Chiếc cầu chữ Y bắc ngang dòng kênh lạch giữa đoạn đường từ Sài Gòn đi Chợ Lớn. Tướng Lê Văn Viễn, tức Bảy Viễn chỉ huy đám giặc Bình Xuyên, đặt sở chỉ huy tại một địa điểm trong khu vực này chỉ cách Bộ Tổng Tham mưu quân đội Bảo Đại đúng tầm đạn cối. Nói chính xác hơn, Bảy Viễn ở bên bờ Nam con lạch đi của Bình Xuyên một vùng đầm lầy gần Nhà Bè, có hàng ngàn kênh lạch, thảm thực vật và ruộng nước. Bảy Viễn sinh ra ở đất Bình Xuyên. Nghề nghiệp đầu tiên là đi ăn trộm trâu, vì vậy đã biết rõ các con hẻm, các lối đi, các đường ngang ngõ tắt trong khu vực khó thâm nhập.
Năm 1945, vừa được Nhật Bản thả khỏi nhà tù Côn Đảo, Bảy Viễn đã về đây hùng cứ tụ tập một bọn lâu la mà chính Viễn gọi là “giặc” rồi tự tuyên bố là người theo “chủ nghĩa dân tộc” đấu tranh đòi độc lập và đã có lần tuyên bố trên đầu lưỡi là hợp tác với tướng Nguyễn Bình của Mặt trận Việt Minh.
Năm 1948, lũ giặc Bình Xuyên của Bảy Viễn bị Việt Minh tiễu trừ. Nhờ thông thạo thủy thổ và có sức dẻo dai, Lê Văn Viễn thoát khỏi mọi cuộc vây bắt của cộng sản và hiểu rằng thời kỳ được hưởng “độc lập” đã hết. Viễn tìm một chỗ đứng mới, xin hàng tướng Pháp De La Tour rồi sau đó xin hàng Bảo Đại được giao nhiệm vụ giữ cầu Bình Xuyên. Thế là Viễn đóng quân ngay tại khu vực này.
Nhìn từ xa, cái gọi là Sở chỉ huy quân sự của Bảy Viễn chẳng khác gì một thôn xóm nhỏ bé với những nếp nhà tranh vách đất bên ngoài là một hàng rào tre vót nhọn. Bảy Viễn không phải chỉ thích có trâu mà còn sưu tập đủ mọi chim muông thú vật nhốt trong chuồng: những con chim quý, những con khỉ hiếm, những thú rừng có bộ lông mượt và những loài hươu nai hiền lành. Viễn bỏ ra hàng giờ liền để chăm sóc chim muông. Tôi đã nhìn thấy ông ta đứng bên chuồng sắt, đầu đụng đầu với con hổ cái nhốt bên trong đang ngáy như một con chó lớn. Tướng Lê Văn Viễn quả là người có tình cảm.
Năm 1948 tôi đã từng chỉ huy nhiều trận đánh liên tiếp chống lũ quân của Viễn. Viên tướng giặc này đã đót cháy của tôi một, hai chiếc xe bọc thép và tôi cũng đã bắn chết vài người của ông ta.
Sau khi xin hàng, Viễn tới trình diện tại sở chỉ huy của tôi đặt trong rừng, cạnh cột cây số 113 trên đường Sài Gòn đi Đà Lạt, là nơi có lần Viễn đã nghĩ đến chuyện tới đây khai thác gỗ, mây tre.
Lúc này Bảy Viễn đeo lon đại tá. Chúng tôi đã nói chuyện với nhau, khó khăn hơn là bắn nhau, vì Viễn không biết tiếng Pháp, về một vài kỷ niệm chiến đấu. Bảy Viễn hoàn toàn vô học nhưng ông ta có một tính cách có thể khuất phục người khác và một sức mạnh không phải chỉ sử dụng vào việc giết người cướp của. Tất nhiên ông buộc phải gây dựng một ngân quỹ riêng để trả lương và trang bị cho quân lính. Vài ngày sau khi đầu hàng, ông mua được một chiếc xe tô đầu tiên đó là một chiếc Renault do Pháp sản xuất, giá 32.000 đồng Đông Dương, hoàn toàn trả bằng tiền mặt, gồm những tờ trị giá một hoặc hai đồng, chứng tỏ ông đã phải góp nhặt từ lâu. Từ ngày bỏ các dự án làm nghề thủ công và nếp nhà tranh gần cầu chữ Y, ông đến ở tại một ngôi nhà rộng rãi, giàu có của một người Hoa giữa Chợ Lớn, và trở thành chủ tài sản nhiều cơ sở thương nghiệp và công nghiệp, trong đó có Đại thế giới. Đây là một cơ sở du hí, gồm sòng bạc và các trò giải trí lớn nhất, nổi tiếng nhất khu vực Đông Nam Á. Hơn nữa, Viễn còn kiểm soát chặt chẽ để thu thuế tất cả các ngành nghề buôn bán thuốc phiện, các sòng bạc và các ổ điểm.
Từ ngày Hoàng đế Bảo Đại tiếp nhận việc nhượng quyền khai thác Chợ Lớn cho tới khi Ngô Đình Diệm lên nắm quyền với chính sách độc tài, khu vực Chợ Lớn vẫn thịnh vượng trong hoà bình, công bằng mà xét sự thanh bình này có được là nhờ ở công cuộc bình định Nam Kỳ. Đây không phải là công việc dễ dàng, trước khi xuất hiện Bảy Viễn, nhiều tướng lĩnh và các nhà cai trị xuất sắc của Pháp đã thất bại.
Viễn còn là một người trọng chữ tín, trung thành với bạn bè và “sòng phẳng” trong việc kinh doanh. Đối với Hoàng đế Bảo Đại, Viễn vừa thể hiện lòng biết ơn, vừa to rõ sự thần phục bằng cách tháng nào cũng cống hiến một vali nặng, lèn chặt các tờ giấy bạc mệnh giá 100 hoặc 200 đồng.
Bảy Viễn rất căm ghét những chúa ngục người Pháp ở Côn Đảo. Ông cũng đã giết và trừng trị vài chủ điền và nhà buôn thực dân Pháp mà không hề một chút ăn năn hối hận. Nhưng ngay từ khi mới được biết nước Pháp trong bầu không khí ôn hoà, ông đã yêu đất nước này rất say mê.
Chuyến thăm Paris đầu tiên đã dẫn ông tới việc quyết định liên minh với sự nghiệp của Pháp ở Đông Dương. Ông đã ngắm nhìn với cặp mắt ngây thơ đột ngột sự sạch sẽ trong các đường phố thủ đô Pháp, tính kỷ luật của những người đi đường tuân thủ các tín hiệu giao thông, vẻ nhã nhặn của cảnh sát và thái độ lịch sự của các lái xe tắc xi. Ông cũng đã thấy rõ tính chất phức tạp về mặt kỹ thuật của một nền văn minh hiện đại.
Bảy Viễn thường nói với lũ đàn em mà ông vẫn có thói quen thuyết phục:
- Không có người Pháp thì đến một cái kim ta cũng không làm được.
Xuất phát từ lẽ đó, Bảy Viên quyết tâm duy trì sự có mặt của Pháp ở Đông Dương. Ông là người duy nhất trong số thủ lĩnh các giáo phái trung thành với ý tưởng này đến cùng.
Từ ngày trở lại Sài Gòn tôi thường gặp Bảy Viễn luôn. Tôi còn được gặp cố vấn thân cận của ông là đại tá Sang nhiều hơn nữa. Sang đã tốt nghiệp cử nhân luật và sau đó đã có thời kỳ được cử làm giám đốc Sở Cảnh sát Sài Gòn - Chợ Lớn.
Thời kỳ bấy giờ, Sang chưa có danh hiệu chính thức nhưng đã có quyền hành thực tế. Vì vậy, ông được giao nhiệm vụ tổ chức vật chất và là tổng thư ký Hạ viện Sài Gòn. Một buổi trong lúc cùng ngồi ăn sáng tại khách sạn Continental, Sang nói với tôi:
- Chúng tôi đang phải chứng tỏ cho các dân biểu biết rằng chúng tôi đang làm chủ Sài Gòn.
Tổ chức Hạ viện là một sáng kiến của Bảo Đại. Nhà vua vừa được mời đi Pháp để đàm phán về việc Việt nam gia nhập khối Liên hiệp Pháp sau khi có bản tuyên bố ngày 3 tháng 7. Bảo Đại hy vọng Hạ viện tập hợp được các phong trào dân tộc chủ nghĩa để cùng đoàn kết đấu tranh.
Cái tổ chức thuần túy nghi lễ chính trị - nghị viện này sẽ chỉ là hình thức và hoàn toàn không có được một tầm quan trọng nào, nếu khi quyết định Việt nam gia nhập khối Liên hiệp Pháp lại không đồng thời quyết định tham gia các mục đích chiến tranh của Pháp. Kế hoạch chiến lược mang tên Navarre đã nhấn mạnh, “chỉ có các hiệp định ghi nhận nỗ lực về người và của do các nước liên kết ở Đông Dương ký kết với Pháp mới là điều duy nhất xác minh lợi ích của Pháp”.
Hạ viện Sài Gòn họp ngày 12 tháng 10 năm 1953, tức tám ngày sau buổi tôi cùng ngồi ăn sáng với Sang.
Trong bữa ăn, Sang cho tôi biết, Lê Văn Viễn không tin vào những lời phát biểu ba hoa mị dân của đa số tuyệt đói các dân biểu Hạ viện. Tướng Viễn lo ngại những người theo chủ nghĩa dân tộc sẽ lại hăng hái hơn trong việc đòi độc lập hoàn toàn, mặc dù chẳng mọt ai trong bọn họ dám hy sinh các tiện nghi đang hưởng để mạo hiểm giành độc lập. Đó là chưa kể nhũng người di cư từ Bắc vào Nam, nhũng người được gọi là dân Bắc kỳ, đang bị Sài Gòn nghi ngờ, cần phải đề phòng.
Ngày 11 tháng 10 tức trước khi khai mạc Hạ viện một hôm, tướng Lê Văn Viễn mời tất cả các vị dân biểu tới dự tiệc Cocktail sang trọng tại dinh thự của Viễn ở Chợ Lớn. Giấy mời ghi rõ, bắt buộc phải tới dự. Đây là một kiểu họp kín trước khi Hạ viện họp công khai. Không một người Âu nào được mời tới dự.
Lê Văn Viễn không có tài diễn thuyết một chút nào. Một trong những dáng vẻ thể hiện cá tính mạnh mẽ của ông là sự kín đáo nguồn gốc của hành động bất ngờ. Viễn nói rất ngắn gọn:
- Không có tôi và tổ chức bảo vệ của tôi toả khắp thành phố này thì các vị không thể sống nổi tới hai mươi phút trong phòng nghỉ tại khách sạn. Không có nước Pháp, các vị cũng không có khả năng đóng nổi một tàu thuỷ, một máy bay hoặc một chiếc xích-lô. Tôi nghĩ, hai dẫn chứng này đủ tác động đến đường lối của Nghị viện cũng như Cương lĩnh của Mặt trận bình dân do tôi làm chủ tịch.
Ngày 16 tháng 10, Nghị viện Sài Gòn tiến hành bỏ phiếu trong không khí yên tĩnh. Đại đa số phiếu chống lại việc gia nhập khối Liên hiệp Pháp. Giới báo chí Pháp tỏ ý phẫn nộ với mức độ khác nhau, tùy theo vị trí trong nền chính trị.
Chính phủ Pháp chấn động, Tổng Cao uỷ và Tổng tư lệnh Pháp ở Sài Gòn viết những lá thư đầy lời lẽ bực tức gửi tới Thủ tướng Hội đồng Sài Gòn.
Những người Mỹ ở Sài Gòn lặng lẽ cười chế giễu.
Tóm lại các mục đích chiến tranh của Pháp đều rơi xuống nước.
Tất cả các dân biểu Sài Gòn đều sững sờ trước phản ứng đó. Nghị viện lại họp để thông qua với đa số phiếu tương tự, một điều khoản bổ sung do Hoàng thân Bửu Lộc đệ trình được soạn thảo theo thư gợi ý của Tổng Cao uỷ. Bảo Đại cố giải thích trong thư gửi Dejean: “Tu tưởng của Nghị viện không phải là hoàn toàn ác cảm với Pháp. Trên thực tế, cũng giống như tư tưởng của tôi. Mọi người đều biết Hoàng đế An nam không thể diễn đạt được ý tưởng này nếu không có ngôi nhà nghỉ mát ở Côte d Azur bên Pháp. Người dân châu Á thường không thể bộc lộ trần trụi những ý nghĩ của mình. Ngược lại ông bạn của tôi là Lê Văn Viễn mà ai cũng rõ là rất thân Pháp lại tỏ ra rất hài lòng về thái độ của các dân biểu trong cuộc họp vừa qua.
Lúc này tôi đang điều trị tại một bệnh viện ở Đà Lạt để chữa một chứng bệnh cũ do trùng amip gây ra hồi tôi còn hoạt động trong rừng. Một tùy viên của Bình Xuyên tới thăm tôi. Ông kể cho tôi nghe những diễn biến tình hình mới nhất ở Sài Gòn. Khi ra về, ông để lại tặng tôi, theo kiểu mọi người vẫn tặng hoa quả cho người ốm một… ki lô thuốc phiện sống. Ông ta còn nói với tôi đây là loại nhựa thuốc phiện hảo hạng, thu hoạch được trong mùa sai quả. Tôi giấu gói thuốc phiện dưới đệm nằm, chỉ lo bác sĩ trưởng phát hiện ra vì ông thường tới thăm bệnh tôi luôn. Cuối cùng tôi chuyển gói thuốc phiện này cho một ông bạn làm chủ đồn điền và ông ta lại phân phối nó cho một công ty sản xuất ở Đà Lạt.
Vấn đề đang làm xao xuyến dư luận vẫn là quan niệm mơ hồ lẫn lộn trong giới chính trị.
Chính sách do Chính phủ Pháp công bố nằm trong công thức: “Nền độc lập của các quốc gia liên kết nằm trong khối Liên hiệp Pháp phù họp với các đạo luật trong hiến pháp phù hợp với những nguyên tắc, những truyền thống, những khát vọng tiến bộ, lợi ích và sự độ lượng của nước Pháp, nhưng đã không được sự thống nhất noi theo trong các nước liên kết với Pháp. Lào là nước duy nhất chấp nhận gia nhập khối Liên hiệp Pháp vì không thể tồn tại mà không có người bảo vệ. Ngược lại, Campuchia muốn có ngay nền độc lập hoàn toàn và dứt khoát. Còn Việt nam của Bảo Đại cũng như Việt nam của Việt Minh đều trả lời “không”, một bên do nhu nhược, một bên do dũng cảm.
Tháng 10 là tháng thường mở màn cho các chiến dịch lớn, giữa lúc chính sách của Pháp ở Đông Dương đang rạn nứt. Những vết rạn ngày càng lộ rõ. Mỗi ngày trôi qua lại làm lộ thêm vết vôi vữa trắng mà người ta sơn quét ngụy trang với hy vọng sẽ củng cố được sự thống nhất.
Những mục đích chiến tranh của Pháp ở Đông Dương ngày càng cạn dần, thực chất, giống như chúng bệnh kiết lỵ đang làm kiệt dần lực lượng viễn chinh Pháp ở Đông Dương. Các bạn cùng phòng bệnh với tôi cũng đang chảy máu, trơ xương trên tấm khăn trải giường vấy máu chờ ngày được hồi hương về Pháp. Nhưng cuộc chiến tranh Đông Dương, tự nó không cần quan tâm đến các lý do mà chỉ quan hệ đến tình hình thời tiết, trời mưa hay trời đẹp. Về các trận mưa thì nay chỉ còn lại vài cơnl dông rải rác hàng ngày và đang yếu dần. Chiến tranh như một con thú dữ sau trận mưa đang liếm khô lông trước đợt gió mùa để rồi lại lao vào cuộc săn mồi.
Ngày 15 tháng 10. Bộ chỉ huy Pháp bắt đầu mở chiến dịch Mouette với cách tiến hành khá rầm rộ.
Từ những ngày đầu tháng 10, Cục Quân báo của Pháp đã biết tin sư đoàn 320 (với nhiệm vụ thâm nhập vào vùng đồng bằng để mở màn cuộc tiến công trên toàn Bắc bộ của Việt Minh) đã hoàn thành mọi việc chuẩn bị. Với cung cách hăm hở và tỷ mỉ như đàn kiến, sư đoàn này tích lũy lương thực, đạn dược đủ dùng trong suốt mùa đông sắp tới. Để tránh bị đánh úp bất ngờ như hồi tháng 7 ở Lạng Sơn, số lương thực đạn dược nay hiện được phân tán từng các kho nhỏ, cất giấu dưới những rạng cây tre hoặc trong các hang động của dãy núi đá vôi bao quanh mặt Tây Nam khu vực đồng bằng. Tối nào viên tướng Việt Minh chỉ huy sư đoàn cũng kiểm tra tỷ mỉ tiến trình hoạt động của cơ quan hậu cần. Đồng thời, tối nào cơ quan tình báo quân sự của chúng tôi cũng nghiên cứu các báo cáo đã được giải mã và theo dõi hàng giờ công việc chuẩn bị của đối phương.
Tháng 10 năm 1953 cũng là thời điểm chúng tôi được biết về số lượng các đơn vị Việt Minh, đánh giá khả năng hoạt động của những đơn vị này - kinh nghiệm cuộc càn quét lần trước (mang tên chiến dịch Brochet) cho biết, một khi sư đoàn đối phương đã luồn được vào phía sau quân ta thì không thể nào vây quét hoặc tiêu diệt được chúng.
Ngược lại, sau khi đã lọt được vào vùng hậu cứ của Pháp, sư đoàn này phân tán thành các tiểu đoàn: sẽ có thể giáng những đòn tiến công đáng gờm vào hệ thống phòng ngự và làm tê liệt phần nào việc tự do chuyển vận của quân ta.
Tướng Navarre quyết định ra quân trước khi sư đoàn 320 bắt đầu hoạt động, bằng cách đánh vào nơi bố trí các kho hậu cần của sư đoàn này.
Ông cũng hy vọng, cuộc tiến công này sẽ đủ sức gây rối loạn, làm trì hoãn cuộc tiến công của tướng Giáp vào vùng đồng bằng. Cuộc chạy đua thời gian bắt đầu.
Bộ chỉ huy Pháp điểm lại các phương tiện trong tay. Bằng cách vét tận đáy ngăn kéo, thu gom tất cả các lực lượng dự trữ của toàn cõi Đông Dương, phía Pháp chỉ có thể tập trung trên chiến trường Bắc kỳ 21 tiểu đoàn bộ binh, lính thủy, lính lái máy bay. Con số này đủ để chọi với 10 tiểu đoàn của sư đoàn 320, bảo vệ các tuyến đường giao thông và các điểm bị nguy hiểm. Nhưng sẽ không đủ nếu sư đoàn 304 cũng tham chiến. Sư đoàn 304 đóng quân cách sư đoàn 320 có một ngày đường.
Tin tình báo cho biết, sư đoàn 304 lúc này cũng đang chuẩn bị thâm nhập vùng đồng bằng. Vì vậy tướng Giáp đã bố trí sư đoàn này tại một địa điểm vừa có thể bảo vệ Thanh Hoá và Vinh là khu vực do Việt Minh kiêm soát, năm đó vừa được mùa lúa gạo, vừa có thể tiến đánh miền Nam đồng bằng Bắc bộ. Để kìm chân sư đoàn 304, tướng Navarre đã sáng tạo ra một “cuộc hành quân làm địch thất vọng” mang tên Pelican. Trước khi mở màn chiến dịch Mouette, một hạm đội Pháp tiến sát vùng bờ biển Thanh Hoá làm ra vẻ đe doạ đổ bộ để tiến công lớn. Do chính những tin tức bị tiết lộ từ phía Pháp, tướng Giáp đã biết trước kế hoạch này và đã có chuẩn bị đối phó, như đã tiếp nhận các nguồn tin từ những mạng lười tình bảo của Việt Minh bố trí ngay tại các bến cảng Hai Phòng nơi xuất phát của các tàu chiến Pháp.
Ngày 14 tháng 10, sư đoàn 320 đã hoàn tất mọi việc chuẩn bị, sẵn sàng tiến hành thâm nhập vùng đồng bằng. Các kho lương thực đạn dược đã đầy ắp. Những đơn vị trong sư đoàn xuất phát về phía bờ sông Đáy. Đêm hôm đó, từng tiểu đoàn vượt sông bằng những chiếc thuyền nan, nhẹ nhàng không kém gì những chiếc xuồng cao su bơm hơi của Pháp.
Ngay tối hôm đó, tướng Gilles được Sài Gòn điều ra để chỉ huy cuộc hành quân, ban hành lệnh đầu tiên tiến hành cuộc hành quân Mouette.
Tướng Gilles, được mọi người gọi là “cha cố đạo Thiên Chúa” nhưng lại là người thích “làm chiến tranh” hơn làm lễ nhà thờ. Ông thích sống trong các doanh trại dã chiến cùng với binh lính, giữa sự vây bọc của những người lính chiến có cái mõm của bầy ác thú ăn thịt. Ông có niềm vui thích thú của một người chơi bài thích lập phương án và tiến hành các cuộc hành quân, hơn nữa còn ưa thích đánh lừa địch lôi kéo địch rơi vào cạm bẫy bằng một hoạt động đơn giản, dễ dàng. Những buổi tối sau chiến thắng “đúc cha” Gilles chân đi tập tễnh, một mắt bị chột phải lồng mắt giả bằng thuỷ tinh, thường xuyên đến với các sĩ quan cấp uý, uống với họ một hai chén rượu mừng. Ông rất tự hào về lực lượng lính dù dưới quyền và thường nói:
- Lính dù ư? Đó là lính của tôi!
Những buổi tối đó là những buổi nhậu nhẹt suốt đêm. Cả những phục vụ người Việt đều nằm trong mạng lưới tình báo của Việt Minh, và khá nhiều người trong bọn họ lại được tuyển vào làm việc trong cơ quan cảnh sát của Pháp. Họ rất khó chịu khi nghe thấy tiếng cười của tướng Gilles mà họ cho là tiếng cười của con ác thú chột mắt. Đối với họ, khi tiếng cười này cất lên cũng là lúc thi hài các chiến sĩ bộ đội bị Gilles giết hại đang phân hủy.
Sáng hôm nay, tướng Gilles đã lệnh cho sư đoàn A do Castries chỉ huy, xuất phát đầu tiên, mở đường tiến cho cánh quân. Giữa tướng Gilles chỉ huy lính dù và đại tá Castries là viên sĩ quan quí tộc tốt nghiệp trường đào tạo kỵ binh, hai bên không có nhiều điểm tương đồng. Nhưng tướng Gilles là người biết rõ các sĩ quan dưới quyền.
Castries là một chỉ huy biết đánh thọc sâu một cách khôn khéo. Castries đã nổi tiếng từ các trận đánh trên tất cả các chiến trường mà ông tham gia. Đây là giá trị thật sự, chứ không phải do báo chí thổi phồng, giả tạo.
Chính vì vậy cho nên sau này, tức là ngày 29 tháng 11 trên đường băng sân bay Điện Biên Phủ mà tướng Gilles vừa chỉ huy cuộc nhảy dù đánh chiếm trước khi lên máy bay Dakota trở về Hà Nội, Tổng tư lệnh Navarre đã hỏi tướng Gilles:
- Ông thử nghĩ xem ai có thể thay ông chỉ huy tập đoàn cứ điểm này?
Gilles đã trả lời ngay, không do dự:
- Chỉ có hai người. Xếp theo thứ tự: Castries rồi đến Vanuxem.
Trở lại cuộc hành quân Mouette ngày 15 tháng 10, tướng Gilles đã trao nhiệm vụ cho đại tá Castries chỉ huy một sư đoàn đánh chiếm Lai Các, cách phía Tây thị xã Ninh Bình 20 kilômét.
Khoảng cách không xa, nhưng mà phải sửa lại đường gõ mìn, cẩn thận quan sát từng bước tiến và tổ chức bảo vệ mọi mặt. Để tới đích nhanh chóng an toàn phải có khả nang tinh khôn từ mũi đến mạch máu.
Buổi chiều hôm đó, Castries đến Lai Các. Tướng Gilles theo sau, gặp Castries giữa ngã tư đường đi vào phía rừng núi. Những dấu vết để lại trên nền đường cho biết trong đêm đã có những đoàn xe của Việt Minh chở vũ khí đạn dược do Trung Quốc viện trợ, từ Hoà Bình đi Thanh Hoá. Trời rất nóng. Đoàn xe tăng của Pháp bốc tung rất nhiều bụi.
Tướng Gilles nghỉ lại bên đường gọi rượu cognac và nước giải khát sô-đa. Lính hầu khiêng từ xe Jeep xuống một lều bạt, giường gấp và thùng đựng khẩu phần dã chiến. Cha cố Gilles không vội vã. Ông quyết định để ra ba ngày trọn vẹn thiết lập sở chỉ huy chiến dịch: chung quanh là vành đai bảo vệ gồm các cứ điểm đại đội hoặc tiểu đoàn có thể yểm trợ lẫn nhau, chính giữa là vị trí pháo. Tướng Gilles cho rằng lúc này Việt Minh bố trí bên bờ sông Đáy đã biết quân Pháp tiến đến Lai Các là trung tâm căn cứ tiếp vận của họ và họ sẽ tới.
Qua nhiên, trong đêm 18 rạng ngày 19 tháng 10, Việt Minh tiến đến. Trong nhiều giờ liên tục, các đại đội Việt Minh lao vào các hàng rào kẽm gai của hai cứ điểm. Pháo binh Pháp tạo thành nhung bức tường bằng hoả lực ngăn chặn. Lúc tờ mờ sáng, quân Việt rút lui.
Lúc đó tướng Gilles mới bắt đầu công việc đã đưa ông tới đây, tức là đích thân chỉ huy việc phá hủy các kho tiếp tế của Việt Mình. Ngày nào ông cũng tung ra một, ít khi hai, đơn vị tiến công trinh sát sục sạo bên phải, bên trái, phía trước, phía sau.
Xe bọc thép đi trước mở đường, lính bộ binh đi sau sục vào các rừng cây hoặc các núi đá để tìm các kho cất giấu vũ khí đạn dược. Sau đó lại quay trở về Việt Minh cũng biết như vậy, cho nên thỉnh thoảng lại tổ chức tiến công đánh các đơn vị ngon ăn đang uể oải rút về trên các đường mòn trong khu vực. Cha Gilles cũng đã tính đến chuyện đó nên đã sử dụng pháo binh, không quân đánh nhanh và không bao giờ để cho đàn con đi xa quá tầm pháo 105mm.
Ngày 24 tháng 10 trung úy Christian de Reboul chỉ huy một trung đội xe bọc thép tiến theo đường lừng. Reboul là một sĩ quan kỵ binh nhà nòi có cặp cẳng dài đôi mắt sắc, người xứ Gascon thích tán chuyện và thích đánh nhau.
Hồi được cử làm sĩ quan báo chí tại Hà Nội Reboul “buồn đến chết” khi phải sống giữa đám nhà báo chỉ biết có mỗi một chuyện là cầm bút viết. Từ vài tuần nay Reboul được cử làm chỉ huy trung đội trinh sát tuần tiễu số 1 và đã nắm giữ vững đơn vị trong tay.
Hôm đó, trời đẹp, ánh sáng ban mai tràn ngập những màu sắc tươi vui. Binh lính trong đoàn xe của Reboul đều thông thạo nghiệp vụ, họ cho xe tiến từng đoạn rồi dừng lại quan sát. Không thể không phát hiện được một cái gì đó. Riêng điều đó cũng đủ làm cho trung đội trưởng Reboul hài lòng.
Một cánh đồng cỏ đi ngang qua con đường rừng, toàn là loại cỏ voi, thân cao, lá rộng và sắc như những lưỡi kiếm, vươn thẳng lên tận tháp súng xe tăng. Trước khi tiếp tục cuộc hành trình, Reboul lệnh cho đoàn xe dừng lại để quan sát. Một máy bay quan sát nhỏ bé lượn trên đầu đoàn quân.
Trên kênh 16 điện đài thường trực đường dây liên lạc vẫn được giữ vững.
- Piper de Centaure, có phát hiện thấy gì không?
- Không? Các anh cứ việc tiến. Không thấy có dấu vết gì của Việt Minh trong đám cỏ này.
Chiếc xe tăng đầu tiên vừa tiến được 800 mét thì vấp phải mìn. Ngay lập tức, hàng ngàn quân Việt nấp kín nhiều giờ trong đám cỏ cao, vụt vùng dậy từ hai bên đường, xung phong tiến đánh đoàn xe.
Những chiếc xe tăng lập tức bắn trả bằng đại liên chiếc xe tăng này bắn luôn vào chiếc xe tăng khác nhằm xua đuổi giúp nhau những nhóm bộ đội đang bám vào thành xe. Một xe tăng bốc cháy.
Christian de Reboul đứng trên tháp pháo xe tăng theo dõi tình hình cuộc chiến đấu. Với khẩu tiểu liên trong tay trung úy cố làm nản lòng những người lính Việt đang muốn tiến sát để phá xe tăng bằng thuốc nổ. Anh cũng gọi điện cho đại úy cấp trên, yêu cầu được cứu viện bằng hoả lực pháo binh và không quân.
Đột nhiên, Reboul có cảm giác như bị một chiếc gậy đập mạnh vào đầu. Mặt anh chảy đầy máu. Anh lấy tay sờ lên hộp sọ bên trái. Cứ ngỡ là sẽ vấp phải một cục bướu, nhưng lại có cẩm giác đây là một chất nóng và nhầy dính vào kẽ tay. Reboul văng tục một câu, nghĩ rằng đã bị thương. Anh trèo xuống xe tăng dùng điện đàm báo cáo. Anh cố nói chậm chạp, chính xác, ta lại tình hình trận đánh, chỉ rõ toạ độ cho pháo binh và máy bay bắn. Nhưng lần nào từ sở chỉ huy vẫn có tiếng trả lời:
- Anh nói gì, không hiểu.
Máy vẫn tốt. Ăng-ten toả sáng đủ tầm. Reboul thay micro và lại bắt đầu báo cáo, phía bên kia vẫn trả lời:
- Anh nói gì, tôi không hiểu.
Reboul tức điên người. Cái viên đại úy đốn mặt này chẳng hiểu gì hết. Reboul không thể cầm cự được mãi. Quân Việt tiếp tục tiến đánh. Reboul ra lệnh ngắn gọn:
- Quay pháo sang phải!
Pháo thủ Roubignes là người xứ Gironde đồng hương với Reboul, có thể hiểu rõ ngay khi Reboul mới nói được một phần tư tiếng. Những lúc này. Roubignes sừng sờ giương cạp mắt khiếp hãi nhìn Reboul không cử động. Đến lúc này thì Reboul cũng dần dần hiểu rằng mình đã không phát biểu được nữa rồi. Mặc dù đầu óc vẫn còn tỉnh táo, nhưng Reboul đã mất khả năng diễn đạt bằng lời nói. Hệ thần kinh trung ương điều khiển những đường gân ở lưỡi Reboul đã bị phá hỏng. Trung úy Reboul sủa ăng ẳng, kêu khàn khàn, gào lên như một con vật. Trước khi đắm chìm trong tình trạng vô tri vô thức, Reboul vẫn còn nhớ đến nhiệm vụ. Anh vẫn nghĩ đến việc phải dùng một phương tiện nào đó báo cáo cấp trên.
Nhưng cha Gilles đã dự kiến trước. Ông đã cho tất cả các khẩu pháo hướng nòng về phía con đường sát rừng, tiếp đó là gọi máy bay bắn phá các bìa rừng, sau đó là bộ binh tiến hành càn quét tỷ mỷ. Buổi tối Việt Minh phải rút lui. Từng đoàn xe cứu thương có ghi dấu hiệu chữ thập đỏ của Pháp, chở cả lính Pháp và lính Việt Minh bị thương về thị xã Ninh Bình. Trung úy Reboul nằm dài trên cáng, miệng câm người liệt đầu óc vẫn còn tỉnh táo.
Những ngón tay phải của Reboul nắm chặt lấy mảnh kim loại ghi danh tính số hiệu, viên y tá cố gỡ ra nhưng không nổi. Reboul nghĩ rằng phải giữ chặt để mọi người biết rõ họ tên của mình.
Ngày 7 tháng 11 cuộc hành quân Mouette kết thúc. Theo nhận xét của Pháp, cuộc tiến công của Việt Minh vào vùng đồng bằng phải chậm lại hai hoặc ba tháng. Nhưng trong lúc Pháp chiếm được phủ Nho Quan, những đại đội đầu tiên của sư đoàn 316 Việt Minh cũng bắt đầu tiến lên vùng thượng du, chiếm lĩnh các vị trí chuẩn bị cho chiến dịch đã dự kiến. Mục tiêu đầu tiên nhất định sẽ là Lai Châu, ở đầu nguồn sông Đà, như một quả lê ngon ngọt ở đầu cành. Vấn đề đặt ra là tới được địa điểm này và như vậy phải mất từ ba mươi đến bốn mươi ngày hành quân bộ. Nhưng đây là quả lê dễ hái và trung đoàn 148 đã chuẩn bị làm nổ tung vị trí cuối cùng của Pháp trong xứ Thái sau đó sẽ càn quét các đội biệt kích của Pháp ở vùng thượng du đã mất hết chỗ dựa.
Sau đó Pháp được tin những đơn vị của sư đoàn 316 xuất phát từ Điện Biên Phủ và Sầm Nưa có lẽ đang tiến về phía Luang Prabang và Viêng Chăn. Trong cuộc chiến tranh vận động xuyên rừng núi, Việt Minh có thuận lợi hơn Pháp. Bộ binh Việt Minh có thể nhanh chóng tới Luang Prabang. Trên đường đi về hướng Viêng Chăn có lê phải chặn Việt Minh từ Cánh đồng Chum.
Ban 2 của Pháp không còn hoài nghi gì về những ý đồ của Việt Minh. Trong ban phân tích tình báo do trung tá trưởng ban 2 Guibault ký đầu tuần tháng 11 có đoạn viết: “Phần lớn các hoạt động tiến công của Pháp (như chiến dịch Mouette) tại miền Bắc Việt nam đã buộc địch phải trì hoãn và tổ chức lại cuộc tiến công từ nhiều tháng nay.
Tại khu vực Bắc đồng bằng lực lượng tác chiến gồm hai sư đoàn 308 và 312 hiện đang tiếp tục luyện tập chuẩn bị đánh đồng bằng. Nllững hoạt động tình báo của ta ở khoảng giữa Việt Trì và Lục Nam khẳng định Việt Minh rất chú ý tới khu vực này, các khoa mục luyện tập của Việt Minh đều nhằm vào việc tiến công các cứ điểm phòng ngự kiên cố và các đô thị, đã giúp ta khẳng định hình thức hoạt động sắp tới của Việt Minh.
Sư đoàn pháo 351 được tăng cường thêm một trung đoàn súng cối loại nặng, cũng đang tiến hành luyện tập tương tự.
Sư đoàn 316 đã bắt đầu xuất phát về hướng thượng du…”
Bản đồ các vị trí đính kèm báo cáo của Guibault cho biết, tiểu đoàn đầu tiên của trung đoàn 176 thuộc sư đoàn 316 đang trên đường mòn sông Mã đến ngang Sơn La. Từ đó, đơn vị này có thể chỉ trong vài ngày sẽ tới hoặc là Tuần Giáo để trợ lực cho trung đoàn 318 đánh Lai Châu hoặc là Điện Biên Phủ để từ đó tiến đánh Luang Prabang. Các tiểu đoàn đầy đủ của trung đoàn 98 thuộc sư đoàn 316 cũng đã có mặt tại Mộc Châu và Sầm Nưa.
Trong phòng làm việc nhỏ bé có máy điều hoà không khí tại Sài Gòn, tướng Navarre ngồi hàng giờ nghiên cứu để có quyết định chín chắn. Hiện nay, ông đã có tất cả dữ liệu trong tay.
Nhờ sự thành công của chiến dịch Mouette, Tư lệnh Bắc kỳ là tướng Cogny đã có được một sự trì hoãn tạm thời ở đồng bằng. Hiện nay quan tâm trước mắt của ông là sự đe doạ của địch đang đè nặng Lai Châu. Bên cạnh Cogny là đại tá Reiner lúc đó là quan cai trị đứng đầu xứ Thái. Hai người cùng cao lớn như nhau, cùng có những quan hệ ràng buộc lẫn nhau, lập trường của Reiner rất rõ ràng, không thể cho phép để mất xứ Thái của Đèo Văn Long được. Ông giải thích cho tướng Cogny rõ tầm quan trọng chính trị của khu vực này. Về phần mình, tướng Cogny cũng lo ngại nếu cho di tản vị trí cuối cùng của Pháp ở Tây Bắc là Lai Châu sẽ bỏ rơi luôn các đội biệt kích đang hoạt động trong vùng thượng du. Lúc đó Việt Minh sẽ được tự do tập trung lực lượng tiến đánh đồng bằng, chỉ còn một giải pháp duy nhất là chiếm đóng Điện Biên Phủ.
Đây không phải là giải pháp mà Cogny quyết định một cách thoải mái vui vẻ trong lòng. Bởi vì đại tá Bastiani là tham mưu trưởng của Cogny vẫn nhắc ông những điều đã biết từ lâu. Đó là thung lũng Điện Biên Phủ cách xa các căn cứ hậu cần.
Nếu tướng Giáp quyết định tiến đánh thì sẽ phải rút nhiều tiểu đoàn mạnh từ đồng bằng lên cứu ứng cho Điện Biên Phủ. Nhưng ông cũng nghĩ những tiểu đoàn này chỉ mất một giờ mười lăm phút để bay từ Hà Nội lên đây, trong khi các tiểu đoàn Việt Minh xuất phát từ các căn cứ hậu phương phải mất ba mươi nhăm ngày mới tới được Điện Biên Phủ.
Quan điểm của các tướng lĩnh ở Lào có khác với Bộ chỉ huy Bắc kỳ, nhưng cũng đều đi tới cùng một kết luận, chỉ khác nhau ở sự chọn lọc kết luận đó.
Từ nhiều tuần nay, đại tá Crèvecour đã được cử làm Tư lệnh chiến trường Lào thay tướng Gardet mới đảm nhiệm chức vụ này trong một thời gian ngắn.
Tướng Gardet đã không thể ngủ yên ở Viêng Chăn. Lào là một nước theo đạo Phật một cách sùng kính và chính thống, dạy các tín đồ không được giết hại bất cứ một sinh vật nào. Số sư sãi tại kinh đô Lào có tới bốn vạn người. Ban ngày các vị sư cầm rổ đi đến từng nhà khất thực, được nhân dân cung cấp thức ăn. Ban đêm, đến lượt lũ chó cũng đi từ cánh cổng này đến cánh cổng khác kiếm thức ăn thừa trong đống rác. Suốt đêm này sang đêm khác đàn chó lang thang trên các đường phố bẩn thỉu, sủa cắn, đánh nhau, giao cấu với nhau và nhai ngấu nghiến những gì có thể ăn được.
Những tiếng động này phá vỡ giấc ngủ của tướng Gardet, Tư lệnh quân sự ở Lào. Ông quyết định mở một chiến dịch chống lại tiếng động bằng cách gửi công văn tới các chủ chó, dặn phải xích chó cẩn thận trước khi trời tối. Nhưng chó ở Viêng Chăn không có chủ và nếu có thì những người nuôi chó cũng không quan tâm tới đàn chó của mình. Lũ chó vẫn tiếp tục trò huyên náo. Thế là tướng Gardet nổi cáu. Sau một đêm thức trắng mất ngủ, ông quyết định tiêu diệt lũ chó. Nhằm mục đích này ông thành lập những nhóm biệt kích, mỗi nhóm ba người. Nhóm trưởng được trang bị một dây thòng động buộc vào đầu một cây sào dài để thít chặt cổ chó mà không sợ bị chó cắn. Một y tá đi theo sẽ tiêm thuốc Strychnine để giảm bớt nỗi đau đớn cho con vật bị thắt cổ. Một xe cứu thương hoặc xe tải loại nhỏ được dùng để chở xác chó.
Ngay đêm đầu tiên phát động chiến dịch, tướng Gardet đích thân kiểm tra kết quả. Ông hỏi người chỉ huy nhóm đầu tiên:
- Được bao nhiêu?
- Báo cáo thiếu tướng, được 3.
- Chưa đủ. Phải diệt nhiều hơn nữa.
Nhóm thứ hai báo cáo:
- Thưa tướng quân, bốn chết một bị thương.
- Thế là tốt. Nhưng sao không diệt nốt con bị thương?
- Báo cáo y tá bị nó cắn!
Câu chuyện này, Thủ tướng Lào Xuvanna Phuma đã kể lại với tướng Navarre một cách nghiêm chỉnh, không cười. Tướng Gardet bị gọi về Sài Gòn ngay giữa nhiệm kỳ đầu tiên. Đại tá Crèvecour được cử thay thế. Vị đại tá chỉ huy lực lượng bộ binh với gương mặt thông minh, nhân hậu của một nhà truyền đạo. Từ năm 1949 ông đã chỉ huy một cánh quân giải phóng nước lào. Ông biết rõ đất nước này và không cần phải suy nghĩ lâu cũng hiểu rằng chỉ có duy nhất vị trí Điện Biên Phủ mới có thể bảo vệ được kinh đô vương quốc.
Chiều ngày 9 tháng 11, tướng Navarre và đại tá Crèvecour thảo luận rất lâu với nhau.
Về mặt địa lý thung lũng lòng chảo Điện Biên Phủ thuộc lãnh thổ Bắc kỳ và quân Việt Minh cũng ở Bắc kỳ. Việc đánh chiếm và bảo vệ Điện Biên Phủ chỉ có thể được tiến hành từ Hà Nội. Nhưng, Điện Biên Phủ lại che chở cho toàn bộ Bắc Lào. Nếu chiếm được Điện Biên Phủ như Crèvecour hy vọng, thì ông sẽ thoát khỏi thế phòng ngù bị động để giữ Thượng Lào.
Crèvecour cũng đề nghị thành lập một căn cứ không quân ở Mường Sài. Vị trí này không được tốt và còn rất xấu so với Điện Biên Phủ, nhưng vẫn có thể dùng cho loại máy bay đưa vài tiểu đoàn trang bị nhẹ nhay dù xuống Mường Khoa và có thể tới cả Sốp Nạo cách Điện Biên Phủ hai ngày đi bộ.
Crèvecour giao toàn bộ kế hoạch này cho thiếu tá Vaudrey. Đây là một sĩ quan tầm vóc nhỏ bé mà tướng Navarre đã có lần gặp tại Nà Sản. Ông đi bộ không biết mệt, hiểu rõ địa hình rừng rú và dân địa phương.
Tiếp theo những buổi họp bàn công việc là những cuộc hội ý chớp nhoáng. Mọi ý kiến đều có vẻ hướng về việc chiếm đóng Điện Biên Phủ. Cũng có những ý kiến nghi ngờ, dè dặt nếu không thì quyết định này đã chẳng vấp phải một khó khăn nào. Các sĩ quan tham mưu là những người được trả lương để phân tích các thuận lợi và hậu quả.
Dù có những thuận lợi về mặt chính trị để bảo vệ xứ Thái nhưng đối với tướng Cogny, việc chiếm đóng Điện Biên Phủ chỉ cốt để bảo vệ Lào về mặt quân sự. Nếu không có mệnh lệnh phản bác, việc đánh chiếm Điện Biên Phủ để bảo vệ các đường biên giới của Lào sẽ được ghi trong nhiệm vụ của Tổng tư lệnh. Lệnh phán bác này, dù đã có người nói ra, những vẫn không bao giờ ban hành, bất kê dưới hình thức gì. Ngược lại, hiệp định ngày 12 tháng 10 ký với vương quốc Luang Prabang đã khẳng định nhiệm vụ chính trị của tướng Navarre là một nhà quân sự, đối với Lào.
Ngày 14 tháng 11, sau khi ký các thoả thuận Pháp - Lào, Quốc vương Lào đáp máy bay từ Paris đến Sài Gòn. Lào là nước độc lập đầu tiên ra nhập khối liên hiệp Pháp. Cho tới lúc này, cũng mới chỉ có một mình Lào làm việc này. Hiệp ước Pháp - Lào mà Thủ tướng Paul Renaud coi như một văn bản kiểu mẫu, ghi rõ trong điều 2, định nghĩa khối Liên hiệp Pháp “là một cộng đồng trong đó tất cả các nước liên kết cùng chung nhiệm vụ huy động các phương tiện của mình đế đảm bảo sự phòng thủ của toàn thể khối Liên hiệp”. Điều 4 trong phần hai, cho phép Pháp “được quyền tự do vận chuyển và đóng trên lãnh thổ Lào mọi lực lượng cần thiết dùng vào việc bảo vệ các đường biên giới bên ngoài nước Lào cũng như để phòng thủ chung toàn khối Liên hiệp Pháp”.
Đối với tướng Navarre, kết quả đã rõ ràng.
Hiệp ước này là sự trả lời của Chính phủ trong bản tuyên bố hồi tháng 7. Và nếu còn có một điều nghi ngờ gì thì đây là lúc bày tỏ trực tiếp với giới cầm quyền chính trị. Quốc vụ khanh phụ trách các quan hệ với các nước liên kết lên đường đi sang Đông Dương đến Tân Sơn Nhất hồi 9 giờ 30 phút ngày 15 tháng 11. Hôm đó là ngày chủ nhật. Tất cả mọi người ăn trưa ở dinh Norodom, tại bàn ăn của Tông cao uỷ.
Dây là bữa ăn đón tiếp chính thức, bầu không khí không đến nỗi buồn tẻ quá. Ngài Bộ trưởng Marc Jacquet hãy còn trẻ. Dưới lớp mỡ béo của nhà tư sản, vẫn ẩn náu một thân hình có bắp thịt vững chắc, lộ rõ vẻ một người có bầu máu nóng. Không ai là người không biết ông đã từng nổi tiếng trong thời kỳ kháng chiến chống phát xít Đức chiếm đóng. Nếu tôi không nhầm thì ông là người được giới quân sự coi trọng. Dưới dáng vẻ tròn trĩnh hơi tẻ nhạt của một nhà chính trị bị ràng buộc vào những cam kết. Ông vẫn tiềm tàng một lương tri vững chắc và một tinh thần can đảm thật sự.
Tấn bi kịch bắt đầu bùng nổ lúc 17 giờ. Đó là giờ mọi người thường tắm mát dưới với hoa sen trước khi ăn bữa tối.
Tại Sài Gòn đó cũng là giờ tới tấp nhận được những điện báo tình hình chiến sự. Tôi đang ngồi trong phòng làm việc thì chợt nhìn thấy ngài Bộ trưởng bước vào mà không báo trước. Ông có vẻ bị kích động. Trán ông đó rực không phải vì tiết trời nóng hoặc vì dạ dày đang làm việc tiêu hoá thức ăn. Vừa bước qua ngưỡng cửa, ông đã đòi gặp ngay thẳng Navarre. Tôi không được chứng kiến lúc mở đầu cuộc nói chuyện giữa tướng Navarre với Bộ trưởng Jacquet, và tôi đã tự suy nghĩ về những lý do dẫn đến cuộc hội ngộ bất ngờ này.
Tất cả những giới chính thức và không chính thức ớ Sài Gòn cũng muốn tìm hiểu về sự kiện này.
Chuông điện thoại đổ hồi liên tục như không chấm dứt. Các thư ký văn phòng của Bộ trưởng cũng như các sĩ quan tùy tùng của tướng Navarre mà tôi quen thân đều gọi điện cho tôi, hỏi chuyện với tư cách bạn bè:
- Này! Bộ trưởng dang gặp thủ trưởng của anh đấy à?
Yves Rocolle phóng thật nhanh tới gặp tôi với tốc độ gần như lúc anh nhảy dù khi chiếc máy bay Junker của anh bị bốc cháy trên vùng trời Cao Bằng hồi trước.
Anh được điều động về làm việc tại văn phòng Tổng tư lệnh ngay sau khi tướng Navarre tới Đông Dương và giữa lúc anh đang là một đại uý chỉ huy tiểu đoàn dù xung kích số 1. Đây là một con người gân guốc tầm vóc trung bình, có gương mặt tinh tế khô khan của một giáo sư cận thị. Giữa chúng tôi không cần phải che đậy gì cả. Anh đến đây để moi tin tức. Với vẻ mệt mỏi Rocolle người phịch xuống chiếc ghế bành cũ kỹ, rót luôn một cốc Cognac- soda ướp lạnh để uống như một người có quyền thế ở đây, rồi nói to như để giảng giải:
- Giả thuyết thứ nhất: Chính phủ lại vừa đổ. Nhưng nếu như vậy thì chúng ta phải biết tin trước Bộ trưởng chứ? Giả thuyết thứ hai: Trung Quốc tuyên chiến với Pháp. Điều này không thế nào xảy ra được, bởi vì Mao rất thông minh, biết tiến hành chiến tranh bằng cách tuyên bố hoà bình. Giả thuyết thứ ba: Hồ Chí Minh đề nghị hoà bình. Nhưng ông ta đã nói đến hoà bình từ hai năm nay rồi. Giả thuyết thứ tư: Mỹ can thiệp. Vấn đề là Mỹ phải hiểu rõ quyết định của họ.
Tiếng chuông điện thoại nội bộ cắt đứt lời độc thoại của Rocolle. Tướng Navarre gọi tôi. Tôi lập tức chạy vào phòng làm việc của ông.
Ngay phút đầu tiên, tôi đã thất vọng. Không khí trong phòng không có vẻ căng thẳng. Nụ cười lạnh lẽo của tướng Navarre có vẻ như đã làm tắt ngóm sự kích động của Bộ trưởng. Nghe lỏm từng mẩu đối thoại, tôi dần hiểu lý do dẫn đến sự bực tức của ngài Jacquet và của cái hội đồng chiến tranh này.
Số là vào cuối buổi chiều, ngài Bộ trưởng Jacquet đang ngồi tại phòng khách trong dinh Norodom ngỏ ý muốn về phòng nghỉ để thư giãn đôi chút trước bữa ăn tối. Một sĩ quan tuỳ tùng đã dẫn Bộ trưởng đi theo những lối đi hẹp tới “nhà khách” ở cuối khu vườn. Đó là một biệt thự bình thường vẫn dành để các vị khách mời cấp cai trị đầu ngành hoặc sĩ quan cấp cao dùng làm nhà nghỉ. Cung cách đối xử như vậy với vị đại diện Chính phủ đã làm cho ngài Bộ trưởng nổi máu hiếu chiến. Ngay lập tức, ngài đòi được ở dinh Tổng tư lệnh.
Trong biệt thự của tướng Navarre chỉ có một phòng ngủ vẫn dành riêng cho Tổng tư lệnh khi ông tới Hà Nội. Nhưng căn phòng này, nóng tồi tàn, các thiết bị hậu cần, vệ sinh hoạt động kém.
Dù sao, cơn nóng giận của ngài Bộ trương cũng giam bớt, ông đã chấp nhận gian phòng khiêm tốn này. Tối hôm đó ông nói chuyện rất lâu với tướng Navarre tình hình Paris, ở ngay trong phòng làm việc của Tổng tư lệnh. Ông cho biết những lập trường khác nhau của các thành viên Chính phủ về vấn đề Đông Dương và thái độ hoàn toàn khó hiểu của Thủ tướng. Ông đoán trước sẽ lại thay đổi Chính phủ. Ông nói:
- Thủ tướng ngu xuẩn này không đứng lâu được đâu. Nay mai Mendes France sẽ làm Thủ tướng. Tôi đã biết tin sẽ tham gia Chính phủ mới của ê-kíp này Tất nhiên, tướng quân sẽ được sự ủng hộ hoàn toàn của tôi.
Nhưng mãi đến hôm sau tướng Navarre mới đặt vấn đề bảo vệ Lào một cách rõ ràng. Chiều hôm đó, cả Bộ trưởng và Tổng Cao uỷ đều tham dự buồi trình bày về tình hình đầy đủ ở Lào, do tướng Navarre thuyết trình.
Trước khi bước vào cuộc họp, Tổng tư lệnh tới gặp hai vị nói trên trong phòng làm việc của Tổng Cao uỷ đặt tại dinh Norodom. Tướng Navarre nói:
- Bây giờ xin giới thiệu với các ngài tình hình khu vực Tây Bắc. Để cản phá kế hoạch tiến công của Việt Minh, tôi nghĩ ta cần phải chiếm đóng thung lũng lòng chảo Điện Biên Phủ. Cuộc hành quân chiếm đóng này đòi hỏi về phía chúng ta một nỗ lực và tất nhiên cũng có nhiều rủi ro, chỉ nhằm một mục đích là để bảo vệ Lào. Xin các ngài cho biết ý kiến.
Sau một hồi im lặng, Tổng Cao uỷ Dejean là người đầu tiên phát biểu ý kiến:
- Ồ! Thưa tướng quân! Không thể nghĩ khác được!
Bộ trưởng Jacquet ngậm cán tẩu. Ông uốn lưới bảy lần trong miệng rồi mới trả lời. Thật tình dù có nói bóng gió thì Bộ trưởng Jacquet vẫn thuộc phe chủ trương đàm phán với Việt Minh. Ông không tin rằng nước Pháp có thể được “thay thế” bằng nước Việt nam của Bảo Đại. Nhưng chắc chắn ông cũng không phải là người muốn “thả mồi” bằng bất cứ giá nào. Ông đã nghe Navarre và Dejean nói và bây giờ là lúc ông phát biểu trong khi vẫn nghĩ đến chuyện thương lượng với Việt Minh.
- Nếu ta để cho Việt Minh chiếm Luang Prabang, đóng quân ở lưu vực sông Mêkông và dàn quân trên tuyến biên giới tiếp giáp Thái Lan thì chiến tranh sẽ thất bại, khối liên hiệp Pháp cũng mất nốt.
Buổi tối hôm đó trên đất Đông Dương, rõ ràng mọi người đều khẳng định có cơ sở là phải bảo vệ Lào.
Khoảng 16 giờ ngày hôm sau tại Hà Nội có cuộc họp toàn ban tham mưu. Tới dự, ngồi quây quần chung quanh Tổng tư lệnh Navarre và Tư lệnh chiến trường Bắc bộ Cogny, có tướng Masson, phó của Cogny, tướng Gilles, tướng Deschaux, Tư lệnh không quân chiến trường Bắc bộ, các đại tá Berteil và Revol. Khi Navarre và Cogny bước vào phòng họp thì mọi người đã nhất trí trên nguyên tắc là phải chiếm đóng Điện Biên Phủ. Đại tá Bastiani là tham mưu trưởng có đưa trình Cogny một số phiếu thăm dò, bày tỏ sự phản đối, nhưng Cogny không chú ý tới, coi là chuyện thường tình, không có gì mới. Kế hoạch tác chiến được mang tên mật là Castor. Theo tin tình báo, trong thung lũng chỉ có một tiểu đoàn bộ đội địa phương của Việt Minh. Hai tiểu đoàn dù của Pháp tiến công đồng loạt bất ngờ, có thể giành được thắng lợi. Nhưng cũng phải tính đến trung đoàn chủ lực 148 đóng cách đó khoảng hai ngày đường. Ngoài ra, còn có sư đoàn 316 của Việt Minh đang tiến từng chặng lên vùng Tây Bắc, đơn vị đi đầu đã tới Sơn La. Như vậy chỉ còn vài ngày nữa sư đoàn này sẽ tới Tuần Giáo hoặc Điện Biên Phủ. Nếu lúc đó mới nhảy dù thì quá chậm. Do đó, phải tiến công ngay trong ngày mai, hoặc là không bao giờ có thể tiến đánh được nữa.
Những người dự họp lần lượt phát biểu ý kiến. Tướng không quân Deschaux bày tỏ lo ngại về những điều kiện đặt ra. Đợt nhảy dù thứ nhất có thể thả đồng loạt hai tiểu đoàn xuống hai khu vực chiến đấu. Nhưng phải vài giờ sau mới thả dù được tiểu đoàn thứ ba.
Tướng Gilles đề cập vấn đề bất lợi nhất. Đó là nếu Việt Minh có ba tiểu đoàn trong thung lũng thì đợt nhảy dù thứ nhất sẽ gặp khó khăn.
Berteil nói:
- Nhưng hiện nay thì ta biết chắc chắn là mới chỉ có một tiểu đoàn 910 bộ binh của bộ đội địa phương Việt Minh có mặt trong thung lũng. Còn các tiểu đoàn của sư đoàn 316 thì không thể nào có mặt tại Điện Biên Phủ trước ngày 23 tháng 11 được.
Cuối cùng là phát biểu của tướng Masson, phó của Cogny:
- Thưa Đại tướng, nếu ngài quyết định mở cuộc tiến công bất chấp mọi rủi ro, thì tôi xin trân trọng báo cáo trước với ngài là quân dù của chúng ta sẽ phải gánh chịu tổn thất khoảng từ 50 đến 100% số quân tham chiến.
Một sự im lặng nặng nề đè trĩu mọi người trước nhận định độc đáo của tướng Masson mà sau đó mới được biết là quá cường điệu.
Suốt cuộc họp, tướng Navarre im lặng nghe mọi người phát biểu. Cuối cùng ông mới ngoảnh về phía tướng Cogny, ra hiệu không có gì cần bàn thêm nữa và kết luận:
- Tôi đã nghe từng người phát biểu ý kiến. Tôi quyết định, nếu thời tiết thuận lợi thì kế hoạch Castor sẽ tiến hành vào ngày 20 tháng 11. Nếu ngày đó không thực hiện được thì sẽ tiến hành vào một hôm khác, trước ngày 24. Tướng Gilles chỉ huy cuộc hành quân.
Ngày 20 tháng 11 năm 1953, đợt nhảy dù thứ nhất được tiến hành từ 10 giờ 30 đến 10 giờ 35 phút. Tiểu đoàn dù thuộc địa số 6 (6e BPC) do thiếu tá Bigeard chỉ huy nhảy xuống bãi Natacha phía Tây Bắc làng Điện Biên, rơi đúng vào một đại đội Việt Minh. Cùng trong lúc đó tiểu đoàn 2 thuộc trung đoàn dù số 1 do thiếu tá Bréchignac chỉ huy nhảy xuống bãi Simone ở phía Nam làng Điện Biên và phía Bắc sông Nậm Rốm. Vừa đặt chân xuống đất, Bréchignac đã rút trong xà cột ra một tấm bản đồ, so sánh với thực tế, rồi chửi tục:
- Mẹ kiếp! Tụi phi công làm mình rơi cách địa điểm ấn định hai kilômét về phía Nam!
Cùng trong lúc đó vang lên tiếng súng nổ từ bãi Natacha vọng lại, nghe rõ tiếng trung liên Tiệp Khắc của Việt Minh.
Bréchignac gọi vào máy bộ đàm, bắt liên lạc với tiểu đoàn dù thuộc địa số 6. Có tiếng Bigeard trả lời:
- Ôkê! Mọi việc đều tốt. Tự tôi có thể giải quyết được hết.
Đối với Bigeard một cuộc tiến công không thể chia phần, nhất là lại đang tiến triển tốt.
Tiểu đoàn 2 thuộc trung đoàn dù thuộc địa số 1 mang dáng dấp của người chỉ huy. Đó là một sĩ quan béo lùn hơi nặng nề hơi chậm chạp, ít nói nhưng cặp mắt và cử chỉ thể hiện một sự linh hoạt có những phản ứng đáng gờm. Không thay đổi nhịp điệu, tiểu đoàn này chuyển từ thế tiếp cận thận trọng sang tiến công dữ dội.
Qua máy bộ đàm, thường phải nghe lệnh bằng tai và thực hiện bằng óc, Bréchignac không nói những câu vô nghĩa và không chỉ nói mà còn nghe nữa. Các chỉ huy đại đội cũng giống như chỉ huy tiểu đoàn Bréchignac. Đó là các đại đội trưởng Clédic, Charles, Periou, Minaud. Nhìn chung, họ đều có những cái miệng rắn như tạc vào đá và không bao giờ tin tưởng vào những sự may mắn kỳ diệu.
Vừa nhảy dù xuống đất họ đã tập hợp cẩn thận, không vội vã trong khi những tiếng động của cuộc chiến đấu do đơn vị bạn là tiểu đoàn dù thuộc địa số 6 từ xa đang vọng lại. Họ từ từ lựa chọn một vị trí thích hợp để trú quân qua đêm.
Một quả đồi phía trước bản làng, có con đường đi ngoằn nghèo như một sợi dây từ sườn đồi lên tới đỉnh sát một ngôi nhà nhỏ đổ nát. Họ đã leo lên đó, đào công sự, mà không hiểu rằng đây là những nhát cuốc đầu tiên để sau này xây dựng cứ điểm phòng ngự mang tên Eliane 2 (tức đồi A1).
Trong ngày hôm đó, Pháp bị chết 14 lính dù, trong đó có đại úy, bác sĩ quân y Raymond là người thực hiện cứ nhảy dù đầu tiên.
Buổi chiều 20 tháng 11, đến lượt tiểu đoàn dù thuộc địa số 1 nhảy xuống Điện Biên Phủ. Ngày hôm sau lại có thêm ba tiểu đoàn nũa là tiểu đoàn dù thuộc địa số 8, tiểu đoàn dù lê dương số 1, tiểu đoàn dù số 5 của quân đội Bảo Đại, còn gọi là lính Bảo an. Tất cả tập trung thành binh đoàn đổ bộ đường không số 2 do Langlais chỉ huy. Trong ba ngày 5.100 lính dù và 240 tấn thiết bị đã được thả xuống Điện Biên Phủ.
Ngày 23-11-1953, tướng Gilles nắm trong tay 6 tiểu đoàn dù, 1 đại đội công binh, 2 cỗ pháo 75 không giật thuộc trung đoàn pháo binh dù loại nhẹ và một đại đội súng cối loại nặng. Tiểu đoàn dù lê dương số 1 đào công sự phòng ngự trên quả đồi mang tên Anne Marie gần Bản Kéo. Tiểu đoàn dù thuộc địa số 1 và tiểu đoàn dù Bảo an số 5 đóng ở các cao điểm phía Đông mang tên Eliane và Dominique.
Trong những ngày tiếp theo các máy bay vận tải quân sự và dân dụng liên tiếp thả các thiết bị.
Những thùng đạn được buộc vào dù màu đỏ. Hai chiếc xe ủi đất được buộc vào một chùm nhiều dù màu sắc rực rỡ.
Ngày 25 hoàn thành đường băng cho máy bay Dakota hạ cánh. Cuộc hành quân Castor đã kết thúc thắng lợi, tạo được tiếng vang lớn lan khắp Đông Dương nước Pháp và thế giới.
Ngay từ chiều 21 tháng 11 tức là lúc tướng Gilles mới đặt chân tới Điện Biên Phủ để nắm trong tay sáu tiểu đoàn quân và vài ngày lương thực, tại Hà Nội tướng Cogny đã tổ chức cuộc họp báo, vui mừng hớn hở tuyên bố rối rít:
- Ngay từ khi mới nhậm chức, nếu có thể chuyển ngay Nà Sản về Điện Biên Phỉ thì tôi cũng làm.
Bodard lập tức điện ngay về toà soạn báo Nước Pháp buổi chiều lời tuyên bố vừa nghe được.
Navarre có vẻ sùng sốt khi thấy tin tức về Điện Biên Phủ được chạy những dòng rất to ngay trên trang nhất các báo xuất bản ở Pháp. Từ sáng 20, giữa lúc đang tiến hành cuộc nhảy dù đánh chiếm Điện Biên Phủ tướng Navarre đã vào Sài Gòn tiếp chuẩn đô đốc Cabanier rồi ngày hôm sau lại đi Phnôm Pênh dự lễ hội té nước. Ông đã không gặp một nhà báo nào và có vẻ hơi bực bội trước những lời ca ngợi. Tuy nhiên, ông không giảm nhẹ tầm quan trọng của việc đánh chiếm Điện Biên Phủ.
Trong bản báo cáo chiều ngày 25 tháng 11 đệ trình chính phủ và Ban tham mưu, Navarre viết: “Tầm quan trọng về các mặt chính trị, kinh tế, quân sự lớn đến mức do cuộc hành quân đánh chiếm Điện Biên Phải hoàn thành thắng lợi, ta đã cắt đứt được tất cả những thuận lợi của địch trong chiến dịch 1952-1953. Vì vậy, cần dự kiến địch sẽ giành lại bằng vũ lực”. Tướng Navarre muốn sự kiện đánh chiếm Điện Biên Phủ không ra khỏi khuôn khổ mục đích: đây là một hoạt động quân sự nằm trong kế hoạch chung, với mục đích nhằm trải qua những tháng mùa khô không gặp điều gì xấu lắm.
Đó là tâm trạng tướng Navarre lúc 17 giờ 35, khi chuẩn đô đốc Cabanier bước vào phòng làm việc của Tổng tư lệnh. Thời kỳ này, chuẩn đô đốc đang giữ chức Phó Tổng thư ký Hội đồng Quốc phòng. Ông tới Đông Dương trên cương vị này. Đô đốc rút trong cặp ra một bản sao quyết định của Hội đồng Quốc phòng trong phiên họp ngày 13 tháng 11 tại điện Elysée, trả lời các đề nghị tăng viện cho Đông Dương do tướng Navarre ghi trong bản kế hoạch chiến lược. Nội dung quyết định là:
- Không chấp nhận các đề nghị do tướng Navarre đệ trình chính phủ ngày 11 tháng 9 năm 1953.
Ngày 3 tháng 11, tướng Navarre đã gửi tướng Ely một bức thư dài với tư cách cá nhân, trong đó có đoạn viết:
“Trong tình huống này, chính là lúc Chính phủ phải quyết định có nên hy sinh lợi ích của NATO để phục vụ cho lợi ích Đông Dương hay không. Về phần tôi, tôi khẳng định là nên. Tôi cũng nghĩ trong khoảng thời hạn hai năm ở Đông Dương, không phải ta sẽ có thể giành chiến thắng hoàn toàn, nhưng mà là cải thiện tình thế quân sự nhằm thúc đẩy đàm phán với những điều kiện rất có lợi cho ta. Nhung chỉ có thể làm được điều đó với điều kiện có các phương tiện cần thiết”.
Đô đốc Cabanier có nhiệm vụ giải thích cho Tổng tư lệnh Navarre rõ những lý do từ chối của chính phủ. Những vì cũng là một quân nhân nên đô đốc cũng tỏ ra tán thành những lập luận của Navarre.
Vì vậy, ông hy vọng có một sự thay đổi nào đó trong quyết định của chính phủ. Vả lại, để giảm bớt sự chua chát trong câu trả lời “không”, Hội đồng Quốc phòng cũng đã thêm vào thư trả lời một ít đường trong câu “Ca ngợi Tổng tư lệnh Đông Dương vừa mới giành được những thắng lợi quân sự”, nhưng đồng thời cũng căn dặn Tổng tư lệnh phải “chỉnh lý, phối hợp các kế hoạch với những phương tiện đang có để làm cho đối phương hiểu rằng họ không thể giành được thắng lợi quân sự”.
Tất cả điều đó không mới.
Mục tiêu đạt được vẫn giống như kế hoạch Navarre mà chính phủ đã thông qua hồi tháng 7 “chỉnh lý các kế hoạch cho ăn khớp với nhau” nếu không đơn giản là sự thận trọng thường nói ra miệng thì cũng chỉ tiến hành được những sửa đổi về chi tiết. Tướng Navarre không nghĩ rằng câu này có thể được coi như lời mời di tản khỏi Lào, vì lúc đó ông chẳng liên hệ gì tới tình hình Lào cả.
Câu chuyện giữa tướng Navarre và đô đốc Cabanier sa đà vào những vấn đề chung chung.
Cũng như Quốc vụ khanh Jacquet mấy hôm trước, lần này chuẩn đô đốc Cabanier cũng nói lại, các thành phần trong Chính phủ chia rẽ ý kiến như thế nào xoay quanh vấn đề thương lượng.
Một số người cho rằng thời cơ đàm phán đã tới sau khi ta vừa thu được những thắng lợi quân sự: cuộc tiến công của Việt Minh vào vùng đồng bằng đã bị hoãn lại, quân nhảy dù của Pháp đã chiếm được Điện Biên Phủ. Vậy ý kiến Tổng tư lệnh Đông Dương thế nào?
Tướng Navarre ít lạc quan hơn mọi người rất nhiều. Ông cho rằng sở dĩ cuộc nhảy dù đánh chiếm Điện Biên Phủ đạt kết quả, phần lớn là do tình hình tương đối yên tĩnh về cuối mùa mưa. Ngày mai chiến tranh mới thật sự bắt đầu. Ông nói:
- Đây mới là món khai vị. Ngày mai mới là bữa ăn chính thức. Việt Minh đang chuẩn bị mở cuộc tiến công theo nhiều hướng: trước hết là vùng đồng bằng rồi đến Bắc Lào, đó là chưa kể đến hai hướng phối hợp là Liên khu 4 và Liên khu 5, tại miền Trung lưu vực Mêkông và Tây Nguyên. Chúng ta mới chỉ làm chậm cuộc tiến công của Việt Minh nhưng chưa cắt được những mẩu đầu của tiềm lực Việt Minh. Để buộc Việt Minh phải đàm phán không điều kiện, ta phải có thế mạnh. Có lẽ phải đến mùa xuân sang năm mới tạo được thế mạnh này với điều kiện là phải có ở đây những phương tiện cần thiết.
Câu chuyện lại quay trở về với vấn đề tăng viện. Đô đốc Cabanier chẳng có gì để cho, ngoài sự thông cảm với tướng Navarre.
Sáng hôm sau, đô đốc Cabanier lên máy bay.
Nhưng nếu ông nán lại Đông Dương thêm vài giờ nữa, có thể ông sẽ tin chắc là Hồ Chí Minh đã quyết định chơi con bài quân sự trước khi chấp nhận đàm phán.
Tướng Giáp đã lập tức có phản ứng ngay sau khi Pháp nhảy dù chiếm đóng Điện Biên Phủ.
Trong những giờ đầu tiên khi quân Pháp vừa mới nhảy xuống Điện Biên Phủ, những tiểu đoàn thuộc sư đoàn 316 đã có mặt tại vùng thượng du, nhận được lệnh bao vây quân Pháp thật gần. Tiểu đoàn 888 thuộc trung đoàn 176 là đơn vị đầu tiên đến khu vực Điện Biên Phủ đang tiến hành càn quét những đội biệt kích của Pháp ở giữa Nà Sản và Sơn La. Sau sáu ngày hành quân cấp tốc, tiểu đoàn này đã tới những mỏm núi cao phía Đông Điện Biên Phủ. Đó là ngày chủ nhật 29 tháng 11, đúng giữa lúc Tổng tư lệnh Navarre đang gắn huân chương khen thưởng tướng Gilles trước các tiểu đoàn dự lễ duyệt binh bên cạnh một bản ở Điện Biên Phủ. Các trung đoàn 174 và 98 tới Tuần Giáo vào thượng tuần tháng 12, toàn bộ sư đoàn 316 đều có mặt ở khu vực Điện Biên Phủ.
Ngày 24 tháng 12, các sư đoàn mạnh thuộc lực lượng cơ động tác chiến như: 308, 312, 351 được lệnh lên đường đi Điện Biên Phủ. Từ nhiều tháng trước, những sư đoàn này đóng quân trong khu vực giữa Phú Thọ và Thái Nguyên và đã chuẩn bị từ lâu để đánh đồng bằng nay lại được đưa lên vùng thượng du. Ngay trong buổi tối 24 tháng 12, sư đoàn 308 lập tức lên đường. Trước khi tới Điện Biên Phủ, sư đoàn phải vượt khoảng 600 kilômét đi bộ xuyên rừng trong đêm giá rét. Ba mươi đêm hành quân trong sương mù trăng đục bao phủ những thung lũng cao của xứ Thái, đượm với khói toả ra từ những cây củi ẩm uớt và mồ hôi trên da thịt.
Đằng sau sư đoàn bộ binh 308, là sư đoàn pháo binh 351 hành quân trên xe tải Molotova có kéo những khẩu pháo 105 Mỹ. Đến Yên Bái, sư đoàn vượt sông Hồng trên phà máy ban ngày được ngụy trang kỹ. Những chiếc xe tải này chạy ban đêm bằng đèn gầm, với tốc độ chẳng vượt quá người đi bộ nhiều lắm, bánh xe luôn vấp phải ổ gà trên đường vượt sông suối trên đá ngầm, sa lầy trên đường trơn có những hố bom vừa mới san lấp vội vã. Những khúc ngoặt trên đèo đã được mở rộng cho xe kéo có lối vòng, nhưng khi lên đèo vẫn cứ phải đẩy bằng tay để trợ lực cho máy ô tô đã kiệt sức.
Cuối cùng, sư đoàn 312 rời khỏi nơi đóng quân sau khi hai trung đoàn của sư đoàn 304 từ Thanh Hoá đến thay thế.
Ngày thú bảy, 28 tháng 11, Sở Tình báo quân sự tại Hà Nội đã có thể trình lên tướng Navarre bản sỏ đồ lịch trình hành quân của lực lượng cơ động chủ lực Việt Minh đang tiến lên vùng Tây Bắc. Giữa trục đường hành quân được đánh dấu từng ngày với trục ghi tên các làng bản đối xứng, những chấm đỏ chỉ các đơn vị Việt Minh nhích dần theo đường kẻ màu đen hướng về địa danh Điện Biên Phủ.
Tình báo Pháp ước tính đến ngày 15 tháng 1 năm 1954, tướng Giáp đã có thể tiến công tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ với 30 tiểu đoàn quân chính quy, 24 khẩu pháo 105, 24 khẩu sơn pháo 75 mm, nhiều súng cối loại nặng pháo phòng không…
Tướng Navarre ngồi ở bàn giấy, lắng nghe thiếu tá trưởng ban 2 Levain trình bày. Tướng quân ngồi im lặng, hai ngón tay chống lên má phải. Gương mặt ông với mớ tóc bạc hất ngược về phía sau có vẻ như rắn lại. Trong những giờ phút này, những người gần gũi tướng Navarre thường nói, ông “cụp tai lại” như con ngựa chiến đang chuẩn bị vượt qua một chướng ngại vật khó khăn.
Tướng Navarre rất sợ phải suy diễn trong trìu tượng. Ông cho rằng, chưa chi đã đặt ra những giả thuyết là cung cách suy diễn của đàn bà. Với ông, là một vị tướng, ông thường phân tích rất kỹ từng khả năng của đối phương rồi mới đi tới quyết định. Đến hôm nay thì ông gần như tin chắc - nói “gần” là vì còn phải chờ các tin tình báo xác minh - Việt Minh không đánh đồng bằng, ít nhất cũng trong lúc này, mà có thể đã thay đổi kế hoạch.
Theo ông, đó là điều may mắn, như đã viết trong thư gửi Thống chế Juin ngày 14 tháng 12 năm 1953: “Đây là điều nhẹ nhõm đối với tôi vì nếu xảy ra chiến trận tại vùng châu thổ sông Hòng thì tôi không biết sẽ phải làm gì để có thể chống lại 5 sư đoàn chủ lực Việt Minh, được yểm trợ bởi súng cối loại nặng 120mm, Bazooka 90, pháo 75 và 105 mm, phối hợp tác chiến với khoảng từ 75 đến 80.000 bộ đội địa phương và dân quân du kích các loại đã thâm nhập vào bên trong các tuyến phòng ngự của Pháp”.
Mọi người trong cơ quan Tổng hành dinh tiền phương đặt tại Hà Nội cũng đều thở phào nhẹ nhõm vì Việt Minh không đánh đồng bằng. Tuy nhiên, một câu hỏi lại được đặt ra: để tránh giao chiến với Việt Minh ở vùng đồng bằng vậy thì có nên tiếp nhận chiến đấu với Việt Minh ở Điện Biên Phủ hay là cố gàng tránh né trước nỗ lực của địch.
Vào thời điểm này, vẫn có thể rút quân khỏi Điện Biên Phủ: những nếu làm như vậy thì lại rơi vào vấn đề đã đặt ra từ trước đây, tức là bỏ ngỏ cho Việt Minh kinh đô của Lào để rồi sau đó năm hoặc sáu tháng nữa lại phải tiếp nhận chiến đấu ở vùng châu thổ. Giải pháp này cần phải loại trừ.
Như vậy là: Có thể đến cuối tháng 1 năm 1954 Việt Minh sẽ có khả năng tiến đánh Điện Biên Phủ. Cũng có nghĩa là Điện Biên Phủ sẽ là vật đem đánh đổi, để tránh cho Luang Prabang và cả vùng đồng bằng khỏi bị tiến công. Đó là điều tệ hại nhất. Còn điều may mắn là Điện Biên Phủ sẽ chống lại được cuộc tiến công của Việt Minh. Nếu Điện Biên Phủ cầm cự được trong vòng một tháng, hai tháng thì ngược lại Việt Minh có thể kéo dài cuộc tiến công được bao lâu?
Họ có 7.000 binh lính chiến đấu cách xa các căn cứ hậu phương 400 kilômét và cách các cửa khẩu Trung Quốc là nơi tiếp tế hậu cần khoảng từ 600 đến 700 kilômét. Hàng vạn tấn đạn dược lương thực phải chuyển vận bằng 500 xe tải trên con đường duy nhất là quốc lộ 41 đang bị hư hại vì máy bay thường xuyên bắn phá. Tướng Lauzin đã nghiên cứu kỹ vấn đề này. Ông đã tập trung đánh phá các trọng điểm và kiểm tra lại kết quả bằng ảnh chụp từ máy bay. Tất cả các cơ quan tham mưu các cấp cũng đều đặt câu hỏi: liệu Việt Minh có thể duy trì được sức chiến đấu ở Điện Biên Phủ được bao lâu?
Tại Tổng hành dinh đặt trong trại Desmarres ở Sài Gòn, đại tá Berteil, Cục phó Cục Tác chiến, làm việc suốt mười tám giờ mỗi ngày. Nóng nực và mệt mỏi không có tác động gì với viên sĩ quan tốt nghiệp tham mưu có lý luận, khô khan và lạnh lùng. Ông là người đã có thâm niên chẵn năm mươi năm. Ông cũng là người duy nhất đã dự báo phản ứng của tướng Giáp khi quân dù đánh chiếm Điện Biên Phủ mặc dù trong thâm tâm, cũng không mong tướng Giáp mở cuộc tiến công. Trong đêm khuya đại tá Berteil vẫn ngồi một mình cặm cụi tính toán.
Đói với một tiểu đoàn bộ binh, mỗi ngày cần phải có 1.000 ki lô gạo tức 30 tấn mỗi tháng, tức 15 xe chuyên chở trong suốt 20 ngày… Vậy thì phải huy động tới 300 xe tải chuyên để lo ăn cho bộ đội tức là toàn bộ số xe mà Việt Minh có thể có được.
Ngoài lương thực, Việt Minh còn phải chuyển vận đạn dược, chất nổ, xăng dầu, thuốc men và tất cả mọi thứ cần dùng cho một đội quân chiến đấu.
Cũng phải tính đến những chuyện chậm trễ vì con đường độc đạo thường xuyên bị ném bom, phải chở các vạt liệu tới để sửa chữa nối liền những đoạn đường bị cắt phá. Vì vậy Việt Minh phải có ít nhất 2.000 xe tải để chở nhiều tấn lương thực các dụng cụ sửa đường, hàng ngàn mét khối xăng dầu, hàng ngàn tấn đạn dược…
Berteil đã tính toán một cách rất hợp lý. Vì vậy, ông đã tự khen và rất vui mừng khi thấy Tổng tư lệnh ký vào bản chỉ thị ngày 3 tháng 12, trong đó có câu: “Tôi quyết định chấp nhận chiến đấu với Việt Minh trên chiến trường Tây Bắc”.
Hai năm sau, khi tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ đổ sụp, trong bài trả lời phỏng vấn của nhà báo Pháp Jean Ferran đăng trên tờ Paris Match số 370, ngày 12 tháng 5 năm 1956, tướng Giáp cũng nói:
- Việc người Pháp chọn thung lũng Điện Biên Phủ là có suy nghĩ. Họ có cân nhắc kỹ mặt tốt, mặt xấu. Họ đã tính toán hợp lý: Điện Biên Phủ nằm rất xa các hậu cứ của quân đội Việt Minh, và cũng xa các hậu cứ của Pháp. Nhung Pháp sẽ giải quyết vấn đề bằng không quân. Quân Việt không có máy bay. Họ không thể tự tiếp túc lương thực được. Tính toán như vậy là rất hợp lý. Nhưng…”
Trong buổi tướng Navarre đang ngồi tại Hà Nội nghe Cục Quân báo thuyết trình thì tướng Giáp đã tới Tuần Giáo từ lúc chưa rạng đông, cách sở chỉ huy tác chiến của tướng Gilles 70 kilômét.
Ngồi trên chiếc xe Jeep chiến lợi phẩm, ông đã vượt những đoạn đường lầy lội, lồi lõm của quốc lộ 41 trong suốt ba đêm. Các đoàn dài lính bộ binh thuộc các sư đoàn thiện chiến dạt sang hai bên đường, nhường chỗ cho xe của Tổng tư lệnh vượt qua. Trong xe, ông Giáp mặc bộ đồ chẳng khác gì người lái. Tướng Giáp cho dừng xe để kiểm tra công việc của các trung đoàn công binh đang mở lộng đường vòng. Đến Thuận Châu ông nghỉ suốt ngày trong nếp nhà tranh của người Thái, chờ đến đêm sẽ đi một mạch vượt đoàn đèo dài 50 kilômét lượn giữa đám cỏ tranh đung đưa theo chiều gió.
Đây là đoạn đửờng nguy hiểm nhất vì hoàn toàn không có cây che phủ, không có chỗ nào để giấu xe hoặc ngụy trang, và các máy bay Pháp thường tới ném bom ngay từ sáng sớm. Tướng Giáp xuống xe, dùng bàn chân nắn những hố bom đã được lấp đất.
Trên từng cây số ông đã đánh giá những khó khăn trên con đường và những kết quả công tác để giữ cho con đường được lành lặn..
Đến Sở chỉ huy tác chiến đặt trong một khu rừng rậm, tướng Giáp nghe cán bộ quân báo nói về tình hình địch tại Điện Biên Phủ. Trong thung lũng lòng chảo quân Pháp đã làm một đường băng cất cánh, hạ cánh cho máy bay, tăng thêm quân, pháo, chiếm đóng các điểm cao phía đông bờ sông đào các chiến hào, quây các lớp rào kẽm gai quanh các cứ điểm…
Phải tính kỹ cái giá phải trả cho việc tiến đánh Điện Biên Phủ. Đến cuối tháng 1, cần phải đưa tới đây hơn 5.000 tấn gạo cho bộ đội, 25.000 đạn pháo 105, 1.000 tấn xăng, hàng triệu đạn súng trường và súng máy. Ngoài ra, còn cần phải huy động hàng ngàn người để sửa chữa khoảng từ 250 đến 300 kilômét đường bị phá hoại.
Ngày 6 tháng 12, tướng Giáp ra lời kêu gọi vượt qua mọi khó khăn trở ngại, tích cực sủa đường, ngoan cường chiến đấu, chiến thắng đói rét, xốc tới Điện Biên Phủ, tiêu diệt địch, giải phóng đồng bào Tây Bắc…”.
Lệnh động viên của Tổng chỉ huy được các chính trị viên truyền đạt tới chiến sĩ, các cán bộ chính trị truyền tới nhân dân, đài Tiếng nói Việt nam đọc lại từng câu trong nhiều ngày.
Từ các bản làng, từng đoàn dân công lặng lẽ bí mật lên đường dọc theo quốc lộ 41 dài 600 kilômét từ nơi xuất phát. Họ lập lán trại ngay gần những trọng điểm thường bị ném bom. Khi lặn mặt trời họ được cán bộ dẫn đến những nơi đã bị máy bay phá hoại trong ngày. Mang theo những chiếc rổ nhỏ bé, những cuốc xẻng, họ lấp các hố bom dưới ánh sáng của những ngọn đuốc. Không gì có thể cản trở được sức lao động của họ: mệt mỏi, đói rét, bệnh tật và cả những quả bom nổ chậm hoặc những quả bom cạm bẫy gọi là “bom bướm” vừa chạm nhẹ vào đã phát nổ ngay lập tức.
Cũng không gì có thể ngăn nổi luồng gạo và đạn suốt đêm từ từ chảy ngược lên phía tập đoàn cứ điểm của đế quốc Pháp. Đêm nào cũng có tới hàng chục ngàn người đen kịt, đông như kiến, gồng gánh tiếp vận trên tuyến đường thiêng liêng. Đến khi trời sáng, máy bay Pháp bay lên chụp ảnh thì con đường đã vắng ngắt, phi công chỉ nhìn thấy rất rõ các đoạn bị bom phá hoại đã được sửa chữa xong.
“Điện Biên Phủ. Đó là một sự tính toán hợp lý”. Tướng Giáp đã nói với nhà báo Pháp Jean Ferran như vậy. Nhưng ông còn nói thêm: “Sự tính toán hợp lý vẫn chưa phải đã có giá trị. Chính nhân dân mới là người tìm ra giải pháp cho vấn đề hậu cần”. Đúng vậy.