Sau 5 năm ở Moscow, những ý nghĩ của tôi ngày càng hưởng về châu Á, đặc biệt là về Việt nam. Những người thỉnh thoảng từ Việt nam đến mang lại những tin báo động về chiến sự đã tiếp diễn và về khả năng của một cuộc chiến tranh toàn bộ. Tại Moscow, tờ Tin nhanh hàng ngày, có một phóng viên. Sau đó có thêm các phóng viên khác của tờ Bưu điện hàng ngày, tờ Điện tín hàng ngày và BBC. Đối với báo chí và các phương tiện thông tin của Anh, thì vai trò tiên phong của tôi đã chấm dứt. Sau khi tờ Tin nhanh hàng ngày không cần đến sự phục vụ của tôi nữa, tôi chuyển sang ở Thời báo tài chính mà các bạn đọc cần tin tức khách quan về các sự phát triển kinh tế và về tin tức nghiên cứu thị trường. Đây là một lĩnh vực hoạt động mới, lý thú, những quá xa với những quan tâm thực sự của tôi. Sự tin tưởng rằng tôi không bao giờ có thể làm phóng viên tại tổng hành dinh đã được củng cố thêm. Ngay những lúc hồ hởi nhất trong việc đưa tin về các cuộc chinh phục vũ trụ, sự quan tâm của tôi vẫn gắn chặt vào các vấn đề của trái đất chúng ta. Chính ở đây, tương lai của nhân loại phải được quyết định.
Mùa xuân năm 1962, tôi thăm lại các quốc gia Đông Dương cũ nhằm tiếp xúc với thực tế rất cần thiết cho tôi trong các cuộc nói chuyện với Cụ Hồ Chí Minh ở Hà Nội; với các hoàng thân anh em cùng cha khác mẹ, Xu-pha-nu-vông ở cánh đồng Chum và Xu-va-na Phuma ở Viêng Chăn; với Thái tử Norodom Sihanouk ở Phnompenh; và với hàng chục những người tị nạn dọc theo các biên giới Campuchia, Lào và đang trốn qua vĩ tuyến 17 để vào Bắc Việt nam, tôi ngày càng tin rằng Mỹ đã tiến hành một cuộc chiến tranh bí mật ở miền Nam Việt nam, Lào và đang gây các sức ép không thể chịu đựng nổi nhằm buộc Sihanouk phải từ bỏ chính sách trung lập của ông ta ở Campuchia. Khi tôi thay đổi đề tài bằng việc đề nghị cho tôi xem xét tình hình ở miền Nam, Cụ Hồ Chí Minh khuyên tôi trước tiên nên thăm các vùng biên giới và tôi đã làm như vậy trong các tuần tiếp theo sau đó.
Dọc theo tất cả các biên giới, tình hình đối với người kinh cũng như các dân tộc ít người, nhất là ở những vùng dọc theo biên giới của Việt nam với Lào và Campuchia, đều giống nhau. Đang có cuộc dồn nông dân và các bộ lạc vào trại tập trung mà người ta gọi là các ấp chiến lược. Dọc theo biên giới phía nam của Campuchia, giáp với các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. khói và mùi của chiến tranh làm vẩn đục không khí khi cuộc hành quân “Mặt trời mọc” lên đến đỉnh cao. Đây là cuộc hành quân lớn đầu tiên do cố vấn Mỹ chỉ đạo và được không lực Mỹ yểm trợ. Lúc đó, tôi chỉ nghe những câu chuyện do những người tị nạn chạy trốn kể lại về những sự khủng khiếp của bom na-pan, bom sát thương và những “toán bình định” đến để dồn những người còn sống sót vào các ấp chiến lược. Chính ở dọc vĩ tuyến 17 tôi đã gặp ông Nguyễn Văn Hiếu, Tổng thư ký của Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt nam trên đường ra Hà Nội để báo cáo về Đại hội lần thứ 1 của Mặt trận dân tộc giải phóng miền miền Nam Việt nam họp ở tỉnh Tày Ninh từ ngày 16 tháng 2 đến ngày 3 tháng 3 năm 1962. Ông là cán bộ lãnh đạo của Việt cộng. Đây là một con người gợi cảm với một khuôn mặt bình tĩnh, suy tư và một tinh thần trong sáng, hay phân tích. (Sau khi Việt nam thống nhất, ông trở thành Bộ trưởng Bộ Văn hoá của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam). Trả lời câu hỏi đầu tiên của tôi về giai đoạn mà cuộc đấu tranh đã đạt tới, ông nói: “Nói chung Ngô Đình Diệm kiểm soát các đô thị và phần lớn, chứ không phải tất cả các đường chiến lược. Chúng tôi nắm nông thôn. Nhưng nếu Diệm và các cố vấn quân sự Mỹ muốn ra khỏi Sài Gòn, thì chúng chỉ có thể thực hiện được bằng việc tổ chức một cuộc hành quân. Chúng không dám di chuyển, thậm chí 10 hoặc 15 dặm về phía bác Sài Gòn. Sự khủng bố và sự đàn áp đã man đang đẩy mọi người vào cánh tay của cuộc kháng chiến”. Khi tôi hỏi Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt nam lấy vũ khí của mình ở đâu, ông Nguyễn Văn Hiếu nói: “Trong giai đoạn này, chúng tôi dùng vũ khí lấy được của Mỹ vào tất cả các hành động lớn và cũng dùng những vũ khí do những người đảo ngũ của các lực lượng Sài Gòn mang đến, thường là những đơn vị trọn vẹn. Người Mỹ rêu rao rằng chúng tôi được cung cấp vũ khí từ Bắc Việt nam. Nhưng đó sẽ là điều ngớ ngẩn ngay khi việc đó có thể làm được. Bạn hãy nghĩ đến vấn đề vận chuyển, nhất là khi những hành động quan trọng nhất của chúng tôi lại xảy ra trong các khu vực cực nam. Chính người Mỹ cung cấp cho chúng tôi tại nơi mà chúng tôi cần đến. Rõ ràng là tốt hơn nếu chúng tôi lấy được loại súng phù hợp với loại đạn mà chúng tôi đã chiếm được hoặc mua ở chợ đen”.
Rõ ràng cuộc chiến tranh của Việt cộng ở miền Nam cũng theo một kiểu mẫu giống như kiểu mẫu của cuộc chiến tranh của Việt nam chống Pháp. Tôi trở lại Moscow tin chắc rằng cuộc chiến tranh sẽ trở thành quy mô lớn. Một khi đã tham gia vào một cuộc mạo hiểm như vậy Mỹ sẽ tăng gấp đôi công sức của họ, nhưng rồi họ cũng sẽ thua. Vào lúc này, tôi đã biết một ít về lịch sử Việt nam và cách mà các chính quyền cũ và nhân dân đã đứng dậy để chống mọi kẻ xâm lược chiếm đóng trong 2.000 năm và cuối cùng đã đánh bại chúng. Do đó trong một quyển sách mà tôi viết ngay trong chuyến đi thăm dài ngày này The Furtive War (Cuộc chiến tranh lén lút - ND) đã có một sồ nhận xét có tính chất tiên tri; những lời tiên đoán này có thể sẽ có tác dụng tích cực đối với các Tổng thống Mỹ nếu họ chịu để ý tới. Nước Pháp đã đưa những tướng và nguyên soái từng lẫy nhất của họ sang tham gia cuộc chiến tranh Đông Dương. Hết người này đến người khác, những tướng lĩnh đỏ đã mất tiếng tăm hoặc sinh mạng. đôi khi cả hai. Các tướng của Lầu Năm Góc dường như cũng nghiêng theo con đường như vậy. Họ dường như nghĩ rằng với sự ủng hộ của Mỹ, họ có thể làm tốt với tên độc tài Ngô Đình Diệm hơn là người Pháp với vua Bảo Đại. Những mảnh vụn của máy bay Mỹ, xe tăng và những cỗ pháo trong thung lũng Điện Biên Phủ là lời cảnh cáo khá đủ cho những điều sẽ xảy ra vào cuối con đường. Nước Mỹ có thể nhiều tướng hơn người Pháp nhưng sinh mạng và tiếng tăm của họ hoặc cả hai, cũng có thể bị huỷ diệt. Kết quả cuối cùng sẽ giống nhau. Họ không có đủ khả năng để buộc người Việt nam quỳ gối.
Ro ràng là Nhà Trắng có thể tự bào chữa cho mình vì không thay đổi chính sách trước ý kiến của một nhà báo nước ngoài, cấp tiến như tôi. Nhưng có những chuyên gia báo chí Mỹ có uy tín, sản sinh ra tử trong nước, không cấp tiến cũng nói những điều giống như vậy. Họ cũng thấy, như tôi đã thấy rằng ít có công việc gì khó khăn và mạo hiểm bằng việc tìm cách kéo một cuộc chiến tranh ra khỏi những kẻ gây ra chiến tranh, một khi họ đã ngoạm răng nanh của họ vào đó. Nếu có độc giả nào nghĩ rằng tôi đã hài lòng vì được là một trong những người đầu tiên báo trước điều mà nước Mỹ đang đi tới ở Việt nam, thì không phải là như vậy. Trái lại, tôi rất phiền muộn trước điều mà chắc chằn sẽ xảy ra ở Việt nam và rất thất vọng trước sự bàng quan chính thức rất phổ biến lúc bấy giờ. Tôi chán nản đến mức phải nắm bệnh viện đến 4 tháng, trong đó 3 tháng ở bệnh viện Moscow. Về bệnh lý thì được chẩn đoán là bị viêm thần kinh gốc ở lưng. Sau đó các bạn thầy thuốc tâm thần phương Tây cho biết trường hợp của tôi là một hình thức suy nhược cơ thể và tâm thần gây ra do lo nghĩ quá nhiều. Tôi bị sút sức khoẻ rất nhiều trong một thời gian, đến mức nhà văn Australia Phran-cơ Hác-đi, sau khi thăm tôi ở bệnh viện, nói với các bạn rằng: “Burchett sẽ không thể nào đi trở lại được có lẽ anh ta sẽ không bao giờ rời bệnh viện”. Tuy vậy, tôi vẫn có các kế hoạnh khác, chủ yếu là đi Việt nam càng sớm càng tốt để tự mắt thấy được tình hình.
Trong phòng đợi lại sân bay Viêng Chăn đầu tháng 11 năm 1963, trong khi đơn chiếc máy bay giao thông của Uỷ ban kiểm soát quốc tế bay từ Hà Nội đến Phnompenh, thình lình tôi nhận thấy trong một ghế trống bên cạnh tôi có một máy chữ Héc-mét kiểu nhỏ. Tôi kín đáo chuyển sang một ghế khác, tôi kinh ngạc nhận thấy khuôn mặt quen của Téc Hao-ơ. Chúng tôi đã cùng làm việc với nhau trong những ngày ở Berlin khi anh ta là phóng viên của tờ Tóm tắt hàng ngày của ngài Kem-xlây. Vợ anh ta, Rô-bin, tác giả của nhiều cuốn sách về môn nấu ăn và anh ta, Téc Hao-ơ đã là khách của tôi tại một bữa ăn trưa thịnh soạn ở Niu Đê-li 3 năm trước đây. Anh ta lướt mắt qua khắp phòng đợi, thỉnh thoảng lại nhìn vào mặt tôi, rồi lại bỏ qua. Việc cải trang của tôi với bộ râu đen bắt đầu bạc và đôi kính râm đậm đã có tác dụng. Nếu anh ta xem danh sách hành khách, anh ta sẽ thấy một người Áo, tên là Bức-ca-đơ nhà kinh doanh đăng ký đi Phnompenh. Téc nhìn trẻ lại và bắt đầu có một cái nhìn chằm chằm, nghi kỵ nhưng may thay chuyến bay Băng Cốc của anh được công bố trên loa phóng thanh. Anh ta sách ngay máy chữ đi ra cửa.
Tôi đã đi vào công việc nhà báo quan trọng nhất của. tôi kể từ Hirosima, và mong muốn sâu sắc nhất của tôi là không nên gặp bất cứ đồng sự nảo vào giai đoạn này. Bộ râu của tôi là bộ râu thật, có được là nhờ hơn một tháng lăn lộn với các du kích của Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt nam ngay ở phía nam vĩ tuyến 17 xuyên qua biên giới từ Lào. Các cán bộ từ các tỉnh Bắc của Nam Việt nam và từ cao nguyên thường đến những điểm hẹn để thông báo cho tôi tình hình khu vực của họ, chủ yếu là những phát súng đầu tiên đã xảy ra như thế nào và về tình hình mới nhất. Rõ ràng là tôi cần phải đến sát hơn trung tám của các sự việc gần Sài Gòn hơn, nơi Ban lãnh đạo Mặt trận dân tộc giải phóng đóng trụ sở. Vi vậy tôi trở về Hà Nội chuẩn bị những kế hoạch chi tiết để vào Campuchia và từ đó vào Mặt trận dân tộc giải phóng miền miền Nam Việt nam mà không gây thiệt hại gì cho chính sách trung lập của Sihanouk. Sihanouk sẽ không có cách gì cả ngoài việc từ chồi, nếu tôi xin phép một cách hợp pháp. Còn nếu tôi đi qua mà ông ta không biết thì cũng chỉ thêm một chuyến vượt qua biên giới trong sồ hàng trăm chuyến vượt qua hàng ngày không hợp phàp nhưng òng ta không kiểm soát được. Vì vậy mới có sự sửa đổi cải trang đôi chút mặt mũi, tên tuổi và quốc tịch của tôi. Các bạn Bắc Việt nam và Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt nam rất xem trọng việc không làm hại đến lập trường của Sihanouk và tôi đã làm như vậy.
Chẳng có gì xảy ra ở sân bay vì danh sách hành khách của máy bay Uỷ ban kiểm soát quốc tế thường không bao giờ bị kiểm tra. Nhưng một giờ sau khi tôi vào buồng ở khách sạn, có tiếng gọi cửa và một con người to lớn tóc hung hung đưa tay ra cho tôi và nói với một giọng Mỹ. “Hi! Bạn là Winfred Burchett? Tôi là Rớt Johnson của Uỷ ban phục vụ những người bạn Mỹ. Tôi thấy tên bạn trong danh sách dưới nhà và không thể ngờ đến số may của tôi. Tôi đang đọc các bài báo của bạn trong tờ Người bảo vệ và nghĩ rằng bạn có lẽ còn ở trong rừng Quảng Nam”.
Làm gì bây giờ? Các kế hoạch vạch ra một cách thận trọng đã bay thành mây khói. Anh ta có một bộ mặt tao nhã và tổ chức của anh ta cũng có tiếng tốt. Tôi quyết định phó mặc cho tính ngay thẳng của anh ta. Tôi bèn nói “Tôi mới từ Quảng Nam đến và bạn sẽ đọc về nó trong các bài của tôi. Nhưng đề nghị cho tôi một đặc ân. Tình cờ bạn gặp tôi, nhưng đừng tiết lộ sự có mặt của tôi cho các đồng sự nhà báo khác, nếu không họ sẽ quấy rày tôi mãi mãi. Tôi cần nghỉ vì thế tôi mới chọn khách sạn không có tiếng này”. Anh ta hứa với tôi hoàn toàn kín đáo và đã giữ lời hứa. Đó là cơ sở cho một tình bạn vững bền, được nối lại tại những cuộc gặp gỡ ở nhiều nơi trên thế giới.
Sau đó, tôi mới phát hiện ra rằng người bạn địa phương chịu trách nhiệm đăng ký khách sạn cho tôi đã quên tên mới của tôi. Vì thế mà Rớt Johnson phát hiện được nơi ẩn trong khiêm tốn của tôi.
Sáng sớm hôm sau, tôi được đưa nhanh bằng xe hơi đến tỉnh biên giới Tây Ninh của Nam Việt nam. Đêm đó, sau khi vượt sông Mê Công bằng phà tại Công Pông Chàm và nghỉ tại một đồn điền cao-su vì cái nóng buổi chiều và đầu đêm người lái xe đưa tôi đến một điểm mà con đường đi song song rất gần với biên giới. Khi biết không có ai theo dõi, người lái xe cho xe đi chậm lại và bật đèn ba lần. Cũng có ba tia sáng trả lời lại. Xe dừng lại và tôi nhảy xuống. Cả người tôi và túi dết được những bàn tay không thấy mặt đón lấy và đẩy vào một cái rãnh đầy lau sậy, đúng vào lúc ba xe tải đầy quân Campuchia súng ống sẵn sàng chạy qua, chiếu đèn vào phía chúng tôi. Rồi chúng tôi bắt tay nhau, nhưng không được nói gì và tôi được hướng dẫn bám vào nòng súng của anh du kích đi trước tôi để đi tới. Chúng tôi đi rất nhanh và không có tiếng động trừ tiếng sột soạt của lá khô dưới dép cao-su. Sau khoảng một tiếng đồng hồ chúng tôi ngồi lại trên một thân cây, vẫn còn phải tiếp tục thận trọng. Vài phút sau đó, một du kích xuất và cho biết mọi việc đều tốt. Chúng tôi tiếp tục đi hai tiếng đồng hồ nữa, đây là những lúc khó khăn nhất cho tôi cũng như khi chúng tôi để xa hơn về phía bắc, bởi vì chúng tôi phải lê chân qua những “cái cầu” chỉ làm bằng một thân cây hoàn toàn tròn.
Cuối cùng chúng tôi dừng lại và cái túi dết được để xuống đất. Bây giờ cười hồn nhiên hơn, bắt tay mạnh mẽ hơn và đã nghe nói đến hai tiếng: Nam Bộ. Thuốc lá được đốt lên và mọi người thấy thoải mái. Việc nói chuyện với nhau chỉ bị hạn chế vì khó khăn ngôn ngữ, khi tôi chỉ biết vài tiếng Việt nam còn họ thì chỉ biết vài tiếng Pháp.
Khi chúng tôi nghỉ, hai chiến sĩ du kích hạ một cây nhỏ, tỉa hết nhánh và cột những dây võng của tôi vào hai đâu cây. Tôi được mời nằm trên chiếc võng đã trở thành một cái cáng nằm trên vai của hai chiến sĩ du kích lực lưỡng. Với một thái độ giận dữ nhất định, tôi yêu cầu họ thử gân chân của tôi. Có những nụ cười và những lời nói tán thưởng và kết quả là chiếc võng được tháo ra gấp lại, còn cây thì bị vứt đi. Ngay hôm sau khi tôi gặp người phiên dịch, anh ta giải thích rằng những người du kích đã được báo là tôi “đã già và không quen đi bộ”. Đó là một sự nói không đúng đối với tuổi 52 của tôi và đối với những năm tháng hoạt động của một chương trình luyện tập khắc nghiệt trước đây của tôi. Nhưng hiếm khi tôi thấy những người du kích nắm sai tin tức.
Trong những ngày này, chỉ những người miền Nam tập kết ra Bắc theo Hiệp định Giơ-ne-vơ mới được phép trở về. Họ đã ra miền Bắc bằng thuyền nhưng sẽ trở về bằng đôi chân của họ. Nhiều người đã quá già và không còn đủ sức để đi, cho nên chương trình luyện tập một tỉnh rừng núi Hoà Bình của Bắc Việt Nam, trên thực tế là một cuộc thử thách để loại bớt số người. Chương trình gồm có đi với tốc độ nhanh bắt buộc, leo núi, ăn cơm hoặc sắn hết ngày này qua ngày nọ, bắn súng trường và súng ngắn (trên thực tế, tôi không hề bao giờ mang một vũ khí nào trong bốn chuyến đi sau đó của tôi vào các vùng chiến tranh). Nhưng cũng giống như những vị chủ nhà không muốn hy sinh cuộc đời của tôi vì không thể chịu đựng được sự khắc khổ và tốc độ của cuộc chiến tranh nhân dân, tôi cũng không muốn hy sinh cuộc đời của những người đồng hành với tôi vì tôi không theo kịp tốc độ của họ. Do đó, tôi cố gắng và tôi đã thành công, để chứng minh rằng tôi có thể đạt được những tiêu chuẩn của họ, như kết quả của những năm tháng lăn lộn trong cuộc đời khủng hoảng trên khắp đất nước Australia.
Vào ngày thứ hai sau khi tôi vượt qua biên giới, những chiếc xe đạp đã được đưa đến. Chương trình luyện tập gồm có vượt qua chỗ trống, vượt qua các suối cạn và các lòng sông khô, nhưng không tập đi xe đạp Những ấn tượng của tôi, ghi lại lúc đó đã nhắc đến một số những điều may rủi.
Một con đường nhỏ hẹp, quanh co, không bao giờ có được 3, 4 mét đường thẳng, với rễ cây và gốc cây gẫy khắp nơi. Những gốc cây con và những bụi cây bị chặt gần sát đất, vướng vào pê-đan và mắt cá của bạn; những dây leo sẵn sàng quấn vào cổ bạn nếu bạn nhìn luống để tránh gốc cây; những cành nứa chéo nhau thành giàn không bao giờ cao quá đầu của bạn, dù cho bạn cúi sát xuống tay lái như thế nào. Vô số gai nhọn chìa ra đường xé áo xé da thịt của bạn ra từng mảnh. Nào bẫy, nào gốc cây, nào thòng lọng nào gai sẵn sàng ngáng xe bạn lại và hất ngã bạn bất cứ lúc nào...
Tệ hơn nữa là ngoài việc tôi rất sợ phải vượt qua những chiếc cầu chỉ làm bằng một thân cây như đã nói ở trên. Bây giờ lại phải vác xe đạp trên vai qua những cầu như vậy. Thế nhưng sau ít giờ đi xe đạp trên con đường mòn đầy gốc cây quanh co khúc khuỷu, tôi bắt đầu thích tiếp tục đạp xe ý thức về thăng bằng đã trở lại và hết ki lô mét này đến ki lô mét khác vèo vèo lui lại sau. Nó còn tốt hơn một xe gíp, bởi vì không có tiếng động cơ nên nghe rõ mồn một tiếng máy bay để lao vào bụi.
Chiếc xe đạp Nam Bộ đầu tiên của tôi là chiếc “Ma vích” và tuy nó thuộc nhãn hiệu Pháp, nhưng khung và hai bánh có khắc chữ Mỹ - Việt nam nói lên đó là quà của nhân dàn Mỹ. Cũng giống như quả bom na-pan và cái túi dết của du kích và quân đội mà tôi gặp trên đường cũng vậy. Túi dết hầu như là các túi đựng bột mỳ trắng, trên có in những chữ lớn: “Đây là quà của nhân dân Mỹ, không được bán hoặc trao đổi”... ngoài những vũ khí đã lấy được, hầu như mọi trang bị mà tôi thấy từ máy phát điện đến các máy hàn tại chỗ về trang bị tia X đều khắc chữ về nguồn gốc của nó...
Vào ngày thứ ba sau khi vượt biên giới, nhóm chúng tôi được cấp thêm một phiên dịch, một bác sĩ, một người nấu bếp, một cán bộ an ninh, một cán bộ thuộc cơ quan báo chí Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt nam và một người bảo vệ cá nhân. Trong gần 3 tháng chúng tôi cùng đi với nhau, được bổ sung bằng những người hướng dẫn, được luôn luôn thay đổi từ vùng này qua vùng khác. Hầu như không tôi luôn luôn có mặt trên đường đi từ sáng sớm cho đến giữa ngày với 10 phút nghỉ sau một giờ đạp xe. Sau bữa cơm trưa nghỉ trưa, cuối buổi chiều và buổi tối thì đi thăm các đơn vị quân đội, các thôn xã, các xưởng vũ khí trong rừng, các trạm y tế hoặc dành cho các cuộc phỏng vấn và các hội diễn văn nghệ. Thời tiết nóng và ẩm ban ngày, nhưng ban đêm thì chịu được, và trừ khi có pháo lớn và súng cối bắn quá gần, còn thì tôi ngủ rất ngon trên một chiếc võng treo giữa hai cây với một chiếc màn mà đình màn thì bằng ni lông để tránh lá cây và sâu bọ.
Đó là thời kỳ trước khi chiến tranh hoá học Mỹ làm trụi lá cây và giết hại chim muông, trước khi các đồn điền cao-su và những rừng hoang bị xoá sạch, và khi mà người ta cảm thấy hoàn toàn an toàn nếu đi hoặc nghỉ dưới vòm rừng xanh. Sau khi trình bày những điều mà tôi muốn thấy và chụp ảnh những người mà tôi muốn gặp và tất cả những gì có thể minh hoạ cuộc chiến tranh nhân dân đã được tiến hành ở miền Nam Việt Nam như thế nào, tôi rất vui sướng để tất cả các việc sắp xếp hoàn toàn trong tay những người chủ của tôi. Hành trình của chúng tôi thường bị thay đổi từ giờ này qua giờ khác, tuỳ theo nội dung của những thư ngắn viết chi chít trên những mảnh giấy nhỏ có thể nuốt được, mà cứ vài giờ những người giao liên đi xe đạp lại mang tới. Khi chúng tôi ở những vùng tương đối trống trải ở nông thôn, những máy bay do thám Mô- ran của Pháp mà các bạn của tôi gọi là “đầm già” là tai hoạ đối với cuộc sống của chúng tôi. Mỗi khi các máy bay đó phát hiện được cái gì thì máy bay ném bom chiến đấu và các máy bay lên thẳng gắn súng sẽ đến “làm nhiệm vụ” ngay.
Một buổi xế chiều, vì bị “đầm già” phát hiện và phải đạp xe nhanh qua một đồn điền cao-su, trong khi vẫn còn nóng, tôi rất ngạc nhiên khi được đưa vào một căn nhà tranh và thấy trên chiếc bàn tre một chai Uýt-xki Giôn Hegơ. Người chủ nhà đã nhiều tuổi được giới thiệu là một “nhà cách mạng lão thành từ cuộc nổi dậy Mỹ Tho năm 1940” hỏi tôi muốn uống nguyên chất hay pha với Xô-đa. Khi thấy tôi ngạc nhiên, ông ta nói: “Nhưng anh ở Sài gòn rồi mà!”. Trên thực tế chúng tôi ở cách trung tâm Sài Gòn 6 dặm, gần một xã lớn, An Thạnh Tây mà Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt nam nắm rất chắc. Nơi mà tôi đến thăm sáng mai, chỉ có thể đến bằng cách đi bộ. Rõ ràng vừa mới xảy ra đánh nhau ở đó, một số nhà đã bị phá huỷ, nhung đó là một xã dầy sức sống với nhiều cờ và khẩu hiệu của Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt nam.
Một trong những chiến công của những “người vạch chương trình” cho tôi là hộ tống tôi vào được trong một ấp chiến lược nằm dưới sự kiểm soát của chính quyền Sài gòn. Đó là quận Hóc Môn của Sài Gòn. Dân làng đã nhào ra ôm hôn những chiến sĩ của đơn vị du kích nhỏ đi theo chúng tôi, nghĩ rằng họ đã được giải phóng. Một người già gầy yếu tập hợp nhanh chóng dân làng lại khi những người hướng dẫn bảo đảm với họ rằng tôi là một “người bạn nước ngoài”. Ông ta nói: “Đây không phải là cuộc sống. Chúng tôi muốn làm việc ngoài đồng vào buổi chiều mát dịu nhưng đúng lúc đó chúng tôi lại phải trở về. Chúng tôi phải về phía trong cổng nửa giờ trước khi mặt trời lặn, nếu không chúng tôi sẽ bị đánh đập. Không có cây để bóng mát, chứng chặt đi tất cả. Không thể nuôi lợn hoặc gà với kiểu nhà này nằm trên thóp của nhà kia như thế này. Thậm chí không có lấy một ao cá”.
Một chiến sĩ du kích đến, báo tin chúng tôi phải rời đi chỗ khác. Bốn tên lính định đã vào ấp gần nơi chúng tôi vào và đã trở về vị trí của chúng cách đó 1.000 thước anh. Chúng có thể bắn pháo. Vì vậy chúng tôi đi nhanh ra khỏi chỗ đó cho đến lúc chuyên gia an ninh nói là đã ra khỏi khu vực nguy hiểm. Chúng tôi nghỉ lại trên một mảnh ruộng lúa cao, uống một ít bia, và theo dõi các máy bay ném bom hạ xuống đường băng trên sân bay Tân Sơn Nhất của Sài Gòn.
Một sự kiện nổi bật khác xảy ra trong thời gian 10 ngày tôi ở khu vực Sài Gòn là một cuộc gặp gỡ với 12 trong số 16 thành viên của Uỷ ban chấp hành khu vực Sài Gòn - Gia Định của Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt nam. Người phiên dịch là Chủ tịch Uỷ ban Huỳnh Tấn Phát, nguyên là nhà kiến trúc của Sài Gòn, đồng thời là Tổng thư ký của Uỷ ban Trung ương Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt nam, về sau là Thủ tướng chính phủ lâm thời Cách mạng miền Nam Việt nam thành lập tháng 6 năm 1969, và về sau nữa là phó Thủ tướng phụ trách công cuộc xây dựng lại đô thị và nông thôn trong nước CHXHCN Việt nam.
Tôi ngồi trước một chiếc bàn trong ngôi nhà gỗ nông dân điển hình để nghe những thành viên của Uỷ ban nói về những hoạt động của các tổ chức trong Mặt trận. Những lời dịch của ông Huỳnh Tấn Phát ngày càng khó nghe vì tiếng bom nổ, tiếng đạn pháo, đạn súng cối và súng máy rộ lên mỗi lúc một mạnh. Trong một lúc nghỉ, chúng tôi ra ngoài, ngồi dưới một vòm cây, khét nghẹt vì khói chiến tranh và rất khó thở. Tôi cố làm ra vẻ chẳng lo ngại gì khi nhận xét: “Có vẻ như một cuộc chiến đấu đang xảy ra ở gàn đây”. Ông Huỳnh Tấn Phát nói với một giọng xin lỗi: “Không có ại nói với bạn về việc đó à? Đó là trung tâm huấn luyện nhảy dù Quang Trung của Mỹ ở cách đây vài ki-lô-mét về phía dưới. Bọn học viên không thể nhảy dù nữa bởi vì quá nhiều tên bị rơi vào khu vực của chúng tôi. Bây giờ chúng được huấn luyện về cách đánh của bộ binh trong những điều kiện của một chiến trường được bố trí như thật. Với tiếng ồn ào như vậy, có nghĩa là một lớp học đang thi tốt nghiệp”.
“Hai ki-lô-mét à? Có quá gần để có thể không được yên tâm chăng?”
“Không thực sự như vậy”. Còn người tươi cười, gọn gàng đó, có vẻ như mới bước ra khỏi văn phòng kiến trúc sư ở Sài Gòn của mình, mở bản đồ ra và bắt đầu cho tôi một bài học về cuộc sống “cài răng lược với địch” như các cán bộ Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt nam thường trình bày, coi đó là một bộ phận thiết yếu của cuộc chiến tranh nhân dân. Nếu bạn ngó vào bản đồ thì đường như các xã giải phóng của chúng tôi bị bao vây khắp nơi. Nhưng trên thực tế thì chính là các vị trí của địch bị các chiến sĩ du kích của chúng tôi bao vây. Ông ta chỉ cho tôi một khu ấp trong quận Bình Chánh cách Sài Gòn 3 dặm về phía tây - nam, nơi trước đây tôi đã ở lại vài ngày để tổ chức lễ giao thừa năm Mão và năm Thìn. Theo bản đồ thì đêm đó và phần lớn ngày hôm sau, chúng tôi ở cách một vị trí của địch chỉ vài trăm thước Anh. Hiện nay vị trí đó không còn nữa. Ôông Phát nói như vậy và đánh một chữ thập đỏ lên đó. Nó đã bị chúng tôi chiếm vài tháng nay, nhưng tôi quên không gạch nó đi. Nhiều tháng trước cuộc rút lui vị trí đó đã bị bao vây cả ngày lẫn đêm. Chúng sợ chúng tôi tấn công bất cứ lúc nào nên chúng đả tháo chạy”. Nếu nghe câu chuyện đó ở Hà Nội, hoặc ở Moscow tôi sẽ khó mà tin được mặc dù tôi đã biết rất nhiều về tính chân thật của những nhà cách mạng Việt nam. Nhưng bây giờ tôi đang sống với thực tế của tình hình như vậy, hết tuần này đến tuần khác, hết tháng này đến tháng khác. Chưa bao giờ tham vọng muốn gần thực tế của cuộc chiến tranh nhân dân lại được hoàn toàn thoả mãn bẳng thời kỳ ở quanh Sài gòn, trong nửa đầu của tháng 2 năm 1961.
Một buổi sáng sớm, khi phân phát báo Sài Gòn cho Ba Tư - người phiên dịch nói tiếng pháp của tôi - một người liên lạc mang đến một bức thư ngắn. Thư đó gửi cho người đứng đầu lực lượng quân sự của khu vực Sài gòn, còn đang giấu tên, nhưng đã ngẫu nhiên sống với chúng tôi đêm đó trong một góc của một đồn điền cao-su. Là một người nhanh nhẹn, vui vẻ, ông ta cho những người bạn đi đường với tôi xem thư đó và những nét chữ trả lời nguệch ngoạc của ông ta rồi cài lại thắt lưng và súng Côn, nói một với câu bông đùa, cười hớn hở và đi ra. Ba Tư, sau này trở thành một người phiên dịch tại Hội nghị Paris về Việt nam, về sau đó nữa là người phiên dịch hướng dẫn trong thành phố Sài gòn giải phóng, giải thích rằng một đại đội nhảy dù đã tiến vào khu vực dồn điền lúc nửa đêm và kèm theo nhận xét của cán bộ rằng, chúng đang đi về phía chúng tôi. Ba Tư mà lúc đó tróng các bài viết của tôi, tôi gọi là Huỳnh nói: “Tốt hơn là chúng tôi đưa bạn xuống hệ thống đường hầm”. Tôi nhận thấy rằng mọi thứ đều được gói gắm một cách nhanh hơn lệ thường. Ba Tư nói tiếp: “Chúng còn cách đấy khoảng nửa dặm, nhưng chúng tôi vẫn còn một số quân cạnh đây. Đạn sắp sửa bay quanh đây nên tốt hơn là chúng ta không được la cà”
Vì tôi thấy chưa cần thiết phải đi vào các đườn hầm, mà tôi chắc là. không phải đào theo cỡ của tôi, nên tôi được bố trí vào một hầm tròn nguỵ trang kỹ, có những hầm liên lạc chạy thẳng ra phía sau.
Bọn nhảy dù mặc đồng phục nguỵ trang rằn ri xanh tiến một cách thận trọng bằng hai nhóm: Khoảng 50 tên đi trước với vũ khí bộ binh thông thường và 30 tên đi sau một chút, với súng cối. Nhóm đầu có ba cố vấn Mỹ. Thấy có hai đường hầm và một số quân của Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt nam trong đó, bọn lính dù nhảy xuống và bắn bằng súng hạng nặng của cả hai nhóm. Quân của Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt nam trả lời bằng hai loạt ngắn, cũng súng hạng nặng, làm bị thương 3 tên. Bọn chỉ huy Mỹ múa tay múa chân và la hét, rõ ràng là ra lệnh tiến lên. Bọn nhảy dù do dự một lúc rồi thu các súng máy và súng cối mà chúng mới dựng lên lại, và rút vào rừng cây. Câu chuyện kết thúc nhanh chóng như vậy. Còn các chiến sĩ du kích thì theo hệ thống đường hầm của họ và chẳng bao lâu một thư nhỏ lại được đưa đến: Bọn nhảy dù đã rút về căn cứ huấn luyện Quang Trung của chúng. Một nhà lãnh đạo du kích địa phương phàn nàn rằng nếu tay súng máy không bắn lúc đó thì bọn nhảy dù sẽ đi trúng vào một cái bẫy và số đông sẽ bị quét sạch. Nhưng người chỉ huy khu vực thì giải thích rằng anh ta làm như vậy là do muốn bảo vệ một “người bạn nước ngoài” với ít hành động quân sự nhất.
Khi chúng tôi sắp rút khỏi khu vực Sài Gòn, thì một bức thư nhỏ khác gây ra những cái nhìn nghiêm trọng. Người chỉ huy khu vực không hề bao giờ vắng mặt vào những lúc nguy kịch, giải thích rằng: “Trong thời gian vài ngày nữa, địch sẽ bắt đầu một cuộc hành quân lớn với 5 tiểu đoàn, khoảng 4.000 quân càn quét chính khu vực mà bạn phải đi qua. Cuộc càn quét đó sẽ kéo dài ngày, và chúng tôi đề nghị bạn ở lại đây, là nơi mà chúng tôi có thể bảo vệ bạn”.
Vào buổi sáng đầu tiên của cuộc hành quân đó, do phải tuân theo những chỉ thị, tôi phải giơ thẳng tay lên trời, tụt chậm xuống trước qua một miệng hầm vừa cỡ thân người tôi để vào một hệ thống đường hầm. Theo sau là một số người cùng đi với tôi. Những người khác thi chuẩn bị sẵn sàng cho “hành động quân sự”. Như đã thấy trước, 5 tiểu đoàn dẫn đầu là 23 xe tăng lội nước M-113, đã xuất phát. Một số đơn vị đã chiếm một đầu mối đường cách chỗ chúng tôi nửa dặm; đạn trung phao và đạn súng cối nổ gần một cách đáng sợ, nhưng chính tiếng nổ của súng máy mới buộc phải ra lệnh xuống hầm ngay. Khi nhóm người hạn chế của chúng tôi đã vào cả trong hầm, miệng hầm được lấp bằng đất và lá cây. Mọi vết tích đều được xoá sạch. Trong khi những người khác có thể cúi mình và đi được thì tôi chỉ có thể quỳ hai gối và bò. Ngay việc thở cùng khó khăn vì chúng tôi đã tiêu phí quá nhiều dưỡng khí để chui và đưa hành lý vào hầm.
Khi nhưng người khác đã đi xa vào trong, không khí trở nên dễ chịu hơn, nhưng tôi vẫn còn thấy rất khó chịu vì chật chội và quá kín và vì tỉếng súng máy. Trong khi tôi còn đang thở một cách khó khăn và tiếng súng dường như. đến từ mọi phía, Ba Tư xuất hiện để bảo đảm với tôi rằng “Chúng tôi chắc chắn sẽ đưa bạn ra khỏi tình hình này”. Tôi giải thích rằng tôi đang lo những ghi chép và phim chụp của tôi và về việc tôi không hề gửi một chữ nào cho gia đình tôi ở Moscow trong nhiều tuần nay. Anh ta biến đi và vài phút sau thì trở lại để nói: Nếu bạn muốn gửi một điện rất ngắn, 3 hoặc 4 chữ, thì chúng tôi có thể gửi đi được. Nhưng phải viết ngày bây giờ”. Tôi viết ngay: “Văn phòng bảo chí Moscow, sức khỏe hoàn hảo, chúc mừng”, và xé đưa cho anh ta. Sau một lát, Ba Tư trở lại báo tin đã đánh điện, cái túi đựng phim và ghi chép của tôi (trên 300 trang đánh máy) đã được dấu kín trong vách hầm. Rồi anh đưa tôi đến một chỗ có lỗ thông hơi. Áp sát mặt vào một buồng không khí mát tuyệt diệu, tôi lơ mơ chớp ngủ.
Hệ thông đường hầm đã được mở rộng. Đường hầm mà tôi đang ở nối với nhiều xã về sau mở rộng đến Sài gòn, với một cửa ra dưới Dinh Tổng thống. Trong một kíp khác, tôi đã được đưa đi từ bộ phận hầm này đến bộ phận hầm khác.
Trò chơi ú tim với cái chết này xảy ra ở Củ Chi, một trong những quận hành chính phía bắc của Sài gòn. Trong một trườn hợp chúng tôi tiến đến sông Sài gòn mà bên kia là tam giác sắt nổi tiếng ở Quận Bến Cát, điểm nóng nhất trong suốt cuộc chiến tranh. Khi vừa đến bờ sông, chúng tôi nghe thấy tiếng máy của một số tàu lớn chạt đường sông. Có tin báo rằng một chiếc tàu đổ bộ lớn của Mỹ đang bỏ neo khoảng một dặm phía hạ lưu sông; máy của tàu vẫn chạy nhưng trên tàu chỉ có tổ lái. Người ta đánh giá rằng, chiếc tàu đó đang đợi đón quân đưa vào vùng mà chúng tôi có ý định ở lại, cho nên tốt hơn là chúng tôi phải dọn đi ngay.
Đó là một đêm sáng trăng đẹp, và trong nửa giờ đầu, chúng tôi đi nhanh qua đồng lúa vừa mới gặt. Chúng tôi có thể nghe tiếng tàu đổ bộ đó, hướng về phía mà chúng tôi vừa mới bỏ ra đi, và hầu như ngay lúc đó có những loạt đạn đại bác bắn trên đường chúng tôi đang đi. Lần này là cuộc chơi ú tim với đạn pháo lớn. Khi thì có lệnh nằm xuống đất, khi thì có lệnh tiếp tục đi. Các lệnh này là dựa vào tiếng đạn được bắn như thể nào. Cuộc ú tim này kéo dài trong 3 giờ cho đến khi chúng tôi đến được một vành đai rừng dày, là nơi mà chúng tôi có thể treo võng một cách tương đối an toàn.
Vào đêm thứ 4 cuộc hành quân chấm dứt, tiểu đoàn đó đã rút lui và chúng tôi tiến về khu vực mục tiêu tiếp theo trong tỉnh Bình Dương ở phía tây - bắc. Trong lúc này tôi bị cảm lạnh đột ngột và nhiệt độ hạ xuống dưới mức trung bình. Vì có thư báo tin, chúng tôi phải ra đi giữa cái nóng của ban ngày, khoảng 104 độ F (Fa-ren-hét - ND), và lần này là đi xe đạp. Vì cát lún quá sâu trong quãng rừng trống lớn nhất, chúng tôi buộc phải dắt xe. Hầu như liền sau đó có hai máy bay ném bom chiến đấu bay về phía chúng tôi. Vác xe đạp và hành lý trên vai, chúng tôi chạy đến một bụi cây thì máy bay liệng trên đầu tìm mục tiêu. Sau một vài vòng chúng bỏ đi. Khi tôi tìm cách đứng lên. Hai chân tôi quỵ xuống: cây cối và bầu trời lẫn còn với nhau và nhoà để trên con đường cát. Hai chiến sĩ du kích vạm vỡ phát hiện ra tình trạng sức khỏe của tôi nên đã chạy đến. Một cây nhỏ đã được chặt ra, và chiếc võng của tôi đã được treo vào đó. Lần này, tôi không thể từ chối chiếc cáng bởi vì sự an toàn của toàn nhóm đang bị lâm nguy. Nhưng lúc đó, một người nấu ăn, làm việc một cách kỳ diệu đi về phía tôi với một chai bia La-ruy của Sài gòn bọt trắng sủi trên cổ chai. Bác sĩ khuyên tôi uống từ từ: sự khó chịu của tôi là do thiếu nước bởi vì mồ hôi đã đổ quá nhiều, nhất là khi cố gắng vượt qua khu rừng trống đấy cát. Trong vòng nửa tiếng đồng hồ, tất cả chúng tôi lại bắt đầu đạp xe đi đến khu vực cắm trại “an toàn” của chúng tôi.
Đây là lúc mà tôi đến gần nhất tình trạng bị ngất từ trước đến nay. Làm sao tôi có chai bia vào lúc đó, mà lại là bia ướp lạnh, đo là một trong những bí mật lặp đi lặp lại của tổ chức Mặt trận dân tộc giải phóng mà tôi không thể không ngạc nhiên. Cơn hiểm nghèo đã vượt qua được là điều đáng ghi nhớ nhất trong chuyến đi lần đó của tôi. Những điều mắt thấy tai nghe phong phú ở khu vực Sài gòn củng cố lòng tin của tôi rằng Mặt trận dân tộc giải phóng đã có gốc rễ sâu xa trong nhân dân miền Nam; nếu chỉ là vấn đề chiến đấu thẳng với chế độ Sài gòn, dù được Mỹ ủng hộ ào ạt. Mặt trận Dản tộc giải phóng nhất định sẽ thắng. Điều chưa lường được là liệu sự can thiệp trực tiếp của Mỹ mà tôi chắc là sẽ xảy ra có thể làm nhích cán cân về hướng khác được không.