Liên Mạng VietNam || GiaiTri.com | GiaiTriLove.com | GiaiTriChat.com | LoiNhac.com Đăng Nhập | Gia Nhập
Tìm kiếm: Tựa truyện Tác giả Cả hai

   Tìm theo mẫu tự: # A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z Danh sách tác giả    Truyện đã lưu lại (0
Home >> Trinh Thám, Hình Sự >> Vũ điệu quỷ

  Cùng một tác giả
Không có truyện nào


  Tìm truyện theo thể loại

  Tìm kiếm

Xin điền tựa đề hoặc tác giả cần tìm vào ô này

  Liệt kê truyện theo chủ đề

  Liệt kê truyện theo tác giả
Số lần xem: 21515 |  Bình chọn:   |    Lưu lại   ||     Khổ chữ: [ 1, 2, 3

Vũ điệu quỷ
Jonathan Kellerman

Chương 14

Khi tôi bước chân vào phòng 505 của bệnh viện, Cassie ngồi bất động nhưng mắt dõi theo từng cử chỉ của tôi.

Tấm rèm cửa sổ đã được kéo lên để ánh sáng màu vàng xuyên qua cánh cửa hé mở của phòng tắm. Tôi thấy những chiếc quần áo ướt đang treo trên giá của nhà tắm. Những thang giường đã được hạ xuống. Căn phòng sực mùi băng cũ.

Một dây truyền nước có đánh thang độ được gắn vào cánh tay của Cassie.  Những giọt nước trong suốt từ chiếc bình treo đang nhỏ xuống ống. Tiếng kêu của cái máy đo truyền nước có vẻ hơi to. Xung quanh Cassie toàn là những con LuvBunny. Trên mặt bàn là chiếc khay đựng đồ ăn sáng chưa ai đụng tới.

Tôi lên tiếng:

- Chào cháu gái.

Con bé nhoẻn miệng cười, mắt nhắm lại và lắc lư cái đầu như đứa trẻ mù.

Cindy từ nhà tắm bước ra.

- Chào bác sĩ Delaware.

Cái bím tóc của chị ta đã được vấn lên đỉnh đầu, tay áo vẫn chưa buông xuống.

- Chào chị. Tình hình chị thế nào?

- Vẫn ổn. Thưa bác sĩ.

Tôi ngồi xuống cạnh giường Cassie. Cindy đi lại và đứng cạnh tôi. Sức nặng của tôi khiến mắt Cassie mở ra. Tôi lại cười với con bé, chạm vào những ngón tay của nó. Bụng nó phập phồng nhưng rồi lại nhắm mắt lại. Đôi môi nó khô và thô ráp. Môi trên còn có một cái vẩy lớn chưa bong hẳn ra. Mỗi hơi thở của con bé đều làm cho môi động đậy.

Tôi cầm bàn tay không truyền nước của nó. Con bé không phản đối. Da nó ấm và mềm mại như da bụng cá heo.

Tôi nói:

- Cháu gái ngoan quá.

Và thấy mắt nó lay động bên dưới bờ mi.

Cindy nói:

- Đêm qua mẹ con tôi thật vất vả.

- Tôi biết rồi. Rất lấy làm tiếc vì điều đó đã xảy ra - Tôi nhìn xuống bàn tay đang nắm. Có rất nhiều vết tiêm cũ nhưng không thấy vết thương mới nào. Móng tay cái rất nhỏ, được cắt vuông ở đầu và hơi bẩn. Tôi ấn nhẹ, chỉ số trên máy đo truyền nước liền tăng lên,một lúc rồi lạ hạ thấp xuống kêu tí tách. Tôi làm lại như thế và kết quả tương tự xảy ra. Nhưng mắt con bé vẫn nhắm nghiền, mặt nó đã có vẻ dễ chịu hơn. Vài phút, con bé đã ngủ, nhịp thở đều đều như nhịp của những giọt nước trong ống truyền.

Cindy cúi xuống và xoa má con gái. Một con thú nhồi bông rơi xuông sàn nhà. Chị liền nhặt lên và đặt nó cạnh khay đồ ăn sáng. Cái khay ấy đặt xa hơn dự đoán của chị nên chút nữa đã làm chị mất thăng bằng. Tôi nắm lấy khuỷu tay chị và giữ chặt. Qua ống tay áo, tôi thấy cánh tay chị gầy và yếu đuối. Tôi bỏ ra nhưng chị cố nắm lấy tay tôi một vài giây.

Tôi nhận ra những đường nét đầy vẻ lo nghĩ quanh mắt và miệng chị, thấy tuổi tác đã bắt đầu có ảnh hưởng. Mắt tôi và mắt chị gặp nhau. Mắt chị đầy vẻ kỳ quái và lo sợ. Chị liền bước ra xa chỗ tôi, tới cái giường gấp và ngồi xuống.

Tôi hỏi:

- Có chuyện gì đã xảy ra vậy?

Hỏi thế chứ trước khi vào đây tôi đã đọc bệnh án rồi.

- Họ lại tiêm chọc và xét nghiệm - Chị nói - Họ làm chiếu chụp con bé rất nhiều. Con bé không được ăn uống gì cho tới tận khuya và đã không còn chịu đựng được nữa.

- Thật tội.

Chị cắn môi:

- Bác sĩ Eves nói rằng do con bé lo lắng hay phản ứng gì đó với chất đồng vị mà họ dùng trong quá trình chiếu chụp nên mới chán ăn.

- Chuyện đó đúng là đôi khi cũng xảy ra - Tôi trấn an - Nhất là khi có nhiều các cuộc xét nghiệm và chất đồng vị đã trở nên nhiều trong máu.

Chị gật đầu.

- Con bé khá mệt mỏi. Tôi nghĩ hôm nay thì bác sĩ không thể vẽ tranh với nó được rồi.

- Tôi cũng nghĩ vậy.

- Tệ quá. Thế là ông lại không có thời gian để hành sự rồi.

- Thế con bé chịu đựng việc điều trị ra sao?

- Thực ra, con bé đã quá mệt mỏi - nên nó im lặng.

Chị nhìn trở lại giường và quay đi rất nhanh. Dùng hai tay chống xuống ghế, chị đẩy mạnh để đứng lên.

Hai mắt chúng tôi lại bắt gặp nhau. Chị ta ngáp ngủ và nói:

- Ôi, cho tôi xin lỗi nhé.

- Vậy có gì cần tôi giúp đỡ nữa không?

- Cảm ơn bác sĩ. Hiện tôi chưa nghĩ ra điều gì cả.

Chị nhắm mắt lại.

Tôi nói:

- Tôi sẽ để chị nghỉ ngơi.

Nói rồi tôi bước ra cửa.

- Này bác sĩ Delaware.

- Có chuyện gì thế.

- Việc tới nhà chơi với con Cassie mà chúng ta đã bàn hôm trước ấy. Khi chúng tôi rời khỏi nơi này rồi, ông vẫn muốn tới thăm chúng tôi chứ?

- Tất nhiên rồi.

- Thế thì hay quá.

Có điều gì trong giọng nói của chị ta khiến tôi phải dừng lại chờ đợi. Nhưng rồi không thấy gì hơn ngoài việc chị ta ngoảnh mặt đi. Khi chị bắt đầu lấy tay vân vê bím tóc, tôi liền ra đi.
Không thấy Vicki Bottomley ở đâu. Người y tá trực là một người lạ mặt. Sau khi hoàn thành xong ghi chép của mình, tôi đọc lại những ghi chép của Stephanie, của bác sĩ thần kinh, và của bác sĩ nội tiết - một người có tên là Alan Macauley với nét chữ to và khoẻ khoắn.

Bác sĩ thần kinh không phát hiện ra điều bất thường nào sau hai lần chụp não con bé nên ông ta đã giới thiệu Macauley. Ông bác sĩ nội tiết này cũng không phát hiện dấu hiệu rối loạn nào của hệ trao đổi chất, mặc dù các thử nghiệm của ông ta vẫn còn đang được phân tích. Theo như kết luận y học, tuyến tụy của Cassie về cấu trúc và sinh hoá hoàn toàn bình thường. Macauley đề nghị làm thêm các xét nghiệm về gen và chụp X-quang để khẳng định không có u não. Ông ta còn đề nghị tôi tiến hành nhiều hơn các liệu pháp tâm lý với con bé.

Tôi chưa bao giờ gặp người đàn ông này và rất ngạc nhiên khi được ông ta viết tên mình vào trong đề xuất. Muốn hiểu rõ ý đồ của ông ta trong việc đề nghị tôi tiến hành "sâu" các liệu pháp tâm lý, tôi tra số điện thoại của bác sĩ này trong danh bạ điện thoại của bệnh viện và gọi tới.

- Macauley đây.

- Chào bác sĩ Macauley, tôi là Alex Delaware - bác sĩ tâm lý đang điều trị cho Cassie Jones.

- Hay quá. Thế ông đã tới khám bệnh cho con bé chưa?

- Mới cách đây ít phút.

- Tình hình nó thế nào rồi?

- Có vẻ mệt mỏi lắm - tôi nghĩ là do cơn co giật gây ra.

- Có lẽ vậy.

- Mẹ nó nói là nó không chịu ăn tối.

- Mẹ nó à? Vậy thì tôi có thể giúp gì được ông?

- Tôi đã đọc ghi chép của ông - về sự ủng hộ của ông đối với điều trị tâm lý liệu pháp. Tôi đang tự hỏi không biết ông có ý kiến nào nữa không?

Ông ta dừng lại rất lâu không nói. Rồi:

- Ông đang ở đâu thế?

- Tại bàn y tá của con bé.

- Vậy thì thế này, khoảng 20 phút nữa, tôi sẽ cùng người của khoa Điều trị đái đường tới. Tôi có thể đến sớm hơn chừng 5 phút. Hay là ông đến chỗ tôi đi. Tại tầng bốn nhà Đông.

 

Ông ta vẫy tay khi tôi đến và tôi nhận ra đã gặp ông ta ngày hôm trước trong buổi lễ tưởng niệm Ashmore. Đó là người đàn ông da đen, hói đầu đã nói về vấn đề súng ở Texas.

Lúc đứng đó đợi tôi, trông ông ta có vẻ to lớn hơm hôm trước, vai hơi thuôn, rộng, cánh tay khoẻ mạnh. Ông mặc chiếc áo cổ lọ màu trắng, quần jeans có ly và đôi ủng cao tới tận đầu gối kiểu miền Tây. Một tay ông cầm ống nghe còn tay kia thì làm động tác của chiếc máy bay trong khi nói chuyện với một chàng trai khoảng chừng mười bảy tuổi.

15 phút trước khi khoa Đái đường làm việc theo như kế hoạch, phòng chờ của khoa Nội tiết đã chật ních người. Trên bốn bức tường treo đầy các tấm áp phích về dinh dưỡng. Trên bàn xếp rất nhiều sách và tạp chí đã rách dành cho thiếu nhi cùng với sách hướng dẫn và những gói kẹo.

Macauley vỗ vào lưng chàng trai và tôi nghe thấy tiếng ông ta nói:

- Cậu cừ lắm - cứ thế nhé. Tôi biết nếu mà cứ để thế làm thì sẽ sướng nhưng mà dùng Mommy thì còn sướng hơn ấy chứ. Vì vậy bỏ quách nó đi cho sướng.

- Đúng đấy - Cậu con trai nói. Cậu ta có cái cằm và mũi to. Tai cũng to, mỗi bên đeo ba cái vòng màu vàng. Cậu ta cao phải tới một mét 8 nhưng đứng với Macauley thì vẫn có vẻ là thấp. Da cậu ta nhờn dầu và trên má đầy mụn trứng cá. Mái tóc thì được cắt theo kiểu trào lưu mới, đầy những góc cạnh chẳng khác gì quần của một nhà kiến trúc sau giấc mơ tiên - Vui vẻ nhé - Cậu ta lầm bầm.

- Chúc cậu cũng thật vui vẻ, chàng trai - Macauley nói - Nhưng nhớ là đừng có dùng đường đấy.

- Chết tiệt - Cậu ta nói.

- Được rồi, Kev. Cậu có thể làm gì tuỳ ý miễn là phải sử dụng bao nghe chưa.

Cậu thanh niên cười toét miệng.

Macauley lại vỗ vào lưng cậu ta và nói:

- Được rồi, đồ quỷ, hãy biến khỏi nơi đây đi. Tôi còn có bệnh nhân đang chờ đây này.

- Được rồi - Cậu ta lôi ra bao thuốc, nhét một điếu vào mồm nhưng không châm lửa.

Macauley nói:

- Này, chàng gà tây, phổi của cậu đang làm người khác nhức đầu đấy.

Cậu thanh niên cười và bỏ đi.
Macauley lại chỗ tôi.

- Những thanh niên ngỗ ngược đang bị tiểu đường. Khi chết, tôi biết mình sẽ lên thiên đường bởi vì tôi đã ở địa ngục mãi rồi.

Ông ta đưa cánh tay to khoẻ ra phía trước. Bàn tay ở cuối cánh tay ấy rất lớn nhưng cái bắt không được chặt. Khuôn mặt ông ta như con chó Ba xét với vài nét của chó bun: mũi to, môi dày, mắt đen, cụp và nhỏ. Cái đầu trọc và bộ quần áo màu tối khiến ông ta trông giống người đứng tuổi, nhưng tôi nghĩ ông ta chỉ từng 35 là cùng.

- Tôi là Al Macauley.

- Tôi là Alex Delaware.

- Vậy là những người có chữ cái đầu là Al đã gặp nhau - Ông ta nói - Nào, hãy đi khỏi đây trước khi nó biến thành một cái chợ.

Ông dẫn tôi đi qua những cánh cửa xoay giống như ở chỗ Stephanie, cũng những đám y tá, hộ lý, các bác sĩ nội trú, buồng điện thoại và những cái bút đang viết y hệt bên Stephanie. Cuối cùng chúng tôi tới một phòng khám được trang hoàng bằng biểu đồ tiêu chuẩn về đường trong cơ thể do một trong các hãng đường cung cấp. Tiếp đó là các tấm áp phích về năm nhóm thức ăn, trong đó món chiên và thịt được đề cập nhiều hơn cả.

- Tôi có thể giúp gì được cho ông? - Ông ta hỏi và ngồi xuống chiếc ghế xoay, xoay đi xoay lại thành những nửa vòng tròn.

- Ông có giả định nào về trường hợp của Cassie không? - Tôi hỏi.

- Giả định ư? Đó có phải là chuyên môn của ông không đấy?

- Trong một thế giới hoàn hảo thì đúng, ông Al ạ. Thật không may, thực tế luôn từ chối hợp tác.

Ông ta thở phì phò, tay đặt lên đầu, xoa xoa nơi tóc không tồn tại. Có ai đó để chiếc búa cao su dùng kiểm tra độ linh hoạt của chân trên mặt bàn. Ông ta cầm nó lên và sờ vào đầu gối mình.

- Ông đề nghị tôi điều trị tâm lý liệu pháp theo chiều sâu - Tôi nói - Tôi chỉ không hiểu...

- Ông định nói rằng liệu tôi có phải gã nhạy bén đặc biệt hay có nghi ngờ gì đó về vụ này phải vậy không? Câu trả lời là tôi có nghi ngờ về vụ này. Tôi đã đọc ghi chép của ông trong y bạ, hỏi mọi người về ông và biết ông là người tốt. Vì vậy, tôi mới giới thiệu ông.

- Ông bảo rằng vụ này đáng ngờ - Tôi hỏi - Phải chăng như là vụ có liên quan đến bệnh Munchausen thế thân?

- Ông muốn gọi nó là gì thì tuỳ - tôi là người chuyên nghiên cứu về nội tiết, không phải là bác sĩ tâm thần. Nhưng rõ ràng trong hệ trao đổi chất của con bé không hề có vấn đề gì cả. Điều này tôi có thể khẳng định với ông.

- Ông có chắc chắn là thế không?

- Nói thật, đây không phải là lần đầu tiên tôi gặp phải ca như thế này - Tôi đã từng tham gia vào ca bệnh này từ mấy tháng trước khi con bé đi ngoài ra máu. Chẳng có ai ngoài bà mẹ nhìn thấy phân có máu của nó cả, còn những vết máu trên tã của nó thì đâu đáng để tôi lưu tâm. Ngoài ra, tôi luôn cẩn thận đặc biệt trong nghề nghiệp. Tất cả các thí nghiệm nội tiết đều được làm bài bản.

- Nhưng lần co giật này thì có người khác nhìn thấy.

- Tôi biết - Ông ta đáp vẻ thiếu kiên nhẫn - Cô y tá và người trực phòng. Và lượng đường huyết thấp chính là lời giải thích cho cơn co giật. Nhưng điều không giải thích được là tại sao lại có hiện tượng hạ đường huyết. Con bé không hề có bất thường nào về gen hay trao đổi chất, không có rối loạn về tích trữ đường, tuyến tụy hoạt động hoàn toàn bình thường. Vào thời điểm nào, tôi không còn phải biết nói gì nữa ngoài việc viết nên những báo cáo thí nghiệm như thời còn ở trong trường đại học. Chúng ta đang có một đứa bé hai tuổi được xét nghiệm nhiều nhất tại bán cầu Tây. Có muốn đưa cho nó vào sách Guinness không?

- Thế liệu có khả năng đó là căn bệnh lạ, biến thể hiếm thấy của một căn bệnh đã biết?

Ông ta nhìn tôi, chuyển chiếc búa từ tay nọ sang tay kia.

- Mọi thứ đều có thể xảy ra.

- Nhưng ông không nghĩ như vậy đúng không?

- Điều tôi không bao giờ nghĩ sẽ xảy ra là các tuyến nội tiết của con bé có gì đó trục trặc. Đây là đứa bé hoàn toàn khỏe mạnh, nó bị hạ đường huyết ắt là có nguyên nhân khác.

- Phải chăng là có người đã cho nó uống thứ gì đó?

Ông ta tung cái búa lên và dùng hai ngón tay đỡ lấy. Lặp lại động tác này vài lần, ông ta mới nói:

- Ông nghĩ gì vậy? - Ông ta mỉm cười - Thực tình, thì đó chính là điều tôi nghĩ đấy. Điều đó rất hợp lý đúng không nếu ta xem xét lịch sử của gia đình họ - về đứa bé đã chết non ấy.

- Trong vụ ấy, ông có khám cho nó không?

- Không, mà tại sao tôi phải khám cho nó chứ? Ca đó hẳn liên quan tới đường hô hấp. Tôi nghĩ rằng ca đó không hẳn đã có gì mờ ám - trẻ con chết khi đang ngủ là chuyện thường xảy ra. Nhưng chắc ca ấy khiến cho ông phải suy nghĩ phải không?

Tôi gật đầu:

- Khi tôi nghe về vụ hạ đường huyết, điều đầu tiên tôi nghĩ tới là con bé đã bị đầu độc insulin. Nhưng Stephanie nói rằng không có dấu vết tiêm mới nào trên cơ thể con bé.

Ông ta nhún vai:

- Có thể là có đấy. Tôi không hề khám xét cơ thể con bé kỹ càng. Nhưng đúng là có nhiều cách để tiêm mà ít để lộ dấu vết, đó là sử dụng kim tiêm thật nhỏ - loại kim tiêm dành cho trẻ sơ sinh. Tiếp đó, chọn một nơi người ta dễ bỏ qua, chẳng hạn như khe bẹn, khúc gấp của đầu gối, kẽ chân, da đầu... Những bệnh nhân dùng ma tuý của tôi luôn sáng tạo ra cách tiêm mà không có dấu vết lộ ra ngoài. Ngoài ra, insulin nhanh ngấm vào da. Một vết tiêm nhỏ như thế thì sẽ liền dấu rất nhanh.

- Phải chăng ông nghi ngờ Stephanie?

Ông ta gật đầu:

- Đúng vậy, nhưng bà ta còn đang tìm kiếm cái gì đó rất khó hiểu. Nói thật nhé, tôi không hề có cảm giác bà ấy muốn nghe điều này đâu. Với tôi, chuyện này có nói với bà ta thì cũng chẳng sao cả. Tôi sắp không phải dính tới vụ này nữa. Tôi bỏ việc. Thế thôi.
- Ông bỏ bệnh viện sao?

- Đúng vậy. Một tháng nữa, sau đó tôi sẽ được tới nơi yên tĩnh hơn. Tôi cần thời gian để hoàn tất các ca bệnh còn lại. Chuyện sắp tồi tệ đến nơi rồi - có nhiều gia đình đang vô cùng tức giận. Vì thế tôi thật sự không muốn dính vào chuyện của nhà Chuck Jones khi mà tôi cũng không chẳng thể giúp gì được trong chuyện này.

- Phải chăng vì đây là chuyện gia đình của ông ta?

Ông lắc đầu.

- Có thể cho là như thế, nhưng chuyện này chính trị, chính em lắm. Tuy nhiên, bản thân ca bệnh này làm tôi thấy khó xử chứ không phải gia đình ông ấy. Con bé có thể là cháu gái của bất kỳ ai đi nữa thì chúng ta cũng đành bó tay vì không hề có dữ liệu nào rõ ràng cả. Hãy cứ để ý mà xem. Ông cũng biết có chuyện gì đang xảy ra. Tôi cũng biết. Stephanie cũng từng biết cho tới khi bà ấy gặp phải vụ hạ đường huyết. Nhưng biết thì có giải quyết được gì đâu, bởi vì chúng ta không thể làm gì được cả. Đó là điều tôi ghét nhất về cách cha mẹ xử tệ với con cái - nếu cha mẹ bị kết tội thì họ sẽ tìm tới bác sĩ khác. Và ngay cả khi ông chứng minh được điều gì đó thì ông cũng dính vào một đống luật sư, rồi giấy tờ, rồi nhiều năm ra toà khiến cho uy tín của chúng ta ra bã. Còn đây quả là vụ án thối nát nhất mà ngay cả ông cũng không thể làm gì được.

- Nghe như ông từng có kinh nghiệm ấy.

- Vợ tôi là công chức xã hội của tỉnh. Hệ thống đó đã quá tải rồi, ngay cả trẻ em bị gãy xương giờ cũng không được ưu tiên nữa. Nhưng giờ ở đâu mà chẳng thể - tôi từng có một ca ở Texas, một đứa trẻ bị bệnh đái đường. Người mẹ không cho nó dùng insulin và chúng tôi phải cố gắng lắm mới giữ được an toàn cho đứa bé đó. Mà mẹ nó lại là y tá nữa chứ. Y tá đỉnh nữa đấy.

- Lại nói về y tá - Tôi nói - ông nghĩ thế nào về y tá chính của Cassie?

- Ai vậy nhỉ? - À bà Vicki chứ gì. Tôi nghĩ bà ấy quả là người tận tuỵ hết sức, làm rất tốt công việc của mình - Đôi mắt cụp của ông ta nhướng lên - Mà, ôi chao, tôi không bao giờ nghĩ tới điều đó lâu. Bởi vì dường như nó khá vô lý. Nếu không có vụ co giật gần đây nhất thì chuyện toàn bắt đầu ở nhà họ thôi, phải vậy không?

- Vicki có tới gia đình họ, nhưng chỉ hai lần. Đúng là không đủ để gây hại gì.

- Ngoài ra - Ông ta nói - bệnh Munchausen thường là do những người mẹ phải không? Và người mẹ này thật là kỳ lạ - ít nhất thì trong ý nghĩ vô giáo dục của tôi.

- Nghĩa là sao?

- Tôi cũng không biết nữa. Bà ta đúng là quá tử tế. Nhất là trong những lần khám xét vụng về của chúng tôi với con bé. Tôi đã mất hết cả bình tĩnh, quát tháo ỏm tỏi. Nhưng lúc nào bà ta cũng nở nụ cười. Với tôi, bà ta cười hơi nhiều. Lúc nào cũng "chào bác sĩ, ông khoẻ không". Tôi chưa bao giờ tin tưởng những người cười nhiều, ông ạ. Một trong những người vợ cũ của tôi cũng là người cười nhiều. Những cái răng trắng luôn che giấu điều gì đó - ông có thể biết rất rõ về mặt tâm lý của hành động cười đó rồi đúng không?

Tôi nhún vai và nói:

- Thật là một thế giới hoàn hảo.

Ông ta phá lên cười:

- Ông thật là người biết đùa.

Tôi hỏi tiếp:

- Thế ông có ấn tượng nào về người bố không?

- Tôi đã bao giờ gặp ông ta đâu. Mà tại sao chứ? Hay ông ta cũng là người kỳ quái?

- Tôi không nhớ rằng ông ta có gì kỳ quái. Có điều ông ta là người mà ông sẽ cho rằng không phải là con trai của Chuck Jones. Râu quai nón, lại còn đeo khuyên tai. Dường như ông ta không hề thích bệnh viện chút nào.

- Thì chí ít ông ta và Chuck cũng có điều gì đó chung... Theo tôi hiểu, ca bệnh này đúng là một thất bại, và tôi đã chán ngấy sự thất bại lắm rồi. Đó là lý do tôi giới thiệu ông. Còn bây giờ, ông lại nói với tôi rằng ông cũng tuyệt vọng. Thật tồi tệ quá.

Ông ta cầm cái búa lên, tung lên rồi lại bắt lấy, cuối cùng gõ cái búa lên mặt bàn.

Tôi nói:

- Thế tình trạng hạ đường huyết có giải thích được biểu hiện nào trước đó của Cassie không?

- Có thể giải thích được hiện tượng đi ngoài phân lỏng. Nhưng con bé còn bị sốt nữa, vì vậy có lẽ hiện tượng ấy lại do vi khuẩn gây ra. Còn về vấn đề khó thở thì hạ đường huyết cũng có thể liên quan. Một khi đã có sự trục trặc xảy ra với hệ trao đổi chất thì điều gì cũng có thể xảy ra.

Ông ta cầm ống nghe lên và nhìn vào đồng hồ:

- Bây giờ tôi phải làm việc rồi. Ngoài kia còn có mấy đứa trẻ, đây là lần cuối cùng tôi khám cho chúng đấy.

Tôi đứng dậy và cảm ơn ông ta.

- Cảm ơn tôi vì cái gì? Vì tôi cũng đã tuyệt vọng hẳn với vụ này hả?

Tôi cười:

- Vì chí ít thì cũng có người có cùng cảm giác với tôi.

- Đúng là sự thất vọng của những người làm công tác tư vấn. Ông còn nhớ câu chuyện về con gà trống đạp gà mái vô độ, thường xuyên làm phiền những con gà mái trong chuồng chứ? Nó thường chạy theo lũ gà mái rồi nhảy lên lưng chúng, nhưng hoá ra nó lại làm hại chính mình, phải vậy không? Và chính vì thế nên người nuôi đã thiến nó đi và biến nó thành một "tư vấn viên". Bây giờ, nó chỉ ngồi trên bờ rào, quan sát và tư vấn cho những con gà trống khác. Vậy là ông hiểu người làm công tác tư vấn thường cảm thấy thế nào rồi chứ?

Tôi lại cười. Chúng tôi rời khỏi phòng khám, trở ra phòng đợi. Một y tá tới chỗ Macauley và đưa cho ông ta chồng bệnh án mà không nói thêm câu gì. Cô ta có vẻ rất tức giận khi bỏ đi.

- Xin chào cô em nhé - Ông ta nói, rồi quay sang phía tôi - Tôi là kẻ bị tẩy chay rồi. Mấy tuần tới sẽ là lúc tôi bị trừng phạt.
Ông nhìn vào đám người nhốn nháo ngoài phòng khám, khuôn mặt chó bun của ông trở nên buồn bã.

- Phải chăng ý ông là ông sẽ mở phòng mạch ư?

- Thực ra là cùng mở phòng mạch với một nhóm người. Tại một thị trấn nhỏ ở Colorado, không xa Vail lắm. Mùa đông tôi có thể trượt tuyết, còn mùa hè thì đi câu cá, phần còn lại của năm thì tìm tới những thú vui khác để tiêu khiển.

- Thế thì cũng không tồi đâu.

- Tất nhiên là vậy. Trong nhóm chúng tôi không ai khác chuyên về nội tiết vậy nên có lẽ tôi lại có dịp hành nghề nhiều hơn.

- Thế ông ở Bệnh viện Nhi đồng miền Tây được bao lâu rồi?

- Hai năm. Đúng ra là một năm và hơn một nửa năm dài nữa.

- Phải chăng ông buồn vì tình hình tài chính của bệnh viện?

- Đó chỉ là một phần của vấn đề chứ không phải tất cả. Khi tới đây, bản thân tôi cũng không phải là người lạc quan vĩnh viễn, thường tự nhủ rằng một bệnh viện ở giữa thành phố sẽ luôn phải vật lộn để đủ ăn. Nhưng thái độ của những người ở đây thực sự đã làm tôi phát ngán.

- Phải chăng là ông muốn nói tới lão già Chuck?

- Và cả những thằng con trai của ông ấy nữa. Bọn họ đang cố gắng biến nơi này thành một công ty và chúng ta phải sản xuất ra những thứ không tên mà họ quan tâm. Điều gây đau đớn nhất chính là đó - sự không hiểu biết của họ. Ngay cả kẻ du mục cũng hiểu thế nào là sự tồi tệ - Ông có hiểu ý tôi nói không?

- Có chứ.

Ông ta cười:

- Đúng ra thì ở đây tôi cũng được trả lương khá hậu hĩnh, còn nhiều hơn mức đáng lẽ tôi nhận được từ chính phủ. Nhưng có lần tôi đã điều trị cho một cậu bé chín tuổi, rất kháu khỉnh. Mẹ thằng bé là người phụ nữ xinh đẹp, có học thức và rất hiểu biết. Thường thì cô ta luôn tươi cười khi gặp tôi, luôn miệng khen ngợi tôi hết lời, nói rằng tôi đúng là bác sĩ do Chúa trời ban xuống. Nhưng lần gần đây nhất cô ta không nói không rằng với tôi. Kiểm tra tình trạng của đứa con cô ta, kết quả rất tốt. Khi tôi hỏi lý do, cô ta nói: "Nơi này có nhiều tiếng đồn xấu lắm, bác sĩ Al ạ". Rồi cô ta nheo mắt như một bà bói. Tôi hỏi ý cô ta là gì, cô ta không giải thích, chỉ chạm vào tay tôi mà nói: "Tôi rất quý bác sĩ, cả Anton cũng thế. Nhưng chúng tôi sẽ không trở lại đây nữa đâu. Có nhiều tai tiếng về nơi này lắm."

Ông ta lấy tay nâng chồng bệnh án như thể đang cân rồi chuyển sang tay kia.

- Có thấy mạo hiểm không?

Tôi nói:

- Có lẽ chúng ta nên hỏi ý kiến bà mẹ đó về trường hợp của Cassie.

Ông cười. Bệnh nhân tiếp tục xếp hàng đi vào mặc dù đã không còn đủ chỗ cho họ nữa. Một số người chào ông ta, ông ta đáp lại bằng những cái nháy mắt.

- Cảm ơn ông vì đã dành thời gian cho tôi.

Ông đáp:

- Rất tiếc là chúng ta không có được cơ hội để làm việc cùng nhau.

- Vậy tôi chúc ông gặp được nhiều may mắn ở Colorado.

- Vâng - Ông đáp - Thế ông có thích trượt tuyết không?

- Không.

- Tôi cũng thế... - Ông ta nhìn trở lại phòng đợi và lắc đầu - Thật là một nơi tồi tệ... Ban đầu, tôi định sẽ là bác sĩ phẫu thuật, nhưng vào năm học thứ hai, tôi mắc chứng đái đường. Biểu hiện thì không có gì nhiều, chỉ thấy sút đi vài kilogam. Tôi không nghĩ mình bị bệnh này vì quá trình ăn uống tôi giữ gìn cẩn thận. Rồi khi tới phòng thí nghiệm giải phẫu xét nghiệm, tôi đã suy sụp khi nghe tin dữ. Lúc đó là trước Giáng sinh. Khi về nhà, gia đình tôi đã cho tôi chén thịt nướng mật ong, không ai đả động gì tới chuyện của tôi. Tôi cũng xông vào chén, quên hết sự đời. Rồi cuối cùng tôi nghĩ đã tới lúc phải quên chuyện làm bác sĩ phẫu thuật và nghĩ tới mọi người. Đó là lý do tại sao nơi này lại quyến rũ tôi - được làm việc với lũ trẻ và gia đình chúng. Nhưng khi đến đây, tất cả những ước mơ của tôi đã tan thành mây khói. Đúng là có những tai tiếng ở nơi này thật. Đến cả người đàn bà lang thang ấy mà còn biết được điều đó ngay khi bước chân vào đây. Với ông thì có vẻ là điên rồ nhưng cô ta quả thật đã nói rất thật những gì tôi nghĩ bấy lâu nay. Đúng là Colorado sẽ rất buồn - nào là hắt hơi, xổ mũi suốt ngày, và ở đây tôi chưa làm đủ thời gian để được nhận lương hưu nên về tài chính thì hai năm làm việc đó coi như bỏ đi. Tuy vậy, chí ít thì tôi cũng không còn phải đậu trên hàng rào để làm tư vấn cho những con gà trống khác. Cúc cu.

<< Chương 13 | Chương 15 >>


Dành cho quảng cáo

©2007-2008 Bản quyền thuộc về Liên Mạng Việt Nam - http://lmvn.com ®
Ghi rõ nguồn "lmvn.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này - Useronline: 600

Return to top