Đó là một đêm giữa hè đẹp trời ngày 13 tháng 7 năm 1951, khi chúng tôi vượt chiếc cầu bị nã pháo mạnh trên sông áp lục, nồi liền An Tung ở phía Trung Quốc với Tân Nghĩa Châu ở phía Triều Tiên. Ngồi trên hành lý và các túi gạo trong một chiếc xe tải Molotova mui trần là nhà báo và nhà nhiếp ảnh về Trung Quốc, A-lan Uyn-min-tơn của tờ Công nhân hàng ngày của Đảng Cộng sản Anh và tôi. Không khí êm dịu và những ảnh hưởng còn lại của buổi hoàng hôn nhiều màu sắc đã xua tan những ý nghĩ đến thực tế là chúng tôi đang đi vào chiến tranh, một thực tế bỗng nhiên lộ rõ khi xe chúng tôi chạy qua những cảnh tàn phá của thị trấn Tân Nghĩa Châu mà các máy bay ném bom của Mỹ đã để lại. Nhiều khung xe chở khách và chở hàng chống chất hai bên đường xe lửa. Tân Nghĩa Châu, một thị trấn với 200.000 dân đã bị đổ nát và các làng ven sườn phía nam thị trấn đó chỉ còn lại những tường nhà và những nền nhà màu đen. Chúng tôi đi về Bình Nhưỡng, thủ đô của Bắc Triều Tiên, rồi đi về Khai Thành, nơi cuộc đàm phán ngừng bắn sẽ bắt đầu trong vòng vài ngày tới. Điều ngạc nhiên thứ nhất là toàn bộ những chiếc cầu trên con đường bắc - nam duy nhất đó, bắc qua một tá sông và suối và đã từng là mục tiêu trong hơn một năm của lực lượng không quân mạnh nhất thế giới vẫn còn nguyên vẹn. Cảm tưởng thứ hai, khi màn đàm buông xuống và các vì sao bắt đầu xuất hiện, là sự hoạt động của hệ thống báo động máy bay đơn giản nhưng có hiệu quả. Những người gác đứng cách nhau khoảng một ki lô-mét dọc theo chiều dài của con đường. Khi nghe tiếng máy bay đến họ bắn một phát súng, lập tức xe tắt đèn trước. Khi máy bay đã đi xa, còi lại thổi và đèn lại bật lên. Đoàn xe không giảm tốc độ dù cho có tiếng súng bẳn hay có tiếng còi. Trong đêm đầu đó chúng tôi vượt nhiều đoàn xe ngựa bánh cao-su kéo pháo; những người đánh xe điều khiển từ 6 đến 8 ngựa không phải bằng dây cương mà bằng tiếng lách cách của roi da dài. Khi phát hiện thấy máy bay thì xe ngựa chạy ra khỏi đường và lẫn vào cây cối hai bên đường.
Sau khi đến ngoại ô Bình Nhưỡng, chúng tôi nghỉ lại trong một khu rừng thông nhỏ, nhưng không ngủ được vì tiếng bom inh tai nhức óc dội xuống vùng chung quanh ga xe lửa. Sau mỗi đợi bom, có một thời gian hoàn toàn yên lặng, chỉ nghe tiếng còi của đầu máy xe lửa như nói lên rằng: “Tôi vẫn còn yên lành”. Trong ngày tiếp theo, chúng tôi được nghỉ một cách tương đối yên tĩnh, và lấy làm thích thú khi nghe tín của một đài nào đó nói rằng: “Báo chí cộng sản” đang trên đường đi đến hội nghị và chắc là sẽ được chỉ thị tránh mọi tiếp xúc nguy hiểm với thế giới tự do.
Phần đường nguy hiểm nhất là đoạn đường dài, thẳng ở ngay phía nam Bình Nhưỡng. Chúng tôi đi được khoảng nửa đường thì nghe có tiếng súng báo động nổi lên trên tiếng động cơ của xe chúng tôi lúc đó đang chòng chành với một tốc độ nguy hiểm nhưng không có đèn, chúng tôi có thể nghe thấy tiếng nhào xuống của máy bay và vài giây sau là tiếng súng máy của nó. Đạn rơi ở đâu chúng tôi không thấy, nhưng cả xe chúng tôi lẫn bất kỳ xe nào khác trong đoàn đều không bị trúng đạn. Dù pháo sáng lơ lửng rất lâu trên bầu trời rồi lần lượt hết chiếc này đến chiếc khác rơi xuống đất. Ngồi sát vào nhau trên hành lý dưới ánh sáng trắng chói chang đó, lúc nào cũng có thể ăn bom. Chúng tôi không thể không khâm phục sự vững vàng của những người lái xe Triều Tiên và Trung Quốc, đêm nào cũng chở hàng trên con đường huyết mạch duy nhất đó để ra tiền tuyến. Những người lái xe đã lợi dụng pháo sáng để tăng tốc độ trên con đường được chiếu sáng hàng dặm trước mặt.
Có những lúc đoàn xe phải dừng lại vì những người nông dân và binh sĩ đang chữa một chiếc cầu hoặc lấp một hố bom trên mặt đường. Khi tiếng máy xe ngừng nổ, người ta có thể nghe thấy tiếng những người nông dân đang làm việc lên đường, hoặc đang điều khiển những con bò nặng nề cày đêm hoặc tiếng sột soạt của những lưỡi hái và tiếng nói của những người phụ nữ khi họ ôm những lượm lúa lên bờ. Các đoàn xe bò tới nơi, cũng buộc phải dừng lại, đợi dấu hiệu tiến lên hoặc ngoặt qua các đường khác mà xe cơ giới không thể đi được.
Ban ngày, chúng tôi mới có được ấn tượng thực sự đầu tiên về sự tàn phá của bom đối với nông thôn Bắc Triều Tiên. Ngay thôn xóm nhỏ nhất cũng không được loại trừ. Làng xã chỉ còn là một mảnh đất bằng phẳng như sẵn sàng để được cày lên. Một vài nền móng bằng đá một vài cổng đá hoặc những ống khói bị đánh sập rải rác trên mặt đất lẫn lộn với tro xám. Sau đó, khi đi qua đoạn đường Khai Thanh - Tân Nghĩa Châu vào ban ngày, tôi thấy toàn bộ những làng, những thị trấn trước kia nay đã quay trở lại với những túp lều nguyên thuỷ, không có một tiện nghi gì trừ những tiện nghi để bảo vệ con người. Ở Bình Nhưỡng còn một vài căn nhà nguyên vẹn khi tôi đi qua. Nhưng không có bệnh viện. trường học, nhà thờ, mỉếu mạo hoặc bất kỳ một toà nhà công cộng nào còn đứng vững được dọc theo toàn bộ con đường từ Áp Lục đến Khai Thành.
Một vài dặm cuối cùng vào Khai Thành còn đầy những xe tăng Mỹ có xe kéo pháo nằm bên cạnh: Những xe tải dường như chỉ mới hư hại sơ sài cũng bị đẩy sang bên đường để nhường tôi cho những xe khác tốt hơn vượt lên. Nó đánh dấu con đường rút lui của Mỹ sau khi “chí nguyện quân” nhân dân Trung Quốc nhảy vào cuộc chiến tranh 7 tháng trước đây, tháng 11 năm 1950. Ngoại ô thành phố cổ Khai Thành trước đây không bị tấn công bằng lực lượng trên không hoặc trên bộ để bảo đảm an toàn cho các đoàn xe sớm đến đây họp. Ở đây, một xe chở pháo của Lực lượng không quân Hoàng gia Anh đã bị đánh nẳm kềnh ra đó.
Thoạt nhìn, thành phố đó dường như bị tàn phá hoàn toàn, Trung tâm là một mớ hỗn loạn, một vài người dân mặc đồ trắng, thờ ơ, ngồi trong các quán bán rau quả vừa mới dựng lên. Những dấu vết còn lại của trường học kiểu phương Tây nằm lẫn lộn với những đầu vết của trường Triều Tiên xây dựng một cách đơn sơ hơn. Nhưng Khai Thành, trung tâm sản xuất nhân sâm nổi tiếng của Triều Tiên, là nơi nghỉ mát mùa hè ưa thích của những người giàu có. Vì nằm sâu trong các lớp đồi và thung lũng quanh vùng trung lâm nên nhiều biệt thự lẻ vẫn còn nguyên vẹn. Chúng tôi được đưa đến một trong những biệt thự đó. Chúng tôi tắm dưới một thác nước trong vài phút để rũ sạch bụi bặm và mồ hôi của hai đêm đi xe, và chúng tôi trở nên chỉnh tề, có thể dự cuộc gặp gỡ đầu tiên với báo chí của “phía bên kia” tại một phiên họp định bắt đầu trong một vài giờ nữa. Địa điểm của cuộc họp là một ngôi nhà Triều Tiên giàu có điển hình, xây dựng theo kiểu cổ điền với một mái ngói cong. Tuy bị một vài dấu tích của chiến tranh nhưng nó còn nguyên vẹn và còn tiện lợi cho cuộc họp.
Tôi e rằng sẽ hơi quá mức nếu nói rằng sự xuất hiện của Uyn-min-tơn và tôi đã tạo ra một cảm giác mạnh mẽ. Sau khi tổ chức đợt quay phim và chụp ảnh hai người cộng sản “Cáp-ca” (da trắng - ND) giới báo chí bên kia vẫn chưa thật quyết định nên tiếp tục với chúng tôi như thế nào. Rõ ràng họ rất bối rối khi biết rằng chúng tôi không có người bảo vệ, lại tỏ ra sẵn sàng trà trộn với họ và có cách cư xử giống như cách cư xử bình thường của các nhà báo trong những cơ hội như vậy. Trong số những nhà báo Mỹ, có nhiều người biết tôi trong những ngày làm phóng viên chiến tranh. Một điều làm cho tôi rất chú ý trong ngày đầu tiên đó là các phóng viên được chấp nhận ở phía Liên hợp quốc tin rằng cuộc hội đàm sẽ bị kéo dài.
Vì nghe lời khuyên của Kiều Quán Hoa một cách quá nghiêm chỉnh nên tôi chỉ mang theo đúng một bộ quần áo và áo lót nhẹ để thay. Đêm đó tôi nhắc lại “thuyết 3 tuần” của anh ta (Kiều Quán Hoa đã đến Khai Thành vài ngày trước các nhà báo), anh ta vẫn còn tự tin và giải thích như sau: “Chính Đin A-ki-xơn đã bắt đầu mọi việc bằng cách nói ngày 2 tháng 6 rằng, một cuộc ngừng bắn dọc theo vĩ tuyến 38, nơi cuộc chiến tranh bắt đầu là có thể chấp nhận được đối với Mỹ và coi đó là một thắng lợi của Liên hợp quốc. Lập trường chính thức của chúng tôi và cũng là lập trường của các đồng chí Triều Tiên là chế độ Lý Thừa Vãn được Mỹ ủng hộ đã gây chiến tranh. Vì vậy một cuộc ngừng bắn dọc theo vĩ tuyến 38 có thể coi là một thắng lợi của chúng tôi. Lập trường đó đã được báo cho Liên Xô biết. Ngày 23 tháng 6, Gia-cốp Ma-líc trả lời A-ki-xơn, rằng một cuộc ngừng bắn dựa vào việc cùng rút quân khỏi vĩ tuyến 38 là một giải pháp chấp nhận được. Ba ngày sau, đặc biệt nhắc lại trả lời của Ma-líc. Đin A-ki-xơn đã báo cho Quốc hội Mỹ rằng một giải pháp như vậy cũng có thể chấp nhận được đối với Liên hợp quốc. Chúng tôi đến đây với sự đồng ý hoàn toàn của các đồng chí Triều Tiên để thực hiện một giải pháp như vậy: một cuộc ngừng bắn dọc theo vĩ tuyến 38 và rút các lực lượng của cả hai bên để tạo ra một khu phi quân sự có kiểm soát. Tại sao phải quá 3 tuần để giải quyết điều đó?”.
Đây là một trong những dịp hiếm có để tôi có thể nhận ra rằng một sự phân tích xuất sắc của Kiều Quán Hoa lại tỏ ra hoàn toàn sai.
Một trong những bí mật của 2 năm đàm phán lại Khai Thành - Bàn Môn Điếm là việc Kiều Quán Hoa - con người không hề xuất hiện công khai và lên không hề được nhắc tới - là một nhân vật chủ chốt của đoàn đàm phán Trung Quốc và Bắc Triều Tiên.
Tại phiên họp mở đầu ngày 10 tháng 7 năm 195l. Tướng Nam Nhật than mặt chơ phía Triều Tiên - Trung Quốc đề nghị một chương trình 3 điểm nhằm ngừng bắn ngay tức khắc trên cơ sở rút các lực lượng của mỗi bên cách vĩ tuyến 38 về phía bắc và phía nam 40 km, trao đổi tù binh và rút tất cả quân nước ngoài trong thời gian ngắn nhất. Phó Đô đốc C. Tơn-nơ Gioa, đứng đầu phái đoàn Liên hợp quốc, không chịu lấy vĩ tuyến 38 làm cơ sở cho một tuyến ngừng bắn, hoặc ghi việc rút quân nước ngoài vào chương trinh. Đó là vấn đề chính trị và ông ta chỉ có quyền thảo luận các vấn đề quân sự. Hơn nữa, ông ta muốn vấn đề trao đổi tù bỉnh phải là mục được thảo luận đầu tiên. Phải mất 2 tuần mới thảo luận được một chương trình 5 điểm trong đó không nhắc gì đến vĩ tuyến 38, xếp vấn đề trao đổi tù binh là mục thứ 4 và tránh vấn đề rút quân nước ngoài bằng việc đưa ra mục thứ 5 gọi là những kiến nghị cho các Chính phủ có liên quan”.
Từ ngày đầu của cuộc đàm phán - thảo luận về tuyến ngừng bắn ngày 27 tháng 7 năm 1951 - cho đến khi ký Hiệp định đình chiến ngày 27 tháng 7 năm 1953, Chu Chi Pin, Uyn-min-tơn và tôi tự thấy ngẫu nhiên đã đóng vai trò là những “sĩ quan thông báo” không chính thức cho những nhà báo được chấp nhận bên cạnh Bộ chỉ huy Liên hợp quốc. Điều đó, như các hãng thông tấn và báo chí hàng đầu của thế giới đã công khai tuyên bồ, là do kết quả của việc huỷ bỏ, xuyên tạc và những báo cáo không đúng sự thật về hội nghị của các phát ngôn viên chính thức của Liên hợp quốc. Vì những báo cáo của Uyn-min-tơn và của tôi công bố lại London và Paris thường là khác với những báo cáo do các hãng thông tấn thường xuyên công bố về những vấn đề nóng bỏng nhất của hội nghị, nên các tờ báo bắt đầu “ăn cắp” cách trình bày của chúng tôi và đăng bên cạnh cách trình bày của những người khác. Vì những báo cáo của chúng tôi tỏ ra rằng chúng tôi có những tin đúng đắn về các vấn đề thực tế hơn là các nhà báo của Liên hợp quốc, nên các báo bắt đầu thường xuyên quay sang phía chúng tôi không những về những vấn đề thuộc các đề nghị của phía bắc Triều Tiên - Trung Quốc mà còn có cả những đề nghị do phía Liên hợp quốc đưa ra nữa. Tình hình này đã đi đến mức là không có nhà báo nào của Liên hợp quốc, có trách nhiệm viết một báo cáo từ địa điểm của hội nghị mà được chấp nhận nếu chưa kiểm tra lại bằng cách so sánh với báo cáo của Uyn-min-tơn, Chu Chi Ping hoặc của tôi.
Việc đó bắt đầu khi hội nghị thảo luận về tuyên ngừng bắn. Tuy các cuộc đàm phán được tiến hành trong các cuộc họp kín, nhưng các phóng viên Liên hợp quốc được thông báo rằng phía Bắc Triều Tiên -Trung Quốc không chịu nhận tuyến ngừng bắn dọc theo vĩ tuyến 38. Thực ra là Đô đốc Gioa đã bất đầu bằng việc đòi các lực lượng cộng sản rút xa 35 dặm khỏi các vị trí phòng thủ mà họ đã thiết lập dọc theo một mặt trận dài 150 dặm từ biển Hoàng hải đến biển Nhật Bản. Lập luận của họ là làm như vậy là để “bù lại” việc Bộ chỉ huy Liên hợp quốc sẽ chấm dứt các hoạt động quân sự trên biển, trên không cũng như trên bộ trong khi các lực lượng Bắc Triều Tiên - Trung Quốc chỉ ngừng bắn trên mặt đất mà thôi. (Họ không có các lực lượng không quân và hải quân tương ứng với tên đó ở giai đoạn này của cuộc chiến tranh).
Tướng Nam Nhật thì lập luận rằng chiến trường đã được thiết lập phù hợp với toàn bộ lực lượng quân sự của mỗi bên (các lực lượng Liên hợp quốc tiến vào phía bắc một ít ở phần phía đông của vĩ tuyến 38, còn các lực lượng cộng sản thì cũng tiến vào phía nam ở phần phía tây của vĩ tuyến). Điều lô-gích là chấm dứt chiến tranh ở nơi nó bắt đầu và ở nơi mà cán cân quân sự đã được phục hồi một cách đại thể.
Chưa nói đến cái sai hay cái đúng của hai lập trường đó, nhưng báo chí của Liên hợp quốc không những được thông báo về những yêu sách của Đô đốc Gioa mà còn được thông báo rằng do cộng sản không chịu nhận tuyến ngừng bắn dọc theo vĩ tuyến 38 nên cuộc hội đàm không tiến lên được. Các phóng viên Liên hợp quốc bắt đầu đặt những câu hỏi dựa trên những bản tin của Uyn-min-tơn và của tôi, bắt đầu thăm dò xem chúng tôi có thực sự giữ vững cách trình bày của chúng tôi không, khi có những lời cải chính đứt khoát của sĩ quan báo chí Liên hợp quốc, thiếu tướng William P. Nất-con-xơ.
Một việc khó xử xảy ra khi các nhà báo Liên hợp quốc thấy sự khác nhau rõ ràng giữa điều họ được phổ biến với điều chúng tôi biết, họ mời chúng tôi chỉ trên chiếc bản đồ mà sĩ quan thông báo thường dùng tuyến ngừng bắn thực sự theo yêu cầu của Đô đốc Gioa. Rõ ràng bản đồ của họ là một bản đồ đặc biệt bị vẽ sai để dùng cho báo chí. Họ đem đối chiếu cách trình bày của Nất-côn-xơ với cách trình bày của chúng tôi mà cuối cùng Nất-con-xơ đã thừa nhận là đúng. Ngày 22 tháng 8. Bôp Tác-man của hãng AP trích dẫn một nhà báo “cộng sản” (tức là tôi) nói rằng nếu phía Liên hợp quốc thật sự muốn một cuộc ngừng bắn dọc theo mặt trận chiến đấu thực tế thì Liên hợp quốc có thể đạt được và đó cũng là lập trường đã được tuyên bố của Đô đốc Gioa lúc bấy giờ. Đó là cuộc ngừng bắn dọc theo vĩ tuyến 38, hoặc là một cuộc ngừng bản dọc theo mặt trận thực tế. Cùng đêm đó, trụ sở của phái đoàn Bắc Triều Tiên-Trung Quốc ở Khai Thành bị ném bom (đợt bom sát thương đầu tiên rơi xuống giữa nhà ở của tướng Nam Nhật và nhà ở của các nhà báo, một vài mảnh bom trúng vào xe gíp của tướng Nam Nhật).
Một cuộc điều tra do các sĩ quan liên lạc hai bên tiến hành đêm đó đã được hoãn đến sáng hôm sau. Trong kho đó thì cuộc họp hôm sau đã bị tướng Nam Nhật huỷ bỏ. Sĩ quan liên lạc chính của Liên hợp quốc, Đại tá An-đriu Gi. Kin-ni của lực lượng không quân Mỹ đưa tin rằng “cộng sản” đã tạo ra một sự kiện để phá hoại các cuộc hội đàm về ngừng bắn. Họ đà cắt đứt cuộc hội đàm! Tin đó lan nhanh ra khắp thế giới trong vòng vài giờ.
Hôm sau, lại gây ra những câu chất vấn của các phóng viên Liên hợp quốc khi Uyn-min-tơn và tôi được tin nói rằng chỉ có phiên họp ngày 23 tháng 8 bị huỷ bỏ. Nhưng các cuộc tiếp xúc giữa các nhà báo của khai bên bị cắt đứt. Kin-ni tuy đã hứa tiếp tục cuộc điều tra vào sáng ngày hôm sau và sẽ đưa nhà báo theo anh ta, lại tuyên bố rằng những người “cộng sản” từ chối điều tra thêm nữa về “cái gọi là sự kiện” đó và đã cấm các nhà báo Liên hợp quốc ra khỏi Khai Thành.
Một tuyên bố của tướng Kim Nhật Thành và của Tư lệnh chí nguyện quân Trung Quốc ngày 23 tháng 8 đã phản đối cuộc ném bom, nhưng không nhắc gì đến việc phá vỡ cuộc đàm phán. Trái lại, tuyên bố nói: “Chúng tôi hy vọng rằng những cuộc đàm phán ngừng bắn có thể tiến hành trôi chảy để đi đến một thoả thuận công bằng và hợp lý có thể chấp nhận được cho cả hai phía...”. Tư lệnh Liên hợp quốc Ma-thiu B. Rít-uê tiếp tục hành động như thể các cuộc đàm phán đã thực sự bị cắt đứt nhưng báo chí Mỹ, Anh và Pháp tỏ ra nghiêm chỉnh hơn, bắt đầu hỏi liệu ông ta có phần vội vã trong kết luận không. Tướng Nam Nhật chuyển sang một trụ sở khác, nhưng đến 31 tháng 8, hai quả bom 500 cân Anh đã được thả cách đó 200 thước Anh. Ngày đêm sau một số nhà báo theo đại tá Kin-ni đến điều tra. Thực tế chứng tỏ các nhà báo không hề bị “cấm ra khỏi khu vực Khai Thành” đã được Uyn-min-tơn và tôi đưa tin. Kin-ni khó có thể phủ nhận việc hai quả bom lớn đã nổ nhưng lại đưa ra chuyện ngụ ngôn rằng “một máy bay không được xác định” đã bị phát hiện trên màn ra-đa đêm đó cho nên cuộc “tấn công đó là đo chính máy bay của các ông thực hiện”. Sau đó, trừ Tướng Nam Nhật, phần đông nhân viên phái đoàn Bắc Triều Tiên-Trung Quốc cũng như các nhà báo Trung Quốc trừ Chu Chi Ping, đều đi Bình Nhưỡng và Bắc Kinh.
Các triển vọng hoà bình dường như bị đập tan ra từng mảnh.
Tướng Nam Nhật lại chuyển nơi ở lần nữa, lần này vào trung tâm Khai Thành. Sáng sớm ngày 10 tháng 9, chúng tôi tỉnh dậy vì tiếng nhào xuống của một chiếc máy bay và tiếng súng máy của nó bắn vào khu vực của chỗ ở mới. Một cuộc điều tra đã được thực hiện, lần này do đại tá Đa-râu cũng thuộc lực lượng không quản Mỹ phụ trách. Anh này đưa ra lý thuyết rằng các viên đạn còn thấy ở các nhà quanh nhà của Nam Nhật có thể được bắn từ một súng máy đặt trên một mái nhà gần đây. Anh ta được yêu cầu phải toàn bộ nhân dân Khai Thành. Sau khi người đầu tiên chứng minh có nghe thấy tiếng máy bay và tiếng súng bắn, thì anh ta bỏ không điều tra nữa. Sau đó trong ngày, hãng Roi-lơ đưa tin từ Tô-ki-ô rằng “cuộc điều tra dường như không hơn gì một việc làm lầy lệ mấy...”
Không khí trong đêm ngày 10 tháng 9 rất căng thẳng. Một sồ dân còn ở lại đã chạy lên con đồi ở phía bắc vì máy bay bay trên thành phố suốt ngày, vi phạm bay chế bất khả xâm phạm đã được nêu lên. Bộ ba báo chí của chúng tôi và các sĩ quan liên lạc Bắc Triều Tiên - Trung Quốc ở cùng chung với chúng tôi đều cảm thấy rằng đây là đêm mà hoà bình hoặc một cuộc chiến tranh với quy mô rộng lớn sẽ được quyết định. Chúng tôi không buồn cởi áo quần khi nghe tiếng máy hay B-26 lượn và bổ nhào trên đầu, chúng tôi đợi những quả bom đầu tiên rơi xuống. Người ta tích cực đề nghị chúng tôi trở về Bắc Kinh, nhưng chúng tôi cảm thấy rằng vì lợi ích của lịch sử, bất kỳ cái gì xảy ra phải được những người chuyên nghiệp chứng kiến và ghi lại. Có thể đây là sự bắt đầu đáng khiếp sợ của cuộc chiến tranh thế giới thứ ba.
Trên đài phát thanh hồi 11 giờ đêm, có tin giật gân rằng Rít-uê đã thừa nhận và xin lỗi về sự kiện đó. Lần này ra-đa phát hiện rằng một máy bay Liên hợp quốc đã bay trên Khai Thành vào lúc cuộc tấn công xảy ra do “nhầm đường bay” và một “hình thức kỷ luật”, đã được thi hành đối với phi công. Lời xin lỗi dường như để chuẩn bị mở đường cho việc nối lại các cuộc thương lượng. Rõ ràng tại các cuộc họp liên lạc phái đoàn Liên hợp quốc muốn địa điểm hội nghị chuyển từ Khai Thành đến Thôn Ba Nhà của Bàn Môn Điếm hầu như nằm ngang trên vĩ tuyến 38. Một cuộc họp trong một nhà lầu tại địa điểm mới ngày 11 tháng 10, và được thừa nhận rằng một vòng tròn với bán kính 1.000 thước Anh quanh nhà lầu họp sẽ là khu vực trung lập. Các con đường đi từ Mun San ở phía nam (nơi đóng trụ sở tiền tiêu của phái đoàn Liên hợp quốc) và từ Khai Thành ở phía bắc cũng sẽ “không bị tấn công”. Trong vòng 24 giờ, 3 máy bay phản lực Mỹ đã bắn phá bên trong vòng tròn 1.000 thước Anh đó, giết chết một trẻ nhỏ Triều Tiên đang đánh cá tại một con suối đọc theo đường.
Vào lúc này những thành viên có trách nhiệm hơn của báo chí Liên hợp quốc rất nghi ngờ, cũng như chúng tôi đã nghi ngờ từ ngày 22 tháng 8 trở đi, rằng lực lượng không quân Mỹ đàng cố gắng phá hoại các cuộc đàm phán. Sự nghi ngờ đó đã được củng cố thêm khi lần đầu tiên một sĩ quan lính thuỷ đánh bộ Mỹ, trung tá Giôn G. Mu-rê hướng dẫn cuộc điều tra: Anh là xác nhận sự vi phạm; lại có một lời xin lỗi nữa và ngày 25 tháng 10, Đô đốc Gioa và tướng Nam Nhật lại mặt đối mặt lại bàn hội nghị, lần này trong một nhà lầu quân sự lớn. Các phóng viên Liên hợp quốc lại có mặt nhưng đã được chỉ thị không được tiếp xúc với Chu Chi Ping, Uyn-min-tơn hoặc với tôi, nhưng rõ ràng họ đã phớt lờ đi.
Ngày 14 tháng 11 năm 1951, ngày hôm trước của cuộc đàm phán trao đổi tù binh, ĐạI tá Giam Han-lây thẩm phán biện hộ quân đoàn thứ 8 của tướng Giêm Halây Phlit đưa ra một báo cáo cho rằng những “người cộng sản”
đã giữ ít nhất 5.790 tù binh Liên hợp quốc, kể cả 5.500 người Mỹ, từ khi bắt đầu cuộc chiến tranh Triều Tiên. Hàm ý của báo cáo đó là: Tại sao vẫn tiếp tục đàm phán khi “tất cả các tù binh đã bị sát hại”? Đó là nhằm vào việc phá hoại hội nghị một cách trắng trợn đến mức Tổng thống Harry Truman cảm thấy buộc lòng phải nói với báo chí ngày hôm sau rằng ông ta không hề được báo về những cuộc tàn sát như vậy. Ba ngày sau đó, người phát ngôn của Rít-uê bày tỏ “hoàn toàn tiếc rằng sự phối hợp với Washington đã không được tốt” và việc đưa ra bản tuyên bố của Han-lây “tất nhiên đã không có bất kỳ một mối liên hệ nào với các cuộc đàm phán ngừng bắn đang được tiến hành”.
Bốp Ơn-xơn, đứng đầu bộ phận Tô-ki-ô của hăng AP. bạn cũ của tôi từ cuộc chiến tranh ở Thái Bình Dương, đến Bàn Môn Điếm với một ý kiến độc đáo. Hãng AP có một nhà nhiếp ảnh - Phăng “Pê-pi” Nô-en - có tên trong danh sách tù binh đã được Đài phát thanh Bắc Kinh công bố. Vậy thì tại sao không gửi cho anh ta một máy ảnh và phim dể anh ta chụp ảnh những bạn tù binh của mình? Bằng cách đó các gia đình sẽ thấy con và chồng của họ còn sống. họ sẽ gây sức ép để hiệp ước đình chiến được ký kết. Vì tù binh ở trong các trại do người Trung Quốc quản lý, nên tôi đưa đề nghị đó ra với Kiều Quán Hoa. Câu trả lời là: “Tại sao lại không, nếu hãng AP muốn hy sinh một máy ảnh?”. Một vài ngày sau, một máy ảnh của báo chí và nhiều phim đã đã được chuyển giao tại Bàn Môn Điếm và sớm được gửi đến trại tù binh trên sông Áp Lục nơi Nô-en bị giam. Vào khoảng mười ngày sau, các bức ảnh do Nô-en chụp bắt đầu xuất hiện dần dần ở Bàn Môn Điếm đã gây ra một cảm xúc nhất định.
Rít-uê có vẻ tức giận, nhưng một điều xấu hơn đã xảy đến. Các cuộc đàm phàn về tù binh đang được tiến hành, thì ngày 18 tháng 12 năm 195l, một danh sách gồm 11.559 tù binh Liên hợp quốc bị giam ở miền Bắc đã được chuyển cho Phó Đô đốc Bu-thơ-ven E. Líp-bai của hải quân Mỹ, đứng đầu tiểu ban về vấn đề tù binh của Liên hợp quốc. Trên đầu danh sách của hơn 3.000 tù binh là tên Thiếu tướng Uyn-liam Đin, chỉ huy sư đoàn bộ binh Mỹ thứ 24 đã bị tiêu hao nhiều trong những ngày đầu của chiến tranh. Trong cuộc thông báo không chính thức cho những phóng viên có lựa chọn, sĩ quan báo chí Nất-ôn-xơ vồ ngay lấy tên của Đin để chứng minh toàn bộ danh sách là giả. Bộ chỉ huy Liên hợp quốc có “tin xác thực” rằng Đin đã chết, bị hành hình ngay sau khi bị bắt. Đoàn báo chí từ lâu đã khẳng định tin Đin đã chết.
Tướng Rít-uê không phải là người duy nhất lo ngại về thành công của các bức ảnh do Nô-en chụp. Hãng UP cũng bị thiệt hại nặng: “Những ảnh của Nô-en đã giết chúng tôi” - một trong những người đứng đầu bộ phận Tô-ki-ô của hãng UP đã nói như vậy. Anh ta đi Bàn Môn Điếm để hòng cứu vãn được gì chăng trong vấn đề ảnh chụp đó cho hãng tin của anh ta. “Những người Bắc Triều Tiên nói rằng họ đang giam giữ tướng Đin. Người của chúng tôi tôi nhấn mạnh rằng ông ta đã chết. Vậy anh có thể chụp cho chúng tôi m(}t vải ảnh của Đến để khứng minh rằng ông ta còn sống không?”
Vài ngày sau tôi đã có mặt trên con đường Khai Thành - Bình Nhưỡng với một nhà chụp ảnh Trung Quốc. Tình cờ cùng đi xe với tướng Nam Nhật trên đường về họp với Kim Nhật Thành. Chiếc xe đã bị bắn, và tôi vẫn còn nhớ hình ảnh Tướng Nam Nhật điềm tĩnh hút thuốc chẳng thèm nhìn lại khi đạn bắn xới con đường phía sau xe chúng tôi và bên cạnh những nông dân mặc áo trắng chạy vào các hầm bên đường. Người lái xe lao được xe vào một chỗ núp bên đường và tôi lại thấy trong nháy mắt vô số viên đạn bắn ra từ chiếc phản lực khi chúng nhào xuống xới bụi đất bay lên bên đường. Sau vài giờ không ngủ được vì bom của các cuộc tấn công ban đêm thường xuyên đã nổ quá gần, cuộc phỏng vấn với tướng Đin đã diễn ra và người thợ ảnh đã chụp được ảnh anh ta.
Một vài ngày sau tờ báo hằng ngầy chính thức của Quân đội Mỹ Sao và Vạch đăng hai trong báo liền ảnh tướng Đin mặt béo tốt, mặc áo cài chéo, chơi cờ vớicon người trong trại, ăn cơm bằng đũa, tập quyền Anh và dạo trong rừng.
Ảnh đã được đăng trên các báo ở Mỹ cùng với câu chuyện của tướng Đin như anh ta đã kể với tôi, và được tôi kể lại cho các nhà báo ở Bàn Môn Điếm, khi tôi trở lại đó Đin đã đi lang thang khoảng 3 tháng sau khi Sư đoàn thứ 2 của anh ta bị tan rã ở Ta-gôn, trốn trong rừng và sống với quả rừng. Cuối cùng anh ta gặp được một người Nam Triều Tiên biết tiếng Anh anh ta trả đô la để người này dẫn anh ta đến tuyến của Đồng minh, nhưng người này lại đưa anh ta đến trụ sở du kích gần nhất. Do đó anh ta trở thành tù binh quan trọng nhất của Bắc Triều Tiên.
Từ cuối tháng 10 năm 1952 từ Tổng hành dinh Tướng Phít-uê một bị vong lực đã được luân chuyển, phàn nàn rằng Tổng tư lệnh đã phải chú ý đến việc một số phóng viên lợi dụng những phương tiện treo dõi tin tức của mình để kết bạn về giao thiệp, trao đổi với địch. “Bị vong lục do Sĩ quan báo chí của Rít-uê công bố, nói rằng Bộ tư lệnh Liên hợp quốc lo ngạỉ trước việc một vài phóng viên giao thiệp quá mức, kể cả việc uống rượu với các nhà báo cộng sản”. Các phóng viên được nhắc nhở rằng những cách giao thiệp như vậy phải được chấm dứt ngay và trong tương lai, các phóng viên phải cư xử như thế nào đó để “không làm hại đến an ninh quân sự”.
Trong buổi sáng, sau khi công bố bị vong lục, toàn bộ đoàn báo chí Liên hợp quốc bày tỏ một “sự kết bạn” có tính chất phô trương kể cả “uống rượu”. Họ có thể làm như vậy vì nhiều người được chỉ thị đặc biệt khỏng phải tuân theo lệnh của Rít-uê. Nhưng viên chủ bút không may của tờ Sao và Vạch không được như vậy. Anh ta bị cách chức và phải trở về nước. Việc thay thế anh ta đã đi đôi với một cuộc tấn công bẩn thỉu vào Hãng AP, ngụ ý rằng có sự “bán mình” cho kẻ địch để kiếm một vài bức ảnh. Hãng AP phản đối và đòi được một chỗ bằng như vậy trên báo, để trả lời. Bài trả lời do Sác-li Béc-na viết, và phản ánh một phần những sự ngớ ngẩn của bộ phận quan hệ công cộng đã làm cho Rít-uê bị đẩy vào chân tường như vậy:
Tại sao quân đội lại phải có những lời tố cáo như vậy? Quân đội -không muốn những tin và những ảnh có giá trị mà những người cộng sản đưa ra... tất cả các phóng viên đều biết những phóng viên cộng sản là người như thế nào. Họ chỉ tin có chủ nghĩa cộng sản. Nhưng biết bao lần họ đã đưa ra những tin nóng hồi về điều gì đang xảy ra: tại bàn đàm phán cho các phóng viên Đồng minh và các câu chuyện của họ đều là đúng đắn. Vài tháng trước đây Bộ chỉ huy Liên hợp quốc công bố không có cuộc họp phổ biến tin tức nữa, trong khi các tiểu ban đình chiến vẫn tiếp tục các cuộc họp. Và các nhà báo cộng sản vẫn được thông báo tin và họ thông báo lại cho các nhà báo Đồng minh. Đỏ là tin tức duy nhất về cuộc đàm phán ngừng bắn mà cáo báo cáo của thế giới tự do có được. Quân đội không muốn loại tin đó bởi vì những ảnh của tù binh Đồng minh ở Bắc Triều Tiên luôn luôn cho thấy những tù binh được nuôi tốt và được đối xử tử tế... Truyên truyền của cộng sản chăng. Tất nhiên, đó điều mà cộng sản muốn qua những bức ảnh của họ, nhưng không có ai mặc cả gì với các nhà báo cộng sản cả. Ảnh và tin của họ là hoàn toàn tự do (Sao và Vạch. ngày 10 tháng 2 năm 1952).
Rít uê và Nất-côn-xơ chịu một số thất bại lớn về tuyên truyền đối với điều mà chính họ làm ra. Lý do mà báo chí Liên hợp quốc không có được những bản tin của chính họ, đó là vì những bản tin đó sẽ tiết lộ khoảng cách giữa điều được nói ra để sử dụng ở trong nước, tức là đòi chấm dứt chiến tranh với chính sách thực sự của các nhân vật quân sự quan trọng, tức là muốn tiếp tục chiến tranh. Chiến lược đàm phán của Mỹ là nhằm vào điều đó, nhưng lại giấu không cho công chúng biết. Tất cả những nhà báo theo dõi các cụm đàm phán khá lâu đều biết điều đó. Trong một phản ứng ngầm chống lại chính sách ngăn cấm báo chí của Rít-uê - Nấc-côn-xơ. Câu lạc bộ báo chí hải ngoại dành giải thưởng 1951 - 1952 về công trình nhiếp ảnh nổi tiếng trong năm cho Pê-pi Nô-en. Và đó thực sự là giải thưởng có giá trị. Tháng 5 năm 1952, tướng Rít-uê rời Tokio đi nhận nhiệm vụ mới - tư lệnh Đồng minh tối cao ở châu Âu và tôi không nhớ khi ông ta ra đi có nhiều người khóc không, nhưng chắc là không có nước mắt của giới báo chí.
Trong lúc đó, vì Bun-ga-ri đã cấp thị thực xuất cảnh cho vợ tôi và vỉ các cuộc đàm phán ngừng bắn ở Triều Tiên rõ ràng là còn tiếp tục một thời gian nữa, tôi đã thăm dò khả năng ở vợ tôi làm công việc hiệu đính các bản viết bằng tiếng Pháp cho Nhà xuất bản tiếng nước ngoài của Trung Quốc. Do nhu cầu phù hợp với khả năng nên không có vấn đề gì lớn. Cô ta cũng đang làm thủ tục để được chấp nhận là phóng viên của tờ Mặt trận văn học, tạp chí hàng tuần của Hội nhà văn Bungary. Tôi đang thăm trại tù binh ở sông Áp Lục thì nhận được điện báo Vét-xa đang đến Bắc Kinh trên con tàu tốc hành xuyên Siberi. Tôi liền đi Thẩm Dương bằng xe gíp đến An Đông rồi từ đó đi bằng tàu lửa. Tôi tới Thẩm Dương trong một đêm tắt điện vì máy bay Mỹ ném bom nhà máy thuỷ điện Sui Ho trên sông Áp Lục mà tôi đã đi qua 1-2 giờ trước đó.
Khi tàu đến Thẩm Dương, Vét-xa được đưa xuống cùng với hành lý và đi ngược với chiều về Bắc Kinh để qua cầu của sông Áp Lục, tuy bị hư hại nặng vì bom nhưng vẫn còn dùng được, để vào Triều Tiên. Chúng tôi chỉ ở chung được với nhau một tháng đầu. Đó là một kiểu đón tiếp rất mất lịch sự đối với với người vợ mới cưới được hai năm rưỡi. Cuộc chiến tranh tiếp tục 18 tháng liền sau khi các vấn đề lớn đã được giải quyết như định ra đường ngừng bắn, và việc giám sát quốc tế, và các đại biểu đang quần nhau về vần đề trao đổi tù binh. Thông thường đây là một vấn đề giải quyết đơn giản nhất. Theo những công ước hiện hành, thì việc hồi hương các tủ binh sẽ được thực hiện càng sớm càng tốt sau khi chiến sự chấm dứt. Tuy vậy các nhà thương lượng Mỹ lại nêu ra nguyên tắc hoàn toàn mới về hồi hương tự nguyện, nghĩa là làm cho Tưởng Giới Thạch có thể xen vào công việc của tất cả các tù binh Trung Quốc; Lý Thừa Vãn của Nam Triều Tiên có thể xen vào công việc của các tù binh Triều tiên. Các nhà thương lượng Mỹ vẫn đã không muốn ngừng bắn, lại có điều kiện để ngăn cản một cách vô hạn định một giải pháp toàn bộ. Các nhà thương lượng Bắc triều Tiên- Trung Quốc coi việc “giữ lại bắt buộc” đó và việc gây sức ép để các tù binh Trung Quốc và Bắc Triều Tiên từ bỏ quyền hồi hương là rất lạc lõng. Nhưng cuối cùng vấn đề này dường như cũng được giải quyết. Các đại biểu đã thoả thuận rằng tất cả các tù binh muốn về nước sẽ được trao đổi ngay sau khi hiệp định ngừng bắn được ký. Những người còn lại thì đưa đến những khu vực khác để họ cân nhắc có về nước hay không, sau khi được trình bày những điều kiện về nước. Theo tin của báo chí Liên hợp quốc, ngày 16 và 17 tháng 6 năm 1953 khi hiệp định toàn bộ đã thảo xong và sẵn sàng được ký thì quân Lý Thừa Vãn, với sự đồng loã của các cai ngục Mỹ đã dùng súng ép 27.000 tù binh Bắc Triều Tiên ra khỏi trại giam. Rồi Lý công bố số đó sẽ được sáp nhập vào các lực lượng vũ trang của hắn ta. Việc này đã phá hoại cơ sở của hiệp định sắp được ký vào ngày 25 tháng 6, kỷ niệm lần thừ 3 ngày xảy ra chiến tranh Triều Tiên.
Để làm yên dư luận công chúng và các Đồng minh Liên hợp quốc hiện có quân ở chiến trường, Tổng thống Ai-xen-hao (vừa đánh bại ứng cử viên Dân chủ Át-lai E. Stê-ven-xơn trong cuộc bầu cử tổng thống năm 1952 bằng lời cam kết chấm dứt chiến tranh Triều Tiên) đã cử thứ trưởng Ngoại giao Oan-tơ S. Hô-bec-xơn đốn nói chuyện với Lý. Sau 2 tuần gặp nhau hằng ngày giữa hai tên “diều hâu” nổi tiếng đó, một thông cáo chung nói rằng một công ước “an ninh chung” đã được thoả thuận. Trong vòng 24 giờ, Lý đã hân hoan công bố rằng những cuộc đàm phán chính trị sẽ được đưa ra sau ngừng bắn, (điều 5 của chương trình) sẽ bị giới hạn trong 3 tháng, sau đó y có quyền tự do hành động một mình. Việc đó lại phá hoại một điều khoản quan trong khác của dự thảo hiệp định.
Các lực lượng Bắc Triều Tiên - Trung Quốc lại hoạt động trở lại và trong vòng 6 ngày đã quét sạch 5 sư đoàn Nam Triều Tiên và làm tê liệt 2 sư đoàn nữa. Có một điều không được biết là việc Canada đã ra một tối hậu thư cho Mỹ. Điều này đã được nhà ngoại giao Canada Se-xtơ Ron-ning tiết lộ. Ron-mng lúc này đứng đầu Vụ Mỹ và Viễn Đông của Bộ Ngoại giao Canada đã viết trong cuốn sách Một ký sự về Trung Quốc trong cách mạng:
Canada không thể chấp nhận bị cột chặt vào một lập trưởng cuối cùng có nguy cơ phá hoại các cuộc đàm phán. Canada doạ không tham gia các hoạt động chiến sự được trở lại, nếu Bộ chỉ huy Liên hợp quốc không chấp nhận những điều kiện của Liên hợp quốc cho một cuộc đình chiến. Đây là một bức thư tối hậu thực sự với đúng nghĩa của nó, là một tuyên bố cuối cùng về các điều kiện mà nếu bị bác bỏ sẽ đưa lại sự cắt đứt quan hệ của Canada với các cường quốc khác gắn với hành động của Liên hợp quốc ở Triều Tiên. Chính lập trường kiên quyết này của Canada đã thúc ép một quy định hoặc là hoàn toàn làm theo các điều kiện của Đại hội đồng vừa ký một cuộc đình chiến hoặc là, tiếp tục một giải pháp quân sự mà không có sự tham gia của Canada.
Các nhà thương lượng Liên hợp quốc trở lại nhà lều hội nghị. Tướng Nam Nhật yêu cầu một loạt các biện pháp nhắm bảo đảm là sẽ không có giới hạn về thời gian cho cuộc đình chiến. Nó phải bao gồm cả các lực lượng Nam Triều Tiên và Liên hợp quốc. Bộ chỉ huy Liên hợp quốc không được ủng hộ hậu cần và mọi ủng hộ khác cho bất kỳ hành động xâm lược nào của quân đội Nam Triều Tiên; quân đội Nam Triều Tiên cũng phải ngừng bắn trong vòng 12 tiếng sau khi hiệp định đình chiến được ký kết; và những bảo đảm khác. Những yêu cầu này đều được trung tướng William K. Ha-ri-xơn chấp nhận và các trở ngại cuối cùng đã được gạt bỏ để ký hiệp định ngừng bắn.
Trong ngôi chùa Hoà Bình bề thê do quàn đội nhân dân Triều Tiên xây dựng trong 5 ngày tại địa điểm thương lượng Bàn Môn Điếm, vào lúc 10 giờ sáng ngày 27 tháng 7 năm 1953, Ha-ri-xơn và tướng Nam Nhật đã ký những văn kiện quy định sẽ chấm dứt tiếng súng trong vòng 12 tiếng sau đó. Cuối ngày hôm đó, các văn kiện được tướng Mác Clác (người đi thay cho tướng Rít-uê) ký tiếp ở Mun San và tướng Kim Nhận Thành ký tiếp ở Bình Nhưỡng.
Về phương diện cá nhân, một sự kiện quan trọng đã xảy ra 10 tuần trước đó. Bút danh mà tờ Tin nhanh hàng ngày đặt ra cho tôi đã được chính thức hoá bằng sự ra đời của Pi-tơ, con trai của Vét-xa Ô-xi-cốp-xca và Uun-phrết Burchett ở Bắc Kinh...
Như là một ghi chú về tên của chương này, cần phải chú ý rằng “cuộc chiến tranh báo chí” đã được tiến hành mãnh liệt giữa các nhà báo được chấp nhận bên cạnh Bộ chỉ huy của Liên hợp quốc với các sĩ quan báo chí của Mỹ hơn là giữa các nhà báo của mỗi bên. Mối quan hệ hầu như luôn luôn bình thường như giữa các nhà chuyên nghiệp và tình bạn được xây dựng tại Khai Thành - Bàn Môn Điếm đã đứng vững trước thử thách của thời gian...