Hôm qua một tin tức được chuyển đến bằng điện báo đã gây nên một chấn động mạnh mẽ trong đồng nghiệp của chúng tôi. Tin tức ấy nhận được từ Béc-lin cho hay rằng đại bản doanh của nhà vua đã chuyển đến Bác-lê-Đuých, các quân đoàn của các đạo quân 1 và 2 vẫn ở các vị trí đối diện với đạo quân Ba-den, còn các lực lượng khác của Đức thì "tiến về Pa-ri một cách kiên quyết".
Từ trước đến nay, việc di chuyển của quân Đức vẫn được giữ bí mật trong suốt thời gian diễn ra cuộc di chuyển. Chỉ sau khi đã di chuyển xong và mở cuộc công kích chúng ta mới biết hướng đi của quân đội. Điều lạ lùng là nề nếp đó bỗng nhiên thay đồi và Môn-tơ-kê vốn kín tiếng đã đột nhiên tuyên bố không có lý do rõ ràng nào khiến ông ta làm việc đó- với toàn thế giới rằng ông ta tiến mà là tiến "một cách kiên quyết" về Pa-ri.
Cũng vào lúc đó, chúng tôi nghe nói những đơn vị đi đầu của thái tử ngày càng tiến gần Pa-ri và kỵ binh của ông ta ngày càng vận động xa về phía nam. Nghe nói người ta đã trông thấy quân thương kỵ đáng sợ ngay cả ở Sa-tô-chi-e-ri, một địa điểm hầu như ở giữa Sa-lôn và Pa-ri.
Phải chăng ở đây không có nguyên nhân gì đặc biệt, mà thoạt nhìn người ta không thấy ngay được hoàn toàn rô ràng, khiến cho tin tức đó về ý đồ của hoàng thân Phổ được công bố chính vào lúc này, còn kỵ binh Đức cũng vào lúc đó lại tăng cường hoạt động của nó ?
Chúng ta hây so sánh các ngày tháng. Chiều thứ hai ngày 22, Mác-ma-hông bắt đầu vận động qua Rêm-xơ trên con đường đi Rê-ten và đoàn quân của ông ta liên tục vượt qua thành phố này trong hơn 14 giờ đồng hồ. Chiều thứ tư, nếu không phải là sớm hơn, tin tức về cuộc chuyển quân ấy có thể đến được tổng hành dinh quân Đức. Cuộc vận động này chỉ có thể nói lên một điều: ý đồ giải thoát cho Ba-den khỏi cái cạm bẫy mà ông ta đã sa vào. Mác-ma-hông càng tiến theo hướng mà ông ta đã chọn thì liên lạc của ông ta với Pa-ri và đường rút lui của ông ta càng bị uy hiếp, ông ta càng bị dồn vào giữa quân Đức và biên giới Bỉ. Nếu ông ta vượt sông Ma-xơ, mà nghe nói ông ta có ý định vượt qua ở La-nhi-ô-vin đối diện với Xte-nơ, thì đường rút lui của ông ta có thể bị cắt đứt một cách dễ dàng ngay lập tức. nhưng cái gì có thể làm cho Mác-ma-hông thêm quyết tâm trong ý định tiếp tục hành động nguy hiểm ấy hơn là cái tin tức cho biết rằng trong lúc ông ta vội đi cứu viện Ba-den thì quân Đức "kiên quyết" tiến về Pa-ri với phần lớn quân đội của họ, chỉ để lại Mét-xơ một bộ phận lực lượng tương đối nhỏ. Thế là chiều thứ tư, tin tức nói trên được chuyển bằng điện từ Pông-a-mút-xông đến Béc-lin, từ Béc-lin đến Luân Đôn, từ Luân Đôn đến Pa-ri và Rêm-xơ, từ chỗ này không nghi ngờ gì nữa Mác-ma-hông nhận được ngay tin ấy; và trong khi ông ta tiến theo hướng Xte-nơ, Lông-guy-ông và Bri-e thì đạo quân của thải tử chỉ để lại một hoặc hai quân đoàn ở Săm-pa-nhơ- nơi đây hiện nay không có lực lượng nào chống lại các quân đoàn ấy, - có thể đưa các đơn vị còn lại đến Xanh-mi-en, vượt sông Ma-xơ ở chỗ này và tìm cách đi qua Phen đến một trận địa uy hiếp giao thông của đạo quân của Mác-ma-hông với sông Ma-xơ nhưng lại cách quân Đức ở Mét-xơ một cự ly cho phép chi viện được. Nếu như ý định đó thành công và Mác-ma-hông thua trận trong điều kiện đó thì đạo quân của ông ta buộc phải hoặc tràn vào lãnh thổ trung lập, hoặc đầu hàng quân Đức.
Không thể nghi ngờ gì nữa, tổng hành dinh quân Đức biết rất rô cuộc chuyển quân đó của Mác-ma-hông. Từ khi trận đánh ở Rê-dông-vin (hoặc Gra-vơ-lốt theo tên gọi chính thức) làm cho Ba-den bị vây hãm ở Mét-xơ, đạo quân của Mác-ma-hông trở thành mục tiêu trước mắt không những của đạo quân của thái tử mà cả của tất cả những đạo quân khác có thể điều khỏi Mét-xơ. Đúng là năm 1814, sau cuộc hội quân của Bluy-khơ với Svác-xen-béc ở giữa Ác-xi-xuy-rơ trên sông Ốp và Sa-lôn, quân đồng minh tiến về Pa-ri không chú ý gì đến cuộc tiến quân của Na-pô-lê-ông về Ranh[45] và cuộc tiến quân ấy của quân đồng minh đã quyết định kết cục của chiến dịch. Nhưng bấy giờ Na-pô-lê-ông đã bị thua ở Ác-xi-xuy-rơ và không thể chống lại quân đồng minh; bấy giờ không có một đạo quân Pháp bị quân đồng minh vây khốn trong cứ điểm ở biên giới mà ông ta có thể giải vây và điều chủ yếu là Pa-ri không có công sự phòng thủ. Hiện nay, trái lại, về mặt số lượng cũng như về mặt tinh thần, dù đạo quân của Mác-ma-hông có giá trị về quân sự thế nào đi nữa thì, cũng không nghi ngờ gì hết, nó hoàn toàn đủ để giải vây Mét-xơ, nếu như cuộc bao vây ấy chỉ do một số lượng quân cần thiết để giam chân Ba-den tiến hành. Mặt khác dù nghĩ thế nào về công sự của Pa-ri, không ai lại vô lý đến mức cho rằng chúng sẽ sụp đổ như tường thành Giê-ri-khôn khi nghe những tiếng tù và đầu tiên của quân tấn công. ít ra chúng cũng buộc địch phải tiến hành bao vây kéo dài để đánh tan quân phòng thủ bằng nạn đói hoặc bắt đầu- mà có lẽ không chỉ bắt đầu- cuộc vây đánh chính quy. Như vậy là trong khi quân Đức "kiên quyết" tiến về Pa-ri và bị các lô cốt của thành phố này ngăn chặn vững vàng, thì Mác-ma-hông có thể sẽ đánh bại quân Đức ở Mét-xơ, hội quân với Ba-den và bấy giờ trên tuyến giao thông và trên đường tiếp tế của quân Đức sẽ có một đạo quân Pháp đủ mạnh để buộc họ rút lui còn "kiên quyết" hơn là tấn công.
Như vậy, do đạo quân của Mác-ma-hông quá mạnh nên quân Đức không thể coi thường trong tình hình hiện nay, nên chúng tôi phải đi đến kết luận là tin tức về cuộc tiến quân kiên quyết của vua Vin-hem vào Pa-ri- mà phần lớn đồng nghiệp trong báo giới chúng tôi cho là cực kỳ quan trọng- hoặc giả là giả dối, cố tình tung ra để làm địch mắc lừa, hoặc giả, nếu đấy quả lả sơ suất làm tiết lộ những tin tức xác thực, thì tin ấy nói về một quyết định được thông qua trước khi biết rõ những hoạt động mới đây của Mác-ma-hông và trong trường hợp này quyết định đó sẽ bị hủy gấp. Dù trường hợp nào thì một hoặc hai quân đoàn có thể tiếp tục tiến về Pa-ri nhưng đại bộ phận của toàn thể số quân hiện có sẽ tiến về hướng đông- bắc để lợi dụng đầy đủ những thuận lợi mà Mác-ma-hông hầu như đích thân trao vào tay họ[46] .