Liên Mạng VietNam || GiaiTri.com | GiaiTriLove.com | GiaiTriChat.com | LoiNhac.com Đăng Nhập | Gia Nhập
Tìm kiếm: Tựa truyện Tác giả Cả hai

   Tìm theo mẫu tự: # A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z Danh sách tác giả    Truyện đã lưu lại (0
Home >> Triết Học, Kinh Tế >> TIỂU LUẬN VỀ CHIẾN TRANH

  Cùng một tác giả


  Tìm truyện theo thể loại

  Tìm kiếm

Xin điền tựa đề hoặc tác giả cần tìm vào ô này

  Liệt kê truyện theo chủ đề

  Liệt kê truyện theo tác giả
Số lần xem: 42148 |  Bình chọn:   |    Lưu lại   ||     Khổ chữ: [ 1, 2, 3

TIỂU LUẬN VỀ CHIẾN TRANH
Frederick Engels

CUỘC CHIẾN ĐẤU Ở PHÁP

Trong thời gian 6 tuần đầu của cuộc chiến tranh, khi mà người Đức nhanh chóng giành được hết thắng lợi này đến thắng lợi khác, khi mà những lực lượng của kẻ thù xâm lược có nhiệm vụ chiếm đất đai, còn hoàn toàn chưa bị sử dụng hết, và khi mà ở mặt trận còn có những đạo quân Pháp để chống lại kẻ thù, thì, nói chung, cuộc chiến đấu vẫn là cuộc chiến đấu của các quân đội. Dân cư ở các vùng bị chiếm đóng chỉ tham gia một cách không đáng kể vào cuộc chiến tranh đó. Thật ra, gần một chục nông dân vùng An-da-xơ đã bị đưa ra tòa án quân sự và bị xử bắn vì đã tham gia vào các cuộc chiến đấu hay là đã làm cho thương binh bị tàn tật; nhưng những tấn bi kịch giống như tấn bi kịch đã xảy ra ở làng Ba-dây-lơ[1*] là một ngoại lệ hiếm có. Chứng minh tốt nhất cho điều đó là cái ấn tượng to lớn mà việc đó đã gây ra, và cuộc tranh cãi sôi nổi trên báo chí để xem những hành động của người Đức đáng được bào chữa hay đáng lên án đến mức nào. Nếu như cuộc tranh cãi đó đáng được bắt đầu trở lại, thì trên cơ sở những chứng cớ không thể chê trách vào đâu được của những người mắt thấy tai nghe, chúng tôi sẽ có thể chứng minh rằng dân cư làng Ba-dây-lơ đã thực sự tấn công vào số quân Ba-vi-e bị thương, đã đối xử với chúng một cách độc ác và đã ném chúng vào ngọn lửa của những cái nhà đang bốc cháy do bị đạn đại bác; vì thế, tướng Phôn Đe Tan đã ra cái lệnh vô nghĩa và dã man là thủ tiêu toàn bộ làng đó vô nghĩa và dã man đặc biệt là vì theo lệnh ấy thì phải đốt những nhà trong đó có hàng trăm thương binh của ông ta đang nằm. Nhưng dù sao thì làng Ba-dây-lơ cũng đã bị thiêu hủy trong cuộc chiến đấu quyết liệt vã trong quá trình của một cuộc chiến đấu khốc liệt nhất - chiến đấu trong các ngôi nhà và trên các đường phố, trong đó cần phải phản ứng và có quyết định tức khác ngay khi nhận được tin tình báo và không có thì giờ để kiểm tra lại những lời khai và nghe ý kiến của các bên.
Trong thời gian 6 tuần lễ gần đây, trong tính chất của cuộc chiến tranh đã có sự thay đổi đáng chú ý. Các đội quân thường trực của Pháp đã biến mất; cuộc chiến đấu được tiến hành với những người lính mới; do không được huấn luyện và thiếu kinh nghiệm họ ít nhiều đều là những đơn vị không phải chính quy. Bất cứ nơi nào mà họ cố chiến đấu với những số lượng đông đảo trên địa hình trống trải- thì họ cũng đều bị người ta đánh tan một cách chẳng khó khăn gì, nhưng khi chiến đấu trong các làng xóm và thành phố, dưới sự che chở của các chướng ngại vật và các bức tường nhà, với những lỗ châu mai đặt ở trong các bức tường đó, thì họ có thể chống lại một cách mạnh mẽ. Những lời kêu gọi và những chỉ thị của chính phủ đang khuyến khích họ tiến hành loại chiến đấu đó, thực hiện những cuộc tấn công bất ngờ ban đêm và mọi hoạt động bất ngờ khác vốn có của một cuộc chiến tranh nhỏ; chính phủ cũng ra lệnh cho dân cư các vùng có những tân binh đang hoạt động là phải ủng hộ họ bằng mọi cách. Nếu như kẻ địch có đủ lực lượng để chiếm toàn bộ đất nước thì cuộc kháng chiến đó có thể sẽ bị bẻ gãy một cách dễ dàng. Nhưng trước khi Mét-xơ bị thất thủ thì kẻ địch không có đủ những lực lượng như thế. Lực lượng của những đơn vị xâm lăng đã bị sử dụng hết ngay từ trước khi chúng, một mặt, tiến vào được A-mi-en, Ru-ăng, Lơ-mãng, Blua, Tua và Buốc-giơ, và mặt khác- tiến vào được Bơ-dăng-xông và Li-ông. Và sở dĩ lực lượng của chúng bị kiệt quệ đi một cách nhanh chóng như thế thì phần lớn là vì có sự chống đối ngày càng tăng của môi trường xung quanh. "Bốn lính thương kỵ" nổi tiếng giờ đây đã không thể xông vào làng mạc hay thành phố nằm cách xa trận tuyến của chúng, và không thể bất người ta phải phục tùng vô điều kiện các mệnh lệnh của chúng mà lại không có nguy cơ bị bắt hoặc bị giết. Để hộ tống cho các đơn vị đi trưng thu, cần phải có những lực lượng lớn, còn những đại đội hay những trung đội kỵ binh lẻ tẻ thì phải hết sức đề phòng những cuộc tấn công bất ngờ vào ban đêm khi chúng đóng trong làng xóm, và đề phòng những cuộc phục kích nếu như chúng đang tiến quân. Chung quanh các vị trí của quân Đức có một dải đất mà người Đức lẫn người Pháp đều không chiếm, và chính ở đây sự kháng cự của nhân dân bộc lộ ra mạnh mẽ hơn hết. Để đè bẹp sự kháng cự đó của nhân dân, quân Đức đã dùng đến những luật lệ chiến tranh vừa lỗi thời lại vừa dã man. Chúng thi hành những luật lệ quy định rằng một thành phố hay một làng mạc trong đó có một hay vài người tham gia vào công cuộc phòng thủ, bắn vào các đơn vị quân đội của chúng, hay nói chung là giúp đỡ người Pháp, thì sẽ bị đốt cháy; rằng mỗi người bị bắt có vũ khí trong tay, nhưng theo ý chúng, nếu không phải là quân đội thường trực, thì phải xử bắn ngay tại chỗ; rằng bất cứ nơi nào mà có cơ sở để buộc cho một bộ phận tương đối lớn trong dần cư ở thành phố là phạm những tội loại đó, thì tất cả những người đàn ông khỏe mạnh đều phải bị giết ngay lập tức. Chế độ đó được thi hành một cách tàn nhẫn trong thời gian gần 6 tuần lễ và ngay cả hiện nay cũng dang hoàn toàn có hiệu lực. Các bạn không thể giở các tờ báo Đức ra mà không thấy đăng hàng tá tin tức về những vụ xử tử kiểu quân sự loại đó, những vụ mà ở Đức người ta đánh giá như là một cái gì đó hoàn toàn tự nhiên, như là những biện pháp thông thường của quân Pháp, được "những người lính trung thực" tiến hành với một sự nghiêm khắc nhân từ đối với "những kẻ sát nhân và những kẻ cướp đê tiện". Không có một sự vô trật tự nào, không có nhừng sự cướp bóc bừa bãi nào, không có những sự cưỡng hiếp phụ nữ, không co những sự vi phạm mệnh lệnh nào cả. Không có cái gì giống thế cả. Tất cả đều được làm theo chế độ đã quy định, theo mệnh lệnh: người ta bao vây một làng cần phải vây, lùa dân cư làng đó đi, cướp đoạt lương thực và đốt cháy nhà cửa, còn những kẻ phạm tội thực sự hay bị nghi ngờ là phạm tội thì sẽ bị đưa ra trước tòa án quân sự ở đấy chắc chắn là một sự khủng bố tàn nhẫn hay nửa tá viên đạn đang chờ đợi họ. Ở A-bli, một làng với 900 dân, nằm trên con đường đi đến Sa-tơ-rơ, đại đội 16 (quân Slê-dơ-vích Hôn-stai-nơ) của trung đoàn khinh kỵ đã bị quân du kích Pháp tấn công bất ngờ ban đêm và mất hết một nửa quân của nó; để trừng phạt một sự táo gan như vậy, toàn bộ lữ đoàn kỵ binh đã tiến đến A-bli và đã đốt trụi làng đó; hai bản tin khác nhau,- cả hai đều do những người tham dự vào tấn thảm kịch ấy đưa ra - đều khẳng định rằng trong số dân cư, người ta đã chọn tất cả những người đàn ông khỏe mạnh riêng ra, và tất cả bọn họ đều bị bắn và bị chém chết không trừ một người nào. Nhưng đó chỉ là một trong rất nhiều sự kiện thôi. Một sĩ quan người Ba-vi-e đã từng ở ngoại ô Oóc-lê-ăng viết rằng, trong 12 ngày, đơn vị của hắn ta đã đốt năm làng; có thể nói một cách không phóng đại rằng, ở khắp nơi thuộc miền Trung nước Pháp, chỗ nào có những đơn vị biệt động của Đức đi qua thì con đường đi của chúng thường được đánh dấu quá nhiều bằng lửa và máu.
Hiện nay, năm 1870, lời tuyên bố nói rằng những hành động như vậy là phương thức hợp pháp để tiến hành chiến tranh, và coi sự can thiệp của dân thường, hay của những người không được thừa nhận một cách thỏa đáng là binh sĩ thật sự, cũng giống như là việc cướp bóc, và có thể đè bẹp sự can thiệp đó bằng lửa và kiếm,- lời tuyên bố như vậy chưa chắc đã đủ. Tất cả những điều đó có thể áp dụng trong thời kỳ Lui XIV hay Phri-đrích II, khi mà cuộc chiến đấu chỉ do một mình quân đội tiến hành thôi. Nhưng, bắt đầu từ cuộc chiến tranh giành độc lập của Mỹ cho đến tận cuộc nội chiến ở Mỹ, thì sự tham gia của dân cư vào chiến vào chiến tranh, ở châu âu cũng như ở Mỹ, đã trở thành một thông lệ chứ không phải là một ngoại lệ. Bất kỳ ở đâu mà nhân dân tự để cho mình bị chinh phục chỉ vì quân đội của mình đã không còn đủ sức chống lại nữa, thì nhân dân đó sẽ bị mọi người khinh bỉ, sẽ bị coi là một dân tộc của những kẻ hèn nhát; và bất kỳ ở đâu mà nhân dân kiên quyết tiến hành một cuộc chiến đấu du kích như vậy thì những kẻ xâm lược rất nhanh chóng nhận thức được rằng, không thể nào tuân theo đạo luật cổ máu và lửa được nữa rồi. Người Anh ở Mỹ[97], người Pháp thời Na-pô-lê-ông ở Tây Ban Nha, người Áo năm 1848 ở I-ta-li-a và Hung-ga-ri, đã rất nhanh chóng bị buộc phải coi sự kháng cự của nhân dân là hoàn toàn hợp pháp, vì sợ những sự khủng bố đối -với tù binh của họ. Ngay cà quân Phổ năm 1849 ở Ba-đen hay giáo hoàng[2*] sau trận Măng-ta-na[98] cũng không dám xử bắn các tù binh mà không có sự xét xử, mặc dầu những tù binh này là quân du kích và là những "kẻ nổi loạn". Ngày nay chỉ có hai ví dụ về việc áp dụng một cách tàn nhẫn cái đạo luật "nhổ tận gốc" đã lỗi thời đó mà thôi- đó là việc người Anh đàn áp cuộc nổi đậy của người Xi-pai ở Ấn độ[99] và hành động của Ba-den và của các đội quân Pháp của ông ta ở Mê-hi-cô.
Trong tất cả các quân đội trên thế giới, quân đội Phổ là quân đội ít thích hợp nhất với việc khôi phục lại lối hoạt động loại đó. Năm 1806, Phổ đã bị đánh tan chỉ vì trong cả nước không hề có đến một đấu vết nào của cái tinh thần đề kháng đó của nhân dân. Sau năm 1807, những người làm công việc cải tổ lại việc quản lý và quân đội đã làm tất cả những gì mà họ có thể làm được để thức tỉnh tinh thần ấy. Lúc bấy giờ, Tây Ban Nha đã nêu một tấm gương vinh quang là nhân dân có thể chống lại một đội quân xâm lược như thế nào. Tất cả các nhà lãnh đạo quân sự Phổ đã chỉ cho đồng bào của họ thấy rõ tấm gương ấy, coi đó là một mẫu mực cần phải noi theo. Sác-nơ-hoóc-xtơ, Gnai-dơ-nau, Clau-dơ-vít-xơ- tất cả đều chỉ có một ý kiến thống nhất về vấn đề ấy; thậm chí Gnai-dơ-nau đã tự mình đi sang Tây Ban Nha để chiến đấu chống Na-pô-lê-ông. Toàn bộ hệ thống quân sự mới, hồi bấy giờ được thi hành ở Phổ, là mưu toan tổ chức sự kháng cự của nhân dân chống lại quân thù, ít ra cũng là trong chừng mực mà điều đó có thể làm được dưới chế độ quân chủ chuyên chế. Không những tất cả những người đàn ông về thể chất có thể phục vụ được đều phải trải qua việc phục vụ trong quân đội, rồi sau đó lại phục vụ trong đội lan-ve cho đến 40 tuổi, mà cả những thiếu niên từ 17 đến 20 tuổi và đàn ông từ 40 đến 60 tuổi cũng đều phải vào trong đội lan-đơ-stuốc-mơ, hay levée en masse[3*]. Đội quân lan-đơ-stuốc-mơ phải tổ chức những cuộc nổi dậy ở đằng sau lưng và ở các sườn của quân thù, quấy rối chúng trong thời gian chúng di chuyển, chiếm đoạt lương thực và bắt các nhân viên đưa thư, lợi dụng tất cả mọi vũ khí có thể kiếm được, sử dụng bất kỳ phương tiện nào có trong tay để tiêu hao kẻ thù xâm lược- "những phương tiện đó càng có hiệu quả thì càng tốt",- nhưng điều chủ yếu nhất
"là không mang một bộ đồng phục nào, để cho những người dân quân (lan-dơ-stuốc-mơ) bất cứ lúc nào cúng có thể mang cái vẻ của người dân thường, làm cho quân thù không nhận ra được".
Toàn bộ "Quy chế dân quân" đó- tên gọi đạo luật được ban bố năm 1813 về dân quân, mà tác giả không phải là ai khác ngoài Sác-nơ-hoóc-xtơ, người đã tổ chức ra quân đội Phổ- đã được thảo ra theo tinh thần một cuộc kháng chiến không điều hòa của nhân dân, đối với nó thì tất cả mọi phương tiện đều có thể đem sử dụng được, và phương tiện nào có hiệu quả nhất là phương tiện tốt nhất. Nhưng tất cả những cái đó, người Phổ đã có ý định dùng để chống lại người Pháp, còn nếu như người Pháp cũng dùng những phương pháp ấy để chống lại người Phổ, thì đó là một chuyện khác hẳn rồi. Cái mà trong một trường hợp được người ta coi là chủ nghĩa yêu nước, thì trong trường hợp khác lại là việc cướp bóc và giết người đê tiện.
Sở dĩ như vậy là vì Chính phủ Phổ ngày nay đang hổ thẹn về cái "Quy chế quân dân" cũ, nửa cách mạng đó, và với những hành động của họ ở Pháp, họ cố làm cho người ta quên cái quy chế ấy đi. Nhưng mỗi hành vi tàn ác vô nhân đạo của họ ở Pháp sẽ nhắc cho người ta nhớ đến cái "Quy chế" đó ngày càng nhiều hơn; và việc bào chữa cho một phương thức tiến hành chiến tranh nhục nhã như thế chỉ chứng minh rằng, nếu như từ thời trận I-ê-na đến nay quân đội Phổ đã được hoàn thiện rất nhiều, thì bản thân Chính phủ Phổ lại đang nhanh chóng tạo ra cái tình hình giống như tình hình đã từng khiến cho trận I-ê-na có thể xảy ra.
--------------
Chú thích
[1*]. Bazeilles. một làng ở vùng Ác-đen-nơ, bị quân Đức đốt ngày 1 tháng Chín 1870.
[2*]. Pi IX
[3*]. tổng động viên

<< SỰ BÀO CHỮA CỦA HOÀNG ĐẾ | XXVII >>


Dành cho quảng cáo

©2007-2008 Bản quyền thuộc về Liên Mạng Việt Nam - http://lmvn.com ®
Ghi rõ nguồn "lmvn.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này - Useronline: 910

Return to top