Trời vừa sáng rõ, đại đội trưởng Lê Sỹ Quý đã đánh thức các chiến sĩ trinh sát thức dậy, chuẩn bị cơm nước, hành quân. Trong lúc mọi
người còn đang phân công nhau mang vác thực phẩm, thì các đơn vị pháo binh của địch trong vùng đồng loạt nã đạn vào các khu vực
được đánh dấu tới từng phân vuông trên tấm bản đồ tác chiến.
Mặt đất yên bình bỗng nhiên rền rĩ bởi những tiếng nổ dồn dập, không dứt.
Tiếng đạn pháo nòng dài hú trên đầu họ, nghe sởn da gà.
- Rồi, mẹ kiếp. Chúng bắt đầu rồi đấy! - Ba Trần bưng chén cơm ăn dở trên tay, nhìn lên bầu trời, bật ra tiếng chửi.
- Chúng nó bắn vào khu vực nào thế nhỉ? - Chiến sĩ Bùi Như Cao hỏi trỏng.
- Ai mà biết được chúng bắn vào khu vực nào. Chúng bắn lung tung. - Một chiến sĩ khác cất lời - Thôi, ăn đi cho xong bữa, kẻo rồi
không may, trúng đạn vu vơ, lại trở thành ma đói bây giờ.
Đại đội trưởng lắng tai nghe ngóng. Theo phán đoán của anh, tất cả các trận địa pháo của địch trong khu vực, đặc biệt là tuyến kinh
xáng Xẻo Rô và căn cứ thứ 11, đang bắn phá dữ dội vào bốn huyện: An Biên, Vĩnh Thuận, Giồng Riềng và Thới Bình. Trên một bình
diện lớn như vậy, thật khó có thể xác định được nơi nào bị bắn phá dữ dội nhất.
Pháo địch bắn dồn dập trong vòng ba mươi phút thì đồng loạt ngừng. Cùng lúc, trên bầu trời, từng đoàn máy bay ném bom của địch ào
ạt lướt qua. Tiếng động cơ rên rĩ và tiếng bom nổ rầm rầm làm cho mặt đất rung lên từng chặp. Tiếp sau là hàng bầy trực thăng từ phía
biển ào tới, bắn hỏa tiễn và đại liên dọc theo tuyến sông Cái Lớn. Cùng với tiếng súng bắn phá từ trên trời, đại đội trưởng còn nghe thấy
tiếng súng từ dưới tàu bắn lên nữa.
- Khẩn trương lên! - Đại đội trưởng xem đồng hồ, nói - Chén dĩa rửa xong, cho hết vào bồng đi. Các phân đội kiểm tra xẻng, cuốc, cưa,
vũ khí xem còn sót thứ gì không, đúng bảy giờ hành quân.
Sau khi ra lệnh cho bộ đội, đại đội trưởng bước lại gần Bảy Tâm. Ngoài tư trang, vũ khí của mình, cô còn mang thêm hai trái phi lôi và
một túi lưới rách. Đại đội trưởng nhấc thử trang bị của cô, ái ngại:
- Nặng lắm phải không, em yêu? - Anh hỏi.
- Không nặng lắm, anh à! Toàn bộ khoảng hơn bốn mươi ký.
- Thôi được, trước mắt, em cứ tạm thời mang như thế! Có gì, anh phụ cho.
- Em thì không sao đâu! - Bảy Tâm lắc đầu - Chỉ sợ Năm Thi thôi. Nó mang tới ba trái ĐH10 đấy!
- Em cũng nặng, nhưng không bằng mấy ảnh. Năm Thi lên tiếng - Chị nhìn anh Phan Lâm kìa. Một mình ảnh cõng tới hai thùng đạn
B41.
Chuẩn bị đồ đạc, vũ khí xong xuôi, mọi người dồn hết ra đường mòn, bẻ lá cây ngụy trang cẩn thận. Đúng giờ quy định, đoàn quân lên
đường. Họ bám theo lối mòn có từ trước, rồi bắt đầu cắt rừng, bươn về phía tây nam.
Mùa khô đã se cứng những cánh rừng còn sót lại phía tả ngạn sông Cái Lớn, tuy đôi chỗ vẫn còn ẩm ướt. Thỉnh thoảng, đoàn quân
phải dừng lại, chặt cây bắc cầu độc mộc, vượt qua những con lạch nhỏ. Họ đi được hơn một giờ thì đụng cánh rừng chết. Tới đây, trời
nắng hơn, nhưng dễ đi hơn. Mỗi lần băng qua những trảng trống, đoàn quân lại phải chạy gằn. Nhiều chiến sĩ mang vác quá nặng đã
tụt lại sau.
Trong lúc dừng lại, đôn đốc mọi người ráng sức vượt nhanh qua bãi trống, đại đội trưởng lờ mờ nghe thấy tiếng máy bay B52 vọng tới.
Anh đứng lại quan sát. Từ trên tận mây xanh, ba chiếc B52 giăng hàng, bay qua đầu họ, nhả ra bầu trời những dải khói trắng, thẳng
băng, cuồn cuộn như mây. Ngay sau đó là tiếng bom hú kinh người, tiếp theo là những tiếng nổ giật mạnh, liên tục, làm cho mặt đất
lung lay, chao đảo.
- Mẹ kiếp. Chúng nó lại chơi vào vệt rừng căn cứ của mình rồi! - Ba Trần nói - Hú vía thật! Mình mà chậm chân một chút là lãnh đủ.
Đứng trước cảnh hủy diệt tự do của bom đạn, đại đội trưởng ớn lạnh cả người. Anh đã từng đội nhiều trận bom B52, nhưng anh không
cảm nhận được một cách rõ ràng sự tàn phá khủng khiếp như lần này. Của đáng tội, phần nhiều những lần dội bom của địch trước đây
đều xảy ra về đêm, lúc ấy anh lại ở trong hầm, nên chỉ nhìn thấy những tia chớp sáng lòa và những tiếng nổ òa theo. Sau đó là những
đợt sóng xung kích và sóng chấn động đã xô đẩy anh, giống như chiếc xuồng nhỏ bị sóng nhồi. Còn bây giờ, trước mắt anh, trên một
diện rộng, thiên nhiên đang bị tảo thanh triệt để. Sau mỗi loạt bom rơi, mặt đất lại hất lên trời những vệt khói hình phễu, màu xi măng,
liên tiếp đan nhau, theo tiếng nổ dây chuyền.
Sau những giây phút xao động, đại đội trưởng tiếp tục băng qua cánh rừng xơ xác. Sau thời gian dài bị chất độc khai quang, dưới
những gốc tràm chết, những đám dương xỉ, ô rô bắt đầu mọc lên như muốn chứng minh khả năng bất diệt của sự sống. Thỉnh thoảng,
đại đội trưởng lại nhìn thấy những con cò bợ từ trong những bụi cây, đập cánh bay lên, bởi tiếng động của đoàn quân.
Đại đội trưởng xem đồng hồ. Đã tám giờ rưỡi đúng. Thế là các anh đã đi được một tiếng rưỡi đồng hồ. Theo dự kiến của anh, nếu
không có gì bất ngờ xảy ra thì khoảng ba giờ chiều, đơn vị sẽ có mặt tại khu vườn sầu riêng bỏ hoang, gần kênh Bà Đầm.
Trời bắt đầu nắng gắt. Do mang vác nặng, người nào người nấy mặt mày đỏ au, mồ hôi đổ ra, ướt đẫm cả áo quần. Thỉnh thoảng lại có
một chiến sĩ dừng bước, uống nước ừng ực.
- Nghỉ giải lao một chút rồi hãy đi, thủ trưởng ơi! - Thảo Lạnh Lùng đứng lại, nhìn đại đội trưởng, cầu khẩn - Bảy Tâm không còn bước
nổi nữa!
- Cái anh Thảo này, anh mệt thì cứ đề nghị nghỉ giải lao, chớ sao lại mượn tên em?
- Em ngốc bỏ mẹ, - Thảo nói - Người ta chỉ động lòng trắc ẩn khi nói đến con gái, chớ ngang ngạnh như tụi anh, ai mà cảm tình nổi?
- Ráng đi đi! - Đại đội trưởng nói - Tới con lạch cạn phía rừng mua kia, sẽ nghỉ. Nghỉ ở chỗ này nắng lắm!
Cuối cùng thì giờ giải lao cũng đã tới. Được lệnh, mọi người tản ra, nép vào những bụi mua nở hoa tím ngắt. Đại đội trưởng bước tới
chỗ Bảy Tâm, né người đặt chiếc ba lô nặng trịch đạn dược xuống đất, với tay, bẻ một cành hoa mua tặng cô.
- Mệt lắm phải không, em yêu? Anh hỏi.
Bảy Tâm đón nhận cành hoa từ tay anh, âu yếm lắc đầu.
- Em không mệt lắm! - Cô nói - Còn anh, anh có mệt không?
- Chỉ cần nhìn thấy em là anh đã hết mệt rồi! - Đại đội trưởng bảo - Thôi, ngồi xuống đi. Ngồi vào chỗ mát mà nghỉ. Đường hành quân
còn dài đấy!
Cách chỗ nghỉ của đại đội trưởng không xa, Ba Trần vừa cởi phanh nút áo ngực vừa nói:
- Nếu biết trước được tình yêu lãng mạn như thế này, thì ta phải sắm cho mình một cô từ lâu rồi.
- Có khối ấy mà xắm! - Tiểu đội trưởng Nguyễn Hữu Phách nói chen vào.
- Vô thiên lủng, chú mày ạ. ở liên đội thanh niên xung phong Miền Tây của ông Hai Nên, có tới mấy trăm cô gái. Phải cái cô nào cô
nấy ghẻ, lác đầy người. Sắm được một trong những cô như thế, tay được gãi bằng thích.
- Chỉ riêng việc anh nói xấu phụ nữ trước mặt phụ nữ, cũng đủ để anh không kiếm được người yêu, trung đội trưởng ạ! - Năm Thi lên
tiếng - Anh phải học tập anh Phan Lâm thôi. ảnh vừa ngắt hoa tặng em đấy!
- Tặng hoa thì ăn nhằm gì! - Ba Trần vui vẻ - Nếu ta đã yêu ai và được yêu lại, thì ta s1/2n sàng tình nguyện làm một tên nô lệ hầu hạ
người yêu ta suốt đời. Ta sẽ không bao giờ để nàng phải cõng đạn vất vả thế kia, phải không đại đội trưởng?
- Hoan hô anh Ba! Thế mới là anh Ba chớ! - Một anh lính reo lên...
Mọi người đang cười nói vui vẻ thì một con "Đầm Già" xuất hiện. Sau khi quần đảo vài vòng tại khu vực B52 vừa oanh tạc, nó bỗng
vòng ra xa, rồi bất ngờ sà xuống thật thấp, lao vút qua cánh rừng mua lúp xúp, nơi đại đội trinh sát đang nghỉ giải lao. Nếu như chỉ có
vài ba người, mang vác gọn nhẹ, rất có thể là đại đội trưởng đã nóng tiết tặng cho nó vài loạt tiểu liên rồi. Nhưng trong trường hợp này,
anh không thể xử sự một cách khinh xuất được.
Sau khi bay thấp quan sát, con "Đầm Già" lại vọt lên cao, tiếp tục quần đảo trên hướng hành quân của đơn vị.
- Mả mẹ con "Đầm Già" khốn kiếp kia. Nó đang toan tính chuyện gì thế nhỉ? - Ba Trần nhìn lên trời theo dõi, cất tiếng chửi đổng.
- Nó tính mượn anh Ba một tên nô lệ đấy! - Tiểu đội trưởng Nguyễn Hữu Phách pha trò.
Câu nói của anh vừa dứt cũng là lúc con "Đầm Già" quay lại, bổ nhào xuống cánh rừng phía trước. Lần này, nó không quan sát mà là
phóng tên lửa. Hai trái hỏa tiễn phụt ra từ bên hông máy bay, lao xuống đất nổ rền rĩ, cách đàn quân lối chừng non một cây số.
Không đầy năm phút sau, một bầy năm chiếc trực thăng loại "Sói Biển" xuất hiện, xả đạn vào khu vực con "Đầm Già" vừa chỉ điểm.
Quan sát đường bay của nó, đại đội trưởng nhận ra đơn vị anh lọt vào trong vòng nguy hiểm. Không thể chủ quan được, anh ra lệnh
cho mọi người nhanh chóng chuyển toàn bộ vũ khí, tư trang xuống con lạch cạn.
- Em đi trước đi! - Đại đội trưởng nói với Bảy Tâm - Để vũ khí đấy, anh chuyển xuống cho, khẩn trương lên.
Nói rồi, anh đẩy người yêu đi trước và khệ nệ chuyển dần vũ khí, tư trang xuống con lạch. Khi mọi người đã di chuyển hết mọi thứ
xuống lòng suối, đại đội trưởng vẫn còn thấy một chiến sĩ ngồi xoay lưng về phía anh, chưa chịu xuống. Giận quá, anh hét toáng lên:
- Lính tráng gì mà ngu thế. Chuyển vũ khí xuống con lạch ngay đi, muốn chết hả?
Đến lúc này, anh lính mới uể oải nhấc được thân hình, đứng dậy.
Nằm ở ngoài vòng bắn phá, trong tiếng máy bay quần đảo phành phạch, tiếng hỏa tiễn nổ đùng đùng và tiếng súng đại liên nổ toang
toác liên hồi, đại đội trưởng rùng mình, chột dạ. Anh thầm nghĩ đơn vị mình đã liên tục gặp may. Nếu như, anh ráng kéo mọi người
hành quân thêm mười phút nữa, chỉ cần mười phút thôi, tới dải rừng phía trước mới nghỉ, thì không biết điều gì sẽ xảy ra. Trong chiến
tranh, sự nhanh, chậm chỉ cần một chút xíu, đôi khi kéo người ta thoát khỏi tai họa chết người. Đại đội trưởng cười thầm. Nụ cười của
anh chưa kịp tắt trên môi, thì con "Đầm Già" từ trên cao lại lao xuống bắn trái điểm. Một trái khói màu đỏ nổ tung cách chỗ anh nấp
chừng non một trăm mét. Ngay lập tức, bầy trực thăng ùa tới bắn phá ngay khu rừng mua lúp xúp, nơi các anh đang lẩn tránh. Lần này
không phải là các anh chứng kiến mà là chịu đựng.
Nằm bên ngoài, che đạn cho Bảy Tâm, đai đội trưởng nhìn thấy tận mắt những đường đạn đại liên cày tung đất xung quanh anh.
Những cành mua bị đạn đốn, ngả rạp trên mặt đất. Nhiều viên đạn rơi xuống con lạch, làm văng sình lên người anh. Bầu trời bị bầy trực
thăng chiếm đoạt, thả sức tung hoành, bắn phá. Trong phút chốc, cánh rừng mua đã bị đạn nhọn đốn trụi và bị tên lửa đốt cháy. Gió từ
hướng biển ùa tới, đuổi ngọn lửa chạy dài trên cánh rừng. Những ngọn khói dày đặc xộc vào, làm cho đại đội trưởng ho sặc sụa. ở
trong vòng tay anh, Bảy Tâm cũng bắt đầu ho. Toàn thân cô rung lên, phập phồng dưới ngực anh. Đại đội trưởng ghì chặt lấy bàn tay
của Bảy Tâm, răng cắn vào vai áo cô, chịu đựng.
Sau cơn ho sằng sặc, Bảy Tâm giật tay ra khỏi bàn tay người yêu, cô quờ quạng, nhoài người trên bùn nước, nhằm thoát khỏi biển
khói. Nhưng anh vẫn ráng giữ cô lại. Anh tin rằng từ trên cao, bọn xạ thủ Mỹ đang trông chờ sự non gan, bỏ chạy, của con người, nếu
có.
- Đưa Bảy Tâm lại đằng này, thủ trưởng ơi! - Cách chỗ đại đội trưởng ẩn nấp lối chừng hơn mười mét, Bùi Như Cao kêu lên - chỗ này
an toàn hơn.
Nhưng đại đội trưởng kiên quyết không chạy. Chạy lúc này là chết. Chỉ cần ai đó sơ xuất một chút là có thể đẩy đơn vị rơi vào tình thế
hiểm nguy.
- Ráng chịu đựng một chút nữa đi em! - Đại đội trưởng lấy hơi, nói một cách rên rỉ, rời rạc, trong khi lửa xung quanh anh bốc cháy
đùng đùng.
Đại đội trưởng ấn Bảy Tâm nằm rạp xuống sình. Lửa liếm trên khoảng không làm lưng anh rát bỏng. Anh cảm thấy mùi khét của tóc
cháy và mùi đất bị hâm nóng tanh nồng.
Trong khoảnh khắc nguy kịch ấy, có một luồng gió từ hướng bắc ùa tới, làm thành một cơn lốc cuốn cả lửa và tro bay lên trời mù mịt.
Chính ngọn gió xoáy này đã ngăn không cho ngọn lửa tiến xa hơn.
Bọn trực thăng bắn phá chừng hơn nửa tiếng đồng hồ thì rút đi, bỏ lại trên cánh rừng những hố đạn và những đám khói âm ỉ.
- ổn rồi, em thân yêu ạ! - Đại đội trưởng nói, rồi kéo Bảy Tâm từ từ đứng dậy.
- Anh có sao không? - Bảy Tâm hỏi như bị hụt hơi.
Đại đội trưởng lắc đầu. Anh cảm thấy vô cùng khổ tâm khi phải chứng kiến gương mặt đỏ au vì hơi nóng và cặp mắt sưng vù vì khói ở
người yêu. Anh bặm môi, dùng ngón tay lau những vết bùn dính trên khóe môi của cô.
- Tóc trên đầu anh cháy hết rồi kìa! - Bảy Tâm nói như khóc. Cô kéo đầu anh xuống rồi dùng tay vuốt nhẹ trên mái tóc bị cháy quăn tít,
vón cục.
Đến lúc này, đại đội trưởng mới cảm thấy rát bỏng ở hai vai. Bất giác, anh đưa tay ra sau kéo áo lên và nhận ra áo mình đã bục.
Từ dưới lạch cạn, mọi người cũng nhổm dậy, dáo dác gọi nhau. Gương mặt người nào cũng lấm lem vì bùn đất và khói bụi. Quần áo
nhiều người bị rách tả tơi. Đại đội trưởng yêu cầu đồng đội kiểm tra xem có ai bị thương vong không, cho tới khi nhận diện đủ mặt các
chiến sĩ, anh ra lệnh lên đường.
2
Đại đội trinh sát về tới vườn sầu riêng bỏ hoang ở phía nam ấp An Bình vào lúc ba giờ chiều. Nơi đóng quân của đơn vị cách kênh Bà
Đầm, đoạn gần nhất, khoảng bốn cây số và cách sông Cái Lớn khoảng bảy cây. Vừa hành quân đến nơi, đại đội trưởng Lê Sỹ Quý yêu
cầu mọi người phải tuyệt đối giữ gìn bí mật. Anh cho bộ đội dùng cưa, hạ vài cây sầu riêng để làm hầm trú ẩn và hầm chứa vũ khí.
Những công sự chiến đấu phải đào ngay. Việc nấu ăn trước mắt, anh nhờ Bảy Tâm và Năm Thi giúp đỡ. Dĩ nhiên, hai cô gái rất vui vẻ
nhận lời.
Công việc đang tiến triển tốt đẹp thì Phan Lâm chạy lên, báo với đại đội trưởng rằng có một đơn vị đặc công của khu cũng vừa hành
quân tới nơi. Họ cắm trại cách nơi đóng quân của đơn vị chừng ba trăm mét về phía nam. Hiện thời, thủ trưởng của đơn vị bạn đến đây
để xin gặp anh.
Đại đội trưởng hoàn toàn sửng sốt vì sự việc này. Anh không hề được cấp trên giao nhiệm vụ quan hệ tác chiến với bất kỳ một đơn vị
nào cả, nên anh có quyền khước từ mọi đề nghị tiếp kiến.
- Không được đâu, Lâm ạ! - Anh nói - Cậu báo lại với chỉ huy của đơn vị ấy là tôi không thể tiếp được.
Phan Lâm gãi đầu, tỏ ý áy náy:
- Họ chỉ xin gặp anh vài phút thôi. Hình như họ muốn trao đổi với anh một việc rất quan trọng.
- Thôi được. - Đại đội trưởng tặc lưỡi - Cậu mời họ đến đây.
Vài phút sau, Phan Lâm dẫn tới một cán bộ chỉ huy còn trẻ, người thấp. Sau cái bắt tay, anh ta vồn vã tự giới thiệu tên là Tạ Ngọc
Minh, chính trị viên tiểu đoàn đặc công, đơn vị vừa mới được Trung ương chi viện cho khu.
- Chúng tôi đang trên đường hành quân về U Minh Hạ, đồng chí ạ! - Anh ta nói - Chẳng giấu gì đồng chí, sáng nay, trên đường hành
quân, chúng tôi bị máy bay địch bắn phá dữ dội. Hiện thời, chúng tôi có bốn thương binh, có hai thương binh nặng. Trong khi đó, trên
lệnh cho chúng tôi phải đi gấp. Do vậy, chúng tôi nhờ các đồng chí chăm sóc giùm thương binh vài bữa. Chậm nhất là vào ngày mốt,
chúng tôi sẽ cho người đến đón đi.
Hóa ra chính đơn vị này đã làm cho các anh bị vạ lây hồi sáng. Đại đội trưởng nghĩ bụng và cảm thấy vết bỏng trên vai lại rát đau. Tuy
vậy, anh cũng không có lý do gì để oán trách vị chính trị viên này cả. Sự liên lụy trong chiến tranh chẳng phải là chuyện mới mẻ gì.
Nhưng, điều quan trọng là anh không thể giúp đỡ họ được. Các anh cũng là đơn vị tác chiến. Các anh cũng có thể bị cấp trên điều đi
một cách bất ngờ. Hỡn nữa, các anh không phải là đơn vị thu dung, hoặc trạm phẫu có nhiệm vụ thu nhận thương binh.
- Thế này thì khó thật, đồng chí Minh ạ! - Đại đội trưởng nói với vẻ tế nhị - Xin đồng chí đừng buồn. Chúng tôi cũng đang trên đường
hành quân, nên không thể giúp các đồng chí được.
Vị chính trị viên tiểu đoàn lắng nghe ra điều chăm chú, nhưng mắt thì để ý đến căn hầm khá kiên cố đang được xây dựng. Căn hầm
gián tiếp cho biết là đơn vị anh đã dừng chân.
- Tôi nghĩ là các đồng chí còn ở đây ít nhất một tuần lễ! - Anh ta nói - Còn chúng tôi chỉ nhờ các đồng chí trông giúp thương binh cho
độ ba ngày.
Thằng cha này tinh quái thật! Đại đội trưởng thầm nghĩ. Hắn chỉ nhìn căn hầm của mình là suy đoán ra vấn đề. Nhưng nguyên tắc vẫn
là nguyên tắc. Anh không thể nhận nuôi giúp một lúc bốn thương binh, dù chỉ một ngày. Thương nhau thì rất thương, nhưng ở vào
hoàn cảnh này, anh phải từ chối.
- Biết là các đồng chí gặp khó khăn, nhưng chúng tôi không thể giúp các đồng chí được!
Hai người đang nói chuyện với nhau thì Bảy Tâm đem nước trà vừa mới pha lên cho đại đội trưởng. Anh đón lấy ca nước, rồi rót ra
chén mời khách.
- Mời đồng chí uống nước! - Lời mời của đại đội trưởng ngầm ý báo cho vị khách biết là câu chuyện của họ đã kết thúc.
Vị chính trị viên tiểu đoàn đón lấy chén trà nóng, uống một hớp, rồi đặt xuống đất, hít hà khen ngon, rồi tiếp tục thuyết phục:
- Các đồng chí có điều kiện, lại có cả nữ cứu thương, các đồng chí giúp chúng tôi với. Chúng tôi không có ý định đặt khó khăn của
mình lên vai các đồng chí, nhưng quả thật, chúng tôi không còn cách nào hơn.
- Tôi biết! - Đại đội trưởng nói với vẻ khó chịu - Nhưng tôi không thể giúp các đồng chí được. Các đồng chí có quân đông. Các đồng
chí cần phải cử người đưa thương binh về trạm phẫu tiền phương ngay. Ngoài ra, không có cách giải quyết nào hợp tình hợp lý hơn
đâu.
Mặc dù đại đội trưởng trả lời dứt khoát như vậy, nhưng vị chính trị viên vẫn một mực kiên trì.
- Tất cả chúng ta đều vì nhiệm vụ cách mạng cả! - Anh ta nói - Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ. Chúng tôi gặp khó khăn, còn các đồng
chí thì...
Câu nói của vị khách làm đại đội trưởng vô cùng bực bội. Mặt anh đỏ rựng lên:
- Xin lỗi, - Anh nói - Nếu ở vào cương vị đồng chí, tôi sẽ không nói như vậy và tôi cũng không đối xử với thương binh của mình như
vậy. Đồng chí không được phép bỏ họ ở dọc đường, ngay cả khi chúng tôi đồng ý giúp đỡ đi nữa. Lẽ ra, đồng chí phải là người hiểu
một cách sâu sắc điều ấy mới phải.
Biết là không thuyết phục được đại đội trưởng, vị khách uể oải đứng dậy. Anh ta nhìn Bảy Tâm với vẻ mặt cầu cứu. Đại đội trưởng
đứng nhìn anh ta lắc đầu, tội nghiệp.
- ảnh đề nghị với anh chuyện gì vậy? - Bảy Tâm bước đến bên người yêu, sẽ sàng hỏi.
- Chẳng có chuyện gì cả, em ạ! - Đại đội trưởng nói - Anh ta nhờ mình chăm sóc giúp bốn thương binh bị máy bay bắn hồi sớm mai.
- Và, anh nhận lời chớ?
- Không, không thể được em ạ! - Đại đội trưởng nhìn Bảy Tâm, lắc đầu - Em thử nghĩ xem, nếu như mình nhận lời, ngay ngày mai, cấp
trên quyết định điều đơn vị đi nơi khác, thì mình sẽ giải quyết thế nào?
Bảy Tâm bẻ ngón tay, băn khoăn:
- Hay là, anh để bọn em, em và Năm Thi, nhận chăm sóc thương binh vậy?
Đại đội trưởng ngỡ ngàng nhìn người yêu. Anh rất xúc động trước ý nghĩ chân thành, đa cảm của cô. Đó là một đức tính tốt đẹp, một
đức tính chỉ có thể có được ở các vị Thánh.
- ý nghĩ của em rất tốt, em thân mến ạ! - Đại đội trưởng vỗ về - Trong trường hợp này, chỉ có lòng tốt thôi thì chưa đủ, mà cần phải có
chuyên môn, thuốc men mới giúp đỡ được họ. Nếu như nhận lời rồi, nhưng lại để họ chết thì có phải chúng ta mang tội không? Theo
anh, tốt nhất là hãy để cho vị chỉ huy đơn vị kia làm tròn bổn phận. Anh ta phải có nhiệm vụ thu xếp một cách tốt đẹp nhất cho thương
binh của mình. Chỉ khi nào anh ta thấu hiểu được điều đó, mọi chuyện sẽ được giải quyết êm xuôi. Nếu chúng ta nhận trách nhiệm
thay cho anh ta sẽ chỉ tạo điều kiện cho anh ta ỷ lại sau này.
- Ôi, anh của em! Lúc nào anh cũng đúng... Nhưng dẫu sao, em vẫn cảm thấy việc từ chối lời thỉnh cầu của người khác có cái gì đó
không đành lòng, không đành lòng một chút xíu nào, anh ạ.
Đại đội trưởng đặt nhẹ tay lên vai người yêu, xuống giọng, hỏi:
- Em đã nấu ăn xong chưa? Rồi à? Thôi, hãy cùng với Năm Thi đi tắm đi, rồi ăn cơm. Sau đó, chúng ta sẽ bàn tính lại xem có thể làm
được cái gì.
Bảy Tâm mỉm cười với anh. Đây là nụ cười âu yếm đầu tiên của cô dành cho anh, sau một ngày hành quân.
3
Rạng sáng ngày hôm sau, đại đội trưởng Lê Sỹ Quý dẫn theo sáu chiến sĩ tiến hành trinh sát thực địa một lần nữa. Đây là chuyến đi
cuối cùng để anh có thể rà soát lại địa điểm, kế hoạch đánh địch.
Thời tiết đã sang xuân, khô ráo, nhưng đêm xuống vẫn có sương mù. Sương rơi dày đặc, bao phủ toàn bộ khu vực làm cho đại đội
trưởng khó có thể nhận diện địa hình từ xa một cách chính xác. Tất cả cảnh vật trước mắt anh hiện ra một cách mờ ảo, nhạt nhòa. Sự
chìm đắm của cây cối trong màn sương trắng đục gây cho anh cảm giác như đang đi vào một thế giới khác, một thế giới huyền ảo, có
phần xa lạ đối với anh, một thế giới ẩm ướt, âm khí nặng nề.
Buổi tối hôm trước, đại đội trưởng nhớ lại, sau khi ăn cơm xong, anh dẫn Bảy Tâm và Năm Thi sang tiểu đoàn đặc công, tìm gặp anh
chàng chính trị viên và báo cho anh ta biết là các cô chấp nhận việc chăm sóc giúp thương binh. Bỗng dưng có được người tình nguyện
gánh lấy phần khó khăn cho mình, vị chính trị viên vô cùng sung sướng. Anh ta thao thao:
- Tôi vô cùng cảm kích và đánh giá rất cao tinh thần Lêninnít của các đồng chí. Chỉ có những người cộng sản toàn tâm toàn ý phục vụ
cách mạng, phục vụ nhân dân mới có những nghĩa cử cao đẹp như thế này. Thay mặt cán bộ, chiến sĩ tiểu đoàn, tôi xin chân thành cảm
ơn các đồng chí. Nếu không có sự giúp đỡ của các đồng chí, tôi thật không biết sẽ xử trí tình huống này thế nào. Tôi sẽ điện về khu,
báo cáo với cấp trên về việc làm hữu ái này và đề nghị khen thưởng thích đáng cho các đồng chí.
Đại đội trưởng rùng mình, kiên nhẫn, ráng nghe lời phát biểu trơn tru của anh ta và cảm thấy nghi ngờ ở phẩm chất, cương vị mà anh ta
đang nắm giữ. Trong khi đó, Bảy Tâm và Năm Thi trố mắt nhìn vào miệng anh ta, như đang nuốt từng lời. Đại đội trưởng lắc đầu, thất
vọng. Anh thầm nguyền rủa anh chàng Phan Lâm ngây thơ, nhanh nhẩu đoảng của anh. Anh cũng tự nguyền rủa mình là đã kể cho
Bảy Tâm nghe toàn bộ sự thật, để rồi bỗng nhiên, nhận lấy trách nhiệm nặng nề không phải của cô. Đại đội trưởng không hề trách móc
cô, thậm chí còn đề cao phẩm chất công dân của các cô nữa. Các cô là những người quá trong sáng, trong sáng đến mức s1/2n sàng
chấp nhận cả sự lợi dụng của người khác một cách tự nhiên, không hề do dự.
Chuyện đã xảy ra như thế, đại đội trưởng chỉ còn một cách là miễn cưỡng, chấp nhận hiện thực và coi như sự thể đã rồi.
- Anh buồn tụi em lắm phải không, anh Quý? - Sau khi đưa thương binh về khu vực của đơn vị, Bảy Tâm hỏi anh.
- Không, em yêu ạ! - Đại đội trưởng nói - Anh rất tôn trọng quyết định của hai em.
Bảy Tâm trở nên xao xuyến. Cô chủ động nắm tay anh, nói:
- Không phải là tụi em không đủ tỉnh táo để nhận ra rằng lòng tốt của mình đang bị lợi dụng đâu. Nhưng em lo cho thương binh. Mấy
ảnh không đáng bị đùn đẩy như thế... Mấy ảnh đã từ bỏ gia đình, làng xóm, vào đây chiến đấu cho quê hương của tụi em...
- Đúng vậy, em thân yêu ạ! - Đại đội trưởng xúc động nói - Chúng ta không đề cập đến chuyện này nữa, em nhé!
Bảy Tâm nhìn anh với cặp mắt biết ơn, trìu mến...
Đại đội trưởng dẫn quân ra tới vàm kênh Bà Đầm vào lúc ba giờ hai mươi phút. Như vậy là còn rất lâu trời mới sáng. Tại đây, đại đội
trưởng phân chia đội hình ra làm hai tốp, mỗi tốp cách nhau khoảng nửa cây số, theo dõi địch tình. Tiểu đội trưởng Nguyễn Hữu Phách
chịu trách nhiệm khu vực kênh Bà Đầm, còn đại đội trưởng thì nghiên cứu khu vực vàm Lớn.
So với đợt trinh sát lần trước, lần này, tuyệt nhiên bọn địch không bắn hỏa châu. Thực tế đó cho phép đại đội trưởng có cơ sở để nghi
ngờ khả năng tàu địch lợi dụng sương mù, nằm phục kích ở đâu đó. Anh nói với Nguyễn Hữu Phách suy nghĩ của mình về hiện tượng
này, nhằm lưu ý mọi người phải cảnh giác hơn.
Khi tiểu đội trưởng Nguyễn Hữu Phách dẫn quân đi rồi, đại đội trưởng mới lần xuống sát mé sông. Anh lợi dụng cây bần quỳ, bò ra xa
để có tầm quan sát rộng lớn hơn.
Vào thời điểm này, ở phía thượng nguồn, anh nhìn thấy sát bờ sông có nhiều ánh đèn le lói. Rất có thể đó là ấp chiến lược Vĩnh Hội -
Nơi bọn địch vừa tái dựng một đồn bảo an trên nền bót cũ, có quy mô lớn hơn, cỡ một đại đội. Từ đấy, bọn địch thường tung lực lượng
đi càn quét trong rừng tràm.
Sau khi xem xét một hồi lâu, đại đội trưởng bò trở vào bờ. Đúng lúc ấy, anh lờ mờ nhìn thấy bóng đen của một chiếc tàu từ phía hạ
nguồn, lợi dụng nước lớn, thả trôi về phía anh. Cùng lúc, tiểu đội trưởng Nguyễn Hữu Phách cũng cho người báo để anh biết là họ
cũng phát hiện thấy hai chiếc tàu chiến khác buông neo, nằm phục trên dòng kênh.
Mẹ kiếp! Đại đội trưởng bất giác chửi thề. Nếu thực tế diễn ra đúng như những gì các anh nhìn thấy thì rõ ràng là kẻ địch đã đón lõng,
nhằm ngăn chặn các cuộc chuyển quân của ta từ hướng Giồng Riềng, Gò Quao thọc xuống chi khu Hiếu Lễ, mà các anh gọi là căn cứ
thứ Mười Một.
Đại đội trưởng bâng khuâng đứng nhìn dòng sông Cái Lớn một hồi lâu, rồi dẫn Phan Lâm men theo bờ sông, tìm địa điểm phục kích.
Khi anh vừa trở về đầu vàm thì Nguyễn Hữu Phách lại cử một chiến sĩ tới báo cho anh biết là hai chiếc tàu địch, họ nhìn thấy hồi nãy,
đã biến mất, giống như một bóng ma. Tình hình ấy làm cho đại đội trưởng trở nên băn khoăn. Anh gọi Phan Lâm lại căn dặn công việc
và hướng rút lui, một khi tình huống xấu xảy ra, rồi cùng một chiến sĩ đi về hướng kênh Bà Đầm.
Trong đêm tối nhập nhoạng, đậm đặc sương mù, đại đội trưởng rẽ cỏ, bươc đi một cách cẩn trọng. Anh gặp Nguyễn Hữu Phách đang
đi đi lại lại bên một gò mối cao, cách bờ kênh một khoảng đất rộng.
Nguyễn Hữu Phách bước tới, tay chỉ về hướng thượng nguồn, ghé sát miệng vào tai anh, nói:
- Tôi đã nhìn thấy hai chiếc tàu địch ở hướng này. Chỉ thoáng một cái là đã không thấy nó nữa. Tàu sắt chớ có phải trái bóng bay đâu.
- Rất có thể là nó đã lợi dụng sương mù, dạt vào một chỗ nào đó. Đại đội trưởng nói nhỏ - Nói với anh em phải tập trung theo dõi, đề
phòng. Bọn Mỹ ranh ma lắm. Chỉ cần sơ sẩy một chút xíu là ỏm củ tỏi như chơi. Cách đây vài tháng, nhiều đơn vị của ta bị chúng cho
"phơi áo" ở khu vực này đấy!
Đại đội trưởng vừa nói dứt câu thì chiến sĩ Lê Văn Đức hổn hển chạy tới, nói lạc cả giọng:
- Thủ trưởng ơi! Em nghe thấy có tiếng mái chèo khua nước ở hướng này.
Đại đội trưởng bán tín bán nghi, kéo Nguyễn Hữu Phách đi về phía gò đất, cách chỗ anh đang đứng lối chừng một trăm mét, nơi có hai
chiến sĩ đang cảnh giới, dừng lại, nghe ngóng. Không gian vắng lặng như tờ, ngoại trừ tiếng gió vi vu thổi. Nhưng ít giây sau, đại đội
trưởng nghe thấy tiếng mái chèo chém xuống nước, rõ mồn một.
- Mẹ khỉ, đám nào vượt kinh liều thế? Bộ chúng điên cả rồi sao? - Đại đội trưởng rủa thầm.
Đúng lúc đó, lúc anh cảm thấy người nóng bừng bừng thì có hai tiếng nổ lụp bụp vỡ ra, đồng thời là hai trái hỏa châu bừng sáng giữa
bầu trời. Giữa ánh sáng lạnh ngắt như thanh thiên bạch nhật, đại đội trưởng nhìn thấy hai chiếc xuồng chở khoảng bốn, năm người, từ
bờ bên kia đang bơi qua, bỗng khựng lại ở giữa dòng. Hai chiếc tàu địch ém s1/2n trong đầm lầy, bỗng rú ga, lao tới. Đạn 50 ly nổ rền,
phá tan cả màn đêm yên lặng. Đạn nổ dữ dội làm dựng lên những cột nước. Đại đội trưởng nghe thấy tiếng kêu thất thanh. Những
người sống sót nhảy tùm xuống dòng nước, trong khi hai chiếc xuồng chìm nghỉm.
Hai chiếc tàu địch bật đèn pha, lướt sóng chồm tới, trút đạn như mưa xuống dòng sông. Không thể bỏ mặc đồng đội đang lâm nạn, đại
đội trưởng hét lên:
- Bắn! - Anh ra lệnh - bắn đi!
- Bắn vào đâu? - Thắng giữ khẩu B41 nép bên cạnh đại đội trưởng, run lẩy bẩy, hỏi lại.
- Bắn vào tàu địch chớ bắn vào đâu! - Đại đội trưởng quát.
Phải mất tới vài giây đồng hồ sau, Thắng mới bắn được trái đạn về phía tàu địch. Trái đạn vụt bay như một tia lửa, rồi nổ tung trước mũi
con tàu. Tất cả các cỡ súng của địch đều tập trung về hướng đại đội trưởng trút đạn.
Nguyễn Hữu Phách giật lấy khẩu súng trong tay Thắng, lắp trái đạn khác vào nòng, rồi nhằm thẳng vào hai chiếc tàu đi trước, xiết cò.
Trái đạn được phóng đi, lao thẳng vào tháp pháo của địch. Giữa bộn bề tiếng súng, đại đội trưởng có cảm giác như trái đạn chui tọt vào
đâu đó, rồi bất ngờ vỡ tung ra, làm bùng lên một đám cháy. Lần này thì tiếng la hét hoảng loạn xảy ra trên con tàu địch.
Tranh thủ lúc quân địch đang rối ren, đại đội trưởng hét to:
- Tất cả, rút!
Những người lính ùa chạy theo anh về phía con mương nhỏ, cách bờ kênh gần nửa cây số. Cho tới khi nhảy xuống được con mương,
đại đội trưởng mới hoàn hồn. Anh tựa lưng vào thành đất, đứng thở. Anh thở lấy thở để. Thở ra cả đằng tai.
Cuộc chạm súng trên kênh Bà Đầm mới rồi đã đánh thức tất cả tàu xuồng và đồn bót địch trong vùng. Gần như cùng một lúc, hỏa châu
được bắn tới tấp lên trời, giống y như mở màn chiến dịch. Mặt đất thoi thóp, phập phòng trong ánh sáng lạnh lùng ma quỷ. Tiếng tàu
địch nổ ran trên hướng sông Cái Lớn. Vừa chạy, chúng vừa nã từng loạt đạn vào hai bên bờ. Đạn bay chiu chíu, xé rách bầu trời bởi
muôn ngàn hòn lửa.
Vài phút sau, Phan Lâm và Bùi Như Cao cũng đã chạy tới, cùngnhảy xuống con mương thoát nước trong vườn. Sau khi lấy lại được
bình tĩnh, tiểu đội trưởng Nguyễn Hữu Phách mới xổ tất cả nỗi bực dọc ra:
- Thằng Thắng ấm ớ đâu rồi? - Đi với tao bao nhiêu lần rồi mà vẫn không mở mắt ra được. Tàu địch lù lù trước mặt, đại đội trưởng ra
lệnh bắn thì lại hỏi là bắn vào đâu? ... Đã thế, lại bắn như cứt, làm mất toi trái B41 của tao.
Đại đội trưởng xua tay:
- Thôi, trong đánh nhau, hốt hoảng là chuyện bình thường. Tớ nghĩ lần sau nó sẽ không thế đâu.
- Thằng này ngu dai lắm. Nói mãi cũng vẫn thế thôi. Đúng là óc đất.
Thắng đau khổ, phân trần:
- Em cũng không biết tại sao mình lại ngốc như thế không biết. Khi thấy trái sáng vọt lên là chân tay em rời rụng, không thể cử động
được nữa. Mọi bữa, em cũng dở, nhưng không dở đến thế.
- Thôi, biết rồi - Phan Lâm lên tiếng - Hãy im lặng giùm cho một chút đi. Hình như có người đang chạy kia kìa.
Mọi người lập tức im lặng, nhìn về phía dòng kênh. Trong ánh sáng rờn rợn của đèn dù, họ trông thấy hai người lính đang kè một
người khác lom khom chạy tới. Cả ba đều vận quân phục màu đen, may bằng vải ni-lông. Có người vẫn còn mang được cả thắt lưng,
súng ngắn. Chẳng cần phải có con mắt tinh tường, họ cũng nhận ra ba người đàn ông kia vừa mới thoát nạn xong.
- Chạy đến đây nhanh lên! - Tiểu đội trưởng Nguyễn Hữu Phách lên tiếng - Lính đơn vị nào thế?
Nhận ra người đàng mình, ba người lính dìu nhau chạy thẳng tới con mương nước, thở hổn hển.
- Có phải mấy ông vừa mới bắn cháy chiếc tàu sắt trên kênh không? Trời đất! Tui đoán đâu có sai! Cảm ơn. Cảm ơn nhiều lắm! -
Không có mấy ông, tụi tui chắc chắn phủi chân lên bàn thờ ráo trọi rồi! - Một anh lính trong đoàn nói - Mấy ông ở đơn vị nào?
- Trinh sát đoàn Lộc Ninh! - Đại đội trưởng trả lời.
- Chưa nghe! - Anh lính lắc đầu, hỏi tiếp - Mới dề đây hả.
- ừa, mới về được nửa năm!
- Thế thì còn mới mẹ gì nữa. - Anh lính kể - Tụi tôi là lính của tỉnh được cử lên đón đoàn 95A. Đơn vị của ông Đông ấy, biết không?
- Lính địa phương mà sao mấy cha chủ quan thấy mẹ? - Tiểu đội trưởng Nguyễn Hữu Phách nói chen vào.
- Bởi vậy... Anh lính chửi thề - Đù má, bữa nay xui sao đâu. Đi bốn, còn ba. Chưa tính đến hai con nhỏ đưa đò nữa.
- Hai đứa không sao đâu! - Anh lính bị thương nói - Tôi nhìn thấy tụi chúng bơi trở về phía bển.
- Chúng tôi cũng hy vọng như thế! - Đại đội trưởng nói. - Thôi, mấy ông rút nhanh lên, tụi tôi cũng sắp rút đấy. Đi đi, tụi tôi chặn hậu
cho.
Ba người lính địa phương rối rít cảm ơn, rồi lại dìu nhau lên đường. Đại đội trưởng nhìn theo, lắc đầu. Anh vừa thương, vừa thấy giận.
Trời sáng rõ. Trên sông Cái Lớn văng vẳng tiếng tàu địch chạy về hướng kênh Bà Đầm. Thỉnh thoảng, chúng lại bắn một vài loạt đạn
uy hiếp. Rồi tiếng máy tàu nổ nhỏ hẳn đi ở hướng vừa xảy ra chiến sự. Theo phán đoán của đại đội trưởng thì có vẻ như chúng đang
chuẩn bị kéo chiếc tàu bị thương.
- Liệu bọn địch có khả năng mò lên đây không anh? - Tiểu đội trưởng Nguyễn Hữu Phách khẽ hỏi.
- Tớ nghĩ là không. Đại đội trưởng trả lời không được dứt khoát lắm.
- Bây giờ, anh tính sao?
- Cứ chờ ở đây đến trưa rồi tính. Nói với anh em, ai đói thì cứ ăn trước đi. Nhớ phải cử người cảnh giới cẩn thận.
Một chiếc "Đầm Già" từ hướng Vị Thanh bay lên, quần đảo dọc theo kênh Bà Đầm đến vàm Lớn. Nó bay rất cao, rồi bất chợt sà
xuống thật thấp để quan sát. Trên dòng kênh, tiếng động cơ tàu địch bất ngờ lại rú lên. Rất nhiều tiếng động cơ cùng rú một lúc. Rất có
thể là chúng đang kéo chiếc tàu đi.
Mặt trời đã lên cao. Chiếc "Đầm Già" sau một hồi quần đảo, cũng rút đi, trả lại cho không gian sự yên tĩnh vốn có.
Sau thời gian nghỉ ngơi, vào khoảng hai giờ chiều, đại đội trưởng lại dẫn bộ đội mò ra kênh Bà Đầm một lần nữa. Anh muốn quan sát
một cách tường tận toàn bộ khu vực này vào ban ngày. Nếu có điều kiện, anh sẽ vớt hai chiếc xuồng của đơn vị bạn bị đắm hồi đêm.
Dòng kênh hiện dần lên một cách trống vắng trong mắt anh. Tại khu vực xảy ra tác chiến, tất cả những bụi cỏ, bờ cây đã bị đạn nhọn
xén bằng, trống hốc, đen xạm. Không gian hoàn toàn tĩnh lặng. Nhưng đó là sự tĩnh lặng không bền vững, sự tĩnh lặng nặng nề. Dưới
ánh nắng của mặt trời, hơi nóng từ mặt đất bốc lên nồng nặc mùi thuốc súng và mùi tanh tưởi của bùn đất. Trên dòng kênh loang lổ bởi
những vệt dầu đen, những phao cứu sinh cháy dở và những vỏ bông băng bị xé vội.
Trên bờ, có rất nhiều dấu giày và đầu mẩu thuốc lá. Đại đội trưởng bám theo những dấu giày ấy đi thật xa, nhưng anh không phát hiện
được điều gì khác lạ. Anh tin rằng những dấu giày trên phạm vi hẹp này là của bọn lính hải quân lên bờ, điều khiển việc kéo tàu. Thực
tế trên hiện trường đã xác định bảo chứng cho sự nhận định của anh.
Sau khi cùng đồng đội xem xét thật kỹ khu vực bên này kênh, đại đội trưởng vẫy tay, ra hiệu cho Nguyễn Hữu Phách tới, hỏi:
- Cậu có nhớ chỗ hai chiếc xuồng bị đắm hồi đêm không?
Tiểu đội trưởng cắn môi, khẽ gật đầu một cách không mấy tin tưởng:
- Theo tôi thì một chiếc đắm ở chỗ này, - Anh nói - Nếu ta kéo một đường thẳng từ gò đất mình đứng hồi đêm ra giữa kênh. Chiếc thứ
hai chìm cách chiếc đầu cỡ mười mét, lui về phía bên trái. Ngừng một lát như thể dò ý cấp trên, anh nói tiếp - Anh định lấy hai chiếc
xuồng chuẩn bị cho trận đánh tới đây, đúng không?
Đại đội trưởng gật đầu.
Tiểu đội trưởng ra hiệu cho chiến sĩ Nguyên Văn Thắng, người bắn hỏng một trái B41 hồi đêm, bước tới, hỏi:
- Biết bơi chứ?
- Biết! - Thắng quả quyết.
- Vậy thì trao lại khẩu súng cho đại đội trưởng, cởi quần áo ra, cùng với tớ mò bằng được hai chiếc xuồng bị chìm hồi đêm, khẩn
trương lên.
Trong lúc Phách và Thắng chuẩn bị, đại đội trưởng yêu cầu các chiến sĩ s1/2n sàng chi viện cho họ.
Sau khi tiểu đội trưởng Nguyễn Hữu Phách và chiến sĩ Nguyễn Văn Thắng trút bỏ bộ quân phục nhàu nát xuống đất, lom khom tới bờ
kênh trống trải, đại đội trưởng thấy tim đập rộn lên, căng thẳng. Anh chỉ lo quân địch nằm phục ở phía bờ bên kia nổ súng vào họ, thì
sự việc sẽ phức tạp hơn nhiều. Anh nín thở, theo dõi từng bước tiến của hai người. May mắn thay, không có chuyện gì xảy ra.
Bây giờ thì Phách và Thắng đang lặn ngụp dưới dòng kênh. Mỗi một lần họ ngoi lên mặt nước để thở, đại đội trưởng lại cảm thấy bồn
chồn. Đã mấy phút trôi qua, mà chưa có chiếc xuồng nào được tìm thấy. Đại đội trưởng chợt nhận ra rằng rất có thể nước triều lên đã
đẩy chiếc xuồng trôi đi xa so với dự kiến. Chờ Nguyễn Hữu Phách ngoi lên thở, đại đội trưởng ra hiệu cho Phách mò về phía tay trái.
Hơn một phút sau, Phách nhô lên, cười. Nụ cười báo cho anh biết là đã tìm được một chiếc xuồng.
Tiểu đội trưởng ngoắc tay kêu Thắng lại, rồi cả hai cùng lặn một lần nữa. Họ đã đem được chiếc xuồng lên khỏi mặt nước và đẩy vào
bờ. Ngoại trừ Phan Lâm và Bùi Như Cao có nhiệm vụ cảnh giới, những người còn lại chạy ùa ra, giúp sức kéo chiếc xuồng lên bờ.
Trong lúc Phách và Thắng tiếp tục bơi ra kiếm tìm chiếc xuồng còn lại, đại đội trưởng ra lệnh cho hai chiến sĩ khiêng chiếc xuồng đem
về phía con mương thoát nước.
Dưới dòng kênh, Phách và Thắng cũng đã tìm được chiếc xuồng thứ hai không mấy khó khăn. Họ cùng nhau kéo chiếc xuồng vào gần
tới bờ mới phát hiện ra trong xuồng có xác chết của một cô gái cùng với khẩu súng của cô. Cô gái bị trúng một viên đạn cỡ 12,7mm
vào bụng, thân thể tan nát. Cô bị chìm theo xuồng do quai súng vướng vào cọc dầm.
Đại đội trưởng cho chuyển xác cô lên trước, rồi mới kéo xuồng lên. Ngay sau đó, anh cho khiêng ngay xuồng đi, còn mình thì ở lại
xóa các dấu vết. Xong xuôi, anh 1/2m xác cô gái đi theo.
Về tới mương nước, đại đội trưởng cho mọi người nghỉ lại ít phút, rồi động viên anh em chuyển tiếp hai chiếc xuồng đến cánh rừng
tràm gió, xen lẫn với ô rô, cách mương nước khá xa và giấu lại ở đó.
Đến đây, đại đội trưởng cho mọi người nghỉ lại, rồi nhẹ nhàng đặt xác cô gái xuống đất. Anh không muốn làm thi thể cô đau một lần
nữa. Đại đội trưởng đứng dậy, nhìn cô. Cô gái còn quá trẻ, tuổi chừng mười tám là cùng. Từ vết thương trên người cô, máu vẫn rỉ ra, có
điều nhợt nhạt. Đại đội trưởng vuốt mắt cho cô, rồi gỡ tấm áo choàng buộc ở thắt lưng, trải ra và cùng Phan Lâm khiêng xác cô đặt lên.
Anh cẩn trọng xếp cho cô nằm ngay ngắn, không quên đặt khẩu súng của cô bên cạnh. Anh muốn sau này, nếu như có ai đó tìm được
xác cô, thì khẩu súng vô tri vô giác kia sẽ cất lên tiếng nói, rằng: cô là một người lính.
Sau khi đào huyệt xong, đại đội trưởng cho kiểm tra dây buộc một lần nữa rồi mới chuyển xác xuống. Trước khi lấp đất, mọi người
đứng nghiêm, giành một phút mặc niệm, tiễn đưa cô.
- Em ơi! - Tiểu đội trưởng Nguyễn Hữu Phách thầm thì - Ngủ ngon nhá! Nếu có khôn thiêng thì mong em hãy cho chúng tôi được
mạnh khỏe. Nếu còn sống được cho tới ngày chiến thắng, tôi sẽ ghi nhớ mãi ngày này. Tôi sẽ làm giỗ cho em, làm cả giỗ bốn mươi
chín ngày mất của em nữa.
Những hòn đất đã được ném xuống huyệt. Đất ở đây quá xấu. Đào lên mà lấp xuống không đầy. Mọi người phải đào thêm đất ở bên
ngoài, đắp cho nấm mộ cao lên, vuông vắn.
Công việc hoàn tất, mọi người mới cảm thấy mệt mỏi. Đại đội trưởng nằm lăn trên mặt đất ẩm ướt, tâm hồn trở nên phiền muộn. Anh
nghĩ đến số phận, sự rủi ro của con người trong chiến tranh. Anh nghĩ tới những bạn bè đã chết và cảm thấy có một cái gì đó thật chua
xót, đắng cay. Biết thế, nhưng anh, các anh không thể sống khác được. Trước khi trở thành một người lính, anh đã là một công dân.
Và, dĩ nhiên, anh phải làm tròn bổn phận đối với đất nước của anh, giống như bác anh, cha anh cũng đã làm như thế!
Cách đây hơn một năm, trong chuyến đi trinh sát vào cứ điểm của một tiểu đoàn Mỹ thuộc sư đoàn "Tia Chớp Nhiệt Đới", tại Suối
Mây, bên Tây Ninh, đại đội anh đã mò vào đúng ổ phục kích của địch. Đó là vào một buổi sáng, lúc ấy, cánh rừng vắng tanh. Bọn Mỹ
đâu có vội vàng gì. Chúng cứ để cho trung đội đi đầu vào thật gần, rồi mới đồng loạt bấm mìn, nổ súng.
Đại đội trưởng đã nhìn thấy đồng đội của anh bị đốn ngã hàng loạt. Tiếng thét vang lên trong tiếng súng nổ điên loạn. Còn hơn nửa
quân số trong tay, đại đội trưởng yêu cầu mọi người nằm im, không chống trả, chờ địch xung phong. Đồng thời, anh tổ chức một mũi
vu hồi, do Ba Trần, lúc đó là trung đội phó chỉ huy, bí mật vòng về phía sau lưng địch, đánh bọc hậu.
Khói đạn tan dần. Không thấy tiếng súng chống trả, bọn Mỹ đồng loạt tiến lên. Những tên lính đầu tiên đã bắt đầu nhảy tới thu súng.
Có tên dùng mũi giày lật xác lên rồi cúi xuống móc túi, tìm kiếm tài liệu, tư trang của liệt sĩ.
Vào đúng lúc đó, đại đội trưởng đứng bật dậy. Những người lính nằm im như những xác chết cũng đồng loạt đứng lên, xả đạn vào
quân địch. Đại đội trưởng đã nhìn thấy những cặp mắt kinh hoàng, ngơ ngác của kẻ thù ngoái lại nhìn anh, trước khi ngã xuống.
Cùng lúc, cánh vu hồi cũng đã bắt đầu nổ súng. Bọn Mỹ trở nên rối loạn. Chúng vừa đánh vừa rút ra khỏi trận địa.
Với gần một nửa quân số bị thương vong, đêm hôm ấy, đại đội trưởng phát điên. Anh đi lang thang trong rừng như một bóng ma. Ngày
hôm sau, Phó chính ủy trung đoàn đã xuống thăm đơn vị, động viên, an ủi anh. Nhưng những lời nói chân thành của cấp trên cũng
không xóa nổi nỗi buồn sâu năng và mặc cảm tội lỗi ở trong anh. Anh tự chửi rủa mình là tại sao lại đưa bộ đội đi đúng vào hướng ấy?
Sự hy sinh của đồng đội đã làm anh mất ngủ cả tháng trời.
Ngay trong cuộc họp rút kinh nghiệm trận đánh, đại đội trưởng đã đứng lên xin từ chức. Anh không phải là người hờn lẫy, hoặc bất
mãn, mà cái chính là anh thấy mình không xứng đáng chỉ huy đơn vị. Với những gì đã gây ra cho đồng đội, anh thấy mình chẳng hơn
gì một gã tội đồ.
- Chúng tôi không cho ông từ chức đâu, ông Quý ạ! - Phó chính ủy tuyên bố thẳng thừng - Chiến tranh là như vậy, có lúc thắng, lúc
thua. Kẻ địch của ta cũng là người. Chúng cũng thông minh, láu cá. Có điều, ông không được bi quan. Địch chết mười lăm, ta chết
mười bảy, kể như hòa. Nhưng ta đã thắng về thế trận. Trong một hoàn cảnh thua mười mươi, nhưng ông đã lật được thế cờ, đó là điều
thật đáng khâm phục. Chẳng phải lấy lòng ông làm gì, nhưng nếu rơi vào trường hợp đó, tôi không biết là mình có xử trí được như ông
không. Thôi đừng buồn nữa...
Dần dà, nỗi đau trong lòng đại đội trưởng cũng theo năm tháng nguôi ngoai dần đi. Nhưng mỗi một lần nhìn thấy đồng đội của mình bị
chết, cho dù không phải là người của đơn vị, anh vẫn thấy buồn lòng.
Đêm hôm ấy, sau khi nghiên cứu tình hình địch một lần nữa, đơn vị quay về nghỉ tạm trong cánh rừng tràm gió và ô rô, đại đội trưởng
lại cảm thấy tâm hồn trống vắng. Gần sáng, vừa mới chợp mắt được một lát, anh lờ mờ nhìn thấy bóng một người con gái đứng ngay
đầu võng nhìn anh. Cái nhìn của cô gái buồn rười rượi.
- Em hả? Bảy Tâm hả? - Đại đội trưởng nghĩ là mình đã hỏi như vậy.
Cô gái khẽ lắc đầu, nhưng mắt vẫn không rời anh. Hình như cô muốn nói với anh một điều gì đó mà không nói được. Cho đến khi có
tiếng gà gáy cất lên, cô gái giật mình, quay gót.
Đại đội trưởng choàng dậy. Trời vẫn tối. Từ hướng sông Cái Lớn, tiếng tàu địch vẫn văng vẳng dội về. Trên nền trời, hỏa châu đỏ
quạch. Thỉnh thoảng mới có một vài loạt súng nổ ré lên.
Đại đội trưởng lấy đèn pin xem đồng hồ. Đã gần năm giờ sáng. Anh rất muốn ngủ rốn một chút, nhưng mắt cứ ráo khô. ở cạnh anh,
Phan Lâm thức từ lúc nào. Thấy đại đội trưởng rọi đèn pin, anh ta ngồi bật dậy, rón rén bước tới bên cạnh, thì thào:
- Thủ trưởng ơi. Hình như cổ về, thủ trưởng ạ. Em nhìn thấy rất rõ. Cổ ôm bụng, đứng đầu võng, nhìn em. Em đã cất tiếng hỏi, nhưng
cổ không trả lời, rồi bỏ đi. Lúc đó, em cảm thấy lạnh toát cả người.
Đại đội trưởng vỗ vai Phan Lâm:
- Thôi, ngủ đi! - Anh nói - Có thể cậu quá nhạy cảm với cái chết của cổ, sinh ra mơ màng đấy thôi.
- Tôi nghĩ không phải mơ! - Nguyễn Hữu Phách cũng ngồi bật dậy, góp chuyện - Tôi cũng nhìn thấy cô ấy. Tôi nhìn thấy cổ đứng ở
ngay bên đầu võng của mình.
- Các cậu bị bệnh tưởng hết rồi! - Đại đội trưởng nói, nhưng trong thâm tâm, anh thấy có một hiện tượng thần bí nào đó qua giấc mơ
của đồng đội và của chính anh. Anh sực nhớ đến bài đồng dao mà thời trẻ con, anh thường hát mỗi khi tưởng nhớ cha mình. Giờ đây,
anh muốn hát lại bài ca ấy để vĩnh biệt cô:
Những con thuyền
Hãy trôi đi
Về dưới ấy
Nói với vua
Nói với quan
ở trong làng
Có người
Chết trẻ
Mắt không nhắm
Tim không tan
Những con thuyền
Hãy trôi đi...
5
Đại đội trưởng dẫn phân đội trinh sát trở về khu vườn sầu riêng vào buổi chiều hôm sau nữa. Sau ba ngày nghiên cứu kỹ lưỡng tình
hình địch trên toàn khu vực, chuẩn bị cho phương án tác chiến, anh thấy trong lòng trở nên thư thái, ung dung. Tất cả các dữ kiện,
thông tin, thu được qua hai đợt trinh sát, đã giúp anh có được một cái nhìn tương đối toàn diện về hoạt động của tàu địch tại đây, để
vạch kế hoạch tác chiến một cách chu đáo. Với tâm trạng hưng phấn, đại đội trưởng bước đi rất nhanh, làm cho đồng đội theo sau phải
bực bội.
- Thủ trưởng yêu mến ơi! Bộ nhớ lắm hay sao mà đi dữ vậy? - Tiểu đội trưởng Nguyễn Hữu Phách lên tiếng.
Đại đội trưởng bước chậm lại, nhếch môi cười:
- Mấy cậu đi như rùa. - Anh nói - Lẹ lẹ lên, về, còn tắm. Mấy bữa nay, tớ thấy người tã lắm rồi, chỉ buồn ngủ thôi.
- Anh sẽ không ngủ được. Không bao giờ ngủ được, thủ trưởng ạ! - Phan Lâm khẳng định chắc nịch - Đến như em đây, chưa đâu vào
đâu, mà đã nhớ như điên như dại rồi. Nếu như tới đây, xa cô nàng, chắc em phải xin đại đội trưởng cho chuyển về xã công tác quá.
- Thôi đi, mày - Thắng lên tiếng - Mới tặng nhau có mỗi một cành hoa dại mà đã tưởng bở.
- Mày... vô duyên! - Phách trừng mắt giận dữ - Đánh giặc dở ẹc. Mở miệng thì hôi mù, mà còn ham nói.
- Thôi... - Đại đội trưởng xua tay - Tớ không mê tín đâu. Cứ trò chuyện cho thỏa thích. Nhưng đánh đấm mà như bữa rồi là tớ vặn cổ
đấy.
Cuối cùng thì mọi người cũng đã về đến căn cứ. Chưa kịp đặt ba lô xuống đất, tiểu đội trưởng Nguyễn Hữu Phách đã la toáng lên:
- Xã đội phó đâu rồi? Ra đón chàng nè!
Nhưng chẳng có ai ra đón các anh cả. Đại đội trưởng đứng sững người, nhìn căn cứ vắng tanh vắng ngắt, anh vụt hiểu rằng những
người ở lại đã phải thực hiện công việc của "kẻ oan gia".
- Không có ai coi cứ sao, bay? - Nguyễn Hữu Phách lại lên tiếng.
Từ trong hầm cất vũ khí, chiến sĩ Bùi Như Cao thò đầu ra, tay dụi mắt, gắt gỏng:
- Làm gì mà nhắng lên thế? - Cao quát lại - Cấp trên thì đếch phải. Bố vợ cũng không...
- Thôi, đừng cãi nhau nữa. - Đại đội trưởng lên tiếng - Ba Trần và anh em đi đâu cả rồi?
- ảnh cùng với mọi người phải chuyển số thương binh của đặc công đi viện từ ngay buổi sáng bữa đó lựng, có thể tối nay, họ về.
- Tao biết ngay mà. Đại đội trưởng dậm chân, kêu trời - Biết rõ mười mươi mà không cản được, thế mới đau chứ.
- Thủ trưởng đừng trách mấy cổ tội nghiệp! Cao rụt rè nói - Để mọi người phải đi cáng thương, mấy cổ khổ tâm lắm rồi.
Đại đội trưởng lắc đầu, buồn chán. Mọi hưng phấn như trôi tuột khỏi lòng anh. Cậu Cao đã nói đúng. Hẳn là mấy ngày qua, Bảy Tâm
rất đỗi ăn năn. Thật là làm ơn phải tội. Đại đội trưởng nghĩ bụng. Anh thầm dặn mình là phải cố gắng quên đi, không được để sự bực
bội vương vấn trong lòng. Biết thế, nhưng vẻ mặt anh cứ bì bì, nặng trịch, nói năng cấm cẳn, chẳng ra đâu vào đâu.
- Phách đâu rồi? - Anh nói - Cắt cử cậu nào đó nấu cơm đi. Nấu luôn cho mấy đứa nữa. Nói cậu Cao canh gác. Số còn lại tranh thủ tắm
trước đi.
Giao nhiệm vụ xong, đại đội trưởng vùng vằng mở bồng, lấy võng ra mắc, rồi đi ra con mương thoát nước trong vườn, tắm. Vết bỏng ở
vai vẫn còn đau rát, không cho phép anh kỳ cọ mạnh tay. Anh tắm qua loa, lấy lệ, rồi quay trở về, nằm ườn lên võng, mắt khép hờ.
Mặt trời bắt đầu chìm xuống cánh rừng phía tây. ánh nắng cuối ngày trở nên nhạt thếch. Bầu trời vẫn âm ỉ tiếng máy bay và tiếng súng
nổ bì bọp ở một nơi nào đó thật khó xác định. Đại đội trưởng ngáp dài, gối đầu lên tay. Giấc ngủ đến với anh lúc nào không biết.
Bảy Tâm cùng mọi người đưa thương binh trở về vào lúc chập tối. Với một tâm trang băn khoăn, sợ hãi, cô rón rén đến bên võng người
yêu. Cô muốn xin lỗi anh về sự việc vừa rồi. Chỉ vì cô, vì sự đa mang của cô, mà các chiến sĩ phải khổ sở. Cô cũng đã chuẩn bị s1/2n
tinh thần để nghe những lời trách mắng của anh.
Đại đội trưởng đang ngủ. Anh ngủ mê mệt, đầu ngoẹo sang một bên. Hơi thở nặng nề, khó nhọc. Chỉ cần nhìn thoáng qua, Bảy Tâm
cũng đã nhận biết rằng anh rất mệt. Bằng một cử chỉ âu yếm, cô nhẹ nhàng kéo tay anh xuống, sửa lại mái đầu cho ngay ngắn, rồi mắc
mùng cho anh. Sau khi ém cẩn thận, cô khẽ trút một tiếng thở dài, rồi nhẹ nhàng quay về chỗ ở của mình.
- Bảy ơi! Kêu nhỏ Năm đi tắm đi, em ạ! Tắm khuya dễ cảm lạnh lắm! Từ đằng xa, Ba Trần cất tiếng nhắc nhở.
Bảy Tâm khẽ "dạ", nhưng vẫn chưa muốn đi tắm. Cô đứng lưỡng lự một lúc rồi bới lại mái tóc. Giữa lúc cô đang chuẩn bị quần áo, thì
Năm Thi vừa đi đâu đó, quay trở về.
- Mấy anh đi chuyến rồi, cũng đụng địch đấy! - Năm Thi nói nhỏ.
- ủa, vậy sao? - Bảy Tâm chồm tới hỏi - Có ai việc gì không?
- Dĩ nhiên là không. Rồi cô kể sơ qua diễn biến của trận đánh trên kênh Bà Đầm cho Bảy Tâm nghe. Xong, cô ngờ vực hỏi - Bộ, anh
Quý chưa nói gì với chị ha?
Bảy Tâm buồn bã lắc đầu:
- ảnh vẫn đang ngủ. Ngủ như trẻ con.
Năm Thi thì thầm:
- Anh Lâm kể với em rằng mấy ảnh còn kiếm được hai chiếc xuồng nữa lựng. Trong xuồng, có một cô bị chết. Mấy ảnh đem lên bờ,
chôn cất cẩn thận. Rồi đến khuya, cổ hiện về, đứng ở đầu võng mấy ảnh. Mấy ảnh hỏi hoài, nhưng cổ im lặng. Đến gà gáy thì bỏ đi...
- Năm tin chuyện ấy à? - Bảy Tâm lưỡng lự hỏi.
- Anh Phách cũng khẳng định như vậy nữa!
Bảy Tâm chưa bao giờ tin có chuyện người chết hiện hồn về với người sống. Tuy cô cũng đã từng nghe nhiều người thề sống, thề chết
với cô rằng họ đã nhìn thấy tận mắt và đã nói chuyện với linh hồn. Nhưng đến khi cô hỏi rằng nếu quả thật có chuyện ấy thì tại sao cô
lại không gặp được ba, mẹ và ông bà ngoại của mình? Chẳng lẽ họ là những người ngoại lệ, những người không có linh hồn? Cách đặt
vấn đề ngay thẳng của cô đã làm cho nhiều người kể chuyện không tìm được lời giải thích nào đáng thuyết phục. Họ chỉ giải thích
rằng: linh hồn thuộc dạng tư tưởng, khác với con người. Linh hồn chỉ có thể gặp người sống, khi bản thân người sống có nhu cầu gặp
họ. Người nào không tin có linh hồn, thì sẽ không bao giờ gặp được linh hồn. Sở dĩ cô không gặp được ba, mẹ và người thân của mình
vì cô không tin rằng họ vẫn tồn tại dưới một hình thức khác. Cô có thể không nhận ra họ, nhưng họ vẫn nhận ra cô, theo dõi cô, nhưng
không kiểm soát được các hành động của cô.
- Mấy ảnh bịa ra chuyện ma quỷ để dọa mình thôi, Năm Thi ạ. - Sau cùng, Bảy Tâm nói - Mấy ảnh bao giờ cũng khoái chí khi thấy tụi
mình khiếp vía, đúng vậy không?
Năm Thi lưỡng lự gật đầu.
Tiếng Ba Trần vọng lên từ phía bếp:
- Mấy đứa chuyện trò gì lắm thế? Tắm nhanh lên rồi còn ăn cơm!
Đến lúc này, Bảy Tâm mới uể oải cùng Năm Thi ôm đồ, soi đèn pin đi về phía con mương nước cuối khu vườn.
Đại đội trưởng thức giấc vào lúc nửa đêm. Cảm giác đầu tiên của anh là thấy đói bụng. Anh uể oải ngồi dậy và nhận ra mình đang ở
trong mùng. Thế là Bảy Tâm đã về. Anh vắt màn lên, nghĩ bụng, rồi nhoài người lấy cây đèn pin, soi tìm dép. Anh định bụng mò
xuống bếp kiếm một chén cơm, ăn cho đỡ đói.
Đại đội trưởng đứng lên, toan bước thì đã thấy Bảy Tâm soi đèn, bưng dĩa cơm, bước tới trước mặt anh. Sự xuất hiện đột ngột của cô
chứng tỏ suốt từ tối đến giờ, cô vẫn thức đợi anh. Đại đội trưởng sững người, nhìn thật lâu vào mắt cô, trái tim rung lên vì xúc động.
- Em thật đáng đánh đòn! - Anh trách cứ - Về hồi nào mà không gọi anh?
- Em về hồi hôm lựng. - Cô trả lời khẽ khàng - Thấy anh ngủ say, em không nỡ đánh thức anh. Ngừng một lát, cô nói tiếp - Em mang
cơm cho anh đây!
Đại đội trưởng đặt đèn pin vào võng, đỡ lấy chén cơm từ tay người yêu, hỏi nhỏ:
- Đi đường dài, lại khiêng cáng nặng nhọc, em có mệt lắm không?
Sự quan tâm của anh làm cô thấy ấm lòng. Nó như cất đi sự mặc cảm tội lỗi, gánh nặng tâm trí luôn ám ảnh cô suốt mấy ngày qua.
- Anh còn buồn em không, anh Quý? - Sau một thoáng ưu tư, cô hỏi.
- Cái gì? Buồn em hả? - Đại đội trưởng lắc đầu - Hết buồn rồi, em thân yêu ạ. Trông thấy em là anh hết buồn luôn.
- Thiệt không, anh? Anh hết buồn thiệt rồi chớ?
Đại đội trưởng âu yếm gật đầu.
Bảy Tâm sung sướng nhảy lên, hôn vào má anh. Chỉ một chút xíu nữa là cô làm đổ cả dĩa cơm trên tay đại đội trưởng.
- Cảm ơn anh! Em thật sung sướng, anh ạ! - Cô nói - Em có lỗi, nhưng không một ai trong đơn vị trách cứ em... Thôi, anh ăn cơm đi.
Em soi đèn cho.
Đại đội trưởng ngồi xuống võng, xúc cơm ăn với cá khô nướng một cách ngon lành. Bảy Tâm vừa soi đèn, vừa nhìn anh ăn, vẻ mặt trở
nên tư lự. Cô mường tượng tới một ngày nào đó, khi đất nước hòa bình, cô sẽ đi chợ, mua thực phẩm về nhà, tự nấu cho anh những
món ăn của quê hương cô, những món ăn mà cô tin là anh sẽ rất thích.
- Em đang nghĩ gì vậy? - Đại đội trưởng cất tiếng hỏi.
Bảy Tâm chợt thở dài, cố nở một nụ cười:
- Em nghĩ đến ngày hòa bình, anh ạ! - Cô nói, giọng trở nên mơ màng - Lúc đó, anh biết không, em sẽ nấu canh chua cá bông lau, sẽ
làm món cá chẽm chưng tương, cá rô kho tộ, hoặc lẩu lươn cho anh ăn. Em sẽ làm cả món khô sặc nướng trộn xoài để anh nhậu với
bạn bè. Lúc đó, em cũng sẽ lại ngồi bên anh, như bây giờ và tiếp thức ăn cho anh... Nói đến đây, tự nhiên cô nấc lên, ngửa mặt lên trời,
thổn thức.
Đại đội trưởng lặng người khi nhìn thấy trong khóe mắt của người yêu long lanh hai giọt lệ.
6
Một ngày mới lại đến với những người lính trinh sát đóng quân trong vườn sầu riêng bỏ hoang, gần sông Cái Lớn. Ngay từ sáng sớm,
khi mặt trời vừa ló rạng, đại đội trưởng Lê Sỹ Quý đã vùi đầu vào tấm bản đồ tác nghiệp đặt ở dưới đất, trong đó các mũi tấn công dự
kiến được tô đậm bằng bút chì màu.
Đại đội trưởng không thể nhớ được đây là lần thứ bao nhiêu, anh đã suy nghĩ, phân tích, nhằm vạch ra phương án tác chiến khả thi
nhất cho trận đánh dự tính vào ngày mai. Theo kế hoạch ban đầu, anh sẽ bố trí đốt hàng chục đống lửa, nằm rải rác trên tuyến kênh Bà
Đầm, nhằm cung cấp cho kẻ thù những thông tin giả về sự có mặt của chủ lực Khu tại khu vực này.
Nhưng, những cuộc hành quân có thật, vượt sông có thật và cả những trận đánh có thật liên tục xảy ra trong vòng nửa tháng qua đã
cung cấp cho các cơ quan tham mưu của địch những dữ kiện về sự hoạt động của ta tại đây, nên chẳng cần phải dùng đến những đống
lửa.
Điều làm cho đại đội trưởng quan tâm nhất là khi trận địa đã được bày bố s1/2n sàng, nhưng kẻ địch lại không sa vào bẫy theo cách bố
trí của anh, thì phải chuyển đổ phương án tác chiến như thế nào?
Sau nhiều lần nghiên cứu thực địa và quy luật hoạt động của địch, đại đội trưởng quyết định chọn phương án tối ưu nhất là dụ địch vào
cái bẫy đã được giăng s1/2n. Đại đội trưởng gãi nhẹ lên mu bàn tay, tự đặt ra các tình huống và tự trả lời. Sau khi nhận thấy đã đạt được
sự tương đối ổn thỏa, sau bữa ăn sáng, anh cho mời Ba Trần và Nguyễn Hữu Phách đến để nghe trình bày về kế hoạch đánh địch.
- Dự kiến của tôi như thế đấy. Mấy vị cho ý kiến đi.
Ba Trần tì cằm lên đầu gối, mắt nhìn xói vào tấm bản đồ. Anh cắn môi suy nghĩ rồi nói:
- Như vậy là chúng ta không dụ địch vào kênh Bà Đầm như đã tính toán trước đây, đúng không?
- Đúng thế! - Đại đội trưởng trả lời - Nếu dụ địch vào kênh Bà Đầm thì sẽ nguy hiểm đến tính mạng của người nghi binh. Hơn nữa,
chưa chắc chúng đã dám liều lĩnh đuổi theo.
Trung đội trưởng Ba Trần gật đầu, tán thưởng.
- Nếu như địch không di chuyển từ hướng Rạch Giá lên mà lại di chuyển theo hướng ngược lại, thì tình thế sẽ ra sao? Trường hợp này,
kế hoạch nghi binh sẽ hủy bỏ, đúng không? - Tiểu đội trưởng Nguyễn Hữu Phách lên tiếng.
- Buộc phải bỏ nghi binh. - Đại đội trưởng quả quyết - Chúng ta chỉ sử dụng nghi binh trong trường hợp tàu địch từ hướng Rạch Giá
lên. Đây là lực lượng tác chiến sông rạch của hải quân Mỹ. Bọn này hung hăng và cũng rất chịu chơi. Điều mà chúng ta cần bàn cụ thể
là sẽ cử ai nhử địch đây?
- Có thể tôi, kết hợp với thằng Cao, hoặc thằng Thắng cũng được. Ba Trần đề nghị.
- Ông phải là người phụ trách tổ chốt chặn ở cửa vàm Lớn! - Đại đội trưởng lắc đầu, bác bỏ - Nhiệm vụ của ông rất quan trọng, vừa có
nhiệm vụ bảo vệ nghi binh vừa khóa chặt đầu theo kế hoạch một hoặc khóa đuôi, theo kế hoạch hai.
- Về người nghi binh, tôi đề nghị cử thằng Thắng và thằng Thái. Hai thằng này vừa biết bơi, vừa muốn lập công. Chúng nó muốn xóa
đi hình ảnh "thằng ngốc" trước mắt mọi người - Phách nói.
- Thế thì tốt. Đại đội trưởng gật đầu - Nhưng phải nói cho tụi nó hiểu rằng nếu cứ tìm cách để chứng tỏ mình không ngốc, thì sẽ trở
thành ngốc thật đấy!
Nguyễn Hữu Phách cười sặc sụa, cười chảy ra nước mắt. Sau đó, anh hỏi:
- Thủ trưởng tính giờ nào ta lên đường?
- Tôi tính chiều nay hành quân! - Đại đội trưởng nói - Chập tối đến nơi. Thời gian còn lại là tổ chức bố trí lực lượng. Khả năng nổ súng
sẽ là vào ngày mai. Nói đến đây, đại đội trưởng quay sang nhìn Ba Trần - Theo ông, ta nên khởi hành vào giờ nào thì kiết?
Ba Trần bấm đốt ngón tay, suy nghĩ một hồi, rồi nói:
- Ta từ phương nam lên, thuộc hành hỏa. Địch từ hướng Tây tới, thuộc hành kim. Hôm nay là ngày Bính Ngọ, cả can chi đều hành hỏa.
Vậy ta đi vào giờ Đinh Mùi sẽ trở thành biển lửa. Tam hỏa sẽ chế khắc được nhất kim. Ta toàn thắng.
Đại đội trưởng khẽ cười:
- Nếu địch khởi hành vào giờ thủy thì sao? Ta thua à?
- Nó khởi hành vào giờ thủy thì cũng thất bại nhưng đỡ hơn. Kim sinh cho thủy, tức là sự mất đi. Hơn nữa, trong trường hợp này, nhất
thủy không chế ngự nổi tam hỏa. Tam chân muội là lửa lòng. Nước làm sao dập tắt được lửa lòng...
- Tôi khâm phục sự ngụy lý của ông. Nhưng tôi cũng cứ ghi vào sổ xem thế nào. Ngày mai, mười bốn giờ, hành quân. à quên, nhớ giao
cho cậu nào đó làm lấy hai chiếc dầm nhá!
Chờ cho mọi người đi hết, đại đội trưởng tới gặp Bảy Tâm và Năm Thi, báo cho hai cô biết về trận đánh sắp tới của đơn vị. Bảy Tâm
chăm chú nghe anh nói nhưng không có biểu cảm rõ rệt, ngoài vẻ lạnh băng. Chờ cho anh nói xong, cô buồn bã hỏi:
- Mấy anh định đuổi khéo tụi em đi, phải không?
- Ôi em! sao em lại nói thế? - Đại đội trưởng giãy nảy lên.
- Nếu không có ý đuổi tụi em, tại sao mấy anh không giao cho tụi em một công việc gì?
- Đúng vậy! - Năm Thi góp lời - Mấy anh coi thường tụi em. Coi tụi em như là một gánh nặng.
- Hãy nghe anh nói hết đã. Đại đội trưởng phân trần - Đúng ra là anh, mấy anh, không thể giao bất kỳ một công việc nào cho tụi em
cả. Mấy anh không phải là người chỉ huy trực tiếp tụi em. Mấy anh chỉ nhờ tụi em giúp đỡ chuyển một số vũ khí ra trận. Sau đó, tụi em
sẽ ở lại giúp mấy anh làm nhiệm vụ cứu thương, được chưa?
- ít ra là như thế! - Bảy Tâm nói. Cô đã mỉm cười.
- Bây giờ tụi em chuẩn bị tư trang đi, còn thời gian thì giúp mấy anh nấu ăn. Đúng hai giờ chiều hành quân, rõ chưa?
- Tụi em đã nghe rõ. Đúng hai giờ chiều hành quân, thưa đồng chí chỉ huy.