Liên Mạng VietNam || GiaiTri.com | GiaiTriLove.com | GiaiTriChat.com | LoiNhac.com Đăng Nhập | Gia Nhập
Tìm kiếm: Tựa truyện Tác giả Cả hai

   Tìm theo mẫu tự: # A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z Danh sách tác giả    Truyện đã lưu lại (0
Home >> Truyện Dài >> Mặt Thật

  Cùng một tác giả


  Tìm truyện theo thể loại

  Tìm kiếm

Xin điền tựa đề hoặc tác giả cần tìm vào ô này

  Liệt kê truyện theo chủ đề

  Liệt kê truyện theo tác giả
Số lần xem: 225157 |  Bình chọn:   |    Lưu lại   ||     Khổ chữ: [ 1, 2, 3

Mặt Thật
Bùi Tín

Nỗi sợ thuyên giảm
Nỗi sợ như một căn bệnh. Vì con người đối mặt với một cơ chế dù cho can trường đi mấy vẫn chỉ là một con người. Mà cơ chế là một cỗ xe nghiền lạnh lùng, không thương tiếc. Nỗi sợ như một căn bệnh truyền kiếp, lây lan. Sợ là phản ứng tự vệ, là bản năng sinh tòn trước tai họa hủy diệt. Thêm nữa nỗi sợ là căn bệnh chung, nên ít ai sĩ diện, xấu hổ vì sợ cả. Vì ai cũng ít nhiều biết sợ để sống, để tồn tại, và có người còn nghĩ là để rồi đấu tranh, nên không ai cảm thấy mình hèn mọn vì sợ. Thông cảm cho nhau, thân phận một thời, cá nằm trên thớt mà. Và an ủi một chút: tránh voi chẳng xấu mặt nào. Nếu không voi dữ xông và chà cho đến chết, thế là uổng mạng; từ khi thế cục xoay vần, Liên xô đổ sập, nỗi sợ đã bớt, bệnh sợ có thuyên giảm.
Cụ Nguyễn Mạnh Tường khi sang Pháp hồi 1990 đã ngay thật kể lại tất cả nỗi khổ ải trải qua thời Nhân Văn Giai Phẩm, nhất là sau sửa sai, khi cụ nói chuyện ở Mặt trận Tổ quốc ngày 30-10-1956 về tình hình coi thường luật pháp, đảng chuyên quyền làm bậy ở miền Bắc. Cụ bị đưa ra trường đại học, cho sinh viên đấu tố theo sự chỉ đạo của Bí thư đảng ủy trường đại học. Hồi đó cụ cũng vẫn còn chút "sợ", chưa muốn kể thật kỹ, thật rõ. Về nước, cụ nghĩ lại, tình hình trong nước và thế giới chuyển biến có lợi cho dân chủ. Đảng cộng sản buộc phái nhượng bộ một số bước, nới lỏng cả về kinh tế và phần nào về chính trị. Cụ quyết định: gửi bản thảo cuốn Người Bị Khai Trừ sang Pháp. Cụ viết bằng tiếng Pháp: Lexcommunié và cho phép dịch ra tiếng Việt để xuất bản cả hai. Nay sách của cụ đã xuất bản. Một số bạn đọc trong nước đã được đọc. Cụ nói: Tôi đã 84 tuổi rồi (cụ sinh 1909), chẳng có gì để mất nữa.
Có những người không chờ cho đến 80 tuổi, để không có gì để mất, đó là nhà văn Dương Thu Hương, gan dạ, không biết sợ từ tuổi chưa đến 40. Chị nói thẳng những điều mình nghĩ, không gượng nhẹ chút nào. Chị là nhà văn ngồi bệt xuống cỏ với dân đen, với vô vàn phó thường dân mà chị nhận là người phát ngôn của họ. Chị nói lớn là chẳng tín nhiệm ai trong Bộ chính trị Đảng cộng sản, chẳng ai có đủ tài năng và đức độ để chị gửi lòng tin. Chị phê phán chế độ độc đoán ở Bình Nhưỡng và La Havana. Nơi thì thực hiện chế độ phong kiến cha truyền con nối, nơi thì trị vì từ 1959, hơn 30 năm, tham quyền cố vị, xây dựng quyền thế trên sự sùng bái cá nhân tệ hại. Chị phải trả giá bằng 7 tháng 10 ngày mất tự do. Ra tù, chị vẫn vững vàng tuy mệt mỏi. Chị nói với nhà sử học Damel Hemery tháng Giêng 1993 vừa rồi rằng chị vẫn bị theo dõi chặt chẽ. Chị có thể bị họ bắt lại bất cứ lúc nào, chị lo rằng cuốn phim với đề tài: một người phụ nữ qua 3 đời chồng vẫn không tìm ra hạnh phúc, biểu hiện số phận của dân tộc ta qua ba thời kỳ đấu tranh, đang vấp phải những khó khăn khó vượt qua. Nỗi lo nữa của chị là chị cảm thảy cô độc. Đó là nỗi buồn day dứt của chị. Tôi mong rằng đó là một cảm giác lầm lẫn của chị. Qua thư từ bạn bè của tôi từ trong nước, ai cũng tỏ ra ca ngợi, quý mến lòng dũng cảm của chị. Chị không cô độc, vì ngày càng có nhiều người gia nhập hàng ngũ những người dũng cảm của chị phụ nữ còn dám lên tiếng, nói thẳng, nói mạnh đến thế huống hồ các đấng năm nhi. Tết vừa rồi, hàng chục sinh viên cũ đã đến nhà Cụ Nguyễn Mạnh Tường và Cụ Trương Tửu, các giáo sư cũ của mình. Tất cả là trí thức, nhà văn, giáo sư, có người là Vụ trưởng Vụ Tổ chức Bộ Đại Học và Đào Tạo. Giáo sư Trương Tửu bị án tù hồi 1957 cùng với Thứ trưởng Nguyễn Hữu Đang trong vụ Nhân văn Giai Phẩm. Sau khi ra tù ông Trương Tửu sinh sống bằng nghề châm cứu ở phố hàng Bông. Nay ông lặng lẽ được xã hội, dư luận, sinh viên phục hồi danh dự. Ông được chút lương hưu còm. Nhà trí thức một thời được coi là uyên hác cầm đầu nhóm Hàn Thuyên với những loạt sách giới thiệu chủ nghĩa duy vật biện chứng kiểu phổ thông ký tên Nguyễn Bách Khoa, đã vào tuổi 80, hơn 30 năm ôm hận.
Cả đất nước bị thiệt thòi. Nền giáo dục bị thiệt thòi. Kiến thức của sinh viên bị thiệt thòi. Tết Quý Dậu vừa qua, ông tâm sự với sinh viên cũ của mình về nhân tính, về tình người trong ứng xử. Ông nói về sự sụp đổ của Liên xô, của chủ nghĩa xã hội hiện thực, ông nói lên điều ông nghĩ, chẳng còn biết sợ bất cứ ai, cả cái cỗ xe cơ chế, người tri thức lão thành này cũng chẳng còn có gì để mà sợ, mà hãi nữa cả? Ông vẫn khẳng định đòi hỏi hồi nào, trả văn nghệ về cho các văn nghệ. Tuổi trẻ hồi đó còn nhớ mãi câu nói trứ danh: "Tôi yêu đảng, nhưng yêu sự thật hơn." Ông bị kết án là phản động, vì đảng dạy phải đặt đảng trên sự thật? Nay ông cho rằng, vế thứ nhất của câu ấy không còn đúng, nhưng vế thứ hai thì không thể bỏ được.
Ngày càng có thêm bằng chứng là nhà văn can đảm Dương Thu Hương không cô độc. Tin từ Hà nội, nhà văn Phùng Quán đã gửi đơn cho Tòa án Tối cao và Viện kiểm soát nhân dân tối cao đòi ông nhà nước phải đền bù cho anh chị em bị kết án oan trong vụ Nhân Văn Giai Phẩm, cụ thể là tính mỗi năm không được sáng tác, không được viết sách, bị thiệt thòi ít nhất là 1 triệu đồng hiện tại. Vậy mỗi người phải được đền ít nhất là 15 triệu... Ông nhà nước không trả lời. Thường vụ Hội nhà văn cố dàn xếp, ỉm chuyện này đi. Luật dân sự nước ta chưa có khoản bồi thường danh dự bằng tiền. Nếu như ở Pháp, theo luật hiện hành, một số luật sư cho rằng môi nhà văn bị xúc phạm nặng nề phải được đính chính trên mặt báo (bị lên án ở báo nào, ra sao thì phải được đính chính ở trên báo đó), và phải được bồi thường danh dự từ nửa triệu đến 5 triệu Phờ-răng Pháp, chưa nói nếu bị mất tự do một cách oan ức thì mỗi tháng bị tù, bị giam giữ sẽ được đền bù ít nhất là 20.000 phăng một tháng. Nhà văn càng lớn, giáo sư có uy tín, tài năng cao thì đền bù càng lớn hơn (xin nhớ nửa triệu phrãng là bằng 250 lạng vàng và 20 000 phrăng là bằng 10 lạng vàng, theo thời giá hiện nay).
Theo luật pháp, không thể có chuyện xí xóa, thông cảm, bỏ qua kiểu cao thượng. Lúc họ xử xử độc ác với các nhà trí thức và nhà văn, họ có tỏ ra cao thượng đâu! Phải công bằng như vậy, mới răn đe được những kẻ làm càn, để chuyện tương tự không thể lại xảy rai

<< Mảng tường đen và chiếc áo cất bông sờn | Điều khác trước: không còn tệ đánh hôi >>


Dành cho quảng cáo

©2007-2008 Bản quyền thuộc về Liên Mạng Việt Nam - http://lmvn.com ®
Ghi rõ nguồn "lmvn.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này - Useronline: 941

Return to top