Liên Mạng VietNam || GiaiTri.com | GiaiTriLove.com | GiaiTriChat.com | LoiNhac.com Đăng Nhập | Gia Nhập
Tìm kiếm: Tựa truyện Tác giả Cả hai

   Tìm theo mẫu tự: # A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z Danh sách tác giả    Truyện đã lưu lại (0
Home >> Trinh Thám, Hình Sự >> Vũ điệu quỷ

  Cùng một tác giả
Không có truyện nào


  Tìm truyện theo thể loại

  Tìm kiếm

Xin điền tựa đề hoặc tác giả cần tìm vào ô này

  Liệt kê truyện theo chủ đề

  Liệt kê truyện theo tác giả
Số lần xem: 21516 |  Bình chọn:   |    Lưu lại   ||     Khổ chữ: [ 1, 2, 3

Vũ điệu quỷ
Jonathan Kellerman

Chương 4

Cindy bỏ tay che mặt ra và nói:

- Ông thứ lỗi cho tôi nhé.

- Chị không cần phải nói thế - Tôi đáp - Chẳng có gì gây căng thẳng bằng chuyện có đứa con bị ốm đâu.

Chị ta gật đầu.

- Tồi tệ nhất là không biết... nhìn thấy con bé đau đớn mà không biết... Ước gì có ai đó chẩn đoán được con bé mang bệnh gì.

- Những triệu chứng khác của bệnh đã được giải quyết rồi. Nên chắc lần này cũng sẽ ổn thôi.

Kéo kím tóc qua một bên vai, chị ta lấy ngón tay kẹp đuôi tóc lại rồi nói:

- Tôi cũng hi vọng là vậy. Nhưng...

Tôi cười nhưng không nói gì.

Chị ta nói tiếp:

- Những triệu chứng khác... tiêu biểu hơn. Thông thường ấy - ông hiểu chứ.

- Chị muốn nói rằng đó là những bệnh thường gặp ở thời thơ ấu?

- Vâng - chẳng hạn như ho, tiêu chảy. Những đứa trẻ khác cũng mắc bệnh như thế. Có thể không nghiêm trọng như con bé nhà tôi nhưng có nghĩa là bọn trẻ vẫn thường bị, vì thế ta có thể hiểu được những thứ bệnh đó. Tuy nhiên, co giật... thì là chuyện bất bình thường.

- Đôi khi trẻ con vẫn thường bị co giật sau khi sốt cao - Tôi trấn an - Chuyện đó chỉ xảy ra một hay hai lần rồi không bị lại nữa.

- Vâng, tôi biết. Bác sỹ Eves đã nói cho tôi biết về điều này. Nhưng Cassie không bị sốt cao khi co giật. Những lần khác - khi con bé bị bệnh đường ruột ấy - thì lại có hiện tượng sốt. Khi ấy, nó sốt cao lắm, tới 41 độ ấy chứ - Cindy nghĩ mọi việc đã kết thúc. Nào ngờ, tự nhiên nó lại bị co giật - thực sự đáng sợ lắm. Tôi nghe thấy tiếng động trong phòng con bé - giống như là tiếng gõ ấy; tôi lao vào và thấy con bé co giật mạnh tới mức xương sườn nó kêu lách cách.

Môi chị ta bắt đầu run. Chị ta đưa một bàn tay lên giữ chặt môi, tay còn lại nắm chặt chiếc khăn giấy mà tôi đã đưa cho.

Tôi nói:

- Đáng sợ thật nhỉ.

- Phải nói là khủng khiếp - Cindy đáp, nhìn mắt tôi - nhưng điều tồi tệ hơn là tôi phải nhìn nó đau đớn mà không thể giúp gì được. Sự bất lực mới là điều kinh khủng nhất. Tôi biết, tốt nhất là ẵm con bé lên, nhưng... Mà ông có con chưa?

- Chưa.

Đôi mắt Cindy rời khỏi khuôn mặt tôi, như thể chị ta đột ngột cảm tôi hấy mất hứng thú. Chị thở dài và đứng dậy đi tới giường, tay vẫn cầm chiếc khăn giấy đã nhàu nát. Chị ta cúi xuống kéo chăn lên cao hơn quanh cổ con bé, và hôn vào một bên má nó. Nhịp thở của Cassie nhanh lên trong giây lát, rồi lại trở nên đều đều. Cindy vẫn ngồi ở cạnh giường, quan sát nó ngủ.

- Con bé thật xinh - Tôi nói.

- Nó bầu bĩnh và ngoan lắm.

Chị ta đưa tay sờ trán Cassie rồi rụt tay lại thả lỏng xuống cạnh sườn. Sau khi nhìn xuống sàn vài giây, chị liền đứng dậy trở về ghế.

Tôi nói:

- Chuyện của con bé ấy mà, đến nay vẫn chưa có bằng chứng cho thấy co giật làm cho bệnh nhân đau đớn.

- Bác sỹ Eves cũng nói thế - Cassie đáp, giọng nghi hoặc - Tôi cũng hy vọng là vậy... nhưng giá mà ông được chứng kiến con bé sau khi bị co giật, ông sẽ thấy nó mệt mỏi như thế nào.

Chị ta quay lại và nhìn ra ngoài cửa sổ. Tôi chờ đợi một lát rồi nói:

- Ngoại trừ bị đau đầu ra, con bé ổn cả chứ?

- Vâng. Ý tôi là trong thời gian ngắn ngủi nó tỉnh giấc.

- Có đúng là con bé bị đau đầu lúc 5 giờ sáng nay không?

- Vâng. Khi tỉnh dậy nó đã bị đau đầu.

- Lúc đó bà Vicki đang trực phải không?

Cindy gật đầu.

- Bà ấy làm hai ca liền - đến từ tối hôm trước để trực ca 11 giờ đến 7 giờ sáng và làm tiếp ca 7 giờ sáng đến 3 giờ chiều.

- Thật tận tuỵ.

- Bà ấy tận tình lắm, giúp đỡ mẹ con tôi rất nhiều. Chúng tôi thật may mắn vì đã được bà ấy chăm sóc.

- Bà ấy có bao giờ tới nhà chị không?

Câu hỏi đó khiến chị ta ngạc nhiên.

- Chỉ vài lần thôi - không phải đến để chăm sóc cho con bé, mà là đến chơi. Con thỏ nhồi bông LuvBunny của Cassie là do bà ấy mua tặng đấy. Bây giờ thì Cassie thích chúng lắm rồi.

Vẻ ngạc nhiên vẫn còn đọng trên nét mặt chị ta. Thay vì giải toả sự ngạc nhiên ấy, tôi lại nói:

- Làm sao Cassie cho chị biết con bé bị đau đầu?

- Nó chỉ vào đầu và khóc. Con bé không nói cho tôi biết đâu, phải chăng ông cũng định hỏi điều này. Con bé chỉ mới nói được vài từ. Gọi con chó là con tró, gọi cái chai là cái trai. Nhưng kể cả có nói được vài từ như thế thì thỉnh thoảng nó vẫn dùng tay chỉ trỏ. Bác sỹ Eves nói rằng con bé bị chậm nói mất mấy tháng.

- Việc phải vào bệnh viện nhiều khiến một đứa trẻ chậm nói không phải là chuyện lạ. Nó không tồn tại vĩnh viễn đâu.

- Tôi cố gắng cho con bé tập nói ở nhà - nói chuyện với nó thật nhiều. Tôi còn đọc cho nó nghe khi nào có điều kiện.

- Tốt lắm.
- Đôi khi, con bé thích nhưng đôi khi lại không - nhất là sau những đêm nó khó ngủ.

- Có nhiều đêm nó bị khó ngủ không?

- Không nhiều, nhưng rất tệ cho nó.

- Chuyện thế nào?

- Nó tỉnh dậy như thể vừa trải qua một cơn ác mộng. Nó giãy, phá và khóc lóc. Tôi bế nó và thỉnh thoảng lại ru được nó ngủ trở lại. Nhưng cũng có lúc nó tỉnh lâu lắm - quấy ghê lên được. Đến sáng hôm sau đó thì nó thường bấn loạn tinh thần.

- Bấn loạn như thế nào?

- Thường khó tập trung. Bình thường thì nó có thể tập trung chơi được rất lâu - khoảng hơn một giờ. Những lúc như thế, tôi thường đọc sách cho nó nghe, nói chuyện với nó nhằm giúp nó phát triển khả năng nói. Ông có lời khuyên nào khác không?

- Nghe chị nói thì chị đã đi đúng hướng rồi - Tôi đáp.

- Đôi khi tôi có cảm giác con bé không nói bởi vì nó không cần phải nói. Tôi nghĩ tôi có thể biết được con bé muốn gì và đáp ứng luôn trước khi nó cần phải nói ra.

- Đó có phải là điều chị đã làm khi con bé bị đau đầu?

- Đúng thế. Con bé tỉnh dậy, quấy khóc. Điều đầu tiên tôi làm là sờ vào trán nó xem có ấm không. Tôi thấy trán nó vẫn mát. Tôi không ngạc nhiên - kiểu khóc của nó không phải là do sự sợ hãi gây ra mà có vẻ như là do đau đớn. Tới lúc này tôi có thể phân biệt được được hai kiểu khóc đó của nó. Vì thế tôi bắt đầu hỏi xem nó đau chỗ nào. Cuối cùng, nó chỉ lên đầu. Tôi biết chuyện này nghe không được khoa học nhưng người mẹ thường có sự đồng cảm với trẻ con - giống như cái ra đa ấy.

Chị ta liếc nhìn xuống giường.

- Nếu như kết quả X-quang của nó vẫn không trở lại bình thường vào chiều tối hôm đó thì có lẽ tôi đã lo sợ rồi.

- Vì chuyện đau đầu ư?

- Ông mà ở đây đủ lâu thì ông sẽ biết cả thôi. Tôi đã bắt đầu nghĩ tới điều tồi tệ nhất có thể xảy ra. Mỗi khi con bé khóc vào ban đêm vẫn làm tôi sợ lắm - tôi không biết trước được điều gì sẽ xảy ra.

Chị ta lại khóc và lấy chiếc khăn giấy lau mắt. Tôi lại đưa một chiếc khác cho chị ta.

- Tôi thực sự xin lỗi, bác sĩ Delaware ạ. Tôi chỉ không thể đứng nhìn con bé đau đớn.

- Tất nhiên - Tôi đáp - Thật trớ trêu, chính những thứ đang được làm để giúp con bé - như thử máu và các thủ tục điều trị - lại gây ra cho nó nhiều đau đớn nhất.

Chị ta hít một hơi sâu và gật đầu.

Tôi nói:

- Đó là lý do tại sao bác sĩ Eves yêu cầu tôi gặp chị. Có những thủ thuật tâm lý có thể giúp trẻ loại bỏ sự sợ hãi đối với quá trình điều trị tại bệnh viện, thậm chí đôi khi còn giảm được cả đau đớn nữa.

- Thủ thuật à - Chị ta nhắc lại đúng như các mày Vicki Bottomley đã làm nhưng không có giọng điều chao chát của bà y tá - Rất hay. Tôi sẽ rất biết ơn những gì ông có thể làm cho con bé. Nhìn con bé phải trải qua chuyện thử máu giống như... Thật khủng khiếp.

Tôi nhớ những gì Stephanie đã kể cho tôi về sự điềm tĩnh của chị ta trong quy trình điều trị.

Như thể đọc được suy nghĩ của tôi, Cindy nói:

- Cứ mỗi lần có ai đó bước qua cửa cùng với cái kim tiêm, trong lòng tôi lại thấy như đóng băng lại, mặc dù bề ngoài tôi vẫn tươi cười. Cái cười của tôi là vì Cassie. Tôi thực sự đã rất cố gắng không tỏ ra đau buồn trước mặt con bé nhưng tôi biết con bé cảm nhận được sự đau đớn trong lòng tôi.

- Sự đồng cảm?

- Chúng tôi rất gần gũi nhau - nó là con của tôi và là đứa con duy nhất. Chỉ cần nhìn tôi là nó hiểu được ngay. Tôi không biết giúp nó thế nào cả. Tôi không thể để con bé một mình với bọn họ.

Bác sĩ Eves cho rằng chị đã làm rất tốt.

Có cái gì đó ẩn chứa trong đôi mắt đen của Cindy. Một sự cứng rắn rất đột nhiên ư? Rồi chị ta cười mệt nhọc.

- Bác sĩ Eves thật tuyệt. Chúng tôi... À bà ấy đã... rất tốt với Cassie ngay cả khi Cassie đã khỏi bệnh. Tôi biết rằng những bệnh tật này của con bé cũng làm cho bà ấy rất vất vả. Mỗi lần phòng cấp cứu gọi bà ấy, tôi lại cảm thấy rất áy náy.

- Đó là công việc của cô ấy - Tôi đáp.
Vẻ mặt Cindy chứng tỏ tôi đã nói đúng điều băn khoăn trong lòng chị ta.

- Tôi đã cần đến bà ấy nhiều hơn là công việc đơn thuần.

- Đúng thế - Tôi nhận ra con thỏ nhồi bông vẫn đang nằm trong tay mình. Lúc này tôi đang nắm chặt lấy nó. Tôi lấy tay vuốt bụng nó cho phẳng rồi trả lại bậu cửa sổ. Cindy nhìn tôi, vẩy vẩy bím tóc.

- Tôi không định ngắt lời ông - Chị ta nói - nhưng nghe ông nói về bác sĩ Eves làm công việc của bà ấy lại khiến tôi nghĩ về công việc của tôi. Đó là làm một người mẹ. Dường như tôi đã không làm tròn trách nhiệm của mình phải vậy không? Chẳng ai huấn luyện tôi để làm công việc này cả.

Chị ta nhìn đi chỗ khác.

- Này chị Cindy - Tôi vừa nói vừa cúi người về phía trước - đây là một công việc khó khăn lắm, không hẳn là một công việc bình thường.

Một nụ cười thoáng nở trên môi chị ta. Một nụ cười buồn của Đức mẹ Maria.

Lẽ nào Đức mẹ này lại là con ác quỷ trá hình?

Stephanie đã yêu cầu tôi phải thật rộng lượng nhưng tôi biết tôi đã bắt đầu bước đi từ sự nghi ngờ của cô ấy.

Chẳng nhẽ cứ nghi ngờ chị ta cho tới khi nào chị ta được chứng minh là vô tội hay sao?

Đây là điều mà Milo thường gọi là lối tư duy hạn chế. Tôi quyết định tập trung vào những gì đã tận mắt chứng kiến.

Cho tới lúc này thì chưa hề có biểu hiện bệnh học nào rõ rệt cả. Không có bất kỳ dấu hiệu nào về sự mất thăng bằng tâm lý, không có dáng dấp của sự đóng kịch nào được thể hiện, cũng không có biểu hiện của một người tìm kiếm sự chú ý một cách bệnh hoạn. Nhưng tôi vẫn tự hỏi liệu chị ta có phải đã thành công - theo cách riêng trong việc tập trung làm cân bằng bản thân mình. Khởi đầu, chị ta nói về Cassie và cuối cùng thì nói về sự thất bại trong việc làm mẹ của chính mình.

Rồi tôi lại nghĩ hay tôi đã khuyến khích sự thú nhận tội lỗi của chị ta? Tôi đã sử dụng vẻ mặt và ngôn từ của chuyên gia tâm thần để khơi gợi chị ta cởi mở tấm lòng?

Tôi nghĩ về cách chị ta cư xử - cái bím tóc được chị ta sử dụng như tràng hạt để trấn an, không có trang điểm, quần áo giản dị một cách lộ liễu đối với một phụ nữ ở địa vị của chị ta.

Tất cả những điều này có thể được xem như một vở kịch đảo nghịch. Trong căn phòng đầy những người có vai vế thì chắc chắn chị ta sẽ là người nổi bật.

Những thứ khác mắc kẹt trên chiếc sàng phân tích của tôi khi tôi cố đặt chị ta vào một hồ sơ người mắc hội chứng Munchausen thế thân.

Việc chị ta sử dụng một cách thành thạo những thuật ngữ của bệnh viện: sốt cao... làm hai ca.

Rồi là hội chứng tím tái.

Phải chăng đó là những thứ còn sót lại sau đợt huấn luyện kỹ thuật hô hấp của chị ta? Hay là sự hứng thú sử dụng ngôn từ y học một cách không tự chủ được? Chuyện sống lâu ngày tại nơi này cũng là điều đáng nói. Trong thời gian làm việc ở đây, tôi đã từng gặp những thợ ống nước, những bà nội trợ, những người đánh xe và những kế toán. Họ là cha mẹ của những đứa trẻ bị ốm kinh niên đến nay ăn, ngủ, sống luôn tại bệnh viện và cuối cùng lời nói của họ chẳng khác gì bác sĩ nội trú năm đầu. Tất nhiên, không ai trong số bọn họ từng đầu độc con cái mình.

Cindy sờ tay vào bím tóc và nhìn tôi.

Tôi cười, cố gắng tỏ vẻ bình tĩnh đối với chị ta. Trong đầu tôi chứa đầy ngờ vực về sự chắc chắn của Cindy rằng chị ta và Cassie có thể liên hệ với nhau ở một mức độ thần giao cách cảm.

Bởi vì những đứa con của người mẹ này đều có cuộc sống không hạnh phúc, không khoẻ mạnh.

Cindy vẫn nhìn tôi. Tôi biết không thể tiếp tục cân đong mọi sắc thái và tỏ ra thành thật được.

Tôi liếc nhìn đứa bé nằm ở giường, đúng là một con búp bê bằng sứ không tráng men.

Hay đó là con búp bê tà thuật của người mẹ này?

- Chị đã làm hết sức mình rồi - Tôi nói - Đó là tất cả những gì mọi người có thể đòi hỏi ở chị.

Tôi hy vọng lời mình nói ra mang được vẻ chân thành hơn cảm giác của tôi lúc này. Trước khi Cindy kịp đáp lời thì Cassie đã mở mắt, ngáp ngủ, dụi mí mắt và lảo đảo ngồi dậy. Hai tay nó lúc này đã được rút ra khỏi chăn. Cánh tay giấu trong chăn sưng húp và có nhiều vết thâm tím do kim tiêm gây ra và cả những vết ố vàng của thuốc Betadine.

Cindy chạy ngay tới chỗ con bé và ẵm nó lên:

- Ôi con yêu, ngoan nào.

Giọng chị ta khác hẳn. Chị hôn vào má con bé.

Cassie ngước nhìn mẹ.

Cassie xoa đầu con bé và ôm nó sát vào người mình. Nó lại ngáp ngủ lần nữa và nhìn quanh cho tới khi đôi mắt nhằm vào những con thỏ nhồi bông LuvBunny trên bàn để đèn.

Nó chỉ tay về phía những con thú nhồi bông và nói:

- Kia kia... kia...

Cindy với tay ra và cầm lấy một con màu tím.

- Của con đây. Đây là chú thỏ Bunny, chú đang nói "Chào cô Cassie Jones". Con có được giấc mơ đẹp không?

Chị ta nói rất nhẹ nhàng trong điệu bộ ngốc nghếch của người chơi với trẻ con.

Cassie cướp lấy con búp bê. Nó ôm sát vào ngực rồi nhắm mắt lại, đu đưa, sau đó lại mở mắt ra trong tư thế ôm ấp ấy. Đôi mắt nó cũng to và đen, giống hệt mắt mẹ.

Đôi mắt con bé lại nhìn quanh phòng một lần nữa, hướng vào tôi và dừng lại. Mắt tôi và mắt nó chạm nhau.

Tôi cười. Con bé khóc thét lên.

<< Chương 3 | Chương 5 >>


Dành cho quảng cáo

©2007-2008 Bản quyền thuộc về Liên Mạng Việt Nam - http://lmvn.com ®
Ghi rõ nguồn "lmvn.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này - Useronline: 609

Return to top