Tầng lớp đặc quyền đặc lợi cầm quyền từ chỗ hầu như tay không về quyền lực và tài sản nên có xu hướng giữ chặt đặc quyền đặc lợi đến cùng, cho suốt cuộc đời mình. Và xu hướng và ý định ấy được thực hiện trên thực tế, trở thành một vấn đề tất yếu như theo một qui luật vậy. Đại biểu quốc hội suốt đời, chủ tịch nước suốt đời, thủ tướng suốt đời, tổng bí thư suốt đời... trở thành những việc tất nhiên, không ai bàn tán đến nữa. ở địa phương cũng thế, đại biểu hội đồng nhân dân, chủ tịch tỉnh, chủ tịch huyện suốt đời cũng là phổ biến. Cúng nhiều người thay đổi nhiệm vụ chức trách, nhưng thường là đề bạt lên, chỉ có nâng lên cấp chức cao hơn mà thôi! Cho đến cả khi bị sai lầm, khuyết điểm rõ ràng thì cũng vẫn cứ "bị" "đá lên", nghĩa là đưa lên một vị trí cao hơn. Nhất là khi những sai lầm ấy thuộc tính chất "tả" khuynh, quá "tả" được coi là có "thừa" tinh thần cách mạng, có "thừa" tinh thần tiến công, một ưu điểm trong khuyết điểm cụ thể.
Đây cũng là nét chung của các nước xã hội chủ nghĩa hiện thực, dẫn đến lãnh đạo đã bảo thủ ngày càng thêm bảo thủ, chế độ gia trưởng và gia đình trị lan tràn, nhân sự của chế độ ngày càng lão hóa, ngăn chặn thế hệ trẻ thay thế! Việc phát hiện nhân tài, tuyến chọn nhân tài vào các chức vụ cần thiết thay thế cho những kẻ bất lực bị cản trở. Quanh quẩn suốt mấy chục năm vẫn là những bộ mặt cũ theo kiểu lưỡi gỗ đến phát ngấy, xã hội bắt buộc cứ phải chịu đựng và chấp nhận. Bi kịch của đất nước bắt nguồn từ đó.
Những người cầm quyền không thể chấp nhận chế độ dân chủ thật sự là vì thế. Mỗi người đều lo sợ đến lượt mình bị thay thế! Cuộc sống thiếu thốn khi buộc phải rời quyền lực làm cho họ bám riết lấy cái ghế đá chiếm được bằng mọi giá, không buông nhả cho người khác. Ông Tổng bí thư Trường Chinh trực tiếp chịu trách nhiệm về sai lầm nghiêm trọng trong cải cách ruộng đất thì vẫn cứ là uỷ viên bộ chính trị, trở thành phó thủ tướng rồi chủ tịch uỷ ban thường vụ quốc hội! Ông Nguyễn Sỹ Đồng bị truy tố về tội diệt các làng công giáo ở Quảng Bình, thì được đổi tên là Đồng Sỹ Nguyên, đưa lên cục trưởng, rồi Tư lệnh bộ chỉ huy đường mòn Hồ Chí Minh, trung tướng, rồi là uỷ viên Bộ chính trị trung ương Đảng, phó thủ tướng... Người có trách nhiệm chỉ huy bộ đội Việt nam ở Cam Bốt, kéo dài sự có mặt của hàng chục vạn bộ đội ở đó với biết bao tổn thất của cả người Khờ me và chiến sĩ Việt nam làm cho cả đất nước bị cô lập, tẩy chay và trừng phạt, cấm vận cho đến tận bây giờ, thì nay lại lên chủ tịch nước! (Một bức thư từ Long An gửi cho chúng tôi nói rằng nếu tập họp tất cả anh em chiến sĩ trẻ bị cụt chân do chiến đấu ở Cam Bốt dưới quyền ông tướng này để chào mừng ông thì sẽ chật hết sân chủ tịch phủ, anh em thương binh oan uổng mang nạng từ cả nước đến sẽ không còn chỗ đứng, dù chỉ còn một chân hay không còn có chân nào?)
Ông Đặng Thí, nguyên bí thư tỉnh uỷ Quảng Trị hồi 1948, sau là phó bí thư đảng uỷ Liên khu 4 (gồm các tỉnh từ Thanh Hóa vào Bình Trị Thiên), trực tiếp chỉ đạo cuộc vận động chấn chỉnh tổ chức ở Liên Khu 4 khi cải cách ruộng đất (đã tra tấn, cầm tù rất nhiều cán bộ, đảng viên, kể cả cấp tỉnh và huyện, phần lớn thuộc thành phần tiểu tư sản, nhiều người chết, bị tật nguyền...) thì được đá lên làm bộ trưởng phụ trách hợp tác với Lào và Cam bốt, vào cả ban chấp hành trung ương khóa 4 và khóa 5!
Ông Hồ Viết Thắng, ủy viên thường trực Ban chỉ đại cải cách ruộng đát, từng xét duyệt hàng trăm vụ xử bắn oan ức thì lại được đưa về ủy ban Kế hoạch Nhà nước, làm Bí thư Đảng ủy của ủy ban? Sau 30-4-1975, vào Sài Gòn, chính ông ta chủ trương gại bỏ, không dùng cán bộ nhân viên cũ trong cơ quan điện toán, chỉ vì anh. chị em ấy là do Mỹ đào tạo, người Công giáo hoặc gia đình di cư... Việc đặt ra chức vụ "cố vấn ban chấp hành trung ương đảng" cũng là để các vị mất chức mà vẫn cứ còn có chức mới đặt ra. Các vị này đủ sức đã quá yếu, gần hoặc hơn 80 tuổi, vẫn còn một chức hữu đanh vô thực! Lương, nhà cửa, quyền lợi vẫn còn nguyên, vẫn còn một văn phòng cho mỗi vị, vẫn được cung cấp vật chất đầy đủ như cũ. ở Trung Quốc, chức vụ này đã bị bãi bỏ. Thật đáng buồn cho ông Phạm Văn Đồng, đã từng viết bài khá tốt về Nguyễn Trãi, mà không thể hiện được nhân cách quân tử của Nguyễn Trãi, khi ông nhận cái chức vụ vô duyên này! Không cần là "cố vấn", nếu ông thật lòng và cương trực, ông vẫn có thể góp ý kiến với nhân dân và đất nước.
Thường vẫn có hai thước đo, hai tiêu chuẩn cho các loại cán bộ., đảng viên. Loại ở ngoài đảng, hoặc ở trong đảng, nhưng ở ngoài tầng lớp đặc quyền thì bị nghi kỵ, sử dụng cầm chừng, vấp sai lầm thì bị nện tơi bời không thương tiếc; loại thuộc tầng lớp đặc quyền đặc lợi thì chỉ phê bình, xử lý nội bộ, đưa đi nơi khác ít lâu cho nguôi ngoài tội lỗi để rồi lại được đưa lên cao hơn nữa!
Anh chị em trí thức Hà nội có lần trao đổi ý kiến rằng: nếu như thủ tướng Phạm Văn Đồng chỉ làm việc trong 8 hay 10 năm chứ không phải gần 40 năm (thủ tướng lâu nhất, già nhất và bất lực nhất như ông thường tự nhận xét).; nếu như Tổng bí thư, uỷ viên Bộ chính trị, uỷ viên ban bí thư, bộ trưởng, đại biểu quốc hội cũng chỉ làm nhiều nhất là hai khóa đại hội đảng và hai khoá quốc hội thì tình hình đã có thể khác được một phần? Bộ máy đã có thể đỡ lão hóa đi nhiều và sự đổi mới có thể sớm hơn, mạnh dạn hơn... Thế nhưng nghĩ kỹ lại thì mọi cái "nếu đều vô ích. Vì bản chất của tầng lớp đặc quyền là tham quan cố vị, cán bệnh của những người thành đạt bất ngờ không do thực tài mà chủ yếu là đo thời cuộc tận dụng được ý chí quật khởi vốn có của dân tộc. Thường những người thuộc tầng lớp đặc quyền gả con cái của họ cho nhau vì thân nhau, quen nhau, cùng chung nếp sống và nếp nghĩ, thành những vòng tròn khép kín. Họ tự cho là tầng lớp thượng lưu của xã hội, ít liên hệ với những giới khác. Hơn nữa có như vậy thì quyền lực, đặc quyền và tài sản không bị thất thoát ra ngoài...
Tầng lớp đặc quyền đặc lợi ở Việt nam không đến nỗi kỳ quái về hưởng thụ như Trung Quốc, không đến nỗi giàu sang như Liên xô, nơi Brejnev có cả một bãi xe ô tô riêng mang nhãn hiệu Mỹ, Đức, Pháp, Anh, ý... cực sang; Không cha truyền con nối trắng trợn như Bắc Triều Tiên; chưa sống sa hoa kiểu Hoàng đế cộng sản như Ceausescou ở Rumani với những lâu đài đáy các bức danh họa quý... Nó sinh sau đẻ muộn, lại ở trong thời kỳ chiến tranh lâu dài nên sức phát triển còn hạn chế, chỉ mới phất lên mạnh từ gần 20 năm nay. Trong khi nhân dân bình thường, một số trí thức và văn nghệ sĩ tỉnh táo, có lương tâm đã sớm cười vào mũi các ông vua, các bà hoàng cộng sản mới ở Moscou, Bắc Kinh, Bình Nhưỡng, Bucarest... thi các vị lãnh đạo bảo thủ ở Hà nội vẫn không chút khó chịu, ngượng ngùng khi quan hệ với họ. Tôi còn nhớ cuối năm 1989, ông Đào Duy Tùng cầm đầu đoàn đại biểu Đảng cộng sản Việt nam đi dự đại hội đảng cộng sản Rumani ở Bucarest về, đã phải đứng lên ngồi xuống 94 lần theo tiếng vỗ tay của đại hội để hoan hô bài diễn văn của Tống bí thư Ceausescu; ông ta lại còn khen tại cuộc họp với các nhà báo ở Hà nội rằng: đảng cộng sản Rumani có tinh thần dân tộc rất mạnh (!), đảng bạn rất giỏi đã trả được hết nợ cho Liên xô và nước ngoài (!). Chỉ hai tuần sau, hai vợ chồng Ceausescu bị bắn chết và chế độ xã hội chủ nghĩa" kiểu phát xít tắt thở! Nhận định của nhà tư tưởng Đào Duy Tùng trở thành một điều mỉa mai khổng lồ; cái "ổn định", cái "đoàn kết", cái "tài giỏi" mà ông ta vừa nói hiện lên thành một sự đảo ngược bi đát cho tầng lớp đặc quyền ở Rumani! Trông người lại ngầm đến ta! Không biết ông ta có nghĩ đến số phận của tầng lớp đặc quyền ở Việt nam không.
Cho nên cũng chính lại các ông Đào Duy Tùng và Trần Trọng Tân (uỷ viên bộ chính trị phụ trách công tác tư tưởng và Trưởng ban tư tưởng văn hóa của đảng), hồi 1991 đã thi hành kỷ luật nhà báo Kim Hạnh tổng biên tập báo Tuổi Trẻ vì đã dám nói xấu hai cha con kiểu cha truyền con nối ở Bắc Triều Tiên. Thì ra các tầng lớp đặc quyền ở "các nước anh em" còn có cái nghĩa vụ quốc tế là bênh che, bảo vệ cho nhau nữa?