Việt nam sẽ tiến trên đường dân chủ theo kịch bản nào? Đã có nhiều kiến nghị, đề án, đề nghị, chủ trương, phương án, dự đoán và phỏng đoán ở trong nước cũng như ở hải ngoại. Từ phương án chờ đợi, để kinh tế tự do hóa một thời kỳ khá dài nữa rồi ắt sẽ tự phát đẫn đến tự do hóa về chính trị, có dân chủ đa nguyên... đến yêu sách những người cộng sản phải ra đi không điều kiện, đảng cộng sản phải rút lui tức khắc mang tính chất ảo tưởng và trịch thượng... là một loạt phương án mang nhiều sắc thái khác nhau. Khi đã loại bỏ biện pháp dùng bạo lực vũ trang - điều mà có thể khẳng định toàn dân không tán thành và còn phản đối vì sẽ lại diễn ra cảnh chiến tranh, nội chiến, đổ máu, tàn phá và hỗn loạn - thì chỉ còn biện pháp đấu tranh chính trị. Đấu tranh chính trị cần hiểu theo nghĩa rộng, tuy nó chưa phải đấu tranh nghị trường vì chưa có bầu cử tự do, vì quyền công dân văn còn bị tịch thu trên thực tế.
Đó là một cuộc đấu tranh sôi nổi, gay gắt do ý chí đề kháng của một số người lãnh đạo cộng sản quyết bám chặt quyền lực, không nhượng bộ. Đó là cuộc đấu tranh rộng lớn về mặt tuyên truyền, cổ động, thu hút và tranh thủ dư luận xã hội. Đây là cuộc đau tranh bền bỉ, âm ỉ, kiên trì, từ bước thấp lên bước cao: Mỗi thời điểm cần đề ra mục tiêu cụ thể, thích hợp. Mục tiêu đề ra thấp sẽ không lôi cuốn được nhân dân, nhất là tầng lớp tinh hoa, tiến bộ của xã hội. Mục tiêu đề ra cao quá sẽ bất cập, không thể thành hiện thực nên cũng không lôi cuốn được quần chúng nhân dân. Bước trước mắt mục tiêu có thể là:
- Duy trì và mở rộng thêm những thành tựu về kinh tế, đòi quyền sở hữu tư nhân về ruộng đất, vườn, nhà, vạch rõ khái niệm sở hữu toàn dân thực tế là sở hưu vô chủ, rất khó định rõ về mặt pháp lý, chỉ tạo nên sự lộn xộn về quyền sở hữu, tài sản chung và tài sản tư nhân đều bị lạm dụng; đòi quyền tự do kinh doanh, các chủ đầu tư tư nhân ở trong nước ít nhất phải được hưởng các điều kiện bằng nước ngoài.
- Duy trì và mở rộng thêm cuộc đổi mới về pháp lý, bổ xung pháp luật về quyền công dân, thực hiện đúng luật tố tụng, nâng cao vai trò của luật sư (cả luật sư công và luật sư tư), thực hiện ngành tư pháp chỉ tuân theo luật pháp (tách đảng khỏi nhà nước), thực hiện đúng hiến chương về quyền con người, để không một ai bị truy tố, giam giữ, tù đày, chỉ vì chính kiến và tín ngưỡng. Đòi chính quyền xem xét lại từng trường hợp những người từng bị xử tội, đang bị án, bị giam vì chính kiến (tù nhân lương tâm), với sự quan sát của các tổ chức nhân quyền quốc tế (ân xá quốc tế, Asia Watch...)
- Đòi thực hiện tự do báo chí đã được Hiến Pháp năm 1992 công nhận, tuy còn bị hạn chế bởi cái đuôi "theo pháp luật quy định". Tận dụng các cơ sở in ấn ở trong nước để in lại những kiến nghị, phát biểu, bài báo trong và ngoài nước... đề cập đến việc xây dựng dân chủ, phân phối rộng rãi... Trong thời đại thông tin, những chiến sĩ tiền phong đấu tranh cho dân chủ ở trong nước hiểu rất ro lợi thê của mọi phương tiện truyền thông và đang tận dụng nó. Thời kỳ mà một chiếc máy chữ cọc cạch, có trong nhà cũng phải khai báo với cơ quan công an và bị theo dõi, đã qua từ lầu rồi! Thời kỳ không một tư nhân nào có máy điện thoại trong nhà cũng đã qua khá lâu rồi! Trước kia, ở mỗi cửa nhà có máy thu thanh đều phải niêm yết câu "Nhà tôi không nghe đài địch"; từ 1985, 1986, chuyện ấy chỉ còn trong trí nhớ. Đến nay, phố lớn nào chả có cơ sở phô tô cóp pi, nhiều cơ quan, hãng tư nhân, cơ sở nghiên cứu có máy fax; máy thu thanh có đến hơn 5 triệu, máy thu vô tuyến truyền hình đã đến hàng triệu; điện thoại được tự do đặt, cứ có tiền là có máy, chỉ trừ những nhân vật bị sổ đen. Chưa nói đến những hệ thống máy computers đủ loại, với những đĩa ghi CD compact disks kỳ diệu, một vài đĩa ghi được cả hàng trăm cuốn sách, di chuyển nhẹ tênh? Có thể đặt tên cuộc cách mạng dân chủ hiện nay là cuộc cách mạng do lợi khí truyền thông. Vũ khí hòa bình này ngang bằng những đội quân tuyên truyền hùng hậu. Không hàng rào kiểm soát nào ngán cản được nó. Tất cả vấn đề là: tận dụng được những phương tiện ấy, và nội dung quảng bá hợp với "khẩu vị" của xã hội, nếu không sẽ phí công, phí thời gian, vô tích sự. Hợp lòng người thì mọi văn kiện, chính kiến sẽ được nhân lên nhanh chóng. Những nội dung đấu tranh trước mắt trên đây có vẻ thấp, nhưng rất lợi hại vì các lẽ:
- Đông đảo quần chúng dễ đồng tình;
- Đảng cộng sản khó lòng khước từ, vì chính họ đề ra nội dung đổi mới như vậy; họ cũng yêu cầu nhân dân phát biểu ý kiến, góp ý về quyền tư hữu, về luật đất đai; chính họ cũng chủ trương đổi mới thêm về kinh tế và từng bước dối mới về chính trị, thực hiện đổi mới về pháp luật, đẩy mạnh sự nghiệp truyền thông, "nói thẳng, nói thật, nói hết", "lấy dân làm gốc"... các lực lượng dân chủ chỉ yêu cầu họ làm thật.sự những điều họ nói, không để cho họ hứa hão, nói rồi bỏ dấy, nói một đằng làm một nẻo! Bước lên một bậc, để rồi bước lên bậc cao hơn.
Cái kẹt của người cộng sản là đã trót chủ trương đổi mới thì đâm lao ắt phải theo lao, không thể làm cầm chừng, không thế ngừng lại, càng không thể quay lại phía sau! Được dư luận thế giới rộng rãi ủng hộ. Yêu cầu đổi mới về pháp lý, thực hiện quyền công dân đầy đủ, thả những người bị giam, bị tù chỉ vì chính kiến... là phù hợp, với yêu cầu tôn trọng Hiến Chương về quyền con người. Cần nhớ tổng thống Pháp Mitterrand, tổng thống Mỹ Bill Clinton, chính phủ Nhật, các nước ở Tây âu trong CEE, thủ tướng úc, tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Butros Ali... đều đồng thanh yêu cầu chính phủ Việt nam điều ấy. Dứt khoát rõ ràng. Với ý thức trách nhiệm, khi tôn trọng quyền con người đã trở thành một giá trị phổ quát của thế giới ngày nay, khi cộng đồng quốc tế không thể thờ ở khi nhân dân một nước nào đó bị chính quyền của họ tước đoạt quyền tự do. Nghĩa vụ can thiệp nhân đạo đang vang lên trên các diễn đàn quốc tế. Chính phủ Việt nam đã nhiều lần long trọng cam kết tôn trọng quyền của công dân nước mình; sự che dấu sự thật và nói dối quanh của họ đang bị phơi bày và luôn dồn chính quyền ở Việt nam vào thế lúng túng, chống đỡ bị động. Họ chia rẽ nghiêm trọng nhất ở điểm này; những người phụ trách về kinh tế, về ngoại giao, cãi vã gay gắt với những người phụ trách về an ninh, nội chính cũng về điểm này.
Trên đây cũng là yêu cầu trước mắt về dân chủ đa nguyên. Đa nguyên về chính kiến chính trị, da nguyên về sáng tạo trong văn học nghệ thuật, đa nguyên về nhiều thành phần kinh tế, nhiều chế độ sở hưu, trong đó sở hữu tư nhân phải là một nền tảng.
Yêu cầu đa nguyên về tổ chức chính trị là yêu cầu tiếp theo tất yếu. Khi đề ra yêu cầu này, những người đề xướng dân chủ hiện nay hiểu rằng cần tránh tình hình các tổ chức chính trị mọc lên như nấm, tranh cãi nhau vô lận, gây nên hỗn loạn chính trị và xã hội, như từng xây ra ở một số nước xã hội chủ nghĩa cũ. Họ mong muốn rằng trước mặt chỉ nên có một tổ chức; một mặt trận, một phong trào, hay một chính đảng mà thôi. Tất cả những ai mong muốn chấm dứt chế độ độc đoán, thực hiện dân chủ một cách sòng phẳng, tôn trọng đầy đủ quyền công dân thì xin mời gia nhập tổ chức chính trị này - lấy tên là Tập Hợp Dân Chủ chẳng hạn - kể cả những đảng viên cộng sản có ý thức dân chủ rõ rệt. Thanh niên nam và nữ ham tiến bộ, đầy sức vươn lên sẽ gia nhập đông đảo. Phụ nữ Việt nam phấn đấu cho quyền bình đẳng và quyền dân chủ chắc chắn là lực lượng to lớn của tổ chức này. Các đệ tử các tôn giáo - đạo Phật, đạo Cơ Đốc, đạo Tin Lành cũng như các tôn giáo khác, vốn bị phân biệt đối xử gần như công dân loại hai cũng sẽ gia nhập tổ chức dân chủ. Những nhà kinh doanh chân chính mong muốn làm ăn nghiêm chỉnh, làm giàu hợp pháp cũng sẽ là thành viên của tổ chức dân chủ
Tình hình đã chín để dựng lên tổ chức cần thiết này. Tổ chức này sẽ đối xử với đảng cộng sản theo tinh thần bình đẳng, cởi mở, chân thành, tôn trọng lẫn nhau, cạnh tranh nhau trong việc phục vụ nhân dân và đất nước, phê phán nhau trên tinh thầnxây đựng, bằng thiện chí của mỗi bên. Ai từng quan sát các cuộc tranh cử tổng thống hay quốc hội gần đây ở pháp, Mỹ, ý, Anh... có thể thấy theo nếp sống dân chủ, người thắng cử tự tin, phấn chấn nhưng không thể kiêu ngạo vì biết bao thử thách còn ở trước mặt; họ biết chân thành cám ơn những đối thủ đã đua tranh ngay thật với mình; người bị mất chức do thất cử đàng hoàng công nhận là mình thua cuộc nhưng không nản lòng, lại còn cám ơn những đối thủ đã giúp mình luôn tỉnh táo khi cầm quyền, gọi họ là những đối thủ xây dựng... Đó cũng là tinh thần hiệp sĩ trong tranh cử dân chủ.
Nhân dân sẽ chấm dứt thời kỳ thụ động về chính trị. Nhân dân vừa nô nức làm ăn, vừa nô nức tham gia các sinh hoạt chính trị, công khai bàn luận về chính trị và nhân sự quốc gia. Nhân dân sẽ cùng nhau tạo nên dư luận xã hội, tâm lý xã hội và ý chí xã hội. Dư luận xã hội sẽ đủ mạnh để ngăn ngừa các hiện tượng quá khích, cực đoan, bảo thủ. Nhân dân sẽ là trọng tài công minh công nhận những tổ chức và cá nhân có tâm huyết, có tài năng và công tâm. Dư luận xã hội sẽ đủ mạnh tạo nên sức ép tuân thủ pháp luật và thực hiện công bằng xã hội.
Tự do báo chí được bắt đầu thực hiện. Báo chí Việt nam sẽ thoát hẳn khỏi sự áp đặt độc đoán: Người viết không còn viết cho lãnh đạo đọc mà sẽ viết để nhân dân đọc. Nhân dân sẽ tham gia ý kiến đông đảo trên mặt báo và đánh giá được chính xác tờ báo nào, bài báo nào là có ích cho xã hội cần khuyến khích, tờ nào, bài nào là có hại cho tiến bộ xã hội để phê bình và phê phán. Những tờ báo quan liêu, bảo thủ, cực đoan, kích động, sẽ bị công luận lên án và tẩy chay. Yêu cầu tiếp theo sau đó sẽ là việc tổ chức hầu cử quốc hội, thảo hiến pháp mới sau khi đã có những cuộc họp liên tịch giữa các tổ chức chính trị cũ và mới. Các cuộc bầu cử sẽ thật sự sôi nổi, hào hứng, chấm dứt thời kỳ một đảng bao biện, lạm dụng quyền chức, tự nhận mình là nhân dân, là thay mặt cho nhân dân... Việc triệu tập họp liên tịch, bàn về hiện tình đất nước và giải pháp có thể do Mặt Trận Tổ Quốc, một tổ chức sẵn có đảm nhiệm. Tổ chức triệu tập chỉ có nhiệm vụ thông báo thời gian, địa điểm, còn nội đung sẽ do các tổ chức cùng đưa ra trên tinh thần bình đẳng hiệp thương. Một ngưỡng cửa sẽ được loàn dân vượt qua, đưa đất nước vào một thời kỳ mới thật sự, giữa sự hoan nghênh của cả thế giới hiện đại.
Một thời kỳ chuyển tiếp sẽ diễn ra. Những quy định cần thiết của thời kỳ này sẽ được xác định để phát huy ý thức trách nhiệm, mở rộng từng bước sinh hoạt dân chủ, đảm hảo trật tự và an ninh xã hội, nền sản xuất và nền hành chánh được liên tục vận hành, tránh lợi dụng của những kẻ cơ hội.
Yêu nước và thương dân, động lực chính của dân chủ
Yêu nước là một giá trị tinh thần và đạo đức cổ truyền của dân tộc. Thương nước mình, thương dân mình cũng là một ý thức sâu đậm từ lòng yêu nước ấy. ở cả hai phía của trận tuyên giả tạo cộng sản và Quốc Gia cũ đều có những người có tinh thần dân tộc, có lòng yêu nước và thương dân. Không bên nào có thể tự nhận độc quyền về giá trị truyền thống ấy. ở hai bên cũng cùng có những người cơ hội, vô trách nhiệm, đặt quyền lợi cá nhân lên trên quyền lợi dân tộc. Những người dần chủ chân thành ở cả hai trận tuyến cũ cần tìm ra nhau, bắt tay, sát cánh tạo nên một tập họp mới, một lực lượng dân chủ hùng hậu. Nhân dân đang ngóng chờ. Nhân dân tỏ ra thái độ khi có một thê lực đối lập đáng tin cậy và có triển vọng. Sự tập họp mới đã chín. Nó đại diện cho xu thế tiến bộ và phát triển của đất nước, hợp với xu thế của thời đại. Nó tỉnh táo, có chừng mực, do có lương tâm và có quan điểm thực tế. Nó là hạt nhân của sự thức tỉnh chung của quán chúng nhân dân.
Cuốn sách này, 3 phần đầu nhằm vào mục đích góp phần làm rõ tình hình đất nước trong một thời kỳ dài vừa qua theo một cách nhìn có trách nhiệm, khách quan, theo tinh thần phê phán (cũng là theo tinh thần tự phê bình về phê bình mà chính những người cộng sản thường kêu gọi). Tác giả ước mong được đông đảo độc giả ở trong nước và ở ngoài nước, kể cả những người đảng viên cộng sản đọc, phát biểu ý kiến, tạo nên cuộc tranh luận ngay thật và lành mạnh. Các nhà sử học của nước nhà chắc chắn sẽ viết lại sử của đất nước với trách nhiệm và hào hứng. Phần cuối này nêu lên một số nội đung của giải pháp trước mắt, cũng là từ sự đánh giá về quá khứ.
Các vấn đề về Hiến Pháp mới, chế độ chính trị mới sẽ được thảo luận thật sự rộng rãi trong nhân dân. Không nên coi một chế độ ở một nước nào làm mẫu mực, khuôn phép. ở Tây Phương chế độ chính trị ở Anh khác xa ở Đức, ở Hoa Kỳ khác xa ở Pháp; ở Thụy Điển lại khác hẳn ở Y. Mỗi nước cần tìm ra hình thức thích hợp nhất với điều kiện của mình. Không có nước nào đạt được nền dân chủ hoàn thiện, cũng như không một con người nào có thể hoàn thiện như ông Thánh cả. Bản chất con người luôn có mặt tốt và mặt xấu.
Xã hội cũng vậy. Mục tiêu dân chủ luôn ở phía trước, mỗi ngày một hoàn thiện cho đến mãi mãi, vô cùng... Cái thú vị, hào hứng của dân chủ là ở đó. Cuộc sống, vận mệnh của dân tộc và đất nước đặt ra vấn đề xây dựng dân chủ như một cửa mở tất yếu trên con đường phát triển, ổn định và phồn vinh, hòa nhập vào cộng đồng thế giới. Có qua cửa mở này, mọi tiềm năng nhân lực và tài nguyên, bao gồm cả ý chí, trí tuệ, hiểu biết, kinh nghiệm và tài sản của các tầng lớp nhân dân cùng với của chìm của nổi của đất nước, mới được phát huy nhằm mục tiêu thoát khỏi nghèo nàn và lạc hậu, đi đến dân giàu, nước mạnh. Một thời kỳ thịnh trị sẽ có thể mở ra. Cũng sẽ là thời kỳ dân tộc Việt nam tìm lại thấy mình, tự làm giàu thêm bằng những giá trị mới: thương yêu nhau thay cho thù hận, cùng nhau hòa giải và hòa hợp sau chiến tranh huynh đệ tương tàn, để đàn em chúng ta, con cháu chúng ta tin yêu nhau chung lòng chung sức trong nhiệm vụ xây dựng quê hương.
Trên đôi cánh độc lập và dần chủ, đất nước ta sẽ cất cánh để rồi bay cao và bay xa, trong đội ngũ những con chim báng khỏe khoắn, can trường của bầu trời nhân loại.
Bắt đầu viết ngày rằm tháng giêng Xuân Quý Dậu,
Hoàn thành ngày Trung Thu 1993:
Thành Tín