Liên Mạng VietNam || GiaiTri.com | GiaiTriLove.com | GiaiTriChat.com | LoiNhac.com Đăng Nhập | Gia Nhập
Tìm kiếm: Tựa truyện Tác giả Cả hai

   Tìm theo mẫu tự: # A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z Danh sách tác giả    Truyện đã lưu lại (0
Home >> Triết Học, Kinh Tế >> TIỂU LUẬN VỀ CHIẾN TRANH

  Cùng một tác giả


  Tìm truyện theo thể loại

  Tìm kiếm

Xin điền tựa đề hoặc tác giả cần tìm vào ô này

  Liệt kê truyện theo chủ đề

  Liệt kê truyện theo tác giả
Số lần xem: 39182 |  Bình chọn:   |    Lưu lại   ||     Khổ chữ: [ 1, 2, 3

TIỂU LUẬN VỀ CHIẾN TRANH
Frederick Engels

SỰ BÀO CHỮA CỦA HOÀNG ĐẾ

Giống như những nhân vật vĩ đại khác trong cơn hoạn nạn, Lu-i-na-pô-lê-ông hình như cũng nhận thức được rằng ông ta phải công khai giải thích những nguyên nhân đã dẫn ông ta từ Xác-bruých-kên đến Xê-đăng, điều mà hoàn toàn ngược lại ý chí của ông ta. Kết quả là hiện giờ chúng ta đã nhận được cái phải coi như là một sự giải thích của ông ta[94]. Vì lẽ cả bản thân văn kiện lẫn những tình huống bên ngoài đều không cho ta một cơ sở nào để nghi ngờ rằng nó là giả hiệu, - thậm chí còn ngược lại, - cho nên lúc này chúng ta cứ coi nó như là thật. Quả vậy, hầu như chỉ vì nhã ý của chúng ta phải làm như vậy, bởi vì nếu có một tài liệu nào đó, xác nhận trong toàn bộ cũng như trong các chi tiết, quan điểm của tờ "Pall Mall Gazette" về cuộc chiến tranh hiện nay, thì tài liệu đó chính là lời tự bào chữa đã nói trên của hoàng đế.
Lu-i-na-pô-lê-ông báo cho ta biết rằng, ông ta biết rất rõ ưu thế lớn của quân Đức về số lượng, rằng ông ta hy vọng thủ tiêu ưu thế đó bằng việc xâm nhập nhanh chóng vào miền Nam nước Đức để buộc vùng đó vẫn phải đứng trung lập, và bằng thắng lợi đầu tiên mà đảm bảo cho mình sự liên minh với Áo và I-ta-li-a để đạt mục đích đó, 150.000 người đã được tập trung ở Mét-xơ, 100.000- ở Xtơ-ra-xbua và 50.000- ở Sa-lôn. Hai đạo quân đầu, được tập trung một cách nhanh chóng, dự kiến sẽ vượt qua sông Ranh gần Các-lơ-xru-ê trong lúc đó thì 50.000 người phải tiến từ Sa-lôn đến Mét-xơ để chống lại bất kỳ một cuộc tiến quân nào của đối phương đánh vào các sườn và sau lưng các đạo quân tiến công. Nhưng kế hoạch đó đã tan thành mây khói khi hoàng đế vừa tới Mét-xơ. Ở đó, ông ta chỉ thấy có 100.000 người, ở Xtơ-ra-xbua chỉ có 40.000, trong lúc ấy thì những lực lượng hậu bị của Can-rô-béc có mặt ở khắp nơi, chứ không có mặt ở Sa-lôn là nơi nó phải đóng quân tại đó. Thêm vào đó quân đội không được đảm bảo về những vật thiết yếu cho hành quân: ba lô, lều, nồi và ga-men. Ngoài ra, người ta lại hoàn toàn không rõ đối phương bố trí ở đâu. Trên thực tế, cuộc tấn công táo bạo và nhanh chóng ngay từ đầu đã trở thành một cuộc phòng ngự rất khiêm tốn.
Đối với bạn đọc của "Pạll Mall Gazette" thì trong tất cả những cái đó chưa chắc họ sẽ tìm thấy được một điều gì mới mẻ. Trong những bài "Tiểu luận về chiến tranh" của chúng tôi, kế hoạch tấn công kể trên đã được trình bày trên những nét đại cương như là một kế hoạch hợp lý nhất đối với quân Pháp, hơn nữa, chúng tôi cũng đã vạch rõ những nguyên nhân buộc chúng phải rút lui khỏi kế hoạch đó[1*]. Nhưng có một điều là nguyên nhân trực tiếp của những thất bại đầu tiên của ông ta thì hoàng đế lại không giải thích, đó là: tại sao ông ta để lại một số quân đoàn của ông ta ở gần biên giới, tại những vị trí thích hợp để tấn công, đó là một sai lầm nếu ông ta đã từ bỏ ý định tấn công ấy từ lâu? Còn đối với những con số của ông ta, thì ngay sau đây chúng ta sẽ phân tích chúng một cách có phê phán.
Theo ý hoàng đế thì những nguyên nhân phá sản của ban chỉ huy quân sự Pháp, là nằm trong
"Những thiểu sót của tổ chức quân sự của chúng ta dưới hình thức mà nó tồn tại trong suốt 50 năm gần đây".
Nhưng một điều không thể tranh cãi được là đây không phải là lần đầu tiên cái tổ chức đó được thử thách. Tổ chức đó đã đáp ứng được một cách khá tốt sứ mệnh của nó trong thời gian cuộc chiến tranh Crưm. Nó đã đem lại những kết quả rực rỡ ở buổi đầu cuộc chiến tranh ở I-ta-li-a, khi mà ở Anh cũng như ở Đức, nó được coi là một tổ chức quân đội mẫu mực. Không còn nghi ngờ gì nữa, ngay cả trong thời gian ấy, người ta cũng phát hiện thấy trong tổ chức đó nhiều thiếu sót. Nhưng có một sự khác nhau giữa tổ chức quân sự hồi bấy giờ và tổ chức quân sự tồn tại hiện nay: hồi bấy giờ nó đã làm việc, còn hiện nay thì nó không chịu phục vụ nữa. Nhưng hoàng đế không muốn giải thích sự thay đổi đó, mặc dầu chính đó mới là điều cần phải giải thích, bởi chính đó ]à chỗ yếu nhất của Đế chế thứ hai, một chế độ đã làm tan rã cơ chế của tổ chức ấy bằng mọi cách thức tham nhũng và ăn cắp ngân khố.
Khi đạo quân rút lui đến được Mét-xơ, thì
"quân số của nó đã nâng lên tới 140.000 người. sau khi thống chế Can-rô-béc đến với 2 sư đoàn và quân sự dự bị".
Lời khẳng định này nếu đem đối sánh với quân số của các đơn vị quân đội đã hạ vũ khí cách đây không lâu ở Mét-xơ, thì nó buộc chúng ta phải xem xét một cách chăm chú hơn những con số do hoàng đế đưa ra. Người ta đã giả định rằng đạo quân ở Xtơ-ra-xbua gồm những quân đoàn của Mác-ma-hông, Đơ Phai-i và Đu-ê, tất cả gồm 10 sư đoàn với quân số là 100.000 người; nhưng bây giờ người ta lại khẳng định rằng quân số của đạo quân đó không vượt quá 40.000 người. Hoàn toàn không kể đến 3 sư đoàn thuộc quân đoàn của Đu-ê,- mặc dầu một trong ba sư đoàn đó đã đến cứu Mác-ma-hông trong thời gian trận đánh ở Vuếc-thơ hay sau trận đánh đó,- thì chúng ta sẽ có chưa đầy 6.000 người cho một sư đoàn (13 tiểu đoàn) hay chỉ có 430 người cho một tiểu đoàn, ngay cả khi hoàn toàn không tính đến việc một số người gia nhập thành phần kỵ binh. Dầu đánh giá Đế chế thứ hai một cách hoàn toàn đúng đắn khi ta nói đến việc ăn cắp ngân khố và về sự hoang phí, chúng ta cũng không thể tin được rằng, hai mươi ngày sau khi quân dự bị và những người giải ngũ được gọi nhập ngũ, thì đạo quân này có 90 tiểu đoàn mà thành phần chiến đấu chỉ gồm trung bình có 430 người chứ không phải là 900 người. Còn về đạo quân ở Mét-xơ thì người ta đã tính có 161 tiểu đoàn trong đội vệ binh và trong 10 sư đoàn chủ lực; và thậm chí nếu cho rằng 100.000 người được nói đến trong cuốn sách nhỏ đó chỉ gồm có bộ binh thôi, và hoàn toàn không tính đến rằng một bộ phận quân gia nhập thành phần kỵ binh hoặc pháo binh, thì số đó cũng không vượt quá 620 người một tiểu đoàn- một con số rõ ràng thấp hơn thực tế. Một điều lạ lùng hơn nữa là sau khi rút lui về Mét-xơ, đạo quân ấy lại tăng lên đến 140.000 người sau khi có 2 sư đoàn của Can-rô-béc và của quân dự bị đến. Như vậy, số viện binh mới được người ta tính là 40.000 người. Sở dĩ như thế là vì "quân dự bị đến Mét-xơ sau khi giao chiến ở Spi-khéc-nơ, chỉ có thể gồm có kỵ binh và pháo binh thôi - bởi vì đội vệ binh đã đến đây sớm hơn nhiều - cho nên quân số của chúng không thể vượt quá 20.000 người. Do đó, còn lại 20.000 cho 2 sư đoàn của Can~rô-béc, tức là cho 25 tiểu đoàn với 800 người mỗi tiểu đoàn: nghĩa là với cách tính như vậy thì những tiểu đoàn của Can-rô-béc những tiểu đoàn này ít sẵn sàng hơn cả- về mặt số lượng lại mạnh hơn nhiều so với những tiểu đoàn đã được tập trung và chuẩn bị trước đó lâu hơn nhiều. Nhưng nếu như trước khi có những trận đánh ngày 14, 16 và 18 tháng Tám, đạo quân ở Mét-xơ chì có 140.000 người, thì sau những tồn thất trong ba ngày đó- những tổn thất dĩ nhiên là không dưới 50.000 người- sau những tổn thất do những trận đánh thọc ra tiếp đó và do chết vì bệnh tật, làm thế nào Ba-den vẫn có thể nộp 173.000 tù binh cho quân Phổ? Chúng ta tính toán những con số đó chỉ để chứng minh rằng: chúng mâu thuẫn với nhau và với tất cả những sự kiện của chiến dịch đó mà người ta đã biết. Có thể bác bỏ ngay những con số đó như là những con số hoàn toàn không chính xác.
Ngoài tổ chức của quân đội còn có những điều khác nữa đã ngăn cản con chim đại bàng của hoàng đế bay đến thắng lợi. Thứ nhất, đó là "thời tiết xấu", sau đó là "những khó khăn về xe vận tải", và cuối cùng là
chúng ta thường xuyên và hoàn toàn không hiểu rõ sự bố trí và quân số của địch".
Thật vậy, đó là ba điều rất đáng bực. Nhưng thời tiết xấu thì đều giống nhau đối với cả hai phía; vì với cả các lý do ngoan đạo của mình viện vào thượng đế, vua Vin-hem cũng không một lần nào nói rằng trên các vị trí của quân Đức thì mặt trời chói lọi, còn trên các vị trí của quân Pháp thì trời mưa tầm tã. Và lẽ nào quân Đức cũng lại không gặp phải những khó khăn về xe vận tải? Còn về việc không biết được nơi bố trí của quàn địch, thì có một bức thư của Na-pô-lê-ông I gửi cho người anh ông ta là Giô-dép, ông này đã than phiền về sự khó khăn như vậy ở Tây Ban Nha; đối với những vị tướng đã phải có những lời than phiền như vậy[95] thì bức thư đó là một bức thư hoàn toàn không có tính chất tâng bốc. Bức thư đó nói rằng nếu các vị tướng không biết được nơi bố trí của quân địch, thì đó là lỗi của bản thân họ và điều đó chi chứng tỏ rằng họ không am hiểu công việc của họ Khi đọc những lời bào chữa đó của một bộ chỉ huy tồi như vậy đôi khi người ta nảy sinh sự nghi ngờ rằng không biết cuốn sách nhỏ đó quả thật có phải là để viết cho người lớn hay không.
Việc mô tả vai trò do bản thân Lu-i-na-pô-lê-ông đóng, đã không làm tho bạn bè của ông ta thích thú lắm. Sau những trận đánh ở Vuếc-thơ là Spi-khéc-nơ, ông ta "quyết định lập tức đưa quân lùi trở lại trại Sa-lôn". Nhưng kế hoạch đó, mặc dầu lúc đầu được hội đồng bộ trưởng tán thành, hai ngày sau lại bị coi là có thể "gây ra một ấn tượng không thuận lợi đối với công luận", và sau khi nhận được bức thư nói về việc đó của ngài Ê. ô-li-vi-ê (!), hoàng đế liền bỏ kế hoạch ấy đi. Ông ta đưa quân đội sang tả ngạn sông Mô-den, và sau đó, "không dự kiến một trận tổng công kích và chỉ chờ đợi có những trận đụng độ lẻ tẻ", ông ta từ giã quân đội và đi về Sa-lôn. Ngay sau khi ông ta đi khỏi, liền nổ ra những trận chiến đấu ngày 16 và 18 tháng Tám. Kết quả là Ba-den cùng toàn thể đạo quân của ông này đã bị khóa chặt ở Mét-xơ. Trong lúc đó, hoàng hậu và nội các, vượt quá quyền hạn của mình, đã triệu tập quốc hội, mà không cho hoàng đế biết và cùng với việc triệu tập cơ quan được giao cho một quyền lực hết sức đặc biệt đó - tức là Đoàn lập pháp của những người chất phác xứ Ác-ca-đi[96]- thì số mệnh của đế chế- như người ta nói - đã được quyết định. Phái đối lập, như người ta đã biết, gồm 25 nghị viên, trở thành có quyền lực vô hạn và đã "làm tê liệt chủ nghĩa yêu nước của đa số và công tác thắng lợi của chính phủ"; đó là nói tới cái chinh phủ của ông Pa-li-cao thô bạo, chứ không phải của ông Ô-li-vi-ê ngọt ngào như mọi người chúng ta còn nhớ.
Từ lúc đó. các bộ trưởng hình như sợ nói đến tên hoàng đế; và bản thân hoàng đế sau khi đã từ giã quân đội và không làm công việc chỉ huy nữa, chỉ cốt nắm lại quyền hành vào trong lay mình- chẳng bao lâu đã phát hiện ra rằng, đối với ngài, ngài không thể nào thực hiện được đến cùng vai trò của mình".
Thật vậy, người ta đã làm cho hoàng đế hiểu rằng về thực chất, ông ta đã bị lật đổ, rằng ông ta đã trở thành con người mà không ai chịu đựng nổi. Nhiều người có lòng tự trọng nhất định thì trong những hoàn cảnh như vậy họ đã từ bỏ ngai vàng. Nhưng không, sự do dự của ông ta- đó là nói một cách nhẹ nhàng - vẫn tiếp tục; ông ta đi theo đạo quân của Mác-ma-hông, nhưng chỉ là một gánh nặng; ông ta không có khả năng đem lại một sự lợi ích nào song ông ta lại có thể là một vật chướng ngại. Chính phủ ở Pa-ri đòi Mác-ma-hông phải đi cứu Ba-den. Mác-ma-hông từ chối, bởi vì đối với đạo quân của ông ta nếu làm việc đó thì chắc chắn có nghĩa là đi vào chỗ diệt vong; Pa-li-cao lại đòi nữa.
còn về hoàng đế, thì ngài không phản đối điều đó. Ngài không thể có ý định chống lại những chỉ định của chính phủ và của hoàng hậu nhiếp chính, người đã thể hiện biết bao trí tuệ và nghị lực trong hoàn cảnh có những khó khăn hết sức lớn lao".
Sự dịu dàng của con người đó khiến cho chúng ta mủi lòng, con người trong khoảng thời gian 20 năm đã luôn luôn nhắc lại rằng việc phục tùng ý chí cá nhân của ông ta là con đường duy nhất để cứu thoát nước Pháp thế mà giờ đây, khi "từ Pa-ri người ta bắt phải theo một kế hoạch tác chiến trái ngược với những quy tắc sơ đẳng nhất của nghệ thuật quân sự", con người đó đã không chống lại nó, bới vì hình như ông ta không bao giờ có thể có ý định chống lại những chỉ thị của hoàng hậu nhiếp chính là người v.v. và v.v.!
Sự mô tả tình trạng của một đội quân mà người ta đã tung vào để tiến hành cuộc tiến quân vô cùng nguy hại đó, là một chứng thực chính xác đối với tất cả mọi chi tiết của sự đánh giá mà trước đây chúng tôi đã đưa ra[2*]. Trong sự mô tả đó chỉ có một chi tiết giảm nhẹ. Trong thời gian rút lui vội vã, dầu sao quân đoàn Đơ Phai-i cũng đã khéo tìm cách để mất "hầu hết toàn bộ xe vận tải của mình" mà không có một trận chiến đấu nào cả nhưng hình như quân đoàn đó đã không đánh giá được hết tất cả ưu điểm của cái đó.
Đạo quân tiến đến Rêm-xơ ngày 21 tháng Tám. Ngày 23 nó đến tận sông Xuy-íp tại Bét-ni-vin, trên con đường đi thẳng đến Véc-đen và Mét-xơ. Nhưng những khó khăn về tiếp tế đã buộc Mác-ma-hông phải lập tức quay trở lại tuyến đường sắt; vì vậy, ngày 24, quân đội đã quay sang trái và đến được Rê-ten. Cả ngày 25 đã bị tiêu phí tại đây để làm cái việc phân phối lương thực cho quân đội. Ngày 26, bộ chỉ huy di chuyển đến Tuốc-tơ-rông, cách xa 12 dặm về phía đông. Ngày 27- đến Lơ-sanh-pô-puy-lơ, cách xa thêm 6 dặm nữa. Ở đây, sau khi biết rằng 8 quân đoàn Đức sẽ bao vây ông ta, Mác-ma-hông đã ra lệnh lùi trở lại phía tây; nhưng đến đêm thì nhận được những mệnh lệnh kiên quyết từ Pa-ri ra lệnh cho ông ta phải tiến đến Mét-xơ.
Không còn nghi ngờ gì nữa, hoàng đế có thể xóa bỏ mệnh lệnh đó, nhưng ngài dã quyết định không chống lại quyết định của nhiếp chính".
Sự thuần phục đầy đức độ đó đã buộc Mác-ma-hông phải tuân theo; vì vậy, ngày 28 ông ta tới Xtôn, cách xa 6 dặm về phía đông. Nhưng "những mệnh lệnh và phản mệnh lệnh đó đã dẫn tới những sự chậm trễ trong việc tiến quân". Trong khi đó
quân đội Phổ đã hành quân cấp tốc. còn chung ta, bị gánh nặng của đoàn xe vận tài (lại xe vận tải!). "với những đơn vị đã bị mệt mỏi, đã phải mất 6 ngày để đi được 25 li-ơ[3*]".
Sau đó là những trận đánh ngày 30, 31 tháng Tám và 1 tháng Chín. Và tai họa đã diễn ra, tai họa này được mô tả rất đầy đủ nhưng không có những chi tiết nào mới. Và sau đó là một bài học mà người ta có thể rút ra từ tình hình đó:
"Lẽ dĩ nhiên, cuộc chiến đấu đã không ngang sức, nhưng lẽ ra chúng ta sẽ giữ được lâu hơn và sẽ đỡ tai hại hơn cho quân đội của chúng ta, nếu như những hoạt động quân sự luôn luôn không phải phục tùng những lý do chính trị".
Sự sụp đổ của Đế chế thứ hai và của tất cả những gì gắn liền với nó cũng chẳng làm ai phải luyến tiếc- số phận của nó là như vậy. Sự thương xót, nghĩa là cái tối thiểu nhất thường được dành cho những con người phải chịu nỗi bất hạnh lớn, thì hình như hoàn toàn không có cho nó. Ngay cả cái "honneur au courage matheureux"[4*] - một câu nói giờ đây mỗi khi đọc nó lên bằng tiếng Pháp thì không thể nào không ngụ ý một sự mỉa mai nào đó,- hình như người ta chẳng ban cho Đế chế thứ hai. Chúng tôi không chắc rằng, trong những hoàn cảnh đó liệu Na-pô-lê-ông có rút ra được điều bổ ích lớn lao nào không từ cái tài liệu mà theo đó thì trực giác chiến lược kiệt xuất của ông ta luôn luôn trở thành một con số không do những mệnh lệnh phi lý của chính phủ ở Pa-ri? những mệnh lệnh do những lý do chính trị bắt buộc, trong khi quyền lực của ông ta xóa bỏ những mệnh lệnh phi lý đó, đến lượt nó, lại biến thành một con số không do sự tôn kính vô hạn của ông ta đối với quyền nhiếp chính của hoàng hậu. Điều tốt nhất mà người ta có thể nói về cuốn sách nhỏ hết sức đáng thương đó là nó chứng thực rằng, trong chiến tranh sự việc nhất định phải mang một bước ngoặt xấu đến mức nào, "nếu như những hoạt động quân sự luôn luôn phục tùng những lý do chính trị".
----------------
Chú thích
[1*]. Xem tập này. tr. 25-27, 34-36.
[2*]. Xem tập này. tr. 89. 105
[3*]. Li-ơ(tiếng Pháp là lieue) đơn vị đo chiều dài thời xưa của pháp bằng 4,4444 ki-lô-mét.
[4*]. "vinh quang cho những anh hùng bại trận"

<< XXVI | CUỘC CHIẾN ĐẤU Ở PHÁP >>


Dành cho quảng cáo

©2007-2008 Bản quyền thuộc về Liên Mạng Việt Nam - http://lmvn.com ®
Ghi rõ nguồn "lmvn.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này - Useronline: 213

Return to top