỉnh An Huy, là nơi mà sông Thuỷ, một trong những nhánh sông quan trọng nhất của sông Joài đà làm ngập 3 triệu mẫu Anh đất trồng trọt năm vừa qua. Công việc ở đây là đào một con sông dài 21 dặm để tách sông Thuỷ chảy vào một hồ và đào sâu lòng sông dải 110 dặm.
Từ trên chóp một đê cao, người ta thấy tứ phía trong tầm mắt của mình hàng nghìn người làm việc mầu đen và màu xanh, nào đào, nào khiêng, nào đắp, nào nện. Họ vừa hát, vừa hò, vừa làm việc. Đằng xa thấy như những bầy “kiến người”, nhưng khi thâm nhập vào họ thì thấy họ rất hăng say làm việc và kể cho nhau những câu chuyện xúc động về những gia đình và những trang trại bị lũ cuốn đi hoặc những nơi khổ cực sống dưới chế độ của địa chủ. Những người mà tôi nhập cuộc đang đào dặm cuối cùng của một con sông đào chính, rộng 45 mét dưới đáy, 198 mét trên miệng, sâu 3,6 mét với hai bờ đê cao 4,5 mét. Không có máy đào, không có xe ủi đất tất cả đều làm bằng cuốc, xẻng và bằng tay với những thúng đan để chuyển đất.
Tôi hỏi kỹ sư Chang Tso Bang: “Đưa máy móc thay cho lao động con người, như đưa máy bơm chẳng hạn, có kinh tế hơn không? Tôi vừa nói vừa chỉ vào hàng đoàn người dùng thúng, dùng xô, dùng xe nước để tát nước từ lòng sông lên.
Người kỹ sư đó nói: “Chúng tôi có một vài máy bơm 5,5 sức ngựa chạy bằng Di-ê-den, Nhưng chúng tôi tôi phải bỏ đi vì dầu quá đắt. Bởi vì tiền tiêu để tát một mét khối nước bằng bơm đi-ê-den có thể dùng để tát 22 mét khối bằng xe nước và 14 mét khối bằng xô hoặc thùng: Tiền đó để cho nông dân còn tốt hơn là để nhập dầu”. Ông ta giải thích rằng chỉ tiêu đã được tính bằng gạo chứ không phải bằng tiền. Toàn bộ đầu tư cho công trình này là hàng chục nghìn tấn gạo cần thiết để nuôi 3 triệu người chuyển đất và đá trên toàn bộ công trình.
Những lớp học văn hoá được tò chức vào buổi tối. Những người nông dân làm việc chăm chỉ nắn nót tập viết từng nét chữ một theo sự hướng dẫn của thầy giáo. Công trình trị thuỷ này chỉ là một phần rất nhỏ trong toàn bộ những hoạt động đang diễn ra trên đất nước Trung Quốc mới, dưới sự điều khiển của những bàn tay lao động đầy tài năng của người nông dân. Đòn gánh và những chiếc đầm nện đất là phương tiện duy nhất để vận chuyển đất đá lúc bấy giờ. Oang Pheng-vu, một cán bộ địa phương nhấn mạnh về một mặt khác của việc trị thuỷ này.
“Ông có thể thấy được cách suy nghĩ của người nông dân thay đổi từng ngày... Một người nông dân xung phong tham gia vào công việc trị thuỷ để kiếm được một số gạo đủ nuôi sống bản thân anh ta và một ít gửi về cho gia đình. Anh ta nhận thấy rằng việc ngăn dòng nước lũ tràn vào làng là để bảo vệ mảnh đất anh ta sẽ được chia sau cuộc cải cách ruộng đất. Anh ta ngóng chờ việc chia đất đó để cày cấy, gieo trồng, đo từng cu-bít đất (đơn vị đo chiều dài ngày xưa bằng 45,72 cm) đã làm được trong một ngày lao động, và tính xem trên mảnh đất đó anh ta thu hoạch được bao nhiều. Nhưng mặt khác, anh ta cũng nhận thấy rằng, phương thức làm việc theo đội cũng rất thuận lợi, ví dụ như nện đất chẳng hạn. Anh ta đã có ý thức để lao động lập thể. Anh ta bắt đầu trao đổi ý kiến của mình với người khác, dự những cuộc họp của những người nông dân đến từ nhiều làng xã khác nhau nói về hậu quả của lũ lụt đã gây ra cho họ trước đây. Anh ta cảm thấy mình là một thành viên của một tập thể lớn đang lao động để xây dựng quê hương- một thành viên trong gia đình của những người lao động.
Trong cuộc họp, trên một lấm bản đồ đơn giản vẽ con sông và các chi nhánh của nó, mọi người bàn kế hoạch trị thuỷ con sông và một số nơi khác. Nhìn trên bản đồ. anh ta nhận thấy rằng làng xóm và nơi anh ta đang làm việc cùng với một số khu vực lao động khác, ở đó những người dân như anh ta đang xây dựng những đập chắn nước để ngăn dòng nước chảy xuống làng anh ta và cả vùng đó, đều nằm trong một kế hoạch rộng lớn.
Anh ta nghĩ về gia đình, làng xóm quê hương, và bắt đầu có khái niệm về tổ quốc Trung Hoa của mình. Một khái niệm trừu tượng dần dàn trở thành hiện thực.
“Lý do duy nhất để anh ta có thể rời làng xóm của mình để tham gia vào công việc cải tạo con sông đó là vì ở làng quê, công việc làm ăn đã có tổ chức. Vợ, con, bố, mẹ anh ta với mọi người khác cùng nhau làm việc. Ở làng đã có cuộc cải cách ruộng đất, họ có thể là những đội trưởng sản xuất, hoặc cùng nhau cày đất, gieo hạt, thu hoạch vụ mùa, cùng nhau chung vốn nuôi gia súc, nếu cần thiết, ở đây, trên mặt trận trị thuỷ này và làng xóm, hình thức làm ăn tập thể bước đầu đã được thực hiện. Họ sẽ không bao giờ quay trở lại con đường làm ăn cá thể nữa. Ở đây chúng tôi không chỉ thuần hoá con sông Hoài, mà còn làm thay đổi nếp suy nghĩ của con người nữa”.
Quy mô lớn của công trình có thể thấy được tại tỉnh Man Tan, là nơi mà phần lớn các suối làm nên sông Hoài đã bắt nguồn tại vùng núi lởm chởm của tỉnh Hà Nam. Một trong 10 bể chứa sẽ được xây dựng ở đó với 22 đập nước, 6.000.000 nông dân làm việc ở đó, xây đập, mở rộng lòng sông và củng cố các đê.
Hùng, tên một bể chứa nước mới xây dựng theo kế hoạch, đang ở trong tình trạng gay go. Trước đó mấy ngày, bỗng có những trận mưa trái mùa và chỉ trong vài phút, nước sông tràn qua 5 điểm của công trình giữ nước xoá sạch thành quả lao động của 20.000 nhân công làm trong 10 ngày trên khu vực đó. Nhưng 10.000 quân tiếp viện đã lên đường đi tới đó và những người kỹ sư tin tưởng rằng bể chứa nước sẽ được xây dựng xong trước mùa nước lũ.
Công việc chính là xây dựng một đập cao 18 mét giữa hai núi đá thạch anh đỏ. Ngoài bàn tay con người ra, phương tiện duy nhất để tiến hành công việc là thuốc súng đen làm tại địa phương để phá núi. Mười một nghìn công nhân đá và mỏ tấn công vào các núi bằng búa tạ và dao trổ. Nước sẽ được chuyền để tưới 3000 mẫu Anh đất trong giai đoạn đầu và 16.000 mẫu trong giai đoạn hai của công trình sẽ được hoàn thành trong năm sau. Nhưng trong vài tuần nữa, 10.000 mẫu đất có giá trị hai bên bề chứa nước Hùng thường là bị ngập hằng năm, sẽ được hoàn toàn cứu thoát.
Trong chuyến đi lên Ghen Ho Chi tôi rất ngạc nhiên khi nhận thấy rằng người phụ trách phần việc quan trọng nhất của toàn bộ công trình lại là một phụ nữ trẻ rất đáng chú ý, Chien Cheng Ying giỏi lắm cũng chỉ 29 tuổi Cô ta nắm rất vững chắc công việc, nhưng khi nói đến mình thì đỏ mặt như một nữ sinh. Đó là một sự khiêm tốn không thật. Nửa thế kỷ sau, tại Đại hội quốc dân lần thứ IV, Cheng Ying được bầu làm Bộ trưởng Bộ thuỷ lợi và Điện lực. Cô ta cũng được bầu lại tại Đại hội lần thứ V (tháng 11 năm 1977 - tháng 2 năm 1978).
Bố cô ta tốt nghiệp kỹ sư thuỷ lợi ở Mỹ, hăng hái trở về nước để làm công tác trị thuỷ. Nhưng “Quốc dân đảng chỉ lợi dụng lụt, đánh thêm thuế khi có lụt, chứ không làm cái gì thực sự cả”. Ông ta thất vọng chuyền sang nghề xây dựng ở Thượng Hải. “Cha tôi không chống lại việc tôi học nghề kỹ sư, tuy rất hiếm nữ học nghề đó, nhưng ông báo trước không nên học kỹ sư fhuỷ lợi. Vì tôi sẽ chẳng kiếm được việc, và nếu có kiếm được thì cũng chẳng có việc thực sự đâu”. Nhưng cô ta cứ học và đứng đầu khoa kỹ sư tại trường Đại học Thượng Hải. Sáu tháng trước khi thi tốt nghiệp, cô bỏ trốn khỏi Thượng Hải, lúc đó bị Nhật chiếm đóng, và tham gia Tân tứ quân của cộng sản.
“Tôi nghĩ rằng tôi phải bỏ nghề kỹ sư vĩnh viễn để trở thành một nhà cách mạng”. Nhưng mặc dù chiến đấu gay gắt, Tân tứ quân vẫn quan tâm đến công việc đề phòng lụt. Công tác của cô lúc này là phá đường và phá cầu, sau đó lại sửa chữa và xây dựng lại khi chiến tranh chuyển nhiều. Chiến công xuất sắc của cô tháng 2 năm 1948 là phá khối băng trên sông Hoàng, suýt làm tràn nước ngập nhiều vùng quan trọng.
Đang được nghỉ ở Thượng Hải thì có lời kêu gọi trị thuỷ sông Hoài, cô ta lại lao vào công việc. Cô ta rất hăng hái cũng như nhiều trí thức của các gia đình khá giả đì theo cách mạng Trung Quốc. (Nhưng bị trả ơn một cách bạc bẽo trong cái được gọi là “Đại cách mạng văn hoá vô sản”).
Tôi đã viết nhiều về công trình sông Hoài, không phải chỉ vì đó là ấn tượng đầu tiên và lớn nhất của tôi về những biến chuyển mạnh mẽ đang xảy ra ở nước Trung Hoa của Mao, mà còn bởi vì rất nhiều vấn đề và các cách giải quyết của chung đã được tập trung ở đó. Trong một phần tư thế kỷ tiếp theo, tôi đã được chứng kiến nhiều công trình lớn ở Trung Quốc, nhưng không có công trình nào có tác động giống như vậy.
Trong vòng 6 tháng sau khi đi rất nhiều nơi và nghiên cứu kỹ rất nhiều vấn đề, tôi đã tập trung đủ tư liệu để viết một quyển sách mà tôi đã xin lỗi trong lời nói đầu về sự hấp tấp của tôi: “Bởi vì chưa có tư liệu nào khác của những phát triển đương thời” (quyển China’s Feet Unbound - Những bước chân của Trung Quốc không bị ràng buộc). Khi tôi sắp rời đi Australia với bản thảo, thì tôi nhận được một bức điện của chủ bút đối ngoại của tờ Buổi chiều, một tờ báo của Paris gần với Đảng cộng sản Pháp: Tôi có thể đi Triều Tiên không. Ở đó sẽ có các cuộc đàm phán về một cuộc ngừng bắn? Cung Bành lúc đó đứng đầu Vụ Báo chí Bộ Ngoại giao, đồng ý rằng tôi có thể theo dõi các hoạt động của phái đoàn Trung Quốc. Hơn nữa, chồng cô ta, người bạn cũ Kiều Quán Hoa của tôi, lúc đó cũng là vụ trưởng một vụ trong Bộ Ngoại giao, sẽ là một thành viên của phái đoàn đó. Khi tôi hỏi anh ta cuộc hội đàm sẽ kéo dài bao lâu, anh ta cau mày và nháy mắt nhanh trong vài giây rồi nói: “Tôi có thể nói 3 tuần lễ”. Mang theo đồ dùng tối thiểu, vì chúng ta phải thật nhẹ. Nhưng “3 tuần lễ” đó hoá ra là 2 năm rưỡi, một chuyến công tác dài nhất trong cuộc đời làm báo của tôi.